Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.62 KB, 11 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH.
1. Xây dựng Đảng – quy luật tồn tại và phát triển của Đảng
Xây dựng Đảng là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài.
Tính tất yêu khách quan của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được
Hồ Chí Minh lý giải theo căn cứ :
+ Xây dựng, chỉnh đốn Đảng bị chế định bởi quá trình phát triển liên tục
của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.
+ Là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên
đều chiụ ảnh hưởng, tác động của xã hội.
=> Mỗi cán bộ đảng viên phải rèn luyên. Đảng phải thường xuyên chú ý
đến việc chỉnh đốn đảng
+ Xây dựng chỉnh đốn đảng là cơ hội rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho
mỗi cán bộ, đảng viên

2.Nội dung công tác xây dựng ĐảngCộng sản Việt Nam
a. Xây dựng Đảng về tư tưởng lí luận
* Vai trò của lí luận
+ Chủ nghĩa là nòng cốt của Đảng, Đảng mà ko có chủ nghĩa thì như
người không có trí khôn, tàu không có kim chỉ nam.
+ Không có lí luận cách mạng thì Đảng không thể hoạt động được,
không lien kết được các cá nhân, không tạo được sức mạnh.
+Theo Hồ Chí Minh :” Cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lenin”.
* Nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng lí luận


+ Việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mac-lenin phải phù
hợp với từng đối tượng.
+ Việc vận dụng chủ Nghĩa Mác – Lenin phải phù hợp với từng hoàn
cảnh.
+ Kế thừa kinh nghiệm tốt của Đảng cộng sản khác, đồng thời phải tổng


kết kinh nghiệm của mình để bổ sung vào chủ nghĩa Mác-Lenin.
+ Đấu tranh bảo vệ sự trong sang của chủ nghĩa Mac-lenin.
b. Xây dựng Đảng về chính trị.
* Nội dung:
+ Xây dựng đường lối chính trị
+ Bảo vệ chính trị
+ Xây dựng và thực hiện nghị quyết
+ Xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị
+ Củng cố Lập trường chính trị
+ Nâng cao bản lĩnh chính trị
* Trong các nội dung trên xây dựng đường lối chính trị là vấn đề cốt tử.
Để xây dựng đường lối chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi
phải:
+ Xây dựng đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn
+ Đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác –
lenin, vận dụng nó vào từng hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng
thời kì cách mạng


+ Học tập kinh nghiệm của các ĐCS anh em nhưng phải xem xét trên
điều kiện của đất nước trong các giai đoạn thời kì.
+ Để có đường lối chính trị đúng đắn Đảng phải thật sự là đội ngũ tiên
phong dũng cảm và là bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và cả dân tộc.
+ Thường xuyên giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, liên tục cập
nhật thông tin thời sự cho các Đảng viên cùng toàn thể nhân dân để họ
luôn giữ vững lập trường, giữ vũng bản lĩnh chính trị trong mọi hoàn
cảnh.
c.Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ
*Hệ thống tổ chức của Đảng

-Hệ thống tổ chức của Đảng phải chặt chẽ, có tính kỷ luật cao từ Trung
ương đến cơ sở
-Hồ Chí Minh rất coi trongjvai trò của chi bộ trongheej thống tổ chức
Đảng
+ Chi bộ là hạt nhân, quyết dịnhđến chất lượng lãnh đạo của Đảng
+ Chi bộ là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng
viên
+ Chi bộ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa Đảng với quần
chúng nhân dân
*Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng:


Nguyên tắc tập trung dân chủ

- Vị trí & vai trò:
+ Là nguyên tắc quan trọng, rường cột để xây dựng Đảng


+ Là nguyên tắc quan trọng để xét Đảng Macxit chân chính
+ Là yếu tố quyết định sức mạnh của Đảng
+ Là nguyên tắc tổ chức của Đảng
- Nội dung: là sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ
+ Tập trung: thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý để điều
hành, chỉ đạo thực hiện pháp luật.
+ Dân chủ: là mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí
tuệ tập thể vào hoạt động quản lý. Phát huy khả năng tiềm tàng của đối
tượng quản lý trong quá trình thực hiện pháp luật.
+Mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ: Trong từng mặt “dân chủ” và
“tập trung” đã có sự hòa quyện và chuyển hóa cho nhau: tập trung đã
chứa yếu tố dân chủ, cũng như trong dân chủ đã chứa đựng yếu tố tập

trung. Vì thế, tập trung chân chính không thể tồn tại nếu như không có
dân chủ chân chính; ngược lại, dân chủ chân chính không thể có được
nếu như không có tập trung chân chính.
-Ý nghĩa: Có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng đối với
công tác quản lý xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta
hiện nay.
+Nó là nguyên tắc cơ bản, đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt
trong quá trình quản lý nhà nước quản lý xã hội.
+Trong quản lý hành chính thì nguyên tắc này nó đảm bảo cho sự tập
trung quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lí để điều hành, chỉ đạo việc
thực hiện chính sách, pháp luật một cách thống nhất.
+Đảm bảo việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí
tuệ tập thể trong hoạt động quản lý.
+ Giúp cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân hoàn thiện hơn.


+ Tạo nên sự thống nhất về ý chí trong việc quản lý hành chính nhà
nước.


Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách:

- Vị trí & vai trò:
+ Là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
+ Nguyên tắc hạt nhân của nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nội dung:
+ Tập thể lãnh đạo: cần thiết cho toàn Đảng cũng như cho mỗi cấp uỷ,
bởi Đảng cũng như mỗi cấp uỷ có trách nhiệm định hướng chính trị cho
sự tồn tại và phát triển của đất nước, của mỗi địa phương, đơn vị mà
Đảng lãnh đạo. Muốn hoàn thành tốt bổn phận, trách nhiệm đó, Đảng,

cũng như mỗi cấp uỷ phải mở rộng dân chủ trong bàn bạc, thảo luận,
phát huy trí tuệ tập thể để tìm ra chân lý, phương hướng cách mạng đúng
đắn, sáng tạo.
+ Cá nhân phụ trách: là khi công việc của Đảng, của cấp uỷ, của tập thể
sau khi đã được bàn bạc thấu đáo đi đến ra nghị quyết hoặc quyết định
thì phải được phân công cho từng người phụ trách thi hành. Việc gì một
người không làm nổi phải giao cho một tập thể thực hiện thì cũng phải
có người đứng đầu tập thể đó chịu trách nhiệm chính.
+ Mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách: Lãnh đạo
không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả
là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi,
lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo và cá
nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau.
- Ý nghĩa: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là một nguyên tắc có ý
nghĩa hết sức lo lớn. Từ việc thực hiện nguyên tắc này, Đảng không
ngừng phát huy sức mạnh nội lực, củng cố tinh thần đoàn kết, vượt qua
nhiều thách thức, đạt nhiều thành tựu quan trọng.




Nguyên tắc tự phê bình và phê bình:

- Vị trí & vai trò:
+ Là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng
+ Là luật phát triển của Đảng
+ Là vũ khí sắc bén để rèn luyện đảng viên
+ Bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch vững mạnh
- Nội dung:
+ Tự phê bình: là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình

+ Phê bình: là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình
+ Mối quan hệ giữa tự phê bình và phê bình: Tự phê bình và phê bình
phải đi đôi với nhau. Để làm cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau
và giúp nhau chữa những khuyết điểm.
- Ý nghĩa: giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách
làm việc cho tốt hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ, làm cho công
việc tiến hơn; thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Chính phủ và nhân
dân.v.v


Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh, tự giác

Là nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
* Kỷ luật nghiêm minh:
+ Đối tượng: Thuộc về tổ chức Đảng
+ Khái niệm: Là kỷ luật đối với mọi đảng viên, không phân biệt cán bộ
lãnh đạo cao hay thấp, là cán bộ lãnh đạo hay đảng viên thường.
Mọi cán bộ, đảng viên đề bình đẳng trước kỷ luật Đảng


* Kỷ luật tự giác:
+ Đối tượng: Thuộc về mỗi cán bộ, đảng viên
+ Khái niệm: Là sự tự giác chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và kỷ luật
của Đảng, các đoàn thể và pháp luật của Nhà nước.
Việc tham gia vào tổ chức Đảng không phải do ép buộc và việc tuân thủ
kỷ luật của Đảng cũng vậy. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Kỷ luật này là do
lòng tự giác của Đảng viên về nhiệm vụ của họ đối vơi Đảng”. Câu nói
đã cho ta thấy rõ quan điểm đề cao tính tự giác của mỗi cá nhân ở
Người.
* Ý nghĩa: Làm cho Đảng thật sự là một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, đưa

cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là chấp hành các chủ trương, Nghị
quyết của Đảng vô đều kiện và tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo
và sinh hoạt Đảng, các nguyên tắc xây dựng Đảng.
Từ việc phải tuân thủ kỷ luật của Đảng mỗi đảng viên dù ở cương vị
nào, mỗi cấp ủy dù ở cấp dộ nào thì đều phải nghiêm túc chấp hành kỷ
luật của các đoàn thể và pháp luật của Nhà nước, tuyệt dối không ai
được cho phép mình coi thường, thậm chí đứng trên tất cả. Ý thức kỷ
luật đó chính là ý thức Đảng của giai cấp công nhân.
Việc đề cao ý thức kỷ luật đó đối với mọi cán bộ, đảng viên từ trên
xuống dưới làm tăng thêm uy tín của Đảng, ngược lại ý thức kỷ luật
xuoongs thấp, nếu cán bộ đảng viên vi phạm kỷ cương phép nước nhiều
lần, tự cho mình là người lãnh đạo, coi thường kỷ luật của các đoàn thể
nhân dân, thì uy tín của Đảng giảm thấp, càng dẫn đến nhiều nguy cơ
xấu cho Đảng.


Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng:

Đây là một truyền thống quý báu, cao đẹp của dân tộc. Lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã hun đúc nên con


người Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, sống thuỷ chung, nhân ái
và sự đoàn kết cộng đồng sâu sắc thể hiện ở triết lý: “thương người như
thể thương thân”; “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, toàn dân góp
sức”
Và truyền thống cao đẹp này đã được xây dựng thành nguyên tắc sinh
hoạt quan trọng của Đảng
* Đoàn kết thống nhất trong Đảng phải dựa trên mục tiêu, lý tưởng của

Đảng, dựa trên đường lối, chủ trương , lợi ích giai cấp - nhân dân - dân
tộc.
Nguyên tắc đó phản ảnh quy luật vận động và phát triển của Đảng. Đoàn
kết trong Đảng là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Bác Hồ nói:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” là bao gồm cả sự đoàn kết trong
Đảng, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, và chỉ có sự đoàn kết cơ bản
và rộng rãi như thế mới thật sự là sức mạnh vô địch, cơ sở cho mọi
thắng lợi và thành công của cách mạng. Thống nhất trong Đảng là sự
thống nhất cao nhất và toàn diện nhất. Từ đó thống nhất về hành động.
Có thể nói đoàn kết thống nhất trong Đảng là vấn đề sinh tử của toàn
Đảng và từng đảng bộ các cấp. Để duy trì đoàn kết thống nhất trong
Đảng thì tổ chức Đảng thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình
với tinh thần trung thực, chân thành, thẳng thắn.
Cán bộ, công tác cán bộ trong Đảng
Theo Hồ Chí Minh: “Cán bộ là những ng đem chính sách của Đảng, của
Chính Phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem
tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để
đặt chính sách cho đúng”
+ Vị trí, vai trò của cán bộ: Cán bộ có vai trò rất quan trọng. Là cầu nối
giữa nhân dân với Đảng, Chính phủ. Là người truyền tải những “thông
điệp” của Đảng, Chính phủ đên với nhân dân và ngược lại. Nếu không
có cán bộ thì khoảng cách giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân là vô cùng
lớn, từ đó sức mạnh của dan tộc sẽ khó mà được phát huy.


Bác đã từng nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc…muôn việc thành
công hoặc thất bại, đều cán bộ tốt hay kém:.
+ Tiêu chuẩn của cán bộ: Là cầu nối, cán bộ phải là người am hiểu vấn
đề truyền tải. Để tiếng nói có sức mạnh uy tín trước toàn Đảng, toàn dân
thì cán bộ phải có đạo đức cách mạng, có năng lực tương ứng với nhiệm

vụ được giao, tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, luôn tiếp thu có chọn lọc
khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới… Và phải lấy đạo đức làm gốc
rễ cho mọi hành động.
+ Công tác cán bộ: Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng
Đảng phải hiểu rõ và đánh giá đúng năng lực và phẩm chất của cán bộ.
Có sự kết hợp giữa các thế hệ cán bộ tạo thành một thể thống nhất; phải
khéo dùng cán bộ đúng với năng lực và thế mạnh, tránh các điểm yếu
của họ; xem xét mọi vấn đề phải công tâm, khách quan công bằng.
Mạnh dạn cất nhắc cán bộ; xem xét rõ ràng trước khi đề bạt, trọng dụng
và gióa phó công việc tránh những hậu quả xấu; luôn có chính sách bồi
dưỡng, giúp đỡ để họ hoàn thành công việc và để gần gũi với họ mới có
những quan hệ tốt và lâu bền trong Đảng. Kịp thời trọng dụng nhân tài,
những người có năng lực, phẩm giá, làm việc có ích cho nhân dâ
d, Xây dựng Đảng về đạo đức
* HCM khẳng định : Một Đảng chân chính cách mạng phải có đạo đức.
Đạp Đức tạo nên sức mạnh, uy tín của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh
đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân.
* Xét về thực chất đạo đức của Đảng là đạo đức mới, đạo đức cách
mạng. Đạo đức đó mang bản chất của giai cấp công nhân, cũng là đạo
đức Mác – Lênin, đạo đức cộng sản chủ nghĩa mà nội dung cốt lõi là chủ
nghĩa nhân đạo chiến đấu.
* Giáo dục đạo đức cách mạng là một nội dung quan trọng trong việc tu
dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên. Nó gắn chặt với cuộc đấu tranh


chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức nhằm làm cho Đảng ta luôn
thực sự trong sạch vững mạnh.
* Quan tâm đế đạo đức cách mạng, gắn đạo đức với tư cách của 1 Đảng
viên chân chính cách mạng, HCM đã góp phần bổ sung, mở rộng, phát
triển quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nội dung công tác xây

dựng Đảng, phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử các nước phương
Đông trong đó có Việt Nam.
KẾT LUẬN
Ý nghĩa từ vấn đề nghiên cứu:


Hồ Chí Minh đã kết hợp chặt chẽ nhận thức lý luận và hoạt
động,tổng kết thực tiễn,xác lập nên một hệ thống quan điểm,tư
tưởng về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng cộng sản trong điều
kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến,kinh tế nông nghiệp lạc
hậu và các đặc điểm văn hóa truyền thống phương Đông.

=>Là nền tảng cho sự hình thành vị trí,vai trò,bản chất của Đảng cộng
sản và những vấn đề có tính nguyên tắc liên quan đến công tác xây dựng
Đảng trong sạch vững mạnh.


Hồ Chí Minh có những phát kiến đặc biệt sáng tạo,phản ánh mối
quan hệ biện chứng giữa bản chất giai cấp công nhân và tính dân
tộc,tính nhân dân của Đảng.



=>Quan niệm này đã trở thành sáng tạp riêng của Hồ Chí Minh
góp phần cụ thể hóa và phát triển lý luận Mác-Lenin về Đảng cộng
sản.



Đảng ta cần đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trên tất cả các mặt

tư tưởng-lý luận,chính trị,tổ chức và cán bộ.

=>Làm cho Đảng ta thật sự trong sạch,đạt đến tầm cao về đạo đức,trí
tuệ,bản lĩnh,hoàn thành các mục tiêu trong công cuộc xây dựng đất nước
giàu mạnh,phát triển.




×