Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tìm hiểu trong thực tế mô hình tổ chức kế toán giao dịch một cửa tại ngân hàng tiên phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.76 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Chủ đề 6: Tìm hiểu trong thực tế mô hình tổ chức: Kế
toán giao dịch “một cửa” tại ngân hàng Tiên Phong

HÀ NỘI – 2014


PHỤ LỤC

I. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm giao dịch “một cửa”
2. Nguyên tắc chung trong giao dịch “một cửa”
3. Quy trình giao dịch trong mô hình giao dịch “một cửa”
4. Các biện pháp kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo an toàn tài sản trong giao
dịch “một cửa”

II. Thực trạng mô hình kế toán giao dịch “một cửa” tại NHTMCP Tiên
Phong
1. Sơ lược lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
3. Mô hình giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên
Phong

III. Phân tích, đánh giá và khuyến nghị về mô hình giao dịch một cửa tại
NHTMCP Tiên Phong
1. Phân tích, đánh giá về mô hình giao dịch một cửa tại Ngân hàng TPBank
2. Một số kiến nghị với ngân hàng.



I. Cơ sở lý thuyết
Mọi thông tin, quy định được căn cứ theo quyết định của thống đốc ngân hàng
nhà nước về Quy chế giao dịch một cửa áp dụng đối với các tổ chức tín dụng ban hành
ngày 13 tháng 10 năm 2005, ban hàng kèm theo quyết định số 1498/2005/QĐ-NHNN.
1. Khái niệm “giao dịch một cửa”
Giao dịch một cửa: là phương thức tổ chức cung ứng dịch vụ của tổ chức tín
dụng cho khách hàng, trong đó khách hàng chỉ cần giao dịch với một giao dịch viên
của tổ chức tín dụng và nhận kết quả từ giao dịch viên đó.
2. Nguyên tắc chung trong giao dịch “một cửa”
Các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch một cửa dựa trên các nguyên tắc sau:
 Tổ chức tín dụng thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động ngân
hàng nhưng phải đảm bảo an toàn tài sản và tuân thủ các nguyên tắc về kiểm
tra, kiểm soát áp dụng đối với hoạt động ngân hàng.
 Tổ chức tín dụng phải tổ chức và phân công lao động hợp lý, khoa học nhằm
đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và tuân thủ các quy định pháp luật trong
hoạt động ngân hàng.
 Tổ chức tín dụng phải xây dựng Quy trình nghiệp vụ cụ thể trong giao dịch một
cửa trên cơ sở các quy định hiện hành trong hoạt động ngân hàng, hoạt động
ngân quỹ, chế độ kế toán và đáp ứng được yêu cầu lập các loại báo cáo theo
quy định.
 Tổ chức tín dụng phải xây dựng nội quy và tổ chức giám sát chặt chẽ nội quy
làm việc của các quầy giao dịch trong giao dịch một cửa; đồng thời, tổ chức tín
dụng phải thông báo công khai nội quy và các mẫu ấn chỉ sử dụng trong giao
dịch với khách hàng.
 Tổ chức tín dụng ứng dụng khoa học và kỹ thuật công nghệ trong giao dịch
một cửa phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến quy trình
nghiệp vụ của loại giao dịch mà mình thực hiện. Hệ thống trang thiết bị, phần
mềm ứng dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định để đảm bảo



tính an toàn, bảo mật, chính xác, xử lý tự động một cách đồng bộ và khách
quan đối với toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến giao dịch thực
hiện.
 Kiểm tra - kiểm soát trong giao dịch một cửa:
a) Tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ các nghiệp vụ có liên
quan trong giao dịch một cửa. Hàng ngày, bộ phận kế toán phải thực hiện khâu kiểm
tra sau (kiểm tra đối chiếu các chứng từ giao dịch với bảng kê chứng từ giao dịch
trong ngày) nhằm đảm bảo sự khớp đúng của các giao dịch trong ngày. Trường hợp
phát hiện sai sót phải xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
b) Đối với các giao dịch thu tiền mặt, chương trình giao dịch phải in được giấy
giao nhận tiền để khách hàng kiểm tra lại và ký xác nhận. Trường hợp chương trình
giao dịch không in được giấy giao nhận tiền, kiểm soát viên phải kiểm soát và ký trên
chứng từ thu tiền trước khi giao lại cho khách hàng.
3. Quy trình giao dịch trong mô hình giao dịch “một cửa”

Sơ đồ quy trình giao dịch trong mô hình giao dịch “một cửa”
(1) (7) Giao dịch viên ứng quỹ đầu ngày và nộp quỹ cuối ngày
(2) Khách hàng yêu cầu giao dịch
(3) Giao dịch viên thực hiện thu (chi) tiền măt cho khách hàng


(4) Giao dịch viên chuyển chứng từ cho bộ phận kiểm soát khi vượt quyền giao
dịch
(5) Kiểm soát viên chuyển chứng từ sau khi kiểm soát cho giao dịch viên
(6) Giao dịch viên trả (thu) tiền cho khách hàng
Lưu ý: Các bước 4, 5,6 chỉ thực hiện đối với các giao dịch với khối lượng lớn
vượt quyền kiểm soát của giao dịch viên.
Nhận xét: Như vậy mô hình giao dịch một cửa cho phép khách hàng đến giao
dịch với ngân hàng chỉ giao dịch với một cán bộ ngân hàng vẫn có thể giải quyết toàn
bộ nhu cầu của mình về tiền gửi, thanh toán, mua bán ngoại tê, cho vay… Cán bộ

ngân hàng tiếp khách trong mô hình giao dịch “một cửa” là giao dịch viên đồng thời
thực hiện nhiệm vụ của kế toán viên, thủ quỹ đối với giao dịch trong quyền kiểm
soát… Với khối lượng công việc lớn đòi hỏi giao dịch viên cần có trình độ, kinh
nghiệm làm việc cao đồng thời ngân hàng cần có hệ thống kiểm tra giám sát hiệu quả
để hạn chế những sai sót và gian lận.
4. Các biện pháp kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo an toàn tài sản trong giao
dịch “một cửa”
 Hạn mức giao dịch thu - chi tiền mặt và hạn mức tồn quỹ trong ngày đối với
giao dịch viên:
a) Hạn mức giao dịch và hạn mức tồn quỹ cần được điều chỉnh phù hợp với từng
giao dịch viên để đảm bảo an toàn tài sản.
b) Các trường hợp giao dịch vượt hạn mức phải do thủ quỹ kiểm tra.
 Quản lý tồn quỹ tiền mặt, các giấy tờ có giá và các tài sản khác giao cho
giao dịch viên để thực hiện giao dịch một cửa:
a) Đầu ngày giao dịch, giao dịch viên ứng tiền, phải đảm bảo số dư tồn quỹ của
giao dịch viên phải cao hơn hạn mức tối thiểu và số dư thực tế bằng số dư trên sổ
sách.


b) Cuối ngày, số dư tồn quỹ của các giao dịch viên phải được chuyển hết về bộ
phận quỹ kèm theo báo cáo in ra, đảm bảo không còn tiền tồn quỹ khi kết thúc ngày
giao dịch.
 Chế độ tạm ứng và thanh toán tạm ứng:
Tất cả các quy trình nghiệp vụ, bảo quản phải thực hiện theo đúng quy định,
đồng thơi giao dịch viên không được nhận bao niêm phong do chính mình nộp từ ngày
hôm trước.
 Về phân cấp, phân quyền trong xử lý và kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh
trong giao dịch một cửa: Tổ chức tín dụng thực hiện phân cấp, phân quyền
và quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm cho các thành viên tham gia giao
dịch một cửa

Trang bị các phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn khác như máy camera để
giám sát hoạt động tại các điểm giao dịch.
Các chứng từ và ấn chỉ giao cho khách hàng phải được in từ máy in chuyên
dụng. Các máy in chứng từ, máy in khác kết nối với hệ thống máy tính trong giao dịch
một cửa phải được theo dõi và quản lý chặt chẽ để không sử dụng sai mục đích.

II. Thực trạng mô hình tổ chức kế toán giao dịch “một cửa” tại
NHTMCP Tiên Phong (TPB)
1. Sơ lược lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
Ngày 05/5/2008 đã trở thành một cột mốc trong lịch sử hình thành và phát triển
của TiênPhongBank khi dự án Ngân hàng đã nhận được Giấy phép chính thức từ
Ngân Hàng Nhà nước Việt nam với mức vốn Điều lệ ban đầu là 1.000 tỷ VND. Với sự
chuẩn bị, đầu tư kỹ lưỡng trong hơn 1 năm, với đội ngũ gồm tằng dần hơn 300 thành
viên đến từ nhiều tổ chức tài chính tụ hội và quyết tâm cao độ để xây dựng một ngân
hàng kiểu mới có nền tảng công nghệ và quản trị hiện đại, một môi trường làm việc
khuyến khích sự phát triển của mỗi cá nhân.


Đến nay, sau hơn hai năm đi vào hoạt động, với hỗ trợ và hậu thuẫn từ 3 cổ
đông lớn là FPT, VMS và Vinare, TiênPhongBank đã khẳng định được những bước đi
vững vàng để tạo lập một nền tảng vững chắc, từng bước thực hiện sứ mệnh “Tiên
phong ứng dụng công nghệ để cung cấp tới khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tài
chính hiệu quả, giản đơn trên một nền tảng hoạt động ngân hàng bền vững”.
2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
Suốt chiều dài thành lập và hoạt động, TPBank đã phát triển các sản phẩm,
dịch vụ riêng cho từng phân khúc khách hàng; song song với việc cải tiến nhiều dịch
vụ tiện ích, dịch vụ gia tăng; nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng;
cùng với chính sách linh hoạt, các chương trình thúc đẩy bán hiệu quả giúp đẩy mạnh
huy động từ khách hàng, đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng. Trong năm qua,
huy động từ khách hàng của TPBank đạt 14.332 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2012,

cao hơn nhiều so với mức tăng huy động chung của toàn ngành ( mức 15,61%).
Những nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu tồn đọng và tăng trưởng tín dụng mới có chất
lượng tốt, chất lượng tín dụng đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 3.66%
cuối năm 2012 xuống còn 1.97% vào cuối năm 2013.
Về mặt mạng lưới và truyền thông, cũng trong năm qua, tính đến cuối 2013,
TPBank đã có 10 Chi nhánh, 19 Phòng Giao dịch, 04 Quỹ Tiết kiệm và 2 TTKD trên
cả nước. TPBank đã thực hiện nhiều chương trình truyền thông nhằm quảng bá hình
ảnh, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến thị trường và khách hàng, các kết quả của
công tác truyền thông được đánh giá tích cực.
Định hướng trong 5 năm tới, trên cơ sở củng cố nguồn lực trong năm 2013,
Ngân hàng sẽ bước vào giai đoạn bứt phá, phát triển nhanh và mạnh mẽ trong năm
2014 - 2015, mục tiêu đến năm 2017 trở thành 1 trong 15 ngân hàng mạnh nhất Việt
Nam.
3. Mô hình giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên
Phong
Quy định cụ thể về giao dịch một cửa


a. Nguyên tắc xử lý giao dịch
a.1. Đối với giao dịch tiền mặt
- Các giao dịch hạn mức giao dịch tiền mặt: Giao dịch viên là người thực hiện
thu/chi tiền mặt đối với giao dịch tiền mặt.
- Các giao dịch vượt hạn mức giao dịch tiền mặt: Thủ quỹ, Trưởng quỹ có trách
nhiệm thiết lập và kiểm soát việc thu/chi tiền mặt trực tiếp với Khách hàng.
a.2. Đối với giao dịch hạch toán cần có ký duyệt
- Các giao dịch trong hạn mức ký duyệt của cấp Kiểm soát sẽ do Kiểm soát ký
duyệt
- Các giao dịch vượt hạn mức ký duyệt của Kiểm soát sẽ do Trưởng phòng
Dịch vụ Khách hàng ký duyệt.
a.3. Ủy quyền ký duyệt

- Trường hợp Cán bộ thực hiện ký duyệt giao dịch hạch toán đi vắng hoặc có
việc đột xuất vắng mặt thì phải ủy quyền cho cấp trên thay mặt thực hiện ký duyệt cho
giao dịch.
b. Chứng từ kế toán
b.1. Lập chứng từ kế toán:
- Chứng từ giao dịch với khách hàng, căn cứ vào giấy tờ, chứng từ (đã kiểm tra
tính hợp pháp, hợp lệ) do Khách hàng xuất trình, Giao dịch viên tiến hành nhập các dữ
liệu vào hệ thống và in chứng từ theo quy định của NH Tiên Phong đối với từng quy
trình nghiệp vụ của giao dịch tương ứng đã được quy định.
- Cuối ngày, Giao dịch viên phải lập Bảng liệt kê giao dịch với Khách hàng
trong ngày theo quy trình và mẫu quy định.
b.2. Kiểm soát chứng từ:


- Đối với các giao dịch hạch toán nhập dữ liệu: Giao dịch viên hoặc Người lập
chứng từ ký trên chứng từ xác nhận tính chính xác của nội dung chứng từ và đồng thời
xác định chứng từ do ai nhập liệu.
- Đối với ký duyệt chứng từ của người có thẩm quyền: các chứng từ nêu trên
phải được Người có thẩm quyển kiểm tra, kiểm soát và ký duyệt. Các chứng từ thuộc
giao dịch này phải có đủ chữ ký của Người lập chứng từ (Giao dịch viên) và Người ký
duyệt chứng từ.
b.3. Luân chuyển, bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán:
- Cuối ngày giao dịch, sau khi đóng chương trình kế toán, mỗi Giao dịch viên
tự in bảng phát sinh trên bảng liệt kê giao dịch này.
- Lãnh đạo phòng hoặc Kiểm soát viên khi nhận được toàn bộ bảng liệt kê giao
dịch cùng với chứng từ đi kèm theo phải có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát lại và ký
xác nhận việc kiểm tra kiểm soát lại và ký xác nhận việc kiểm tra kiểm soát trên bảng
liệt kê giao dịch.
- Bảng liệt kê giao dịch cùng với chứng từ kèm theo sau khi đã kiểm soát xong
được chuyển sang bộ phận lưu chứng từ và đóng thành quyển Nhật ký chứng từ.

2. Quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng
a. Giao dịch viên
Quyền hạn
Giao dịch viên có quyền thực hiện và kiểm soát đối với các giao dịch trong hạn
mức giao dịch mà mình phụ trách
Trách nhiệm
Giao dịch viên chịu trách nhiệm hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch,
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và tính chính xác của nội dung các giao
dịch được phân công thực hiện
b. Kiểm soát viên


Quyền hạn
Kiểm tra và ký duyệt các giao dịch,bảng liệt kê chứng từ của Giao dịch viên,
các giao dịch tiếp quỹ/nộp quỹ của Giao dịch viên và các giao dịch khác theo sự phân
cấp, phân quyền của Tổng giám đốc/giám dốc
Trách nhiệm
Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ giao dịch trong
ngày mà Giao dịch viên thực hiện theo thẩm quyền được quy định, đồng thời, đối
chiếu và kiểm tra tính chính xác giữa chứng từ mà Giao dịch viên thực hiện trong
ngày với bảng liệt kê giao dịch cuối ngày của Giao dịch viên.
c. Thủ quỹ, trưởng quỹ
Quyền hạn
Bộ phận quỹ có quyền kiểm tra hạn mức tồn quỹ của Giao dịch viên theo quy
định.
Thu tiền, chi tiền và kiểm soát thu,chi tiền theo nội dung chứng từ ghi sổ do
Giao dịch viên lập và đã được cấp có thẩm quyền kiểm soát
Trách nhiệm
Kiểm soát, đối chiếu khớp đúng số dư tồn quỹ tiền mặt của mình với số dư tồn
quỹ tiền mặt của mình với số dư tồn quỹ trên hệ thống tại bất kỳ thời điểm nào trong

ngày.
Thủ quỹ tại Chi nhánh, Phòng Giao dịch thực hiện nộp một phần hoặc toàn bộ
số dư tồn quỹ về Trưởng quỹ của quỹ chính vào cuối ngày giao dịch theo quy định
của NH Tiên Phong.
d. Lãnh đạo phòng
Quyền hạn


Kiểm soát, ký duyệt các giao dịch vượt hạn mức ký duyệt của Kiểm soát viên
và các giao dịch khác trên cơ sở sự phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc/Giám đốc
chi nhánh
Trách nhiệm
Chịu trách nhiệm kiểm soát, điều tiết số dư tồn quỹ cuối ngày của Giao dịch
viên trong phòng theo đúng hạn mức tồn quỹ đã quy định
e. Giám đốc chi nhánh
Quyền hạn
Tổng giám đốc được quyền giao khung hạn mức tồn quỹ tiền mặt và hạn mức
ký duyệt.
Giám đốc chi nhánh được quyền giao hạn mức ký duyệt và hạn mức tồn quỹ
tiền mặt theo khung hạn mức do Tổng giám đốc ban hành.
Trách nhiệm
Xem xét và điều chỉnh hạn mức giao dịch cho từng Giao dịch viên cho phù hợp
với tình hình hoạt động của đơn vị mình

III. Phân tích, đánh giá và khuyến nghị về mô hình giao dịch một cửa
tại NHTMCP Tiên Phong
1. Phân tích, đánh giá về mô hình giao dịch một cửa tại Ngân hàng TPBank
a. Kết quả đạt được
Trong quá trình hoạt động, TPBank đã có những bước tiến đáng kế trong giao
dịch:

- Phòng giao dịch được xây dựng theo mô hình thiết kế đa năng cả về hệ thống
nội - ngoại thất, thân thiện với khách hàng. Với phương thức giao dịch hiện đại và đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình, ngân hàng sẽ mang đến khách hàng các


sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng như: dịch vụ tiền gửi, tín dụng,
ngoại hối, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử…
- Ngoài ra khách hàng đến giao dịch còn được tặng ngay nhiều phần quà hấp
dẫn như hộp khăn giấy cao cấp, bộ ly thủy tinh cao cấp…
- TienPhongBank được kế thừa nền tảng công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị
trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược là Tập đoàn Vàng bạc Đá
quý DOJI, Tập đoàn FPT, Công ty thông tin di động VMS-MobiFone, Tổng công ty
Tái bảo hiểm Quốc gia (Vinare) và Tập đoàn tài chính SBI (Nhật Bản). Nhờ vậy mà
Khách hàng được ngân hàng cung cấp các dịch vụ hiện đại như Home Banking,
Internet Banking, Phone Banking, ATM…và được hưởng những dịch vụ ngân hàng
trọn gói và hoàn hảo nhất
- Đối với những khách hàng đến giao dịch với khối lượng lớn, tại một cửa của
giao dịch viên có một nhân viên hỗ trợ công tác kiểm đếm, giúp giao dịch được thực
hiện nhanh hơn, tránh tình trạng khách hàng phải chờ lâu. Và thậm chí, đối với một
khách hàng đến giao dịch lớn thì nhân viên sẵn sàng làm việc qua trưa để phục vụ
khách hàng một cách tốt nhất.
- Các giao dịch viên được cấp user riêng để đảm bảo tính bảo mật trong các
giao dịch. Đồng thời sẽ bị kiểm soát chặt chẽ số tiền được cấp đầu ngày giao dịch,
thường thì 1 giao dịch viên thường được cấp số tiền đầu ngày là 80-100 triệu và bất cứ
lúc nào thì số tiền mặt phải bằng số tiền trên sổ kế toán. Hơn nữa, ngân hàng Tiên
phong cũng áp dụng theo đúng quy định khi giao dịch viên không được nắm giữ quá
200 triệu và cũng không ít hơn 50 triệu để đảm bảo tính an toàn và tiện lợi.
- Tất cả các chứng từ kế toán trong ngày thì cuối ngày đều được tâp trung trên
phòng kế toán và nhân viên phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ càng sớm
càng tốt, không được để quá 4 ngày để bổ sung và phát hiện những sai sót.

- Tinh thần hợp tác giữa nhân viên kế toán và nhân viên dịch vụ trong việc phát
hiện, bổ sung và sửa chữa những sai xót trong giao dịch kế toán ngày càng hoàn thiện
hơn mô hình trước đây.


b. Những tồn tại và nguyên nhân
Tồn tại
- Việc áp dụng mô hình giao dịch 1 cửa gây ra nhiều điểm bất cập như việc
chuyển biến đột ngột những công nghệ mới khiến các cán bộ TPBank gặp nhiều khó
khăn, vì vậy họ phải vừa học vừa làm. Hơn nữa, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế
và rút ra những kinh nghiệm từ các ngân hàng trong nước khi áp dụng đồng loạt mô
hình này nên còn có một số chức năng chưa phù hợp với khách hàng Việt Nam, vì thế
đôi khi còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Ngân hàng áp dụng cơ sở công nghệ mới đã có sự chuyển biến cả về nội dung
và hình thức cơ sở vật chất, nhiều thiết bị hiện đại nhất được lắp đặt nhằm phục vụ
công việc được tốt hơn.Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao, số liệu thông tin còn chậm, còn
sai xót, xử lý thông tin còn hạn chế.
Nguyên nhân
 Nguyên nhân khách quan
- Hiện nay cơ sở thông tin của Việt Nam còn chưa có sự đồng bộ giữa các tỉnh
thành phố trong cả nước, tốc độ đường truyền và dữ liệu còn thấp. Việc chuẩn hóa
thông tin còn nhiều điểm chưa thống nhất dẫn đến thông tin không thông suốt nên cản
trở đường truyền dữ liệu trong nhiều ngành nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
- Hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện để mô hình này được áp dụng
một cách suôn sẻ hơn
 Nguyên nhân chủ quan
- Mô hình giao dịch một cửa còn khá mới mẻ, các chi nhánh sớm áp dụng nên
bên cạnh những điểm thuận lợi vẫn còn một số khó khăn trong việc vận hành cả về
máy móc lẫn con người



- Khi có nhiều khách hàng đến giao dịch cùng một lúc thì chưa đáp ứng được
tối đa nhu cầu của khách hàng, khách hàng vẫn phải chờ đợi nên dễ làm mất lòng
khách hàng, mặc dù gần đây đang có những dấu hiệu khả quan.
- Nhân viên vừa học vừa làm nên trình độ nghiệp vụ và trình độ quản lý chưa
thực sự cao để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. Những nguyên nhân này
có thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của ngân hàng.
2. Một số kiến nghị với ngân hàng.
a. Với ngân hàng
Công tác huy động vốn
- Tận dụng tối đa các tiện ích của chương trình nghiên cứu cải tiến qui trình
nghiệp vụ, giảm bớt thủ tục giấy tờ. Tạo niềm tin, thông qua khách hàng cũ mở rộng
Marketing tới các khách hàng mới. Tăng dần tỷ trọng tiền gửi thanh toán của các tổ
chức kinh tế trên cơ sở nâng cao, hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ trong Ngân
hàng.
- Chú trọng việc tiếp thị nhằm xác lập mối quan hệ, thu hút khách hàng mở tài
khoản tiền gửi thanh toán, tạo nguồn vốn rẻ thông qua các chính sách cung cấp dịch
vụ đa dạng... làm dịch vụ chuyển tiền cá nhân, dịch vụ trả lương cho các tổ chức kinh
tế bằng thu - chi tiền mặt tại chỗ thay bằng máy rút tiền tự động ATM, thẻ điện tử.
Công tác khách hàng
- Đề nghị cho phép chi nhánh có biện pháp đảm bảo linh hoạt qua chính sách
khách hàng và có chỉ đạo quy hoạch các đối tượng khách hàng của chi nhánh trên địa
bàn để công tác marketing đạt hiệu quả cao,tránh chồng chéo và cạnh tranh không
lành mạnh.
Về công tác đào tạo.


- Ngân hàng phải chú trọng đến cán bộ ngay từ khâu đầu vào, không chỉ giỏi về
nghiệp vụ mà còn phải giỏi cả về ngoại ngữ và tin học để phục vụ một cách tốt nhất
nhu cầu khách hàng.

- Tăng cường trau dồi, nghiên cứu quy trình thanh toán, hạn chế tới mức tối đa
các sai sót liên quan đến hoạt động thanh toán.
- Có chính sách khen thưởng bằng cách trực tiếp vận động hoặc dùng các
khuyến khích vật chất; đồng thời kỷ luật nghiêm đối với những phòng, ban và cá nhân
chưa làm tốt nhiệm vụ.
- Bổ sung đội ngũ cán bộ tin học và tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức
mạng, truyền thông, cơ sở dữ liệu để có thể hỗ trợ kịp thời khi có các sự cố về cơ sở
dữ liệu, đường truyền.
Về công tác bảo mật:
- Chấn chỉnh ngay cán bộ trong quá trình kiểm soát chứng từ giao dịch, tăng
cường công tác kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh để phát hiện và ngăn chặn kịp thời
các sai sót của cán bộ trong quá trình giao dịch. Chấm dứt ngay tình trạng thiếu chữ
ký của giao dịch viên, kiểm soát viên, dấu trên chứng từ. Nghiêm cấm tình trạng cán
bộ tự thực hiện giao dịch trên tài khoản của mình. Yêu cầu giao dịch viên nắm rõ các
biểu phí của chi nhánh, hạn chế việc tính và thu nhầm phí của khách hàng.
Quá trình giao dịch:
- Ngân hàng phải trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn như
máy camera để giám sát các hoạt động tại các điểm giao dịch một cửa. Các máy in
chứng từ, máy in khác kết nối với hệ thống máy tính trong giao dịch một cửa phải
được theo dõi và quản lý chặt chẽ để chống sử dụng sai mục đích.
- Kiểm tra chứng từ khi nhận từ khách hàng và Thu/Chi tiền mặt.
- Giao nhận chứng từ và hậu kiểm GL: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc
phục đối với những Phònggiao dịch ở xa chi nhánh có thể nộp chứng từ về phòng GL
đúng thời gian.


Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng
- Xây dựng phương hướng hoạt động và các giải pháp,công nghệ tiên tiến hiện
đại, thường xuyên nâng cấp phần mềm, nối mạng toàn hệ thống và có những hệ thống
bảo mật thông tin của khách hàng và của Ngân hàng từ đó có thể mở rộng phạm vi

thanh toán trên mạng diện rộng an toàn, chính xác.
- Hệ thống máy tính phải được bổ sung các máy chủ có cấu hình mạnh, tốc độ
xử lý cao, hệ thống định tuyến nhiều đường kết nối.
Công tác phát triển dịch vụ và tiếp thị quảng cáo:
Đề nghị có cơ chế để việc đưa các sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng vào
thực tế được áp dụng một cách nhanh chóng, hoàn thiện từ việc cung cấp trang thiết bị
đến hỗ trợ công tác đào tạo, vận dụng thực tiễn sản phẩm theo mô hình giao dịch một
cửa. Hàng quý có thể trích một tỷ lệ nhất định trên lợi nhuận để bổ sung cơ sở vật
chất, tăng chi phí quảng bá và phát triển dịch vụ mới.
Đối với việc xử lý sai phạm:
Nghiêm túc kiểm điểm và xử phạt đối với các hành vi vi phạm nhất là các hành
vi cố ý, cố tình trong quá trình giao dịch.
b. Với ngân hàng Nhà nước
Ngày 13/10/2005 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định về “Quy chế
giao dịch một cửa đối với các tổ chức tín dụng”. Việc ban hành Nghị định về quy chế
giao dịch một cửa là nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân, thay
thế các biện pháp hành chính rườm rà gây mất thời gian và tiền của, đảm bảo an toàn
tài sản cho khách hàng cũng như bản thân Ngân hàng, thúc đẩy mô hình giao dịch một
cửa phát triển sẽ nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn trong nền kinh tế, góp
phần hạn chế các giao dịch không hợp pháp, tăng cường sựquản lý nhà nước đối với
các chỉ tiêu tài chính từ ngân sách và vốn nhà nước, triển khai thực hiện Luật Phòng
chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí cũng như Nghị quyết của
Đảng về phòng, chống tham nhũng.


Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh
vực kinh doanh Ngân hàng, các NHTM tiến hành phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ
mới để cạnh tranh lẫn nhau như: chuyển đổi mô hình giao dịch nhiều cửa sang mô
hình giao dịch một cửa, hệ thống rút tiền tự động ATM...các văn bản hiện hành được
xây dựng dựa trên các qui trình xử lý bằng tay, mang nặng tính giấy tờ, thủ tục cồng

kềnh phức tạp nhất là khâu lưu trữ và bảo quản chứng từ. Là một trong những nguyên
nhân cơ bản gây khó khăn cho các NHTM khi xây dựng và phát triển sản phẩm mới.
Ngân hàng nhà nước nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng cần đưa ra những
chính sách và văn bản phù hợp với công cuộc hiện đại hóa Ngân hàng nhằm phát triển
tốt các sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ trong Ngân hàng. Mặt khác,
việc ban hành các quy trình giao dịch một cửa thống nhất làm chuẩn mực cho các
NHTM thực hiện theo là một việc làm rất cần thiết của NHNN. Các quy trình này sẽ
làm chuẩn mực để NHNN có thể theo dõi quản lý hoạt động của các NHTM, đồng
thời là cơ sở để xử lý những trường hợp vi phạm quy trình trong xử lý nghiệp vụ của
các NHTM.



×