BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
ĐỂ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO NGƯỜI DÂN KHU VỰC PHƯỜNG PHÚ DIỄN, PHƯỜNG MINH
KHAI, PHƯỜNG XUÂN ĐỈNH - QUẬN BẮC TỪ LIÊM - HÀ NỘI
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Dương Thành Luân
Hoàng Thanh Trúc
Hoàng Thị Thu Nga
Mai Văn Toàn
Nguyễn Ngọc Ninh
Nguyễn Thu Thảo
Nguyễn Việt Dũng
Phạm Văn Hiên
Lớp: ĐH4QM2
Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Hà Giang
HÀ NỘI – 9/2015
MỤC LỤC
I/ Mở đầu
1.
2.
3.
4.
Trang
Lý do chọn đề tài......................................................................................................3
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4
Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu..........................................................................4
Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
....................................................................................................................................
II/ Nội dung
1. Nhận thức của người dân 3 phường Phú Diễn, Minh Khai, Xuân Đỉnh về vấn đề bảo
vệ môi trường...........................................................................................................4
....................................................................................................................................
2. Những hành động bảo vệ môi trường của người dân 3 phường Phú Diễn, Minh
Khai, Xuân Đỉnh......................................................................................................7
3. Hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở 3 phường Phú Diễn, Minh Khai,
Xuân Đỉnh.................................................................................................................9
III/ Kết luận
I/ Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nó gây
ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân. Việc tìm ra các giải
pháp hiệu quả để hạn chế và khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra là vô cùng quan
trọng. Và một trong những giải pháp được đề ra nhằm giải quyết vấn đề này chính là: giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho người dân.
Tác động của con người đến môi trường là vô cùng to lớn, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Con người đã góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường như: trồng cây; cải tạo đất bạc màu… Nhưng
con người cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến môi trường ô nhiễm một cách nghiêm trọng:
khai thác quá mức khiến cho nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần bị cạn kiệt; chất thải thải ra
trong sinh hoạt cũng như sản xuất vượt quá khả năng đồng hóa của môi trường; chặt cây, phá
rừng... Việc con người không nhận thức được tầm quan trọng của việc cần thiết phải bảo vệ môi
trường đã dẫn tới việc làm cho môi trường ngày một ô nhiễm, suy thoái hơn. Vì vậy, muốn bảo
vệ môi trường thì phải bắt đầu bằng việc thay đổi ý thức, từ đó dần dần thay đổi hành động của
con người. Muốn mọi người bảo vệ môi trường thì cần làm cho họ hiểu tầm quan trọng của việc
bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Hiện nay, các hoạt động giáo dục ý thức đã diễn ra nhưng chưa mang lại hiệu quả như
mong đợi. Từ trước đến nay, mỗi khi nói đến giáo dục, đối tượng được hướng tới phần lớn là học
sinh, sinh viên còn nằm trong sự quản lý của nhà trường mà ít khi mở rộng ra đối với toàn thể
người dân. Và việc bảo vệ môi trường ở Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội cũng không phải ngoại lệ.
Các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chỉ diễn ra thường xuyên ở trường, lớp nhưng
lại rất ít được chú trọng tại các khu, các tổ, các phường… Trong khi đó, những tác động đến môi
trường chủ yếu là người lớn, những người không còn thuộc quản lý của nhà trường gây nên.
Ngoài ra, ý thức, hành động của bậc làm cha, mẹ… còn ảnh hưởng nhiều đến các em học sinh,
sinh viên hơn là những lý thuyết được truyền dạy ở nhà trường. Tuy nhiên, thay đổi thói quen
trong cuộc sống hàng ngày là một việc không dễ dàng đối với tất cả mọi người.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để tất cả người dân Quận Bắc Từ Liêm có thể vừa thay
đổi được ý thức bảo vệ môi trường, vừa đồng thời thay đổi hành động, thói quen trong cuộc sống
hàng ngày để góp phần bảo vệ môi trường là một khó khăn lớn cần giải quyết đối với chính
quyền địa phương. Bài tiểu luận dưới đây chỉ ra thực trạng về nhận thức và hành động của người
dân khu vực Quận Bắc Từ Liêm, những hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người
dân và hiệu quả thực tế của chúng tại địa phương. Từ đó làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề
vừa nêu trên.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
-Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá mức độ quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường ở khu vực dân cư ở phường Phú Diễn, Minh Khai, Xuân Đỉnh - quận Bắc Từ Liêm - Hà
Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
1) Khảo sát nhận thức của người dân phường Phú Diễn, Minh Khai, Xuân Đỉnh - Quận
Bắc Từ Liêm về vấn đề bảo vệ môi trường.
2) So sánh nhận thức của người dân phường Phú Diễn, Minh Khai, Xuân Đỉnh - Quận
Bắc Từ Liêm về vấn đề bảo vệ môi trường.
3) Khảo sát hành động bảo vệ môi trường của người dân phường Phú Diễn, Minh Khai,
Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm.
4) So sánh hành động bảo vệ môi trường của người dân phường Phú Diễn, Minh Khai,
Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm.
5) Khảo sát hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân ở khu vực
phường Phú Diễn, Minh Khai, Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm.
6) So sánh hiệu quả của hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân ở
khu vực phường Phú Diễn, Minh Khai, Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu : mức độ quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở
khu vực dân cư ở phường Phú Diễn / phường Minh Khai/ phường Xuân Đỉnh- quận Bắc Từ
Liêm-Hà Nội.
- Khách thể nghiên cứu: Cộng đồng dân cư sinh sống tại phường Phú Diễn/ phường Xuân
Đỉnh /phường Minh Khai - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
-Phạm vi và thời gian nghiên cứu: cuộc điều tra được tiến hành trong tháng 10/2015 tại 3
phường Phú Diễn , phường Xuân Đỉnh , phường Minh Khai thuộc địa lý hành chính của quận
Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra định lượng bằng phiếu điều tra, bảng hỏi: Nhằm thu thập thông
tin, số liệu cho việc thống kê, phân tích, so sánh.
- Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin trực tiếp từ các cá nhân
bằng việc áp dụng các câu hỏi.
II/ Nội dung
1. Nhận thức của người dân ở 3 phường Phú Diễn, Minh Khai, Xuân Đỉnh về vấn đề
bảo vệ môi trường.
Để nghiên cứu tầm quan trọng của việc giáo dục thức bảo vệ môi trường ở khu dân cư ở 3
phường Phú Diễn ,phường Minh Khai , phường Xuân Đỉnh, một cuộc điều tra khảo sát thu thập
thông tin bằng mẫu phiếu khảo sát đã được tiến hành. Qua đó thu thập được những thông tin hữu
ích cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
• Đặc điểm về mẫu khảo sát
Cuộc điều tra lựa chọn các đối tượng ngẫu nhiên tại 3 phường Phú Diễn , phường Minh
Khai , phường Xuân Đỉnh - quận Bắc Từ Liêm- Hà Nội. Tổng số phiếu điều tra là 93 phiếu.
Trong đó số phiếu điều tra ở phường Phú Diễn chiếm 34,4%, phường Minh Khai chiếm 32,3%,
phường Xuân Đỉnh chiếm 33,3%. Ở mỗi phường lựa chọn 1 tổ dân phố làm địa bàn nghiên cứu
chính là tổ 1 (phường Minh Khai), tổ 3 (phường Phú Diễn), tổ 4 (phường Xuân Đỉnh)
Đặc điểm nhân khẩu của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu với tỷ lệ nữ giới là 65.6%,
tỷ lệ nam giới là 34.4%. Có sự chênh lệch này là do nữ giới thường tham gia vào các hoạt động
xã hội tại địa phương hơn nam giới nên việc tiếp cận nữ giới là dễ dàng hơn.
Về cơ cấu nhóm tuổi, người tham gia điều tra thuộc 5 nhóm tuổi: nhỏ hơn 18 tuổi chiếm
7.5% , từ 18 - 29 tuổi chiếm 36.6%, từ 30-45 tuổi chiếm 20.4%, từ 46-59 tuổi chiếm 28.0%, từ
60 tuổi trở lên chiếm 7.5% phân bố đều trong các hộ gia đình.
Về trình độ học vấn và nghề nghiệp: chủ yếu là lao động phổ thông, buôn bán, mới tốt
nghiệp THPT; một lượng nhỏ là lao động trí thức, tốt nghiệp đại học, cao đẳng.
• Đời sống của người dân ở địa bàn khảo sát
- Chất lượng môi trường sống do người dân tự đánh giá: tốt chiếm 24.7%, chưa tốt
chiếm 59.1%, ô nhiễm chiếm 16.2%.
Phần lớn người dân tự nhận thấy rằng môi trường sống của họ chưa tốt vì hàng
ngày, họ vẫn phải chịu ảnh hưởng của việc môi trường đang dần bị ô nhiễm như: khói bụi
trên đường do các phương tiện giao thông thải ra, hay mùi hôi thối từ các bãi rác, cống
rãnh gần nhà…; Những người thấy môi trường sống tốt không phải do môi trường không
bị ô nhiễm mà do họ đã quen với điều kiện sống này từ lâu và không có ý định cải thiện
môi trường nơi mình sống; Một số ít thì đang phải sống trong môi trường chất lượng
kém, không khí chứa đầy khói bụi từ các công trường xây dựng, hay do khu tập kết rác ở
gần nhà họ.
-
Kết quả thu được sau khi điều tra mức sống của người dân: Rất nghèo 9.7%,
nghèo 5.4%, trung bình 59.1%, khá 24.7%, giàu 1.1%.
Qua khảo sát thì thấy được đời sống của nhân dân ở 3 địa bàn khảo sát vẫn còn ở mức
trung bình, trình độ nhận thức của người dân vẫn còn chưa cao. Do vậy người dân chưa
có nhận thức đúng đắn cũng như mức quan tâm chưa cao tới vấn đề bảo vệ môi trường
sống xung quanh cũng như chưa thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
• Người dân đánh giá về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
Bảng 1: Mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trường (đơn vị: %)
Phường
Phú Diễn
Minh Khai
Xuân Đỉnh
Rất quan trọng
90.6
66.7
74.5
Quan trọng
6.3
16.7
12.9
Mức độ
Bình thường
3.1
16.6
9.7
Không quan trọng
0
0
3.2
Nói chung, hầu hết người dân đều nhận thấy việc bảo vệ môi trường là rất quan trọng
hoặc quan trọng vì dù ít dù nhiều, họ cũng hiểu được rằng môi trường sống có ảnh hưởng đến
sức khỏe và các hoạt động sống hàng ngày của họ, nên việc bảo vệ môi trường là cần thiết. Tuy
nhiên, việc họ nhận thức được tầm quan trọng này không có nghĩa là họ sẽ có ý thức tự giác bảo
vệ môi trường. Mặt khác, sự đánh giá mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trường không phản
ánh đúng nhận thức thực tế của người dân. Họ chỉ đơn giản biết là mình cần bảo vệ môi trường,
nhưng lại không biết cụ thể mình cần làm những gì và làm như thế nào.
2. Những hành động bảo vệ môi trường của người dân ở 3 phường Phú Diễn, Minh
•
Khai, Xuân Đỉnh
Bảo vệ môi trường trực tiếp bằng hành động cụ thể của người dân
Ở mỗi phường, người dân đã phần nào có được những hành động để góp phần bảo vệ môi
trường bằng cách: tái chế, tái sử dụng các đồ dùng đã qua sử dụng như là sử dụng 1 túi nilon cho
nhiều lần sử dụng với các mục đích sử dụng khác nhau, biến chai lọ nhựa thành đồ trồng rau,
trồng hoa... Ngoài ra, họ còn sử dụng những sản phẩm thân thiên với môi trường như túi giấy với
độ bền cao và mẫu mã đẹp mắt, hoặc túi tự phân hủy sinh học thay túi nilon, một số ít còn sử
dụng các sản phẩm tẩy rửa chứa ít chất hóa học độc hại và thân thiện với môi trường như mỹ
phẩm The Body Shop, nước tẩy rửa và nước xả quần áo của Seventh Generation hay dụng cụ
trang điểm EcoTools…
Qua khảo sát, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2: Mức độ tái chế, tái sử dụng và mức độ sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường của
người dân trên địa bàn khảo sát
Phường
Tái chế, tái sử dụng
Sử dụng sp thân thiện môi trường
Tái chế, tái sử dụng
Minh Khai
Sử dụng sp thân thiện môi trường
Tái chế, tái sử dụng
Xuân Đỉnh
Sử dụng sp thân thiện môi trường
Phú Diễn
Thường xuyên
21.88
28.13
36.67
36.67
16.13
22.58
Mức độ
Thỉnh thoảng
43.75
62.5
43.33
56.67
51.61
67.74
Không bao giờ
34.37
9.37
20
6.66
32.26
9.68
Như vậy, phường Minh Khai là phường có tỉ lệ người dân thường xuyên tái chế, tái sử
dụng cũng như thường xuyên sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường là cao nhất, rồi đến
phường Phú Diễn, cuối cùng là phường Xuân Đỉnh.
Ở phường Minh Khai, người dân chủ yếu là người có công ăn việc làm và thu nhập ổn
định ở mức trung bình hoặc khá giả, một số có thu nhập thuộc mức giàu. Việc họ bỏ tiền ra để sử
dụng những sản phẩm thân thiện (thường có giá cao hơn so với những sản phẩm thông thường)
không ảnh hưởng nhiều đến các khoản chi tiêu hàng tháng khác. Đồng thời, họ cũng nhận thấy
rằng, bỏ tiền ra mua các sản phẩm này một lần, nhưng có thể dùng chúng nhiều lần (như túi giấy,
túi vải…) nên số tiền bỏ ra cũng không phải là khoản lớn, mà cũng chỉ ngang tầm với những
người không sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, họ lại có thể yên tâm về
chất lượng sản phẩm họ dùng vừa tốt cho môi trường, lại vừa không gây hại sức khỏe. Tái chế,
tái sử dụng đối với họ cũng chính là tiết kiệm chi tiêu cho gia đình
Ở phường Phú Diễn, tại tổ thực hiện khảo sát, người dân chủ yếu là dân buôn bán, có
người bán hàng quán tại nhà, có người bán hàng tại chợ. Mức thu nhập của họ là không ổn định,
có thể ngày nắng bán chạy, ngày mưa ế ẩm, cao thấp thất thường và phụ thuộc nhiều vào các yếu
tố khác. Một bộ phận khác tham gia khảo sát tương đối đông là học sinh, sinh viên. Hầu hết tài
chính của họ phụ thuộc vào gia đình, chỉ có một số ít đi làm thêm với mức lương thấp. Vì thế,
đối với họ, chi tiêu cho các sản phẩm đắt đỏ là không cần thiết. Nếu có đủ tiền thì dùng, không
thì thôi. Họ thường mua những sản phẩm giá rẻ để tránh tiêu quá nhiều tiền trong một tháng.
Thay vì để tiền mua vật dụng cần thiết, họ lại tiêu tiền vào các mục đích phát sinh khác như đi
shopping, đi làm đẹp, mua mĩ phẩm rẻ tiền… Điều này khiến cho túi tiền họ luôn rỗng vào
những ngày cuối tháng và đồ dùng thì phải thay thường xuyên do chất lượng kém.
Ở phường Xuân Đỉnh, khi thực hiện khảo sát tại tổ 4, thấy rằng người dân rất ít khi tái
chế, tái sử dụng các vật dụng, họ cũng thỉnh thoảng mới dùng các sản phẩm thân thiện với môi
trường. Tuy nhiên không phải do hoàn cảnh kinh tế gia đình không cho phép, mà do họ không
quan tâm nhiều đến vấn đề này. Với họ thì sử dụng sản phẩm nào cũng được, dễ mua thì mua.
Các đồ dùng gia đình nếu có không dùng nữa cũng thường bán đồng nát, hoặc vứt bỏ luôn, thỉnh
thoảng mới tái chế hay tái sử dụng nếu có thời gian và theo ý thích.
• Bảo vệ môi trường bằng hình thức tuyên truyền, vận động.
Khi hỏi người dân về việc họ sẽ làm gì khi nhìn thấy một hành vi gây ô nhiễm môi
trường (như là vứt rác bừa bãi, nhổ kẹo cao su ra nơi công cộng…), có đến 68.82 % cho biết họ
sẽ nhắc nhở người vi phạm, vẫn còn 18.28% làm ngơ và hầu như không ai ủng hộ những hành vi
này. Tuy nhiên, việc nhắc nhở hầu như chỉ dừng lại ở mặt hình thức, những người được nhắc nhở
chỉ ậm ờ rồi bỏ đi, và thậm chí còn tái diễn lại vào lần sau. Những người nhắc nhở lại cảm thấy
bực bội mà không thể làm gì. Nhiều lần như vậy, họ sẽ tự nhiên làm ngơ và để cho những người
lao công dọn dẹp. Bên cạnh đó, việc làm ngơ còn do họ sợ bị nhận lại chỉ trích từ những người vi
phạm và bị cho là lo chuyện bao đồng.
3. Hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở 3 phường Phú Diễn, Minh Khai,
•
Xuân Đỉnh
Thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tại địa bàn
Các hoạt động, phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân ở 3 phường đều
đã được triển khai ở một mức độ nhất định.
-
Phường Phú Diễn thường xuyên phát động hộ gia đình tham gia tổng vệ sinh đường làng
ngõ xóm hàng tuần, hàng tháng và các dịp lễ tết; đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào nội
dung họp khu phố…
Phường Minh Khai thường xuyên phát động hộ gia đình tham gia tổng vệ sinh đường
làng ngõ xóm hàng tuần, hàng tháng và các dịp lễ tết ; đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào
nội dung họp khu phố; trên địa bàn phường treo các băng rôn về việc quan trọng của việc
bảo vệ môi trường; thành lập ban tự quản về môi trường ; ở phường, tổ dân phố thống
-
nhất các hình thức xử phạt đối với những hành vi xả rác bừa bãi ra môi trường, gây mất
vệ sinh chung…
Phường Xuân Đỉnh đã đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào nội dung họp khu phố. Tuy
nhiên ở địa phương chưa có những hành động cụ thể.
Tuy nhiên, người dân ở từng địa phương lại có thái độ tham gia các hoạt động cộng đồng là khác
nhau.
Những người tích cực tham gia các hoạt động của địa phương chủ yếu là phụ nữ, người
cao tuổi. Nam giới ít khi tham gia các hoạt động cộng đồng vì họ ít khi ở nhà và không quan tâm
đến các hoạt động này. Tỉ lệ nữ giới và người cao tuổi tham gia khảo sát ở địa phương nào cao
thì tỉ lệ tham gia các hoạt động địa phương cũng cao. Hai chỉ số này tỉ lệ thuận với nhau.
• Giám sát thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường
Khi phỏng vấn người tham gia khảo sát, người dân cho biết, người quản lý, giám sát, đôn
đốc công tác bảo vệ cũng như hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân là Tổ
trưởng, Tổ phó. Rất hiếm trường hợp người dân tự góp ý, nhắc nhở lẫn nhau. Lí do phổ biến là vì
quan hệ qua lại giữa hàng xóm láng giềng tại thành phố ít thân thiết, nhà nào biết nhà đấy, họ
thường chỉ quan tâm công việc kiếm tiền của mình. Vì thế, chính quyền địa phương có vai trò
quan trọng trong việc giáo dục bảo vệ môi trường và gắn kết người dân tại địa bàn.
Ở 3 địa phương này cũng đưa ra các hành thức xử phạt, giáo dục đối với những người có
hành vi vi phạm quy định về việc giữ gìn môi trường chung như phạt tiền hoặc phê bình trước tổ
dân phố. Tuy nhiên, các hoạt động này lại không áp dụng triệt để và không mang lại hiệu quả
như mong đợi. Những đối tượng đã vi phạm một lần vẫn tiếp tục vi phạm nhiều lần, không công
khai thì chuyển sang lén lút. Như vậy, xử phạt chưa mang lại hiệu quả lâu dài.
• Những lợi ích hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường mang lại
Bảng 3: Đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường (đơn vị :%)
Mức độ
Hiệu quả
Bình thường
Không hiệu quả
Phú Diễn
75
15.63
9.37
Minh Khai
73.33
23.33
3.34
Xuân Đỉnh
61.29
12.9
25.81
Phường Phú Diễn: một số người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường thông qua các hoạt động giáo dục ở địa phương tuy nhiên hiệu quả thực hiện còn kém, tổ
trưởng tổ dân phố thường xuyên phải nhắc nhở các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Phường
Phường Xuân Đỉnh: hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
còn ở mức trung bình, ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng còn chưa cao, tổ trưởng tổ dân phố
nhắc nhở các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Phường Minh Khai: qua các hoạt động giáo dục thức bảo vệ môi trường của địa phương đại
bộ phận người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Thu được
những kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường ở địa phương, hình thành nếp sống sử
dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường cho người dân ( sử dụng túi giấy thay túi ni lông,
tái sử dụng túi ni lông, sử dụng rau sạch,..), thức giữ gìn vệ sinh chung được nâng cao, mọi
người dân đều có ý thức nhắc nhở gia đình mình, người xung quanh khi thấy những hành vi gây
mất vệ sinh chung, xử phạt hành chính cũng như kiểm điểm các hành vi gây ô nhiễm môi
trường…
III/ Kết luận
1. Việc giáo dục y thức bảo vệ môi trường cho người dân là điều tất yếu để bảo vệ môi
trường sống trong thời kì hiện nay. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra một số thách thức đó
là phần lớn người dân khi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
nhưng lại không thực hiện các hành động trong đời sống sản xuất sinh hoạt hàng ngày
nhằm giảm thiểu việc ô nhiễm. Việc này đặt ra áp lực lớn lên hệ thống các cấp quản lí ở
địa phương.
2. Vì việc bảo vệ môi trường không mang lại lợi ích tức thời cũng như lợi ích về kinh tế
trông thấy cho người dân, nên để người dân tự nguyện, tự giác bảo vệ môi trường là rất
khó khăn. Đồng thời, đời sống người dân chưa cao nên họ quan tâm đến việc cải thiện
mức sống trước tiên mà không đặt nặng vấn đề môi trường.
3. Cần sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước ( về kinh phí, chính sách,..) để giúp địa phương có thể có
điều kiện tốt nhất để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân cũng như hộ trợ
người dân trong việc sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.