Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Chế định về hôn nhân gia đình trong Bộ Luật Hồng Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.5 KB, 31 trang )

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:

Pháp luật hôn nhân và gia đình trong BLHD
Sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng nho giáo với truyền thống,
tập quán dân tộc Việt Nam.

THỰC HIỆN : NHÓM 6B
LỚP :

TP.HCM ngày 22 tháng 3 năm 2016

DANH SÁCH NHÓM 6


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC

KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

Nhóm 6b

Page 2


A. LỜI MỞ ĐẦU
Bộ luật Hồng Đức là một trong những bộ luật quan trọng nhất của Việt Nam thời
kỳ phong kiến. Nói đến bộ luật Hồng Đức người ta nghĩ ngay đến một bộ luật có kĩ


thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch
sử pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến. Bộ luật Hồng Đức không chỉ được đánh
giá cao hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó mà còn có
nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật khác của các triều đại
phong kiến Việt Nam sau này.
Bộ luật Hồng Đức bao trùm toàn bộ khía cạnh xã hội lúc bấy giờ, đồng thời mang
những nét đặc trưng tiêu biểu của xã hội. Bộ Luật Hồng Đức là bộ luật có những
thành tựu to lớn, có những nét riêng biệt, thể hiện độc đáo bản sắc dân tộc và tính độc
lập của một quốc gia có chủ quyền. Đây là bộ luật đã khẳng định được giá trị và vị thế
của mình trong lịch sử hệ thống pháp lụât của dân tộc và trên thế giới bởi những giá
trị tiến bộ của nó vượt trước thời đại bấy giờ, và mang tính nhân đạo nhân văn sâu sắc
của người Việt. Những giá trị trong Bộ Luật Hồng Đức thể hiện ở nhiều khía cạnh
khác nhau, bao trùm lên tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Sự ảnh hưởng tư tưởng
Nho giáo được in đậm trong nhiều quy phạm pháp luật được ghi nhận trong bộ Luật
Hồng Đức, không chỉ dưới khía cạnh như gia đình và xã hội mà nó còn được trải rộng
ra dưới khía cạnh kinh tế bằng những chính sách trong nông nghiệp, chính sách quân
điền, chính sách an dân, chính sách ổn định sản xuất nông nghiệp.
Luật hôn nhân và gia đình trong bộ Luật Hồng Đức, có phần lớn nội dung quy
định bị chi phối sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo không chỉ trong phần quan niệm hôn
nhân mà ngay cả trật tự gia đình của giai cấp phong kiến. Không chỉ dừng lại ở đó các
quy định còn vận dụng một cách hợp tình, hợp lý những giá trị truyền thống văn hoá
của dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các giá trị của Nho giáo và thể hiện được
tinh thần độc lập và sáng tạo của triều đình trong việc xây dựng Quốc Triều Hình Luật
đáp ứng được lòng tự tôn dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân.


B. NỘI DUNG

1. Khái quát chung về Bộ Luật Hồng Đức.
Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ hiện

còn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có
tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho
bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.
Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều
lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật
hôn nhân-gia đình, luật hành chính..v.v

1.1. Hoàn cảnh ra đời.
Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê Sơ còn đề ra yêu cầu
xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự có lợi cho giai cấp
thống trị để bảo vệ và bên vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến. Bộ quốc
triều hình luật (tức luật Hồng Đức) đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy, nhằm đáp
ứng những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế đọ phong kiến Việt Nam.Bộ
luật Hồng Đức đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ đến thời
Lê Thánh Tông mới hoàn thành.
Ngay sau khi lên ngôi, trong năm 1428 Lê Lợi đã cùng các đại thần bàn định một
số luật lệ về kiện tụng và phân chia ruộng đất của thôn xã. Những hình phạt, những lễ
ân giảm trong luật Hồng Đức (49 điều thuộc chương danh lệ) phần lớn đều được quy
định thời Lê Thái Tổ. Ba mươi hai điều luật trong chương điền sản để pháp chế hóa
các thể lệ quân điền cũng được quy định chặt chẽ trong những năm Thuận Thiên
(1428-1433) và được thực hiện trong suốt thời Lê Sơ.
Đến năm 1449, Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư
hữu ruộng đất. Sang thời Thánh Tông, triều đình liên tiếp ban bố nhiều điều lệ về kế
thừa hương hỏa, về việc bảo vệ tôn ti trật tự và đạo đức phong kiến về việc trấn áp
mọi hành vi chống đối hay làm nguy hại đến địa vị thống trị của giai cấp phong kiến.
Năm 1483, Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các phép luật đó
ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê Sơ, san định lại, xây dựng một bộ pháp
điển hoàn chỉnh.

1.2. Ý nghĩa.

1.2.1. Cách tân về bộ máy chính quyền.


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Về mặt hành chính, nhà Vua đã kiên quyết và kiên trì cải tạo bộ máy chính quyền
từ trung ương đến địa phương. Đời Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê
Lợi chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức bộ Hộ). Lê Thánh Tông tổ chức thành 6 bộ.
1.2.2. Giữ đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quân xâm lược nước ngoài.
Trong bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ trách nhiệm bảo vệ đường biên,
vùng biển, cửa quan. Các hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ bị trừng trị
nghiêm khắc. Trong bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ về việc sử phạt đối
với các hành vi ấy. Vua Lê Thánh Tông còn ban hành các đạo dụ, những sắc chỉ quy
định việc kê khai, kiểm tra dân số của toàn vương quốc, đặt ra luật lệ về chế độ binh
dịch mà ngày nay chúng ta gọi là nghĩa vụ quân sự, đặt ra phép quân điền cùng với
việc xây dựng quân đội chính quy, thiện chiến làm cho đất nước luôn ở trong tình
trạng đầy đủ sức mạnh để đập tan mọi âm mưu xâm lược.
1.2.3. Giữ nghiêm kỉ cương phép nước.
Vua Lê Thánh Tông đặc biệt đề cao trách nhiệm của quan lại. Ông nói “Các quan
viên là những người gân guốc của xóm làng nhờ đó mà chính được phong tục. Vậy
phải lấy lễ, nghĩa, liêm, sĩ mà dạy dân khiến cho dân xu hướng về chữ nhân, chữ
nhượng, bỏ hết lòng gian phi, để cho dân dược an cư, lạc nghiệp, giàu có, đông đúc,
mình cũng được tiến là người trưởng giả trong làng.”
1.2.4. Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế
xã hội.
Dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp là nền tảng của xã hội. Quả là đúng khi nhà
vua anh minh ấy ngay từ ngày đầu lên trị vì đã lấy việc mở mang nông nghiệp làm
trọng.
Trước hết trong việc cải cách hành chính, Nhà Vua đã đặt ra các cơ quan chuyên
trách về việc chấn hưng nông nghiệp như đặt ra 4 cơ quan mới và đặc biệt coi trọng
việc đắp đập, tu sửa đê điều để phòng bão lũ. Trong bộ luật Hồng Đức có hai điều quy

định khá tỉ mỉ về vấn đề này “Việc sửa đê những sông lớn bắt đầu từ ngày mồng mười
tháng giêng, người xã nào ở trong đường đê phải đến nhận phần đắp đê, hạn trong hai
tháng đến ngày mông mười tháng 3 thì phải đắp xong. Quan lộ phải năng đến xem xét,
quan coi đê phải đốc thúc hàng ngày. Nếu không cố gắng làm để quá hạn mà không
xong thì quan lộ bị phạt, quan giám bị biếm. Quân lính và dân binh không theo thời
hạn đến làm và không chăm chỉ sửa đê, để quá hạn không xong thì bị trượng hoặc
biếm.
Nhóm 6

Page 5


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
1.2.5. Mở rộng giao lưu, khuyến khích thương nghiệp lành mạnh.
Dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông ban hành một số luật định nhằm giúp cho
hàng hóa từ kinh đô Thăng Long về các nơi trung tâm buôn bán các địa phương trong
cả nước, luôn luôn tấp nập ngược xuôi như những dòng xuối cuộn chảy ngày đêm
không ngừng.
Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân, trừng trị nghiêm khắc những hành vi ức
hiếp, đục khoét dân lành của quan lại.
Vua Lê Thánh Tông trong ý thức và hành động của mình lại lấy dân làm quý. Ông
chăm lo rất chu đáo đến sự ấm no cho dân. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất
là bằng cách cải thiện pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất, là cái quyền gốc cho
việc thực hiện các quyền tiếp theo bảo vệ quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu
hạnh phúc cho người dân.
Trong bộ luật Hồng Đức đã có những điều luật quy định việc trừng phạt những
hành vi vi phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt ruộng đất của
người dân như: Tranh giành đất đai trái với chúc thư (điều 354), nhận bừa ruộng đất
của người khác (điều 344), hà hiếp, bức hại để mua ruộng đất của người khác (điều
355), tá điền cấy rẽ mà trở mặt ăn cướp (điều 356).


2. Nội dung luật hôn nhân và gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình là nghành luật quan trọng trong bộ luật Hồng Đức nói
riêng cũng như trong luật pháp phong kiến nói chung. Bởi theo nho giáo đạo tề gia là
cơ sở cho đạo tề quốc, các mối quan hệ cha con, vợ chồng, anh em là ba trong năm
mối quan hệ cơ bản của xã hội. Luật hôn nhân và gia đình trong bộ luật Hồng Đức
được xây dựng trên nguyên tắc không tự do : nhiều vợ, nam nữ bất bình đăng, đề cao
vai trò của người cha, người chồng, người vợ cả và con trưởng trong gia đình, cũng cố
và bảo vệ chế độ gia đình phong kiến và gia trưởng.

2.1. Đối tượng điều chỉnh.
Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình
(như kết hôn, chấm dứt hôn nhân(do chết hoặc ly hôn)).

2.2. Nội dung cơ bản.
2.2.1. Những quy định chung.
a. Điều kiện đăng ký kết hôn.

Nhóm 6

Page 6


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Việc kết hôn phải có sự cho phép của cha mẹ: việc kết hôn phải thực hiện dưới sự
đứng đầu sắp đặt (làm chủ hôn) của cha mẹ hoặc người trưởng họ hoặc người trưởng
làng (điều 314).
Luật Hồng Đức không quy định rõ tuổi kết hôn, song trong Hồng Đức hôn giá lễ
nghi có ghi: “Con trai từ 18 tuổi, con gái từ 16 tuổi mới có thể thành hôn’’. Có lẽ là do
đã tồn tại một văn bản khác cùng thời quy định về điều này. Đây là quy định nhằm

hạn chế tình trạng tảo hôn trong xã hội.
b. Đăng kí kết hôn.
• Thủ tục và trình tự.
Nghi thức kết hôn thực hiện trang trọng, qua bốn lễ, với lễ vật theo luật định:
Nghị hôn (nhờ mối lái bàn định).
Định thân (đem lễ vật vấn danh đến nhà gái).
Nạp trưng (đem đủ sính lễ đẫn cưới đến nhà gái).
Thân nghinh (đón dâu).
Việc đính hôn thông qua lễ nạp trưng có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm của
hai gia đình trong việc hứa hôn thể hiện qua trao, nhận sính lễ.
Nhà gái “đã nhận đồ sính lễ mà lại thôi, không gả nữa thì bị phạt 80 trượng, bồi
thường đồ sính lễ gấp đôi”. Nhà trai “đã nhận sính lễ rồi mà không lấy nữa thì phạt 80
trượng, mất đồ sính lễ”(điều 315). Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho
đến khi thành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ
hôn.
Trường hợp đôi nam nữ tự ý chung sống với nhau như vợ chồng mà không qua
nghi lễ luật định, gọi là “cẩu hợp”, thì người con trai phải nộp tiền tạ cho cha mẹ
người con gái, đồng thời người con gái bị phạt 50 roi. Sau đó giá thú mới được gọi là
hợp pháp (điều 314).
• Những trường hợp không được đăng kí kết hôn:
Không được kết hôn khi đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng (điều 317); khi ông
bà, cha mẹ bị giam tù (điều 318).
Kết hôn với người thân thích cùng họ, con riêng của vợ, với vợ cả, vợ lẽ của người
bà con (điều 319).
Quan lại và con cháu quan lại lấy con gái làm nghề hát xướng (điều 323).
Nhóm 6

Page 7



Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Học trò lấy vợ góa của thầy đã chết; anh trai, em trai lấy vợ của em trai, anh trai đã
chết (điều 324).
Quan ở biên trấn kết thông gia với tù trưởng vùng đó (điều 334).
Quan lấy đàn bà, con gái trong địa hạt mình làm quan (điều 316).
Kêt hôn với đàn bà, con gái phạm tội đang trốn tránh (điều 339).
Cấm lấy vợ của kẻ phạm tội đang trốn tránh làm vợ mình.
Không được vi phạm trật tự vợ cả, vợ lẽ, nàng hầu (điều 309).
• Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng sau khi kết hôn:
Vợ và chồng có nghĩa vụ chung sống với nhau tại một nơi và phải thực hiện đầy
đủ quan hệ vợ chồng. Người vợ có nghĩa vụ chung thủy với chồng/ để tang chồng và
có quyền được giảm hình phạt theo quan phẩm của chồng.
c. Chấm dứt kết hôn.
• Hôn nhân chấm dứt khi vợ (chồng) chết hoặc khi ly hôn.
Về trường hợp vợ hoặc chồng chết :
Quan hệ hôn nhân chỉ thật sự chấm dứt ngay nếu người chết là vợ, còn nếu là
chồng chết thì nó chỉ chấm dứt sau khi mãn tang 3 năm. Vợ góa không được tái giá và
phải thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình chồng như khi chồng còn sống (quy định này
được đặt ra một cách gián tiếp trong các điều 2 và 320).
Về trường hợp ly hôn có ba nhóm sau:
Buộc phải ly hôn: Do việc kết hôn vi phạm điều pháp luật cấm(các điều cấm kết
hôn như nói trên, trừ trường hợp quan lấy vợ nơi hạt mình trấn nhậm thì chỉ bị phạt
trượng, bãi chức mà không buộc phải ly hôn).
Ly hôn do lỗi của người vợ: Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn khi
người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt ân nghĩa vợ chồng) như: không có
con, ghen tuông, bị ác tật, dâm đãng, không kính cha mẹ, không hòa thuận với an
hem, trộm cắp) thì phải bỏ vợ, gọi là “rẫy vợ” (xuất thê, bỏ vợ); hoặc vợ, chồng phạm
vào nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng). Tuy nhiên, không thể ly hôn nếu
khi phạm vào điều thất xuất người vợ đang ở trong 3 trường hợp(tam bất khứ):đã để
tang nhà chồng 3 năm; khi lấy nhau nghèo mà giàu có; khi lấy nhau có bà con mà khi

bỏ lại không có bà con để trở về. Đồng thời, khi hai bên vợ chồng đang có tang cha
mẹ thì vấn đề ly hôn cũng không dược đặt ra.Vợ thông gian (điều 401). Vợ đánh
chồng (không /có gây thương tích hoặc chết) (điều 481).
Nhóm 6

Page 8


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Ly hôn do lỗi của người chồng: Các điều 308, 333 quy định người vợ có quyền
trình xin li hôn cụ thể:
Điều 308 quy định: "Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được
trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) nếu có con thì 1 năm thì mất vợ". Hoặc
người chồng mắng nhiếc cha mẹ vợ một cách phi lý. Quy định như vậy quyền lợi của
người phụ nữ đã được bảo đảm và quan trọng hơn nó cũng trở thành cơ sở để người
chồng phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với vợ, với gia đình. Đây là quy định
nổi bật phản ánh tính sáng tạo của nhà làm luật nhằm duy trì trật tự ổn định trong gia
đình
Ngoài những quy định trên Bộ Luật Hồng Đức còn chấp nhận chấm dứt kết hôn
do:
Nguyên nhân từ 2 phía: Giấy li hôn được làm dưới hình thức họp đồng,người vợ
và người chồng mỗi bên giữ 1 bãn làm bằng chứng(điều 167)
• Phân chia tài sản khi chấm dứt hôn nhân.
Luật Hồng Đức không quy định cách thức giải quyết chung mà chỉ hướng dẫn cụ
thể đối với một số trường hợp đặc biệt (như khi chồng qua đời).
Đối với điền sản có được do bố mẹ dành cho (phu điền sản và thê sản):
Khi người chồng chết trước thì ruộng đất do nhà chồng đã cho ( phu điền sản)
được chia làm hai phần bằng nhau. Một phần dành cho gia đình bên chồng để lo cho
việc tế lễ (bố mẹ bên hoặc những người thừa tự bên chồng). Một phần dành cho vợ
được hưởng suốt đời nhưng không được làm của riêng (nghĩa là không được bán). Khi

người vợ chết thì phần tài sản này giao lại cho gia đình chồng ( bố mẹ hoặc người
thừa tự của chồng).
Khi người vợ chết trước thì vấn đề tài sản cũng được giải quyết tương tự như
trường hợp chồng chết trước.
Khi người chồng chết, người vợ đi lấy chồng khác hay còn gọi là tái giá, thì phần
tài sản được chia phải trả lại cho gia đình bên chồng. Trong khi nếu người vợ chết
trước, chồng đi lấy vợ khác vẫn tiếp tục có quyền đối với tài sản được chia.
Đối với điền sản do hai vợ chồng tạo ra trong quá trình hôn nhân.
Khi người chồng chết trước thì điền sản được chia làm hai phần bằng nhau, một
phần dành cho vợ làm của riêng, một phần dành cho chồng được chia như sau: 1/3
dành cho nhà chồng để lo việc tế lễ, 2/3 dành cho vợ để phụng dưỡng một đời, không

Nhóm 6

Page 9


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình chồng. Khi người vợ chết trước thì
vấn đề tài sản cũng được giải quyết tường tự như trên.
Khi người vợ tái giá thì 2/3 tài sản được chia từ số tài sản của chồng phải trả lại
cho người tế tự bên chồng. Nếu cha mẹ chồng hãy còn sống thì buộc về cha mẹ cả.
Khi người chồng đi lấy vợ khác thì 2/3 tài sản được chia từ số tài sản của vợ vẫn
được tiếp tục sử dụng.
Đối với trường hợp vợ chồng không có con.
Điều 376 dành cho người chồng nhiều quyền lợi hơn điều 375: “Nếu cha mẹ vợ
còn sống thì cha mẹ được hưởng một nửa tài sản, chồng được một nửa (nhưng không
được bán). Nếu cha mẹ cợ chết thì chồng hưởng 2/3 (toàn quyền sở hữu), người thừa
tự được hưởng 1/3”.
Để bảo tồn tài sản cho con cái sau này thừa kế, nhà làm luật đã cấm người vợ khi

đi tái giá (hoặc người chồng sau khi lấy vợ khác) bán ruộng đất trong gia đình của lần
hôn nhân trước (điều 377).
Tuy nhiên luật không đề cập đến việc phân chia tài sản sau khi ly hôn (có lẽ ly hôn
thời xưa là việc rất đặc biệt, bất thường, luật pháp không trù liệu cách giải quyết hậu
quả).
• Quyền và nghĩa vụ chăm sóc con cái sau ly hôn.
Tương tự tài sản, con cái không được xác định cụ thể sau khi cha mẹ ly hôn.
Nhưng thông thường khi ly hôn, con cái thuộc về người chồng, nhưng nếu muốn giữ
con, người vợ có quyền đòi chia một nửa số con.
2.2.2. Quan hệ gia đình.
Trong lĩnh vực quan hệ gia đình, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như quan hệ
nhân thân giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thân thuộc khác (vợ cảvợ lẽ, anh-chị-em, cha mẹ-con nuôi, vai trò của người tôn trưởng tức trưởng họ).
a. Quan hệ vợ-chồng
Phong tục tập quán và lễ nghĩa Nho giáo đã điều chỉnh quan hệ vợ-chồng, tuy
nhiên luật Hồng Đức cũng có các quy định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ
nhân thân như: Nghĩa vụ phải chung sống tại một nơi và phải có trách nhiệm với nhau
(các điều 321 và 308, 309), không được ngược đãi vợ (điều 482), nghĩa vụ chung thủy
(điều 401, 405), nghĩa vụ để tang nhau (các điều 2, 7).
b. Quan hệ pháp luật về nhân thân giữa cha mẹ và con:
Nhóm 6

Page 10


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Cha mẹ có toàn quyền nuôi dưỡng, giáo dục, đại diện cho các con, quyết định nơi
ở cho các con, đồng thời cha mẹ cũng có nghĩa vụ đại diện cho các con trong việc bồi
thường thiệt hại do hành vi phạm pháp của con mình gây ra; chịu trách nhiệm hình sự
về hành vi phạm pháp của các con (điều 506, 507).
Con có các quyền được giảm hình phạt theo quan phẩm của cha, mẹ (điều 12), có

nghĩa vụ phải vâng lời cha mẹ, không được kiện cha mẹ (điều 511), phải che giấu tội
của cha mẹ (điều 504),chịu thay cha mẹ hình phạt roi hay trượng (điều 38), để tang
cha mẹ (điều 543, 130).
Cha mẹ có quyền sau đây đối với con:
Cầm cố và bán con
Từ con: đứa con bị từ đối với gia đình trở thành người dưng, gia đình không còn
trách nhiệm gì nữa, đứa con cũng không có quyền lợi gì nữa.
c. Quan hệ nhân thân của con cháu:
Vì đạo hiếu, con cháu có quyền cũng là nghĩa vụ che giấu tội phạm của ông bà,
cha mẹ và được phép chịu tội thay cho ông bà, cha mẹ. Nếu chịu thay hình phạt đánh
roi, đánh trượng thì được giảm nhẹ hình phạt một bậc (điều 38, 39).
d. Con cháu có nghĩa vụ sau đây đối với ông bà, cha mẹ.
Không được trái lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ (điều 506).
Phải phụng dưỡng ông bà, cha mẹ (điều 506).
Con cháu không được tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ; con cháu dâu không được
kiện ông bà, cha mẹ chồng (điều 2 và 511).
Phải để tang ông bà, cha mẹ đúng phép (điều 2).
Phải đi theo ông bà, cha mẹ khi ông bà, cha mẹ bị lưu đày.
d. Quan hệ giữa vợ cả-vợ lẽ (các điều 309, 481, 483, 484):
Vợ cả (thê) có vị trí cao hơn các vợ lẽ và nàng hầu (thiếp, tỳ). Quy định về các
nghĩa vụ của họ với chồng và nhà chồng thì cũng phải tuân thủ theo trật tự thê thiếp
và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn.
e. Quan hệ giữa anh chị em:
Trong gia đình, anh chị em phải sống hòa thuận với nhau (điều 487 và 512)
Về quan hệ anh-chị-em thì người anh trưởng có quyền và nghĩa vụ đối với các
em, nhất là khi cha mẹ đã chết, đồng thời cũng bảo vệ sự hòa thuận trong gia đình
(phạt nặng đánh lộn, kiện cáo nhau).
Nhóm 6

Page 11



Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
f. Quan hệ nuôi con nuôi (các điều 380, 381, 506)
Việc nhận nuôi con nuôi phải được lập thành văn bản và phải đối xử như con đẻ
cũng như ngược lại, con nuôi phải có nghĩa vụ như con đẻ đối với cha mẹ nuôi. Cụ thể
hình thức nhận nuôi con nuôi ( điều 380), các quyền và nghĩa vụ về nhân thân của con
nuôi (điều 380). Các mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi ( điều 381).
g. Quan hệ nhân thân khác:
Đại gia đình gồm các thân nhân thuộc “tam tộc”: thân nhân bên nội (nội thân),
thân nhân bên ngoại (ngoại thích) và thân nhân bên vợ (bà con bên vợ).
Các người thân thuộc ở trên đời ta gọi là tôn thuộc (như: ông bà, cha mẹ, chú bác);
những người thân thuộc ở dưới đời ta gọi là ty thuộc (như: con, cháu, chắt, chút).
Thân thuộc cùng một họ và một ông tổ sinh ra gọi là đồng tông; người cùng một
họ mà không cùng chung một ông tổ gọi là đồng tính. Người đồng tông không được
lấy nhau làm vợ chồng; còn đồng tính thì có thể kết hôn với nhau được.

3. Tư tưởng nho giáo.
3.1. Khái niệm .
Nho giáo là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán Tự từ Nho gồm từ nhân
(người) đứng cận chữ Nhu (cần, đợi, chờ). Nho Giáo còn gọi là nhà nho, người đọc
sách thánh hiền, được thiên hạ trọng dụng để dạy bảo người đời, ăn ở cho phù hợp với
luân thường đạo lý.
Người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử (551-479 TCN), tên Khâu, Tự Trọng
Ni người nước Lỗ, Khổng Tử đã hệ thống hóa những tri thức cũng như tư tưởng trước
đây thành học thuyết gọi là Nho học hay Nho giáo.
3.2. Ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo đối với việt nam.
a. Tích cực
Trước hết là cương vị độc tôn, Nho giáo đã có thêm nhiều sức mạnh và uy thế góp
phần củng cố và phát triển chế độ quân chủ và những kinh nghiệm mẫu mực cho việc

chấn chỉnh và mở rộng nhà nước phong kiến tập quyền theo một quy mô hoàn chỉnh
có đầy đủ những thể chế và điều phạm. Mà ở thế kỷ XV, các xu thế phát triển đó đã và
đang giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trên các bình diện sản
xuất và củng cố quốc phòng.
Như đã biết, quá trình đi lên của Nho giáo Việt Nam không tách rời yêu cầu phát
triển nền kinh tế tiểu nông gia trưởng dựa trên quyền sở hữu của giai cấp địa chủ của
Nhóm 6

Page 12


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
nhà nước và của một bộ phận nông dân trực tiếp tự canh về ruộng đất. Vì thế cho nên
khi chiếm được vị trí chủ đạo trên vòm trời tư tưởng của chế độ phong kiến, Nho giáo
càng có điều kiện xúc tiến sự phát triển này. Nó làm cho sản xuất nông nghiệp và trao
đổi hàng hoá được đẩy mạnh hơn trước.
Đồng thời Nho giáo đem lại một bước tiến khá căn bản trong lĩnh vực văn hoá tinh
thần của xã hội phong kiến nước ta từ thế kỷ XV, trước hết nó làm cho nền giáo dục
phát triển hết sức mạnh mẽ nhất là dưới triều Lê Thánh Tông. Nền giáo dục ấy cùng
với chế độ thi cử đã đào tạo ra một đội ngũ tri thức đông đảo chưa từng thâý trong lịch
sử chế độ phong kiến Việt Nam. Do đó khoa học và văn học nghệ thuật phát triển.
Hơn nữa sự thịnh trị của Nho giáo từ thế kỷ XV cũng là một hiện tượng góp phần
thúc đẩy lịch sử tư tưởng nước ta tiến lên một bước mới. Là một học thuyết tích cực
nhập thể, nó cổ vũ và khuyến khích mọi người đi sâu vào tìm hiểu những quan hệ xã
hội, những vấn đề của thực tiễn chính trị, pháp luật và đạo đức. Do đó, nhận thức lý
luận của dân tộc ta về các vấn đề ấy cũng được nâng cao hơn. Dựa vào lịch sử của
Nho giáo, nhà vua và các nho sĩ giải thích các vấn đề ấy có lập luận và có lý lẽ đầy đủ
hơn.
b. Tiêu cực.
Nho giáo ở Việt Nam khi chiếm ở vị trí độc tôn thì đã làm cho chủ nghĩa giáo điều

và bệnh khuôn sáo phát triển mạnh trong lĩnh vực tư tưởng và trong địa hạt giáo dục
khoa học. Các quan lại, sĩ phu, đều lấy thánh kinh, hiền truyện của Nho giáo làm
khuôn vàng thước ngọc cho mọi người suy nghĩ và hành động của mình, lấy cái xã hội
thời Nghiêu Thuấn làm khuôn mẫu cho mọi tình trạng xã hội; lấy những sự tích và
điều phạm trong kinh, thư, kinh xuân thu làm tiêu chuẩn để bình giá mọi sự việc.
Bệnh giáo điều và khuôn sáo này đã ăn sâu vào trong lĩnh vực khoa học và nghệ
thuật nhất là trong văn học và sử học khiến cho sự sáng tạo trong các lĩnh vực này bị
dập vào những cái khuôn sẵn có. Đó là một tật bệnh đã được rèn đúc ngay từ khi
người nho sĩ phải mài dũa văn chương để tiến vào con đường cử nghiệp.
Tính chất tiêu cực ấy của Nho giáo càng về sau càng gây tác hại không nhỏ trong
việc phát triển lực lượng sản xuất của xã hội.Khi đã chiếm được địa vị thống trị trên
vũ đài tư tưởng, Nho giáo Việt Nam không tiếp tục đi sâu vào khám phá những vấn đề
bản chất của đời sống và của vũ trụ, vì mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác. Nó chỉ
chú trọng đến những quan hệ chính trị và đạo đức thực tế.

Nhóm 6

Page 13


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Cho nên khi xã hội phong kiến rối loạn, vấn đề số phận và yêu cầu giải phóng con
người được đặt ra thì Nho giáo trở thành bất lực. Nó không giải đáp được vấn đề ấy vì
nó đã sớm bỏ con đường phát triển tư duy trừu tượng. Nó bắt đầu đè nặng lên con
người và bóp nghẹt nếp sống giản dị, những quan hệ xã hội trong sáng, những tình
cảm tự nhiên và chân thực của suy sụp cùng với xã hội phong kiến thì nó trở nên phản
động, cổ hủ và lạc hậu.

4. Truyền thống và tập quán của Việt Nam
4.1. Khái niệm

4.1.1. Truyền thống:
Truyền thống là những thói quen tốt đẹp được lưu giữ từ đời này qua đời khác, thế
hệ này tới thế sau mà không thay đổi.Đó cũng là những thói quyen, tư tưởng, lối
sống, những giá trị văn hóa lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác. Tích cực và
được mọi người tôn trọng, lưu giữ, kế thừa và phát huy...
4.1.2. Tập quán:
Xét về mặt dân tộc và văn hoá - xã hội thì tập quán được hiểu dựa trên những nét
cơ bản là những phương thức ứng xử giữa người với người đã được định hình và được
xem như một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự trong lối sống của cá
nhân trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư nhất định.
4.2. Đặc điểm.
4.2.1. Truyền thống:
Lập đi lập lại truyền đến nhiều đời vẫn không dứt.
Được hình thành và hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử.
Là quá trình “cho” và “nhận” các giá trị văn hóa, tinh thần giữa các dân tộc.
Kế thừa và phát huy mạnh mẽ những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của dân tộc.
4.2.2. Tập quán:
Tập quán có đặc điểm là bất biến, bền vững, do vậy, rất khó thay đổi. Trong những
quan hệ xã hội nhất định, tập quán được biểu hiện và định hình một cách tự phát hoặc
được hình thành và tồn tại ổn định thông qua nhận thức của chủ thể trong một quan hệ
nhất định và tập quán được bảo tồn thông qua ý thức của quá trình giáo dục có định
hướng rõ nét. Như vậy, tập quán được hiểu như những chuẩn mực xử sự của các chủ
thể trong một cộng đồng nhất định và còn là tiêu chí để đánh giá tính cách của một cá
nhân tuân theo hay không tuân theo những chuẩn mực xử sự mà cộng đồng đã thừa
Nhóm 6

Page 14


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

nhận và áp dụng trong suốt quá trình sống, lao động, sinh hoạt tạo ra vật chất và
những quan hệ liên quan đến tài sản, đến tình cảm của con người trong cộng đồng.
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng và bản lĩnh văn hoá
có tính độc lập tương đối giữa các dân tộc. Do vậy, tập quán của mỗi dân tộc đều có
những nét đặc thù, khác nhau. Câu ngạn ngữ: “Luật vua thua lệ làng” đã phản ánh
đúng thực trạng về tập quán của mỗi dân tộc ở Việt Nam.
4.3. Thành tựu và hạn chế.
4.3.1. Thành tựu
Truyền thống:
Trước hết, yêu nước, đối với người Việt Nam không phải là một chủ nghĩa, mà là
một truyền thống ngàn đời.
Thứ hai, người Việt Nam đánh giặc vì muốn gìn giữ đất nước, muốn mở mang
lãnh thổ, chứ không phải vì muốn bảo vệ ngai vàng của một ông vua.
Truyền thống bất khuất: Tinh thần bất khuất đó cũng ăn sâu vào lòng mỗi người
dân Việt, để trở thành truyền thống muôn đời. Bởi vậy, khi người Việt bị các giống
dân khác đô hộ, nếu mình yếu thế thì tinh thần bất khuất biểu lộ bằng lới nói, bằng sự
châm chọc, bằng những mẩu chuyện tiếu lâm. Ðến khi mình mạnh thì vùng lên giết
giặc...
Truyền thống tự chủ: Ðọc lịch sử, chúng ta thấy có rất nhiều giai đoạn nước Việt
phải xưng thần, phải triều cống, phải nhận sắc phong của nước Tàu. Ðây không phải
là sự mất tự chủ, mà là một phương cách ngoại giao khéo léo để giữ nước. Trong các
giai đoạn đó, người Việt vẫn làm chủ nước Việt, chớ không để mất nền tự chủ.
Truyền thống hiếu học: Dân tộc Việt Nam có một tinh thần hiếu học rất cao. Và,
bài ca dao trên đây đã cho thấy tinh thần hiếu học và mục đích của sự học. Muốn khôn
thì phải học và học để phục vụ đất nước. Tinh thần hiếu học của người Việt Nam đã
biến thành truyền thống. Và truyền thống này vẫn còn tiếp nối ở trong nước, cũng như
tại hải ngoại.
Tập quán
Người Việt Nam có những phong tục tập quán rất phong phú trái dài trên khắp mọi
miền Tổ quốc.Đó là tục ăn trầu, hút thuốc lào, tết nguyên đán, tết thanh minh, lễ động

thổ, lễ khai ấn, cúng giỗ người chết, tục thách cưới, tang lễ, và các lễ hội đặc trưng
như hội hoa Vị Khê, Nam Định, hội chọi trâu,…
4.3.2. Hạn chế.
Nhóm 6

Page 15


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Truyền thống và tập quán Việt Nam:
Ở nước ta hiện nay, trong lĩnh vực văn hóa tập tục, nhiều yếu tố lạc hậu, phản tiến
bộ đã được hạn chế. Tuy nhiên, trong thời đại của tự do văn hóa thì nhiều hủ tục khác
lại đang có cơ hội được phục hồi. Tục lệ cưới xin, ăn uống linh đình đang quay trở lại
với mức độ rầm rộ hơn xưa. Hủ tục về ma chay cũng vẫn còn tồn tại khá nặng nề ở
một số nơi.
Trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, truyền thống "tôn sư trọng đạo" và hiếu học của
người phương Đông là một nét đẹp văn hóa. Tuy nhiên, truyền thống tôn sư trọng đạo
nhiều khi được hiểu một cách tuyệt đối hóa, dẫn đến cách truyền thụ kiến thức theo
kiểu thầy đọc, trò nghe, làm cho học sinh trở thành cái máy tiếp thu thụ động, hạn chế
óc tìm tòi sáng tạo của học sinh. Điều này hiện nay đang bị nhiều người lên tiếng phê
phán.
Trong lĩnh vực văn hóa tín ngưỡng - tôn giáo (không bàn tới hiện tượng lợi dụng
tự do tín ngưỡng - tôn giáo để đạt mục đích ở ngoài tín ngưỡng - tôn giáo) cũng đang
bị lợi dụng, làm cho nạn mê tín dị đoan tăng lên. Lễ hội tràn lan. Lễ hội cũ được phục
hồi, lễ hội mới được sáng tạo thêm. Đã có thống kê trong tháng giêng, cả nước đã có
tới một nghìn lễ hội, trong đó có 65 lễ hội cấp quốc gia, còn tính cả năm thì nước ta có
khoảng 9 nghìn lễ hội thuộc đủ các loại và các cấp(5). Lễ hội diễn ra ngày này sang
ngày khác, có lễ hội diễn ra hàng tháng trời, có lễ hội kéo dài cả mùa xuân... Tất
nhiên, vui chơi là một nhu cầu chính đáng, nhưng vui chơi triền miên là một sự lãng
phí tiền của và thời gian. Rõ ràng, tập tục "Tháng giêng là tháng ăn chơi - Tháng hai

cờ bạc tháng ba hội hè" đang tác động tiêu cực đến con người và văn hóa Việt Nam.
Có thể nói, hiện tượng lễ bái và tình trạng lễ hội tràn lan đang là một trong những vấn
đề nhức nhối của văn hóa Việt Nam.

5. Sự kết hợp giữa tư tưởng nho giáo và phong tục tập quán.
5.1. Phong tục tập quán trong luật hôn nhân và gia đình.
Nghiên cứu Bộ Luật Hồng Đức chúng ta thấy rất rõ vua “Lê Thánh Tông đã có ý
thức rất rõ ràng và đầy đủ trong việc sử dụng vũ khí pháp luật để hỗ trợ cho việc xây
dựng thuần phong mỹ tục cho thần dân được đặt dưới quyền trị vì của Ông”. Bộ Luật
Hồng Đức đã có sự phân định rõ ràng phạm vi điều chỉnh của pháp luật và phạm vi
điều chỉnh của đạo đức.

Nhóm 6

Page 16


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Tính chất Nho giáo khắt khe, nghiêm khắc chỉ để Bộ Luật Hồng Đức quy định
những vấn đề cơ bản để củng cố và bảo vệ quan hệ Nho giáo trong gia đình và xã
hội, củng cố và bảo vệ quyền của người gia trưởng, nền tảng của thuần phong mĩ tục.
Còn các hành vi xử sự cụ thể trong hôn nhân gia đình thì các nhà làm luật nhường
chỗ cho các phong tục tập quán và đạo đức. Đồng thời, chính việc xác định khái
niệm đạo đức (điều 2, khoản 7,9, …) đã tạo ra cơ sở cho việc xác định ranh giới điều
chỉnh giữa Bộ Luật Hồng Đức với các quan điểm đạo đức.
Bộ Luật Hồng Đức còn tạo ra một sợi dây liên kết gắn bó giữa pháp luật và đạo
đức khi nó dùng chính những biện pháp đạo đức thành những biện pháp có tính chất
chế tài của pháp luật. Ví dụ như hình thức biếm tước (điều 27), người phạm tội bị
bêu riếu ở nơi công cộng (điều 186)…
Bộ Luật Hồng Đức bảo vệ, tiếp thu những chuẩn mức đạo đức xã hội, những

phong tục tập quán dân tộc ta.
Trên nền tảng đạo đức xã hội là đạo Nho, nhiều quy định trong bộ luật được đặt
ra để bảo vệ trật tự lễ giáo phong kiến từ trong triều đình đến trong gia đình hạt nhân
của xã hội. Điều đó thường được thể hiện trong một số điều khoản riêng biệt như
trong quan hệ gia đình, mặc dù Bộ Luật Hồng Đức đã thể chế lễ nghi gia đình gia
trưởng Nho giáo nhưng đồng thời vẫn thừa nhận một số phong tục, thói quen, nếp
sống cổ truyền trong dân gian. Ví dụ: Bộ Luật Hồng Đức không đưa hành vi chia
tách tài sản khỏi gia đình cha mẹ để ra ở riêng là tội bất hiếu (điều 2), do đó, con cái
có quyền được xây dựng hạnh phúc gia đình riêng khi cha mẹ còn sống. Tôn trọng
tục thờ cúng tổ tiên, luật thừa kế cho phép con gái trưởng được hưởng phần thừa kế
hương hoả nếu gia đình không có con trai (điều 308).
Coi trọng và khuyến khích phát triển các phong tục tập quán, truyền thống đạo
đức của dân tộc Bộ Luật Hồng Đức có rất nhiều quy định dựa trên cơ sở những
chuẩn mực đó như khuyến khích tình yêu thương đồng bào, đề phòng, bài trừ tệ nạn
cờ bạc trong nhân dân, chống tệ mê tín dị đoan.
Bên cạnh đó, Bộ Luật Hồng Đức đã đặt ra những điều luật để trừng trị nhằm mục
đích giáo hoá, bài trừ những thói xấu của con người: trừng trị những kẻ “ngang
ngạnh, ngỗ ngược không theo giáo hoá”, những hành vi xâm phạm đến mồ mả,
Nhóm 6

Page 17


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
những hành ví có tính chất bất hiếu, bất mục, bất kính … đều bị trừng trị nghiêm
khắc, đặc biệt các tội liên quan đến việc gian dâm, tà dâm, loạn luân bị lên án và
trừng phạt nặng nề hơn bất cứ tội nào, …
Bộ Luật Hồng Đức có mối quan hệ rất đặc biệt với phong tục tập quán và truyền
thống đạo đức của con người Việt Nam. Tinh thần thương dân, vị tha, nhân từ của
vua Lê Thánh Tông là yếu tố chi phối mạnh đến đặc trưng này của bộ luật. Tính chất

nhân đạo cũng là một trong những đặc tính nổi bật của “Quốc triều hình luật” so với
các bộ luật khác.
Chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử - nhân học, mà hạt nhân là chữ hiếu - là quan
hệ huyết thống tự nhiên của con người, quan hệ huyết thống tự nhiên này là cơ sở
cho chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử, đã có ảnh hưởng mạnh mẽ vào Việt Nam.
Nó có tính hợp lý khi Khổng Tử đã kết hợp nhân ái (đạo đức), huyết thống (quan hệ
tự nhiên) và chế độ đẳng cấp (chính trị) lại với nhau; và nhân ái là chất keo để gắn
chặt mối quan hệ ngang dọc của xã hội. "Nhân" là phạm trù trung tâm của toàn bộ
học thuyết Khổng giáo. Khổng Tử nói nhiều đến chữ “Nhân” và coi “Nhân” là cao
ngất, là rộng đến sâu thẳm của đạo đức con người.
Đặc biệt hơn nữa trong Bộ Luật Hồng Đức đặt ra mức hình phạt dành cho người
phạm tội là phụ nữ và hình phạt đối với phụ nữ có thai cũng phản ánh tính chất nhân
đạo. Điều 1 qui định trượng hình chỉ đàn ông phải chịu: “Từ 60 cho đến 100 trượng,
chia làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tuỳ theo tội
mà thêm bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng chỉ
đàn ông phải chịu.” Qui định này được đánh giá rất cao về sự tiến bộ của nó, nếu đặt
nó trong mối liên hệ với quan niệm phong kiến (chịu ảnh hưởng lớn của tưởng Nho
giáo) về địa vị thấp kém của người phụ nữ so với người chồng trong gia đình.
Tính nhân đạo còn được thể hiện ở chỗ cho phép hoãn hình phạt đối với phụ nữ
đang có thai và 100 ngày sau khi sinh con. Điều 680: "Đàn bà phải tội tử hình trở
xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu
chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tư; ngục quản bị đồ làm
bản cục đinh. Dù đã sinh rồi , nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày mà đem hành hình,

Nhóm 6

Page 18


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc. Nếu đã đủ 100 ngày mà
không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội phạt”..
Sở dĩ Bộ Luật Hồng Đức có được sức sống lâu dài, được nhiều nhà nghiên cứu
đánh giá cao vì bộ luật này mang tính phản ánh rất sâu sắc. Bộ Luật Hồng Đức đã thể
hiện được đặc trưng văn hoá của dân tộc, nhiều qui định trong Bộ luật thể hiện tính
sáng tạo cao của nhà làm luật. Mặc dù chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Bộ Đường Luật
sớ nghị thời nhà Đường, nhưng trong số 722 Điều của Quốc Triều Hình Luật thì có
đến 315 điều (chiếm gần một nửa tổng số điều luật) là không tìm thấy trong Bộ luật
của nhà Đường.Quốc Triều Hình Luật vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo
vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
Luật pháp dù có hoàn bị đến đâu cũng không thể phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn
vai trò của phong tục tập quán vốn dĩ đã tồn tại trước cả khi có luật. Một vấn đề nữa
cần phải khẳng định là nhà làm luật thời kỳ này đã nhận thức rõ được sức mạnh của
quần chúng nhân dân. Nho giáo đánh giá cao vai trò của dân với việc cai trị và địa vị
của nhà vua, của việc củng cố và duy trì địa vị xã hội theo giai cấp phong kiến.
Khổng Tử trong sách Luận ngữ đề cao vai trò của lòng dân - đó là một yếu tố quan
trọng quyết định đến sự thịnh suy của triều đại trong ba yếu tố lương thực, binh lực,
và lòng tin của dân chúng, thì Khổng Tử quan niệm lòng tin của dân chúng là yếu tố
quan trọng nhất. Việc coi trọng sức mạnh của quần chúng nhân dân thông qua việc
bảo vệ thuần phong mĩ tục của đất nước cũng là một cách để nhà Lê ổn định xã hội và
làm cho “dân cường, nước thịnh”, ở một khía cạnh khác ta cũng thấy nhà cầm quyền
cũng không dại gì thay đổi hoặc phủ nhận những tập tục đó vì nếu làm vậy tự khắc
triều đình sẽ vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ phía dân chúng.
Ngay khi làm thủ tục kết hôn, nhà làm luật rất tôn trọng và thừa nhận những phong
tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, các nghi lễ kết hôn gồm: Lễ nghị hôn: Lễ chạm mặt
(dạm hỏi); Lễ định thân: Vấn danh; Lễ nạp trưng: Lễ dẫn đồ cưới; Lễ thân nghinh: Lễ
đón dâu.Các nghi lễ này dần trở thành phong tục cưới hỏi của người dân Việt Nam và
được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với tập quán
người Việt và vừa hợp với lễ nghĩa.
Bộ Luật Hồng Đức tiếp thu những phong tục tập quán của dân tộc đã phản ánh khá

Nhóm 6

Page 19


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
trung thực và điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ - chồng phù hợp với thực tế xã hội Việt
Nam được biểu hiện thông qua quyền bình đẳng về tài sản (Điều 374, 375, 376) và
quyền sở hữu với tài sản riêng (Điều 374, 377, 375 ,376) quyền sở hữu với tài sản
chung(Điều 375) ; bộ luật còn qui định sự ràng buộc trách nhiệm của người chồng với
gia đình, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ (Điều 308, 309 ,482,
405).

5.2. Tư tưởng nho giáo trong luật hôn nhân và gia đình.
Khổng Tử đã đưa ra một nhận định nổi tiếng khi luận bàn về vai trò của pháp
luật trong mối liên hệ với đạo đức, ông cho rằng: “ luật pháp chỉ là công cụ dẫn dắt
bằng chính, chấn chỉnh bằng hình, dân chịu mà vô sỉ. Dẫn dắt bằng đức, chấn chỉnh
bằng lễ, biết sỉ lại tiêu chuẩn, dân mới biết tự trọng và vào nề nếp… Pháp luật chỉ
khiến người ta sợ mà không dám làm điều ác, còn dùng đức trị thì người ta xúc động
tận trong lòng và tự nguyện thực hiện, không phải vì sợ pháp luật mà là vì sợ xấu hổ
trước người khác, sợ lương tâm cắn rứt đến chết dần, chết mòn”.
Ở Việt Nam và một số nước Á Đông, trong luân lý và đạo đức truyền thống đều
hướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, lâu dài, một trách nhiệm, một luân lý và
đạo đức mà tình cảm cá nhân phải phụ thuộc vào đó. “Con người vừa mới sinh ra đã
phải là người con có hiếu và thuận hoà - cả cuộc đời đều hiến thân cho gia đình, lấy
công việc xây dựng gia đình làm hạnh phúc cho chính bản thân mình. Hạnh phúc và
danh dự cá nhân được gắn chặt với hạnh phúc và danh dự gia đình.”.
Triều Lê đặc biệt chú trọng đến vấn đề gia đình, coi gia đình là cơ sở quan trọng
bậc nhất để tạo lập kỉ cương và ổn định xã hội. Cũng giống như vấn đề chủ quyền
quốc gia, luật pháp thời kỳ nào cũng điều chỉnh vấn đề hôn nhân và gia đình, nhưng

mục đích của việc điều chỉnh vấn đề hôn nhân gia đình trong Bộ Luật Hồng Đức là
nhằm bảo vệ chế độ tông pháp của Nho giáo. Những chuẩn mực đạo đức ấy được tập
trung vào các mối quan hệ cơ bản (Tam cương) với năm đức chủ yếu (Ngũ thường).
Bộ Luật Hồng Đức điều chỉnh những quan hệ cơ bản về kết hôn, ly hôn, quan hệ
nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái nhằm bảo vệ
chế độ tông pháp và cũng là bảo vệ thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Nhóm 6

Page 20


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lê cho phép người trong gia đình được che chở lẫn
nhau, nghiêm cấm sự tố cáo ông bà, cha mẹ - đó là đạo hiếu truyền thống của người
Việt từ ngàn đời nay được thể chế hoá vào trong luật.
Trong tâm hồn của mỗi người Việt nam, ngay từ thủa lọt lòng đã được giáo dục
và ứng xử theo nguyên tắc hiếu - kính, con cái trong gia đình phải kính trọng, hiếu
thuận với ông bà, cha mẹ, biết “kính trên nhường dưới”, người Việt quan niệm rằng
“hiếu là nhân cách con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị xã hội cao quí”.
Điều 504 qui định: “Con cháu tố cáo ông bà, cha mẹ, nô tỳ tố cáo chủ có tội lỗi gì
đều xử tội lưu đi châu xa, vợ tố cáo chồng cũng bị tội trên. Tố cáo ông bà ngoại, cha
mẹ và ông bà cha mẹ về bậc tôn trưởng và hàng cơ thân của chồng, cùng là nô tỳ tố
cáo người bậc cơ thân của chủ, dẫu việc có thật cũng phải tội biếm hay tội đồ.”; Điều
485: "Ông bà cha mẹ bị người ta đánh, con cháu đánh lại mà không bị què gẫy, bị
thương thì không phải tội.” Đây là đặc điểm rất đặc sắc của Bộ Luật Hồng Đức, thể
hiện rõ ưu thế của đạo đức, ngay cả trong trường hợp có sự xung đột giữa pháp luật
và đạo đức thì đạo đức vẫn được coi là cái gốc để điều chỉnh hành vi của con người.
Bộ Luật Hồng Đức qui định về thất xuất (bảy trường hợp người chồng được phép
bỏ vợ), đây là những căn cứ mà người vợ rất dễ mắc phải. Cũng trong bộ luật này
nhà làm luật cũng qui định 3 trường hợp đặc biệt (tam bất khứ) buộc người chồng

không được phép bỏ vợ: Đã để tang nhà chồng được 3 năm; Trước khi lấy chồng thì
nghèo, sau đó trở nên giàu có; Trước khi lập gia đình có họ hàng thân thích sau đó
không còn bà con để trở về. Về mặt kĩ thuật lập pháp, hai điều luật này tưởng chừng
như ở rất xa nhau, nhưng chỉ với một điều luật qui định “tam bất khứ” nhà làm luật
đã hoàn thành xuất sắc việc bảo vệ sự ổn định của gia đình, bảo vệ chế độ tông pháp,
hạn chế việc phá vỡ trật tự gia đình của Nho giáo vì thế mà lưu giữ được những giá
trị đạo đức trong gia đình, cũng là những giá trị đạo đức của Nho giáo.
Bộ Luật Hồng Đức là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều lĩnh vực pháp luật khác
nhau. Nhà làm luật thời kỳ này chưa có ý thức phân chia thành các ngành luật cụ thể
theo cách phân loại của tư duy pháp lý hiện đại, các điều luật điều chỉnh chủ yếu
được thể hiện dưới dạng luật hình sự khi điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật (nói như
GS. Vũ Văn Mẫu thì Bộ luật Hồng Đức là bộ luật mang “tính hàm hỗn”.
Nhóm 6

Page 21


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Bộ Luật Hồng Đứcra đời trên cơ sở của đạo Nho, nên trong những qui định của
Quốc Triều Hình Luật thể hiện sự tiếp thu các quan điểm của lễ giáo phong kiến, phù
hợp với các hình phạt được qui định trong bộ luật.
Những nghi lễ, những qui phạm đạo đức qui định quan hệ giữa người với người
theo trật tự danh vị xã hội chặt chẽ thời nhà Chu. Lễ là lẽ phải, là bổn phận mà mọi
người có nghĩa vụ phải tuân theo. Ví như việc hiếu thảo với cha mẹ, việc hoà thuận
anh em, việc thuỷ chung cùng chồng vợ, việc tín nghĩa giữa bạn bè, cao hơn Lễ được
hiểu đó là kỉ cương phép nước, là trật tự xã hội qui định hành vi của mỗi con người.
“Nhờ có Lễ mà mỗi người có cơ sở bền vững để tiết chế nhân tình, thực hiện nhân
nghĩa ở đời... Nhờ có Lễ, con người có thể tự mình nuôi dưỡng tính tình thành tập
quán, thói quen đạo đức truyền thống”.
Tiếp thu quan điểm Lễ của Nho giáo, các nhà làm luật triều Lê đã đưa ra những

qui định và hình phạt chặt chẽ nhằm bảo vệ lễ giáo phong kiến. Trong gia đình,
những hành vi vi phạm đạo lý của Nho giáo cũng bị qui định phải chịu hình phạt
theo hệ thống hình phạt ngũ hình ở Điều 1, đó là hình phạt từ nhẹ đến nặng như:
Suy, trượng, đồ, lưu, tử. Để cho giáo lý của đạo Nho được mọi người tuân theo một
cách triệt để, nhà làm luật đã dùng đến những hình phạt rất nặng để trừng trị những
hành vi trái với đạo lý Nho giáo.
Ngoài xã hội, chịu ảnh hưởng tư tưởng trung quân của Nho giáo, Quốc Triều
Hình Luật đưa ra các hình phạt cho những người phạm vào kỉ cương phép nước và
trật tự xã hội, mưu mô làm việc đại nghịch, mưu mô theo giặc phản nước phải chịu
hình phạt cao nhất là xử tử ở Điều 411, 412. Việc qui định chặt chẽ những lễ nghi
trong gia đình, ngoài xã hội và trừng phạt nghiêm khắc những người xâm hại lễ nghi
thì Quốc Triều Hình Luật đã thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa Lễ và Hình. Qua đó,
Bộ luật đã bảo vệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như lòng hiếu thảo, sự tôn
kính ông bà, cha mẹ của con cháu; sự hoà thuận chung thuỷ giữa vợ chồng; sự kính
nhường hoà thuận giữa anh chị em, truyền thống tôn sư trọng đạo. Đồng thời các qui
định nghiêm khắc áp dụng trong mỗi vi phạm lễ nghi gia đình của Quốc Triều Hình
Luật có tác động rất lớn đến sự tự điều chỉnh hành vi trong gia đình khiến họ sớm có

Nhóm 6

Page 22


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với bản thân và làm tròn bổn phận ở từng vị trí cụ
thể với gia đình mình.
Như vậy, bộ luật đã hỗ trợ đắc lực cho sự giáo dục đạo đức trong gia đình, trong
xã hội, đã dùng pháp luật để xây dựng, củng cố những chuẩn mực và giá trị đạo đức
truyền thống.
Luật hôn nhân và gia đình: bộ Luật Hồng Đức do bị chi phối sâu sắc bởi tư tưởng

Nho giáo trong quan niệm hôn nhân và trật tự gia đình của giai cấp phong kiến, nên
các điều luật trong các chương Hộ Hôn, chương Thông Gian đã tập trung bảo vệ chế
độ gia tộc phụ quyển, đề cao vai trò của người cha, người chồng, con trưởng, vợ cả.
Bên cạnh tính chất bảo thủ trong các điều luật về hôn nhân và gia đình, bộ luật
đã chú ý đến vai trò phụ nữ trong xã hội, bảo vệ quyển lợi cho người phụ nữ. Trong
hôn nhân, bộ luật đã đề cao tình nghĩa vợ chồng, không cho phép bội ước sau khi kết
hôn, bảo vệ quyền lợi vật chất cũng như tinh thần của người phụ nữ. Điều 308: “
Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại ( vợ được trình với quan sở tại và xã
quan làm chứng ) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con, thì cho hạn một năm.... Nếu bỏ vợ
mà lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì phải biếm. ”. Điều luật này đã giúp cho
người phụ nữ tự giải phóng mình khi bị chồng bỏ rơi, trong chương này còn có
những điều luật cho con gái được hưởng quyền thừa kế cùng con trai, trong trường
hợp không có con trai, con gái trưởng được giao đất hương hỏa để thờ bố mẹ, tổ tiên.
Pháp luật về hôn nhân gia đình trong Quốc Triều Hình Luật có nhiều điểm tiến
bộ, phản ánh được tinh thần nhân đạo khá sâu sắc trong các quy định về quyền lợi cá
nhân, vai trò của phụ nữ trong hôn nhân, quyền lợi giữa con trai, con gái và con
nuôi...

5.3. Sự kết hợp chặt chẽ giữa Nho giáo và phong tục tập quán, giữa
luật và tục lệ.
Sở dĩ Bộ Luật Hồng Đức có được sức sống lâu dài, được nhiều nhà nghiên cứu
đánh giá cao vì bộ luật này mang tính phản ánh rất sâu sắc. Bộ Luật Hồng Đức đã

Nhóm 6

Page 23


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
thể hiện được đặc trưng văn hoá của dân tộc, nhiều qui định trong Bộ luật thể hiện

tính sáng tạo cao của nhà làm luật.
Mặc dù chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Bộ Đường Luật sớ nghị thời nhà Đường,
nhưng trong số 722 Điều của Quốc Triều Hình Luật thì có đến 315 điều (chiếm gần
một nửa tổng số điều luật) là không tìm thấy trong Bộ luật của nhà Đường. Quốc
Triều Hình Luật vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những
phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình. Thí dụ: Điều 40: “Những người miền
thượng du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau
thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những người thượng du phạm tội với người
trung châu (miền trung du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội.”. Có thể nói
đây là điều luật thể hiện rõ nhất tính sáng tạo của nhà làm luật, luật pháp dù có hoàn
bị đến đâu cũng không thể phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn vai trò của phong tục
tập quán vốn dĩ đã tồn tại trước cả khi có luật.
Một vấn đề nữa cần phải khẳng định là nhà làm luật thời kỳ này đã nhận thức rõ
được sức mạnh của quần chúng nhân dân. Nho giáo đánh giá cao vai trò của dân với
việc cai trị và địa vị của nhà vua, của việc củng cố và duy trì địa vị xã hội theo giai
cấp phong kiến. Khổng Tử trong sách Luận ngữ đề cao vai trò của lòng dân - đó là
một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thịnh suy của triều đại trong ba yếu tố
lương thực, binh lực, và lòng tin của dân chúng, thì Khổng Tử quan niệm lòng tin
của dân chúng là yếu tố quan trọng nhất.
Việc coi trọng sức mạnh của quần chúng nhân dân thông qua việc bảo vệ thuần
phong mĩ tục của đất nước cũng là một cách để nhà Lê ổn định xã hội và làm cho
“dân cường, nước thịnh”, ở một khía cạnh khác ta cũng thấy nhà cầm quyền cũng
không dại gì thay đổi hoặc phủ nhận những tập tục đó vì nếu làm vậy tự khắc triều
đình sẽ vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ phía dân chúng.
Ngay khi làm thủ tục kết hôn, nhà làm luật rất tôn trọng và thừa nhận những
phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, các nghi lễ kết hôn gồm: Lễ nghị hôn: Lễ
chạm mặt (dạm hỏi); Lễ định thân: Vấn danh; Lễ nạp trưng: Lễ dẫn đồ cưới; Lễ thân
nghinh: Lễ đón dâu.Các nghi lễ này dần trở thành phong tục cưới hỏi của người dân
Nhóm 6


Page 24


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Điều này hoàn toàn phù hợp
với tập quán người Việt và vừa hợp với lễ nghĩa.
Bộ Luật Hồng Đức tiếp thu những phong tục tập quán của dân tộc đã phản ánh
khá trung thực và điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ - chồng phù hợp với thực tế xã hội
Việt Nam được biểu hiện thông qua quyền bình đẳng về tài sản (Điều 374, 375, 376)
và quyền sở hữu với tài sản riêng (Điều 374, 377, 375 ,376) quyền sở hữu với tài sản
chung (Điều 375) ; bộ luật còn qui định sự ràng buộc trách nhiệm của người chồng
với gia đình, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ (Điều 308, 309,
482, 405).
Lần đầu tiên trong lịch sử người phụ nữ được pháp luật qui định một loại
quyền đặc biệt: quyền bỏ chồng: Điều 308 qui định: "Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5
tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng ) thì mất vợ".
Tại sao luật qui định rõ quyền này nhưng thực tế số lượng ly hôn trong xã hội phong
kiến rất ít. Chúng tôi cho rằng có thể chưa chắc người phụ nữ đã sử dụng những
quyền này nhiều, nhưng qui định như vậy quyền lợi của người phụ nữ đã được bảo
đảm và quan trọng hơn nó cũng trở thành cơ sở để người chồng phải thực hiện tốt
nghĩa vụ của mình đối với vợ, với gia đình. Đây là qui định nổi bật phản ánh tính
sáng tạo của nhà làm luật nhằm duy trì trật tự ổn định trong gia đình.

6. Nhận xét và đánh giá
6.1. Những tiến bộ.
Bộ Luật Hồng Đức là bộ luật có những thành tựu to lớn, có những nét riêng biệt,
thể hiện độc đáo bản sắc dân tộc và tính độc lập của một quốc gia có chủ quyền. Đây
là bộ luật đã khẳng định được giá trị và vị thế của mình trong lịch sử hệ thống pháp
lụât của dân tộc và trên thế giới bởi những giá trị tiến bộ của nó vượt trước thời đại
bấy giờ, và mang tính nhân đạo nhân văn sâu sắc của người Việt. Những giá trị trong

Bộ Luật Hồng Đức thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao trùm lên tất cả các lĩnh
vực kinh tế và xã hội. Sự ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo được in đậm trong nhiều quy
phạm pháp luật được ghi nhận trong bộ Luật Hồng Đức, không chỉ dưới khía cạnh
như gia đình và xã hội mà nó còn được trải rộng ra dưới khía cạnh kinh tế bằng những
chính sách trong nông nghiệp, chính sách quân điền, chính sách an dân, chính sách ổn
định sản xuất nông nghiệp. Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của Nho giáo trong Bộ
Nhóm 6

Page 25


×