Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG VÙNG đất NAM bộ TRƯỚC THẾ kỷ XVII và sự XUẤT HIỆN của các cư dân đầu TIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.36 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VẦ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
LỚP LỊCH SỬ VIỆT NAM K32

THỰC TRẠNG VÙNG ĐẤT NAM BỘ
TRƯỚC THẾ KỶ XVII VÀ SỰ XUẤT HIỆN
CỦA CÁC CƯ DÂN ĐẦU TIÊN

GVHD: T.S Trần Thị Mai
NHÓM 1 thực hiện

TP.HCM, 11-2008


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 VÀ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG
VIỆC:
Nguyễn Thị Kim Ánh
Phạm Thị Ngọc Bích
Võ Thị Phương Dung
Lê Tiến Dũng
Nguyễn Khoa Đăng
Nguyễn Văn Đức
Huỳnh Thị Giang
Lê Thị Hà
Nguyễn Thị Hằng
STT
1
2
3
4


5

MSSV
0664006
0664007
0664015
0664016
0664019

6
7
8
9
10
11
12

0664022
0664024
0664026
0664033
0664034
0664035
0664038

0664006
0664007
0664015
0664016
0664019 (Nhóm trưởng)

0664022
0664024
0664026
0664033

Họ Tên
Nguyễn Thị Kim Ánh
Phạm Thị Ngọc Bích
Võ Thị Phương Dung
Lê Tiến Dũng
Nguyễn Khoa Đăng
(nhóm trưởng)
Nguyễn Văn Đức
Huỳnh Thị Giang
Lê Thị Hà
Nguyễn Thị Hằng
Phạm Thị Ngọc Hằng
Nguyễn Thị Thu Hiền
Lê Thị Hoa

2

Công việc
Làm chương I
Làm chương I
Làm chương I
Làm chương II
Làm chương II
Làm PowerPoint
Làm chương II

Làm chương III
Làm chương III
Làm chương III
Làm chương IV
Làm chương IV
Làm chương IV

Đánh giá
Tốt
Tốt
Tốt
Khá
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt


MỤC LỤC
I. Thực trạng của vùng đất Nam Bộ trước Thế kỷ XVII................4
II. Quá trình di cư và khai phá của những
lưu dân người Việt đầu tiên.............................................................11
III. Quá trình di cư của người Hoa đến Nam Bộ............................15
IV. Sự xuất hiện và khai phá của người Khmer..............................25

3



I. THỰC TRẠNG CỦA VÙNG ĐẤT NAM BỘ TRƯỚC THẾ KỶ
XVII
1. Điều kiện tự nhiên:
Nam bộ là vùng đất có lịch sử lâu đời, lịch sử Nam Bộ gắn liền với lịch sử
bồi tụ của 2 sông chính là sông Đồng Nai và sông Mê Công. Là vùng đất phì
nhiêu, khí hậu nhiệt đới thuận lợi có nhiều sắc thái độc đáo, thuận lợi nhiều hơn
khó khăn, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Đặc trưng của khí hậu vùng
này là có nhiệt lượng bức xạ cao, ổn định và nóng ẩm quanh năm. Đây là vựa lúa
lớn.
Nam Bộ Việt Nam về phương diện địa lý được chia làm 2 miền: Đông Nam
Bộ và Tây Nam Bộ
+ Đông Nam Bộ: gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng
Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa hình miền Đông Nam Bộ có dạng bậc thềm rõ rệt, nhưng khoảng 60%
diện tích thấp hơn 100m, bao gồm cao nguyên, núi thấp, đồi lượn sóng, bậc thềm.
+ Tây Nam Bộ: Là miền đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất và trù phú
nhất Việt Nam, diện tích tự nhiên khoảng 40.000km 2 , độ cao trung bình từ 0- 2m,
địa giới hành chánh gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An
Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đây là
vùng đất được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp của sông Cửu Long và chịu ảnh
hưởng mạng mẽ của hoạt động tân kiến tạo trong kỷ thứ tư.
2. Thực trạng Nam Bộ trước thế kỷ XVII
Điều đầu tiên cần khẳng định là vùng đất Nam Bộ từ cách đây hàng
chục vạn năm đã có người cổ sinh sống. Dựa trên những phát hiện của khảo cổ
học đã chứng minh cho điều đó. Bước sang hậu kỳ đá mới sơ kỳ đồ đồ đồng, cư
dân vùng đất này đã tạo dựng một nền văn hóa phát triển dựa trên nền tảng nghề
trồng lúa nước. Các di chỉ được phát hiện dọc theo lưu vực sông Đồng Nai với
những diễn biến khá liên tục từ di tích cầu sắt ( Đồng Nai ) đến Bến Đò

4


( TPHCM); Phước Tân (Đồng Nai); Cù Lao Rùa(Bình Dương); Dốc Chùa( Bình
Dương); Cần Giờ ( TPHCM)….cho thấy toàn bộ quá trình lịch sử này đã có cơ sở
vững chắc trên nền tảng văn hóa bản địa- Văn hóa Đồng Nai.
Trên cơ sở phát triển kinh tế -xã hội cuối thời kỳ đồng thau sơ kỳ đồ sắt,
dưới tác động của văn minh Ấn Độ. Khoảng đầu công nguyên , vùng đất Nam Bộ
bước vào thời kỳ lập quốc. Căn cứ vào những ghi chép của thư tịch cổ Trung
Quốc, thì vào khoảng thời gian đó ở phía nam của Lâm Ấp ( Chăm Pa) tương ứng
với vùng đất Nam Bộ ngày nay, đã xuất hiện một quốc gia có tên gọi là Phù Nam.
Những tư liệu đầu tiên cho biết về sự tồn tại của Phù Nam là các thư tịch cổ
Trung Quốc. Thời Hán còn chưa biết gì nhưng đến thời Tam Quốc(220-280),
trong Tam Quốc chí do Trần Thọ biên soạn là tài liệu sớm nhất cho biết : “ Lữ Đại
đã bình định Giao Châu, sai bọn tong sự xuống phía nam giáo hóa”. Từ đó “ sứ
thần các nước Phù Nam, cùng với Lâm Ấp; Đường Minh(?) đều sai sứ sang cống”.
Tiếp đó nhà Ngô lại cử viên quan Trung lang là Khang Thái và Tuyên Hóa long sự
là Chu Ứng đi sứ đến Phù Nam….
Về vị trí địa lí của quốc gia này, một số tài liệu thư tịch cổ của Trung Quốc
có ghi chép như sau:
Tấn thư ghi: nước Phù Nam cách Lâm Ấp về phía tây hơn 3
nghìn lí, ở trong vùng biển lớn. Đất rộng 3 nghìn lí.
Nam tề thư chép: nước Phù Nam ở trong vùng dân Man, phía
tây của biển lớn, ở miền nam của Nhật Nam, dài rộng hơn 3 nghìn lí, có song lớn
chảy về phía đông ra biển.
Đến Lương thư cũng chép tiếp và có thêm chi tiết: “ Nước
Phù Nam ở phía nam quận Nhật Nam, trong vịnh lớn, phía tây của biển, cách Nhật
Nam có đến 7000 lí, cách Lâm Ấp ở phía tây- nam đến hơn 3000 lí. Thành cách
biển 500 lí (khoảng 200km), có sông rộng 10 lí, từ Tây – Bắc chảy sang đông
nhập vào biển. Nước rộng hơn 3000 lí, đất trũng ẩm thấp, nhưng bằng phẳng rộng

rãi”

5


Trong khoảng thời gian từ thế kỷ I-III, đây giai đoạn mới lập nước,
nữ vương Liễu Diệp kết hôn cùng Hỗn Điền, sinh con trai , phân cho làm vua 7 ấp.
Quốc gia mới thành lập còn phân tán, mới chỉ có 7 ấp thời Hỗn Điền hay nhiều
hơn. Từ Hỗn Điền đến Hỗn Bàn Huống tình hình diễn tiến trong khoảng thế kỷ I,
Hỗn Bàn Huống đến Phạm Man trong thế kỷ II, Pham Man từ cuối thế kỷ II đến
đầu thế kỷ III là thời kỳ ổn định chính sự, phát triển kinh tế và ổn định đời sống
dân cư.
Bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ VI là khoảng thời
gian Phù Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng và phàt triển thế lực ra bên
ngoài và trở thành đế chế lớn mạnh. Theo sử liệu Trung Hoa thì các vua Phù Nam
bắt đầu từ đời vua thứ năm là Pham Man đã liên tục thôn tính hơn 10 nước , mở
rộng lãnh thổ đến 5,6 nghìn dặm bao gồm các nước: Đồ Côn; Cửu Trì; Đốn Tốn;
Xích Thổ; Bàn Bàn…v..v… . Những tiểu quốc này đều nằm trên bán đảo Mã Lai
và một phần hạ lưu song Mê Nam. Theo một số thư tịch cổ thì quốc gia Chân Lạp
của người Khmer cũng trở thành một thuộc quốc của Phù Nam. Vì vậy cần có sự
phân biệt rõ ràng giữa Chân Lạp và Phù Nam là hai quốc gia khác biệt nhau. Phù
Nam là một quốc gia ven biển mà trung tâm là vùng Nam Bộ ngày nay của Việt
Nam. Cư dân chủ thể là người Mã Lai – Đa Đảo có truyền thống hàng hài và
thương nghiệp khá phát triển. Trong thời kỳ cường thịnh, Phù Nam mở rộng ảnh
hưởng và chi phối toàn bộ vùng Vịnh Thái Lan và kiểm soát con đường giao thông
huyết mạch từ nam Đông Dương sang Ấn Độ. Sau một thời kỳ phát triển rực rỡ,
đế chế Phù Nam bắt đầu bước vào quá trình tan rã vào khoảng cuối thế kỷ VI.
Chân Lạp của người Khmer dù là một tiểu quốc của Phù Nam, nhưng đã nhanh
chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và đến thế kỷ thư VI nhân sự suy
yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ của đế

chế này vào đầu thế kỷ VI- phần lãnh thổ đó tương đương với vùng đất Nam Bộ
ngày nay.
Về nguyên nhân sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam còn là một
điều bí ẩn. Nhưng có thể phỏng đoán đó là do nguyên nhân của chiến tranh.
6


Nhưng một đế chế rộng lớn như Phù Nam liệu có thể dễ dàng bị tàn phá và dẫn tới
sụp đổ nhanh chóng như vậy? Trước hết ta thấy ít nhất Phù Nam phải bắt đầu suy
sụp chính từ bên trong của nó đã. Từ cuối thế kỷ VI, nhất đầu thế kỷ VII, những
kiinh nghiệm đi biển tích lũy được nhiều hơn, có them sự tham gia của nền mậu
dịch hàng hải của những người Aráp táo bạo, các thuyền buôn ngày càng gia tăng
các chuyến đi vòng phía nam bán đảo Malaya, qua eo Sunda đến biển Đông, rút
ngắn hành trình. Việc giảm thiểu đường trung chuyển qua eo đất Malaya, ít cập
bến cảng Óc Eo và do đó hoạt động thương mại của Phù Nam nói chung bị sụt
giảm. Sự suy thoái kinh tế đã làm cho vương quốc này gặp nhiều khó khăn, sự
phồn vinh giảm sút đã dẫn tới những cuộc khủng hoảng trong triều chính. Đó là
thời cơ thuận lợi để một quốc gia đang lớn mạnh dần lên như Chân Lạp có cơ hội
phản công lại và dẫn tới sự sụp đổ suy vong của vương triều Phù Nam. Từ chổ
một là một vùng đất thuộc Phù Nam – một quốc gia độc lập và hung mạnh, sau
năm 627 vùng đất Nam Bộ đã bị phụ thuộc vào Chân Lạp.
Sau khi chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong một số sách Trung Quốc đã
xuất hiện tên gọi “Thủy Chân Lạp” để chỉ phần lãnh thổ Phù Nam trên vùng đất
Nam Bộ và phân biệt với vùng đất “Lục Chân Lạp”, tức là vùng đất gốc của Chân
Lạp.
Từ đây vùng đất Nam Bộ tren danh nghĩa bị đặt dưới quyền kiểm soát của
Chân Lạp, nhưng trên thức tế việc cai quản vùng lãnh thổ mới này đối với Chân
Lạp gặp nhiều khó khăn. Trước hết, với truyền thống quen khai thác trên các vùng
đất cao, dân số còn ít ỏi, người Khmer khi đó có khả năng tổ chức khai thác trên
qui mô lớn một vùng đồng bằng mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa,

việc khai khẩn đất đai trên lãnh thổ của Lục Chân Lạp đòi hỏi rất nhiều thời gian
và sức lực. Việc cai trị xứ Thủy Chân Lạp vì vậy phải giao cho những người thuộc
dòng dõi Phù Nam.
Trong quá trình cai quản vùng đất Nam Bộ sở dĩ người Chân Lạp không thể
khai thác được vùng đất này là có 2 lý do:

7


+ Số lượng dân cư Chân Lạp còn quá ít ỏi, trong khi diện tích qua lớn. Vào
thập niên của thế kỷ XX, dân số trên dưới 7 triệu , lãnh thổ thì rộng lớn. Nam Bộ
là vùng đất trùng ngập nước và đặc tính biển. Vì vậy mà không thể tiến hành khai
thác trên vùng đất rộng lớn này.
+ Tập quán sinh hoạt và canh tác sống chủ yếu ở vùng cao, không thích
nghi với kinh tế nước và biển. Vì vậy hoàn toàn bở ngỡ và không phù hợp với
kinh tế Phù Nam trước đây.
Một trở ngại trong việc cai quản và phát triển vùng Thủy Chân Lạp là tình
trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp và Chămpa. Trong khi đó,
chính quyền Chân Lạp dồn sức phát triển các vùng trung tâm truyền thống của
mình ở khu vực Biển Hồ, trung lưu song Mê Kông và hướng nổ lực mở rộng ra
phía Tây, vùng lưu vực sông Chao Phây. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến
cuối thế kỷ XI, Chân Lạp trở thành một quốc gia cường thịnh, tạo dựng nên nền
văn hóa Angkor rực rỡ, đồng thời mở rộng lãnh thổ lên tận Nam Lào và trùm lên
cả lưu vực sông Chao Phaya.
Bắt đầu từ thế kỷ XIV, Chân Lạp phải đối phó với sự bành trướng của các
vương triều Xiêm từ phía Tây, đặc biệt là sau khi vương triều Ayuthaya hình
thành vào giữa thế kỷ XIV. Trong suốt 78 năm (từ 1353 đến 1431), Ayuthaya và
Chân Lạp lien tiếp có chiến tranh.
Sang thế kỷ XVI và nhất là thế kỷ XVII, do sự can thiệp cảu Xiêm, triều
đình Chân Lap bị chia rẽ sâu sắc. Vương quốc này dần dần bước vào thời kì suy

vong.
Nguyên nhân suy yếu là do công cuộc xây dựng nhanh của đế chế đã làm
cho nguồn nhân lực của Angkor giảm, suy kiệt và dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa
chính quyền với nhân dân. Với sự lớn mạnh của vương triều Xiêm đã làm cho
Chân Lạp dần dần đi vào con đường suy vong.
Vì vậy khi nhười Việt tiến vào đây là một vùng hoang hóa nhưng không
phải là vô chủ, vì vậy mà phải có những biện pháp phù hợp để khai hoang vùng
đất mới này.
8


Trong lịch sử phát triển của Nam Bộ trải qua sự đứt gãy, sự biến mất của
nền văn hoá Óc Eo vào cuối thế kỷ VI, Nam Bộ rơi vào tình trạng hoang vu, cây
cỏ mọc thành rừng rậm là nơi cư trú chân của chim chóc, muôn thú.
Khởi thủy vùng đất Nam Bộ Việt Nam ngày nay là một vùng đất thấp trũng
hoang phế, nằm về phía nam, thuộc hạ lưu sông Mê Kông gọi là thủy Chân Lạp
(hay gọ là Đằng Thổ)
Đây là một vùng đồng hoang cỏ rậm, gần như vô chủ, đất đai úng trũng
sình lầy, sông rạch chằng chịt, khí hậu âm u. Dưới nước đen ngòm là nơi sinh
trưởng của các loại ác ngư như cá kình, cá sấu. Trên cạn với rừng rú ngút ngàn gai
gốc hiểm trở là nơi trú ngụ của muôn loài ác thú như thỏ, báo, gấu hoành hành.
Cả vùng đất rộng lớn và hoang vắng này, từ 3 thể kỷ trước đó, ngoài cái tên
gọi là thủy Chân Lạp hay Đằng Thổ ra thì chưa có một dấu vết nào của làng, ấp xã
của một quốc gia nào, duy nhất có dăm ba cư dân bản thổ thưa thớt hiếm hoi. Khi
ấy vùng đất hoang dại này về sau thành xứ Đồng Nai, Gia Định và đồng bằng song
Cửu Long của nước Việt.
Cho đến thế kỷ XIII, cư dân ở vùng đất Nam Bộ còn thưa thớt. Chu Đạt
Quan, một người Trung Quốc có dịp đến Chân Lạp vào năm 1296- 1297, đã miêu
tả vùng đất Nam Bộ như sau: “ Từ chỗ vào Chân Bồ trở đi, hầu hết là rừng thấy
cây rậm. Sông dài cảng rộng, kéo dài mấy trăm dặm, cổ thụ rậm rạp, mây leo um

tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau ở trong đó. Đến nửa cảng mới thấy ruộng
đồng rộng rãi, tuyệt không có một tấc cây. Nhìn xa chỉ thấy cây lúa rờn rờn mà
thôi. Trâu rừng hộp nhau thành từng đàn trăm ngàn con, tụ tập ở đây. Lại có giồng
đất đầy tre dài dằng dặc mấy trăm dặm. Loại tre đó, đốt có gai, măng rất đắng”.
Từ đầu thế kỷ XVII, vùng đất hoang dã này là vùng lam sơn chướng khí, ta
quen gọi là Đằng Thổ, gồm các địa danh sau này mang tên Đồng Nai, Bà Rịa, Sài
Gòn, Bến Nghé, cũng có vài sắc tộc như Khmer, chăm, người Man, Hoa, Việt
được coi là dân tứ chiếng.

9


Người Việt đã đến lập nghiệp ở đây sớm hơn nhưng đông nhất là thời Trịnh
Nguyễn phân tranh, đất nước loạn li, dân tình thống khổ. Cách di chuyển của
người Việt là ghe thuyền hành trình theo dường biển. Bến dừng lại đầu tiên của
người Việt là Mơ Xoài ( Bà Rịa), sau dó vào Đồng Nai, Bến Nghé rồi lấn dần về
phía đồng bằng sông Cửu Long. Họ tìm đến những vùng đất đai màu mỡ hơn quê
mình để canh tác và sinh sống. Tuy nhiên trên vùng đất hoang dã, lam sơn chướng
khí với bao nhiêu hiểm họa luôn rình rập đổ xuống đầu người, cuộc vật lộn với
thiên nhiên không dễ dàng chút nào. Niềm khắc khoải lo âu ấy còn dấu ấn trong ca
dao và dân ca thời đó:
“ Đến đây xứ sở lạ lùng
Tiếng chim kêu cũng sợ, tiếng cá vùng cũng kinh”
Đầu thế kỉ XVII, cũng như toàn vùng Đồng Nai- Gia Định, vùng đất ngày
nay là Long An cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá,
khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Mãi đến thập niên cuối thế kỉ XVII, Lê Quý Đôn
còn nhận xét rằng “ ở phủ Gia Đinh, đất Đồng Nai từ các cử biển Cần Giờ, Lôi
Lạp, cửa đại,cửa tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm”.
Theo sách Đại Nam Nhất thống trí, tỉnh Vĩnh Long ngày xưa là đất Tằm
Đôn-Xoài Rạp. Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí miền biên viễn lập phủ

Gia Định. Nhưng vùng hoang địa phía Nam dinh phiên trấn còn để cho dân đến
lập trang trại man mậu một cách tự do.
Tháng 2 -1698 chúa Nguyễn Phúc Chu cử lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
làm kinh lược sứ. Ông thực hiện khai phá đất hoang chia đất, định vùng với mong
muốn sớm đưa dân chúng vào an cư lạc nghiệp. Về hành chính, ông chia đất Đồng
Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng Dinh Trấn Biên ( Biên Hòa),
lập sứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng Dinh Phiên Trấn ( Sài Gòn ngày nay).
Mỗi trấn có một lưu thủ đứng đầu quản trị, dưới có cai bạ coi về ngân khố, kí lục
coi về hành án. Đồng thời ông cũng lập thêm một đơn vị hành chính tại Sa Hà
( sau đó nơi đây là Hạnh Thông tây Gò Vấp), tất cả đều trực thuộc phủ Gia Định.

10


Tuy người Khmer có mặt sớm hơn nhưng không làm thay đổi thức trạng
của đồng bằng sông Cửu Long, vẫn là một vùng đất hoang sơ, chưa được khai phá.
Vì vây, trong giai đoạn này thực trạng vùng đất Nam Bộ rất phức tạp, là
một vùng đất mới chưa được khai phá. Mặc dù đã trải qua sự thống trị của vương
quốc Phù Nam và Chân Lạp, nhưng do đây là một vùng đất mới với những đặc
tính riêng nên chưa thể khai phá được. Vì vậy, khi người Việt vào khai phá thì đòi
hỏi phải có những biện pháp và chính sách phù hợp với vùng đất hoang sơ này.
II. QUÁ TRÌNH DI CƯ VÀ KHAI THÁC VÙNG ĐẤT MỚI CỦA
NHỮNG LƯU DÂN NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN
Chúng ta biết rằng, một trong những hiện tượng nổi bật trong lịch sử dân
tộc ta thời Trung đại mà mọi người đều biết là sự khai thách những vùng đất mới ở
phía Nam. Công cuộc ấy được bắt đầu thế kỷ XIV, vào đời vua Trần Anh Tông.
Tuy nhiên giai đoạn cực thịnh của công trình khai thác vùng đất mới
chính là từ hậu bán thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XVIII. Đặc biệt là vào thế kỷ XVII
công cuộc khai thác vùng đất mới diễn ra mạnh mẽ. trong giai đoạn này nhân dân
ta làm chủ và mở mang các xứ Thuận Hóa, Quảng Nam và Đồng Nai – Gia Định,

tức Nam Bộ ngày nay.
Trong nhiều công trình nghiên cứu trước đây về việc di chuyến dân
cư và khai thác những vùng đất mới ở phía Nam, dưới tiêu đề “ lịch sử cuộc Nam
tiến”, hầu hết các tác giá đều trình bày dưới hình thức dựng lên một bức tranh về
mỗi quan hệ ngoại giao và hoạt động quân sự của các chúa Nguyễn dẫn tới việc
lần lượt mở mang và khai thác vùng đất mới ở phía Nam nước ta.
Nhưng qua một số tư liệu lịch sử mặc dù còn rất hiếm hoi, chúng ta
cũng thấy được việc thiết lập chính quyền ở những vùng đất mới khai thác là việc
của tập đoàn phong kiến thống trị họ Nguyễn. việc này thường xảy ra sau khi một
bộ phận người Việt đã di cư đến ở, khai khẩn đất đai và sinh cơ lập nghiệp từ
trước.

11


Nguyễn Hoàng sau khi xin vào trấn phủ Thuận Hóa thoạt tiên là tìm
nơi hiểm cố đế giữ mình, tránh sự mưu hại của Trịnh Kiếm, nhưng dần dần đã
chứng tỏ ý đồ xây dựng cơ nghiệp riêng để đối chọi với họ Trịnh.
Để thực hiện ý đồ đó, cùng với những việc khai thác vùng đất mới,.
các chúa Nguyễn hoặc trực tiếp tố chức việc di chuyến một bộ phận dân chúng,
hoặc chiêu mộ lưu dân, đưa vào những nới đó để tiến hành khai khẩn nhằm tăng
thêm tiềm lực kinh tế và quân sự của mình.
Qua các tài liệu lịch sử còn lại, ta thấy có mấy lần di chuyến lớn của
một bộ phân dân cư người Việt ở các tỉnh phía Bắc xứ Đàng Trong vào các tỉnh
phía Nam trong thế kỷ XVII.
Lần thứ nhất, sau khi mở đất Phủ Yên, Nguyễn Hoàng đã sai Lương
Văn Chính chiêu tập lưu dân khai khẩn đất hoang ở Cù Mông, Xuân Đài, dời dân
đến ở, lại mộ dân vỡ đất làm ruộng ở sông Đà Diễm, chia lập thôn, ấp.
Lần thứ hai, sau khi đại thắng quân Trịnh ở Quảng Bình năm 1648,
bắt sống được nhiều tưởng Trịnh và ba vạn quân sĩ. Nguyễn Phước Lan đã chia số

ba vạn binh lính đó ra cho ở các nơi, từ Thăng Hoa, Điện Bàn đến Phú Yên, cứ 50
người làm một ấp, cấp cho lương ăn nửa năm, lại cho họ khia thác những mỗi lợi
ở núi đầm.
Lần thứ ba, trong cuộc giao tranh giữa họ Nguyễn và họ Trịnh, đầu
tiên họ Nguyễn đánh chiếm được bảy huyện xứ Nghệ An, về sau do yếu thế phải
bỏ. Trong khi rút về ranh giới cũ, họ đã bắt đi không ít người dân địa phương đem
về an sáp ở các miền Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Quy Nhơn và Phủ Yên để tăng thêm
dân số.
Lần thứ tư, vào năm 1698, Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh
(Kính) vào kinh dinh đất Nông Nại lập xứ Lộc Dã ( tức Đồng Nai) làm huyện
Phước Long, dựng dinh Trấn Biên ( tức Biên Hòa ngày nay), lập xứ Sài Côn làm
huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn ( tức Gia Định ngày nay), mỗi dinh đều đặt
các chức quan để cai trị và lập làng, ấn định thuế khóa. Trong dịp này Kính đã
chiêu mộ thêm lưu dân từ Bồ Chính trở vào Nam đến ở, thiết lập xã, thôn, phường,
12


ấp, chia rtanh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, thuế dung làm bộ đinh, bộ
điền.
Về lần mở đất di dân này, Gia Định thành công chí của Trịnh Hoài
Đức ghi lại cụ thế như sau:
“ Mùa xuân năm Mậu Dần ( 1698 đời vua Hiển tông Hiến minh
hoàng đế sai Thống suất chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Kính sang kinh
lược…lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ.
Đất đai mở rộng 1.000 dặm, dân số hơn 40.000 hộ, chiêu mộ những
lưu dân từ Bồ Chính châu trở vô Nam đến ở khắp nơi, đặt ra phường, ấp, xã, thôn,
chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế đinh, điền và
lập bộ tịch đinh, điên”.
Vậy thì những người dân di cư vào vaùng đất Nam Bộ này họ là
những hạng người nào?

Trước hết có lẽ là những ngừơi tù tội bị lưu đày, nhừng người trốn
tránh sưu thuế binh dịch, họ cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong số người di cư.
Các chúa Nguyễn trong thời kỳ xây dựng vương quốc riêng, nói
chung về mọi mặt từ nghi lễ triều đình, thuế khóa cho đến thi cử, hình luật…, nhất
nhất đều mô phỏng nhà Lê, cho nên có thể nghĩ rằng chắc chắn họ cũng noi theo
cách thức của nhà Lê mà đem những tù nhân bị án lưu đày án trí vào những vùng
đất mới. vả chăng điều đó cũng mang lại lợi ích thiết thực cho họ là vừa đẩy ra xa
những phần tử theo họ là nguy hiểm, vừa có lực lượng để khai khẩn đất đai, tăng
thêm vật lưc cho nhà nước.
Và những di dân vốn là những phần tử trốn tránh binh dịch thì điều
này khỏi còn phải nghi ngờ gì nữa. Cuộc phân tranh giữa hai họ Trịnh – Nguyễn
kéo dài hàng hai thế kỷ, nhất là bảy trận đánh lớn trong khoảng thời gian 45 năm
trời ( 1627- 1672) đã làm cho hầu hết dân chúng phải gánh chịu bao nhiêu tai họa:
chết chóc, tàn phá, đói khổ.
Nhưng có lẽ lớp người khống khổ nhất vì chiến họa trước hết phải là
binh lính. Cho nên hiện tượng đảo ngũ, bỏ trốn tất yếu xảy ra thường xuyên và sau
13


khi bỏ trốn thì nơi dung thân yên ốn nhất của họ không đâu bằng vùng đất xa xôi
và hoang vắng ở Nam Bộ.
Một số người giàu có ở miền Trung vì đất đai ở đây eo hẹp, muốn
tìm nơi có điều kiên mở mang canh tác để phát tài hơn nữa, đã chuyến vào vùng
đất mới khai thác ở Đồng Nai – Gia Định, cũng là một thành phần đáng kể trong
số người Việt di cư. Sách phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép: ở phủ Gia Định,
đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Đại, cửa tiểu trở vào, toàn
là rừng rậm hàng nghìn dặm, họ Nuyễn… chiêu mộ những dân có vật lực ở các
phủ Điện Bàn, Quảng Nghĩa, Quy Nhơn, xứ Quảng Nam di cư đến, chặt phá cây
cối, cắt cỏ rậm, khai phá tở thành bằng phẳng, đất đai mau mỡ, cho họ tự chiếm
lấy, lập vườn trồng cau, làm nhà ở. Dân có vật lực ở đây chủ yếu là những người

giàu có. Những người này đến ở đây sau một thời gian khai khẩn càng trở nên giàu
có hơn. Phủ tạp lục chép: “ ở các địa phương mỗi nơi có 40, 50, hoặc 20,30 nhà
giàu, mỗi nhà có đến 50,60 điền nô, 300,400 trâu bò, cày cấy, gặt hái rộn ràng
không rỗi”.
Một thành phần khác trong số những người Việt đến ở và khai khẩn
vùng đất Đông Nam Bộ đầu tiên là một bộ phận binh sĩ hoặc đào ngũ, hoặc giải
ngũ vì bị bệnh, hoặc tình nguyện ở lại khai khẩn, của các đạo quân do các chúa
Nguyễn phái từ Quảng Nam – Phủ Yên vào. Trường hợp vùng Cái Sao thuộc Hậu
Giang được khai thác là một ví dụ. vùng này nguyên là vùng đất hoang vu, không
có người ở. Năm 1700, một đạo quân do Nguyễn Hữu Kính chỉ huy trên đường
hành quân đã trú đóng tại đậy một thời gian. Tuy thời gian trú đóng không klâu
( từ tháng Tư năm 1700 đến tháng Năm năm đó), nhưng sau đó vùng Cái Sao đã
được khai thác. Vậy những người khai thác chắc hẳn là một số binh sĩ đào ngũ,
hoặc giải ngũ vì bị bệnh hoặc tình nguyện ở lại.
Như vậy, qua những điều trình bày trên, chúng ta thấy trong số
những người việt di cư đầu tiên có mặt rất nhiều thành phần: những người tù tội bị
lưu đày, những người trốn tránh sưu thuế binh dịch, những ngừơi giàu có ở các
tỉnh miền Trung, những binh lĩnh đào ngũ hoặc giải ngũ. Nhưng thành phần chủ
14


yếu nhất chiếm đa số trong đám dân di cư đầu tiên cũng như lần lượt sau này
chính là những người nông dân nghèo khốn khổ, cùng cực vì tai họa chiến tranh,
vì bị gai cấp phong kiến áp bức, bốc lộ nặng nề, không thể sống nổi, buộc lòng
phải rời bỏ quê hương, làng xóm, đi một mình hoặc đem theo cả vợ con di cư vào
các vùng đất mới xa xôi để tìm con đường sống.
III. QUÁ TRÌNH DI CƯ CỦA NGƯỜI HOA ĐẾN NAM BỘ
1. Tình hình Trung Quốc giữa cuối thế kỷ XVII:
Trên bước đường gây dựng cơ đồ ở phương Nam của chúa Nguyễn cào
thế kỷ XVII – XVIII, sự xuất hiện của các cư dân đóng một vai trò quan trọng

trong việc xác lập lãnh thổ và phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội ở đây. Góp
phần tạo nên sự phát triển cho vùng đất Nam Bộ, có sự đóng góp không nhỏ của
cư dân người Hoa.
Giữa thế kỷ XVII, tại Trung Hoa, sự suy sụp của triều đình nhà Minh đã
dẫn tới một thời kỳ rối loạn kéo dài. Năm 1664, quân của Lý Tự Thành chiếm Bắc
Kinh khiến vua nhà Minh phải thắt cổ tự tử. Cùng năm đó, Đa Nhĩ Cổn nhà Thanh
cùng quân đội của danh tướng Ngô Tam Quế đánh bại Lý Tự Thành vào chiếm
Bắc Kinh. Các trung thần của nhà Minh chạy xuống Nam Kinh, lập ra vua Hoằng
Quang, nhưng rồi vua Hoằng Quang cũng như các vua Long Vũ Vĩnh Lịch được
lập ra sau đó cũng lần lượt đều bị nhà Thanh bắt sống. Triều đại nhà Thanh coi
như kết thúc.
Sau khi giành được thắng lợi, nhà Thanh thực hiện nhiều chính sách hà
khắc, đặc biệt là chủ trương đồng hóa dân tộc Hán bằng cách xuống lệnh bắt nhân
dân phải cạo tóc, để bím, ăn mặc theo lối người Thanh. Điều này gây ra sự phản
kháng mạnh mẽ của không chỉ bề tôi triều Minh mà cả đông đảo nhân dân trong
nước. Nhiều cuộc nổi dậy nổ ra khắp vùng duyên hải niềm nam TQ như Chiết
Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông gây ra đại loạn ở miền Hoa Nam. Đến mãi năm
1683 khi quân Thanh đánh chiếm Đài Loan, sự kháng chiến nhằm khôi phục nhà
Minh mới coi như chấm dứt.
15


Không chống lại nổi sự đàn áp của nhà Thanh, nhiều người Hoa vẫn
không chịu chung sống với triều đại mới. Họ tìm cách di cư xuống các nước lân
cận ở phương Nam, trong đó có Việt Nam. Miền đất xứ Đàng Trong của Chúa
Nguyễn là vùng đất mới khai phá, đất đai màu mở, dân cư thưa thớt, vị trí địa lý
thuận lợi cho làm ă đã thu hút đông đảo những người tị nạn đổ về.
Tháng Giêng năm Kỷ Mùi (1676), một số viên tướng cũ nhà Minh là
Lonh Môn tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến, Cao Lôi Liêm
tổng binh TRần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3000 quân

và hơn 50 chiến thuyên đến các cửa biển Tư Dung và Đà Nẵng, tự xưng là bề tôi
cũ nhà Minh, vì không chịu làm tôi nhà Thanh, nên đến để xin làm tôi tớ. Chúa
Nguyễn Phúc Tân nghe theo lời bàn của chúng thần, sai đặt yến thiết đãi úy lạo,
trao cho họ quan chức rồi sai đến mở mang vung đất Đông Phố đang còn bỏ hoang
của Chân Lạp. Cánh người Hoa hàm ân nhận lệnh, sau đó chia nhau tỏa đi các
ngã. Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến đến định cư ở Mĩ Tho, còn Trần Thượng
Xuyên và Trần An Bình tới ở vùng Bàn Lân xưa Đồng Nai. Tại nơi ở mới họ khai
khẩn đất đai, dựng phố xá, lập chợ búa, thu hút thuyền buôn của người Thanh và
các nước Tây Dương, Nhật Bản, Chà Và qua lại buôn bán tấp nập, hình thành ra
các trung tâm thương mại khá sầm uất như Mĩ Tho Đại Phố ở Mĩ Tho và Cù Lao
Phố ở Đồng Nai.
2. Qúa trình di cư của người Hoa đấn Đàng Trong:
Quá trình lịch sử di cư của người Hoa đến Đàng Trong có thể chia
thành bốn giai đoạn:
Giai đoạn I: (từ cuối thế kỷ XVI đến trước năm 1945)
Giai đoạn này có hai sự kiện chính: năm 1567, Minh Mục Tông xuống
lệnh cho phép thường dân được xuất dương buôn bán sau gần 200 năm thực hiện
lệnh cấm không cho một tấc gỗ ra hải ngoại.
Sự kiên thứ hai là năm 1600: Nguyễn Hoàng về Thuận-Quảng, bắt đầu
thực hiện ý đồ ly khai, cát cứ. Cửa đã mở từ Trung Quốc để người Hoa có thể ra đi
16


hợp pháp. Các cảng biển ở Thuận Quảng cũng mở cửa đón người Hoa đến vì chúa
Nguyễn đang cố gắng phát triển ngoại thương để thỏa mản các nhu cầu của Đàng
Trong. Nhiều thương thuyền Trung Hoa đã đến buôn bán với Thuận Quảng, nhiều
người trong số họ đã ở lại Đàng Trong làm ăn lâu dài, nhất là hai trung tâm Hội
An và Thuận Hóa.
Gai đoạn hai II:(từ 1645 đến 1678)
Bắt đầu từ khi Mãn Thanh chiếm được Trung Hoa, cơ bản thiết lập

cai trị đến năm 1678, khi nhà Thanh hạ lệnh “thiên giới”, buộc dân duyên hải phải
dời vào nội địa và cấm giao thông hải ngoại. Sự kiện đáng lưu ý trong thời gian
này là tháng 8 năm 1645, triều đình Mãn Thanh hạ lệnh “chi phát nghiêm chỉ”,
bắt dân cắt tóc và theo tục người Thanh bím tóc đuôi sam, đồng thời thi hành các
chính sách cai trị độc đoán, hà khắc. Nhiều người Hoa xem lệnh cắt tóc là xúc
phạm văn hóa, đồng thời bất mãn với chế độ cai trị Mãn Thanh đã rời bỏ đất nước
ra đi, tìm đất sống ở nơi khác trong đó có Đàng Trong. Tiêu biểu cho các nạn dân
di cư này là trường hợp của Mạc Cửu và Trịnh Hội (là ông nội của Trịnh Hoài
Đức).
Gai đoạn III:(từ 1678 đến trước năm 1685)
Bối cảnh của giai đoạn này là cuộc kháng chiến “phản Thanh phuc
Minh” của Trinh Thành Công ở Đài Loan và “loạn Tam Phiên”. Do Mãn Thanh
cấm dân duyên hải ra biển nhằm cô lập, cấm vận quân kháng chiến Đài Loan nên
Trịnh Thành Công phải đưa các thương thuyền đến nhiều nước ở Đông Nam Á,
trong đó có Đàng Trong để mua lương thực, khí tài. Một số ngươi Hoa trong họ đã
ở lại Đàng Trong. Đến khi phong trào kháng chiến ở Đài Loan tan vỡ (1683), các
di thần nhà Minh đã kéo nhau ra đi, đến Đàng Trong định cư lâu dài. Tiêu biểu là
đoàn người 3000 binh lính với trên 50 chiến thuyền của Trần Thượng Xuyên,
Dương Ngạn Đich.
Giai đoạn IV: (từ năm 1685 trở đi)
17


Sự kiện đáng lưu ý là năm 1685, Thanh Thánh Tổ đã ban hành
“triển hải lệnh”, cho phép nhân dân được vượt biển đi các nước buôn bán. Đông
đảo người Hoa đã đến định cư ở Đàng Trong trong giai đoạn này. Họ chủ yếu là
dân thường, di cư vì sinh kế và các lý do khác, nhân vật chính của di dân Trung
Hoa đến Đàng Trong trong giai đoạn này không phải là nạn dân hay di thần nhà
Minh nửa.
Trong 4 giai đoạn trên, giai đoạn 3 đáng được chú ý với cuộc di cư khá

quy mô của các di thần nhà Minh. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1685 trở đi có ý nghĩa
rất quan trọng: cuộc chiên tranh dai dẳng hơn 40 năm giưa 2 họ Trịnh-Nguyễn đã
chấn dứt với thế cân bằng, tình hình chính trị xã hội đã tương đối định; cả một
vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Thuận Quảng đến Cà Mau đang chờ đợi bàn tay
lao động của con người đến từ mọi hướng; nền ngoại thương của Đàng Trong
đang phát triển đến đỉnh cao vượt bậc. Tất cả thu hút mạnh mẻ người Hoa đến
Đàng Trong vùng đất lành chim đậu.
Việc người Hoa chọn Đàng Trong làm nơi di cư là vì:
Một là, khác với Đàng Ngoài, Đàng Trong hoàn toàn không có quan
hệ ngoại giao với Mãn Thanh. Đến tỵ nạn ở đây họ không lo bị “ dẫn độ” về
Trung Quốc, do sức ép từ Mãn Thanh.
Hai là, Đàng Trong là nơi có nền ngoại thương phát triển mạnh. Cho
nên đó là vùng đất các di thần nhà Minh đã từng qua lại hoặc ít nhiều có ít hiểu
biết, gần gũi hơn các nơi khác. Ngoài ra, vị trí của Đàng Trong nằm trên đường
biển từ Đài Loan đến các quốc đảo, đến Đàng Trong gần hơn đến Thái Lan hay
các quốc đảo ấy. Đến Đàng Trong xin tỵ nạn, nếu không được chấp nhận vẫn có
thể đi tiếp đến Thái Lan hay các quốc đảo.
Như vậy, trong các lý do trên,lý do thứ nhất là quyết định. Các di
thần nhà Minh sẵn sàng làm tôi thần cho chúa Nguyễn – một chúa phương Nam
hoàn toàn đứng ngoài quỹ đạo ảnh hưởng chính trị của Mãn Thanh.
18


3. . Cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ
a.. Sơ lược về lịch sử hình thành một số điểm tập trung của người Hoa ở
Nam Bộ
-

làng Minh Hương ở Trấn Biên và Phiên Trấn


Theo Trịnh Hoài Đức, 1698 nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Đông Phố
lập phủ Gia Định với hai dinh là Trấn Biên và Phiên Trấn, lập thôn, xã, phường,
ấp, từ đó, người Hoa ở Trấn Biên lập xã Thanh Hà, Phiên Trấn lập xã Minh
Hương, tất cả đều biên vào sổ hộ khẩu.
Quang cảnh nơi đay sầm uất, đô hội với những con đường dài, rộng lát đá,
nhà cửa san sát, phố xá nhộn nhịp. đó còn là phương thức mua bán năng động ở
trình độ sản xuất hàng hóa cao, cho thấy nông sản hàng hóa ở các vùng chung
quanh đặc biệt phát triển.
Không có tài liệu nào ghi chép về niên đại thành lập, dân số và các đặc
điểm khác của hai đơn vị hành chính này. Ngoài ra trong bộ Gia Định Thành
Thông Chí soạn cuối đời Gia Long cũng không có tên Minh Hương và Thanh Hà
trong danh mục phố xã của Trấn Biên và Phiên Trấn.
Nhóm người Hoa của Trần Thượng Xuyên được chúa Nguyễn đưa nvào
định cư ở vùng bàn Lânvào naaawm 1679. đây là vùng đất thuộc tả ngạn sông
Đồng nai(nay thuộc các xã Tân Thành, Tân Lại, Bình Phước của Biên Hòa ), nơi
này về sau phát triển thành trung tâm sở lỵ của bTrấn Biên, nơi đặt bộ máy cai trị
của chính quyền. còn Thanh Hà là trung tâm sầm uất của Nông Nại Đại Phố, thuộc
cù lao Phố( nay là xã Hiệp Hòa), nằm đối diện với vùng đất bàn Lân. Như vậy từ
Bàn Lân đến cù lao Phố không chỉ là khoảng cấch về không gian địa lý mà còn là
khoảng cách thời gian về quá trình phát triển. hay Thanh Hà ở Trấn Biên hình
thành sau 1679 Vf định hình trướpc khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược, năm
1698.
Như vậy Minh Hương xã hình thành trước cả Thanh Hà, thời gian có thể là
sau năm 1679, khi Trần Thượng Xuyên chuyển quân về đóng đô ở Sài Gòn và
19


nhân đó xúc tiến hình thành cộng đồng này. Đền thờ ông như là người sáng lập ra
cộng đồng ở Chợ Lớn.
Tóm lại, Minh Hương xã và Thanh Hà xã ở Trấn Biên và Phiên Trấn hình

thành như là cộng đồng người Hoa gắn vàogiai đoạn di cư thứ III của người Hoa
vào Đàng Trong. Vai trò của Trần Thượng Xuyên avf nhóm quân binh Cao- Lôi –
Liêm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành hai cộng đồng người này.
-

Đất Hà Tiên và họ Mạc

Hà Tiên là vùng đất được khai phá và phát triển mạnh mẽ trong đó người
Hoa có vai trò quan trọng. cộng đồng người Hoa ở đây được hình thành từ giữa
cuối TK XVII gắn với giai đoạn II di cư của người của người Hoa vào Đàng
Trong. Hà Tiên đẫ phát triển mạnh mẽ, trở thành một trung tâm kinh tế và văn hóa
nổi bật ở vùng nam Đông Dương, thủ phủ của một vương quôcs độc lập và các
hoạt động giao dịch quốc tế giữa các nước trong khu vực, tâm điểm tranh chấp của
Việt – Xiêm và trung điểm hòa giải Việt – Cao Miên. Cộng đồng người Hoa ở Hà
Tiên độc lập nhưng không phân biệt, khép kín; trên đường phát triển của mình Hà
Tiên đã tự nguyện chọn con đường hội nhập toàn diện với Việt Nam.
b. Những đặc điểm đáng lưu ý của cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ
- Đa dạng về thành phần
Người Hoa ở Đàng Trong bao gồm những nạn dân, di thần nàh Minh, các
thương nhân, những trí thức nho giáo, Phật giáo. Trong họ có đan xen các quan hệ
xã hội, chính trị rất phức tạp nhất là giai đoạn “ Phản Thanh phục Minh”. Phần
đông họ là những người nghèo khổ, tha phương cầu thực, cũn có cả những người
thuộc tầng lởptên và những thương gia giàu có.
-

Đa dạng về hình thức và liên kết cộng đồng

Cộng đồng người Hoa ở Đàng Trong liên kết với nhau bằng các hình thức
khá đa dạng. đó là các hội quán đồng hườn như Phúc Kiến hội quán, Triều Châu
hội quán ở Hội An, Thuận Hóa, Gia Định; liên kết theo nghề nghiệp: Dương

Thương Hội Quán ở Hội An; theo quan hệ huyết tộcnhư các kiến họ Ngụy, Trang,
Ngô, Thiệu, Hứa, Ngũ ở Hội An, họ Trịnh ở Biên Hòa, họ Mạc ở Hà Tiên… tuy
20


nhiênhình thức liên kết chủ yếu vẫn là liên kết làng, xã. Mặt khac trong cộng đồng
người Hoa ở Đàng Trong, hình thức liên kết theo kiểu tổ chức các Bang chưa hình
thành, người Hoa thuộc nhiều địa phương quê quán khác nhau mới liên kết với
nhau theo hình thức hội quán đồng hương.
-

Không biệt lập khép kín và luôn thích nghi năng động

Các điểm tập trung của người Hoa lúc này chưa là những xã hội trung Hoa
truyền thống thu nhỏ, chưa mang tính tương đối biệt lập và khép kín. Điều này do
các yếu tố kinh tế, xã hôi, chính trị quy định, trong đó yếu tố chi phối quan trọng
là tỷ lệ nữ còn thấp, thời gian định cư còn ngắn, cơ sở kinh tế vừa hình thành.
Trong quá trình sốn và gắn bpó với người Việt và thích nghi hoàn toàn với
xã hội Việt Namđể tồn tạih và phát triển, cộng đồng người Hoa ở Đàng Trong đã
phát huy vai trò của mình trên các mặt hoạt động, khẳng định vị trí quan trongj về
kinh tế trong quá trình phát triểnĐàng Trong. Vị trí quan trọng về kinh tế của
người Hoa hình thành từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sức mạnh đại đoàn kết và
sự bảo đảm chữ tín, tinh thần lao động cần cù và truyền thống kinh doanh năng
động; đặc biệt là người Hoa đã nhanh chóng nắm bắt, thích nghi và đáp ứng kịp
thời các đặc điểm, nhu cầu phát triển kinh tế của Đàng Trong.
4. Vai Trò Và Vị Trí Của Cộng Đồng Người Hoa ở Nam Bộ
Để tồn tại và phát triển Nam Bộ phải giải quyết những nhu cầu quan trọng
là:
Binh lính cùng các phương tiện tài khí, kỉ thuật quân sự. khong phải chỉ bộ
binh mà cả tượng binh và thủy binh, vũ khí trang bị không phải chỉ là gươm giáo

mà còn là đại bác hiện đại của Tây Phương. Kỹ thuật chiến đấu không chỉ là bộ
chiến mà còn là hải và thủy chiến, lý luận chiến tranh khồng chỉ giới hạn trong
chiến tranh giữ đất mà cả chiến tranh can thiệp vĩnh viễn…thực lực quân sự là nhu
cầu nôi lên hàng đầu của đàng trong.
Khả năng tài chính dồi dào để nuôi quân, nuôi bộ máy cai trị, mua sắm vũ
khí, trang bị và chi phí cho các hoạt động nội chính trị, ngoại giao đấu tranh bảo
vệ chủ quyền quốc gia.
21


Một nền văn học Việt Nam phân biệt với Đàng Trong , xứng đáng với tầm
cỡ một vương quốc đàng trong giàu có, phồn thịnh và hùng cường.
Cuối cùng đó là thế đứng chính thống về chính trị , ngoại giao. Các Chúa
Nguyễn luôn mong muốn có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Họ Trịnh ở
Đàng Ngoài còn có một Vua Lê bù nhìn để phỉnh nịnh nhân dân. Đàng trong quyết
chí bù đắp lại khuyết điểm đó bằng các nổ lực cầu phong với Trung Quốc.
Các Chúa Nguyễn đã từng thấy trong cộng đồng người Hoa có những tiềm
năng thế mạnh cần phát huy tốt để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mình:
Trong việc đáp ứng nhu cầu tăng cường thực lực quân sự, các Chúa
Nguyễn đã từng bước khéo léo đặt Người Hoa vào vị trí những tướng sĩ trung
kiên ở vùng phên dậu. hơn 3000 quân tướng của Trần Thượng Xuyên và Dương
Ngạn Địch, chân ướt chân ráo đến vùng Đông Phố đã nhanh chóng trở thành lực
lượng phiên thuộc của Đàng Trong để bảo vệ lưu dân gây ảnh hưởng với chân lạp.
Binh tướng của họ Mạc ở Hà Tiên đã có vị trí là những đội quân canh phòng , gìn
giữ vùng biển phía Tây Nam, xung kích trực diện với quân đội Xiêm trong cuộc
đấu tranh bảo vệ vùng lãnh thổ. Cùng với kỉ thuật bộ chiến của người Chàm, kỹ
thuật thủy chiến của người Hoa đã bổ sung cho quân đội Đàng Trong về mặt kỹ
thuật chiến đấu, cả về kỉ thuật đóng ráp chiến thuyền, phiên chế thủy binh, bố
phòng cảng khẩu…
Quá trình phát triển văn hóa ở Đàng Trong: Người Hoa trong cả hai tư cách

là kẻ sĩ và thương nhân đã có vai trò quan trọng. Những Trí thức nho giáo và phật
giáo người hoa đã là người sang lập những thiền phái, xây dựng và điiều hành các
học hiệu, thành lập thi đàn, xuất bản thơ văn … những thương nhân người Hoa
bằng chính những phương thức hoạt động của họ là trao đổi hàng hóa đã góp pần
phong phú thêm đời sống văn hóa các mặt của Đàng Trong.
Người Hoa được xem như chiếc cầu tin cậy để đàng trong xúc tiến công
việc cầu phong với Trung Quốc. Đời Chúa Nguyễn Phúc Chu, những người Hoa
là học trò của Thích Đại Sán đã được nhà Chúa ủy nhiệm mang lễ vật và thư sang
Trung Quốc cầu phong và đã thất bại.
22


Đặc biệt trên lĩnh vực phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu về tài chính của
Đàng Trong, Người Hoa có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, những thương
thuyền của người Hoa đã nhanh chóng thay thế vai trò của các châu ấn thuyền
Nhật Bản. Khi chính quyền Mạc Phủ thi hành chính sách bế quan tỏa cảng cấm
thương thuyền Nhật Bản ra nước ngoài. Thuế thu được từ việc ra vào và từ nguồn
hàng hóa các thương thuyền cập bến là nguồn lợi quan trọng của chính quyền
Đàng Trong. Mặt khác các thương thuyền Trung Hoa, chẳng những sản vật hàng
hóa của Đàng Trong được xuất đi nước ngoài, kích thích nền sản xuất trong nước,
và hàng hóa của các nước khác từ Xiêm La, Chân Lạp, Các Quốc Đảo, cả hàng
hóa đến từ ấn Độ, và xa hơn từ Châu Âu đã nhập vào Đàng Trong, sau đó xuất đi
các nước khác như Trung Quốc, Đàng Ngoài …biển đàng trong như một vùng
trung chuyển hàng hóa Đông- Tây, Nam – Bắc . Điều đó vừa tiếp tục kích thích
nền sản xuất của đàng trong vừa tăng thêm nguồn thu cho nhà Chúa.
Vị trí quan trọng của người Hoa về mặt kinh tế còn thể hiện ở việc phát huy
các tiềm năng về quan hệ ngoại thương và khả năng quản lí công việc buôn bán,
thu thuế tàu thuyền nước ngoài của họ. Trong thời gian bị mãn thanh cô lập với
lục địa, quân kháng chiến Đài Loan của họ Trịnh đã phái các thương thuyền đi đến
nhiều quốc gia trong vùng và khu vực để cung ứng các loại vật phẩm cần thiết cho

cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của họ. Sau khi phong trào kháng chiến chống
Thanh tan vỡ, các quan hệ giao thương đó không mai một đi mà đã được các nhóm
người Hoa tiếp tục sử dụng và phát triển. Trường hợp Nông Trại Đại Phố nhanh
chóng hình thành, trơ thành như một trung tâm thương mại sầm uất nhất nhì khu
vực lúc bấy giờ là một ví dụ minh họa điển hình gắn với vai trò của Trần Thượng
Xuyên. Bên cạnh đó, nhiều chức quan trong cơ quan tài vụ ty của Đàng Trong là
do người Hoa đảm nhiệm. Các Chúa Nguyễn đã nhìn thấy và sớm phát huy khả
năng quản lí ngoại thương của người Hoa.
ở khía cạnh khác, vai trò quan trọng về kinh tế của người Hoa còn thể hiện
ở tinh thần lao động cần cù, sức mạnh đoàn kết, hợp lực, sự bảo đảm chữ tín và

23


khả năng biết thành thạo nhiều ngành nghề thủ công của họ ở vùng đất mới khai
phá.
Vị trí các mặt của người hoa trong việc giải quyết các nhu cầu để tồn tại và
phát triển của Nam Bộ là cơ sở cấu thành quan trọng đẻ hình thành chính sách của
các Chúa Nguyễn đối với người Hoa. Chính điều này dẫn đến sự khác biệt giữa
chính sách đối với người Hoa của Nam Bộ với chính sách đối với các thành phần
dân tộc khác.
c. kết luận
Người Hoa di cư đến Đàng Trong ngay từ buổi đầu các chúa Nguyễn thực
hiênụ ý đồ ly khai, cát cứ. họ có mặt trong những đòan người đi khẩn hoang Nam
tiến và xuất hiện ở các điểm tự biên thùy như những chiến binh trung thành và bản
lĩnh. Máu và mồ hôi của người Hoa đã hòa cùng máu và mồ hôi của của người
Việt để kiến tạo thành công và bảo vệ toàn vẹn một vùng lãnh thổ trù phú, xinh
đẹp. người Hoa đã đồng hành thủy chung với người Việt trong suốt tiến trình phát
triển lịch sử của Đàng Trong.
Trải qua bốn giai đoạn di cư, các cộng đồng người Hoa ở Đàng Trong đã

từng bước hình thành, họ được nhận những ưu đãi từ chính quyền Đàng Trong
tren phương diện làm ăn, sinh sống, phong tục tập quán, thúc đẩy phát triển kinh tế
và hội nhập với cư dân bản địa. họ đã tìm được một không gian an toàn, tự do, nơi
đất lành chim đậu đẻ sinh sống và phát triển.
Trong lịch sử Việt Nam, kẻ thù đã nhiều lần thực hiện âm mưu chia rẽ đồng
bào Việt, Hoa, lợi dụng vấn đề Hoa kiều để thực hiện ý đồ nô dịch Việt Nam. Do
vậy, chúng ta phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiêmu của cha ông, góp phần xây
dựng ngững chính sách biện pháp phù hợp với người Hoa là vấn đề khá lớn mà
khoa học lịch sử Việt Nam phải cố gảng thực hiện có hiệu quả.

24


IV. SỰ XUẤT HIỆN VÀ KHAI PHÁ CỦA NGƯỜI KHMER
Sự xuất hiện của người Khmer ở Nam Bộ đã góp phần mở mang bờ cõi ở
đây, họ được xem như là những người có mặt đầu tiên ở vùng đất này trong
khoảng TKVI – TKVII.
Sự có mặt của người Khmer trong giai đoạn này đều là “sản phẩm” của các
tộc người trước đó. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu sự có mặt của các cư dân trong
giai đoạn đầu.
Vùng đất trù phú Nam Bộ của Việt Nam ngày nay từ khu vực Đồng Nai
đến khu vực Hà Tiên xưa thuộc vương quốc Phù Nam. Cũng có thể nói rằng công
lao đầu tiên khai khẩn vùng đất Nam Bộ thuộc về người Phù Nam và sau đó là các
bộ tộc của người Khmer – Campuchia…
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì vùng Nam Bộ có một
lịch sử lâu đời với những nền văn hóa bản địa rất phong phú. Trên nền vùng đất
đã có, ngoài cư dân cổ có mặ từ rất lâu đời, thì từ TKI – TKVII đã có quốc gia Phù
Nam. Những người Phù Nam xưa thuộc giống người thổ dân da đen Khmer, Môn
Khmer, Miến và dân đa đảo Malay – Indonêxia ngôn ngữ sử dụng thuộc hệ An Độ
pha trộn với nhiều sắc thái thổ ngữ địa phương. Người nước phù Nam theo đạo Bà

La Môn và phật giáo. Vương triều Phù Nam đạt đến sự cực thịnh dưới triều vua
Kaundinya Jajavarman ( 478 – 514).
Người Phù Nam trong giai đoạn này đã đạt được nhũng thành tựu đáng kể
trong việc khai phá vùng đất này.
Theo sứ giả của nhà Hán là K’ang T’ai đi kinh lý vương quốc Phù Nam
(245 SCN) ông đã mô tả vương quốc này đã biết cách luyện kim, kinh đô
Vyadhapura có xây thành bằng ghạch kiên cố xung quanh, có hệ thống kênh đào
để thuyền bè có thể để thuyền bè đi xuyên qua lãnh thổ. Vương quốc Phù Nam có
nhiều thư viện với nhiều sách vở, chữ Phạn Ngữ, có luật lệ, hệ thống thâu thuế và
nông nghiệp, thương mãi đều phát triển.
Có thể nói rằng người Phù Nam xưa đã đạt được một thành tựu rực rỡ.
Trong tất cả các lĩnh vực, trở thành một vương quốc Phù Nam hùng mạnh.
25


×