Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận cao học ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo trong đời sống xã hội việt nam hiện nay tới việc hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.69 KB, 23 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Tôn giáo đang là vấn đề cấp thiêt trong xã hội ta hiện nay nhất là thời kì
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.ngày 16/6/1999 bộ chính trị ra nghị quyết 24
về công tác tôn giáo trong tình hình mới và xác định tôn giáo là vân đề lâu dài
, tín ngưỡng tôn giáo là vấn đề cấp thiết trong đời sống của một bộ phận
người dân .
ở nước ta đang tồn tại nhiều loại hình tôn giáo khác nhau như: Nho giáo
phật giáo, công giáo, cao đài, hòa hảo…mỗi loại hình tôn giáo có ảnh hưởng
riêng đến đời sống nhân dân ta.Trên đây là đề tài về ảnh hưởng của nho giáo
đối với đời sống xã hội đạo đức việt nam hiện nay,nên chúng tôi chỉ xin
nghiên cứu những ảnh hưởng của nho giáo và đề tài này cũng đang là một vấn
đề cấp thiết hiện nay bởi nó là một hệ tư tưởng, hệ tư tưởng đó xấu hay tốt
tích cực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào việc ảnh hưởng vào đời sống thực tiễn
vì vậy tôi xin nghiên cứu đề tài này bởi:
Thứ nhất: Sự tồn tại dai dẳng của đạo nho và đạo đức nho giáo trong xã hội
việt nam nói chung, trong đời sống người nông dân nói riêng là một tất yếu
khách quan, tồn tại cũ mất đi nhưng ý thức,tư tưởng xã hội đó vẫn còn. Ởviệt
nam chế độ phong kiến tồn tại lâu đời từ 938-1945 nhưng nhìn lại lịch sử phát
triển của hệ tư tưởng ta thấy mặc dù chế độ phong kiến đã mất đi từ khi ông
Trần Huy Liệu vào triều đình huế thu ấn kiếm của Bảo Đại và theo đó nho
giáo cũng hết vai trò, nhưng những tư tưởng của nó vẫn còn tồn tại đến tận
ngày nay có những tư tưởng tích cực nhưng cũng có những tư tưởng tiêu cực
như: bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, trọng nam khinh nữ, gia trưởng…cũng không thể
trách được sự ảnh hưởng của nó sâu sắc đến vậy bởi đạo đức phong kiến đã
đưa các triều đại phong kiến lên một nấc thang phát triển mới, trong những
giai đoạn đó giai cấp phong kiến đã lấy nho giáo làm vũ khí tư tưởng củng cố
chính quyền để thống trị xã hội .Vì vậy nhân dân việt nam dù muốn hay

1



không cũng phải tiếp thu tư tưởng đó. Nó đi vào đời sống việt nam như một
cách “Mưa dầm thấm lâu”và nhiều yếu tố đã gia nhập vào truyền thống đạo
đức của nhân dân ta, nhất là đối với đặc điểm nước ta một nước nông nghiệp
với sản xuất nhỏ lẻ manh mún, những tư tưởng nho giáo lại rất phù hợp với
các làng xã, thích hợp với tâm lý của người nông dân với nền sản xuất hộ tiểu
nông vì vậy không dễ gì mà khắc phục được nhanh chóng, mặc dù có những
tích cực nhưng tiêu cực là phần lớn và còn khá phổ biến trong đời sống tinh
thần người nông dân việt nam nhưng chưa có giải pháp khắc phục mang tính
đồng bộ do vậy nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết.
Thứ hai: Khi nghiên cứu đề tài này chúng ta sẽ hiểu dõ hơn về nho giáo,
về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nó cùng những tồn tại dai dẳng
mà nó vẩn còn trong xã hội việt nam,qua đó ta cũng biết được quá trình hình
thành, du nhập, và phát triển của nho giáo trong xã hội việt nam qua các triều
đại phong kiến cũng như những ảnh hưởng trong xã hội hiện đại.
Thứ ba: Sự tồn tại của nhiều hệ tư tưởng trong một xã hội dẫn đến sự mâu
thuẫn cạnh tranh lẫn nhau, nghiên cứu đề tài giúp ta nâng cao nhân thức về
những hệ tư tưởng đứng đắn, hoặc tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trong một
hệ tư tưởng nào đó, khi dó ta không những không bị đồng hóa hoặc không bị
đi theo tư tưởng phản tiến bộ mà ta tiếp thu nhưng gì tích cực tiến bộ nhất để
xây dựng một nền văn hóa truyền thông đậm đà bản sắc dân tộc, vào nền văn
minh nước nhà .
Thứ tư: Những tri thức của đời sống trong mọi lĩnh vực thì nhiều vô kể
nhưng nghiên cứu nho giáo sẽ giúp ta trang bị thêm một phần kiến thức cơ
bản để hiểu biết thêm những tri thức trong xã hội hiện nay. Nhất là đối với
những người đang theo học chuyên nghành công tác tư tưởng, những chiến sĩ
tương lai trên mặt trận văn hóa tư tưởng cố vấn cho đảng, nó còn trang bị cho
ta hệ thống lí luận về những ảnh hưởng của nho giáo đối với đời sống tinh
thần người nông dân việt nam hiện nay, bao gồm hệ thống lí luận về mặt nội
dung từ đó để ta có hành trang kiến thức, lí luận sắc bén vững vàng bước vào

2


đời để có thể kiên định lời nói hành động lời nói của mình mà không sợ sai,
sợ không đúng.
Với các lí do trên với tư cách là người ngiên cứu đề tài tôi thấy việc lựa
chọn đề tài này là hết sức cần thiết này là hoàn toàn đúng đắn, bởi nó phù hợp
với những nhận thức lí luận và thực tiễn và nhất là người nghiên cứu lại là
sinh viên của khoa tuyên truyền thuộc chuyên nghành công tác tư tưởng.
2. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Sự tồn tại dai dẳng của nho giáo cùng những ảnh hưởng tích cực,
tiêu cực của đạo đức nho giáo vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tinh
thần người nông dân việt nam hiện nay.Vì vật mục đích lớn nhất của việc
nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu để tìm hiểu dõ nó và khi tìm hiểu dõ thì
đấy ta sẽ đưa những giải pháp để hạn chế những biểu hiện tiêu cực của đạu
đức nho giáo đối với đời sống tinh thần người nông dân việt nam hiện nay,
góp phần thêm những tư tưởng tích cực đáp ứng nhu cầu tinh thần của người
dân.
2.2 nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài người nghiên cứu xin xác
định nhiệm vụ cụ thể của đề tài như sau:
Thứ 1: Xác định cơ sở lý thuyết cho đề tài để tiến tới làm dõ nội
dung ,đi từ lý luận đến thực tiễn
Thứ 2: Tìm hiểu nguồn gốc của đề tài từ đó phân tích đánh giá
những tư tưởng tiêu cực dang ảnh hưởng của nho giáo đối với đời sống tinh
thần của người nông dân việt nam hiện nay.
Thứ 3: Trên cơ sở phân tích làm rõ nội dung và đánh giá thì đề ra
những biện pháp, phương hướng khả thi để tác động đẩy lùi những biểu hiện
tiêu cực đó củng cố xây dựng xã hội mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.


3


3. phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện thành công các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
người nghiên cứu sẽ dùng các phương pháp sau:
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng ,duy
vật lịch sử và lôgic. phương pháp phân tích, tổng hợp nghiên cứu thu thập ác
thông tin thu thập thông tin trên mạng, các sách báo, tài liệu tham khảo sau đó
sẽ tiến hành phân tích tìm ra những ý đúng tổng hợp để làm dõ nội dung
nghiên cứu của đề tài.
Sử dụng phương pháp so sánh chứng minh, đánh giá suy luận một
cách biện chứng, logic để đua ra giải pháp đạt được mục tiêu nghiên cứu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những ảnh hưởng của tư tưởng nho
giáo trong đời sống xã hội việt nam hiện nay tới việc hình thành tư tưởng xã
hội chủ nghĩa.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Toàn bộ đời sống tinh thần của người
việt nam trong xã hội hiện nay.
5: Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm các phần: phần mở đầu gồm 5 đề mục
Phần nội dung gồm 3 chương và 5 tiết

4



B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
NHO GIÁO VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA NHO GIÁO
TRONG HỌC THUYẾT NHO GIA
1: Hoàn cảnh ra đời của học thuyết nho gia
Nho giáo được xuất hiện ở thời xuân thu chiến quốc thế kỉ thứ VIII-III
trước công nguyên, ở thời kì chiếm hữu nô lệ chuyển sang chế độ phong kiến
ở trung quốc, ®ồ sắt xuất hiện tạo nên cuộc cách mạng công cụ lao động thúc
đẩy kinh tế, con người có thể tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội nhưng
đồng thời với sự phát triển đó thì mâu thuẫn trong xã hội cũng bắt đầu xuất
hiện và ngày càng mâu thuẫn đến mức gay gắt quyết liệt giữ tầng lớp phong
kiến thống trị với giai cấp bị trị từ đã xã hội phân hóa sang hèn dựa trên cơ sở
tài sản. Xã hội lúc này ở vào tình trạng hết sức đảo lộn, chiến tranh liên miên
khốc liệt, sự tranh giành của các thế lực các cứ, giữa các nước chư hầu tranh
giành đất đai, bành trướng lãnh thổ. xã hội loạn lạc đạo đức suy thoái, thời đại
“lễ hư, nhạc hỏng” nhân dân đói khổ vì chiến tranh và áp bức bóc lột diễn ra
khiến lòng người bấn loạn bất an. Sự chuyển biến của thời đại đặt ra những tụ
điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra
những hình mãu của xã hội trong tương lai, lịch sử trung hoa gọi thời kì này
là “bách gia chư tử , bách gia minh tranh” (trăm hoa trăm thầy , trăm hoa
đua tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sả sinh ra các nhà tư tưởng lớn và
hình thành nên ác trường phái triết học khá hoàn chỉnh như : Nho Gia, Pháp
Gia, Mặc Gia…Trong đó ảnh hưởng nhất là Nho Gia và Pháp Gia.
Nho Gia có thể coi là một học thuyết về chính trị-xã hội và đạo đức
chính thống trong xã hội Trung Hoa. Nho gia do Khổng Tử xây dựng nên học
thuyết này đã được coi như học thuyết về chính trị về xã hội và đạo đức cơ
bản của xã hội Trung Quốc bởi nó đã nêu lên những vấn đề cơ bản nhất của
chế độ phong kiến và thừa nhận sự thống trị của giai cấp phong kiến và đó
cũng là hệ tư tưởng của toàn xã hội ,dù nhân dân có muốn hay không muốn
5



theo, Đồng thời nho giáo xuất hiện lúc đó cũng phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh của đất nước trung hoa thời bấy giờ.Đó cũng là món quà tinh thần mà
người dân gửi gắm những tâm tư nguyện vọng hay tự an ủi khi sống trong xã
hội loạn lạc đói khổ, cùng quẫn, chiến tranh liên miên .
Hệ tư tưởng nho gia được giai cấp phong kiến trung quốc qua các thời
đại sử dụng làm tư tưởng thống trị, là cơ sở cho việc định ra đường lối, sách
lược cai trị đất nước của các quốc gia phong kiến phương đông.
2. Nội dung cơ bản của đạo đức nho giáo
Vấn đề cơ bản của đạo đức nho giáo là tập trung mối quan hệ giữa con
người với con người trong gia đình và ngoài xã hội và tập trung trong “Tam
cương , Ngũ thường , Tam tòng , Tứ đức” để làm chuẩn mực cho mọi sinh
hoạt chính trị an sinh và đạo đức của xã hội .Đó cũng được coi là học thuyết
chính trị nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả.
Tam cương, ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo, tam tòng,
tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo . Khổng tử cho rằng người trong xã
hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an
bình.
Trong nho giáo thì đạo đức là một khái niệm rộng, nó không chỉ là
những đạo đức hàng ngày mà nó bao gồm những chuẩn mực, nguyên tắc, quy
tắc và thường đạo đức trong nho giáo hay chỉ những người quân tử vì chỉ
những người quân tử bề trên của xã hội mới có những phẩm chất đạo đức cao
thượng, tốt đẹp. Còn những “kẻ tiểu nhân” bề dưới là những người thiếu đạo
đức hoặc đạo đức chưa được hoàn thiện, điều này có thể lý giải đối tượng nho
giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền.
Tam cương: Tam cương là ba mối quan hệ Quân - Thần (Vua - Tôi)
phụ tử (Cha - Con), Phu thê (Vợ - Chồng).
Trong thời Khổng Tử mối quan hệ đó được thể hiện theo hai chiều,
Sang thời Mạnh Tử thì Ông cho rằng trong xã hội không chỉ có hai mối quan

hệ mà có năm mối quan hệ “Ngũ luân” Vua – Tôi, Cha – Con, Vợ - Chồng,
6


Trờn - di, Bng hu. Mi quan h ú cng c th hin theo hai chiu v
theo trỏch nhim, vai trũ, a v ca mi ngi nh: B tụi phi trung thnh
vi vua, Vua phi cú trỏch nhim l ngi sỏng sut lónh o b tụi
n ng Trng Th thi hỏn ó tip thu nhng t tng v a ra
Tam cng Ng Thng, ba mi quan h ú ch cú mt chiu ( Quõn s thn
t, thn bt t bt trung) Vua, Cha, Chng, l tr ct cho Tụi, V, Con.
Ng thng: Con ngi cú Tam cng phi cú ng thng: Nhõn, L,
Ngha, Trớ, Tín.
i vi Ph N Thỡ Nho giỏo a ra quan nim tam tũng, t c.
Tam tũng: Tại gia tũng ph, xut giỏ tũng phu, phu t tũng t.
T c: Cụng, Dung, Ngụn, Hnh.
Phụ nữ phải có những đức hạnh trên thì mới đợc gọi là ngời phụ nữ
chuyên chính, có nề nếp gia giáo.
Ni Dung quan im o c ca Khng T tp trung Ng Thng:
Nhõn, L, Ngha, Trớ, Tớn. Trong ú Khng T tp trung quan trng nht l
c Nhõn, Coi nhõn l gc ca ng thng.
Nhõn: l thng ngi, l sng tt vi ngi khỏc, ú l cỏch ng x
gia ngi vi ngi, l mt giỏ tr o c xó hi k s bt dc, vt thi
nhõn (Ngha l iu gỡ mỡnh khụng mun thỡ ng nờn ỏp t cho ngi
khỏc) v K dc lp nhi lp nhõn, k lc t nhi t nhõn (Ngha l mỡnh
mun lp thõn thỡ phi giỳp ngi khỏc lp thõn nh mỡnh, mỡnh mun thnh
t thỡ phi giỳp ngi khỏc thnh t nh mỡnh), Nhng Nhõn ca ễng
thng ch cú bc quõn t mi bit ngi tiu Quõn t cú bt nhõn, nhng
nhõn thỡ cha bao gi cú nhõn c.
Bờn cnh Nhõn Thỡ Khng T cng chỳ trng n l Nhng L
theo ễng khụng hon ton i lp vi Nhõn l biu hin ac c luõn gn

lin vi Nhõn. Trong mi quan h gia nhõn v L thỡ Nhõn l gc, l l ni
dung, cũn L l biu hin, l hỡnh thc ca Nhõn. Theo ễng Nhõn phi cú
trc Lễ Ngi khụng cú lũng nhõn thỡ thc hnh l sao c, do vy
7


Núi v l khụng ch cú la ngc m thụi õu ( Tc l phi cú cỏi gc ca nú
na ú l s cung kớnh.
Khỏc vi Khng T Thỡ Mnh T coi trong Ngha, Ngha ngang hng
vi nhõn, ễng ng h ch phõn bit ng cp: Quõn t lao tõm, tiu
nhõn lao lc, quan h vua Tụi, Nam N.
Trong cun Lun Ng Khng T dựng ch nhõn ch mi c
tớnh, c Ngha xột trong mi liờn h vi Nhõn thỡ Ngha l hỡnh thc ca
Nhõn, Ngha l phn ta phi lm, phi th hin.
Mc ớch o Nhõn ca Nho giỏo c Khng T nờu nờn mt cỏch
khỏc th mng. Thiờn l Vn trong Kinh l gi khỏi quỏt l Xó Hi i
ng.
c gn cht vi o, trong kinh im Nho gia thng c dựng
ch mt cỏi gỡ th hin phm cht tt p ca con ngi trong tõm hn ý
thc cng nh hỡnh thc, dỏng iu. Trong sỏch Đi hc . Cõu u tiờn núi
rừ o ca nn hc ln l lm sỏng t c sỏng. Vy ta cú th din t
mt cỏch kinh im nho gia v mi quan h gia o c trong cuc sng ca
con ngi: ng i ni li ỳng n phi theo xõy dng quan h lnh
mnh, tt p l o, noi theo o mt cỏch nghiờm chnh ỳng n trong
cuc sng thỡ cú c c trong sỏng, quý bỏu trong Tõm
Ngoi l thỡ Ngha, trớ, tớn, dng cỳng l quy phm o c theo luụn lý
Nho giỏo ng thi cng l iu kin thi hnh c Nhõn
Chính danh : Chính danh là mỗi sự vật phảI đợc gọi đúng tên của nó,
lmỗi ngời phải làm đúng chức phận của mình danh không chính thì lời không
thuận, lời không thuận tất việc không thành [sách luận ngữ ].Khổng Tử nói

với vua Tề Cảnh Công : Quân quân, Thần thần, Phụ phụ, Tử tử
- Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con [sách luận ngữ ]. Vậy
trong xã hội mỗi cái danh đều bao hàm một số trách nhiệm và bổn phận mà
những cá nhân mang danh ấy phải có những trách nhiệm và bổn phận hợp với
danh ấy. Đó là điều quan trọng nhất trong các kinh sách của nho giáo, chúng
8


®îc tãm l¹i trong chÝn ch÷: Tu nh©n, tÒ gia, trÞ quèc, b×nh thiªn h¹, vµ chÝn
ch÷ ®ã còng nh»m phôc vô môc ®Ých cai trÞ cña giai cÊp thèng trÞ phong kiÕn.
Một tư tưởng chủ đạo của nho giáo nữa đó là tư tưởng “ Thiên
Mệnh” đạo được thi hành hay không là do mệnh trời (Hiếu vận luận ngữ), vì
đạo trong Nho giáo không đơn giản là đạo lý mà nó bao chữa cả nguyên lý
vận hành chung của vũ trụ, Nho giáo hình dung cả vụ trụ được cấu thành từ
các nhân tố đạo đức, nguyên ký đó do Nho gia đề xướng và cần phải tuân
theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có đạo đức tức là nắm được đạo
trời, biết được đạo trời, vâng mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng
vào con người sẽ được gọi là mệnh. Khổng Tử cho rằng chính danh là hợp với
tự nhiên “Mệnh Trời”, “vật các đắc kì sở” (mọi vật đều có chỗ xá định của
nó). Ngoài ra Nho giáo còn rất nhiều các học thuyết về vũ trụ ,chính trị, xã
hội ,con người…….Nhưng ở đây ta chỉ đến với vân đề đạo đức,nên người viết
xin được trình bày trong vấn đề đạo đức nhưng đó cũng là nội dung cốt lõi
của học thuyết nho giáo.
Nói tóm lại nho giáo là học thuyết về đạo đức và chính trị xã hội cơ
bản của xã hội phong kiến trung hoa. Đó là hệ tư tưởng chính thống của chế
độ phong kiến trung hoa nói riêng và của phương đông nói chung. Nho giáo
và đạo đức nho giáo có quá trình hình thành và phát triển rất lâu dài trong
từng giai đoạn lịch sử có những thay đổi để phù hợp với kinh tế ,xã hội. Mặc
dù đạo khổng đã có cách đây hơn 2500 năm nhưng nó đến nay nó vẫn còn ảnh
hưởng rất lớn đến đời sông hàng ngày của các nước phương đông, nho giáo

cũng có ảnh hưởng rất tích cực đến truyền thống và lối sống và lối sống của
nhân dân các nứơc phương đông.Ví dụ như Hồ Tuyết Nham, một người giàu
có nhất Trung Quốc trong thời nhà Thanh đã học tập đạo khỏng để hình
thành cho mình một phong cách và đã dựng nên nhà thuốc Hồ Thắng Như
Đường để khám bệnh cho nhân dân, ông đặt ra những phương châm “l ương
y như từ mẫu, các lương y phải tắm trước khi khám bệnh cho bệnh nhân”, Sự
chân chính và lòng tận tình là điều căn bản với người thầy thuốc không bao
9


giờ dùng thuốc để kiếm đồng tiền bất chính. Hay công ti Tân Quang do Ngô
Hỏa Sư thành lập đứng thứ 6 trong số các công ti lớn nhất ở Đài Loan cũng
học theo đạo khổng mà rất phát triển, họ làm theo phương châm “để đức tính
tránh khỏi hiểm họa lợi nhuận con người phải có sự khiêm tốn và lòng tận
tâm,đánh giá đúng đắn con người tìm lợi nhuận không xấu nhưng phải đặt sự
công tâm lên hàng đầu.
Qua đó ta thấy ảnh hưởng của Đạo khổng còn rất lớn đối với xã hội
hiện đại ngày nay các nước phương đông như: Trung Quốc,nhật bản, Đài
Loan, Việt Nam….vẫn lấy đó làm hệ tư tưởng để làm theo.
Do đó quá trình lịch sử tư tưởng đạo đức nho giáo của Khổng-Mạnh
đã du nhập vào nước ta với những mặt tích cực và tiêu cực nhưng nó đã ảnh
hưởng rất lớn đối với đời sống tinh thần người dân việt nam,mà nước ta vốn
chịu sự thống trị của các nước đế quốc phong kiến phương bắc hàng nghìn
năm bắc thuộc,nền kinh tế nông ngiệp lúa nước với cộng đồng làng xã nên tư
tưởng đó đã xâm nhập vào nước ta, đã có một thời gian nó đã trở thành hệ tư
tưởng chính thống mà giai cấp phong kiến đã sử dụng để thống trị và đến
ngày hôm nay tàn dư của nó vẫn còn dai dẳng trong thời đại công nghiệp hóa
–hiện đại hóa quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

10



CHƯƠNG II:
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY TỚI VIỆC
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1 Quá trình du nhập nho giáo vào xã hội việt nam
Nho giáo du nhập vào việt nam từ thời bắc thuộc hây từ thời Tây
Hán(111 trc cn-39), Nho giáo được các quan lại Trung quốc truyền sang nước
ta, nhưng từ thời đông hán (Thế kỉ I sau cn) mới có tài liệu nói về vấn đề này.
theo sử Trung Quốc thì vào đầu công nguyên hai thái thú giao chỉ và cửu châu
là Tích Quang và Nhâm Diên “Dựng học hiệu dậy lễ nghĩa”, Đến thế kỉ II
khi sĩ nhiếp làm thái thú giao chỉ thì việc coi học nho ở nước ta tương đối phổ
biến. Nho giáo vào việt nam trong thời bắc thuộc qua 3 thời kì:
11 tcn-39 : các đời Tây hán và Đông hán .
43-544 : các §ời Đông Hán, Tam Quốc, Tấn, Nam Quốc Triều.
603-939 : các đời Tùy, Đường, Ngũ Quý.
Mục đích của việc truyền bá nho giáo vào việt nam nhằm đào tạo
những người giúp việc cho chính quyền phong kiến của chúng và thông qua
nho giáo đồng hóa , cải đổi, phong tục tập quán của nhân d©n ta.
Mười thế kỉ đầu công nguyên, nho giáo ở việt nam chưa được hình
thành bởi trước khi nho giáo theo bọn đô hộ phong kiến phương bắc đến nước
ta thì nước ta đã có đạo phật, thậm chí nó còn bị coi là tư tưởng của bọn cướp
nước nhân dân không ai học và đi theo, nhưng dù phật giáo có mạnh đến đâu,
dù cố gắng “nhập thế” đến mức nào thì cơ bản cũng không phải là một đ¹o trị
nước, hơn nữa vào thế một nước láng giềng có nhiều quan hệ văn hóa và
chủng tộc với Trung Quốc các triều đại phong kiến nước ta không thể không
nhờ cậy nho giáo để thiết lập nền phong kiến trị vì. Vậy là từ phản ứng đến
tiếp thu “Mưa dầm thấm lâu”, từ xa lạ đến gần gũi, từ công cụ xâm lược của
kẻ đô hộ từ bên ngoài đến công cụ nhận thức chống xâm lược của nhân dân


11


thuộc địa, nho giáo đã thấm dần vào xã hội viÖt nam và trở thành hệ tư tưởng
chính trị của giai cấp phong kiến ở việt nam.
Nho giáo phát triển ở việt nam qua các thời kì sau:
Thời lý: (1010-1225)
Nho học mới hưng phát, thời kì này tình hình chính trị,triều chính ổn
định hơn, việc học tập, tìm người tài, và chọn quan để giữ an ninh nước nhà
tốt trở nên cần thiết vì vậy năm 1070 lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu Quốc
Tử Giám, đắp tượng Chu –Công, Khổng Tử và 72 nhà tư tưởng tiên hiền khác
chính thức đưa việc học và nho học vào học đường. Biểu hiện đầu tiên là tác
phẩm “chiếu Dời Đô”(1010) của Lý Công Uẩn và “Nam Quốc Sơn Hà” của
Lý Thường Kiệt, nho giáo được hàng ngũ quý tộc, trí thức chiêu dụng. Khoa
thi đầu tiên tên là Tam Trường (1075) Lê Văn Thịnh đã đỗ thủ khoa và là tiến
sĩ đầu tiên ở nước ta.
Đời Trần: (1225-1400)
Sang đời Trần ảnh hưởng nho giáo càng mạnh mẽ và sâu sắc, chính ông
vua mở đầu của triều Trần là Trần Thái Tông đã phải thừa nhận: “cái phương
tiện để thừa nhận lòng mê muội, cái đường lối soi dõ sống chết chính là đại
giáo của đức phật, còn việc giữ cán cân làm mức cho hậu thế,nêu khuôn
phép cho tương lai lại là trách nhiệm nặng nề của tiên thánh (tức tiên
nho)”, [Tự Thiên Tông Chỉ Nam] Vua Trần Nhân tông mở cuộc thi Thái
Học Sinh(1232) tuyển Trạng Nguyên, Bảng Nhãn,Thám Hoa. Lê Văn Hưu đỗ
bảng nhãn và là bảng nhãn đầu tiên của nước ta, tên tác giả cuốn “Đại việt Sử
Kí”các nhà nho nổi tiếng thời đó tiêu biểu như: Chu văn An, Trương Hán
Siêu….nhưng khi nho giáo đã chiếm ưu thế trong kiến trúc thượng tầng của
xã hội Đại Việt thì nho giáo lại mang những tư tưởng giáo điều vì vậy có
những mâu thuẫn công kích dưới các triều vua đời Trần tiếp theo, đến Hồ

Quý Ly(1400-1407) đã tiếp thu nho giáo một cách có phê phán.

12


Thời Lê Sơ (1428-1788)
Quân Minh đã đưa nho giáo chính thức vào việt nam nhằm hán hóa dân
tộc việt nam, chúng đã đập phá và đốt hết những di sản văn hóa của người
việt, truyền bá mê tín dị đoan, truyền bá nho giáo suy đồi không như đạo
Khổng-Mạnh (nho giáo nguyên thủy), tuy nhiên nho giáo lúc này có vai trò
nhất định trong việc cứu nước và trở thành quốc giáo dưới thời lê, Nho giáo
với tư cách là một học thuyết chính trị đạo đức đề cao trách nhiệm của cá
nhân với xã hội, nhà nho có bổn phận xây dựng chính quyền và bảo vệ xã hội
theo khuôn mẫu phong kiến nho giáo tập quyền và một khi vị thủ lĩnh có cơ
sở xuất phát tư nho giáo thì ý thức hệ nho giáo là tuyệt đối và đương nhiên
được lựa chọn, nho học được coi là quốc học hình thành tầng lớp nho sĩ đông
đảo. năm 1463 co 1400 người thi đỗ ở Thăng Long , Năm 1475 tăng 3000 thí
sinh, danh nho đời lê có Nguyễn Trãi, Bùi Cầm Hồ, Lê Quý Đôn….tới Lê
Mạc nho giáo suy dần cùng với sự suy thoái của triều đại phong kiến “vua
không ra vua, tôi không ra tôi, cương thường tan dã, vương đạo lu mờ, đức
trị tiêu tan, phật giáo trỗi dậy,Thiên Chúa Giáo len chân vào và có chỗ
đứng trong nước ta” [Trần Văn Giàu : “sự phát triển tư tưởng việt nam thế kỉ
XIX (1933-1995)”
Đời Nguyễn (1802-1945)
Khi Tây Sơn lên nắm quyền (1788-1802)đất nước quay về một mối,
nho giáo lại được phục hồi thành quốc giáo trở thành vũ khí cho phong kiến
triều nguyễn thống trị xã hội . Các nhà nho tiêu biểu như:Nguyễn Văn Siêu,
cao bá Quát ….họ đã đặt ra 3 vấn đề cần giải quyết. Cuộc đấu tranh giữa
“chính đạo” và “tà giáo”, “duy tân ” và “thổ cựu”, giữa “chiến” và “hòa”
đây cũng là cuộc đấu tranh quan trọng có giải quyết được thì mới chứng minh

được sức sống của nho giáo, không thì mất nước cả dân tộc bị nô lệ, giai cấp
thống trị triều nguyễn chấm dứt vai trò lịch sử cử mình và hệ tư tưởng nho
giáo ở việt nam cũng sụp đổ. Kết quả là triều nguyễn đã không giả quyết được
3 vấn đề và đành bất lực trước số mệnh lịch sử.

13


Sự suy tàn của nho giáo dưới thời pháp thuộc
Thực dân pháp xâm chiếm nước ta, chúng đã bãi bỏ nền giáo dục nho
học (1919)và thay vào đó nền giáo dục tây học, nho giáo mất dần vai trò
nhưng trong hàng nghìn năm bắc thuộc nó đã trở thành hệ tư tưởng của nhân
dân ta do đó cái gì thuộc về nhân dân thì thực thực dân pháp không thể xóa bỏ
hết được chính vì vậy mà nó còn tồn tại dai dẳng, đến ngày 28-9-1945 khi ông
Trần Huy liệu vào thu ấn kiếm của Bảo Đại trong triều đình huế thì nho giáo
mới hết vai trò nhưng những tan dư của nó vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay.
2.2 Những ảnh hưởng của nho giáo trong xã hội việt nam hiện nay
tới việc hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Mặc dù đã có cách đây hơn 2500 năm nhưng những ảnh hưởng của nho
giáo và những tàn dư của nó vẫn còn dai dẳng đến tận ngày hôm nay, nó có
những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực trong xã hội việt nam.
2.2.1 những ảnh hưởng tích cực của nho giáo trong xã hội việt nam
tới việc hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở việt nam.
Trong mấy nghìn năm bắc thuộc đã mang nho giáo sang nhằm đồng
hóa dân ta nhưng ta đã không những không bị đồng hóa mà còn dùng chính
nho giáo để xây dựng nên hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến “gậy ông đập
lưng ông” tiếp thu những gì tiến bộ của nho giáo, biến nho giáo Trung Quốc
thành nho giáo việt nam, vì là học thuyết về đạo đức-chính trị dùng đức trị để
cai trị nên có ảnh hưởng rất sâu sắc đến việc hình thành truyền thống, phong
tục tập quán của nhân dân ta biểu hiện ở một số phương diện sau:

Tư tưởng nho giáo với đạo đức gia đình-xã hội và việc xây dựng gia
đình-xã hội ở việt nam hiện nay.
Nho giáo cho rằng gia đình có vai trò quan trọng trong sự ổn định xã
hội. những hành vi ứng xử và giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình
được nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phận mỗi người. Những
quy định này nếu loại bỏ những yếu tố bảo thủ, mất dân chủ thì đến nay vẫn
còn giá trị. Do đó kế thừa những mặt tích cực của nho giáo về đạo đức trong
việc xây dựng gia đình mới ở việt nam nhằm thực hiện thành công xây dựng
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là việc làm cần
14


thiết,khác với khác học thuyết phương tây học thuyết nho giáo nhìn con người
trong tổng hòa các mối quan hệ.theo quan niêm nho giáo mọi người đều trói
buộc nhau bởi 5 mối quan hệ : cha-con, vua-tôi, chồng-vợ, anh-em, bằnghữu, năm mối quan hệ này phản ánh 2 mặt của cuộc sống hiện thực trong xã
hội tương ứng với mỗi quan hệ là những yêu cầu mang tính quy phạm đạo
đức và được pháp luật ngầm bảo trợ theo nho giáo thì đã là gia đình thì mọi
người phải yêu thương nhau, cha mẹ phải yêu thương con cái, con cái phải
phụng dưỡng hiếu thảo với cha mẹ, anh em phải yêu thương, đoàn kết, đùm
bọc lẫn nhau, phỉa có lòng trung thành với đất nước, lấy chữ “nhân” làm đầu.
Quan niệm hạnh phúc của gia đình cũng có nhiều biến đổi ,trước đây
thì “đông con lắm phúc nhiều lộc,con đàn cháu đống”. ngày nay quan niệm
hạnh phúc xuất hiện với tiêu chí mới, sự lựa chọn tiêu chí các gia đình của Hà
Nội: các thành viên trong gia đình quan tâm chăm sóc lẫn nhau(72,7%), thành
viên trong gia đình thành đạt trong sự nghiệp (53,4%), con cháu hiếu thảo với
ông bà cha mẹ (52,2%), làm ra của cải(23,25), đông con nhiều cháu (11,7%).
Những tư tưởng trên của nho giáo có thể nói phù hợp với cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kìquá độ lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta.
“Gia đình là tế bào của xã hội”, là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người,là môi
trường quan trọng trong gia đình nếp sống và hình thành nhân cách vì thế

đảng ta đòi hỏi các chính sách của nhà nước, phải chú ý đến xây dựng gia
đình no ấm hòa thuận, tiến bộ việc xây dựng thành công gia đình mới có ý
nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, bởi ra đình là nền tảng của sự ổn định xã hội tạo điều kiện
cho xã hội phát triển. Gia đình là nơi cung cấp những công dân có đức có tài
cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, vì vây ta nên loại bỏ những tư tưởng bảo
thủ, mất dân chủ thì việc kế thừa những giá trị luân lý tích cực nho giáo để
xây dựng gia đình mới đáp ứng được nhu cầu của đất nước.
Tư tưởng đạo đức nho giáo đối với đạo đức cách mạng hồ chí minh
Trong lịch sử tư tưởng việt nam, Hồ Chí minh là người kế thừa văn
hóa tinh hoa dân tộc, trong đó có tinh hoa nho giáo, người thường dùng nhiều
mệnh đề của nho giáo để diễn đạt cho nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ. Vì các mệnh
15


đề này của nho giáo đã đi vào nhân dân trong tiến trình lịch sử. Trong tác
phẩm “luận ngữ” khái niệm được nhắc nhiều nhất là khái niệm “nhân”.khái
niệm này được nhắc đến 109 lần, luận điểm giữ vị trí xuyên xuốt trong toàn
bộ tư tưởng hồ chí minh là luận điểm con người và vấn đề trồng người, ngay
từ bài báo đầu tiên cho đến tới những dòng di chúc cuối cùng vấn đề con
người vẫn là mối quan tâm thường xuyên hàng đầu của người. Đạo Khổng
nhắc “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”, còn Hồ Chí Minh nay mang nội
dung mới. “Trung với nước hiếu với dân”, người luôn đòi hỏi cách mạng cần
phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Với 6 điều nên làm và không
nên làm, người đề cao vai trò “nước lấy dân làm gốc, gốc có vững thì cây
mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Tư tưởng này nằm trong nho
giáo(dân vi bang bản, bảng cố bang minh), và trong lịch sử các nhà tư
tưởng lớn như Nguyễn Trãi “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là
dân” .Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa vào nội hàm các phạm trù và
mệnh đề, truyền thống ấy những nội dung hiện đại chắt lọc nâng lên tầm hiện

đại tinh hoa truyền thống. Đó cũng là tư tưởng cốt lõi mà đảng và nhà nước
cùng nhân dân ta đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
để xây dựng xã hội mới trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
2.2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của nho giáo đối với đời sống tinh
thần xã hội việt nam
Xuất phát từ một nền nông nghiệp nhỏ bé, lấy nền kinh tế trồng lúa
nước là chủ yếu dưới hình thức tư hữu nhỏ, kết cấu xã hội lại là những làng
xã quan hệ gia đình lại là quan hệ dòng máu thân tộc “một giọt máu đào hơn
ao nước lã”. Cùng với sự tồn tại hàng nghìn năm của chế độ phong kiến bắc
thuộc. Đạo đức nho giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành ý thức hệ
của người dân việt nam, và trở thành chuẩn mực đạo đức trong các gia đình
người việt nam. Đến ngày hôm nay xã hội đang đi lên nhưng những ảnh
hưởng đó vẫn còn rất lớn và được biểu hiện ở một số mặt cơ bản sau:
a. Hiếu nghĩa
Khổng Tử cho rằng có 2 mối quan hệ cơ bản thể hiện đạo đức của
người trong xã hội : Quân Thần,Phụ Tử làm con phải có hiếu với cha mẹ, bề
16


tôi phải trung thành với vua.Quan niệm nàu đã được cac sĩ tử nhà nho luôn thi
hành một cách đúng mực, chẳng hạn như Bùi Viết Hân, vì vợ bất kính với mẹ
mà đánh chết vợ,Hân được coi là người có nghĩa tình,hay Lục vân Tiên đang
trên đường đi thi nghe tin mẹ mất, vì chữ hiếu đã bỏ thi về để chịu tang
mẹ.Hay quan niệm để tang 3 năm,nhưng trong ngày hôm nay nó không còn
hoàn toàn phù hợp bởi cứ giữ những quan niệm kia bảo thủ quá sẽ dẫn đến sự
cha mẹ đặt đau con ngồi đó, dù con cái có đồng ý hay không.Đó là hình thức
ép duyên con cái, hay tư tưởng “con đàn cháu đống” là biểu hiện gia đình có
phúc, đó là biểu hiện của tư tưởng gả chồng hay vợ sớm cho con mong con
sớm lấy vợ,lấy chồng để có con, có cháu. Sinh càng nhiều thì phúc lộc càng
lớn dẫn đến làm dân số bất ổn định.

b. Tư Tưởng Trọng Nam Khinh Nữ
Quan niệm trong nho giáo thì phụ nữ phải “Tam tòng tứ đức”. Phụ nữ
được xem là hạng tiểu nhân “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một
chồng” hay “Liệt nữ bất giá nhị phu” đàn bà dù dạy dỗ đến đâu vẫn là loại
ngu dốt khó dạy bảo. Đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ, không coi trọng phụ
nữ, người phụ nữ không có địa vị trong xã hội và không được đi học văn hóa
để nâng cao tri thức mà chỉ được học lễ nghĩa, học cách làm mẹ, làm vợ,lo
việc nội trợ đồng áng chăm sóc con cái, gia đình. Tư tưởng đó cũng dẫn đến
các hành vi bạo loạn gia đình,ngược đãi, đành đập vợ khi không sinh được
con trai để nối dõi tông đường, đó cũng là một nguyên nhân làm gia tăng dân
số của đất nước
c. Tư Tưởng Độc Đoán Chuyên Quyền Gia Trưởng
Lối sống quyền uy, gia trưởng thường rơi vào các ông bố bà mẹ, chồng
hoặc người chồng trong những gia đình phong kiến, địa chủ ngày xưa. “Phu
xướng,phụ tùng”, (chồng bảo vợ phải nghe). Tính gia trưởng làm hạn chế
đến rất lớn đến nhiều mặt của lớp trẻ, thích đi học nhưng không cung cấp tài
chính, không nghe thì dùng doi vọt đánh đập hoặc thậm chí từ mặt, kìm hãm
sự sáng tạo của con người. “Phép vua thua lệ làng” là biểu hiện của tính gia
trưởng của cục bộ địa phương trong đời sống nông thôn hiện đại, và cũng
chính thói gia trưởng chuyên quyền độc đoán mà những cán bộ hoặc giám
17


đốc đã kìm hãm tính tiến bộ của nhân viên cũng như sự phát triển kinh tế cơ
quan hoặc công ti mình, dù là đúng hay sai nhưng đều bắt cấp dưới pải làm
theo vì mình là thủ trưởng, là cấp trên.
d. Tư Tưởng Thần bí Tôn Giáo
Trong nho giáo tư tưởng “Thiên Mệnh” cũng là tư tưởng chủ đạo, con
người phải tuân theo mệnh trời, con người sinh ra đã có “mệnh” đến thời
Đổng Trọng Thư thì trời lại là một lực lượng siêu nhiên thần bí chi phối con

người, tư tưởng này chi phối con người, tác động vào tâm lý người việt khiến
mọi người tin vào số mệnh, khổ hay sướng thì đã được an bài,con người
không vượt qua khỏi “số kiếp”, tư tưởng này nhấn chiimf người nông dân
trong vong luẩn quẩn, sống gò bó, khép kín “sau lũy tre làng” thụ động trước
mọi biến động của xã hội, con người không có trí tiến thủ.
Bên cạnh đó các tệ nạn bói toán mê tín, dị đoan phổ biến. Lợi dụng
“thiên mệnh” để đánh vào tâm lý người dân khiến họ mù quáng tin theo dẫn
đến những hành động xấu trái pháp luật gây hậu quả nặng nề.
e. Tư tưởng thân tộc
Trong nho giáo thì “chữ danh” rất được coi trọng “danh bất chính
ngôn bất thuận” danh phận, địa vị có quyền lực rất lớn vì thế các sĩ tử đèn
sách chăm chỉ để mong đỗ đạt làm quan thay đổi số phận. Vì vậy trong lịch
cũng có rất nhiều sĩ tử “ rùi mài kinh sử” đến già mà vẫn không đỗ đạt gì.Tư
tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” ảnh hưởng vào việt nam đặc
biệt trong thời đại này nó đang là một vấn nạn bởi ai có cô, gì, chú, bác làm to
sẽ được xin vào làm này làm nọ, mặc dù trình độ chuyên môn chưa đủ, điều
đó dẫn đến sự lợi dụng chức quyền làm việc riêng, và nó đang được phổ biến
trong các công ty nhà nước và tư nhân hiện nay.

18


CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG BIỂU HIỆN TIÊU CỰC CỦA
ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
HIỆN NAY TỚI VIỆC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Sự tồn tại dai dẳng của nho giáo trong các gia đình người việt là một
tất yếu khách quan,có những yếu tố đã trở thành truyền thống đạo đức trong
gia đình, xã hội và đạo đức cách mạng. phát huy truyền thống đạo đức truyền
thống của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng con người mới, xã hội mới, ta cần

phải hạn chế , xóa bỏ những tàn dư phong kiến nho giáo tiêu cực, vì vậy
người viết xin trình bày nh÷ng giải pháp để khắc phục những tiêu cực của nho
giáo trong đời sống tinh thần người dan việt nam hiện nay.
3.1 Gi¶i ph¸p kh¾c phôc
Nghị quyết Tw5 khóa VIII bàn về nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người mới, xã hội mới-xã
héi chủ nghĩa, tiếp tục ph¸t huy những tích cực và hạn chế những tiêu cực ảnh
hưởng của nho giáo, ngêi viÕt tiÓu luËn xin ®a ra mét sè biÖn ph¸p kh¾c phôc
và tập trung ở một số vấn đề sau:
a. Tăng cường tuyên truyền đạo đức Hồ Chí Minh chủ nghĩa MácLªNin vào trong xã hội.
Nước ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng là xây
dựng và bảo vệ tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước quyết
tâm theo conn đường chủ nghĩa xã hội lÊy chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng
hồ chí minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nan cho mọi hành động của cách
mạng. Đó là tư tưởng của giai cấp vô sản, tinh hoa của nhân hóa nhân loại,
đỉnh cao của đạo đức trí tuệ và nhân văn.
Trong cương lĩnh đầu tiên của đảng ta đã chỉ dõ lực lîng cách mạng là
liên minh công- nông và trí thức, xây dựng liên minh công nông là lực lượng
nòng cốt của cách mạng,nhiệm vụ chiến lược cách mạng là độc lập dân tộc và
19


ruộng đất dân cày, thực tiễn lịch sử cách mạng đã chứng minh. Chính vì vậy
để phát huy sức mạnh của nhân dân ta phải có chings sách tuyên truyền giáo
dục đạo đức mới, đạo đức hồ chí minh để thấm nhuần vào mỗi người dân làm
cho hệ tư tưởng đó chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của người dân và vận
dụng vào thực tiễn trong đời sống xã hội. Thông qua việc tuyên truyền đường
lối chính sách của đảng, pháp luật, nhà nước để nông dân nói và làm theo
pháp luật, cần phê phán những tư tưởng tiêu cực,chủ nghĩa cá nhân,độc đoán
chuyên quyền, coi thường phụ nữ….đó là những biểu hiện tiêu cực của nho

giáo cần được xóa bỏ, vì vậy bảo vệ và vân dụng giáo dục đạo đức mới trong
công cuộc xã hội mới là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong thực tiễn cũng
như lí luận của chúng ta hiện nay.
b. Đổi mới kinh tế
Xuất phát từ nông nghiệp lạc hậu què quặt nên trong công cuộc đổi mới
ta cần xóa bỏ thế độc canh thuần nông, mang tính tự cung tự cấp, phát triển
kinh tế hàng hóa thị trường, nhà nước cần có cơ sở hiện đại, vốn để nông dân
mở rộng sản xuất đưa cách mạng khoa học kỹ thuật cần theo hường s công
nghiệp hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, thâm canh tăng vụ, thực hiện điều đó
vừa thực hiện tăng năng xuất vừa chuyển dịch cơ cấu cải thiện đời sống xã
hội.
Giáo dục cho nhân dân nhận thức đúng đắn về sự nghiệp CNH – HĐH
nông nghiệp nông thôn, khuyến khích và sản xuất mô hình hộ gia đình sản
xuất làm kinh tế giỏi, lành mạnh về nối sống đạo đức “mình vì mọi người,
mọi người vì mình”
Xuất phát từ nông nghiệp lạc hậu què quặt, nên trong công cuộc đổi
mới ta cần xóa bỏ thế độc canh thuần nông, tâm lý sản xuất nhỏ mang tính tự
túc, tự cấp phát triển kinh tế hàng hóa thị trường, nhà nước cần có chính sách
ưu đãi vốn để nhân dân đua cách mạng khoa học kĩ thuật theo hướng nông
nghiệp hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa….điều đó vừa làm tăng năng xuất vừa
làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế cải thiện đời sống xã hội , giáo dục cho nhân
20


dân nhận thức đúng đắn về sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn khuyến khích và xây dựng mô hình hộ sản xuất làm kinh tế
giỏi, lành mạnh về lối sống đạo đức , “mình vì mọi người, mọi người vì
mình”, thực hiện xóa đối giảm nghèo, làm được điều đố ta đã dần xóa bỏ
được những tiêu cực của nho giáo đối với sự cổ hủ, lạc hậu của nho giáo.
c. Đổi mới trong các nghi lễ, tập trung truyền thống, Xây dựng đời

sống văn hóa mới.
Cùng với nét văn hóa truyền thống, cung với các nghi lễ tốt đẹp của
truyền thống xã hội người Việt đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”,
ăn quả nhớ kẻ trồng cây, chim có tổ, người có tông”, đó là nét đẹp của xã
hội đạo đức người Việt vì vậy, Để tránh những luồng Văn hóa mê tín dị đoan,
những tệ nạn xấu ảnh hưởng và có nguy cơ trỗi dậy ta cần loại bỏ những nghi
lễ, phê phán những hñ tục, tư tưởng mê tín, dị đoan, bói toán.
Để hạn chế cần thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây
dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện 5 đức tính
của con người Việt Nam mới, Xây dựng đời sống nới với ngũng nghi lễ cưới
hỏi, ma chay, thực hiện gia đình văn hóa, nếp sống mới trong các gia đình
người Việt hiện nay.
d. Đề cao việc quản lý giáo dục gia đình với xây dựng con người mới.
Gia đình là tế bào xã hội là cái nôi sinh thành nuôi dưỡng cung cấp cho
con xã hội những công dân có đạo đức và phong cách, trí tuệ, cung cấp nhân
lực cho quốc gia, vì vậy có vai trò rất quan trọng, nó được coi là mội xã hội
thu nhỏ “trong ấm ngoài êm”, gia đình tốt, xã hội cũng tốt, vì vậy những đạo
đức khắt khe của đạo đức phong kiến Nho giáo trước kia cần loại bỏ. Tích
cực xây dựng gia đình văn hóa, bố mẹ luôn là tấm gương cho con cái noi theo
mỗi thành viên phải tôn trọng bình đẳng, có sự bằng dân chủ, tiếp thu những
điều đúng khi mỗi thành viên phát biểu, loại bỏ các tư tưởng trọng nam kinh
nữ, độc đoán chuyên quyền, thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.

21


e. Phát huy quyền làm chủ và nâng cao trình độ dân trí trong nhân dân.
Nhìn chung trình độ dân trí nước ta còn thấp đặc biệt là vùng sâu vùng
xa, tuy hiện nay ta đã phổ cập giáo dục và xóa bỏ nạn mù chữ nhưng vẫn còn
nhiều nơi chưa được thực hiện triệt để vì vậy ta phải nâng cao giáo dục, chú

trọng đội ngũ giáo viên đến vùng xâu, vùng xa, đào tạo nghề cho người nông
dân bị bỏ ngỏ, đưa các phương tiện thông tin đại chúng đến với người dân để
họ cùng nắm bắt những vấn đề sự kiện diễn ra trong ngày, khi dân trí được
nâng thì những tiêu cực sẽ dần dần tự được loại bỏ.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện và làm theo đạo đức
hồ chí minh “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “níc coi dân là
gốc” ta phải tăng cường và bình đẳng cho dân thực hiện và phát huy dân chủ
thì mới làm cho dân chủ và quần chúng đề ra sáng kiến, (Hồ chí minh toàn
tập, 1995, tập 6, trang 495)
Để làm điều đó cần loại bỏ tệ quan liêu, hống hách, cửa quyền, hách
dịch, tình trạng suy thoái đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ đảng
viên, đua ra các hình thức tập hợp, động viên bồi dưỡng, giáo dục cho nhân
dân thực hiện cơ chế dân chủ hóa tạo bầu không khí, trong sạch sôi nổi để
mọi người phát huy quyền làm chủ của mình.

22


C. KẾT LUẬN
Nho giáo là học thuyết chính trị-xã hội và đạo đức của Trung Quốc do
khổng Tử sáng lập cách đây hơn 2500 năm dưới thời Xuân Thu - Chiến Quốc.
Nội dung cơ bản của nho giáo là dùng đức trị hướng vào con người, sự tu
dưỡng đạo đức cá nhân phục vụ giai cấp phong kiến. Nho giáo xuất hiện ở
thế kỉ thứ I trong thời kì đấu tranh chống giặc phương bắc, chúng đem vào
nhằm đồng hóa nhân dân ta nhưng ta đã dùng chính nó để làm công cụ hữu
hiệu chống các thế lực phong kiến phương bắc xây dựng nên học thuyết nho
gi¸o việt nam, tiếp thu những tinh hoa tiến bộ nhất để xây dựng nền văn hóa
đạo đức của dân tộc chống giặc ngoại xâm.
Đạo đức Nho giáo có những mặt tích cực và tiêu cực, những mặt tích
cực đã được nhân dân ta tiếp thu trở thành đ¹o đức gia đình, xã hội và đạo

đức cách mạng. Bên cạnh đó mặt tiêu cực đã kìm hãm sự phát triển của đất
nước như nh÷ng t tëng : Bảo thủ, Trì trệ, Trọng Nam khinh nữ… Vì Vậy
chúng ta cần sáng suốt để tiếp thu và kế thừa những mặt tích cực của nó đồng
thời đấu tranh chống lại tiêu cực xây dựng đời sống mới, xã hội mới, Xây
dựng nhà nước pháp quyền phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa.
Người Viết với tư cách là sinh viên chuyên ngành công tác tư tưởng, là
chiến sĩ tương lai trên mặt trận văn hóa tư tưởng của đảng phải ra sức rèn
luyện, học tập và làm theo chủ nghĩa Mac – Lênin và đạo đức Hồ Chí Minh
để hoàn thiện nhân cách phẩm chất xøng đáng là những “người lính gác trên
mặt trận văn hóa tư tưởng”. Góp một phần công søc nhỏ bé vào việc loại bỏ
những tàn dư tiêu cực kìm hãm sự phát triển kinh tế của Nho giáo, tuyên
truyền chủ nghĩa Mac – Lªnin tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định vững vàng
lập trường tư tưởng không rung động trước những dụ dỗ của kẻ thù hay thế
lực phản động. Để xây dựng một đất nước giàu mạnh phát triển về kinh tế có
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng xã hội công bằng dân
chủ văn minh, phồn vinh, hùng mạnh.

23



×