Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

đề tài độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.48 KB, 14 trang )

Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam

Mục lục

Tiểu luận vi mô 2

Page 1


Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam

Mở đầu
Thế kỉ XXI- sự bùng nổ công nghệ thông tin. Thị trường viễn thông thế giới
nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng hoạt động ngày càng sôi nổi. Có thể
nói, ngành viễn thông đặc biệt là viễn thông di động Việt Nam đã và đang tiếp tục
phát triển mạnh mẽ và giữ một vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ khi xâm nhập thị trường, ba nhà mạng lớn
Viettel, Vinaphone và MobiFone nhờ sự năng động, sáng tạo trong chiến lược
kinh doanh đã gặt hái được rất nhiều thành công và tạo nên thế độc quyền tập
đoàn cùng nhau chi phối sức mạnh thị trường. Vậy thế độc quyền tập đoàn được
biểu hiện như thế nào trên thị trường viễn thông ở Việt Nam? Để trả lời cho câu
hỏi này, nhóm chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Độc quyền tập đoàn
trên thị trường viễn thông Việt Nam”
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc viết tiểu luận, tính cập nhật của
thông tin cùng với giới hạn về mặt thời gian nên bài tiểu luận của chúng em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những lời
nhận xét, đóng góp từ cô giáo. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Tiểu luận vi mô 2

Page 2




Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam

Nội dung
Phần I: Một vài nét về thị trường độc quyền tập đoàn (Độc quyền nhóm – Oligopoly)
1. Khái niệm
Hiện nay, ở Việt Nam, nếu bạn muốn đăng kí thuê bao cho di động của mình,
thì bạn có thể sử dụng dịch vụ của một trong ba nhà mạng: Viettel, Vinaphone hoặc
Mobifone. Tính đến thời điểm hiện tại, ba nhà mạng nay đang thâu tóm phần lớn thị
phần trên thị trường viễn thông di động ở Việt Nam. Thị trường mạng di động như
thế là một ví dụ cho thị trường độc quyền tập đoàn.
Độc quyền tập đoàn là gì? Đó là cấu trúc thị trường trong đó một số hãng chi
phối cả thị trường về hàng hóa và dịch vụ. Hay đó là thị trường có nhiều hàng hóa
với những nhãn hiệu khác nhau nhưng lại do một số ít hãng sản xuất.
2. Đặc điểm của độc quyền tập đoàn.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp: Điều đó có nghĩa là các doanh
nghiệp phụ thuộc lẫn nhau và mỗi doanh nghiệp đều phải cân nhắc các phản ứng có
thể xảy ra của đối thủ về những quyết định giá, xúc tiến bán hàng và phát triển sản
phẩm của mình.
Các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường tương đối lớn: Thị trường do một
số ít người bán chi phối, trong đó có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so
với toàn bộ thị trường để tác động lên giá cả thị trường.
Hàng rào gia nhập thị trường tương đối cao: Tiến bộ công nghệ và tính kinh
tế của quy mô làm cho nhiều hãng tồn tại trong thị trường là không có lợi, những
hãng kém năng động hơn bị loại khỏi thị trường, chỉ còn lại một số ít hãng nổi lên.
Bên cạnh đó, bằng phát minh sáng chế hoặc độc quyền công nghệ cũng loại bớt
những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Đòi hỏi về vốn cũng là một rào cản đối với việc
gia nhập.
Đường cầu thị trường có thể thiết lập rõ ràng nhưng rất khó để xác định được

đường cầu của từng doanh nghiệp vì phải dự đoán chính xác lượng cầu trên thị
trường và lượng cung của đối thủ ở mỗi mức giá.
3. Cân bằng trong thị trường độc quyền tập đoàn.
Trong các cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền thuần túy và
cạnh tranh độc quyền, các hãng đều coi giá và cầu của thị trường là xác định, không
phải tính đến các đối thủ cạnh tranh. Trong các cấu trúc thị trường này, cân bằng đạt
Tiểu luận vi mô 2

Page 3


Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam
được khi hãng đạt được cái tốt nhất, không có lí do gì để thay đổi giá và sản lượng
của minh nữa. Còn trong thị trường độc quyền tập đoàn, khi xác định giá và sản
lượng, các hãng phải tính đến hành vi của đối thủ cạnh tranh. Đồng thời quyết định
của hãng cũng ảnh hưởng đến quyết định của đối thủ. Cân bằng đạt được trong thị
trường độc quyền tập đoàn khi mỗi hãng làm điều tốt nhất cho mình với cái mà đối
thủ đang làm là xác định. Khái niệm này do J. Nash đưa ra và được gọi là cân bằng
Nash .
4. Phân loại thị trường
Các mô hình về việc ra quyết định của hãng trong độc quyền tập đoàn có thể
chia làm 2 loại: mô hình cấu kết và mô hình không cấu kết.
Mô hình không cấu kết: Khi giả định các hãng không phối hợp, mà ra quyết
định trên cơ sở đoán phản ứng và bản chất các phản ứng của đối thủ cạnh tranh thì có
thể sử dụng mô hình không cấu kết để phân tích độc quyền tập đoàn.
Mô hình cấu kết: Khi các doanh nghiệp có thể phối hợp với nhau hoặc có
những hợp đồng ràng buộc để đưa ra những chiến lược chung. Có 2 dạng cấu kết:
cartel và cấu kết ngầm.
+ Cartel là dạng cấu kết toàn diện nhất, thường là một hợp đồng chính thức
bằng văn bản về giá và sản lượng. Sản lượng phải được kiểm soát – phân chia thị

trường- để duy trì mức giá thống nhất.
+ Chỉ đạo giá là một hình thức cấu kết ngầm trong đó các nhà độc quyền tập
đoàn có thể phối hợp để đặt giá. Không có những cuộc họp bí mật và những thỏa
thuận chính thức. Mà thường là một hãng “trội” – có thể là lớn nhất, lâu năm nhất
hoặc hiệu quả nhất trong ngành – khởi xướng những thay đổi giá và tất cả các hãng
khác trong ngành sẽ thay đổi giá theo một cách tự động.
Phần 2: Thực trạng độc quyền nhóm trên thị trường viễn thông
1. Dịch vụ viễn thông ở Việt Nam
Với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, viễn thông luôn đóng một vai trò
thiết yếu trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; không chỉ giúp đẩy
nhanh quá trình trao đổi thông tin mà nó còn là kênh thông tin quan trọng nhất trong
việc hỗ trợ người dân về giáo dục và đào tạo, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế
của một quốc gia trong quá trình hội nhập và phát triển với thế giới. Và Việt Nam
cũng không phải là ngoại lệ.

Tiểu luận vi mô 2

Page 4


Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam
Việt Nam đã được thế giới đánh giá là một trong những nước có mạng lưới
viễn thông cập nhật trình độ thế giới và liên tục được Liên minh Viễn thông quốc tế
(ITU) xếp vào hàng nhóm 10 nước có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất thế
giới. Mặc dù Việt Nam được xếp vào các nước nghèo với mức thu nhập bình quân
đầu người dưới 2000 USD/người/ngày, người dân nước ta vẫn được hưởng lợi từ
việc sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin hiện đại như người dân sống
trong các nước phát triển. Hiện nay mức độ số hóa mạng lưới viễn thông Việt Nam
thuộc vào hàng cao nhất trong khu vực. Góp phần vào thành tựu đó chính là những
đóng góp của cục bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), cụ thể là viễn thông di

động.
Hiện nay, có ba nhà mạng lớn của ngành viễn thông di động Việt Nam, đó là
MobiFone, Viettel và Vinaphone.
a)
MobiFone
MobiFone hay còn gọi là Công ty Thông tin Di động Việt Nam - Vietnam
Mobile Telecom Services Company (VMS). Đây là Công ty TNHH Một Thành viên
trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Được thành lập ngày 16
tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông
tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone. Đây là thời điểm đánh dấu
cho sự khởi sắc cho ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của
MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp
dịch vụ mới về thông tin di động. Tuy nhiên, từ tháng 6 năm 2014, VNPT đã chính
thức chuyển giao công ty VMS MobiFone về Bộ Thông tin và Truyền thông theo
Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết
định số 877/QĐ-BTTTT và 878/QĐ-BTTTT ngày 27/6/2014 của Bộ trưởng Bộ TTTT.
b)
Vinaphone
Công ty dịch vụ viễn thông (thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
VNPT) là đơn vị chủ quản của Vinaphone. Năm 1996, mạng di động VinaPhone ra
đời nhằm cung cấp các dịch vụ thông tin di động GMS, 3G, nhắn tin.... Ba năm sau
đó, Vinaphone trở thành mạng di động tiên phong phủ sóng trên 100% các tỉnh,
thành phố và là một trong những mạng di động hàng đầu của Việt Nam tính cả về số
lượng thuê bao và chất lượng dịch vụ. Năm 2009 đã đánh dấu bước phát triển quan
trọng của Vinaphone. Doanh thu toàn mạng đạt xấp xỉ 21000 tỷ đồng và số lượng
Tiểu luận vi mô 2

Page 5



Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam
thuê bao trả sau phát triển tương đương tổng số thuê bao 10 năm trước cộng lại. Với
những nỗ lực, cố gắng không ngừng, Vinaphone luôn chú trọng việc đổi mới, nâng
cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ và chính sách để thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng.
c)
Viettel
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là công ty trực thuộc Tổng Công
ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05 tháng 4 năm 2007, trên cơ sở
sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di
động Viettel. Cuối năm 2000, từ mức khởi đầu với số vốn ít ỏi, dịch vụ viễn thông
đường dài sử dụng công nghệ vô tuyến Hà Nội- thành phố Hồ Chí Minh được thử
nghiệm thành công đánh dấu một bước phát triển mới của công nghệ viễn thông
Viettel nói riêng và của Việt Nam nói chung. Năm 2008 Viettel nằm trong 100
thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới và hiện là công ty viễn thông di động lớn
nhất Việt Nam, phủ sóng trên toàn bộ lãnh thổ. Mặc dù ra đời muộn hơn so với
Mobifone và Vinaphone nhưng tính đến thời điểm hiện tại, Viettel đang giữ ngôi
vương trên thị trường viễn thông di động Việt Nam.
d)
Một số mạng di động khác
Bên cạnh 3 nhà mạng lớn: Vinaphone, Mobifone và Viettel, thị trường viễn
thông Việt Nam cũng tồn tại một số “tiểu gia” di động: S-fone, EVN telecom,
Beeline, Vietnamobile. Tuy nhiên, những nhà mạng này lại đứng trước nguy cơ bị
chèn ép, hoạt động mờ nhạt thậm chí phá sản. Cuối năm 2011, EVN Telecom về với
Viettel sau thời gian dài kinh doanh thua lỗ. Cuối năm 2013 đại diện S-fone thừa
nhận không thể tiếp tục kinh doanh do không còn khả năng chi trả. Thương hiệu
Beeline chấm dứt hoàn toàn sứ mệnh sau 3 năm gia nhập thị trường viễn thông,
nhường chỗ cho thương hiệu thay thế GMobile 100% vốn nhà nước.
2. Thực trạng độc quyền nhóm trên thị trường viễn thông Việt Nam
Sự suy yếu của EVN Telecom, S-Fone và mới đây nhất là Beeline đã nói lên

nhiều điều về thực trạng thị trường viễn thông ở Việt Nam hiện nay.
Theo số liệu công bố của Sách Trắng, tính đến đầu tháng năm 2014, cả nước
đã có tới 123,7 triệu thuê bao điện thoại di dộng và 19,7 triệu thuê bao điện thoại cố
định.

Tiểu luận vi mô 2

Page 6


Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam
Từ số liệu và biểu đồ thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tổng
số 7 doanh nghiệp viễn thông di động đang hoạt động hiện nay, 3 nhà mạng là
Viettel, Vinaphone và MobiFone đã chiếm tới 85,78% thị phần di động đều là
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, còn lại 14,22% thuộc về các đơn vị
Vietnamobile, Sfone, Gmobile, Beeline. Tuy nhiên, hiện nay, Beeline đã dần ngừng
cung cấp đầu số trong nước và chuyển sang cung cấp ở nước ngoài mà cụ thể là Lào,
nhường chỗ cho thương hiệu thay thế GMobile 100% vốn nhà nước. Mạng S-Fone
đang đứng trước nguy cơ phá sản với tình trạng phải đóng cửa nhiều văn phòng vì
chưa trả tiền thuê, nợ lương nhân viên, bị đối tác cắt roaming vì chưa thanh toán
cước kết nối, nợ tiền thanh toán các loại phí về tần số, kho số. 1/12/2012 là thời điểm
đánh dấu sự chấm dứt của EVN telecom trên thị trường viễn thông di động Việt
Nam. Chính vì thế thị phần của 3 nhà mạng lớn đã tăng lên 95%.
Cũng theo Sách trắng, tính đến tháng 7 năm 2014, tổng doanh thu công
nghiệp công nghệ thông tin đạt trên 39 tỷ USD (tăng trưởng 55% so với năm 2013),
tổng doanh thu viễn thông đạt 7,4 tỷ USD (giảm gần 13% so với năm 2013). VNPT
vẫn làm chủ thị trường cố định trong khi Viettel vẫn soán ngôi đầu trong thị phần
thuê bao di động. Sau sự ra đi của Beeline, các doanh nghiệp nhà nước đã hoàn toàn
áp đảo thị trường với 4/5 nhà mạng thuộc sở hữu nhà nước.
Với cơ sở hạ tầng, thuê bao hiện có, có thể thấy chưa xuất hiện mối đe dọa

nào ảnh hưởng đến việc duy trì sự phát triển của ba nhà mạng đang thâu tóm thị
trường viễn thông : Viettel, Vinaphone và MobiFone. Như vậy, có thể thấy rõ một
điều rằng ba nhà mạng lớn này vẫn chiếm thị phần áp đảo tuyệt đối, bất kể sự nỗ lực
của các nhà mạng nhỏ.
3. Ứng dụng độc quyền nhóm trên thị trường viễn thông di động ở Việt Nam
a) Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các mạng di động
Lợi nhuận trên thị trường của các hãng độc quyền nhóm là phụ thuộc lẫn
nhau, các hành động được các hãng tiến hành để lập kế hoạch và phản ứng lại các
hành động cạnh tranh từ đối thủ.
Mỗi nhà mạng khi tung ra một loại hình dịch vụ đều phải cân nhắc, quan sát
đến thái độ, hành vi của đối thủ cạnh tranh. Thực tế cho thấy rằng, khi Viettel tung ra
Tiểu luận vi mô 2

Page 7


Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam
thị trường các gói cước trả sau, trả trước, gói cước Tomato cho người thu nhập thấp,
ở nông thôn hay gói cước Ciao dành cho học sinh, sinh viên là chủ yếu, gói cước gia
đình Happy zone...; dần dần Mobifone cũng cho ra đời các gói cước có tính năng
tương tự Mobi gold, Mobi card, Mobi 4U, Mobi Q, Mobi 365 và Vinaphone với
Vina card, Vina Daily....
Hay một minh chứng khác trong gói cước sinh viên của Viettel và Mobifone:
+ Hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên, Viettel đã tung ra thị trường gói
cước với mức cước thoại và nhắn tin rẻ nhất trong các số gói cước trả trước chỉ với
1390đ/phút khi gọi nội mạng, 1590đ/phút khi gọi ngoại mạng. Cước phí SMS
100đ/tin nhắn nội mạng, được cộng 25.000 vào tài khoản nội mạng mỗi tháng và
nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. Nhận thấy được sức hút từ dịch vụ này, Mobifone cũng
đã tung ra gói cước Q-student được thiết kế dành cho sinh viên các trường trung cấp,
cao đẳng, đại học với nhiều ưu đãi: 99đ/tin nhắn nội mạng, gọi nội mạng 1380đ/phút,

gọi ngoại mạng 1580đ/phút....
b) Các nhà mạng Viettel, Vinaphone và Mobifone có sức mạnh thị trường tương đối lớn.
Nhìn vào thị phần không nhỏ (gần 95%) của Viettel, Vinaphone và
Mobiphone trên thị trường viễn thông di động Việt Nam, chúng ta có thể thấy ba nhà
mạng này gần như đang chi phối cả thị trường. Theo số liệu từ “Sách trắng về Công
nghệ thông tin-Truyền thông Việt Nam 2012”, thị phần thuê bao điện thoại di động
của Viettel chiếm áp đảo với 40,67% (trong đó có 0,22% của EVN Telecom), kế tiếp
là VinaPhone với 30,07%, MobiFone 17,90%, Vietnamobile 8,04%, Gtel 3,21% và
xếp cuối bảng là SPT 0,1%.
+ Viettel: Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến
mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao. Dịch vụ điện
thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện
thoại di động số 1 tại Việt Nam. Vùng phủ sóng của Viettel chiếm tới 98% dân số.
+ Vinaphone: Tổng số thuê bao tính đến cuối năm 2009 là 32 triệu thuê bao
phát triển thực. Tháng 6 năm 2006, VinaPhone là mạng di động đầu tiên thực hiện

Tiểu luận vi mô 2

Page 8


Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam
phủ sóng 100% số huyện trên địa bàn cả nước kể cả các huyện miền núi, hải đảo,
vùng sâu, vùng xa.
+ Mobifone: Theo kết quả nghiên cứu của Nielsen, MobiFone đã trở thành
mạng di động có tỷ lệ số lượng thuê bao “giàu có” nhất.Tổng thuê bao điện thoại
thực của Mobifone trong năm 2013 tăng 11,3 triệu thuê bao.
c) Hàng rào gia nhập thị trường viễn thông di động ở Việt Nam tương đối lớn.
Những mạng di động mới (tiềm tàng) khó hoặc không thể gia nhập thị trường
vì có những rào chắn nhất định. Chính sự cạnh tranh khốc liệt đã làm cho những

mạng di động kém năng động hơn bị loại khỏi thị trường, chỉ còn một số ít những
mạng di động lớn có thể tồn tại và phát triển.
Các nhà mạng nhỏ như S-phone, Beeline, EVN Telecom,.... gặp nhiều khó
khăn trong quá trình xâm nhập thị trường viễn thông. Mạng S-Fone gia nhập thị
trường tương đối sớm, từ tháng 7/2003 và cũng từng có những dấu ấn nhất định trên
thị trường. Là liên doanh với đối tác là nhà mạng lớn nhất Hàn Quốc SK Telecom, SFone cũng góp phần không nhỏ trong việc ép VNPT rời bỏ vị thế độc quyền. Nhưng
nhà mạng này cũng không thể thoát khỏi khó khăn khi các nhà mạng lớn đang ngày
một thâu tóm thị trường. sau gần 10 năm hoạt động, số lượng người dùng của S-Fone
bị tụt dốc và hiệu tại ước tính chỉ còn vài trăm nghìn thuê bao đang hoạt động, thậm
chí là sử dụng theo dạng “ sim phụ”, đánh dấu sự lao dốc không phanh và kết thúc
của nhà mạng này. Mạng di động Beeline cũng đã từng gặt hái được rất nhiều thành
công, đạt mức tăng trưởng đến 400%/ngày với các gói cước như Big zero, tỷ phú 1,...
Tuy vậy, Beeline đã gặp phải cản trở lớn là Bộ TT&TT yêu cầu ngừng cung cấp gói
cước Tỉ phú đồng thời 3 nhà mạng lớn Viettel, Vinaphone và Mobifone khiếu nại
Beeline bán phá giá dịch vụ. Một thời gian sau đó, nhà đầu tư nước ngoài đã rút
thương hiệu Beeline, đánh dấu sự kết thúc của mạng Beeline trên thị trường viễn
thông Việt Nam. Bên cạnh đó còn có EVN Telecom - nhà mạng đuối sức trong cuộc
cạnh tranh và phải chấm dứt hoạt động từ năm 2011 và sau đó sáp nhập vào Viettel.

d) Đường cầu gẫy

Tiểu luận vi mô 2

Page 9


Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam
Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông di động đối mặt với một đường
cầu gẫy khúc. Ví dụ, khi Viettel giảm giá cước các cuộc gọi, tin nhắn, ngay lập tức
các mạng khác cũng giảm giá cước theo. Nhưng ngược lại, khi Viettel tăng giá thì

không nhà mạng nào hưởng ứng. Điều này làm cho đường doanh thu cận biên của
hãng có một khoảng gián đoạn, trong khoảng gián đoạn đó, hãng không thể tăng hay
giảm giá một cách đáng kể. Đây là một điều bất lợi đối với các nhà mạng. Chính vì
thế, các nhà mạng luôn có xu hướng giữ nguyên giá hiện tại nhưng cạnh tranh trên
phương diện khác, như thiết lập các chiến lược quảng cáo tốt hơn, thái độ phục vụ
của các nhân viên bán hàng tốt hơn, có các chiến dịch khuyến mãi...

4. Tác động của độc quyền nhóm trong lĩnh vực viễn thông di động Việt Nam
Hơn 10 năm qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển
mạnh nhờ có sự cạnh tranh của nhiều nhà mạng đối chọi với vị thế độc quyền của
VNPT. Tuy nhiên, khi thị trường gần như là của ba nhà mạng lớn, người ta lại lo ngại
về tình trạng "độc quyền nhóm" khi mà các mạng lớn liên kết với nhau nhằm tăng giá
dịch vụ, đẩy người dùng vào thế buộc phải chấp nhận.
Đầu tiên chính là tình trạng “chèn ép, nuốt cá bé”. Như chúng ta đã biết, hiện
nay ba nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và Vinaphone đang chiếm tới 95% thị
phần viễn thông di động Việt Nam, trong khi các nhà mạng còn lại chỉ chia nhau có
5% ít ỏi. Nhắc đến nhà mạng S-Fone, chỉ bởi lý do kỹ thuật, VNPT không cho SFone được đấu nối trực tiếp với tổng đài chuyển mạch kép mà phải qua một tổng đài
trung gian do VNPT quản lý. Cước phí qua tổng đài trung gian này là 250 đồng/phút
và khi đó mỗi tháng, S-Fone cho biết là họ phải đóng thêm gần 2 tỷ đồng cho tổng
đài trung gian này. S-Fone từng phải nhờ Bộ BCVT (nay là bộ TT&TT) can thiệp
nhưng hầu như không có tác dụng. Còn đối với Beeline – một nhà mạng nhỏ chỉ với
khoảng 2 triệu thuê bao, đã đặt cược tất cả vào một gói cước hầu như không có lợi
nhuận là Big zero chỉ để mong nâng số thuê bao lên rồi sau đó sẽ có những kế sách
khác để phát triển, nhưng đã bị chính sách quản lý can thiệp và dập tắt từ trong trứng
nước ngay sau khi ba nhà mạng lớn kia khiếu nại Beeline phá giá dịch vụ. Sau đó
Beeline đã phải chuyển sang tấn công thị trường viễn thông di động ở Lào. Cũng như
các mạng nhỏ khác, EVN Telecom cũng từng bị VNPT và Viettel ngăn cản phát
Tiểu luận vi mô 2

Page 10



Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam
triển dịch vụ mới. Tuy nhiên, hành vi chèn ép, cậy thế độc quyền để bắt nạt doanh
nghiệp nhỏ của Viettel và VNPT thể hiện rõ ràng nhất đối với mạng Vietnamobile
khi tự ý cắt giảm các kênh kết nối mà không dựa trên bất cứ đồng thuận nào, gây
thiệt hại nặng nề về kinh tế cho nhà mạng này.
Đối với người tiêu dùng (người sử dụng hàng hóa dịch vụ), hiện nay xã hội
đang ngày một phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin là rất lớn, do đó số lượng sử
dụng mạng điện thoại di động ngày một tăng. Do đó, khi trên thị trường có nhiều
nguồn cung cấp từ nhiều nhà mạng, họ sẽ so sánh xem thử nhà mạng nào tốt nhất, có
nhiều cơ chế ưu đãi, khuyến mãi nhiều nhất có thể tin dùng. Tuy nhiên trên thực tế,
hiện nay, khi mà ba nhà mạng lớn là Viettel, Vinaphone và MobiFone đã và đang
chiếm giữ tới hơn 95% thị phần viễn thông cả nước đều thay đổi phương thức tính
cước, giá cước 3G của cả ba nhà mạng này đồng loạt và còn trùng lặp gói cước. Lúc
này, những người tiêu dùng sẽ không còn cơ hội được so sánh để lưa chọn. Khi đó,
họ hoặc là từ bỏ, hoặc là tiếp tục sử dụng nhà mạng hiện tại. Vì tính chất công việc,
học tập, sẽ có nhiều người bắt buộc phải sử dụng dịch vụ dù giá của nó có cao hơn đi
nữa, chỉ bởi họ không có sự lựa chọn khác do đó là số điện thoại liên lạc với đối tác
bàn công việc hay trao đổi với ban bè nên không thể thay đổi. Họ không thể đổi
mạng mới mà vẫn giữ nguyên số cũ được vì ở nước ta không cho phép. Trong thời
buổi phát triển như hiện nay, mạng viễn thông di động đã trở thành sản phẩm thiết
yếu đối với mọi người, vì vậy độc quyền nhóm trong viễn thông đã gây khó khăn cho
người sử dụng nhất là đối với giá cả, nhưng không cách nào khác mọi người buộc
phải sử dụng. Trừ trường hợp một số người tham gia vào các mạng mới để hưởng ưu
đãi (ví dụ ưu đãi 1 tỷ đồng của Beeline) như sinh viên, học sinh, người thu nhập
thấp…nhưng cũng chính nhờ mô hình độc quyền mà khách hàng đang nhận được sự
chăm sóc ngày càng tốt hơn vì các mạng di động phải cố sức để giữ và tạo nguồn
khách hàng mới.


5. Giải pháp nào ngăn chặn độc quyền nhóm
Trước tình trạng độc quyền nhóm trong viễn thông di động Việt Nam, làm
cách nào để có thể ngăn chặn ?
Tiểu luận vi mô 2

Page 11


Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam
Cách tốt nhất cho các nhà mạng tham gia sau là tạo nên sự khác biệt trong
sản phẩm của mình, nhất là ở bộ phận chăm sóc khách hàng như chăm sóc các thuê
bao trả sau, các tin nhắn chúc mừng sinh nhật,rút thăm may mắn…,phong cách làm
việc phải chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình, ấn tượng (như Beeline tặng khách hàng 1
tỷ đồng trong tài khoản nội mạng). Đối với người sử dụng đừng nên quá bi quan, với
sự điều tiết, giám sát và can thiệp của Nhà nước thông qua bộ luật chống độc quyền,
chắc chắn người dùng còn được sử dụng dịch vụ di động chất lượng tốt nhất và giá
cả phải chăng nhất.

Tiểu luận vi mô 2

Page 12


Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam

Lời kết
Các doanh nghiệp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận luôn muốn bán được
nhiều sản phẩm với giá cao nhưng nếu trong thị trường viễn thông Việt Nam với 3
nhà mạng lớn là Mobiphone, Vinaphone, Viettel chiếm khoảng phần lớn thị phần cả
nước, họ sẽ làm cách nào để đạt được mục tiêu này trong khi các quyết định của họ

phụ thuộc chặt chẽ với nhau? Đây được coi là hoạt động của ngành viễn thông trên
thị trường độc quyền tập đoàn. Trong thị trường độc quyền tập đoàn viễn thông Việt
Nam, các mạng di động hoạt động riêng lẻ nhưng giá bán mỗi nhà mạng đặt ra và số
lượng có thể bán phụ thuộc vào phản ứng, hành vi của các nhà mạng khác và giá, sản
lượng của đối thủ cũng phụ thuộc và quyết định của nó.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng em thấy đây là một đề tài hay và hiện đang
là vấn đề đáng quan tâm trên thị trường viễn thông Việt Nam. Bài tiểu luận của
chúng em có thể còn nhiều thiếu sót và nhiều vấn đề chưa được khai thác một cách
toàn diện. Chúng em rất mong nhận được những lời góp ý và nhận xét từ cô. Chúng
em xin chân thành cảm ơn!

Tiểu luận vi mô 2

Page 13


Độc quyền tập đoàn trên thị trường viễn thông Việt Nam

Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế học vi mô phần 2 –PGS.TS Cao Thuý Xiêm, TS. Nguyễn thị
Tường Anh- NXB Đại học kinh tế quốc dân (2012).
2. Giáo trình kinh tế học vi mô phần 1 –PGS.TS Cao Thuý Xiêm- NXB Đại học

3.
4.
5.
6.

kinh tế quốc dân (2012)
Microeconomics – 7th edition (Robert S. Pindyck – Daniel L. Rubinfeld)

Principles of Microeconomics – 6th edition (N. Gregory Mankiw)
Wikipedia
/>
quyen-nhom-nganh-vien-thong-potx.htm?page=7
7. />8. />
Tiểu luận vi mô 2

Page 14



×