Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hệ tiêu hoá côn trùng hệ tiêu hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.21 KB, 4 trang )

Tìm hiểu tất cả thông tin về quá trình tiêu hóa – men tiêu hóa ở côn trùng:
Theo sơ đồ chung của hệ tiêu hoá chân khớp, có sự biến đổi cho phù hợp với các
lối dinh dưỡng khác nhau.

BỘ MÁY TIÊU HÓA:
Côn trùng có nhiều loại thức ăn khác nhau nên hệ tiêu hóa của côn trùng
cũng có nhiều biến đổi. Bộ máy tiêu hóa của côn trùng có hình dạng là một ống dài
chạy dọc theo cơ thể, bắt đầu từ miệng ở phía đầu và kết thúc bằng lỗ hậu môn ở
đốt bụng cuối nên còn được gọi là ống tiêu hóa của côn trùng. Căn cứ vào nguồn
gốc hình thành và chức năng, ống tiêu hóa của côn trùng được chia làm 3 phần là
ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Giữa mỗi phần thường có các van hiện diện và có
sự hiện diện của các cơ vòng khoanh để điều hòa sự di chuyển thức ăn từ vùng này
sang vùng khác trong ruột.

*Ruột trước: có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, gồm miệng và xoang miệng nằm
phía trước, đổ vào xoang miệng có tuyến nước bọt, tiết men tiêu hoá thức ăn (ở
ong thợ thì chất tiết của tuyến nước bọt dùng để chế cháo ngự nuôi ong chúa, tiết


chất chống đông máu ở ruồi muỗi hút máu, tiết tơ làm kén). Sau xoang miệng là
hầu, thực quản và diều. Diều là nơi chứa thức ăn hay nghiền thức ăn.
*Ruột giữa: có chức phận tiêu hoá hoá học và hấp thụ thức ăn. Phần đầu
ruột giữa thường có manh tràng để làm tăng diện hấp thụ thức ăn và các tế bào ruột
giữa luôn luôn được thay thế nhờ vào đám tế bào thành ruột. Mô bì của phần đầu
ruột giữa tiết màng bao bọc thức ăn để bảo vệ thành ruột tuy vậy vẫn cho men tiêu
hoá và sản phẩm tiêu hoá đi qua. Ở đây, hầu như toàn bộ sự tiêu hóa được tiến
hành ở ruột giữa, biểu mô ruột giữa tiết ra hầu hết các enzyme tiêu hóa cần thiết
cho sự tiêu hóa . Sau khi thức ăn đã được tiêu hóa và đa số được hấp thụ, chất thải
được đưa vào ruột sau để thải ra ngoài. Nước có thể được hấp thụ tại ruột giữa và
ở ruột sau.
VD: côn trùng ăn tạp sản sinh ta nhiều enzyme như lipase, carbohydrase và protease .


Đối với côn trùng hút máu chủ yếu là protease. Sau khi thức ăn đã được tiêu hóa và đa
số được hấp thụ, chất thải được đưa vào ruột sau để thải ra ngoài. Nước có thể được
hấp thụ tại ruột giữa và ở ruột sau.
Chỉ có một số ít loài sản sinh ra enzyme tiêu hóa cellulose, một số loại khác có thể
tiêu hóa cenllulose nhờ vi sinh vật hiện diện trong ống tiêu hóa.

*Ruột sau: giữa ruột giữa với ruột trước và ruột sau có van ngăn cách. Ruột
sau không chỉ là nơi chứa chất thải (phân) mà còn có chức phận rất quan trọng là
tái hấp thụ nước và muối khoáng còn lại trong chất cặn bã (ở nhiều loài tạo thành
nhú trực tràng, là một đặc điểm thích nghi với điều kiện sống trên cạn. Thức ăn của
côn trùng rất đa dạng (động vật, thực vật, các chất cặn bã hữu cơ ) Người ta cơ thể
chia thành các nhóm côn trùng ăn thực vật (phytophaga), ăn động vật (zoophaga),
nhóm đa thực (polyphaga) ăn nhiều loại thức ăn, nhóm hẹp thực (oligophaga) ăn
một số loại thức ăn nhất định, nhóm đơn thực (monophaga) chỉ ăn một loại thức
ăn.
Do vậy hệ men tiêu hoá rất đặc trưng cho các nhóm côn trùng khác nhau. Côn
trùng ăn thịt hay hút máu thì hệ men phân giải protein chiếm ưu thế, côn trùng ăn
thực vật thì hệ men tiêu tiêu hoá đường chiếm ưu thế hơn, một số côn trùng ăn gỗ
khô thì có trùng roi sống cộng sinh để tiết men tiêu hoá cho chúng như mối hay


mọt gỗ khô. Côn trùng có thể dự trữ năng lượng bằng thể mỡ và chúng có thể nhịn
đói rất lâu như rệp giường có thể nhịn đói tới 6 tháng.
Xem nội dung đầy đủ tại: />
Quá trình tiêu hoá thức ăn Côn trùng có 2 hình thức tiêu hoá:
Tiêu hoá trong ruột : Thức ăn của côn trùng dù là thực vật hay động vật
cũng bao gồm 3 thành phần chủ yếu là: Gluxit, Lipit và Protit. Khi thức ăn vào
miệng được hàm nghiền nhỏ nước bọt thấm vào. Trong nước bọt có các men:
amilaza, mantaza thuỷ phân gluxit trong thức ăn thành đường monoxacarit.
(C6H10O5)n + nH2O -> n(C6H12O6) +

Sau đó, thức ăn vào mề được tiếp tục nghiền nát và đưa vào ruột giữa. Đến
ruột giữa thức ăn được tiêu hoá triệt để nhờ các men tiết ra từ tế bào tiết hút: Men
amilaza, mantaza, lactaza, cacbon hydraza phân giải hết gluxit thành monoxacarit.
Men lipaza phân giải lipit thành glyxerin và axit béo - Men proteaza, peptidaza
phân giải protit thành axit amin . Do quá trình phân giải đó mà các chất hữu cơ có
phân tử phức tạp trong thức ăn chuyển thành các chất có phân tử đơn giản dễ thấm
qua thành ruột vào máu . Khi vào máu các chất đơn giản lại được tổng hợp thành
những chất gluxit, lipit và protit để cung cấp cho côn trùng sinh trưởng phát triển
còn các chất cặn bã xuống ruột sau rồi thải ra ngoài.
Tiêu hoá ngoài ruột Có một số loài côn trùng ăn thịt như sâu non của cà niễng,
loài bẫy kiến, bọ xít ăn sâu... khi ăn thường tiết dịch tiêu hoá từ tuyến ruột qua
miệng vào con mồi, làm cho con mồi nhũn ra (lỏng hoá) mới hút dinh dưỡng trở lại
cơ thể. Cách tiêu hoá như vậy gọi là tiêu hoá ngoài ruột.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu hệ tiêu hoá Côn trùng : Do thức ăn được tiêu hoá
ở phần ruột giữa bởi các men tiêu hoá, mỗi men có đặc tính khác nhau tuỳ loại côn
trùng. Trong việc lựa chọn các loại thuốc vị độc phù hợp với dịch tiêu hoá của mỗi
loài côn trùng.
- VD: Loại chì asennát (PbAsO3) có tính axit nên hoà tan nhiều trong dịch tiêu hoá
của các loài CT có tính kiềm, còn canxi asennát (CaAsO3) có tính kiềm nên tan
nhiều trong dịch tiêu hoá của CT có tính axit. - Thuốc không có mùi vị hắc quá


hoặc nồng độ quá đậm đặc, có K/n hoà tan nhiều trong dịch tiêu hoá và phải ổn
định trong cơ thể sâu hại.
Xem nội dung đầy đủ
tại: />


×