Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đánh giá rủi ro môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 54 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

MÔN QUẢN LÝ RỦI RO MÔI TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE TRONG NHÀ
TẠI KHU CHUNG CƯ VEN SÔNG, QUẬN 7
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Danh Hiệp

91302022

Nguyễn Thanh Huy

91102043

Trần Trung Kiên

91302187

Võ Hoàng Khánh

91302033

Trần Diệu Trang

91202237


Nguyễn Thị Mơ

91202031

Giảng viên hướng dẫn :

Nguyễn Thúy Lan Chi
1


Nguyễn Vũ Hoàng Phương

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2016

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................. 3
EPA Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (Environmental Protection Agency)..............................................3
IARC Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư (International Agency for Research on Cancer)............3
VOC Hợp chất hữu cơ để bay hơi (Volatile organic compound)................................................................3
WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)...........................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 : TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................ 6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM VÀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU VỀ KHU DÂN CƯ
VEN SÔNG, PHƯỜNG TÂN PHONG,QUẬN 7......................................................................................9
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ...................11
3.1. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG DỰ BÁO............................................................11
3.2.1 Carbon monoxide (CO).............................................................................................................................12
3.2.2 Benzen (thuộc hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs)...............................................................................14
3.2.3 Khí Radon...................................................................................................................................................17

Hiện vẫn chưa có bất kỳ số liệu thống kê nào về các trường hợp bị tác động bởi khí Radon tại khu
dân cư, nguyên nhân có thể là do các tác động mãn tính của Khí Radon vì thế các triệu chứng bệnh
chưa được phát hiện............................................................................................................................................21
3.2.4 Amiang.........................................................................................................................................................21
3.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH................................................................................................................. 24
3.3.1. Động học độc tố.........................................................................................................................................24
3.3.2 Bản chất của độc tính................................................................................................................................27
CHƯƠNG 4 : QUẢN LÍ RỦI RO............................................................................................................ 43
4.1. GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG NHÀ..................................................................................................... 43
4.2 GIẢI PHÁP................................................................................................................................... 45
4.3. GIỚI HẠN NỒNG ĐỘ KHÍ ĐỘC CÓ TRONG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ..................................47
Khí Benzene..........................................................................................................................................................47
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................................................................... 50
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 50
KIẾN NGHỊ........................................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................... 51

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chỉ số nồng độ hoạt tính (Activity concentration index)

ACI
ADB

Ngân hàng phát triển Á Châu ( Asian Development Bank)

ĐGRRMTDB


Đánh giá rủi ro môi trường dự bào

ĐGRRMTHC

Đánh giá rủi ro môi trường hồi cố

EPA

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (Environmental

Protection Agency)
ELCR

Rủi ro gây ung thư tăng thêm (Excess Lifetime Cancer

HQ

Thương số nguy hại (Hazard Quotient)

Risk)

IARC Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư (International Agency for
Research on Cancer)
IRIS

Hệ thống thông tin rủi ro tích hợp (Integrated Risk Information System)

OEHHA

Văn phòng đánh giá nguy hại sức khỏe môi trường (The Office of


Environmental Health Hazard Assessment)
OSHA

Cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn lao động Hòa Kỳ

(Occupational Safety and Health Administration)
Rfc

Nồng độ tham chiếu (Reference concertration)

VOC

Hợp chất hữu cơ để bay hơi (Volatile organic compound)

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................. 3
EPA Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (Environmental Protection Agency)..............................................3
IARC Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư (International Agency for Research on Cancer)............3
VOC Hợp chất hữu cơ để bay hơi (Volatile organic compound)................................................................3
WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)...........................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................................. 5

CHƯƠNG 1 : TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................ 6
Hình 1: Không gian trong nhà(indoor).....................................................................................7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM VÀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU VỀ KHU DÂN CƯ
VEN SÔNG, PHƯỜNG TÂN PHONG,QUẬN 7......................................................................................9
Hình 3 : Một số hình ảnh về khu dân cư ven sông................................................................10

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ...................11
3.1. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG DỰ BÁO............................................................11
Hình 4: Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo..............................................................11

3.2.1 Carbon monoxide (CO).............................................................................................................................12
Hình 6 : Phân tích cây sai lầm- cây sự kiện cho khí CO.......................................................12
Hình 7 : Khu vực để xe của Công ty bê tông Hoàng gia.......................................................13

3.2.2 Benzen (thuộc hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs)...............................................................................14
Hình 8: Khu vực tiếp khách của khách sạn Hoa Đô.............................................................16

3.2.3 Khí Radon...................................................................................................................................................17
Bảng 1: Tử vong ước tính do các loại ung thư tại Mỹ...........................................................20

Hiện vẫn chưa có bất kỳ số liệu thống kê nào về các trường hợp bị tác động bởi khí Radon tại khu
dân cư, nguyên nhân có thể là do các tác động mãn tính của Khí Radon vì thế các triệu chứng bệnh
chưa được phát hiện............................................................................................................................................21
3.2.4 Amiang.........................................................................................................................................................21
Hình 10:Tấm lợp amiăng trên mái nhà..................................................................................22
Hình 11 : Ống nước có nguyên liệu là Amiang......................................................................24

3.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH................................................................................................................. 24
3.3.1. Động học độc tố.........................................................................................................................................24

3.3.2 Bản chất của độc tính................................................................................................................................27
Bảng 4 : Các yếu tố làm biến thiên rủi ro sức khỏe do Benzene cho cư dân.......................39
Bảng 5 : Rủi ro do bụi gây ra cho từng đối tượng.................................................................41

CHƯƠNG 4 : QUẢN LÍ RỦI RO............................................................................................................ 43
4.1. GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG NHÀ..................................................................................................... 43
Bảng 6 : Một số biện pháp để giảm thiểu và kiểm soát Amiang............................................45

4.2 GIẢI PHÁP................................................................................................................................... 45
4.3. GIỚI HẠN NỒNG ĐỘ KHÍ ĐỘC CÓ TRONG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ..................................47
Khí Benzene..........................................................................................................................................................47
Bảng 7: Nồng độ khí Radon kiến nghị trong nhà tại các khu vực khác nhau.......................48
Bảng 8: Giới hạn nồng độ Amiang có trong không khí trong nhà tương ứng với các tác giả
............................................................................................................................................... 48

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................................................................... 50
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 50

4


KIẾN NGHỊ........................................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................... 51

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tử vong ước tính do các loại ung thư tại Mỹ..........Error: Reference source not
found
Bảng 2 : Đánh giá phơi nhiễm cho từng đối tượng.....Error: Reference source not found
Bảng 3 : Rủi ro nhiểm độc khí Benzen cho từng đối tượng. .Error: Reference source not
found

Bảng 4 : Các yếu tố làm biến thiên rủi ro sức khỏe do Benzene cho cưdân...........Error:
Reference source not found
Bảng 5 : Rủi ro do bụi gây ra cho từng đối tượng......Error: Reference source not found
Bảng 6 : Một số biện pháp để giảm thiểu và kiểm soát Amiang. Error: Reference source
not found
Bảng 7: Nồng độ khí Radon kiến nghị trong nhà tại các khu vực khác nhau........Error:
Reference source not found
Bảng 8: Giới hạn nồng độ Amiang có trong không khí trong nhà tương ứng với các tác
giả.................................................................................Error: Reference source not found

5


CHƯƠNG 1 : TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài
Việc phát triển nghiên cứu chất lượng không khí trong nhà chỉ được thực hiện
thông qua hoạt động ngăn chặn bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc trong công nghiệp
cuối những năm 70. Tài liệu “Second Review of the 1989 White Paper on Pollution in
Hong Kong” được hoàn thành tháng 11 năm 1993, chính phủ HONG KONG đã xác
định các vấn đề sức khỏe và các vấn đề khác có liên quan đến ô nhiễm không khí trong
nhà. Chính Phủ HONG KONG đã đưa ra các phương pháp thích hợp để đối phó với
vấn đề này, trong khi, bên trong các tòa nhà, các nguồn tìm năng có liên quan đến ô
nhiễm không khí rất đa dạng.
Cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn lao động Hòa Kỳ (OSHA) ước tính rằng
công việc kinh doanh sẽ bị mất 14 đến 15 phút lao động của mỗi nhân viên mỗi ngày
do chất lượng không khí trong nhà kém. Ngoài ra, chi phí mất đi cho tiền thuốc men
trong công ty cũng tăng đáng kể. Những nghiên cứu ở Mỹ đã ước tính tổng chi phí
(bao gồm chi phí thuốc men và năng suất bị mất) do ô nhiễm không khí trong nhà vào
khoảng 4.7 đến 5.4 tỷ USD hàng năm.

Các nghiên cứu của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) và Hội đồng tư vấn
khoa học Mỹ luôn xếp các vấn đề ô nhiễm không khí trong là 1 trong 5 rủi ro sức khỏe
môi trường hàng đầu cho cộng đồng. Theo các nghiên cứu của EPA, con người tiếp
xúc với các chất ô nhiễm trong nhà thường có nồng độ trong nhà cao hơn ngoài trời 2
đến 5 lần, đôi khi cao hơn gấp trăm lần .Chất lượng không khí trong nhà (IAQ) là chỉ
số đóng góp chính vào mức độ của chất lượng môi trường trong nhà (IEQ). Bởi vì có
một số khí ô nhiễm có nồng độ cao là chất ô nhiễm môi trường chính cho môi trường
trong nhà. Mặt khác, chất lượng không khí trong nhà (IAQ) là một vấn đề y tế mang
tính quốc tế, bởi vì, cư dân thành phố dành 90% thời gian trong nhà của họ

6


Hình 1: Không gian trong nhà(indoor)
Tiếp xúc với môi trường trong nhà và những ảnh hưởng sức khỏe do tiếp xúc như
vậy khác nhau giữa các vùng trên thế giới. Ở những khu vực đang phát triển số lượng
nghiên cứu được tiến hành liên quan đến chất lượng không khí trong nhà (IAQ) và sức
khỏe rất hạn chế. Các nghiên cứu chủ yếu làm rõ việc đốt sinh khối không có thông gió
và ảnh hưởng sức khỏe như nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính và ung thư phổi. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã tính toán rằng đốt cháy
nhiên liệu rắn để nấu ăn và sưởi ấm ở nước đang phát triển có thể chiếm gần 4% gánh
nặng bệnh tật toàn cầu, tức là gần 2 triệu người chết sớm mỗi năm. Đây là một trong
những vấn đề sức khỏe môi trường chính của thế giới, nhưng cho đến nay ít được công
nhận. Ô nhiễm không khí trong nhà cũng chịu trách nhiệm về trường hợp tử vong lên
đến 1400 trẻ em mỗi năm ở Nam Phi. Tại Mỹ, người ta ước tính số tiền phụ cấp hàng
năm để phù hợp với tiêu chuẩn ASHRAE62-1989 và 55-1992 là hơn 50 tỷ đô la hoặc
12 đô la cho mỗi mét vuông mỗi năm.
1.2 MỤC TIÊU
_ Giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý và đặc điểm của khu dân cư, quận 7
_ Phân tích và đánh giá độc tính trong môi trường không khí ở khu dân cư …

_Đánh giá rủi ro độc chất trong môi trường không khí gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người
_Đưa ra giải pháp quản lý, giảm thiểu rủi ro mà độc chất gây ra
1.3 PHẠM VI THỰC HIỆN
Khu dân cư ven sông quận 7
Địa điểm :Nguyễn Văn Linh,Phường Tân Phong, Quận 7, Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu : người dân ở khu dân cư ven sông
1.4 PHƯƠNG PHÁP
7


_Quan trắc không khí
_ Thu thập dữ liệu ở mạng và thực địa
_ Phân tích và đánh giá dữ liệu
_ Tham khảo ý kiến

8


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM VÀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU GIỚI
THIỆU VỀ KHU DÂN CƯ VEN SÔNG, PHƯỜNG TÂN PHONG,QUẬN 7
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Tổng diện tích khu dân cư là 13 ha nằm toàn bộ trên địa bàn phường Tân Phong,
quận 7.

Hình 2 :Vị trí của khu dân cư ven sông
Khu vực này có tọa độ địa lý điểm trung tâm (VN2000, 105o45’ múi chiếu 6) như
sau:
• X: 576393.0 m
• Y: 1029639.0 m

2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khu dân cư ven sông có ranh giới địa lý như sau:
• Phía Bắc: Giáp đại lộ Nguyễn Văn Linh
• Phía Tây : giáp rạch Ông Lớn
• Phía Nam và phía Đông giáp rạch Đĩa
2.3 DÂN CƯ VÀ THÀNH PHẦN DÂN CƯ
• Dân cư
9


Khu dân cư ven sông hiện có 800 hộ gia đình,chủ yếu kinh doanh khách sạn,
ngoài ra, khu dân cư ven sông còn có một trường trung học phổ thông (trường trung
học phổ thông Tân Phong) và một chốt dân phòng.
• Thành phần dân cư
Khu dân cư ven sông là nơi nghỉ dưỡng của các hộ dân có mức sống cao, thường
là người lớn tuổi về hưu hoặc từ nước ngoài trở về và sinh viên thuê phòng trọ, tuy
nhiên, số lượng sinh viên là không đáng kể. Ngoài ra, hàng ngày, khu dân cư ven sông
còn tiếp nhận thêm một lượng rất lớn học sinh và người đến thuê khách sạn
2.4 CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CẦN LƯU Ý CỦA KHU DÂN CƯ VEN
SÔNG
Như đã đề cập, khu dân cư ven sông là nơi nghỉ dưỡng của giới thượng lưu, do
đó, nhà ở rất khang trang, trang thiết bị đầy đủ hiện đại và mật độ khá cao. Mặt khác,
nhìn chung, nhà cửa có kết cấu khá giống nhau, cao trung bình 3 tầng.
Theo chuyến đi khảo sát thực tế trong hai ngày 27/3 và 28/3, nhận thấy, trong các
hộ gia đình thường có ít nhất một người hút thuốc và thường là người lớn tuổi nghỉ
hưu.
Nền đất của khu dân cư ven sông là nền đất yếu, thấp, nhiều bùn và thường bị nứt
nẻ vào mùa khô (mang bản chất địa chất của quận 7).
Một đặc điểm quan trọng cần lưu ý là khu dân cư ven sông nằm gần sát đại lộ
Nguyễn Văn Linh nên có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn từ tuyến đường này.


Hình 3 : Một số hình ảnh về khu dân cư
ven sông

10


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
TRONG NHÀ.
3.1. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG DỰ BÁO

Nhận diện mối nguy hại

Đánh giá độc tính

Đánh giá phơi nhiễm

Mô tả đặc tính rỉ ro

Quản lý rủi ro

Hình 4: Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo
Đánh giá rủi ro môi trường dự báo là quá trình xác định các tác động tiềm tàng
gây ra bởi các tác nhân gây rủi ro, đang tồn tại và sẽ phát sinh trong tương lai.
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã đưa ra mô hình cho việc đánh giá rủi ro
môi trường dự báo như là một chuỗi thực hiện gồm 5 bước sau:
Nhận diện mối nguy hại

Ước lượng mối nguy hại
Đánh giá độc tính


Đánh giá phơi nhiễm

Đánh giá đặc tính rủi ro

Hình 5 :Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo
Mô hình ĐGRRMTDB có ưu điểm
là nghiên
Quản
lý rủi rocứu rất toàn diện về mối rủi ro được
chọn lựa theo trình tự rất Lôgis từ nhận diện mối nguy hại đến quản lý mối nguy hại.
11


Tuy nhiên, phương pháp này cũng có điểm yếu là việc nghiên cứu sẽ tốn nhiều thời
gian, công sức.
3.2 NHẬN DIỆN MỐI NGUY HẠI
3.2.1 Carbon monoxide (CO)
• Giới thiệu chung
Carbon monoxide là một khí không vị, không mùi, không màu, không kích thích
được tạo ra bởi quá trình đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ và là nguyên nhân
hàng đầu của ngộ độc ở Mỹ. Nó có khối lượng phân tử 28.01 g/mol, điểm nóng chảy
-*\205.1oC, điểm sôi (ở 760mmHg) là -191.5 oC, mật độ 1250 kg/m 3 ở 0oC và 1 atm,
1145 kg/m3 ở 25oC và 1atm. Nó hòa tan trong nước ở 1atm là 3.54ml/100 ml ở 0 oC,
214ml/100ml ở 25oC.
CO có mối quan hệ rất chặt chẽ với Hb. Nồng độ của COHb trong máu có thể
được mô hình hóa bằng cách sử dụng phương trình vi phân Coburn-Forster-Kane.
• Phân tích cây sai lầm-cây sự kiện

Buồn nôn, hôn mê hoặc tử

vong

Không có thiết bị thông gió khi nấu
ăn

Tiếp xúc khí CO trong thời
gian dài

Khí CO

Nổ máy trong hầm gởi xe

Cây sai lầm

Ung thư phổi

Bệnh mãn tính

Cây sự kiện

Hình 6 : Phân tích cây sai lầm- cây sự kiện cho khí CO
• Nguồn phát sinh

12


Nguồn phát sinh nhân tạo chiếm khoảng 2/3 lượng CO, trong khi tự nhiên tạo ra
1/3 lượng CO còn lại, ngoài ra, một lượng nhỏ CO cũng được sản xuất nội sinh trong
cơ thể con người. CO có mặt trong nhà là do vị trí của chúng nằm gần tuyến đường
Nguyễn Văn Linh, và hầu hết các hộ gia đình đều hầm đỗ xe. CO được sản sinh ngay

trong nhà do các nguồn nhiệt (nấu ăn và sưởi ấm).
Tại các nước phát triển cũng như các khu dân cư lớn, sang trọng thì nguồn phát
sinh CO quan trọng là các sự cố, các lỗi lắp đặt, thiếu sự bảo trì cũng như không có hệ
thống thông gió cho các bếp nấu ăn, lò sưởi ấm có đốt nhiên liệu.
Ngoài ra, CO còn được sinh ra từ các thiết bị gas, máy sưởi dùng dầu hỏa, và khói
thuốc
Ở các khu vực nấu ăn, mức độ CO có thể lên đến 500 ppm.Nồng độ CO từ 2,5
đến 5 có thể tìm thấy ở nhà hàng.

Hình 7 : Khu vực để xe của Công ty bê tông Hoàng gia
• Con đường phơi nhiễm
Cư dân tại khu dân cư ven sông phơi nhiễm với khí CO chủ yếu qua đường hô
hấp và sau khi qua hệ thống hô hấp trên, CO khuếch tán qua phế nang một cách dễ
dàng (bằng hoặc hơn O2)
Quá trình phơi nhiễm với CO diễn ra theo các giả thuyết sau:

13


Khí CO được cuốn vào bên trong công trình từ tuyến đường Nguyễn Văn Linh và
hình hành các vùng gió quẩn do không được thông gió tốt
Khởi động các phương tiện đi lại từ tầng hầm và khí CO xâm nhập vào bên trong
công trình.
• Tác hại
Hemoglobin có mối liên hệ với CO nhiều gắp 210 lần so với O 2 nên chỉ cần một
nồng độ nhỏ CO trong không khí cũng có thể làm tăng đáng kể nồng độ CO trong máu,
4 đến 5 phần trăm CO bão hòa với Hemoglobin sẽ gây tác động xấu đến con người là
khả năng phát hiện là ít. Từ 4 đến 5% trường hợp bão hòa Hemoglobin làm trầm trọng
hơn các triệu chứng bệnh tim mạch của họ. Tác động chính của CO đến sức khỏe của
con người trong công trình là làm giảm khả năng gắn kết oxy vào hemoglobin, có thể

gây buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở và nếu tiếp xúc với nồng độ cao
có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
3.2.2 Benzen (thuộc hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs)
• Giới thiệu chung
Benzen (C6H6) có khối lượng phân tử là 78.1g/mol là một hợp chất có vòng thơm
đơn với vòng cacbon không bảo hòa có 6 cacbon. Nó là một chất không màu, mùi đặc
trưng, dễ bay hơi và dễ cháy với mật độ 874kg/m3 ở 25oC.

14


• Phân tích cây sai lầm – cây sự kiện

Hút thuốc trong nhà
Bệnh cấp tính

Dụng cụ trong nhà, xe trong
nhà
Benzene

Ung thư

Sử dụng các vật liệu thiết bị
độc hại
Bệnh mãn tính
Xây nhà gần tuyến đường giao
thông

Cây sai lầm


Cây sự kiện

Hình 8 : Phân tích cây sai lầm-cây sự kiện của khí Benzene
• Nguồn phát sinh
Hầu hết các chất ô nhiễm không khí trong nhà có nguồn ở bên trong nhà như chất
kết dính, thảm lót, sản phẩm gỗ, sản phẩm làm sạch, có thể phát ra các hợp chất hữu cơ
dễ bay hơi (VOC) trong đó có Benzen. Trong điều kiện ẩm ướt, nấm khuếch tán trong
nhà, sản xuất ra VOCs, và được phát hiện khi phát hiện ra vết mốc, hay mùi mốc.
Benzen có nguồn gốc từ không khí bên ngoài và cả trong nhà như vật liệu xây
dựng, các trang thiết bị trong nhà, nhà để xe, hệ thống cấp nhiệt, nấu ăn, các hoạt động
của con người và đặc biệt là không khí từ tuyến đường Nguyễn Văn Linh gần đó thổi
vào nhà. Các loại vật liệu trong nhà có khả năng phát sinh nhiều benzen như vật liệu
polymer, nhựa vinyl, PVC, cao su và SBR-latex-backed carpets. Vì thế, trong các căn
nhà mới xây hoặc vừa trang trí lại thường có nồng độ Benzen rất cao. Tỷ lệ phát sinh
Benzen từ các vật liệu và vật dụng sẽ giảm dần và cuối cùng là đạt trạng thái ổn định
15


trong vòng 1 tuần, 1 tháng hay lên đến 1 năm. Đặc biệt, đối với những căn hộ có hầm
hay garage để xe sẽ có nguy cơ tăng nồng độ Benzen trong nhà, khoảng 40 – 60% nồng
độ Benzen trong nhà có nguồn gốc từ chỗ để xe, người ta ước tính con số tăng thêm là
8

.
Đối với các bếp nấu ăn, vấn đề ô nhiễm không khí do Benzen sẽ nghiêm trọng

hơn đối với các hộ có điều kiện thông gió kém và việc sử dụng các loại bếp có hiệu
suất đốt kém và nhiên liệu sinh học. Giá trị Benzen tăng thêm được đo đạc là 44 – 167
đối với bếp dầu hỏa. Tại khu vực dân cư ven sông, vấn đề thông gió kém
không đáng quan ngại vì hầu hết đều dùng bếp điện, ngoài trừ các trường hợp tổ chức

tiệc cuối tuần có dùng bếp dầu hoặc bếp củi.

Hình 8: Khu vực tiếp khách của khách sạn Hoa Đô
Đối với hoạt động của con người, Benzen được phát sinh nhiều do các hoạt động
làm sạch, sơn tường, in, photo và đặc biệt là thuốc lá. Lượng Benzen được phát sinh từ
1 điếu thuốc nằm trong khoảng 430 – 590

/m3.

Theo khảo sát, các hộ gia đình tại khu dân cư đều có người hút thuốc, thường là
người lớn tuổi nghỉ hưu.
• Con đường phơi nhiễm
Hô hấp là con đường phơi nhiễm chính của Benzen với tỷ lệ 95 – 99% cho các hộ
dân. Ở Mỹ, lượng Benzen đi vào đường hô hấp từ không khí xung quanh và trong nhà
được tính toán là 180 – 1300

, trong khi, Benzen theo đường nước uống và
16


thức ăn chỉ khoảng 1.4
trưởng thành ở Canada là 14
không khí trong nhà. 1.4

. Lượng Benzen được hấp thụ trung bình của 1 người
từ không khí xung quanh và 140
từ thức ăn và nước uống, 49

từ
từ các hoạt


động có liên quan đến xe cộ. Theo tính toán, tổng lượng Benzen được hấp thụ của 1
người Canada là 400

, trong khi, người Mỹ là 320

.

Phơi nhiễm với khói thuốc được cho là con đường tiếp xúc với benzen đang kể.
Các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ vào năm 2006 cho thấy hơn 40% người lớn
không hút thuốc và 60% trẻ em từ 3 – 11 tuổi bị phơi nhiễm thụ động với khói thuốc.
Các nghiên cứu trên tương đồng với các hộ dân tại khu dân cư ven sông về con
đường phơi nhiễm (các giá trị phơi nhiễm sẽ khác)
• Tác hại
Sự định lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có trong môi trường không khí đã
được tập trung nghiên cứu bởi vì các tác động phụ với con người, bao gồm sự nhạy
cảm quá mức và hội chứng “nhà ốm” (sick building).
Benzen có khả năng gây bệnh mãn tính lẫn cấp tính tùy thuộc vào nồng độ trong
một đơn vụ thời gian tiếp xúc.
3.2.3 Khí Radon
• Giới thiệu chung
Radon là một loại chất phóng xạ không màu và không mùi phát sinh từ sự phân rã
của radium-226.Nó được IARC phân loại là một chất gây ung thư. Nguồn chính của
khí Radon trong nhà là do sự phân ra của radium dưới lớp đất nền của ngôi nhà. Do
các phương pháp xây dựng hiện tại, khí Radon có xu hướng tăng cường vào trong nhà.
Bản thân của khí Radon là trơ và ít gây hại .Tuy nhiên, do chúng trải qua giai
đoạn phân rã hạt nhân tạo ra đồng vị phóng xạ bền Ra-222, và chính đồng vị phóng xạ
này gây hại cho con người.
17



• Phân tích cây sai lầm –cây sự kiện

18


Các khe nứt kẻ hở trong nhà

Ung thư khác
Hút thuốc lá thường xuyên

Khi Rando

Ung thư phổi

Không sử dụng thông gió trao đổi khí
bên trong bên ngoài
Bệnh mãn tính
Xây nhà gần tuyến đường giao hà ở
những nơi ẩm, thấp, đất nứt nẻ, gàn
bờ sông.

Cây sự kiện

Cây sai lầm

Hình 9 : Phân tích cây sai lầm-cây sự kiện khí Radon

• Nguồn phát sinh
Tất cả các loại đất đá có chứa một số uranium, thường ở nồng độ 1-3 ppm,

Radium226 là nguồn gốc của khí radon là sản phẩm từ quá trình phân rã Uradium,
Uradium thường có nồng độ lớn hơn trong đá và như vậy cũng đồng nghĩa với việc các
công trình sẽ có nguy cơ bị xâm nhập bởi khi radon cao hơn. Khí radon có chứa radon
xâm nhập vào công trình thông qua các các khe nứt của nền móng và các dòng khí áp
suất có hướng (pressure-driven flow), bởi vì không khí trong nhà có nhiệt độ cao hơn
và do đó có áp suất thấp hơn so với khí đất. Khu dân cư ven sông nằm trong khu vực
thấp và nền đất yếu, chủ yếu là bùn vì vậy vào mùa khô thường bị nứt nẻ, tạo điều kiện
cho khí Radon xâm xâm dễ dàng vào công trình

19


So với khí radon có trong đất, khí radon phát ra từ các vật liệu xây dựng thì nhìn
chung trong phần lớn các trường hợp đóng góp không đáng kể vào nồng độ khí radon
có trong nhà. Theuranium và radium có trong vật liệu xây dựng thì cũng tương tự như
trong đất đá (bản chất của vật liệu xây dựng cũng là đất đá).
Nước cũng có khả năng làm tăng nồng độ khí radon trong nhà, sông và hồ chứa
nước thường đóng góp một lượng rất nhỏ khí radon vào trong nhà nhưng nước ngầm
thì lại đóng góp với nồng độ cao hơn nhiều tùy thuộc vào tầng địa chất nơi chứa nước
ngầm.
• Con đường phơi nhiễm
Phần lớn sự phơi nhiễm radon là qua hô hấp, ngoài ra, còn có sự phơi nhiễm qua
nước uống có chứa radon nhưng nồng độ và sự nguy hại nhỏ hơn nhiều so với hô hấp
hoặc thậm chí qua da . Trong không khí trong nhà, Radon sản sinh ra một loạt các sản
phẩm phân hủy có đời sống ngắn, chúng có thể dính bám vào các hạt sol khí hoặc xa
lắng tên các bề mặt.
• Tác hại
Trong nhiều nguyên nhân gây ung thư phổi ở Mỹ. Người ta đã thống kê và cho
thấy khí Ra-222 là nguyên nhân đứng thứ bảy trong tổng số 15 nguyên nhân.


Bảng 1: Tử vong ước tính do các loại ung thư tại Mỹ.
Loại ung thư
Số lượng người tử vong/ năm
1.
Thư phổi và phế quản
159.390
2.
Ruột kết
49.920
3.
Ung thư vú
40.610
4.
Tuyến tụy
35.240
5.
Tuyến tiền liệt
27.360
6.
Bạch cầu
21.870
7.
Ung thư phổi do khí
21.000
Radon
8.

Ung thư hạch bạch

19.500

20


huyết
9.
Gan và ống mật
18.160
Buồng trứng
14.600
Cuống họng
14.530
Bàng quang
14.330
Thận và bể thận
12.980
Dạ dày
10.620
U tủy
10.580
U ác tính
8.650
Hiện vẫn chưa có bất kỳ số liệu thống kê nào về các trường hợp bị tác động bởi
khí Radon tại khu dân cư, nguyên nhân có thể là do các tác động mãn tính của Khí
Radon vì thế các triệu chứng bệnh chưa được phát hiện.
3.2.4 Amiang.
• Giới thiệu chung
Amiăng là tập hợp tự nhiên của các loại khoáng chất hình thành bởi sự kết hợp
của magiê và silic có hình dạng sợi và cấu trúc tinh thể.
Theo WHO, 2006, Amiang là nhóm các khoáng chất xơ tự nhiên như Silicat. Các
khoáng chất này được chia làm 2 loại khoáng vật: amphibole, trong đó bao gồm

Crocidolite, Amosite, tremolite, actinolit và Anthophyllit; và serpentines, trong đó bao
gồm chỉ chrysotile.

21


Hình 10:Tấm lợp amiăng trên mái nhà

22


• Phân tích cây sai lầm –cây sự kiện
Hình 12 : Phân tích sai lầm-cây sự kiện
• Nguồn phát sinh
Amiang thường được tìm thấy trong các công trình và lắp đặt công trình theo
dạng

phun

amiang,sơn

amiang,

ngói

lợp nhà, gạch lát

sàn Vinyl, khớp

mền trong hê


thống xử lý ô

nhiễm

khí, tấm cách

nhiệt,…

không

Sử dụng vật liệu độc hại
U trung Biểu mô
Bất cẩn trong ăn mặc

Không có hệ thống xử lý nước tốt

Khí Amiang

Ung thư
Bệnh cấp tính, mãn tính

Sử dụng trang thiết bị cũ
hoặc hư hỏng

Cây sai lầm

Cây sự kiện

Các vật liệu chịu nhiệt và chất hóa họccó trong giađình như lớp tráng bàn ủi, bao

tay, lò nướng bánh mì (toaster), lò nướng bánh mì bằng điện (broiler), lò nướng
(broiler), máy giặt và máy sấy. Vật liệu xây dựng cũng có chứa amiang, bao gồm các
đường ống, mái lợp, vật liệu che chắn, sơn kết cấu (texture paint)

23


Hình 11 : Ống nước có nguyên liệu là Amiang
• Con đường phơi nhiễm
Con đường phơi nhiễm với amiang là hô hấp, ngoài ra, Amiang cũng có thể xâm
nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Mặc dù amiăng không hòa tan trong nước, nhưng
chúng cũng có thể đi vào nguồn nước thông qua đường ống vận chuyển nước.
• Tác hại
Amiăng đã được công nhận là gây ra mối nguy hiểm sức khỏe trong nơi làm việc
và hít phải amiăng sợi có thể gây ra bệnh phổi amiăng, ung thư phổi. Khoảng 95%
người mắc bệnh sẽ phải chết sớm.Ung thư biểu mô bronchogenic và u trung biểu mô,
thường làm 100% người bệnh sẽ tử vong trong vòng một năm chuẩn đoán mà amiăng
là nguyên nhân chính. Tại Hoa Kỳ có 2500 trường hợp tử vong mỗi năm do u trung
biểu mô ác tính mà nguyên nhân là do thường xuyên tiếp xúc với amiăng. Tỷ lệ mắc u
trung biểu mô là dự đoán sẽ tăng đáng kể ở các nước đang phát triển do quy định
nghèo nàn về khai thác amiăng và gia tăng của công nghiệp và sử dụng amiăng trong
bộ gia đình.
3.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH
Việc đánh giá độc tính của các đối tượng gây ra các vấn đề sức khỏe do ô nhiễm
không khí trong nhà sẽ tập trung vào các mục tiêu sau:
• Động học độc tố (Toxicokinetics)
• Bản chất của độc tính
3.3.1. Động học độc tố
• Carbon monoxide (CO)
- Chứng thiếu máu CO (Carbon monoxide hypoxia)


24


Từ rất lâu, CO đã được cho là có liên quan đến chứng thiếu máu. CO vào cơ thể
thông qua hô hấp và sau đó được khuếch tán qua phế nang. CO đầu tiên hòa tan vào
máu và nhanh chóng làm bão hòa Hb thành dạng COHb. Sự gắn kết của CO vào Hb
cũng nhanh và dễ dàng giống như cách mà O 2 gắn kết vào Hb, CO duy trì gắn kết với
Hb trong một thời gian dài, theo đó, lượng CO sẽ tiếp tục tích lũy nếu tiếp tục phơi
nhiễm và như thế Hb còn sẵn đễ vận chuyển O2 ngày càng ít đi.
- Bù đắp liều lượng cho COHb (Dosimetric compensations for COHb)
Không đáng ngạc nhiên khi các cơ chế sinh lý đã tiến hóa để bù đắp lại sự hiện
diện của CO có trong máu và mô của động vật có vú. Những cơ chế bù đắp phải được
xem xét khi tính toán các phép đo liều lượng. Đối với phơi nhiễm cấp tính, khi COHb
tăng lên, thì lưu lượng máu động mạch cũng tương ứng với lưu lượng máu trong não.
Do đó, mặc dù, Oxy trong máu giảm đi, ở cơ thể người bình thường cũng tăng khối
lượng máu để tạo ra xu hướng giữ cho lượng Oxy lên não là không đổi, ngăn chặn tình
trạng thiếu máu.
- Cơ chế không thiếu máu (Non-hypoxic mechanisms)
Những bằng chứng về sự tích lũy CO do phơi nhiễm trực tiếp có thể sản sinh ra
một số vấn đề về tế bào não tiềm ẩn dẫn đến các hậu quả chức năng nghiêm trọng.
Những tác động trực tiếp trên mô thì vẫn chưa có những mô tả trên cơ thể sống
(in vivo) nhưng cũng đã có những tác động trên mô được quan sát khi phơi nhiễm với
mô. CO sẽ hiện diện trong mô khi tiếp xúc với cơ thể sẽ phụ thuộc vào carbon
monoxide hòa tan trong máu, bởi vì nó chưa gắn với hemoglobin hoặc bởi vì có thể có
một mức độ phân ly nào đó do phản ứng cân bằng hóa học.
• Benzen
- Hấp thụ (Absorption)
Xét theo sự hấp thụ qua đường hô hấp thì qúa trình hấp thụ Benzen phụ thuộc vào
nồng độ của chúng có trong không khí, hấp thụ sẽ cao hơn với nồng độ thấp hơn. Ví

dụ, ở chuột, người ta cho chúng tiếp xúc với benzen trong 6h với nồng độ từ 11 đến
130 ppm thì có đến 95% benzen được hấp thụ vào đường hô hấp, trong khi, cũng với
25


×