Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thanh toán ko dùng tiền mặt trong nền kinh tế, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.19 KB, 12 trang )

1

BÀI TẬP NHÓM MÔN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Chủ đề 3:
Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
- Thực trạng và giải pháp.
Mục lục:
I.
II.

III.

IV.

Lịch sử ra đời thanh toán không dùng tiền mặt
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu hiện nay
1. Ủy nhiệm chi
2. Ủy nhiệm thu
3. Chứng từ điện tử
4. Thư tín dụng
5. Thẻ thanh toán
Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
1. Tích cực
2. Hạn chế
3. Nguyên nhân
Kiến nghị giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
1. Giải pháp chung
2. Giải pháp đối với doanh nghiệp
3. Giải pháp cho khu vực dân cư



2

I. Lịch sử ra đời thanh toán không dùng tiền mặt
Trong xã hội loài người, cùng với sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hỏa, thì sự
tồn tại của mối quan hệ Tiền - Hàng là một tất yếu khách quan. Đó là mối quan hệ biện
chứng và tác động lẫn nhau.
Theo tiến trình lịch sử hình thành tiền tệ, đồng tiền đã có những bước phát triển từ
thấp đến cao. Trong nền kinh tế tư nhiên khép kín, do nhu cầu còn rất đơn giản, con
người tự sản xuất được những gì mình cần và do đó họ không có nhu cầu trao đôi. Khi
xã hội phát triên và mở rộng hơn, họ thấy rằng mình không thê tự sản xuất mọi thứ mà
mình cần do nhiều lý do, lúc này nhu cầu trao đổi xuất hiện và vấn đề trao đổi là như
thế nào. Vấn đề trùng lặp nhu cầu trao đổi xuất hiện. Nhưng không phải lúc nào và ở
đâu cũng có sự trùng lặp nhu cầu. Muốn trao đổi được hàng hóa thì người ta nghĩ tới
một hàng hóa mà nhiều người cùng cần, đó là vật đứng ra làm vật ngang giá chung hình thức đầu tiên của tiền tệ. Lúc đầu vật ngang gía chung rất đơn giản, nó có thê là vỏ
sò, hến hay con bò miếng đồng ...Do yêu cầu thuận tiện trong trao đổi người ta thấy
rằng cần phải có vật ngang giá chung thế nào đó dễ vận chuyến, dễ chia nhỏ, không hao
mòn và có thê tích trữ dùng cho sau này. Con người đã chọn vàng.
Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triên, hàng hóa đưa vào lưu thông ngày càng
nhiều đòi hỏi phải có thêm lượng tiền đưa vào đáp ứng nhu cầu của hàng hóa đưa vào
lưu thông. Hơn nữa người ta thấy rằng trong mua bán chịu, tờ giấy ghi nợ cũng có giá
trị như tiền vậy. Tiền giấy ra đời và giúp cho việc trao đoi hàng hóa diễn ra thuận lợi
hơn rất nhiều.
Nhưng sản xuất không ngừng phát triển, khối lượng tiền được đưa vào lưu thông
ngày một lớn, đặc biệt là khi có lạm phát. Tiền giấy bộc lộ những hạn chế nhất định
như chi phí in ấn, bảo quản, tiền giả, kiểm đếm... Hơn nữa, trong nền kinh tế phát triên
như ngày nay khối lượng tiền trong giao dịch là rất lớn, nếu thanh toán bằng tiền mặt
thì rõ ràng là bất tiện. Như vậy, đòi hỏi phải có phương thức thanh toán mới ưu việt
hơn khắc phục được những hạn chế trên, phù hợp với một giai đoạn phát triển kinh tế
mới. Thanh toán không dùng tiền mặt ( TTKDTM) xuất hiện như một tất yếu, thế hiện
bước phát triến và hoàn thiện ở đỉnh cao của lịch sử phát triên tiền tệ.



3

II. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Theo quyết định 22/NH 21/01/1994 do thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành,
các hình thức TTKDTM được áp dụng trong hệ thống ngân hàng bao gồm: Séc, ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, ngân phiếu thanh toán, thẻ thanh toán.
Gần đây nhất theo quyết định số 235/2002/QĐ-NHNN ngày 27/03/2002 của thống
đốc ngân hàng nhà nước về việc chấm dứt việc phát hành trái phiếu thanh toán. Theo
đó kể từ ngày 1/4/2002 NHNN sẽ không phát hành ngân phiếu thanh toán nữa. Vậy nên
nội dung chính của đề tài sẽ không đề cập đến hình thức thanh toán bằng ngân phiếu
thanh toán
1. Thanh toán bằng séc.
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lâp trên mẫu do ngân hàng nhà nước quy
định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình
đế trả cho người hưởng thụ có tên ghi trên séc hoặc người cần séc.
Séc có thế được chuyển nhượng, tức là người thụ hưởng có ghi trên séc có thể chuyển
nhượng cho người khác thụ hưởng số tiền ghi trên séc trong phạm vi thời hạn hiệu lực của
séc, trừ trường hợp trên séc đã ghi cụm từ “ Không được phép chuyển nhượng”.Séc
được dùng để thanh toán chuyển khoản hoặc rút tiền mặt tại đơn vị ngân hàng của người
phát hành séc. Ngân hàng có trách nhiệm thanh toán kịp thời cho người thụ hưởng.
Séc có thể được dùng để thanh toán dưới hình thức séc chuyển khoản và séc bảo chi.
2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyến tiền .
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân
hàng , KBNN yêu cầu ngân hàng, KBNN phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi của mình
đế trả cho người hưởng thụ
Ủy nhiệm chi được dùng đế thanh toán các khoản trả tiền hàng dịch vụ hoặc chuyển
tiền trong từng hệ thống và các hệ thống ngân hàng hoặc KBNN.
Séc chuyển tiền cầm tay là một loại chuyển tiền được sử dụng theo yêu cầu của khách

hàng. Séc chuyển tiền được áp dụng trong cùng hệ thống ngân hàng, KBNN do ngân
hàng, KBNN lập và trao cho khách hàng sau đã lưu tiền vào một tài khoản.
Thời hạn hiệu lực tối đa của séc chuyến tiền cầm tay là 30 ngày kể từ ngày phát hành ghi


4

trên tờ séc.
3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT)
UNT được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản trong cùng một chi
nhánh ngân hàng hoặc các chi nhánh ngân hàng, KBNN cùng hệ thống hoặc các hệ thống.
Ủy nhiệm thu dòng thụ hưởng lập gửi vào ngân hàng , KBNN phục vụ mình đế thu tiền
hàng đã giao dịch hoặc dịch vụ đã cung ứng. Khách hàng mua và bán phải có sự tín
nhiệm lẫn nhau trên cơ sở có ký họp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng.
4. Thanh toán bằng thư tín dụng
Thư tín dụng là lệnh của ngân hàng bên mua đối với ngân hàng bên bán khác địa
phương yêu cầu trả tiền theo các chứng từ của người bán đã giao hàng hoá cung ứng dịch
vụ theo đúng điều khoản của người mua.
Theo thể thức thanh toán này, khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng, bên mua phải ký quỹ
vào ngân hàng một số tiền đủ đế mở thư tín dụng thanh toán tiền mua hàng.
Thời hạn hiệu lực thanh toán của một thư tín dụng là 3 tháng kế ngày ngân bên mua
nhận mở thư tín dụng .
5. Thanh toán bằng chứng từ điện tử
Theo quy chế của Ngân hàng công thương Việt Nam, thanh toán chứng từ điện tử
được hiểu là : Việc chuyến tiền và hoàn tất một lệnh thanh toán thông qua mạng máy tính
giữa các chi nhánh trong nội bộ ngân hàng công thương việt nam và với các ngân hàng
khác ngoài hệ thống. Thanh toán điện tử có thể là chuyển có hoặc chuyển nợ đã được uỷ
quyền. Phương thức thanh toán điện tử của Ngân hàng công thương Việt Nam là sự kế
thừa và thay thế phương thức thanh toán liên hàng truyền thống, liên hàng qua mạng máy
vi tính bằng một chương trình thanh toán mới nhờ việc áp những thành tựu của công nghệ

tiên tiến.
6. Thanh toán bằng thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng đế trả tiền
hàng hoá dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý
thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động.
Thẻ thanh toán có nhiều loại, trước mắt áp dụng 3 loại thẻ : Thẻ ghi nợ ; Thẻ ký quỹ
thanh toán ; Thẻ tín dụng .


5

Người sử dụng thẻ có thế đế rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hoặc tại
các quầy trả tiền mặt tự động, mỗi lần rút không quá 5 triệu, mỗi ngày một thẻ chỉ được
rút tiền mặt một lần.

III. Thực trạng thanh toán KDTM tại Việt Nam hiện nay
1. Những bước đầu tích cực đạt được:

 Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán giảm
Ở Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông
tin, như: internet banking, mobile banking, ví điện tử… đang dần đi vào cuộc sống, phù
hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo thống kê của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán
đang có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 2004, xuống 14% năm 2010 và hiện còn
khoảng 12%. Có hơn 65% đơn vị thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho đến năm
2013. Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích và đưa vào như một
phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền
kinh tế phát triển bền vững. Nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch
của Chính phủ, các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông

rõ ràng và trơn tru hơn.
 Tăng số lượng tài khoản cá nhân
Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) phát triển khá
nhanh. Số lượng tài khoản cá nhân tăng trung bình mỗi năm từ 130%-150% về số tài
khoản và 120% về số dư. Có được kết quả như trên là do nhiều yếu tố tác động như: môi
trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những thay đổi theo hướng phù
hợp hơn, mạng lưới điểm giao dịch của các ngân hàng được mở rộng, thanh toán điện tử
liên ngân hàng được triển khai có hiệu quả,…
 Thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến hơn trong các doanh nghiệp
Tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì các doanh nghiệp tư
nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63% số giao dịch của họ được tiến hành qua hệ
thống ngân hàng; những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này là 47%; với
doanh nghiệp nhà nước mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện qua ngân hàng; hầu
hết các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiền mặt. Tại các hộ
kinh doanh thì 86,2% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hoá bằng tiền mặt; 75% số hộ
kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng
tiền mặt; số người sử dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động
ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định.
 Sự tăng lên về số lượng ATM vs POS
Theo NHNN, tính đến cuối tháng 3/2014, cả nước có trên 15.500 máy rút tiền tự động
(ATM) và trên 137.700 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) được lắp đặt, tăng lần lượt


6

8,4% và 31,7% so với cuối năm 2012. Trong năm 2013, số lượng và giá trị giao dịch qua
POS tại Việt Nam tăng trưởng khá cao, đạt trên 28 triệu giao dịch và đạt trên 120.700 tỷ
đồng, tăng tương ứng 34% và 26% so với năm 2012.Trên thực tế, thẻ ngân hàng đã mang
lại khá nhiều tiện tích cho người dùng như: chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch
vụ tại POS, trả phí định kỳ với các khoản thanh toán thường xuyên (tiền điện, tiền nước,

điện thoại, internet), mua hàng trực tuyến tại hệ thống siêu thị... Thêm vào đó, các ngân
hàng cũng chú trọng tới các loại sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện lợi hơn như ngân hàng
điện tử, ngân hàng tại nhà, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, ví điện tử..
 Nâng cấp phát triển thanh toán KDTM
Một số ngân hàng thương mại đã nỗ lực đầu tư, nâng cấp hệ thống thanh toán nội bộ, đáp
ứng tốt hơn yêu cầu của thực tế.Bên cạnh việc hoàn thiện và phát triển các phương thức
truyền thống như: Ủy nhiệm chi (lệnh chi), ủy nhiệm thu (nhờ thu), nhiều dịch vụ,
phương thức mới, hiện đại, tiện lợi và tiện ích dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ
thông tin như: Thẻ ngân hàng, Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking, Ví điện
tử,… đã xuất hiện và đang đi dần vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong số này, ủy nhiệm chi là phương tiện thanh toán được ưa chuộng sử dụng
nhiều nhất, chiếm tỷ lệ cao so với các phương tiện TTKDTM khác.Cùng với đó, việc triển
khai các dịch vụ thanh toán điện tử, đặc biệt là thanh toán qua Internet, đã đạt được kết
quả ấn tượng, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ khá lớn, số lượng và giá trị giao dịch
tăng cao (tăng tương ứng 83% và 42% so với năm 2012), thể hiện tiềm năng, xu hướng
trong phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, qua đó tạo thêm kênh thanh toán mới, thuận
tiện và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhà cung cấp hàng hóa và cả ngân hàng, bước
đầu làm thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư.
Bên cạnh đó, thẻ ngân hàng tiếp tục là phương tiện thanh toán đa dụng, tiện ích,
được các tổ chức tín dụng chú trọng phát triển. Đến nay, số lượng thẻ phát hành đạt trên
68,5 triệu thẻ; số lượng và giá trị giao dịch thẻ tăng lần lượt 25% và 43 % so với năm
2012. Tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện TTKDTM khác cũng đang có
xu hướng tăng lên, giúp các ngân hàng thương mại có thêm kênh huy động vốn, tăng
nguồn thu và phát triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua tài khoản tại ngân
hàng; đồng thời, cung cấp các giá trị gia tăng trên sản phẩm thẻ với nhiều tiện ích khác
nhau.
 Đa dạng hóa các đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng,
Kho bạc nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng như Công ty dịch

vụ tiết kiệm bưu điện. Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ
giữa các ngân hàng và các tổ chức không phải ngân hàng làm dịch vụ thanh toán. Mỗi
một mô hình tổ chức có những đặc trưng riêng, lợi thế riêng và chirns lược khách hàng
riêng, theo đó mà các nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng được đáp ứng.
Xu hướng liên doanh liên kết giữa các ngân hàng đã hình thành, giúp cho nhiều ngân
hàng thương mại nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư vào công nghệ và trang thiết


7

bị phục vụ cho hệ thống thanh toán. Việc liên doanh liên kết trong phát hành và thanh
toán thẻ trở thành một yếu tố không nhỏ góp phần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát hành
ra lưu thông gần đây
2. Những hạn chế trong v n đề phát triển thanh toán KDTM
- Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện phương tiện thanh toán
không dùng tiền mặt này còn mới mẻ và bỡ ngỡ với phần lớn người dân; tâm lý e dè, sợ
rủi ro đã ngăn cản việc tiếp cận của người tiêu dùng với các phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt mới. Các thanh toán trong khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt,
ngay cả ở thành thị, nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển các phương tiện thanh toán
không dùng tiền mặt, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến.
- Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ một phần do phải trả phí ngân
hàng, một phải là phải công khai doanh thu. Vì thế, một số đơn vị chấp nhận thẻ dù đã ký
hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao dịch
bằng thẻ của khách hàng như để máy cà thẻ vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng trả tiền
mặt,…
- Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chưa đồng bộ,
bởi đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn nên thường chỉ có các ngân hàng thương mại có
tiềm lực về tài chính mới có khả năng đầu tư các trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh
toán.
- Với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông, nhiều dịch vụ thanh

toán mới ra đời nhưng hành lang pháp lý chưa được thiết lập. Các cơ chế, chính sách
nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt chưa thật đồng bộ, chưa khuyến khích đầu
tư mạnh cho cơ sở hạ tầng; sự phối kết hợp giữa những biện pháp hành chính và biện
pháp kích thích kinh tế chưa đủ mạnh đề đưa chủ trương đi vào cuộc sống.

3. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế về thanh toán không dùng tiền mặt.
 Trở ngại lớn nhất khiến số lượng thẻ còn thấp so với tiềm năng thị trường, theo
nhiều chuyên gia ngân hàng là do tập quán sử dụng tiền mặt trong chi tiêu của người Việt
Nam vẫn còn phổ biến. Thống kê của tổ chức thẻ Visa International cho thấy, lượng cung
tiền mặt trong lưu thông ở các nước phát triển chỉ có 10-25% trong khi các nước phát
triển là 75-90%. Riêng trường hợp của Việt Nam, theo trưởng đại diện của Visa: Gordon
Cooper, tiền mặt vẫn là vua với trên 99% chi tiêu dùng cá nhân được thực hiện theo
phương thức này. Bản thân hệ thống ATM hiện nay ở Việt Nam hầu hết các giao dịch đều


8

để rút tiền mặt, dù trên máy có nhiều tiện íc khác như chuyển khoản, thanh toán dịch vụ
bảo hiểm, tiền diện, cước phí diện thoại...
 Thứ hai, người dân chưa có đủ thông tin về các tiện ích khi sử dụng phương thức
thanh toán không dùng tiền mặt. Nguyên nhân xuất phát từ thực tế, các thông tin naỳ chỉ
phổ biến trong một phạm vi địa lý nhỏ hẹp: tại thành phố lớn các ngân hàng chỉ tập trung
vào đối tượng khách hàng trong thành phố. Vấn đề chính là do hạ tầng kỹ thuật chưa cho
phép các ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động.
 Thứ ba, thiếu cơ sở pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt. Luật ngân hàng
Nhà Nước và luật các tổ chức tín dụng là hai văn bản pháp lý cao nhất quy định về các
hoạt động không dùng tiền mặt. Do 2 văn bản trên chưa thể hiện được tính cập nhật với
sự phát triển của nền kinh tế .



9

IV. Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
1. Đối với Việt Nam nói chung
Thứ nhất, cần xây dựng cơ chế chính sách về thanh toán một cách đồng bộ, nhất quán,
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và CNTT.
Ngân hàng Trung ương đóng vai trò quyết định trong việc ban hành cơ chế chính sách,
kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán liên ngân hàng.
Hoàn thiện đề án xây dựng trung tâm bù trừ séc tại một số thành phố lớn
Thứ hai, cần xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng CNTT.
Chúng ta phải tận dụng cơ hội và thế mạnh của nước đi sau, thừa hưởng những thành tựu
của khoa học công nghệ
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, tạo
điều kiện để các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử. Phấn đấu đến cuối năm
2010, tại khu vực doanh nghiệp, có khoảng 80% các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp
với nhau được thực hiện qua tài khoản tại ngân hàng và đến năm 2020 đạt 95%.
Một hình thức thanh toán cũng được NHNN nhắc tới đó là sử dụng thẻ thương mại. Về
bản chất nó giống như thẻ thanh toán ngân hàng nhưng sử dụng cho các tổ chức. Các thẻ
thanh toán kiểu này đã được Visa, MasterCard phát triển trên thế giới, cho phép những
người có thẩm quyền sử dụng ngân sách của tổ chức, doanh nghiệp để chi trả thay tiền
mặt khi thanh toán tiền xăng, tiền mua văn phòng phẩm, công tác phí... Tiền sẽ được tự
động trích từ tài khoản của tổ chức, doanh nghiệp đến nhà cung cấp.
Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị; lắp đặt hệ thống máy ATM trên toàn
quốc, kết nối qua Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia, đảm bảo thẻ của các NHTM
đều sử dụng được ở tất cả các máy ATM. Thúc đẩy nhanh việc xây dựng trung tâm
chuyển mạch kết nối máy ATM
Thứ ba,cải tiến thủ tục, quy trình thanh toán của phương tiện truyền thống, phát triển
phương tiện thanh toán hiện đại.
Chúng ta cũng cần đầu tư và tổ chức được hệ thống kế toán thanh toán theo mô hình tập
trung hóa tài khoản.

Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị; lắp đặt hệ thống máy ATM trên toàn
quốc, kết nối qua Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia, đảm bảo thẻ của các NHTM
đều sử dụng được ở tất cả các máy ATM.


10

Tích cực tuyên truyền lợi ích của thẻ tới mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận, để thẻ
được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Tăng cường các dịch vụ mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán qua ngân hàng,
khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.
Bốn là, Nhà nước cần áp dụng các biện pháp mạnh, có quy định cụ thể đối với tổ chức và
cá nhân được phép thanh toán bằng tiền mặt với mức tiền cụ thể, phù hợp với tình hình
phát triển chung của nền kinh tế.
Ví dụ, hiện nay nên quy định đối với cá nhân, thanh toán dưới 5 triệu đồng, đối với tổ
chức dưới 10 triệu đồng được sử dụng tiền mặt, trên mức đó phải thanh toán KDTM.
Đồng thời phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Thứ năm, yếu tố về con người.
Chúng ta cần tăng cường đào tạo nhân lực, cụ thể là đội ngũ cán bộ ngân hàng chuyên
nghiệp và có trình độ trong việc ứng dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Cũng như khuyến khích và phổ biến tới người dân cách thức và thói quen thanh toán với
thẻ, sec...
2. Với khu vực doanh nghiệp
Trang bị kiến thức, thông tin cho doanh nghiệp về những đặc điểm, tiện ích, rủi ro của
từng loại phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán, trên cơ sở đó các doanh nghiệp
lựa chọn các đối tượng, phạm vi và chủng loại của sản phẩn dịch vụ thanh toán phù hợp
với nhu cầu của mình; Ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tạo thuân
lợi trong việc mở tài khoản, tạo ra sự gắn kết giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán với các chủ thể kinh doanh trong việc cung cấp dịch vụ trọn gói, phát triển các loại
hình thanh toán điện tử như B2B, B2C v.v...;

Yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong
phạm vi, đối tượng nhất định; có chính sách cụ thể đối với chủ thể kinh doanh để khuyến
khích thanh toán qua ngân hàng;
Tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, tạo điều kiện để các doanh nghiệp
phát triển thương mại điện tử.
3. Trong khu vực dân cư
Phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng nhu cầu của
dân cư và phù hợp với tiến trình hội nhập:


11

- Phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại theo hướng
tăng số lượng, chất lượng và chủng loại của các sản phẩm dịch vụ thanh toán với độ tin
cậy cao và với giá cả phù hợp; nghiên cứu và tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ có
hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, phù hợp với sự phát triển công nghệ thông tin; xây
dựng quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán; ứng
dụng các phần mềm chuẩn mua của nước ngoài, xúc tiến xây dựng các phần mềm trong
nước có tính mở và dễ sử dụng; tạo lập và phát triển các chuẩn mực chung phù hợp với
thông lệ quốc tế;
- Cải thiện các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt truyền thống như séc, lệnh
chi, nhờ thu theo hướng thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, đơn giản hóa thủ tục sử dụng,
bảo đảm tính an toàn và bảo mật trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại trong
khâu xử lý giao dịch;
- Thực hiện các biện pháp để tăng tính an toàn và bảo mật trong việc sử dụng các phương
tiện thanh toán, đặc biệt là các phương tiện thanh toán điện tử hiện đại như thẻ thanh toán,
như yêu cầu áp dụng các chuẩn mực kỹ thuật có độ an toàn cao đối với các nhà cung ứng
dịch vụ thanh toán, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan theo hướng rõ ràng, minh
bạch về quyền và trách nhiệm của các bên, đề xuất xây dựng các tổ chức chuyên trách tập
hợp và cung cấp thông tin liên quan đến các phương tiện thanh toán bị mất cắp, bị gian

lận...; tăng cường vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các phương
tiện thanh toán và hệ thống thanh toán;
- Tạo lập được sự hiểu biết và cung cấp thông tin cơ bản và đầy đủ về những lợi ích, chi
phí cũng như rủi ro gắn với mỗi loại phương tiện hoặc dịch vụ thanh toán nào đó, theo đó
khách hàng tự do tiếp cận và lựa chọn sản phẩm dịch vụ và phương tiện thanh toán phù
hợp với nhu cầu của mình;
Phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt:
- Tăng cường việc chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh
toán của các tổ chức, cá nhân bằng việc tăng cường mạng lưới chấp nhận phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt theo tiến trình phát triển của hệ thống thương mại dịch vụ
để hỗ trợ các giao dịch thanh toán mặt đối mặt, cũng như giao dịch thanh toán từ xa trong
thương mại điện tử phục vụ cho các giao dịch thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ không
mang tính định kỳ tại khách sạn, nhà hàng, siêu thị... Phát triển mạng lưới chấp nhận
phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại điểm bán: Tập trung phát triển mạng lưới
đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCN) ở hệ thống phân phối hàng hoá bán lẻ hiện đại (bao gồm
các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn v.v...), ngành dịch vụ khách sạn, nhà
hàng, hàng không. Đến năm 2010, 70% trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn
và 60% nhà hàng, khách sạn lớn tại các tỉnh, thành phố trọng điểm sẽ trở thành ĐVCN thẻ


12

và các phương tiện thanh toán hiện đại. Từ năm 2011 đến năm 2020 triển khai mở rộng
trên phạm vi toàn quốc;
- Phát triển các thỏa thuận thanh toán cho các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản
như thanh toán tiền điện, nước, phí dịch vụ công cộng, bảo hiểm... Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiếp cận trực tiếp tới các
cơ quan chủ quản các ngành nêu trên để phát triển thanh toán bằng ủy nhiệm thu.




×