Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về văn hóa và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở xã nam dương, huyện lục ngạn trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.2 KB, 40 trang )

Trng chớnh tr tnh Bc Giang
Lời nói đầu
A- Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
A. PHN M U
I. Lý do chn ti.
A. PHN M U
I. Lý do chn ti
Vn húa xut hin t lõu trong lch s, ó tn ti v phỏt trin cựng vi s
tn ti v phỏt trin cựng vi s tn ti v phỏt trin ca lch s loi ngi. iu
ú chng minh rng hot ng vn húa l hot ng cú tớnh bn cht ca con
ngi gn bú vi lch s ca con ngi. Trong nhng nm gn õy, vic nhn
thc li v vn húa v v v trớ, vai trũ ca vn húa i vi s phỏt trin kinh t xó hi l mt trong nhng thnh tu i mi v t duy nhõn loi, thnh tu ú
cng c phn ỏnh trong s nghip i mi ca ng ta.
Dõn tc Vit Nam vn l dõn tc cú truyn thng vn húa lõu i, tri qua
hng nghỡn nm u tranh dng nc v gi nc cho thy nn vn húa nc ta
luụn tri qua nhng ng v th thỏch nghiờm trng, vn mnh ca vn húa
luụn gn lin vi vn mnh ca t nc, ca dõn tc. Bờn cnh ú, vn húa
Vit Nam cng c hỡnh thnh t s giao thoa, tip thu nhng tinh hoa vn húa
ca nhiu quc gia trờn th gii; gi vng bn sc dõn tc v khụng ngng hon
thin mỡnh t i ny qua i khỏc; vn húa Vit Nam ó hun ỳc nờn tõm hn,
khớ phỏch v bn lnh Vit Nam, gúp phn lm rng r lch s v vang ca dõn
tc.
K tha v phỏt huy nhng thnh qu hng nghỡn nm lao ng v sỏng to,
u tranh kiờn cng dng nc v gi nc ca cng ng cỏc dõn tc Vit
Nam, ng cng sn Vit Nam t ngy thnh lp n nay ó vn dng sỏng to
hc thuyt Mỏc Lờnin, t tng H Chớ Minh vo thc tin cỏch mng v
ra nhng ng li, ch trng, chớnh sỏch v mc tiờu phỏt trin vn húa cho
tng thi k, tng giai on cỏch mng m ni dung c bn l vic t chc xõy
dng i sng vn húa c s. Trong giai on cỏch mng hin nay, t nc ta
ang tin hnh s nghip Cụng nghip húa Hin i húa tin lờn ch ngha xó


hi. T tng H Chớ Minh soi ng thng li cho cỏch mng Vit Nam gn
Tiu lun tt nghip

1


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
80 năm qua và ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tư tưởng Hồ Chí
Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động, phấn đấu vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII Đảng ta đã nêu rõ: “ Phương
hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và
truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho
văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người,
từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực
sinh hoạt và quan hệ con người, tạo nên trên đất nước ta đ ời sống tinh thần cao
đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, cuộc vận động đã có sức lan tỏa rộng lớn, tác động sâu sắc đến
nhận thức của mọi người dân Việt Nam, việc làm theo tư tưởng và tấm gương
của Bác đang được biểu hiện cụ thể, sinh động thông qua các điển hình tiêu biểu
của tập thể và cá nhân, ở các cơ quan, trường học, các tầng lớp nhân dân ở địa
phương...
Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác văn hoá được Đảng ta đặc
biệt quan tâm, vì theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,

đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn ”.
Là một cán bộ, đảng viên công tác tại cơ sở xuất phát từ thực tế tình hình
công tác tại địa phương cho thấy việc đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa ở cơ
sở là việc làm cần thiết. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở xã Nam Dương, huyện
Tiểu luận tốt nghiệp

2


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
Lục Ngạn trong giai đoạn hiện nay” làm tiểu luận tốt nghiệp cuối khóa của
mình.

II. Mục tiêu, đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu đề tài:
1 Mục tiêu của đề tài:
- Nêu được thực trạng về công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở xã
Nam Dương.
- Đưa ra được những phương hướng, giải pháp và kiến nghị về xây dựng
đời sống văn hóa ơ cơ sở trong thời gian tới.
2. Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng đời sống văn hóa ở xã Nam
Dương – Lục Ngạn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp
so sánh, tổng hợp để làm rõ nội dung của đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Làm rõ việc vận dụng, thực hiện nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng đời sống văn hóa trong những năm gần đây ở xã Nam Dương – Lục Ngạn.
III. Kết cấu của tiểu luận.
- Nội dung gồm 3 phần lớn:
A. Phần mở đầu.
B. Phần nội dung.
C. Phần kết luận.

Tiểu luận tốt nghiệp

3


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ
1. Khái niệm về Văn hóa.
1. . Khái niệm Văn hóa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
liên hiệp quốc (UNESCO).
Bằng những cách tiếp cận khác nhau, gắn liền với chiều cạnh của cuộc sống,
từ tác giả E.B.Tylor – Văn hóa nguyên thủy (Primitere Culture, London,1871 )
đến UNESCO ( Tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do
UNESCO chủ trì tại Mêhicô tháng 8/1982), đã có hàng trăm định nghĩa về văn
hóa, phản ánh văn hóa “hữu thể” và văn hóa “vô hình”. Có thể hiểu văn hóa theo
nghĩa rộng, phức thể nhiều mặt: là giá trị vật chất và tinh thần, khắc họa bản sắc,
tạo nên đặc trưng riêng của cộng đồng; văn hóa là hiểu biết, ứng xử; gắn với
từng lĩnh vực. Văn hóa là phạm trù chỉ toàn bộ đời sống con người trong quan
hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quan hệ đó
đã kết tinh các giá trị (vật chất và tinh thần ); năng lực hoạt động của con người;

trình độ phát triển của chính bản thân con người. Văn hóa giúp cho con người tự
hoàn thiện, khắc họa bản sắc, tính cách riêng của một cộng đồng, có tầm quan
trọng to lớn và ý nghĩa cách mạng sâu xa đối với vận mệnh con người.
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về Văn hóa.
Tháng 8- 1943, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm của mình về ý nghĩa của văn
hóa: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt cho hàng ngày về ăn, mặc, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn”.

Tiểu luận tốt nghiệp

4


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
Tinh thần và bản chất trong quan niệm văn hóa của Hồ Chí Minh có tính kế
thừa và phát triển các quan niệm văn hóa trước, nhưng lại hoàn toàn phù hợp và
thống nhất với quan niệm văn hóa của UNESCO.
Đời sống văn hóa là tất cả nội dung và cách thức, hình thức hoạt động văn
hóa nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và phát triển của con người trong điều
kiện kinh tế - xã hội nhất định. Đó cũng là quá trình hưởng thụ và sáng tạo các
giá trị văn hóa vì sự phát triển của con người và cộng đồng. Đời sống văn hóa ở
ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong mỗi con người, mỗi gia đình và cộng
đồng nhất định. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống văn hóa
ở cơ sở giúp cho chúng ta hiểu một cách sâu sắc nội dung vấn đề quan trọng đó.
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là tổng hợp những hoạt động của các cơ

quan làm công tác giáo dục văn hóa nhằm tuyên truyền, giáo dục, truyền bá văn
hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa tinh thần của nhân dân và xây
dựng nếp sống văn hóa lành mạnh tiến bộ trên từng địa bàn dân cư. Xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở cũng có nghĩa là xây dựng đời sống vật chất và tinh
thần phát triển vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Định hướng phát triển văn hóa Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng
định: “Đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa... làm cho văn hóa
thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người... Nâng cao tính văn
hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân...
Đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa đại chúng và môi trường văn hóa
lành mạnh”.
3. Những cống hiến của nhà văn hóa Hồ Chí Minh.
Theo Nghị quyết của đại hội đồng UNESCO thì: Trong bối cảnh đặc biệt
của thế giới năm 1987, Đại hội đồng UNESCO họp từ ngày 20-10 đến 20-111987, đã tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà
văn hóa lớn. Nghị quyết cho thấy sự thống nhất, hòa quyện giữa văn hóa với
cách mạng, cách mạng với văn hóa. Hồ Chí Minh đã góp phần vào việc thực
Tiểu luận tốt nghiệp

5


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
hiện những mục tiêu của UNESCO, để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của
nhân loại. Người có sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn
hóa, giáo dục, nghệ thuật; kết tinh truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của
nhân dân Việt Nam; hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng
định bản sắc dân tộc mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Từ cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh cho thấy: Người là tác giả của hơn
250 bài thơ, khoảng 2.000 baì báo, nhiều truyện ngắn,văn chính luận, tiểu phẩm
văn học, kiến trúc sư của nền giáo dục cách mạng Việt Nam... nhưng Hồ Chí

Minh không bao giờ nhận mình là nhà thơ, nhà văn, nhà giáo dục. Duy nhất một
lần Người nhận mình là nhà cách mạng chuyên nghiệp.
Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn vì sự nghiệp chính trị phi thường của
Người cũng là một sự nghiệp văn hóa cao cả. Người đã để lại dấu ấn trong quá
trình phát triển của nhân loại vì góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu nhân
văn của loài người.
Trên cơ sở nhận thức vai trò, sức mạnh của văn hóa, Hồ Chí Minh đã sớm
đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước. Đó là các kế sách về chống
giặc dốt, xây dựng đời sống mới, đạo đức mới, tín ngưỡng tự do, ý thức pháp
luật. Tinh thần văn hóa theo quan điểm Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào tâm lý
quốc dân, góp phần sửa đổi để chống tham nhũng, phù hoa, xa xỉ, lười biếng.
Người gắn kết chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ “xây” và “chống” trong việc xây dựng
một xã hội nhân cách – đạo đức. Kết hợp hài hòa cốt cách văn hóa dân tộc với
tinh hoa văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh đã cho ta một thông điệp về cái chung
tốt đẹp của con người, đó là hạnh phúc, tự do cho loài người. Đó cũng là điểm
trung tâm của nền văn hóa tương lai mà nhân loại cần đạt tới. Bản thân Hồ Chí
Minh là một nhà hoạt động và sáng tạo văn hóa lớn, làm nổi bật tinh thần khoan
dung văn hóa của một nền văn hóa hòa bình. Với tất cả những cống hiến của
mình, Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một nền văn hóa mới, một sức mạnh văn hóa
mới, sức mạnh văn hóa thời đại Hồ Chí Minh, với một xung lực mới đưa tới
thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng, kháng chiến và xây dựng đất nước.
Tiểu luận tốt nghiệp

6


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
4. Những nội dung chủ yếu của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa.
a. Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng:
Văn hóa là động lực của cách mạng.

Trước hết, theo quan niệm của Hồ Chí Minh, nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn, loài người sáng tạo ra văn hóa. Mặt
khác, trong công cuộc kiến thiết nước nhà, thì văn hóa ngang hàng các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội và tác động tích cực trở lại các lĩnh vực đó. Như vậy,
cùng với đời sống vật chất lấy kinh tế làm nền tảng, thì con người cần đời sống
tinh thần, lấy văn hóa làm nền tảng.
Động lực của văn hóa thể hiện ở chức năng của văn hóa.
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp. Tư tưởng và tình
cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần. Nó có thể đúng đắn, cao đẹp
hoặc ngược lại. Bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên và chú ý đến
những tư tưởng và tình cảm lớn, chi phối đời sống tinh thần của con người và
dân tộc. Lý tưởng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn. Đó là lý tưởng vì nước
quên mình; vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng; độc lập, tự cường, tự chủ;
không có gì quý hơn độc lập tự do; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tình
cảm lớn là yêu nước thương dân, yêu Chân – Thiện – Mỹ; yêu tính trung thực,
chân thành, ghét giả dối, lừa lọc. Tư tưởng đúng và tình cảm đẹp có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau: con đường đi tới tư tưởng đúng vừa bằng lý trí vừa bằng tình
cảm. Những lý tưởng và tình cảm cách mạng khi đã đi sâu vào tâm lý quốc dân
sẽ biến thành một sức mạnh vật chất, tạo động lực cho cách mạng.
Hai là, nâng cao dân trí. Dân trí là sự hiểu biết của người dân về các mặt;
chính trị, kinh tế, văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật, thực tiễn ... Mục
đích cuối cùng là vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. muốn đạt tới những
nhận thức đó phải thông qua con đường văn hóa, trước hết là văn hóa giáo dục.
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp, lành mạnh để
không ngừng hoàn thiện bản thân. Văn hóa sẽ góp phần bồi dưỡng phẩm chất
đạo đức để sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, chống “giặc nội
Tiểu luận tốt nghiệp

7



Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
xâm”, hướng con người vươn tới Chân – Thiện – Mỹ. Văn hóa cũng có vai trò
bồi dưỡng phẩm chất chính trị, phẩm chất chuyên môn, tạo động lực thúc đẩy sự
nghiệp cách mạng.
Văn hóa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc
lập, tự cường, tự chủ. Tư tưởng Mác – Lênin trong cấu trúc văn hóa đưa con
người từ chỗ bị tha hóa đến chỗ phát triển tự do, toàn diện.
Văn hóa - mà con người là trung tâm – tạo ra sức mạnh to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước. đó chính là sự thắng lợi của “Văn minh đối với
bạo tàn”.
Các yếu tố văn hóa như khoa học, giáo dục, đạo đức, pháp luật...giúp dân
tộc vượt qua yếu hèn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Văn hóa là chất keo tạo sự liên kết, tăng cường mối tương tác, hiểu biết
giữa các dân tộc, điều tiết các mối quan hệ quốc tế.
Văn hóa là mục tiêu của cách mạng.
Sự phát triển của một xã hội thể hiện rõ nét ở chỉ số chất lượng sống bao
gồm mức độ giải phóng và phát triển con người; sự phát triển lực lượng sản xuất
phù hợp với quan hệ sản xuất; năng suất lao động; các yếu tố tinh thần, văn hóa,
chính trị, pháp quyền, dân chủ...
Triết lý phát triển xã hội Việt Nam của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc, dân
chủ, chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Hồ Chí Minh vừa
là mục tiêu phát triển, vừa là phương thứcthực hiện sự phát triển đó, bao gồm
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Đi tới chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Hồ
Chí Minh là xây dựng một xã hội phát triển hài hòa, bền vững cả đời sống vật
chất và tinh thần, trong đó chú trọng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
đầy tình thương và lòng nhân ái với những giá trị cao đẹp Chân – Thiện – Mỹ.
Triết lý phát triển Hồ Chí Minh lấy chất lượng làm cơ bản và lâu dài, vì hạnh
phúc con người. Người quan tâm tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc giải quyết
thất nghiệp; giải quyết sự phân hóa giàu nghèo, sự bất ổn về xã hội, chú trọng

quyền làm chủ của nhân dân; đảm bảo môi trường sống, xây dựng nền đạo đức
Tiểu luận tốt nghiệp

8


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
mới của xã hội và giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc; xóa bỏ tình trạng nghèo
cùng cực; đạt phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao dân trí; tăng cường bình
đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ; giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; tăng
cường sức khỏe bà mẹ, phòng chống dịch bệnh; bảo đảm bền vững về môi
trường; thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển. Đó thực chất là định
hướng phát triển bền vững ở Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Nhân tố con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh tập trung nhất vai
trò động lực, mục tiêu của văn hóa. Bởi vì, như chính người Mỹ cũng đã phải
thừa nhận “ Ai cũng biết rằng trong thế kỷ XX, chính vật chất là sức mạnh của
thời đại chúng ta, thời đại có nhiều tên gọi: thời đại năng lượng nguyên tử, thời
đại phản lực, thời đại điều khiển học, thời đại chinh phục vũ trụ, thời đại tin
học... Dù là kể đến thiết bị nào thì Mỹ cũng đều có và người Việt Nam đều
không có. Sức mạnh duy nhất của họ là sức mạnh con người”.
b.Giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc.
Cốt cách là bản chất, tính chất đặc biệt vốn có. Cốt cách văn hóa dân tộc là
bản sắc của dân tộc, bao gồm những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, được vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Hệ giá trị của cốt
cách văn hóa Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn; ý chí tự cường, tự tôn dân
tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, gắn bó cá nhân – gia đình – làng xã –
tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý cần cù, sáng tạo
trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử; giản dị trong lối sống. bản sắc văn hóa
còn được nhìn nhận qua hình thức biểu hiện đậm tính dân tộc như tiếng nói, tâm

lý, phong tục tập quán, cách cảm nghĩ của dân tộc, các hình thức nghệ thuật – lễ
hội truyền thống...
Cốt cách văn hóa dân tộc đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước, nó tạo lên sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù hung bạo, mà theo cách
nói của giáo sư Trần Văn Giàu, đó chính là sức mạnh của “linh đơn văn hóa Việt
Nam”. Sức mạnh văn hóa giúp con người khắc phục thiên tai, buộc thiên nhiên
Tiểu luận tốt nghiệp

9


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
phục vụ con người. Văn hóa Việt Nam thể hiện “ cốt cách” con người Việt Nam,
nét “độc đáo”, “đặc trưng”, tính cách riêng của dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt
Nam mà hàng đầu là chủ nghĩa yêu nước là ngọn nguồn đi tới văn hóa tiến bộ.
Chúng ta có nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang đối với văn hóa dân tộc.
trước hết phải biết trân trọng, giữ gìn, khai thác, phát huy, phát triển những vốn
quý báu của cha ông, đồng thời phải giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè thế
giới. Cần nhận thức rằng, bản sắc văn hóa không phải “nhất thành bất biến”, mà
nó có sự bổ sung phát triển nhưng lại có những giá trị mới được hình thành, phát
triển và dần chiếm ưu thế. Vì vậy, giữa quý trọng, gĩư gìn, khai thác, phát huy,
phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giữ gìn không phải là khư khư
đóng cửa, mà khai thác, phát huy, phát triển cũng là một cách giữ gìn. Trong quá
trình đó, phải biết tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa
đế quốc. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cũng là một cách để giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc.
Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
“Tiếp biến” văn hóa là một quy luật vì “ Văn hóa là cái bình thông nhau”.
Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây
phương chung đúc lại. Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải mở rộng kiến thức

của mình về văn hóa thế giới.
Nội dung tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là hết sức toàn diện. Trước hết
là tiếp thu cả Đông, Tây, kim, cổ, tìm mẫu số chung của các nền văn hóa trên thế
giới. Tính toàn diện còn thể hiện ở chỗ tiếp thu nhiều mặt: học thuật tư tưởng
như Khổng giáo, phật giáo, Thiên chúa giáo, tư tưởng triết học thời Phục Hưng,
Thế kỷ ánh sáng, tư tưởng Găngđi, Tôn Trung Sơn... đặc biệt nhất là tư tưởng
Mác- Lênin. Ngoài ra còn tiếp thu khoa học, văn học nghệ thuật, kiến trúc, hội
họa, danh nhân văn hóa.
Mục đích tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là trau dồi cho văn hóa Việt
Nam giàu đẹp, hợp với tinh thần dân chủ.

Tiểu luận tốt nghiệp

10


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
Tiêu chí tiếp thu là tiếp thu cái hay, cái tốt. Giữa văn hóa dân tộc và văn
hóa nhân loại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cả hai đều chứa đựng những
giá trị văn hóa trường tồn, nhưng luôn phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc. Chỉ
trên cơ sở biết trân trọng, giữ gìn, phát huy, phát triển văn hóa dân tộc thì mới có
thể “đi tới được cái nhân loại”.
c. Về mặt trận Văn hóa và chiến sĩ văn hóa.
Mặt trận Văn hóa:
Trong lịch sử dân tộc, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu đến các nhà
cách mạng hiện đại đã biết dùng văn hóa đánh giặc. Ra đi tìm đường cứu nước,
đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh tiếp tục khai thác, phát triển nét
đẹp truyền thống đó của dân tộc. Từ những năm hai mươi, Người dùng ngòi bút
để tố cáo tội ác thực dân, thức tỉnh, định hướng nhân dân đi theo con đường
cách mạng vô sản. Từ những năm ba mươi trở đi, Người đã dùng sức mạnh văn

hóa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới.
Văn hóa là một mặt trận được hiểu nó là một bộ phận của cách mạng,
ngang hàng các mặt trận khác. Nó có mặt trong mọi công tác cách mạng theo
tinh thần “ văn hóa hóa kháng chiến”. Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách
mạng trên lĩnh vực văn hóa, nói ngắn gọn là cuộc cách mạng tư tưởng – văn hóa.
Tính chất của cách mạng văn hóa khác cách mạng chính trị ở chỗ nó không
thể giải quyết tức thì như kiểu giành chính quyền về tay nhân dân, mà phải xác
định đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, một cuộc chiến đấu
khổng lồ, quyết liệt trong suốt tiến trình cách mạng từ lúc chưa có chính quyền,
kháng chiến kiến quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Truyền thống lạc hậu, thói
hư tật xâu cũng là kẻ địch. Mà thắng nghèo nàn, lạc hậu còn khó hơn thắng đế
quốc và phong kiến.
Nội dung đấu tranh trên mặt trận văn hóa rất phong phú, đa dạng, mà cốt lõi
là khẳng định và nhấn mạnh hệ tư tưởng của nền văn hóa mới, bao gồm tư tưởng
về chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật. Phải làm cho thế giới quan Mác –

Tiểu luận tốt nghiệp

11


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
Lênin chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Mọi họat động
văn hóa phải làm nổi bật “ chủ đề” độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Chiến sĩ văn hóa.
Khái niệm “mặt trận” và “chiến sĩ” luôn đi liền với nhau, có“mặt trận” thì
có “chiến sĩ”. “Chiến sĩ” ở đây là những người hoạt động trên mặt trận văn
hóa– tư tưởng. Họ có nhiệm vụ nặng nề, sứ mệnh vẻ vang, vinh dự lớn lao.
Chiến sĩ văn hóa phải có lập trường tư tưởng vững vàng. Họ phải đứng
vững trên lập trường của giai cấp công nhân, nắm chắc tư tưởng Mác – Lênin là

một vũ khí không gì có thể so sánh nổi.
Ngòi bút của các chiến sĩ văn hóa là một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “
phò chính trừ tà”. Họ có nhiệm vụ “ phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc,
phụng sự nhân dân”. Muốn làm điều đó, chiến sĩ văn hóa phải gắn bó với đời
sống, với thực tiễn, với nhân dân; phải “ từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần
chúng”. Cuộc sống thực tiễn sẽ tạo điều kiện cho họ có những tác phẩm xứng
đáng với dân tộc anh hùng, thời đại vẻ vang.
Chiến sĩ văn hóa phải có trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức cách mạng, chuyên môn
nghiệp vụ sâu để tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cách mạng, chống mọi
kẻ thù là bọn thực dân đế quốc, phong kiến tay sai. Khi xây dựng xã hội mới thì
phải tập trung vào kẻ thù tư tưởng, thói quen truyền thống lạc hậu, “giặc nội
xâm” theo tinh thần “mỗi vần thơ là bom đạn chống tham nhũng, lãng phí, quan
liêu”. Đã là chiến sĩ thì phải đối mặt với mọi kẻ thù, đứng về phía nhân dân,
bênh vực, ca ngợi Chân – Thiện – Mỹ; phanh phui, loại bỏ cái sai, cái ác, cái
xấu, cái giả dối, lừa lọc.
Người chiến sĩ văn hóa phải biết quý trọng, giữ gìn, khai thác, phát triển
những truyền thống tốt đẹp của cha ông, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại;
tham gia vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân tiến bộ trên thế giới chống các
thế lực thù địch và trở lực trên con đường tiến lên thế giới văn minh, vì mục tiêu
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

Tiểu luận tốt nghiệp

12


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
d. Văn hóa do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vì con người, vì nhân dân. Người khẳng định lấy
hạnh phúc của dân tộc làm cơ sở; lấy hạnh phúc của nhân dân làm khuôn phép.

Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân phải được nhìn nhận một cách toàn diện.
Nhân dân đóng vai trò chủ thể. Họ không chỉ sáng tạo ra của cải vật chất,
mà còn là những người sáng tác rất hay. Ca dao, tục ngữ là những hòn “ngọc
quý”. Nhân dân nuôi dưỡng sáng tác bằng những nguồn nhựa sống. Họ là những
người kiểm nghiệm, đánh giá, phản biện các sản phẩm văn hóa một cách trung
thực, khách quan. Vì vậy, Hồ Chí Minh căn dặn viết xong một tác phẩm phải
đưa cho quần chúng công nông binh đọc để họ góp ý cho mình. Với tư cách chủ
thể nên quần chúng nhân dân được quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Nhân dân đóng vai trò là đối tượng phản ánh, họ là nhân vật trung tâm của
sự nghiệp cách mạng, từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Vì vậy các hoạt động văn hóa phải phản ánh quần chúng nhân dân
một cách chân thực, sống động. Muốn vậy, văn nghệ sĩ phải thâm nhập, thấu
hiểu, liên hệ, gắn bó với quần chúng để thể hiện trong sáng tác của mình tư
tưởng và lòng ước ao của quần chúng.
Quần chúng nhân dân gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, sống ở nhiều địa bàn,
nghề nghiệp khác nhau, trình độ học vấn và nhận thức khác nhau... Vì vậy hoạt
động văn hóa phản ánh quần chúng phải phù hợp trình độ, lứa tuổi, nghề nghiệp,
địa bàn. Bao giờ cũng phải tư duy và trả lời được bốn câu hỏi: Viết cho ai? Viết
cái gì? Viết nhằm mục đích gì? Viết như thế nào? Một điều quan trọng là phải
trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng. Tránh lối viết rau muống, dài rỗng
tuếch, thích dùng chữ nước ngoài. Phải làm cho quần chúng hiểu, yêu thích, tạo
những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mọi người.
Muốn vậy, tác phẩm văn nghệ phải vừa hay, vừa chân thực, nội dung phong
phú, hình thức trong sáng, vui tươi. Một tác phẩm, bài nói, bài viết hay, theo
quan niệm của Hồ Chí Minh, không cứ dài mới hay. Khi nào tác phẩm ấy chỉ
diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được trình bày sao cho mọi người
ai cũng hiểu được, và khi đọc xong độc giả phải suy ngẫm, thì tác phẩm ấy mới
được xem như là một tác phẩm hay và biên soạn tốt. Quần chúng mong muốn
những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và
vui tươi, hấp dẫn. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì bổ ích.

Tiểu luận tốt nghiệp

13


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
Văn hóa phục vụ quần chúng thể hiện ở tính hướng đích của văn hóa. Một
mặt, văn nghệ phải thể hiện được tính hiện thực, chân thật; mặt khác phải hướng
quần chúng nhân loại bỏ cái giả, cái ác, cái sai, cái xấu để vươn tới cái lý tưởng
không chỉ cho hôm nay, mà còn để giáo dục con cháu mai sau. Mục tiêu, lý
tưởng cao đẹp nhất là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hạnh phúc của con
người.
Ngoài ra, văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân còn thể hiện ở sự phong
phú, đa dạng của các hoạt động văn hóa. Nhiều thể loại, nhiều tác phẩm, nhiều
món ăn bổ ích khác nhau trên một cái nền sáng tạo của văn nghệ sĩ.
Muốn giải quyết tốt những vấn đề nêu trên thì Đảng phải lãnh đạo mọi hoạt
động văn hóa và xây dựng văn hóa trong Đảng, để Đảng “là đạo đức, là văn
minh”, tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của dân tộc.
đ. Xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam.
Nhìn một cách tổng quát, nền văn hóa mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là
nền văn hóa dân chủ mới, kháng chiến và xã hội chủ nghĩa. Đó phải là nền văn
hóa “hợp với khoa học và nguyện vọng của dân”.
Trước cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn
hóa dân tộc với năm điểm lớn:
+ Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
+ Xây dựng luân lý:biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
+ Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân
trong xã hội.
+ Xây dựng chính trị dân quyền.
+ Xây dựng kinh tế.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh chủ
trương xây dựng nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chủ trương xây dựng nền văn
hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
Như vậy, Hồ Chí Minh có chủ trương xây dựng nền văn hóa mới hết sức
toàn diện, có kế thừa và phát triển những giá trị của văn hóa dân tộc, vừa tạo ra
những nội dung mới, tiến bộ. Tựu trung lại, đó là nền văn hóa dân tộc, khoa học,
tiến bộ và nhân văn.
Đó là những cơ sở lý luận của của Chủ Nghĩa mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về văn hóa, qua thực tiễn cách mạng của Việt Nam đã được khẳng
Tiểu luận tốt nghiệp

14


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
định và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng thời điểm, từng giai
đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của Người luôn phù hợp với
điều kiện cách mạng Việt Nam và tham gia phổ biến, học tập, nhân rộng tư
tưởng của người là một nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng trong công cuộc
đổi mới của đất nước ta hiện nay.
II. Thực trạng việc thực hiện nội dung xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở tại xã Nam Dương – Lục Ngạn trong giai đoạn hiện nay.
1. Đặc điểm tình hình
a. Điều kiện tự nhiên.
Nam Dương là xã miền núi của huyện Lục Ngạn, phía Đông giáp với xã
Tân Lập , phía Tây giáp với xã Mỹ An, phía Bắc giáp với sông Lục Nam và thị
trấn Chũ, phía Nam giáp với xã Tân Mộc. Diện tích tự nhiên của xã Nam Dương
là 2967 ha với chiều dài tính từ đầu xã đến cuối xã là 12 km, đường giao thông
đi lại khó khăn, cơ bản là đường đất cấp phối, toàn xã có 1.867 hộ gia đình, với

8.976 nhân khẩu, sinh sống trên địa bàn 9 thôn, có 6 dân tộc anh em chung sống,
chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 60%, dân tộc Sán Dìu chiếm 35%, còn lại là dân
tộc Tày, Nùng, Hoa, Cao Lan, chiếm 5%.
Là một xã giáp với trung tâm huyện Lục Ngạn, có những yếu tố thuận lợi
trong giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Nhân dân các dân tộc trong
xã có truyền thống đoàn kết, yêu nước, dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất và xây dựng; những thành tích
trong đấu tranh chống thực dân Pháp đã được Đảng và nhà nước ghi nhận và
phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống
Pháp”. Nhân dân Nam Dương đã góp phần cùng nhân dân cả nước chiến đấu và
chiến thắng thiên tai, địch họa, giữ gìn những tinh hoa văn hóa của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam nói chung.
b. Tình hình kinh tế - chính trị – xã hội
Do đặc thù là một xã miền núi của huyện miền núi, sản xuất nông nghiệp là
chủ yếu, chiếm trên 80 % dân số toàn xã. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
kém phát triển, có 01 thôn làm nghề mỳ gạo truyền thống. Đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống chính trị ở địa phương luôn được củng cố, kiện toàn và hoạt động
có hiệu quả. Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã không ngừng được
Tiểu luận tốt nghiệp

15


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
nâng cao. Cấp ủy chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đã quan tâm
lãnh chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh
chính trị trật tự an toàn xã hội. Đồng thời thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc
giáo dục chính trị tư tưởng, chăm lo xây dựng đời sống văn hóa góp phần nâng

cao nhận thức chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ đảng viên và nhân dân.
Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, nhân dân các dân tộc xã Nam
Dương đã đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cuộc
sống của nhân dân từng bước được nâng lên, số hộ đói, nghèo hàng năm giảm.
Tính đến thời điểm ngày 01/10/2011 tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 16,25 %
(Theo chuẩn mới).
Công tác giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao đã có bước phát
triển mới và đạt chất lượng cao hơn, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền
thống dân tộc, đạo đức lối sống lành mạnh trong nhân dân; những tập quán hủ
tục, lạc hậu tồn tại lâu đời dần được xóa bỏ.
Để phát huy những kết quả đã đạt được, nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi
các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII của xã đề ra đưa Nam Dương
thoát khỏi danh sách các xã khó khăn, phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo
toàn xã còn 8,7 %.
2. Thực trạng việc thực hiện nội dung xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở tại xã Nam Dương huyện Lục Ngạn trong giai đoạn hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
2.1. Kết quả đã đạt được:
2.1.1.Tình hình công tác triển khai chỉ đạo “ Xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở”.
Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy Lục Ngạn về việc triển khai đề án
“Xây dựng và phát triển văn hóa huyện miền núi Lục Ngạn giai đoạn 20012010” xây dựng huyện Lục Ngạn là huyện điểm văn hóa, địa phương đã thành
lập BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do đồng
chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; đồng chí Chủ tịch UB MTTQ xã và
đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm phó ban, các thành viên Ban chỉ đạo là
trưởng các ngành, đoàn thể. Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” xã đã xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ
Tiểu luận tốt nghiệp


16


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo nhằm tập trung chỉ đạo, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của phong trào. Sau 5 năm thực hiện phong trào, đến
năm 2010, Ban chỉ đạo đã tiến hành sơ kết đánh giá và tiếp tục triển khai thực
hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số: 01/2006/TTLT ngày
23/6/2006 của Ban thường vụ UBMTTQ Việt Nam và Bộ Văn hóa Thông tin về
việc ban hành quy chế công nhận các danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa,
tổ dân phố văn hóa; Quyết định số: 62/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 của Bộ Văn
hóa thông tin về việc Ban hành quy chế công nhận các gia đình văn hóa, làng
văn hóa, tổ dân phố văn hóa và các văn bản hướng dẫn về công tác xây dựng đời
sống văn hóa. Hàng năm, BCĐ ban hành các văn bản hướng dẫn và đôn đốc chỉ
đạo việc thực hiện bình xét công nhận gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan
văn hóa.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở,
trong những năm qua Đảng bộ - chính quyền xã Nam Dương chú trọng và quan
tâm chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI về “Chương trình xây
dựng và phát triển văn hóa – thông tin giai đoạn 2006 – 2010” góp phần định
hướng và chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
trên địa bàn xã trong những năm qua đạt được nhiều kết quả to lớn.
2.2.2. Những kết quả đạt được và thực trạng việc vận dụng Tư tưởng
Hồ Chí Minh trong xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô cùng quý báu của Đảng và
nhân dân ta. Do đó việc học tập theo tư tưởng của Người được Đảng bộ - Chính
quyền địa phương hết sức quan tâm, chiếm vị trị then chốt trong các hoạt động
văn hóa tinh thần của nhân dân trong xã, trong đó việc vận dụng tư tưởng của

Người về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một việc làm hết sức cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu luận tốt nghiệp

17


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
Nội dung công tác chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân theo
tư tưởng Hồ Chí Minh là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều vấn đề thiết thực, ở
đây chỉ đề cập đến ba vấn đề mà Đảng ta đã vận dụng trong công tác xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở.
1.Xây dựng gia đình văn hóa:
Xây dựng gia đình văn hóa là nội dung có vị trí hết sức quan trọng trong
việc xây dựng làng, thôn văn hóa. Chính vì vậy, phong trào đã được nhân dân
đồng tình hưởng ứng và tham gia thực hiện, đa số các gia đình tham gia phong
trào đều thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, có ý thức tự giác
trong việc chấp hành các chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước. Hàng năm,
Ban chỉ đạo các cấp đã hướng dẫn các địa phương tiến hành bình chọn và công
nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, tổ chức biểu dương kịp thời động viên và
nhân rộng mô hình “Gia đình văn hóa” tiêu biểu, góp phần nâng cao chất lượng
phong trào. Đến nay, toàn xã có 1.597 hộ đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa”,
trong đó năm 2011 có 1.551 hộ được công nhận “Gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ
74,95%. Việc thực hiện các tiêu chuẩn công nhận gia đình văn hóa đã góp phần
tích cực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình Việt
Nam, cũng như xây dựng mô hình gia đình mới bình đẳng, ấm no và hạnh phúc.
Nét đặc biệt của phong trào xây dựng gia đình văn hóa là đã gắn chặt với
phong trào xây dựng gia đình hiếu học, góp phần không nhỏ vào việc phát triển
lĩnh vực giáo dục đào tạo ở địa phương. Đến nay, toàn xã đã có 9/9 thôn thành

lập được Chi hội khuyến học, 5 ban khuyến học dòng họ, 3 chi hội khuyến học
cơ quan, trường học; duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quả.
2.Xây dựng làng, thôn văn hóa:
-Trong 10 năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các
ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, phong trào xây dựng làng văn hóa phát
triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành phong trào sôi nổi và rộng khắp.
Việc bình xét danh hiệu “Làng văn hóa” được tiến hành theo đúng quy trình, thủ
tục dựa trên các tiêu chuẩn của Hướng dẫn số 989/ HD-BCĐ của BCĐ phong
Tiểu luận tốt nghiệp

18


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bắc Giang về việc bình
chọn và công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng, thôn, bản, tổ dân phố
văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị văn hóa” và Hướng dẫn của Ban chỉ đạo phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Lục Ngạn.
Hàng năm, Ban chỉ đạo phong trào xã đã tổ chức kiểm tra, bình xét đề
nghị công nhận làng văn hóa.
Đến nay, tất cả 9/9 thôn đã đăng ký xây dựng làng văn hóa, đã có 6/9 thôn
đã được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt 66,66%;
Phong trào xây dựng làng văn hóa đã góp phần củng cố khối đoàn kết
toàn dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, phát
triển kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đẩy lùi và
xóa bỏ các tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh nông thôn, duy trì trật tự an toàn xã
hội. Có thể nói, phong trào xây dựng làng văn hóa đã góp phần quan trọng thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã.
3.Xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa:

Cuộc vận động xây dựng cơ quan văn hóa, trường học văn hóa có những
thuận lợi trong việc tổ chức và triển khai thực hiện. Lãnh đạo các cơ quan, ban
ngành, trường học cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn xã đều
hưởng ứng và thực hiện tốt các quy ước xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa.
Hàng năm, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” xã đã tổ chức kiểm tra, xét đề nghị công nhận cơ quan đạt chuẩn văn hóa
và khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt quy ước xây dựng cơ quan văn hóa.
Đến nay, có 4/4 cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức đăng ký xây dựng đơn vị
văn hóa, trong đó có 3/4 cơ quan được công nhận đạt chuẩn đơn vị văn hóa, đạt
tỷ lệ 75%. Quá trình thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa đã
củng cố và nâng cao tính kỷ cương, nề nếp nơi công sở, ý thức chấp hành kỷ luật
công tác, cũng như xây dựng môi trường văn hóa nơi làm việc được chú trọng.
Bên cạnh đó, nhờ thực hiện tốt phong trào này đã tạo động lực để mỗi cơ quan,
Tiểu luận tốt nghiệp

19


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
đơn vị phấn đấu, nâng cao hiệu quả công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính
trị được giao.
4. Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến:
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu
nước là phải thi đua”; trong những năm qua, phong trào thi đua lao động sáng
tạo được phát động mạnh mẽ, điều khắp trên các lĩnh vực, đời sống xã hội, các
tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận,
các đoàn thể và lực lượng vũ trang, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực ở mọi
cấp, mọi ngành, mọi đoàn thể, mọi cơ quan, đơn vị và trong nhân dân, làm cho
phong trào thi đua yêu nước phát triển sôi nổi trong toàn xã, góp phần nâng cao
sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, tạo môi trường xã hội lành mạnh,

củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Ngoài ra, phong trào thi đua còn khơi dậy ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình cách
mạng và những sáng kiến, sáng tạo, vượt qua khó khăn để thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Nhiều phong trào thi đua được phát động ở các cấp, các ngành trong toàn
huyện như: cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”,
phong trào “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành Giáo dục và
Đào tạo; phong trào “Thi đua quyết thắng” trong lực lượng vũ trang nhân dân;
phong trào “Nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo”;
phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”...đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã tích
cực hưởng ứng tham gia thực hiện.
Qua các phong trào, đã xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể điển hình tiên
tiến trên các lĩnh vực sản xuất kinh tế, công tác, hoạt động xã hội...nhiều gương
người tốt việc tốt, nhiều cán bộ, chiến sỹ và nhiều cơ quan, ban ngành trong toàn
huyện có nhiều thành tích trong công tác, lao động sáng tạo...đã được tuyên
Tiểu luận tốt nghiệp

20


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
dương khen thưởng tại nhiều hội nghị cấp tỉnh, huyện, ngành...đã kịp thời động
viên các cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu và nhân rộng các điển hình tiên tiến
trong toàn xã. Tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng
của phong trào.
Từ năm 2006 đến nay, toàn xã có 01 tập thể được Thủ tướng Chính phủ
tặng bằng khen và 04 cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen; 9 cá nhân đạt

danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 4 tập thể Lao động tiên tiến; 16 cá nhân lao
động tiên tiến và nhiều tập thể, cá nhân được UBND huyện tặng giấy khen...
5.Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư”:
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư” được triển khai thực hiện trên toàn xã và phát triển mạnh mẽ với nhiều mô
hình tốt, nhiều kinh nghiệm hay được nhân rộng trên địa bàn xã, tạo sự chuyển
biến tích cực trong đời sống xã hội của từng khu vực dân cư. UBMTTQ Việt
Nam xã đã tích cực chỉ đạo đăng ký xây dựng khu dân cư tiên tiến trên địa bàn.
Việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư” đã góp phần tích cực đến phong trào xây dựng “Làng văn
hóa”, tạo nên diện mạo mới ở địa phương cả về văn hóa lẫn kinh tế-xã hội, an
ninh quốc phòng. Đặc biệt các thôn trên địa bàn xã đã triển khai thực hiện tốt 06
nội dung của cuộc vận động đó là:
-Đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo làm giàu
chính đáng.
-Đoàn kết phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tương thân
tương ái.
-Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, mọi người sống và làm
việc theo Hiến pháp và pháp luật.
-Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc và thuần phong mỹ tục trong nhân dân.
-Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
Tiểu luận tốt nghiệp

21


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
nhân dân.

-Đoàn kết xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.
6.Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ
đại”:
Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được
phát động rộng rãi. Ngoài các hoạt động thể thao lớn như Đại hội Thể dục thể
thao cấp cơ sở, các hội thi, hội thao…Thông qua các ngày lễ, ngày hội của quê
hương đất nước, địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thể thao mang tính
truyền thống như: nhảy bao bố, bóng đá, bóng chuyền thanh niên nông
thôn...được mọi người hưởng ứng tích cực. Ngoài ra, nhiều Câu lạc bộ như: câu
lạc bộ bóng chuyền, câu lạc bộ bóng bàn, cầu lông… hoạt động thường xuyên
đã thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân, thanh thiếu niên tham gia, góp phần đưa
phong trào “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ngày càng phát triển.
Đến nay, đã có 15,3% số người dân thường xuyên luyện tập thân thể; 9%
hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình thể thao”. Tiêu biểu về phong trào thể dục
thể thao phải kể đến một số địa phương đơn vị như: Thôn Thủ Dương, Thôn
Nam Điện, cơ quan xã, Trường Trung học, Trường Tiểu học....Công tác xã hội
hóa hoạt động thể dục thể thao cũng được đẩy mạnh, bên cạnh việc vận động
nhân dân tham gia luyện tập thể dục thể thao, các hoạt động kêu gọi tài trợ, đóng
góp để xây dựng các thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu học
tập, rèn luyện thân thể được nhân dân đồng tình hưởng ứng.
7.Phong trào học tập, lao động, sáng tạo:
Phong trào “Học tập, lao động sáng tạo” được phát huy, nhất là trong đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân dân lao động cũng như mọi tầng lớp nhân dân, góp
phần nâng cao trình độ nghề nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Hàng
năm, các cơ quan, đơn vị đều phát động phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ,
công nhân viên chức lao động, huy động nguồn lực trí tuệ phục vụ cho lao động,
sản xuất của cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, vì mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được các cơ quan, trường học
chú trọng, đã góp phần nâng cao hiệu quả công việc; công tác tuyên truyền, phổ
Tiểu luận tốt nghiệp


22


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
biến khoa học kỹ thuật và ứng dụng các thành tựu vào sản xuất được chú trọng,
đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa năng suất cây trồng, vật nuôi ngày
càng tăng. Nhiều hộ gia đình được công nhận “Gia đình nông dân sản xuất giỏi”,
nhiều mô hình sản xuất kinh tế có hiệu quả đã được nhân rộng trong toàn xã,
thúc đẩy kinh tế các địa phương phát triển, ổn định và nâng cao đời sống người
dân.
8. Phong trào đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo:
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã có tác
động toàn diện đến sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần tích
cực vào quá trình thực hiện chủ trương “Xóa đói giảm nghèo”. Trong quá trình
triển khai phong trào, địa phương đặc biệt quan tâm đến phát triển đời sống kinh
tế gia đình, kinh tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông qua nhiều hình thức
như: hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ giống, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật,
đào tạo nghề…đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế. Ngoài
ra, thông qua các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu
chiến binh…đã có nhiều hình thức giúp nhau xóa đói giảm nghèo rất hiệu quả.
Tại các làng, thôn đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa, bộ mặt làng quê thay đổi rõ
rệt, đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp, tỷ lệ bê tông hóa đường nông
thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng tăng lên hàng năm từ nguồn kinh phí
đóng góp của người dân và sự hỗ trợ của nhà nước. Nhiều thiết chế và trang
thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa được địa phương quan tâm đầu tư. Người
dân đã không ngừng tiếp thu khoa học kỹ thuật, tăng gia sản xuất vươn lên làm
giàu. Đời sống tinh thần cũng được các cấp, các ngành, các địa phương quan
tâm, nhiều loại hình, nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, hoạt động lễ hội
văn hóa được phục hồi và phát huy.

-Những chuyển biến trên đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện
kinh tế-xã hội của địa phương, động viên ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc
sống của mọi người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu
chính đáng, các gia đình chính sách, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó

Tiểu luận tốt nghiệp

23


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
khăn được quan tâm giúp đỡ. Hàng năm, vào các dịp lễ, tết, các cấp các ngành
và địa phương đã thường xuyên quan tâm thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình
chính sách.
Trong 10 năm qua, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo xã đã cùng phối hợp
với Ngân hàng chính sách xã hội huyện giải ngân 12 tỷ đồng hỗ trợ giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ khá
tăng từ 24% năm 2005 lên trên 40%; hộ giàu tăng từ 17,2% lên 28,5%. Hiện
nay, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn xã còn 16,25%, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo
giảm bình quân từ 2,5% đến 3%. Bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi, đời sống
của người dân được nâng lên rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần.
9.Thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật:
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng xây dựng đời sống cho nhân dân phải
được tiến hành xây dựng nếp sống văn hóa. Ngay từ những năm 1946, trong
công cuộc kháng chiến kiến quốc, Người đã viết tác phẩm "Đời sống mới" rất
sinh động, sâu sắc, nhằm động viên, kêu gọi các tầng lớp nhân dân thực hành
đời sống mới với tinh thần rất rõ là: "Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật
chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống
mới''. "Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì mới cũng
làm. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Thí

dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt thì phải
phát triển thêm. Thí dụ: ta phải tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận
hiếu với dân", "Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm. Thí dụ: ăn ở cho hợp vệ sinh,
làm việc cho có ngăn nắp". Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nếu mọi người
đều làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường."
Thực hiện lời kêu gọi của Người, phong trào xây dựng nếp sống mới trên
địa bàn xã đã được phát động rộng rãi trong quần chúng nhân dân địa phương,
thực sự có hiệu quả. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ
quan văn hóa trên địa bàn xã phát triển cả về bề rộng và chiều sâu do được cấp
Tiểu luận tốt nghiệp

24


Trường chính trị tỉnh Bắc Giang
ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo thực hiện. Quy trình
đăng ký bình xét được thực hiện theo Hướng dẫn số: 938/HD-BCĐ ngày
10/6/2005 của BCĐ Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
tỉnh Bắc Giang về tiêu chuẩn, thủ tục đăng ký, xét công nhận các danh hiệu văn
hóa.
Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
được thành lập ở xã, thôn; có sự phân công, phân nhiệm cho các thành viên phụ
trách theo dõi từng thôn, cơ quan, đơn vị, từng lĩnh vực; tổ chức và hướng dẫn
thực hiện việc đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan văn
hóa ở địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan văn hóa có
nhiều chuyển biến tích cực, nhiều đơn vị trường học, thôn bản hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ, có đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh và cảnh quan môi
trường xanh – sạch – đẹp. Nhiều hủ tục trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các
sinh hoạt đã được loại bỏ. Một số lễ thức mới được hình thành trên cơ sở tiếp

thu có chọn lọc các nét đẹp của phong tục tập quán truyền thống, phù hợp với
đời sống xã hội ngày càng phát triển.
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở địa phương
đang thấm sâu vào từng người, từng gia đình, từng cộng đồng dân cư, làng,
thôn, ấp, bản với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể trở
thành cuộc vận động văn hóa rộng lớn chưa từng có. Niềm tin của dân với Đảng
ngày càng gắn bó.
Đến nay, cả xã có 9 hương ước, quy ước văn hóa được xây dựng đã góp
phần không nhỏ trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa;.
Có 1163/1871 hộ = 62% ; có 6/9 làng (66,66%) và 4 cơ quan được công nhận
đạt chuẩn văn hóa.
Tổng số kinh phí huy động được từ nhân dân và các lực lượng xã hội đầu
tư cho xây dựng đời sống văn hóa trong 5 năm (2005- 2010) là 275.000.000
đồng.
Phong trào xây dựng làng, thôn, cơ quan, đơn vị văn hóa, gia đình văn
Tiểu luận tốt nghiệp

25


×