Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Giới thiệu cảnh sát nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.26 KB, 2 trang )

Cảnh sát Nhật Bản - Người hỗ trợ và
người bạn gần gũi!

Hãy hình dung chúng ta được chứng kiến những cảnh tượng sau đây: Một người dân
Nhật Bản tới gặp một sĩ quan cảnh sát, kể cho họ nghe tường tận từng chi tiết
những gì đang xảy ra tại khu vực. Ở một nơi khác, có người cảnh sát bấm chuông
một gia đình vừa mới dọn tới khu phố, tự giới thiệu bản thân mình với họ. Vị sĩ
quan được mời vào nhà dùng một tách trà.
Hệ thống an ninh ở Nhật Bản cũng không có gì khác so với các nước phương Tây,
thậm chí còn phân chia theo nhiều cấp bậc hơn, tuy vậy đồng thời nó cũng hoạt
động hết sức gần gũi với công dân. Những đồn cảnh sát được gọi là Koban thường
có từ một tới mười cảnh sát. Chúng ta có thể tìm thấy họ ở tất cả các cụm dân cư,
nơi họ thường dành phần lớn thời gian làm việc và tìm hiểu những người dân sống
nơi đây. Họ có cái nhìn tổng quan về không khí ở khu vực và cũng thông thạo mọi
con phố ở nơi đó.
Các cảnh sát quản lý và giữ gìn trật tự cũng như an ninh thông qua sự hiện diện
thường trực cũng như sự tương quan với người dân.
Những cảnh tượng miêu tả phía trên không hề do trí tưởng tượng, mọi chuyện thật
sự đã xảy ra như vậy và sẽ luôn là như vậy. Những việc mà nếu ở phương Tây sẽ bị
phạt vì bị coi là tố giác người khác, thì đối với người Nhật lại là một chuyện thường
tình. Các công dân kể cho cảnh sát nhiều chuyện rất tường tận, bởi vì họ biết các
cảnh sát không coi mình là bề trên, mà là một phần quan trọng trong cộng đồng.
Cảnh sát Nhật không chỉ có trách nhiệm phòng chống tội phạm, mà còn đảm bảo
sự yên tĩnh và hòa bình trong làng hoặc phố. Họ hóa giải những xung đột giữa hàng
xóm láng giềng, bất hòa của vợ chồng, phòng chống việc phá hoại các công trình
nghệ thuật, giữ, quản lý và chứng nhận đồ vật bị thất lạc.
Chúng ta có thể thấy cái tên Koban (交交) được viết cả bằng chữ cái Latinh ở trên các
bờ tường hoăc ở trạm cảnh sát công cộng. Nó bắt nguồn từ chữ kōtai (交交) nghĩa là


"thay thế" và tachiban (交交) mang nghĩ "canh gác", ghép lại có nghĩa là "luân phiên


canh gác".
Nếu là người nước ngoài, bất kể khi nào đến Nhật, khi cần giúp đỡ, bị lạc hoặc có
bất kì thắc mắc nào, đừng ngần ngại mà tìm đến một cảnh sát ở Koban. Việc này
cũng nằm trong nhiệm vụ của họ, những người sẽ tận tình chỉ dẫn cho bạn.



×