Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 206 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG
1. Mã môn học: GEO1050
2. Tên môn học: Khoa học Trái đất và Sự sống
(Earth and Life Sciences)
3. Số tín chỉ: 3 tín chỉ
- Số tiết lý thuyết:42 tiết
- Số tiết thực hành: 3 tiết
- Số tiết tự học: 0 tiết
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. Giảng viên:
- Giảng viên 1: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và các Giảng viên của khoa Địa lý
- Giảng viên 2: Các cán bộ thích hợp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn
và Hải dương học, Môi trường, Sinh học.
6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra):
6.1. Kiến thức:
 Nhớ và hiểu được các nội dung cơ bản nhất về Trái đất trong không gian, các
chuyển động của Trái đất và hệ quả của nó;
 Nhớ và hiểu được đặc điểm chính của các quyển (thạch quyển, khí quyển, thủy
quyển, thổ quyển, sinh quyển);
 Nhớ và hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất;
 Nhớ và hiểu được các đới tự nhiên và những quy luật địa lý chung của Trái đất;
 Nhớ và hiểu được lịch sử hình thành sự sống, sự xuất hiện con người và vai trò
của Trái đất đối với sự sống của con người;
 Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng của các
hoạt động này tới môi trường;
 Nhớ và hiểu được thực trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhận thức được
trách nhiệm của con người trước thiên nhiên và các giải pháp bảo vệ, nâng cao
chất lượng môi trường sống.
6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp
 Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;


 Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;


 Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;
 Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt
động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.
6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội
 Nhận thức rõ vị trí của kiến thức Khoa học Trái đất và Sự sống trong định hướng
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của đất nước;
 Nhận thức được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống liên quan tới việc sử
dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
 Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học cho việc giải quyết các vấn đề cụ
thể về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
 Có ý thức phát huy các nghiên cứu cơ bản và tuyên truyền, phổ biến cho xã hội
hiểu được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống tới bảo vệ Hành tinh Xanh
nói chung và bảo vệ chính cuộc sống của mỗi con người.
6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn
 Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về Khoa học Trái đất và Sự sống để
hiểu hơn mục tiêu của các nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực Khoa học Tự
nhiên;
 Bước đầu vận dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống cho việc nhìn
nhận, đánh giá các tác động của con người tới tự nhiên ở các môi trường khác
nhau;
 Bước đầu ứng dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống để nhận dạng môi
trường, các tai biến thiên nhiên thường phát triển ở Việt Nam (qua phương tiện
thông tin đại chúng, thực tập, thực tế), giải thích nguyên nhân và đưa ra các định
hướng khắc phục, ứng phó.
7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (20%)
- Mục đích: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã

được xác định trong mục tiêu của môn học.
- Hình thức: viết một câu tóm tắt lại nội dung vừa học; viết vấn đề hứng thú với bài
giảng; viết đề cương với các đề mục lớn để sinh viên bổ sung các đề mục nhỏ;
7.2. Kiểm tra đánh giá giữa kỳ (20%)
- Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng
của sinh viên trong tiến trình của môn học.
- Hình thức kiểm tra: thi viết (1 giờ tín chỉ)
- Tiêu chí đánh giá:
3


 Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích



 Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế



 Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng.



 Trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo chính xác, hợp lệ



Tổng: 10đ
7.3. Thi hết môn (60%)
- Hình thức: thi viết (90 phút)

- Tiêu chí:
 Trả lời được những nội dung chính của câu hỏi



 Phân tích logic vấn đề, liên hệ thực tế



 Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng



Tổng:

10đ

8. Giáo trình, tài liệu
Giáo trình bắt buộc:
[1]
[2]
[3]

Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải. Cơ sở Địa lý tự nhiên ,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
Lưu Đức Hải, Trần Nghi. Giáo trình Khoa học Trái đất. NXB Giáo dục, Hà Nội,
2009.
Nguyễn Như Hiền. Sinh học đại cương. NxB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
Tài liệu tham khảo:


[4]
[5]
[6]

Đào Đình Bắc. Địa mạo đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004
Phạm Văn Huấn. Cơ sở Hải dương học, NXB KH&KT Hà Nội, 1991
Nguyễn Thị Phương Loan, Giáo trình Tài nguyên nước, NXB ĐHQGHN, 2005

[7]

Vũ Văn Phái. Cơ sở địa lý tự nhiên biển và đại dương. NxB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2007.

[8]
[9]

Tạ Hòa Phương. Trái đất và sự sống. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 1983.
Tạ Hòa Phương. Những điều kỳ diệu về Trái đất và sự sống. NXB Giáo dục,
2006.
Lê Bá Thảo (chủ biên) và nnk.,. Cơ sở địa lý tự nhiên, tập 1, 2, 3. NXB Giáo
Dục, Hà Nội, 1987.
Tống Duy Thanh và nnk. Giáo trình địa chất cơ sở. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2003.
Phạm Quang Tuấn . Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng . Nxb ĐHQG Hà
Nội, 2007.

[10]
[11]
[12]


4


Nguyễn Văn Tuần, Nguyễn Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Nga và Nguyễn
Thanh Sơn, Thủy văn đại cương, T. 1 & 2, NXB KH&KT Hà Nội, 1991
[14] Kalexnic X.V. Những quy luật địa lý chung của Trái Đất. NXB Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội, 1973.
9. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát nhất về Trái Đất, bao gồm những đặc
điểm chung, các quy luật vận động và phân hóa tự nhiên trên Trái đất, lịch sử hình
thành và phát triển sự sống, đặc biệt là con người, tác động của con người đến Trái đất,
góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Người học sẽ được lĩnh hội những
kiến thức cơ bản về vị trí của Trái đất trong không gian, cấu trúc và đặc điểm của các
quyển trên trái đất: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, thổ quyển và sinh quyển, cũng
như các quy luật vận động của các quyển trên và hệ quả của chúng là sự phân đới tự
nhiên trên Trái đất. Người học cũng được trang bị kiến thức về lịch sử hình thành và
phát triển sự sống cũng như tác động của con người lên Trái đất và môi trường sống,
những vấn đề mới nhất về biến đổi khí hậu, các tai biến thiên nhiên và các giải pháp ứng
phó, thích ứng.
10. Nội dung chi tiết môn học
Mở đầu
1. Tổng quan về Trái Đất (6 tiết)
1.1 Trái Đất trong không gian;
1.2 Các giả thuyết về nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh;
1.3 Hình dạng, kích thước của Trái Đất và ý nghĩa của chúng;
1.4 Chuyển động tự quay của Trái Đất, chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt
Trời và những hệ quả địa lý của chúng;
1.5 Đặc điểm chung về sự phân bố các lục địa và đại dương trên Trái Đất;
1.6 Khái quát các quyển của Trái Đất.
2. Thạch quyển và địa hình bề mặt Trái đất (9 tiết)

2.1 Khái niệm chung về thạch quyển
2.2 Cấu trúc bên trong của Trái Đất;
2.3 Tính chất vật lý, hóa học của Trái Đất;
2.4 Tinh thể và khoáng vật
2.5 Thành phần thạch học của thạch quyển (các nhóm đá: magma, trầm tích và biến
chất);
2.6 Hoạt động địa chất nội sinh (thuyết kiến tạo mảng; hoạt động đứt gãy; động đất;
núi lửa);
2.7 Quá trình phong hóa (phong hóa vật lý; phong hóa hóa học; vỏ phong hóa)
2.8 Địa hình bề mặt Trái đất
2.8.1. Hình thái chung của bề mặt Trái Đất;
[13]

5


2.8.2. Các nhân tố thành tạo địa hình
2.8.3 Khái quát các dạng địa hình cơ bản và tài nguyên địa hình
2.9 Tài nguyên địa chất và cảnh quan
2.9.1. Tài nguyên trong lòng đất
2.9.2. Tài nguyên địa mạo và cảnh quan
3.
Khí quyển (3 tiết)
3.1 Cấu tạo của khí quyển
3.2 Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển
3.3 Các đặc trưng cơ bản của trạng thái khí quyển
3.4 Khái niệm thời tiết và khí hậu
3.5 Bức xạ mặt trời và các mùa
3.6 Nước trong khí quyển
3.7 Hoàn lưu chung khí quyển

4.

Thủy quyển (3 tiết)
4.1. Khái niệm về chế độ nước lục địa và các đơn vị đo dòng chảy
4.2. Sự phân bố và tuần hoàn của nước trên Trái Đất
4.3. Các tính chất vật lý cơ bản của nước
4.4. Nước dưới đất và nguồn gốc nước dưới đất
4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và mặt đệm tới dòng chảy
4.6. Mạng lưới thủy văn (sông ngòi, ao hồ và đầm lầy)
4.7. Đại dương và Biển cả

Thổ quyển (3 tiết)
5.1. Đất và các yếu tố, các quá trình hình thành đất;
5.2. Thành phần vật lý, hóa học của đất;
5.3. Các kiểu đất chính trên thế giới và Việt Nam.
6. Sinh quyển (3 tiết)
6.1. Thành phần, cấu trúc, vai trò và chức năng của sinh quyển;
6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên trái đất;
6.3. Các đới sinh vật;
6.4. Các khu sinh học trên Trái đất
7.
Các đới tự nhiên và các quy luật địa lý chung của Trái đất (5 tiết)
7.1.
Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ địa lý;
7.2.
Tuần hoàn vật chất và năng lượng;
7.3.
Quy luật địa đới;
7.4.
Quy luật phi địa đới;

6


7.5.
Tính nhịp điệu;
7.6.
Các đới tự nhiên trên Trái đất;
8. Trái đất và Con người (5 tiết)
8.1. Lịch sử hình thành, xuất hiện sự sống
8.2. Lịch sử xuất hiện và phát triển của Loài người
8.3. Vai trò của Trái đất đối với cuộc sống Con người
9. Môi trường và bảo vệ môi trường (5 tiết)
9.1. Tác động của con người tới Trái đất
9.2. Khái niệm chung về môi trường
9.3. Biến đổi khí hậu và tác động của con người Biến đổi khí hậu (biến đổi khí
hậu trong lịch sử; tác động của tự nhiên đối với biến đổi khí hậu; tác động của
con người đối với biến đổi khí hậu; hậu quả của biến đổi khí hậu và khả năng
ứng phó).
9.4. Tai biến thiên nhiên và suy thoái môi trường
9.5. Bảo vệ Trái đất và Phát triển bền vững

7


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
CƠ - NHIỆT
1. Mã môn học: PHY1100
2. Số tín chỉ: 3TC
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Nghe giảng lý thuyết:

33
Nghe giảng lý thuyết:
33
Làm bài tập/thảo luận trên lớp:
9
Tự học:
3
3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1 (MAT2401)
4. Ngôn ngữ giảng dạy và kiểm tra đánh giá: Tiếng Việt
- Hình thức kiểm tra cuối kỳ (thi hết môn): thi viết
lớp, tự

- Hoạt động học tập: Nghe giảng trên lớp, thảo luận/ trao đổi, bài tập trên
học, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra (thi) cuối kỳ.

5. Thông tin về giảng viên

Họ và tên giảng viên

Học hàm - Học vị

Đơn vị công tác

1

Nguyễn Huy Sinh

GS. TS.

Khoa Vật lý


2

Bạch Thành Công

GS.TS.

Khoa Vật lý

3

Tạ Đình Cảnh

PGS. TS.

Khoa Vật lý

4

Lê Thị Thanh Bình

PGS. TS.

Khoa Vật lý

5

Lê Văn Vũ

PGS. TS.


Khoa Vật lý

6

Ngô Thu Hương

PGS. TS.

Khoa Vật lý

7

Ngạc An Bang

TS.

Khoa Vật lý

8

Đỗ Thị Kim Anh

TS.

Khoa Vật lý

9

Phạm Nguyên Hải


TS.

Khoa Vật lý

10

Nguyễn Anh Tuấn

TS.

Khoa Vật lý

11

Nguyễn Việt Tuyên

TS.

Khoa Vật lý

12

Nguyễn Ngọc Đỉnh

ThS.

Khoa Vật lý

STT


8


6. Mục tiêu của môn học
Thông qua việc cung cấp những kiến thứcvề hoạt động của khu vực công cộng trong bối
cảnh của một nền kinh tế thị trường hiện đại, môn học nhằm trang bị cho sinh viên những
kiến thức cơ sở cần thiết, đồng thời giúp họ phát triển các kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp;
hình thành thái độ xã hội phù hợp và tăng cường năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
6.1 Kiến thức:
- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Vật lý Cơ học và Nhiệt động lực
học.
- Nắm được các định luật cơ bản của cơ học cổ điển về chuyển động và nguyên nhân
gây ra sự biến đổi chuyển động của chất điểm, hệ chất điểm và vật rắn. Hiểu được và
áp dụng được các định luật biến thiên và bảo toàn động lượng, mô men động lượng
và năng lượng trong việc giải thích các hiện tượng cơ học và tự nhiên. Hiểu và nhận
biết được các loại dao động cơ, sóng cơ cùng các đặc trưng của sóng. Hiểu được
thuyết tương đối hẹp của Einstein và giới hạn của cơ học cổ điển.
- Nắm được các khái niệm, phương pháp nhiệt động và các nguyên lý cơ bản của nhiệt
động học. Các điều kiện biến hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác và những
biến đổi đó về mặt định lượng. Hiếu được sự dãn nở vì nhiệt của vật liệu, sự dẫn
nhiệt trong các tấm vật liệu phức hợp, nguyên lý hoạt động, hiệu suất của các động
cơ nhiệt, máy lạnh.
- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên để có thể học tập và nghiên
cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

-

-


-

6.2 Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp:
Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.
Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy lôgích, phương pháp
nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/
cử nhân,kỹ sư tương lai.
Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.
Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua đó
có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học trong thực tế
đời sống.
Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như: trung
thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; lập kế hoạch cho tương lai; tổ chức và sắp xếp
công việc; khả năng làm việc độc lập; nhận biết và bắt kịp với những vấn đề của của
nền kinh tế thế giới hiện đại; có động lực và kỹ năng để thúc đẩy sự phát triển cá
nhân và sự nghiệp.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội: Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo
luận trên lớp, làm bài tập, sinh viên được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng
và thái độ xã hội như: Khả năng làm việc nhóm; giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao
tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ
năng thuyết trình).
9


6.4 Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Thông qua các hình thức như
thảo luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi hết môn,
sinh viên có cơ hội và được yêu cầu vận dụng các kiến thức lý thuyết vào việc giải thích,
phân tích, luận giải, đánh giá các vấn đề, chính sách ở Việt Nam. Việc nghiên cứu và
đánh giá các dự án và chính sách trong thực tiễn sẽ gián tiếp phát triển các kỹ năng cá

nhân và nghề nghiệp của sinh viên.
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1 Mục đích và trọng số kiểm tra-đánh giá
Hình thức

Tính chất của nội dung

Mục đích kiểm tra

kiểm tra

KT việc nắm được các luận
Kiểm tra
Đánh giá khả năng nhớ và tái
điểm về lý thuyết, biết vận
thường
hiện các nội dung cơ bản của
dụng các chiến thuật giả bài
xuyên
môn học
(chuyên cần) tập ở mức độ trung bình

Kiểm tra
giữa kỳ

Đánh giá kỹ năng học tập độc
KT việc nắm vững các quy
lập, kỹ năng giải quyết những
luât vật lý, biết vận dụng giải
vấn đề, bài tập, vận dụng các

thích các hiện tượng thực tế
luận điểm lý thuyết đã học ở
có liên quan
mức độ trung bình

Thi kết
thúc

KT việc hiểu sâu lý thuyết, Đánh giá trình độ nhận thức
đánh giá được giá trị của lý và kỹ năng vận dụng lý thuyết
thuyết trên cơ sở liên hệ với giải quyết các vấn đề thực
thực tế
tiễn(bài tập, hiện tượng)

Trọng số
100%

20%

20%

60%

7.2 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá
7.2.1. Bài tập cá nhân
- Về nội dung:
+ Nắm được nội dung cơ bản của từng chương
+ Có lời giải đúng cho ít nhất 65% bài tập, câu hỏi do GV giao
+ Sử dụng các tài liệu do giảng viên yêu cầu. Có thể sử dụng thêm tài liệu do người
học tự tìm.

-Về hình thức:
Nộp bài cho giáo viên/ trợ giảng, cho điểm.
7.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ
Sau khi học xong từng phần cơ sẽ có bài kiểm tra giữa kỳ bằng hình thức tự luận trên
10


lớp. Các tiêu chí đánh giá đối với bài tự luận:
-Về nội dung:
+ Tiêu chí 1: Có trả lời, lời giải đúng cho câu hỏi, bài tập của đề kiểm tra
+ Tiêu chí 2: Lập luận rõ ràng, chính xác, kết quả số đúng đơn vị, giải quyết được vấn
đề
-Về hình thức:
+ Tiêu chí 3: Bố cục hợp lý, trình bày sạch sẽ trên giấy theo quy định
 Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí
Điểm

Mức độ đạt tiêu chí

9 – 10

Đạt 90-100% cả 3 tiêu chí

7–8

Đạt 70-80%

3 tiêu chí

5–6


Đạt 50-60%

3 tiêu chí

Đạt dưới 50%

3 tiêu chí

Dưới 5

7.2.3. Bài thi hết môn
- Tiêu chí và biểu điểm như đối với 7.2.2.
* Ghi chú: Do đặc thù môn học gồm 2 phần kiến thức cơ và nhiệt nên trong việc
ra đề và đánh giá bài thi hết môn, cũng như trong đánh giá các kiểm tra giữa kỳ nên đảm
bảo tỉ lệ giữa 2 phần cơ/nhiệt là 3/2.
8. Học liệu:
8.1 Học liệu bắt buộc:
[1]
[2]
[3]
[4]

Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương Tập 1,
NXB ĐHQGHN, 2005.
Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Vật lý Cơ-Nhiệt đại cương Tập 1 và Tập 2, NXB Giáo
dục Việt nam, 2010.
D. Haliday, R. Resnick and J. Walker, Cơ sở vật lý Tập1, 2, 3; Ngô Quốc Quýnh,
Đào Kim Ngọc, Phan Văn Thích, Nguyễn Viết Kính dịch, NXB Giáo dục, 2001.
Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương Tập 1 Cơ –Nhiệt, NXB Giáo dục,

2007.

8.2 Học liệu tham khảo:
[5]

R.A.Serway and J.Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson
Books/Cole, 6th edition, 2004.
11


[6]
[7]
[8]
[9]

Đàm Trung Đồn và Nguyễn Viết Kính, Vật lý phân tử và Nhiệt học, NXB
ĐHQGHN, 1995.
Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Nhiệt học, NXB Giáo dục, 2009.
Nguyễn Văn Ẩn, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Phạm Viết Trinh, Bài tập vật lý đại cương
Tập 1, NXB Giáo dục, 1993.
Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), Vật lý học đại cương Tập 1, NXB ĐHQGHN, 2005.

9. Tóm tắt nội dung môn học
Nội dung môn học gồm 2 phần Cơ học và Nhiệt học
- Phần Cơ học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Động học và các định luật
cơ bản của động lực học chất điểm, hệ chất điểm,vật rắn. Nguyên lý tương đối Galile.Ba
định luật bảo toàn của cơ học: định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn mômen
động lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Định luật hấp dẫn vũ trụ và chuyển động
của các hành tinh, vệ tinh.Hai dạng chuyển động cơ bản của vật rắn: chuyển động tịnh
tiến và chuyển động quay. Dao động và sóng cơ. Cuối cùng là giới thiệu về thuyết tương

đối hẹp của Anhxtanh.
- Phần nhiệt học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Các kiến thức cơ bản về
nhiệt động lực học mà nội dung xoay quanh ba định luật: định luật số không, định luật
số 1 và định luật số hai. Các vấn đề về nhiệt độ, áp suất, các hiện tượng truyền trên cơ sở
thuyết động học phân tử
10. Nội dung chi tiết môn học
Phần 1. CƠ HỌC
Chương 1. Mở đầu vật lý học (1+0+0)
1.1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành khoa
học, kỹ thuật khác
1.2. Đo lường và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị quốc tế SI
Chương 2. Động học chất điểm (2+1+0)
2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển, phương trình
chuyển động, phương trình quỹ đạo
2.2. Vận tốc. Gia tốc
2.3. Một số chuyển động cơ thường gặp: chuyển động của vật bị ném xiên, chuyển
động tròn
Chương 3. Động lực học chất điểm (3+1+0)
3.1. Ba định luật Newton và áp dụng
12


3.2. Động lượng, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động
lượng
3.3. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa)
3.4. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính, lực quán tính ly
tâm, lực Coriolit
Chương 4. Công và năng lượng (2+1+0)
4.1. Năng lượng, công và công suất
5.2. Động năng. Định lý động năng

4.3. Lực thế. Thế năng. Định lý thế năng
4.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng
4.5. Va chạm
Chương 5. Chuyển động của vật rắn (3+1+0)
5.1. Hệ chất điểm. Khối tâm. Phương trình chuyển động của khối tâm
5.2. Vật rắn. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn
5.3. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh một trục cố định
5.4. Mômen quán tính của vật rắn. Định luật Steiner - Huygen
5.5. Mômen động lượng. Định luật biến thiên và bảo toàn mô men động lượng
5.6. Động năng của vật rắn quay
Chương 6. Dao động và sóng cơ (3+1+1)
6.1. Dao động điều hòa. Biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa
6.2. Tổng hợp dao động
6.3. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng
6.4. Sự truyền sóng trong môi trường đàn hồi. Sóng ngang, sóng dọc
6.5. Phương trình sóng. Năng lượng và mật độ năng lượng của sóng
6.6. Hiện tượng giao thoa sóng. Sóng dừng
6.7. Hiệu ứng Doppler
Chương 7. Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm (2+0+1)
7.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ
7.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn
7.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler
13


7.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai
Chương 8. Cơ sở của thuyết tương đối hẹp (3+0+1)
8.1. Nguyên lý tương đối và phép biến đổi Galileo
8.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp
8.3. Phép biến đổi Lorentz

8.4. Tính tương đối của không gian và thời gian
8.5. Định luật cơ bản của động lực học tương đối tính
8.6. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng
Phần 2. NHIỆT HỌC
Chương 9. Nhiệt độ (1+0+0)
9.1. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học
9.2. Các thang nhiệt giai
9.3. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng
Chương 10. Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (3+1+0)
10.1. Nhiệt, công và nội năng hệ nhiệt động
10.2. Nhiệt dung của vật chất
10.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học
10.4. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng
10.5. Các hiện tượng truyền nhiệt
Chương 11. Thuyết động học chất khí (4+1+0)
11.1. Chất khí lý tưởng. Chuyển động nhiệt. Quãng đường tự do trung bình.
11.2. Áp suất và nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Phương trình cơ
bản của thuyết động học phân tử
11.3. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell
11.4. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzman
11.5. Sự phân bố đều của năng lượng theo bậc tự do
11.6. Nhiệt dung khí lý tưởng
11.7. Công trong quá trình đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. Phương trình đoạn nhiệt
14


Chương 12. Các hiện tượng động học trong chất khí (2+1+0)
12.1. Hiện tượng khuếch tán
12.2. Hiện tượng dẫn nhiệt
12.3. Hiện tượng nội ma sát

Chương 13. Entropi và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học (4+1+0)
13.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch
13.2. Động cơ nhiệt và máy lạnh. Hai cách phát biểu nguyên lý thứ 2 nhiệt động lực học
theo Thomson và theo Clausius
13.3. Chu trình Carnot
13.4. Định lý Carnot về động cơ nhiệt
13.5. Entropy. Nguyên lý tăng Entropy
13.6. Ý nghĩa của Entropy

15


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
ĐIỆN - QUANG

1. Mã môn học: PHY1103
2. Số tín chỉ: 3
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lý thuyết Điện từ: 14
+ Bài tập Điện từ : 9
+ Lý thuyết Quang học: 14
+ Bài tập Quang học: 7
+ Tự học xác định: 0
+ Kiểm tra, đánh giá: 1
3. Các môn học tiên quyết: Giải tích 1 (MAT2401)
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt.
5. Giảng viên:
TT

Họ và tên


Chức danh,
học vị

Địa chỉ
liên hệ

Điện
thoại

1

Đỗ Thị Kim Anh

TS.GV

ĐH KHTN

0904543849

2

Ngạc An Bang

TS.GV

ĐH KHTN

0912445352


3

Phạm Văn Bền

PGS.TS.GVC

ĐH KHTN

PGS.TS.GVC

ĐH QGHN

GV

ĐH KHTN

PGS.TS.GVC

ĐH KHTN

4

Nguyễn Thế Bình

5

Đào Kim Chi

6


Trịnh Đình Chiến

7

Nguyễn Mậu Chung

TS.GVC

ĐH KHTN

8

Võ Lý Thanh Hà

GV

ĐH KHTN

9

Phạm Nguyên Hải

TS.GV

ĐH KHTN

16

0904229007



TT

Họ và tên

Chức danh,
học vị

Địa chỉ
liên hệ

Điện
thoại

10

Hoàng Chí Hiếu

TS.GV

ĐH KHTN

11

Bùi Văn Loát

PGS.TS.GVC

ĐH KHTN


12

Võ Thanh Quỳnh

PGS.TS.GVC

ĐH KHTN

13

Nguyễn Huy Sinh

GS. TS.GVC

ĐH KHTN

14

Lưu Tuấn Tài

GS. TS.GVC

ĐH KHTN

15

Đỗ Đức Thanh

TS.PGS


ĐH KHTN

0902037545
0912948671

16

Đặng Thanh Thủy

ThS.GV

ĐH KHTN

17

Phạm Quốc Triệu

PGS.TS.GVC

ĐH KHTN

18

Lê Tuấn Tú

TS.GV

ĐH KHTN

19

20

Nguyễn Anh Tuấn
Bùi Hồng Vân

TS.GV

ĐH KHTN

ThS. GV

ĐH KHTN

6. Mục tiêu môn học
6.1 Mục tiêu kiến thức:
- Trang bị cho sinh viên nội dung những kiến thức cơ bản nhất về Điện Từ và
Quang học
- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận nội dung của
Vật lý hiện đại và các khoa học liên quan khác.
6.2 Mục tiêu kỹ năng:
Phần Điện từ:

17


-Giúp sinh viên nắm được các hiện tượng cơ bản của điện và từ, các định luật và
việc ứng dụng chúng để: giải các bài tập và làm các bài thực tập tương ứng trong phòng
thí nghiệm; giải quyết những vấn đề thực tế trong hoạt động chuyên môn sau này.
-Biết vận dụng các kiến thức lý thuyết thu nhận từ môn học để giải thích các hiện
tượng thường gặp trong cuộc sống, trong kỹ thuật. Giải được các bài tập theo nội dung

từng chương của chương trình.
Phần Quang học:
- Nắm vững bản chất, giải thích được các hiện tượng quang học như giao thoa,
nhiễu xạ, phân cực ánh sáng và lượng tử ánh sáng như bức xạ nhiệt, các hiện tượng
quang điện và ứng dụng của chúng.
- Biết vận dụng kiến giải thích được các hiện tượng quang học liên quan trong
thực tiễn học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.
6.3 Mục tiêu về thái độ người học:
- Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của môn học.
- Hiểu biết về các hiện tượng quang học trong thiên nhiên và trong đời sống thực
tiễn.
Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học

7.

7.1. Mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá
Hình thức

Mục đích kiểm tra

Trọng số

Kiểm tra

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội dung cơ bản
của môn học.

15%

thường xuyên


Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng trình bày,
thuyết trình một vấn đề lý luận cơ bản.
Kiểm tra giữa
kỳ (Phần 1)

Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập và kĩ năng trình
bày.

25%

Thi kết thúc

Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng liên hệ lý luận
với thực tiễn.

60%

7.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá
Các tiêu chí đánh giá các loại bài tập này bao gồm:
+ Nắm được được nội dung cơ bản của từng chương.
+ Biết vận dụng giải thích các hiện tượng.
+ Khả năng phân biệt, so sánh, liên hệ kiến thức với ứng dụng thực tiễn . Sử
dụng
18


các tài liệu do giảng viên hướng dẫn (có thể sử dụng thêm tài liệu do người
học tự tìm) mở rộng kiến thức.
* Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí:

Điểm

Tiêu chí

9 – 10

- Đạt cả 3 tiêu chí.(mục tiêu A,B,C)
- Đạt 2 tiêu chí đầu.

7–8

- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc,
chưa có bình luận.
- Đạt tiêu chí 1.
- Tiêu chí 2: sức thuyết phục của các luận cứ, luận chứng chưa
thật cao, vấn đề chưa được giải quyết trọn vẹn.

5–6

- Tiêu chí 3: còn mắc một vài lỗi nhỏ.
Dưới 5

- Không đạt cả 3 tiêu chí.

8. Học liệu
Phần Điện –Từ :
8.1. Học liệu bắt buộc
[1]

Cơ sở Vật lý, Nhà xuất bản giáo dục 1998, D.Halliday, R. Resnick and J.Walker.

Fundamental of Physics, John Winley & Sons, Inc.1996.

[2]

R. A. Serway and J. Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson
Brooks/Cole, 6th edition, 2004.

8.2. Học liệu tham khảo
[3] Tôn Tích Ái. Điện và từ. NXB ĐHQGHN, 2004.
[4]

Nguyễn Châu và n.n.k. Điện và từ . NXB Bộ GD&ĐT, 1973.

[5]

Lương Duyên Bình, Dư Trí Công, Nguyễn Hữu Hồ. Vật lý đại cương tập II.
NXB Giáo dục, 2001.

[6]

Vũ Thanh Khiết. Điện và từ, NXB Giáo dục 2004.

Phần Quang học:
8.1 Học liệu bắt buộc
[1] Nguyễn Thế Bình, Quang học, Nhà XN ĐHQG Hà nội, 2007
19


8.2 Học liệu tham khảo
[2] David Halliday, Cơ sở Vật lý, Tập 6, Nhà xuất bản giáo dục, 1998

[3]

Ngô Quốc Quýnh, Quang học, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, 1972

[4]

Lê Thanh Hoạch, Quang học, Nhà xuất bản Đại học KHTN,1980

[5]

Eugent Hecht , Optics , 4th edition, (World student series edition), Adelphi
University Addison Wesley, 2002

[6]

Joses-Philippe Perez , Optique, 7th edition, Dunod ,Paris, 2004

[7]

B.E.A.Saleh, M.C. Teich, Fundamentals of Photonics , Wiley Series in pure and
applied Optics, New York, 1991

9. Tóm tắt nội dung môn học
Phần Điện từ:
Môn học Điện và từ cung cấp cho người học:
- Những kiến thức cơ sở về điện: điện trường, điện thế, dòng điện, các định luật
Ohm, Joule-Lenz…
- Những kiến thức cơ sở về từ: từ trường, lực Lorentz, các định luật Biot- Savart –
Laplace, Faraday...

- Dao động điện và sóng điện từ.
- Các quy luật tương tác giữa các điện tích đứng yên, chuyển động đều, chuyển động
có gia tốc; hiểu được sự chuyển hóa năng lượng giữa điện và từ, hiểu sâu những hiện
tượng liên quan đến kỹ thuật điện, dao động điện.
Phần Quang học:
Trình bày:
+ Các hiện tượng quang học thể hiện tính chất sóng của ánh sáng như: giao thoa,
nhiễu xạ và phân cực ánh sáng
+ Các hiện tượng thể hiện tính chất lượng tử của ánh sáng như bức xạ nhiệt, hiệu
ứng quang điện, hiệu ứng Compton. Phần tính chất lượng tử của ánh sáng bắt đầu từ
các định luật về bức xạ nhiệt để dẫn dắt tới khái niệm lượng tử năng lượng của
Planck và sau đó là thuyết photon của Einstein. Lý thuyết lượng tử của ánh sáng
được vận dụng để giải thích một số hiện tượng quang học điển hình mà lý thuyết
20


sóng không giải thích được.
10. Nội dung chi tiết môn học
Phần Điện –Từ
Nội dung 1:
Chương 1: Điện tích và điện trường

(3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

1.1. Điện tích, định luật Coulomb.
1.2. Điện trường, cường độ điện trường.
1.3. Định luật Gauss.
1.4. Bài tập: Bài tập về điện tích, điện trường.
Nội dung 2:
Chương 2: Điện thế


(3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

2.1. Điện thế, hiệu điện thế.
2.2. Tụ điện, ghép tụ điện.
2.3. Năng lượng điện trường.
2.4. Bài tập : Bài tập về điện thế.
Nội dung 3:
Chương 3: Dòng điện

(2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

3.1. Mật độ dòng điện, điện trở.
3.2. Định luật Ohm, định luật Joule Lenz.
3.3. Các quy tắc Kirchhoff
3.4. Bài tập: Bài tập về dòng điện.
Nội dung 4:
Chương 4: Từ trường

(3 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

4.1. Cảm ứng từ, Định luật Biot - Savart – Laplace.
4.2. Từ trường thông dụng : dòng điện thẳng, dòng điện tròn.
4.3 Lực Lorentz.
4.4. Bài tập: Bài tập về từ trường.
Nội dung 5:
Chương 5: Cảm ứng điện từ

(3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)


5.1. Định luật cảm ứng điện từ Faraday.
5.2. Tự cảm, hỗ cảm.
21


5.3. Mạch dao động LC, sóng điện từ.
5.4. Bài tập: Bài tập về cảm ứng điện từ.
Phần Quang học:
Nội dung 6
Chương 6: Giao thoa ánh sáng

(4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

6.1 Thí nghiệm Young
6.2 Sự phân bố cường độ ánh sáng trong giao thoa với hai khe
6.2.1 Biểu thức cường độ ánh sáng giao thoa
6.2.2 Giao thoa của ánh sáng không đơn sắc
6.3. Giao thoa bản mỏng
6.3.1 Bản mỏng song song và vân đồng độ nghiêng.
6.3.2 Bản mỏng có độ dày thay đổi và vân đồng độ dày.
6.4 Giao thoa nhiều chùm tia - Giao thoa kế Fabry-Perot
6.5 Giao thoa kế Michelson
Bài tập
Nội dung 7
Chương 7: Nhiễu xạ ánh sáng

(4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

7.1 Hiện tượng nhiễu xạ - Nguyên lý Huygens-Fresnel
7.1.1 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

7.1.2 Nguyên lý Huygens-Fresnel
7.1.3 Nhiễu xạ Fresnel và nhiễu xạ Fraunhofer
7.2 Nhiễu xạ Fresnel
7.2.1Phương pháp đới cầu Fresnel.
7.2.2 Nhiễu xạ ánh sáng qua lỗ tròn và đĩa tròn nhỏ
7.3 Nhiễu xạ Fraunhofer
7.3.1 Nhiễu xạ qua một khe hẹp
7.3.2 Nhiễu xạ qua một lỗ tròn
7.3.3 Nhiễu xạ qua 2 khe
7.3.4 Nhiễu xạ qua nhiều khe
7.3.5. Cách tử nhiễu xạ- máy quang phổ cách tử
7.4 Nhiễu xạ tia X
Bài tập
22


Nội dung 8
Chương 8: Phân cực ánh sáng

(3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

8.1. Hiện tượng phân cực ánh sáng qua bản Tourmaline
8.1.1 Thí nghiệm
8.1.2 Giải thích
8.2 Phân loại phân cực ánh sáng và bản chất của ánh sáng phân cực.
8.2.1 Phân cực thẳng
8.2.2 Phân cực tròn
8.2.3 Phân cực ellip
8.2.4 Ánh sáng tự nhiên.
8.3. Định luật Malus.

8.4. Phân cực ánh sáng khi truyền qua tinh thể lưỡng chiết.
8.5. Các bản bước sóng (/4, /2. ) và ứng dụng
Bài tập
Nội dung 9
Chương 9: Lượng tử quang học

(3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

9.1 Bức xạ nhiệt
9.1.1 Đặc trưng của bức xạ nhiệt
9.1.2. Các định luật về bức xạ nhiệt
9.2. Tính chất hạt của ánh sáng
(hay

9.2.1.Thuyết lượng tử năng lượng của Planck và thuyết lượng tử ánh sáng
thuyết photon) của Einstein
9.2.2. Hiệu ứng quang điện
9.2.3 Hiệu ứng Compton

23


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH
1. Mã môn học:

MAT2400

2. Số tín chỉ: 5 (50LT, 25BT)
3. Môn học tiên quyết: Không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):


Nguyễn Đức Đạt, PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học



Trần Ngọc Nam, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học



Võ Thị Như Quỳnh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học



Phó Đức Tài, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học:


Mục tiêu về kiến thức: Giúp sinh viên hiểu và nắm bắt các phương pháp giải hệ phương
trình tuyến tính và hiểu được cấu trúc của tập nghiệm. Giới thiệu các khái niệm ban đầu
về không gian véctơ, hiểu được bản chất sự độc lập, phụ thuộc tuyến tính các véctơ; các
khái niệm về ma trận và ánh xạ tuyến tính; tính toán định thức, giá trị riêng và véctơ
riêng. Môn học giúp sinh viên hiểu được bản chất tích vô hướng và ứng dụng. Ứng dụng
dạng toàn phương để phân loại các đường bậc hai và các mặt bậc hai cơ bản.




Mục tiêu về kĩ năng: Sinh viên có thể phát biểu và trình bày chứng minh các kết quả của
đại số tuyến tính một cách chuẩn mực; thực hiện được các tính toán liên quan đến chủ đề
được học; đọc và hiểu được các ứng dụng của đại số tuyến tính.

 Yêu cầu đối với sinh viên: Yêu cầu sinh viên chăm chỉ đọc lý thuyết và làm bài tập hàng
tuần. Tự đọc được một số vấn đề ứng dụng của đại số tuyến tính (giáo viên sẽ cung cấp),
đặc biệt cho khoa học máy tính.
7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Hệ số điểm: Kiểm tra ngắn & đánh giá việc làm bài tập về nhà (10%); Kiểm tra giữa
kì (30%); Kiểm tra cuối kì (60%).
24


8. Giáo trình bắt buộc:
[1] Tạ Lê Lợi, Đại số và Hình học giải tích 1-2, Giáo trình Đại học Đại cương Ngành ToánTin học, Đại học Đà Lạt, 2005.
Tài liệu tham khảo khác:
[2] H. Anton, Elementary linear algebra, 9th edition, 2005.
[3] J. Hefferon, Linear Algebra, 2012 (tài liệu điện tử miễn phí, download tại
bao gồm sách lý thuyết và sách lời giải các bài
tập).
[4] Lê Tuấn Hoa, Đại số tuyến tính qua các ví dụ và bài tập, NXB ĐHQG, 2005.
[5] V. Proskuryakov, Problem in Linear Algebra, Mir Publishers, Moscow, 1978.
[6] G. Strang, Linear Algebra and its applications, Brook/Cole, 3rd edition, 1988.
9. Tóm tắt nội dung môn học:
Giới thiệu các khái niệm quan trọng của đại số tuyến tính: Không gian véctơ, không
gian véctơ Euclid, ma trận, định thức, ánh xạ tuyến tính, phép biến đổi tuyến tính, giá trị
riêng, véctơ riêng, dạng song tuyến tính và dạng toàn phương, ứng dụng của dạng toàn
phương trong hình học giải tích. Ngoài ra, các kiến thức chuẩn bị cho môn học như các cấu
trúc đại số cơ bản, đa thức, số phức, … cũng sẽ được dùng nhiều cho các môn học khác.
Chi tiết: Nội dung chính của chương 0 bao gồm các kiến thức chuẩn bị cho môn học:

Các cấu trúc đại số cơ bản (nhóm, vành và trường); Đa thức; Trường số phức. Hai kết quả
quan trọng trong phần chuẩn bị này là về phương trình đa thức: Mọi đa thức (có hệ số
phức) luôn có đủ nghiệm trên trường số phức; Mọi đa thức (có hệ số thực) luôn phân tích
được thành tích của các đa thức bậc nhất và bậc hai có hệ số thực. Chương một đề cập đến
ma trận và hệ phương trình tuyến tính. Bằng ngôn ngữ ma trận, trình bày phương pháp khử
Gauss để giải hệ phương trình tuyến tính. Chương hai đề cập đến không gian véctơ, bao
gồm các khái niệm cơ bản: Cơ sở và số chiều; Tổng, tích và thương của các không gian
véctơ. Chương ba đề cập đến ánh xạ tuyến tính và ma trận của ánh xạ tuyến tính. Kết quả
trọng tâm nhất trong chương này là Định lý đồng cấu và ứng dụng vào hệ phương trình
tuyến tính. Chương bốn đề cập đến định thức và một số ứng dụng, trọng tâm là ứng dụng
định thức để giải hệ phương trình tuyến tính không suy biến. Chương năm đề cập đến phép
biến đổi tuyến tính, tức là ánh xạ tuyến tính từ một không gian véctơ vào chính nó. Trong
chương này, các khái niệm/vấn đề cốt lõi như véctơ riêng, giá trị riêng và chéo hóa ma trận
sẽ được trình bày. Chương sáu đề cập đến không gian véctơ Euclid, đưa các khái niệm “độ
dài” của véctơ và "góc" giữa các véctơ vào không gian véctơ nhiều chiều. Ngoài ra, sẽ giới
thiệu các phép biến đổi tuyến tính đặc biệt của các không gian véctơ Euclid, bao gồm phép
biến đổi trực giao và phép biến đổi đối xứng. Một vấn đề trọng tâm trong chương này là
25


chéo hóa ma trận đối xứng, vấn đề bày sẽ được sử dụng vào chương cuối. Chương cuối
khảo sát dạng song tuyến tính, dạng toàn phương và ứng dụng trong hình học giải tích, cụ
thể là sinh viên biết cách phân loại các đường bậc hai và mặt bậc hai.
10. Nội dung chi tiết môn học:
Chương 0: KIẾN THỨC CHUẨN BỊ
9 giờ TC (6 tiết LT + 6 tiết BT)
0.1 Các cấu trúc đại số cơ bản: Nhóm, vành và trường
0.2 Trường số phức
0.3 Đa thức
Chương 1: MA TRẬN VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH

9 giờ TC (6 tiết LT + 6 tiết BT)
1.1 Ma trận
1.2 Các phép toán trên ma trận
1.3 Hệ phương trình tuyến tính: Phương pháp khử Gauss
Chương 2: KHÔNG GIAN VÉCTƠ
12 giờ TC (8 tiết LT + 8 tiết BT)
2.1 Không gian véctơ, không gian véctơ con và các ví dụ
2.2 Hệ véctơ độc lập tuyến tính và hệ véctơ phụ thuộc tuyến tính
2.3 Cơ sở và số chiều của một không gian véctơ
2.4 Tổng, tích và thương của các không gian véctơ
Chương 3: ÁNH TUYẾN TÍNH
9 giờ TC (6 tiết LT + 6 tiết BT)
3.1 Ánh xạ tuyến tính
3.2 Ánh xạ tuyến tính và ma trận
3.3 Giới thiệu về không gian đối ngẫu
Chương 4: ĐỊNH THỨC
9 giờ TC (6 tiết LT + 6 tiết BT)
4.1 Định thức và các tính chất
4.2 Tính định thức
4.3 Một số ứng dụng của định thức
26


×