Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

lý luận của mác lênin về tiền công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.46 KB, 12 trang )

BÀI LÀM
Lời mở đầu
Lý luận về tiền lương đã được các nhà kinh tế nghiên cứu từ rất lâu bắt
đầu là W.Petty. Chính William Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt
nền móng cho lý thuyết "quy luật sắt về tiền lương". Lý thuyết mức
lương tối thiểu phản ánh trình độ phát triển ban đầu của CNTB. Lúc này,
sản xuất chưa phát triển, để buộc công nhân làm việc, giai cấp tư sản
phải dựa vào Nhà nước để duy trì mức lương thấp. Tuy nhiên từ lý luận
này ta thấy được là, công nhân chỉ nhận được từ sản phẩm lao động
của mình những tư liệu sinh hoạt tối thiểu do họ tạo ra. Phần còn lại đã
bị nhà tư bản chiếm đoạt. Đó là mầm mống phân tích sự bóc lột.
Lý luận về tiền lương của Mác là sự tiếp tục phát triển lý luận về tiền
lương của các nhà kinh tế cổ điển trước đó. Lý luận tiền lương của Mác
đã vạch rõ bản chất của tiền lương dưới CNTB đã bị che đậy – tiền
lương là giá cả của lao động, bác bỏ quan niệm của các nhà kinh tế tư
bản trước đó (Ricardo). Những luận điểm của Mác về tiền lương vẫn
còn giá trị đến ngày nay.
Mặc dù ở nước ta chính sách tiền lương đã được cải cách. Tuy nhiên,
nhiều vấn đề cốt lõi vẫn chưa được giải quyết một cách thoả đáng. Cho
đến nay, thu nhập của người được hưởng lương tăng, mức sống, tiêu
dùng tăng, về cơ bản không do chính sách tiền lương đem lại mà do
tăng thu nhập ngoài lương, nhờ kinh tế tăng trưởng (tiền lương Nhà
nước trả chỉ chiếm một phần ba, thu nhập khác chiếm tới hai phần ba).
Việc hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý về tiền lương của Mác
trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất
lớn.Cải cách chính sách tiền lương sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi
ích của người lao động, và nên tiến hành cải cách như thế nào để đảm
bảo được lợi ích người lao động, đến lợi ích của toàn quốc gia…? Đây
là vấn đề đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người lao động và
chuyên gia nghiên cứu. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu
trên mà người viết lựa chọn đề tài này nhằm hiểu rõ hơn về hệ thống


chính sách tiền lương ở Việt Nam, nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn


thiện hệ thống chính sách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
I.Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
Bản chất, nguồn gốc và những thủ đoạn chiếm đoạt giá trị thặng dư đã
được phân tích. Nhưng giá trị thặng dư lại có mối liên hệ chặt chẽ với
tiền công. Vì vậy, sự nghiên cứu về tiền công của C. Mác một mặt có tác
dụng hoàn chỉnh lí luận giá trị thặng dư, nhưng mặt khác lại góp phần
tạo ra một lí luận độc lập về tiền công.
1.

Bản chất kinh tế của tiền công

Biểu hiện bên ngoài của đời sống xã hội tư bản, ‘’ tiền công’’ chính là
số tiền nhất định mà nhà tư bản trả cho công nhân khi họ làm việc
cho nhà tư bản một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng
hóa hay hoàn thành một số công việc nào đó. Hiện tượng đó làm cho
người ta lầm tưởng rằng, tiền lương là giá cả lao động.
Sự thật thì tiền lương không phải là giá trị hay giá cả của lao động. Vì
lao động không phải là hàng hoá và không thể là đối tượng mua bán.
Sở dĩ như vậy là vì:
-Nếu lao động là hàng hóa, thì nó phải có trước, phải được vật hóa
trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đè để cho lao động được vật
hóa là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu
sản xuất thì họ sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất ra, chứ không bán
‘’lao động’’.
-Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới một trong hai mâu
thuẫn về lí luận sau đây:

Thứ nhất, nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang giá,
thì nhà tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị của thặng dư) điều
này phủ nhận thực tế cảu qui luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư
bản.
Thứ hai, còn nếu ‘’hàng hóa lao động’’ được trao đổi không ngang giá
để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản thì phải phủ nhân qui luật giá
trị.


Vậy bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu
hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động
nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài thành giá cả của lao động.
Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do những
thực tế sau đây:
Thứ nhất, đặc điểm của hàng hóa sức lao động không bao giờ tách
khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử
dụng cho người mua tức là lao động cho nhà tư bản do đó bề ngoài
chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.
Thứ hai, đối với công nhân toàn bộ lao động trong cả ngày là phương
tiện để có tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân tưởng mình bán
lao động, nên cũng nghĩ rằng cái họ mua là lao động.
Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc
số lượng sản phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng
rằng tiền công là giá cả lao động.
2.

Hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
• Gồm có 2 hình thức:
• +Tiền công tính theo thời gian
• +Tiền công tính theo sản phẩm


a, Tiền công tính theo thời gian
Khái niệm: tiền công tính theo hời gian là hình thức tiền công mà số
lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhân
dài hay ngắn.
Cần phân biệt lương giờ, lương ngày, lương tháng. Giá cả của một
giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền lương tính theo thời
gian. Tiền lương ngày và lương tuần chưa nói rõ được mức tiền công
đó thấp hay cao, vì còn tuỳ thuộc theo ngày lao động dài hay ngắn.
Do đó, muốn đánh giá đúng mức tiền lương không chỉ căn cứ vào
lượng tiền, mà còn căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường
độ lao động.


b.Tiền lương tính theo sản phẩm
Khái niệm:Tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà
số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà công nhân đã
sản xuất ra hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời
gian nhất định
Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định gọi là đơn
giá tiền công. Đơn giá tiền công là giá trả công cho mỗi đơn vị sản
phẩm đã sản xuất ra theo giá biểu nhất định. Khi quy định đơn giá,
người ta lấy tiền lương trung bình của công nhân trong ngày chia cho
số lượng sản phẩm mà công nhân sản xuất ra trong 1 ngày bình
thường. Do đó, về thực chất, đơn giá tiền lương là tiền lương trả cho
một thời gian cần thiết nhất định để sản xuất một sản phẩm. Vì thế,
tiền lương tính theo sản phẩm chỉ là hình thức chuyển hoá của tiền
lương tính theo thời gian.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm càng che giấu và xuyên tạc bản
chất của tiền lương hơn so với hình thức tiền lương tính theo thời

gian. Việc thực hiện hình thức tiền lương tính theo sản phẩm một mặt
làm cho nhà tư bản dễ dàng kiểm soát công nhân; một khác đẻ ra sự
cạnh tranh giữa công nhân, kích thích công nhân phải lao động tích
cực nâng cao cường độ lao động, tạo ra nhiều sản phẩm để nhận
được tiền công cao hơn.
Vì vậy, chế độ tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản thường dẫn đến tình
trạng lao động khẩn trương quá mức, làm kiệt sức người lao động.
1. Các chức năng cơ bản của tiền lương:
a. Chức năng thước đo giá trị:
Tiền lương là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được
biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của sức lao động. Vì vậy tiền
lương chính là thuớc đo giá trị sức lao động, được biểu hiện như giá
trị lao động cụ thể của việc làm được trả công. Nói cách khác, giá trị
của việc làm được phản ánh thông qua tiền lương. Nếu việc làm có
giá trị càng cao thì mức lương càng lớn.
b. Duy trì và phát triển sức lao động:
Theo Mác tiền lương là biểu hiện giá trị sức lao động, đó là giá trị của


những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người có
sức lao động, theo điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ văn minh của
mỗi nước. Giá trị sức lao động bao hàm cả yếu tố lịch sử, vật chất và
tinh thần. Ngoài ra, để duy trì và phát triển sức lao động thì người lao
động còn phải sinh con , phải nuôi dưỡng con, cho nên những tư liệu
sinh hoạt cần thiết để sản xuất ra sức lao động phải gồm có cả
những tư liệu sinh hoạt cho con cái học. Theo họ, chức năng cơ bản
của tiền lương còn là nhằm duy trì và phát triển được sức lao động.
c. Kích thích lao động và phát triển nguồn nhân lực
Tiền lương là bộ phận thu nhập chính đáng của người lao động nhằm
thoả mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người

lao động. Do vậy, các mức tiền lương là các đòn bẩy kinh tế rất quan
trọng để định hướng sự quan tâm và động cơ trong lao động của
người lao động. Khi độ lớn của tiền lương phụ thuộc vào hiệu quả
sản xuất của công ty nói chung và cá nhân người lao động nói riêng
thì họ sẽ quan tâm đến việc không ngừng nâng cao năng suất và
chất lượng công việc
d. Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển
Khác với thị trường hàng hoá bình thường, cầu về lao động không
phải là cầu cho bản thân nó, mà là cầu dẫn xuất, tức là phụ thuộc vào
khả năng tiêu thụ của sản phẩm do lao động tạo ra và mức giá cả
của hàng hoá này. Tổng mức tiền lương quyết định tổng cầu về hàng
hoá và dịch vụ cần thiết phải sản xuất cũng như giá cả của nó. Do
vậy, tiền lương phải dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Việc
tăng nưang suất lao động luôn luôn dẫn đến sự tái phân bố lao động.
Theo qui luật thị trường, lao động sẽ tái phân bố vào các khu vực có
năng suất cao hơn để nhận được các mức lương cao hơn.
e. Chức năng xã hội của tiền lương
Tiền lương còn là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ
lao động. Thực tế cho thấy, việc duy trì các mức tiền lương cao và
tăng không ngừng chỉ được thực hiện trên cơ sở hài hoà các mối
quan hệ lao động trong các doanh nghiệp. Việc gắn tiền lương với
hiệu quả của người lao động và đơn vị kinh tế sẽ thúc đẩy các mối
quan hệ hợp tác, giúp đỡ lần nhau, nâng cao hiệu quả cạnh tranh


của công ty. Bên cạnh đó, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của
con người và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ và văn
minh.
3.Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
a,Khái niệm

Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do
bán sức lao động của mình cho nhà tư bản
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng
hóa tiêu dung và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền lương
danh nghĩa của mình.
b. Xu hướng vận động của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản
Nghiên cứu sự vận động của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản,
C.Mác vạch ra rằng, xu hướng chung có tính quy luật của sự vận
động của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản là: trong quá trình phát
triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng
lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp với mức tăng
giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ. Khi đó, tiền công thực tế có xu
hướng hạ thấp.
Lượng giá trị của nó do ảnh hưởng của một loạt nhân tố quyết định.
Một nhân tố tác động làm tăng lượng giá trị sức lao động, một nhân
tố khác tác động làm giảm giá trị của nó. Sự tác động qua lại của tất
cả các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị
sức lao động, làm cho sự giảm sút của nó có tính chất xu hướng.
Những nhu cầu của công nhân và phương thức thảo mãn chúng luôn
luôn biến đổi. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, diễn ra
quá trình tăng mức độ về nhu cầu. Để tái sản xuất sức lao động, đòi
hỏi lượng của cải vật chất và văn hoá lớn hơn. Kỹ thuật phức tạp
được vận dụng trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi
người lao động phải có vốn kiến thức và tri thức về kỹ thuật cao hơn.
Tất cả những điều đó dẫn đến nhu cầu của công nhân và gia đình
học về hàng hoá và dịch vụ tăng lên làm cho giá trị sức lao động tăng
lên.


- Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao động là sự tăng lên của

năng suất lao động. Cùng với sự tăng năng suất lao động thì giá cả
về tư liệu sinh hoạt của người công nhân rẻ đi nền tiền lương thực tế
có khả năng tăng lên. Nhưng tiền lương thực tế vẫn chưa dáp ứng
được nhu cầu thực sự của công nhân, và sự chênh lệch giữa chúng
không những không được thu hẹp, mà ngược lại còn tăng lên.
Mức lương của các nước có sự khác nhau. Điều đó được quyết định
bởi nhân tố tự nhiên, truyền thống văn hoá và những nhân tố khác,
trong đó nhân tố đấu tranh của giai cấp công nhân đóng vai trò quan
trọng. Trong các nước tư bản phát triển, mức lương thường cao hơn
ở các nước đang phát triển. Nhưng ở đó có sự bóc lột cao hơn, vì kỹ
thuật và phương pháp tổ chức lao động hiện đại được áp dụng. Giá
cả hàng hoá - sức lao động thấp là nhân tố quan trọng nhất thu hút tư
bản độc quyền vào các nước đang phát triển.
Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tiền lương theo thời
gian với những hình thức đa dạng chiếm ưu thế. Trong việc tìm kiếm
những phương pháp mới nhằm bóc lột lao động làm thuê, giai cấp tư
sản buộc phải thừa nhận vai trò con người tron quá trình sản xuất, và
điều chỉnh lại việc tổ chức lao động, cũng như kích thích người lao
động.
Sự bóc lột lao động làm thuê ở các nước tư bản phát triển còn có
những hình thức che giấu tinh vi ơn. Khi thiên về sự củng cố “quan
hệ con người”, về sự thống trị của các nguyên tắc “công ty là một gia
đình”, giai cấp tư sản hiện đại thực hiện mưu toan thuyết phục công
nhân rằng lợi ích của xí nghiệp, lợi ích của tư bản thống nhất với lợi
ích của công nhân. Vai trò kích thích của tiền lương được sử dụng
vào mục đích đó. Không phải chỉ có thái độ tận tâm với công việc mà
sự phục vụ trung thành cho công ty cũng được kích thích bởi đại
lượng và hình thức của tiền lương. Điều đó có nghĩa là không chỉ
bằng hình thức tiền lương, mà còn bằng tổ chức tiền lương dựa trên
cơ sở tâm lý của hoạt động lao động, giai cấp tư sản rất muốn “thủ

tiêu” hoặc làm dịu mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Đó là đặc
trưng của những liên hiệp độc quyền lớn hiện đại, ở đó các nhà tư
bản đã không tiếc tiền chi vào những chi phí nhằm tạo ra “bầu không


khí tin cậy” để hình thành ở người công nhân “ý thức người chủ”.
Tính mềm dẻo trong sự vận dụng các hình thức khác nhau của tiền
lương, việc tính toán những yêu cầu kỹ thuật, tổ chức và tâm lý khi
trang bị nơi làm việc đưa đến tăng năng suất lao động và tăng chất
lượng sản phẩm, tất cả đều nhằm mục đích tăng giá trị thặng dư.
Điều đó có nghĩa là tăng cường bóc lột người lao động.
II. Liên hệ với Việt Nam
Ở Việt Nam việc cải cách chính sách tiền lương và các chính sách có
liên quan đã được thực hiện bước đệm từ năm 1992, chính thức
thực hiện năm 1993. Việc cải cách này thực sự là một cuộc cách
mạng với những thay đổi căn bản:cơ bản tính đúng, tính đủ, xóa bỏ
triệt đối tình trạng bao cấp, cào bằng trong chính sách và phân phối
tiền lương,giao nhiều quyền chủ động về tiền lương cho doanh
nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp có thu, giảm bớt mức độ
can thiệp cụ thể, khắc phục tính bình quân trong phân phối, sắp xếp
lại hệ thống bảng lương.
Những thay đổi về cơ chế kinh tế từ cuối những năm 80, đặc biệt từ
sau cải cách tiền lương năm 1993, dẫn đến việc tách biệt rõ ràng hơn
sự hình thành quỹ lương giữa khu vực hành chính – sự nghiệp và
sản xuất, kinh doanh trong kinh tế Nhà nước. Đối với khu vực sản
xuất, kinh doanh: quỹ tiền lương là một bộ phận chi phí cần thiết để
tạo nên giá trị mới, là chi phí cho lao động sống. Quỹ lương của các
doanh nghiệp Nhà nước hoàn toàn tách hẳn khỏi ngân sách Nhà
nước. Các doanh nghiệp tự hình thành qũy lương trên cơ sở kết quả
sản xuất, kinh doanh của mình có tính đến mức tiền công lao động

trên thị trường địa phương. Nhà nước chỉ quản lý việc thực hiện mức
lương tối thiểu và đơn giá tiền lương trong giá thành sản phẩm.
-Từ những thay đổi trên đã dần hình thành các mức lương:
Mức lương tối thiểu: hiện nay mức tiền lương tối thiểu mới chỉ đảm
bảo bù trượt giá là chính,mức tăng chỉ để đảm bảo tiền lương đủ
sống tốt phù hợp với giá trị lao động là đáng kẻ và ngày một giảm
dần. Nếu lấy gốc so sánh là năm 2002, từ năm 2003 đến 2007 tiền


lương thực tế sau 5 năm tăng 46%( theo chỉ số giá chung) hoặc
23,7% nếu tính riêng theo giá lương thực thực phẩm. Từ năm 2008
đến năm 2011 tiền lương thực tế sau 4 năm tăng 9,5%( theo chỉ số
giá chung) hoặc -10,2%(nếu tính riêng theo gia lương thực thực
phẩm). Tính chung từ năm 2003 đến năm 2011 nếu lấy gốc so sánh
là năm 2002( mức lương tối thiểu là 210.000đ/ 1 tháng) tiền lương
danh nghĩa tăng 295,2%, chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dung chung
tăng 147.2% riêng chỉ số giá lương thực thực phẩm tăng 255,8%.
Như vậy tiền lương thực tế sau 9 năm tăng là 59,9%( theo chỉ số giá
chung ) bình quân mỗi năm tăng 5,4% hoặc 11,1% (nếu tính riêng
theo giá riêng lương thực thực phẩm) bình quân mỗi năm tăng 1,2 %
trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 năm bình quân đạt 7,3 % /năm.
Mức điều chỉnh tăng tiền lương thực tế bình quân hàng năm từ 2003
đến 2011 chỉ bằng ½ đến ¼ mức điều chỉnh bình quân hàng năm từ
1993 đến 2002, trong khi tổng quĩ tiền lương và trợ cấp hàng năm
bình quân gần 2 lần.
Tiền lương tối thiểu (bằng mức lương tối thiểu chung cộng phụ cấp
khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút) hết sức mâu thuẫn, vô lý:
khu vực chi từ ngân sách, tiền lương tối thiểu ở thành phố, khu đô thị
là thấp nhất, trong khi khu vực sản xuất, kinh doanh lại cao nhất.


-Một số hạn chế về hệ thống tiền lương của nước ta hiện nay:
Về quan hệ mức lương tối thiểu trung bình tối đa: mối quan hệ này
vừa hình thức vừa bình quân trên thực tế. Mức lương tối thiểu chung
là lưới an toàn xã hội, chông bóc lột đói nghèo, làm chuẩn cho chính
sách xã hội và việc làm bền vững. Trong khi lại sử dụng để so sánh
quan hệ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức là không phù
hợp và quá lỗi thời.
Về hệ thống thang lương bảng lương: bất nhất về cơ sở xác định tiền
lương chức vụ. Bộ trưởng và tương đương trở lên, một số cán bộ
xã,lương viên chức quản lí doanh nghiệp nhà nước thì xác định mức
lương chức vụ các chức còn lại, kể cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ


trưởng Bộ công an, Bí thư tỉnh ủy thì lại xác định theo chuyên môn
ngạch bậc,quân hàm cộng phụ cấp chức vụ. Mức lương xác định vẫn
nặng nề về bằng cấp, chưa theo trình độ năng lực, chất lượng công
việc, nội dung yêu cầu hoặc chức vụ đảm nhận.
Về các chế độ phụ cấp lương và chế độ nâng ngạch bậc: các chế độ
phụ cấp lương chắp vá,ngày càng vô lí góp phần phá vỡ quan hệ
tiền lương chung. Chế độ nâng ngạch bậc, xếp lương quá bất cập
không gắn với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công việc, chức
vụ đòi hỏi. Chức danh tiêu chuẩn viên chức quá nhiều hạn chế vô lí
không được quan tâm, đầu tư sửa đổi, chỉnh lí.
Về cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách và quản lí tiền lương: cơ chế
tạo nguồn để thực hiện cải cách tiền lương và quản lí tiền lương đã
đề ra cách đây 20 năm cơ bản không thay đổi và không tạo chuyển
biến lớn. Cơ chế đặt ra chung chung thiếu căn cứ và dữ liệu không
cần thiết, không có phương thức thực hiện cụ thể, không giải quyết
được vấn đề từ gốc, nặng về khẩu hiệu quyết tâm, mà thiếu những
hành động cụ thể thiết thực.

-Thực trạng tiền công của người lao đông Việt Nam hiện nay:
Thực tế, mức lương tối thiểu vùng cao nhất hiện nay là 2,7 triệu
đồng (vùng I) và thấp nhất là 1,9 triệu đồng (vùng IV), đến năm 2015,
mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng lên tương ứng 3,1 triệu đồng
(vùng I) và 2,2 triệu đồng (vùng IV); tuy nhên với mức lương này theo
các nghiên cứu thì chỉ mới đáp ứng được 75% mức sống tối thiểu.
Khi tiền lương không đủ trang trải cuộc sống, sức khỏe không bảo
đảm, công nhân khó hoàn thành định mức công việc trong 8h quy
định. Về lâu dài, sẽ tạo ra lớp người nghèo mới ảnh hưởng nghiêm
trọng đến an sinh xã hội.
-Mức lương bình quân của một số ngành:
Mức lương trung bình cho vị trí quản lí văn phòng ở công ty trong
nước là 2-3 triệu đồng/1 tháng. Vị trí giám đốc nhân sự lương thậm
chí từ 1000-2000 USD/1 tháng.


Lương một nhân viên marketing tầm tầm ở các công ty nhỏ cũng từ 3
triệu đồng/1 tháng trở lên. Còn nhân viên giỏi thì lương được tính
bằng nghìn đô la tùy năng lực. Ông Lê Trung Thành, Phó tổng giám
đốc Pesi Việt Nam, là một trong những người marketing giỏi nhất Việt
Nam với mức lương 6000USD/1 tháng.
Một bác sĩ trung bình có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/1 tháng.
-Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của thực trạng tiền công Việt
Nam và phương hướng giải quyết:
Nhận thức chưa đầy đủ về tính chất hàng hóa của sức lao động cũng
như bản chất của tiền lương.Cải cách trong nhà nước diễn ra chậm,
đặc biệt về tinh giảm biên chế còn thiếu cương quyết.Khi tiến hành
cải cách tiền lương chưa có cơ chế để tạo nguồn mà chỉ nặng về cân
đối ngân sách. Trong quá trình thực hiện chính sách, chưa kết hợp
được việc cải cách hành chính và đổi mới phương thức hoạt động,

cơ chế trả lương cho các ngành sự nghiệp. Sự phối hợp giữa các bộ,
ngành, địa phương trong hoạch định và thực hiện chính sách còn
hạn chế. Công tác quản lý tiền lương và thu nhập cũng còn nhiều bất
cập.
-Một số biện pháp nâng cao tiền công cải thiện đời sống người lao
động.
Để giảm bớt những hạn chế trong chính sách tiền công cũng như
đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động thì nên có những
biện pháp sau đây:



Thứ nhất: tăng tiền công danh nghĩa. Tiền công danh nghĩa được
công nhân sử dụng để mua và trao đổi hàng hóa dịch vụ. Như
C.Mác đã viết: “trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản,tiền
công danh nhgiax có xu hướng tăng lên, nhưng mức tang của nó
nhiều khi không theo kịp mức tang của giá cả tư liệu tiêu dùng và
dịch vụ”. Mặc dù tiền công danh nghĩa không phản ánh đúng mức
sống của người lao động nhưng muốn tăng tiền công thực tế
trước tiên cần tăng tiền công danh nghĩa. Bởi lẽ trong một thời
gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên nhưng giá


cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên thì tiền công thực tế sẽ
giảm xuống.
• Thứ hai: Điều hoà cung- cầu để ổn định giá cả thị trường. Nếu như
cung bằng cầu thì giá cả mới ở mức hợp lí, người tiêu dùng có thể
chấp nhận dễ dàng và người sản xuất sẽ tái sản xuất nhanh.
• Thứ ba: Chống lạm phát để giữ cho mức giá cả ổn định, để tiền
công danh nghĩa vẫn có thể mua được nhiều hàng hoá tiêu dùng.

Khi lạm phát xuất hiện, giá tư liệu tiêu dùng sẽ tăng lên, nếu mức
công không tăng thì họ không thể mua được tư liệu tiêu dùng,
không đảm bảo được đời sống của chính mình.
• Thứ tư: Thực hiện các chính sách thuế phù hợp với thu nhập
người lao động. Hiện nay nhà nước ta đã có từng mức thuế rõ
ràng với thu nhập người dân và cũng đưa ra những đối tượng
miễn giảm thuế. Đó là đối tượng nộp thuế bị thiên tai, tai nạn làm
thiệt hại đến tài sản và đời sống thì có mức xét miễn giảm, giảm
thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thế
phải nộp.
III.Kết luận
Qua đó ta có thể nhận ra rằng nước ta đang từng ngày đổi mới chính
sách tiền lương, tuy đã có những thành công nhất định nhưng bên
cạnh đó vẫn còn có một vài bất cập, tiền công vẫn chưa hoàn thành
nhiệm vụ là tái sản xuất sức lao động, chưa cải thiện được đời sống
nhân dân.Thực tế cho thấy lí luận trên của C.Mác là vô cùng đúng
đắn trong chủ nghĩa tư bản mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong nền
kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Vì thế, nghiên cứu và vận
dụng lý luận hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác vào
thực tiễn nhất là việc cải cách chính sách tiền lương ở nước ta hiện
nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra sự đồng bộ trong
đổi mới các chính sách kinh tế - xã hội, để sự phát triển của đất nước
ta thực sự do con người và vì con người.



×