Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Giáo trình Lý thuyết quản trị kinh doanh: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.33 MB, 156 trang )

TRNG OẠI HỌC KINH TÊ QUỐC DÂN

KHOA KHỊA họ c q u ả n lý


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Q u ố c DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
C hủ b iê n : P G S .T S ẵM ai V ă n B ư u - P G S .T S .P h a n K im C h iế n

GIÁO TRÌNH

LỶ THUYẾT QUẢN TRỈ


KINH DOANH
(Tá/ắbdn)

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT



LỜI NĨI ĐẦU

G iáo trình "Lý thuyết quản trị kin h doanh" d o B ộ m ôn
K h oa học quản lý nay là K h oa K h oa học quản lý - Đại học
K in h tế quốc dẫn biên soạn, dược xuất bản làn đàu năm 1994,
n hàm

cung cáp cho sin h viên các trường d ạ i học kin h tế

những nguyên lý ca bản, có hệ thống về các ván d ề quản trị


kin h doan h, tạo diều kiện cho sinh viên nấm tốt hon các
ngành quản trị kin h d oan h cụ thề. Thời g ian lên láp của g iáo
trình này tại trường Đại học K inh tế quốc dàn từ 45 - 60 tiết.
Trải qu a ba năm g iản g dạy và tổng kết kin h nghiệm, với
sự m ong m uốn có m ột g iá o trình hồn thiện hơn, năm 1997
g iá o trình "Lý thuyết quản trị kin h d o a n h " dược xuát bản lần
thứ hai, có sự dổi mới cả về nội dung và kết cáu. Từ thảng
10 n ăm 1997 dến nay g iá o trình được tái bản nhiầu lăn đ ể
p hụ c vụ dôn g d ả o sinh viên và bạn dọc.
Thực hiện chủ trương năng cao ch át lượng học tập, trong
d ó ch át lượng g iá o trình là m ột trong những nhân tố cơ bản,
Đ ại học K in h tế quốc dản tổ chức thám đ ịn h hệ thống g iáo
trình d an g dược g iản g dạy tại trường. N gày 24 tháng 7 năm
1998 H ội đ òn g d ã thẩm đ ịn h và kết luận g iá o trình "Lý
thuyết quản trị kinh doanh" về cơ bản đ ả m bảo chát lượng,
dược p h ép xuát bản d ề p h ụ c vụ sinh viên trong trường.
Tiếp n hận những ý kiến dón g góp của H ội dịn g thầm
d ịn h g iá o trình, K h oa K h oa học quản lý tổ chức hoàn thiện
m ột lầ n nữa g iá o trình "Lý thuyết quản trị kin h doanh" do

3


PG S.T S. M ai V ăn Bưu và P G S .T S. P h a n K im C h iến ch ủ
biên. Việc h o à n thiện các chư ơng được p h ả n côn g cụ thê
n hư sau :
- P G S .T S. M ai V ăn Bưu, chư ơng 1
- G S.TS. Đ ỗ H oàn g Toàn, m ục I, I I chư ơn g I I
- P G S .T S . L ê T hị A nh Văn, m ục I I I chư ơn g I I
- TS. N guyễn V ăn Duệ, m ục I V và V chư ơn g I I

- P G S .T S . P h a n K im C hiến, chư ơng I I I
- TS. N guyễn T h ị H ồn g T hủy: C hư ơng r v
- TS. H ồ T h ị B ích Vân, C hương V.
- P G S .T S. Đ oàn T hị T hu H à, chư ơn g V I
- PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, chương V II
- TS. Vũ Đình Tích, chương V III
Mặc dù đ ã có nhiều c ố g ắn g nhưng g iá o trình xuất bẳn lần này
củng khó tránh khỏi những thiếu sót. K h oa K h oa học qu ản lý m ong
nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, củ a an h ch ị em sin h
viên và tất cả các bạn đọc.
K hoa K hoa học quản lý xin chân thàn h cám ơn tất cả những a i
đã giúp đỡ cho g iá o trình được xuất bản lần này. Trước h ết là lã n h
đ ạo trường Đ ại học K inh t ế quốc dân, H ội đồng thẩm đ ịn h n hà
trường, N hà xuất bản K h oa học và Kỹ thuật, các tác g iả củ a cá c tài
liệu m à g iá o trình đ à tham kh ảo v ấ sử dụng.
Thư góp ý xin g ử i về N hà xuất bản K h oa học và Kỹ thu ật h oặc
K hoa K hoa học quần lý - Đ ại học K in h t ế quốc dân H à Nói

K hoa K hoa h o c qu ản lv

4


Chương I

KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Để có cơ sở nghiên cứu các vấn đề quản trị kinh doanh,
trước hết cần làm rõ các khái niệm : kinh doanh, doanh
nghiệp, quản trị kinh doanh và lý thuyết quản trị kinh doanh.
I. KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

1.

Kinh doanh

Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau vê kinh doanh.
Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương
thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể
hiểu, kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhầm mục tiêu sinh
lờí của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Kinh doanh được phân biệt với các hoạt động khác bởi
các đặc điểm chủ yếu sau :
- Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện được gọi là
chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là các cá
nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp.
- Kinh doanh phải gắn với thị trường. T h ị1trường và kinh
doanh đi liền với nhau như hình với bóng - khng có thị
trường, thì khơng có khái niệm kinh doanh.

5


- Kinh doanh phải gắn với vận động của đồng vốn. Chủ
thể kinh doanh khơng chỉ có vốn mà cịn cần phải biết cách
thực hiện vận động đồng vốn đtí khơng ngừng. Nếu gạt bỏ
nguồn gốc bóc lột trong cơng thức tư bản của C.Mác, có thể
xem cơng thức này là công thức kinh doanh : T - H - s x ... H’ - T ’ : chủ thể kinh doanh dùng vốn của mình dưới hỉnh
thủc tiền tệ (T) mua những tư liệu sản xuất (H) để sản xuất
(SX) ra những hàng hóa (H’) theo nhu cẩu của thị trường rồi
đem những hàng hóa này bán cho khách hàng trên thị trường
nhằm thu được số lượng tiền tệ lớn hơn (T’).

- Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời - lợi nhuận
( T - T > 0).
2ể Doanh nghiệp

2ếi. Khái niệm
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục
đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Những nội dung chính của khái niệm doanh nghiệp bao gồm :
- Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị được thành lập
theo quy định của pháp luật để chủ yếu tiến hành các hoạt
động kinh doanh.
- Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh có quy mơ đủ
lớn (vượt quy mơ của các cá thể, các hộ gia đình ...) như hợp
tác xã, cơng ty, xí nghiệp, tập đồn v.vế.. Thuật ngữ doanh
nghiệp có tính quy ước để phân biệt với lao động độc lập hoặc
người lao động và hộ gia đình của họ.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống, theo nghĩa nó cũng
có vịng đời của nó với các bước thãng trầm, suy giảm, tăng
trưởng, phát triển hoặc bị diệt vong.

6


Đặc điểm chung của khái niệm doanh nghiệp được mô tả
trong sơ đổ l ệl ẽ

Sơ đồ 1.1.

Đặc


điểm chung của các doanh

nghiệp

2.2. Các b ạ i hình doanh nghiệp ờ nước ta hiện nay
Loại hình doanh nghiệp là một phạm trù đa nghía, đượi
dùng trong nhiều trường hợp : vể tổ chủc sản xuất, về hìnl
thức sở hữu, về quy mô, về lĩnh vực hoạt động kinh doanh v.v.
a.

Theo quy m ô uề vốn, lao độn g và sản p h ẩm

Theo tiêu thức này các doanh nghiệp được chia thành
doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Tiê
chuẩn để phân chia doanh nghiệp thành các loại hình doan
nghiệp trên thay đổi theo thời gian và theo từng nước, ị Việ
Nam hiện nay, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phẩ
lớn ở tất cả các thành phẩn kinh tế - kinh tế Nhà nước, kin
tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước.


Mỗi loại hình doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ đếu có ưu và
nhược điểm. Khơng có loại doanh nghiệp nào chỉ toàn ưu điểm
(lợi thế) cho chủ doanh nghiệp đd (doanh nhân), cũng như
khơng có loại doanh nghiệp nào tồn nhược điểm. Việc lựa
chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể nào phụ thuộc vào nhiều
nhân tố, cả phía doanh nhân và mơi trường. Đó là quy mơ
những yếu tố sản xuất mà doanh nhân có, đặc biệt là khả
năng về vốn, vể trình độ tổ chức quản lý, vể quy mơ thị
trường sản phẩm đấu ra, về tính kinh tế của quy mô doanh

nghiệp, cũng như về đặc điểm ngành nghé kinh doanh v.v...
Vể doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ không có luật doanh
nghiệp cho từng loại. Chúng được thành lập và hoạt động theo
luật vể doanh nghiệp Nhà nước, luật công ty, luật doanh
nghiệp tư nhân, luật hợp tác xã, luật đấu tư nước ngoài tại
Việt Nam v.v... Tùy thuộc loại hình sở hữu của doanh nghiệp.
b. Theo loại hìn h sỏ hữu của d oan h nghiệp
Theo tiêu thức này các doanh nghiệp được chia thành :
doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp
tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp
thuộc- tổ chức chính trị - xã hội.
b .l. Doanh nghiệp N hà nước
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IX (ngày 2 0 - 4-1 9 9 5 )
Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp Nhà nước thay cho
tất cả các văn bản pháp quy từ trước đến nay của Chính phù
đã ban hành.
Theo luật này, doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh
tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý
hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích, nhầm thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.

8


Dựa trên mục đích yà đặc điểm hoạt động, doanh nghiệp
Nhà nước được chia thành doanh nghiệp kinh doanh và doanh
nghiệp cơng ích.
- Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh
nghiệp hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động cơng ích là doanh

nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ cơng cộng theo
các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh. Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu
khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Các quy định về doanh nghiệp
Nhà nước hoạt động cơng ích được ghi trong Luật doanh
nghiệp Nhà nước ngày 2 0 -4-1995, Nghị định số 56-C P ngày
2-1 0 -1 9 9 6 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
cơng ích ; Thơng tư số 1-ĐKH/DN ngày 29-1-1997 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 56-C P ngày
2 -1 0 -1 9 9 6 của Chinh phủ vê doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
cơng ích.
*

Theo phần vốn góp trong doanh nghiệp, doanh nghiệp

Nhà nước chia thành :
- Doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước. Vốn Nhà nước
giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng là vốn ngân sách
Nhà nước cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách Nhà nước và vốn
của doanh nghiệp Nhà nước tự tích lũy.
- Doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước. Cổ
phần chi phối của Nhà nước bao gốm các loại cổ phần sau :
+

Cổ phẩn của Nhà nước chiếm trên 50% tổng số cổ

phần của doanh nghiệp.
+ Cổ phẩn của Nhà nước ít nhấf cr?'r> hai lầr> cổ phần của
cô’ đông lớn nhất khác trong doanh nghiẹp.


9


4- Cổ phần đặc biệt của Nhà nước là cổ phấn của Nhà
nước- trong một doanh nghiệp mà Nhà nước khơng có cổ phần
chi phối nhưng có quyển quyết định một số vấn đề quan trọng
của doanh nghiệp theo, thỏa thuận trong điêu lệ doanh nghiệp,
* Theo hình thức tổ chức quản lý, doanh nghiệp Nhà nước
chia thành doanh nghiệp Nhà nước có hội đồng quản trị và
doanh nghiệp Nhà nước khơng có hội đồng quản trị.
- Doanh nghiệp Nhà nước có hội đồng quản trị là tổng
cơng ty Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước độc lập, quy mô
lớn có cơ cấu tổ chức quản lý như sau :
+

Hội đổng quản trị, Ban giám sát

+

Tổng giám đốc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc

Quy định vể doanh nghiệp có hội đổng quản trị được ghi
trong mục I chương V Luật doanh nghiệp Nhà nước ban hành
ngày 20-4-1 9 9 5 .
- Doanh nghiệp Nhà nước khơng có hội đồng quản trị là
doanh nghiệp Nhà nước mà trong cơ cấu tổ chức quản lý
doanh nghiệp không cđ hội đổng quản trị, chỉ có giám đốc và
bộ máy giúp việc. Quy định vể doanh nghiệp Nhà nước khơng
có hội đổng quản trị được thực hiện theo Luật doanh nghiệp
Nhà nước ban hành ngày 2 0 -4 -1 9 9 5 tại mục II điễu 39, 40.

* Theo hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp Nhà
nước chia thành : các doanh nghiệp Nhà nước độc lập và các
tổng công ty Nhà nước.
- Các doanh nghiệp Nhà nước độc lập (công ty Nhà nước)
là doanh nghiệp Nhà nước đơn nhất trực tiếp chịu sự quản
lý của Nhà nước. Đây là loại hình doanh nghiệp truyền thống.
- Các tổng cơng ty Nhà nước là doanh nghiệp Nhà nước
được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiẽu đơn

10


vị thành viên có mối quan hệ gán bó với nhau về lợi ích kinh
tế, cơng nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo,
nghiên cứu, tiếp thị ... hoạt động trong một hoặc một số
chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cường khả
năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và
của tổng công ty, đáp ứng nhu cẩu của nền kinh tế.
Các đơn vị thành viên trong tổng công ty Nhà nước có
thể có các loại :
+

Đơn vị hạch tốn độc lập

+

Đơn vị hạch toán phụ thuộc

+


Đơn vị sự nghiệp

Việc hình thành các tổng cơng ty Nhà nước nhàm tăng
cường tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy quá trình phân
cơng chun mơn hóa, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, có hiệu
quả giữa các đơn vị thành viên trong tổng cơng ty. Nhờ đó tạo
ra sức mạnh của những tập đồn lớn - một loại hình doanh
nghiệp của thế giới đang có nhiểu ưu thế. Đổng thời, các tổng
cơng ty nhà nước được hình thành cịn nhằm thực hiện nguyên
tác phân biệt quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản
xuất kinh doanh. Các tổng công ty Nhà nước không làm chức
năng quản lý Nhà nước mà chỉ làm chức năng quản lý sản
xuất kinh doanh.
Tổng cơng ty Nhà nước được hình thành trong q trình
tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, giải thể các xí
nghiệp liên hợp và liên hiệp các xí nghiệp. Tổng công ty Nhà
nước được phân biệt thành hai loại : loại thành lập theo quyết
định 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6 -4 -1 9 9 4 và loại
thành lập theo quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày7 -3 -1 9 9 4 .

11


6.2. D oanh nghiệp hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao
động có nhu cẩu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp
sủc lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh
của tập thể và của từng xã viên nhầm giúp nhau thực hiện có
hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để

cải thiên đời sống, đổng thời góp phẩn phát triển kinh t ế - x ã
hội của đất nước.
Hợp tác xã là loại hình doanh nghiệp cơ bản thuộc thành
phần kinh tế tập thể ở nước ta. Xét về quy mô, các hợp tác
xã thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, các hợp
tác xã được chia thành : Hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã
công nghiệp và xây dựng, hợp tác xã thương mại, quỹ tín dụng
nhân dân, hợp tác xã giao thông vận tải, hợp tác xã thuỷ sản.
Loại hỉnh doanh nghiệp hợp tác xã hiện nay ở nước ta
được hình thành, "hoạt động, sát nhập và giải thể theo những
văn bản qụản lý sau : Luật hợp tác xã được thông qua tại
kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa IX, ngày 20-3-1996; Nghị định
số 02-CP ngày 2 -1 -1 9 9 7 của Chính phủ vể nhiệm vụ quyển
hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các
cấp đối với hợp tác xã; Nghị định số 2 5 -C P ngày 2 1 - 2 - 1 9 9 7
của Chính phủ vể chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác, xã ; Nghị định 16-CP ngày 2 1 -2 -1 9 9 7 của Chính phủ vê
chuyển đổi, đăng ký hợp tác xã ; và tổ chức hoạt động của
Liên hiệp hợp tác xã; Thông tư số 04/BKH-QLKT ngày 29-3-1997
của Bộ Kế hoach và : Mu tư hướng dẫn việc chuyển đổi và
đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Nghị định số

12


16-CP ngày 2 1 -2 -1 9 9 7 ; Nghị định-số 41-C P ngày 2 9 - 4 -1 9 9 7
của Chính phủ ban hành Điểu lệ mẫu hợp tác xã thương mại ;
Nghị định số 42-C P ngày 29-4-1997 của Chính phủ ban hành

Điểu lệ mẫu Quỹ tín dụng Nhân dân ; Nghị định số 43-CP
ngày 2 9 -4 -1 9 9 7 của Chính phủ ban hành Điểu lệ mẫu hợp tác
xã nông nghiệp ; Nghị định số 44-CP ngày 29-4-1997 của
Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã công nghiệp và
xây dựng ; Nghị đính số 45-CP ngày 29-4-1997 của Chính phủ
ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã giao thông vận tải ; Nghị
định số 46-C P ngày 2 7 -4 -1 9 9 7 củạ Chính phủ ban hành Điểu lệ
mẫu hợp tác xã thủy sản.
b.3. Doanh nghiệp tư nhăn
Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn
khơng thấp hơn vốn pháp định, do một cá nhân làm chủ và
tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vể mọi
hoạt động của doanh nghiệp.
Nhà nước cơng nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của
doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp
luật của doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác và
tính sinh lợi hợp pháp của kinh doanh.
Trong khn khổ pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có
quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh
doanh.
Quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyển thừa kế về vốn,
tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của chủ doanh
nghiệp được Nhà nước bảo hộ.
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh
nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật.

13


Người mất trí, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình

sự hoặc bị kết án tù mà chưa được xóa án, thì khơng được
phép thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Viên chức tại chức trong bộ máy Nhà nước, sĩ quan tại
ngũ trong các lực lượng vũ trang nhân dân không được thành
lập doanh nghiệp tư nhân.
Việc thành lập, đăng ký doanh nghiệp, tổ chức hoạt động,
giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp tư nhân hiện nay ở nước
ta được thực hiện theo những văn bản quy phạm pháp luật
sau : Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 22-12-1990; Nghị định
số 221-HĐBT ngày 23-7-1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban
hành quy định vể cụ thể hóa một số điều trong Luật doanh
nghiệp tư nhân ; Nghị định số 361-HĐBT ngày 1-10-1992 của
Hội đổng Bộ trưởng vể việc bổ sung, sửa đổi một số điểm
trong các quy định ban hành kèm theo Nghị định 221-H Đ BT
và 222, HĐBT ngày 2 3 -7 -1 9 9 1 của Hội đổng Bộ trưởng.
b.4. Công ty tư nhản
Cơng ty là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng
góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng
với phần vốn góp và chi chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào cơng ty.
Cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi, tổ chức kinh tế Việt Nam
có tư cách pháp nhân thuộc các thành phẩn kinh tế, tổ chức
xã hội có quyển góp vốn đầu tư hoặc tham gia thành lập công
ty theo quy định của pháp luật.
Cơng ty là một trong những loại hình doanh nghiệp thuộc
thành phần kinh tế tư bản tư nhân được Nhà nước công nhận
sự tổn tại lâu dài và phát triển. Nhà nước thừa nhận sự bình
đẳng trước pháp luật của cơng ty với các doanh nghiệp khác
và tính sinh lợi hợp pháp của việc kinh doanh.


14


Trong khn khổ pháp luật, cơng ty có quyển tự do kinh
doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh.
Quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyển thừa kế vễ vốn,
tài sản, các quyển và lợi ích hợp pháp khác của các thành
viên công ty được Nhà nước bảo hộ.
Cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân không được sử dụng tài sản của Nhà nước và cơng quỹ
để góp vốn vào cơng, ty hoặc tham gia thành lập công ty
nhằm thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình.
Viên chức tại chức trong bộ máy Nhà nước, sĩ quan tại
ngũ trong các lực lượng vũ trang nhân dân không được phép
thành lập hoặc quản lý cơng ty. Người mất trí, người đang bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án tù mà
chưa được xóa án thì khơng được phép tham gia thành lập
hoặc quản lý công ty.
Theo pháp luật hiện hành, công ty tư nhân được chia
thành hai loại, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ
phần c . Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trong đó :
- Phần đóng góp của tất cả các thanh niên phải được
đóng góp đủ ngay khi thành lập cơng ty. Các phẩn vốn góp
được ghi rõ trong điều lệ công ty. Công ty không được phép
phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên
thực hiện tự do. Nếu chuyển nhượng phần vốn góp cho người
khơng phải là thành viên phải được sự nhất trí của nhóm thành
viên đại diện cho ít nhất ba phần tư số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần là công ty trong đó :

- Số thành viên gọi là cổ đơng mà cơng ty phải có trong
suốt thời gian hoạt động ít nhất là 7.

15


- Vốn điéu lệ của công ty được chia thành nhiéu phẩn
bàng nhau gọi là cổ phẩn. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh
giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông cđ thể mua một hoậc nhiêu cổ phiếu.
- Cổ phiếu được phát hành có thể có ghi tên hoặc khơng
ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, của hội đồng quản trị
phải là những cổ phiếu có ghi tên.
- Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ
phiếu có ghi tên được chuyển nhượng nếu được sự đổng ý của
hội đồng quản trị.
Cơ sở pháp lý của việc thành lập, hoạt động và giải thể
công ty tư nhân nổi chung cũng như công ty trách nhiệm hữu
hạn và công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay là Luật công
ty ngày 21-12 -1 9 9 0 , Nghị định số 222-H Đ BT ngày 2 3 -7 -1 9 9 1
của Hội đổng Bộ trưởng.
b.5. Doanh nghiệp thuộc tổ chức ch ín h t r ị - x ã hội
Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội là các
doanh nghiệp do các tổ chức chính trị - xã hội (Đàng Cộng
sản Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh, Hội
cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam) đầu tư
vốn, thành lập và tổ chức quản lý theo luật định nhàm tăng
thu nhập cho các tổ chức chính trị - xã hội.
Các doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội hoạt
động bình đẳng vể trách nhiệm, và quyền hạn trước pháp luật

với các loại hình doanh nghiệp khác. Loại hình doanh nghiệp
này hiện được điều chỉnh theo Luật doanh nghiệp Nhà nước.
\

b. 6. D oanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngồi
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được hình thành
ở Việt Nam cùng với việc ra đời và thực thi Luật đấu tư

16


nước ngoài tại Việt Nam. Theo luật này, Nhà nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích các nhà đẩu tư nước
ngoài đấu tư vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyển và tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bình đẳng và các
bên cùng có lợi. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn
đẩu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đẩu tư nước
ngoài, tạo điễu kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản,
nhanh chóng cho các nhà đấu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi theo định nghĩa
của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12-11-1996
gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đẩu
tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên
hoặc nhiều bên hợp tác thành lậo tại Việt Nam trên cơ sở hợp
đổng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngồi
hoặc là do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hợp tác với
doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp liên doanh họp tác
với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng .liên doanh.

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh
nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.
"Nhà đầu tư nước ngoài” dtf6ữ tiể u là-tổ .chức kinh tế, cá
nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Naỉm.;
'T ~ I
Ị^
A
c_
"Hai bên" là bên Việt Naọi ”vầ bèn ;nưởc ngoài.
"Nhiểu bên” là bên Việt Nam va~cẩff~bêrr~nước ngoài hoặc
bên nước ngoài và các bên Việt Nam hoặc các bên Việt Nam
và các bên nước ngoài.
"Bên Việt Nam" là một bên gốm một hoặc nhiều doanh
nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế.

2-LTQTKD

17


"Bên nước ngoài" là một bên gổm một hoậc nhiễu nhà đẩu
tư nước ngồi.
Loại hình doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài theo
định nghỉa như trên đang được điều chỉnh bởi luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 -1 1 -1 9 9 6 .
c. Theo đ ịa điềm xăy dựng
Các doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp chế xuất,
doanh nghiệp khu công nghiệp và các doanh nghiệp khác.
- Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập
và hoạt động trong khu chế xuất.

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho hàng xuất khấu và hoạt
động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ
thành lập hoặc cho phép thành lập.
Doanh nghiệp chế xuất được Nhà nước cho hưởng nhiều
chế độ ưu đãi và tạo điễu kiện thuận lợi để hoạt động nhằm
thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đẩy nhanh sản
xuất hàng xuất khẩu.
- Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được
thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp.
Khu công nghiệp là khu chuyên sàn xuất hàng công
nghiệp, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, do
Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập.
Doanh nghiệp khu công nghiệp được tạo nhiều điẽu kiện
thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động cũng như được
hưởng những ưu đãi nhất định nhàm khuyến khích các nhà
đâu tư. đặc biệt là các nhà đẩu tư nước ngoài vào hoạt động
để đẩy nhanh sản xuất hàng công nghiệp cho nhu cầu trong
nước và cho xuất khẩu.

18


- Các doanh nghiệp khác là các loại hình doanh nghiệp
không phải là doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp khu
công nghiệp. Các doanh nghiệp này không được hưởng những
ưu đãi và thuận lợi mà Nhà nước giành cho như đối với các
doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp khu công nghiệp.
d. Theo lỉnh vực hoạt dộn g sản xuất - kinh doanh
Theo tiêu thức này, doanh nghiệp bao gồm : doanh nghiệp

cồng nghiệp, doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp giao thông
vận tải, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp thương mại,
các ngân hàng thương mại v.v...
2.3. Sơ lược các loại hình doanh nghiệp nước ngồi
Trên thế giới hiện tồn tại nhiểu loại hình doanh nghiệp:
Cơng ty gia đình (như J.P.Morgan. Co của Mỹ ; Kuhne-Nagel.
Co của Thụy Sĩ ...), công ty trách nhiệm hữu hạn (như :
Malaysia Breweries Ltd ; Rothmans Industries, Ltd ; Central
Properties, Ltd v.v...), công ty cổ phẩn (như : Nippon Steel
Corp ỗ
, Toshiba Corp ...), tập đoàn (như : Royal Dutch/Sheel
Group ; Hawker Siddeley. Group ...), các cơng ty đa quốc gia
mỗi nước có những loại hình doanh nghiệp thơng dụng khác
nhau.
a. Theo dạn g chủ sở hữu và hình thức, mức độ vón
a l. ở Pháp và một số nước Tây Âu. Bắc Âu
- Doanh nghiệp cá thể : chi có một chủ sở hữu, khơng có
tư cách pháp nhân, thường được coi là một người lao động độc
lập với nguồn vốn từ nguồn thừa kế gia đình và huy động
trong gia tộc bạn bè. Dạng doanh nghiệp này thường là nhỏ
hoặc rất nhỏ và rất ít khi th thêm nhân cơng ngồi gia
đình.

19


- Công ty nhân sự : chủ sở hữu là hai người trở lên và
nguốn vốn của doanh nghiệp là sự hợp thành tơ phần góp của
những chủ sở hữu này. Cơng ty nhân sự là dạng cơng ty có tư
cách pháp nhân, và thường có hai dạng : cõng ty hợp d oan h hay cịn gọi là cơng ty danh nghĩa tập thể, thường được lập ra

từ gia đình (giữa bố và con và chỉ cần có hai thành viên sáng
lập) và công ty hợp tư - hay cịn gọi là cơng ty hùn vốn đơn
giản. Việc thành lập công ty nhân sự phụ thuộc rất nhiểu vào
nhân cách của những người hợp tác.


- Công ty tư bản : là dạng doanh nghiệp lớn hơn hai
dạng trên và đang rất phổ biến hiện nay. Đây là loại hỉnh
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân với nguổn tư bản chủ yếu
dựa trên việc tổng hợp nguồn đóng góp của các thành viên
(đồng thời là chủ sở hữu) và ít quan hệ đến nhân cách của
họ. Phổ biến nhất có 3 dạng sau :
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn : trách nhiệm của các
thành viên sáng lập công ty bị giới hạn theo phần đóng góp
của họ vào tư bản của cơng ty. Có nghĩa là họ sẽ khơng chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty vượt q khoản
đóng góp củá mình, song thêm vào đó thì các phấn vốn góp
của họ chỉ có thể được nhượng lại cho người khác khi được
đa số các thành viên sáng lập khác chấp nhận
2. Công ty cổ phần : là dạng cơng ty được hình thành
từ các cổ phần và các cổ phần này có thể tùy ý nhượng lại
khơng có một hạn chế nào cả.
3. Cơng ty hợp tác lao động sản xuất - hay còn gọi là hợp
tác xã sản xuất. Hai hay nhiễu người có thể nhóm họp lại để
thực hiện cùng nhau một cơng việc đặc biệt nào đó, chẳng hạn
như cung nhau thực hiện một chu trình thương phẩm hóa
chung.

20



a2. ở Nhật Bản
Ngồi 4 loại hình doanh nghiệp là tư doanh, hợp doanh,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, ở Nhật Bản
cịn có một số doanh nghiệp quốc doanh, song dần dẩn chúng
đã được chuyển sang hình thức cổ phần bởi vì hầu hết doanh
nghiệp quốc doanh làm ăn thua lổ và nhân viên làm việc trong
các doanh nghiệp đó thường kém năng động, khơng ý thức được
hết trách nhiệm của mình đối với sự sống còn của doanh
nghiệp. Hai loại hỉnh hợp doanh và tư doanh chi chiếm 3%
tổng số các doanh nghiệp ở Nhật Bản. Trong khi đó, số cơng
ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 42%, và số công ty cổ phần
chiếm 55%. Như vậy, số công ty trách nhiệm hữu hạn và công
ty cổ phần chiếm tới 97% tổng số các doanh nghiệp Nhật Bản.
Giống như ở Pháp, luật pháp của Nhật quy định 4 loại
doanh nghiệp trên đều có tư cách pháp nhân. Trong khi đó,
ở Mỹ, luật pháp khơng cơng nhận tư cách pháp nhân của
doanh nghiệp hợp doanh và doanh nghiệp tư doanh.
Nhìn chung, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển khác, hai loại hình cơng ty cổ phần và công ty trách
nhiệm hữu hạn là phổ biến nhất. Chính vì vậy mà trọng tâm
của việc nghiên cứu phương pháp tổ chức, quản lý và phát
triển doanh nghiệp cũng thường được đặt vào hai loại hình
này. Trong hai loại hình này, thường xuất hiện hai vấn đề cố
hữu sau :
- Quyền sở hữu : thuộc vể những người góp vốn lập nên
doanh nghiệp.
- Trách nhiệm kinh doanh, điều hành doanh nghiệp :
thuộc vể những người có chức vụ, quyền hạn và trách nhiệm
điểu hành doanh nghiệp.


21


Sự liên hệ và điều chỉnh ý kiến giữa hai khối này thường
xuyên dẫn đến mâu thuẫn. Ỏ một só nước Âu - Mỹ, ý kiến
của người sở hữu vẫn luôn là ý kiến phải được tôn trọng.
Nhưng ý kiến của họ thường là nhầm vào tìm kiếm lợi ích
riêng

mong sao cho nhiễu lợi nhuận hơn, chứ ít khi nhằm

vào sự phát triển mang tính dài hạn và để ý đến quyền lợi
của những người làm cơng. Chính điéu này dẫn đến những
mâu thuẫn với nhóm người điều hành doanh nghiệp.
b.

Theo quy m ơ thu nhập, doan h nghiệp có 3 loại quy

mô .ế lớn, vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình phổ biến nhất ở
nền kinh tế nhiếu nước. Đó là những loại hình mà các nước
công nghiệp thường sử dụng để xâm nhập và đầu tư vào các
nước đang phát triển, và vì vậy việc nghiên cứu chúng có một
tẩm quan trọng đặc biệt trong kinh tế vi mô. Doanh nghiệp
vừa và nhỏ là doanh nghiệp có vốn vừa phải, và tùy theo từng
nước, mức độ vốn của các loại doanh nghiệp này là khác nhau.
Có thể ở nước này, một doanh nghiệp được coi là nhỏ, song ở
nước khác, người ta có thể coi một doanh nghiệp tương đương
là vừa hoặc có thể là lớn

o Mỹ, có những doanh nghiệp nhỏ có mức doanh lợi hàng
năm khoảng 50.000 đến 150.000 USD (khoảng 730 triệu đến
2.200 triệu đổng Việt Nam), ỏ Việt Nam, không thể coi loại
doanh nghiệp này là nhỏ được, mà đôi khi có thể coi là Ịớn.
Các loại doanh nghiêp nhỏ này, theo khả nâng phát triển
và doanh lợi có 4 dạng sau :
-

Doanh nghiệp có lãi : là doanh nghiệp chỉ có khả nàng

hạn hẹp và doanh thu chi đủ bù đắp chi phí và sức lao động
bỏ ra, cộng với một mức doanh lợi nhỏ.

22


- Doanh nghiệp có mức lãi hấp dẫn : mức doanh lợi hàng
năm của doanh nghiệp này ỏ Mỹ là 15.000 - 50.000 USD.
- Doanh nghiệp tiểm năng cao : loại này bao gổm những
công ty (đặc biệt là những cơng ty hoạt động trong những
ngành kỹ thuật cao) có khả năng phát triển mạnh và thu được
doanh lợi lớn.
- Doanh nghiệp gia đình : là loại doanh nghiệp cha truyền
con nối vể sở hữu và vể quyển quản lý, nhằm duy trì được các
giá trị của người sáng lập và lợi ích của dịng họ.
Nói chung, doanh nghiệp nhỏ cđ các mục tiêu chính là :
kiếm lời, cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tiếp tục phát triển.
Ngồi ra những doanh nghiệp nhỏ cịn ctí trách nhiệm đối với
cộng đổng xã hội:
c. Theo hình thúc tổ chức mối liên kết kinh tế

Theo tiêu thức này, các doanh nghiệp được phân thành các
doanh nghiệp độc lập và các tập đoàn.
c l. Các doanh nghiệp độc lập
Là các doanh nghiệp mà trong cơ cấu kinh tế của nđ chỉ
bao gồm những bộ phận hạch tốn nội bộ, có tính độc lập
nhất định.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc loại hình
doanh nghiệp độc lập. Các doanh nghiệp tự quyết định mọi vấn
đề thuộc sản xuất - kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy
định, không bị chi phối bởi một cấp liên hiệp nào ngoài các cơ
quan quảii lý Nhà nước.
c2. Tập đoàn kinh doanh
Tập đoàn kinh doanh là một tổ hợp các công ty hoạt
động trong một ngành hay nhiều ngành, trong phạm vi một

23


nước hay nhiểu nước, trong đó có một "cơng ty mẹ" nấm
quyền lãnh đạo, chi phói hoạt động của các "cơng ty con" vé
mật tài chính và chiến lược phát triển. Tập đoàn kinh doanh
là một tổ chức kinh tế vừa cd chức năng kinh doanh vừa có
chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung
khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.
Tập đồn kinh doanh được biểu hiện dưới nhiễu hình thức
khác nhau. Các hỉnh thức chủ yếu của tập đoàn kinh doanh từ
thấp đến cao có thể là : cartel, syndicate, trust, consortiun,
concem, congtomerate :
- Cartel là loại hỉnh tập đoàn kinh doanh giữa các công
ty trong cùng một ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Các

công ty này thường xuyên cạnh tranh với nhau nhưng không
tháng nổi nhau, cuối cùng đi đến ký kết hợp đổng hoặc thỏa
thuận kinh tế nhằm mục đích hạn chế sự cạnh tranh. Trong
cartel, các cơng ty vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp
lý cịn tính độc lập vé kinh tế được điễu hành bàng hợp đổng
kinh tế. Đối tượng của những thỏa thuận kinh tế thường là :
+

Thống nhất vể giá cả.

+

Phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu.

+

Thống nhất chuẩn mực, kiểu loại, kích cỡ.

+

Chun mơn hóa sản phẩm.

- Syndicate là một dạng đặc biệt của cartel. Điểm khác
biệt căn bản so với cartel là trong tập đoàn dạng syndicate có
một văn phịng thương mại chung được thành lập do một ban
quản trị chung điều hành và tất cả các cơng ty phải tiêu thụ
hàng hóa của họ qua kênh của văn phịng tiêu thụ này. Như
vậy các cơng ty trong syndicate vẫn giữ nguyên tính độc lập vé
sản xuất nhưng hồn tồn mất tính độc lập vể thương mại.


24


×