UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN
----------
Chủ biên: CN. Võ Thị Nguyên
GIÁO TRÌNH
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Dùng cho hệ Đại học)
Vinh - 2014
MỤC LỤC
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT ................................... 1
CHƢƠNG 1: THỂ DỤC THỂ THAO VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƢỜI .................. 1
I. Vị trí sức khỏe trong cuộc sống .......................................................................... 1
II. Lịch sử phát triển TDTT và phong trào Olympic ............................................... 4
III. Lợi ích của hoạt động TDTT .............................................................................. 8
CHƢƠNG 2: VỆ SINH TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO ........... 13
I. Khái niệm .......................................................................................................... 13
II. Mục đích, ý nghĩa .............................................................................................. 13
III. Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ................................................ 14
IV. Phƣơng pháp tự theo dõi sức khỏe .................................................................... 25
CHƢƠNG 3: CHẤN THƢƠNG VÀ BỆNH THƢỜNG GẶP TRONG HOẠT
ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO .............................................................................. 29
I. Chấn thƣơng trong tập luyện TDTT ................................................................. 29
II. Một số chấn thƣơng thƣờng gặp trong TDTT .................................................. 36
III. Các bệnh thƣờng gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao .................... 50
PHẦN II . LÝ LUẬN CÁC MÔN THỰC HÀNH TDTT ..................................... 54
CHƢƠNG 1. THỂ DỤC DỤNG CỤ ( XÀ KÉP, XÀ LỆCH ) ............................... 54
I. Khái niệm – Lịch sử phát triển.......................................................................... 54
II. Đặc điểm ........................................................................................................... 56
III. Kỹ thuật bài liên hoàn xà kép............................................................................ 57
IV . Kỹ thuật bài liên hoàn xà lệch......................................................................... 58
V. THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU ...................................................................................... 59
CHƢƠNG 2. MÔN ĐIỀN KINH............................................................................ 65
I. KHÁI NIỆM...................................................................................................... 65
II. PHÂN LOẠI MÔN ĐIỀN KINH ..................................................................... 65
III. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH ................................ 67
NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT MỘT SỐ MÔN ĐIỀN KINH .................................... 71
I. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CHẠY .................................................................. 71
II. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CÁC MÔN NHẢY .............................................. 73
III. KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN ................................................................ 76
IV. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CHẠY NGẮN TRÊN CÁC CỰ LY KHÁC NHAU
84
V. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN ........... 85
VI. KỸ THUẬT NHẢY XA ................................................................................... 87
1. CHẠY ĐÀ ......................................................................................................... 87
2. GIẬM NHẢY.................................................................................................... 88
3. BAY TRÊN KHÔNG ....................................................................................... 89
4. RƠI XUỐNG CÁT ........................................................................................... 91
5. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NHẢY XA .............................. 92
VII.
KỸ THUẬT NHẢY CAO.................................................................... 94
1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN NHẢY CAO .................................................. 94
2. Ý NGHĨA - TÁC DỤNG .................................................................................. 95
3. ĐẶC ĐIỂM MÔN NHẢY CAO ....................................................................... 95
4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NHẢY CAO .......................................................... 95
5. CÁC KIỂU KỸ THUẬT NHẢY CAO ............................................................ 97
6. KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG ........................................ 99
7. KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU ÚP BỤNG ................................................... 99
8. KỸ THUẬT NHẢY CAO LƢNG QUA XÀ ................................................. 100
CHƢƠNG 3. BÓNG CHUYỀN ........................................................................... 102
I. NGUỒN GỐC ................................................................................................. 102
II. BẢN CHẤT MÔN BÓNG CHUYỀN ............................................................ 103
III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN ........................ 103
IV. TÁC DỤNG CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN .................................................. 104
V. CÁC KỸ THUẬT TRONG BÓNG CHUYỀN. ............................................. 105
1. TƢ THẾ ĐỨNG VÀ DI CHUYỂN TRONG BÓNG CHUYỀN ................... 105
2. CHUYỀN BÓNG ............................................................................................ 107
3. PHÁT BÓNG .................................................................................................. 113
4. ĐẬP BÓNG ................................................................................................... 115
5. CHẮN BÓNG ................................................................................................. 118
6. CHIẾN THUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN .............................................. 119
LUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN ..................................................................... 135
I. Sân thi đấu ....................................................................................................... 135
II. Lƣới và cột ...................................................................................................... 137
III. Bóng
139
IV. THỂ THỨC THI ĐẤU .................................................................................. 140
CHƢƠNG 4. CẦU LÔNG .................................................................................... 148
I. VỊ TRÍ – TÁC DỤNG MÔN CẦU LÔNG .................................................... 148
II. NGUỒN GỐC RA ĐỜI MÔN CẦU LÔNG .................................................. 148
III. MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT ĐÁNH CẦU ............................................... 151
IV. KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA CẦU LÔNG ..................................................... 153
V. CHIẾN THUẬT MÔN CẦU LÔNG .............................................................. 162
VI. LUẬT CẦU LÔNG ........................................................................................ 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 181
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc trong các trƣờng Đại học, cao đẳng,
Trung cấp chuyên nghiệp, để thực hiện mục tiêu đào tạo một cách toàn diện, góp
phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng nói chung và Giáo dục thể chất
nói riêng. Qua nhiều năm giảng dạy môn học GDTC, trên cơ sở nghiên cứu, tham
khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan cùng với tổng kết kinh nghiệm của bản
thân và các đồng nghiệp. Chúng tôi tiến hành biên soạn cuốn giáo trình Giáo dục
thể chất phục vụ dạy- học cho theo chƣơng trình GDTC dành cho sinh viên trƣờng
Đại học kinh tế Nghệ An.
Nội dung của cuốn giáo trình Giáo dục thể chất gồm 2 phần đƣợc bố trí sắp
xếp cân đối giữa lý luận và thực hành các môn thể thao. Với nội dung đã đƣợc
chọn lựa đảm bảo tính cơ bản, khoa học và thực tiễn. Hy vọng rằng cuốn giáo trình
này sẽ giúp ích cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giáo viên,
sinh viên trong trƣờng nói chung về lĩnh vực giáo dục thể chất.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Rất mong đƣợc sự
đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, cùng bạn đọc để những lần xuất bản sau
cuốn giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bộ môn giáo dục thể chất
Trƣờng Đại học kinh tế Nghệ An
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHƢƠNG 1: THỂ DỤC THỂ THAO VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƢỜI
I.
Vị trí sức khỏe trong cuộc sống
Sức khỏe là một trong những yếu tố cơ bản để học tập, lao động, bảo vệ tổ
quốc, nâng cao năng lực sản xuất, phát triển kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nƣớc Việt Nam XHCN.
Với ý nghĩa và vai trò quan trọng của sức khỏe trong cuộc sống nên từ xa
xƣa loài ngƣời đã biết quý trọng, gìn giữ sức khỏe cũng nhƣ gìn giữ nguyên khí
của Quốc gia .
Phƣơng ngôn Pháp có câu: “Mất tiền bạc là mất ít, mất thời gian là mất
nhiều, mất sức khỏe là mất tất cả”.
Ngƣời Trung Quốc coi “ Sức khỏe là trung tâm” của cuộc đời, biết gìn giữ
sức khỏe, kết hợp với vệ sinh dinh dƣỡng, coi trọng rèn luyện thân thể, có nếp sống
khoa học, điều độ là bí quyết để thành đạt của mỗi con ngƣời, mỗi gia đình và của
cả cộng đồng.
Dân tộc Việt Nam ta với truyền thống với truyền thống hơn bốn ngàn năm
dựng nƣớc và giữ nƣớc bằng kinh nghiệm từ xa xƣa đã đúc rút đƣợc rằng: “ Sức
khỏe và trí tuệ là tài sản lớn nhất của con người”.
Những phƣơng ngôn, quan niệm về sức khỏe nhƣ: “ Không ốm, không đau
thì giàu mấy chốc”, hoặc “ Khi người ta khỏe mạnh thì có trăm ngàn điều ước.
Nhưng khi ốm đau người ta chỉ ước một điều – đó là có sức khỏe”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại bằng tầm nhìn của một lãnh tụ thiên tài ngay từ
khi mới giành đƣợc độc lập. Trong muôn vàn gian khó, đất nƣớc còn nghèo đói,
thù trong giặc ngoài. Ngày 27/03/1946, ngƣời đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể
dục, bằng lời lẽ giản dị, xúc tích và dễ hiểu Bác kêu gọi:
“ Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chống giặc ngoại xâm kiến thiết đất nước, gìn giữ dân chủ gây đời sống mới
việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công. Mỗi sớm thức dậy, mọi người nên
giành ít phút để tập thể dục làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, như
vậy là sức khỏe. Việc này dễ thực hiện, già, trẻ, gái, trai, ai ai cũng làm được. Mỗi
1
người dân mạnh khỏe làm cho đất nước mạnh khỏe, mỗi người dân yếu ớt làm cho
cả nước yếu đi một phần. Dân cường thì nước thịnh, Tôi mong đồng bào ai cũng
cố gắng, siêng năng tập thể dục.
Tự tôi ngày nào cũng tập”.
Đến nay lời kêu gọi của Bác Hồ vẫn nguyên giá trị. Dƣới ánh sáng các nghị
quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nƣớc về công tác TDTT qua từng thời kỳ của
đất nƣớc. Đặc biệt là luật TDTT đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xá hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI đã từng bƣớc đƣa
sự nghiệp TDTT ngang tầm thời đại.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Sức khỏe là gì? Tại sao phải gìn giữ sức khỏe?
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Sức khỏe “ Đó là một trạng thái hài hòa
về thể chất, tinh thần và xã hội. Mà không chỉ có nghĩa là không có bệnh hoặc
thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi
trường”. Ngƣời có sức khỏe là ngƣời có khả năng giữ đƣợc lâu dài khả năng học
tập, lao động, công tác và có hiệu quả cao trong công việc.
Sức khỏe bao gồm sức khỏe từng ngƣời, sức khỏe gia đình, sức khỏe cộng
đồng và sức khỏe xã hội.
Tuy nhiên, không phải đến bây giờ con ngƣời mới quan tâm đến sức khỏe.
Từ nhiều năm trƣớc đây các nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời. Bằng các nghiên
cứu về cơ thể con ngƣời, các quy luật cơ bản về sự sống họ đã thông nhất về một
số quan điểm:
- Cơ thể sống con ngƣời là một bộ máy tinh vi và phức tạp. Nó hoạt động
thống nhất với nhau và thống nhất với môi trƣờng bên ngoài để tồn tại và phát
triển.
- Bản chất của sự sống là quá trình trao đổi chất, quá trình đồng hóa và dị
hóa này có quy luật: Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Muốn tăng cƣờng sức khỏe, kéo dài
tuổi thọ ngƣời ta thƣờng dùng một số phƣơng pháp nhƣ: Dùng thuốc, Dùng các thủ
pháp y học, Chủ động rèn luyện cơ thể để phòng chống bệnh tật, thích nghi với sự
biến đổi của môi trƣờng…
1. Dùng thuốc
Khi cơ thể bị bệnh tật, ốm đau. Nếu dùng đúng thuốc, đúng theo sự chỉ dẫn
của y bác sỹ, bệnh tật có thể bị đẩy lùi. Hiện nay trên thị trƣờng có hàng ngàn loại
2
thuốc khác nhau với đủ các kiểu quảng cáo hấp dẫn. Nhƣng phải khẳng định rằng
đến nay không có loại thuốc nào là “Thần dƣợc” có thể giúp con ngƣời đƣợc “
Trƣờng sinh bất lão”. Dùng thuốc dù là đông y hay tây y cũng giống nhƣ con dao
hai lƣỡi. Đang khỏe mạnh mà dùng thuốc thì không có tác dụng, cơ thể sẽ đào thải
gây lãng phí. Dùng sai mục đích hoặc sự chỉ dẫn còn gây nên các tác dụng phụ
ngoài ý muốn. Do vậy không thể coi đây là phƣơng án chủ động để gìn giữ và
nâng cao sức khỏe đƣợc.
2. Dùng các thủ pháp y học
Các thủ pháp bao gồm nhƣ: Truyền dịch, cấy ghép hoặc thay thế một số bộ
phận trên cơ thể. Với sự tiến bộ nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật, không ai có thể
phủ nhận rằng y học hiện đại ngày nay có những bƣớc tiến rất dài và đạt đƣợc
những thành tựu to lớn giúp con ngƣời chống lại bệnh tật nhờ những phát minh về
hóa dƣợc và máy móc thiết bị hiện đại, tinh xảo. Ngành y sinh học còn làm chúng
ta kinh ngạc khi các nhà khoa học đã lập đƣợc bản đồ gen về ngƣời, nghiên cứu
gen di truyền để khắc chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Sáng tạo ra những bộ phận có
thể nối ghép hoặc thay thế các bộ phận trên cơ thể bị hƣ hỏng. Hơn nữa một số nhà
khoa học còn công bố sẽ “ Nhân bản vô tính ở con ngƣời…”. Tuy nhiên về vấn đề
này ở các nƣớc phát triển, nơi có nền y học cao thì có đến 2/3 số trƣờng hợp bệnh
tật không giải quyết đƣợc bằng thuốc men và những máy móc hiện đại nhất. Ngành
y sinh tuy chữa đƣợc số bệnh hiểm nghèo nhƣng chỉ chữa đƣợc “phần ngọn” của
bệnh tật. Rõ ràng mặt trái của y học hiện đại và y sinh học đã tách rời con ngƣời ra
khỏi tự nhiên làm mất đi tính cân bằng thiên nhiên với con ngƣời, kem theo nó là
những hậu quả nguy hại lâu dài nhƣ sự rối loạn về tâm,sinh lý. Làm suy nhƣợc
hoặc làm mất đi chức năng miễn nhiễm của cơ thể.
3. Chủ động rèn luyện cơ thể để phòng chống bệnh tật, thích nghi với sự
biến đổi của môi trường.
Bằng những nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa
học thống nhất cao với nhau về nhận định: Muốn nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi
thojthif phải luôn “đánh thức”, khơi dậy ở mỗi con ngƣời bản năng hoạt động
sống, bản năng này là các hoạt động vận động bao gồm nhƣ: Đi bộ, chạy, nhảy, hít
thở… Đố chính là các tác nhân làm tăng trƣởng một số Hocmon có lợi cho các
phản ứng bảo vệ cơ thể. Tăng cƣờng sức đề kháng và khả năng thích nghi với hoàn
3
cảnh môi trƣờng khi bị thay đổi. Tạo thành thói quen tích cực trong việc duy tu,
bảo dƣỡng các cơ quan vận động, cơ quan nội tạng trong quá trình phát triển và
hoàn thiện ở cơ thể con ngƣời.
Ngày nay, với nhịp sống công nghiệp luôn bận rộn, hối hả. Nạn ô nhiễm môi
trƣờng, rác thải công nghiệp đang là những vấn nạn của các nƣớc đang phát triển
nhƣ Việt Nam. Các phƣơng tiện hiện đại nhƣ: Ô tô, xe máy, máy bay rất tiện lợi
trong sinh hoạt, đi lại. Nhƣng mặt trái lại là kẻ thù vô hình tạo ra lực cản và sức ỳ
làm cho cơ thể con ngƣời trì trệ, phát triển không hài hòa, cân đối và làm nảy sinh
một số bệnh tật không kiểm soát nổi nhƣ: Ung thƣ, tim mạch, huyết áp, Street,.v.v.
Việc khởi dậy các “ hoạt đông sống” là một trong những biện pháp tiện lợi, rẻ tiền,
dễ thực hiện và mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Đó chính là những phƣơng tiện hữu
hiệu giúp cho con ngƣời giữ gìn, nâng cao sức khỏe hƣớng tới các mục tiêu trong
cuộc sống. Do vậy các loại hình vận động thể chất, các phƣơng tiện rèn luyện thân
thể lần lƣợt ra đời và liên tục phát triển với nhiều hình thức và quy mô thích hợp
cho mọi lứa tuổi, giới tính. Việc tập luyện TDTT không bao giờ là muộn cả. Ai
cũng có thể tập luyện đƣợc và tập bất cứ nơi nào, lúc nào. Từ thói quen lành mạnh
trở thành ý thức của mỗi ngƣời và nó sẽ là hành trang cuộc sống đi theo suốt cuộc
đời chúng ta.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh những nhà hoạt động chính trị, khoa khoa,
xã hội xuất sắc và những ngƣời có chí lớn thƣờng là những ngƣời rèn luyện về mọi
mặt: Học vấn, đạo đức và đặc biệt là chăm lo, giữ gìn sức khỏe để làm việc và
cống hiến cho xã hội.
II.
Lịch sử phát triển TDTT và phong trào Olympic
Nghiên cứu lịch sử phát triển TDTT không thể không gắn với sự phát sinh
phát triển của xã hội loài ngƣời, bởi xã hội loài ngƣời luôn tồn tại ba loại hoạt
động sản xuất cơ bản:
1. Sản xuất tự thân của loài ngƣời tức tự sinh sôi nảy nở của bản thân loài
ngƣời.
2. Sản xuất vật chất – tức là các hoạt động kinh tế.
3. Sản xuất tinh thần – tức là các hoạt động vân hóa, tinh thần.
Ba loại hình hoạt động này là tiền đề cơ bản cấu thành nên xã hội loài ngƣời
và găn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
4
TDTT là hiện tƣợng của xã hội nằm ở loại hình sản xuất giá trị hóa, tinh
thần. Nó vừa là sản phẩm do con ngƣời sáng tạo ra lại vừa là thành phẩm có giá trị
phi vật thể rất to lớn hỗ trợ cho xã hội phát triển. Khi cơ sở hạ tầng xã hội (kinh tế,
các công trình giao thông, kiến trúc, đền đài…) phát triển thì các cơ sở của kiến
trúc thƣợng tầng xã hội (Đạo đức, tín ngƣỡng, pháp luật, văn hóa…) phát triển. Đó
là quy luật. Sự xuất hiện, phát sinh, phát triển của TDTT cũng không nằm ngoài
quy luật đó.
- Ngay từ khi xuất hiện thời kỳ xã hội nguyên thủy. Cuộc sống loài ngƣời
lúc này chủ yếu là săn bắn và hái lƣợm để sinh tồn. Cuộc sống trở nên ngày một
khó khăn hơn cùng với thiên tai, địch họa, nguồn thức ăn khan hiếm…Con ngƣời
nguyên thủy đã sớm biết luyện tập phóng lao, ném đá, tập chạy, nhảy…chính là
chuẩn bị tốt về thể lực nhằm săn bắt đƣợc nhiều muông thú hơn cho cuộc sống,
chống lại thú dữ để sinh tồn.
- Khi xã hội loài ngƣời có phân chia giai cấp, giai cấp thống trị sử dụng
TDTT nhƣ công cụ để rèn luyện binh lính, đàn áp những cuộc nổi dậy của nô lệ,
của những ngƣời nghèo nổi lên chống đối xã hội thống trị.
- Trong xã hội tiền tƣ bản thì TDTT ngoài chức năng duy trì đẳng cấp xã
hội, hƣớng vào việc vui chơi, giải trí cho giai cấp quý tộc nó còn là phƣơng tiện
tập luyện quân sự để có sức mạnh chiếm cứ thuộc địa, xâm lƣợc bóc lột các dân
tộc khác.
- Xã hội tƣ bản và tƣ bản tập đoàn ngày nay đã coi TDTT không chỉ là mục
đích, là quyền lợi giai cấp mà còn là vì lợi ích cá nhân nhà tƣ bản, đó là lợi nhuận
tƣ bản. Các câu lạc bộ nhà nghề thực sự là những doanh nghiệp cổ phần và là
ngành công nghiệp giải trí với những khoản lợi nhuận khổng lồ.
- Chế độ XHCN lấy con ngƣời làm trung tâm. Coi yếu tố con ngƣời là quyết
định sự đi lên của xã hội. Con ngƣời toàn diện là con ngƣời có đầy đủ phẩm chất
đạo đức, có năng lực chuyên môn cao và có thể chất cƣờng tráng để xây dựng xã
hội mới. Nên TDTT trong xã hội chúng ta là “ Thể dục cho mọi ngƣời, phục vụ
mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ văn minh, đáp ứng với nền kinh tế
thị trƣờng có định hƣớng XHCN”. (Trích nghị quyết TW4 khóa VII và Nghị quyêt
TW2 khóa VIII đảng CSVN).
5
Xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển, phát triển TDTT khong thể
không nói đến phong trào olympic. Đó là di sản lớn lao về thể thao của nhân loại.
Nó xuất hiện vào năm 776 trƣớc Công Nguyên. Lúc này trong xã hội cổ Ly Lạp
do tình trạng chiến tranh liên miên đòi hỏi con ngƣời phải có thân thể khỏe mạnh,
nhanh nhẹn, cƣờng tráng. Những ngƣời xuất thân từ tầng lớp quý tộc, thị dân
thƣờng mƣu tìm thắng lợi trong các cuộc thi đấu thể thao để khẳng định ƣu thế của
mình. Khắp nơi đều có các cuộc thi đấu thể thao nó đƣợc coi nhƣ một bộ phận
trong đời sống và phong tục lúc bấy giờ. Nhƣng đáng kể nhất là đại hội thể thao tổ
chức tại một thành phố nhở trong vùng núi olimpia, nơi ngƣời Hy Lạp cổ thờ các
vị thần linh. Đại hội có ảnh hƣởng đến phong trào thể thao ở các nơi khác. Theo
cổ Hy Lạp cứ đến năm Nhuận – (4 năm một lần) là năm tổ chức Đại hội, hàng
ngàn ngƣời từ khắp mọi nơi kéo về tham dự.
Có nhiều truyền thuyết và luận cứ khác nhau về ngƣời đề xƣng Đại hội
Olympic cổ đại. Nổi bật là có những điều quy ƣớc rất nghiêm ngặt là ai đến dự
Đại hội đều không đƣợc mang theo vũ khí. Trong những ngày diễn ra Đại hội các
nơi tạm ngừng chiến tranh với nhau. Đó cũng là nguồn gốc của ngày hội hòa bình
- hữu nghị giữa con ngƣời, giữa các bộ tộc, giữa các quốc gia thông qua đại hội
Olympic. Có thể nói rằng sự phát triển của phong trào Olympic cổ đại phản ánh
lịch sử xã hội Hy Lạp từ khi hình thành, hƣng thịnh và đến khi suy vong.
Phong trào Olympic cổ đại cực thịnh vào thời kỳ có cuộc chiến tranh xâm
lƣợc Ba Tu (khoảng năm 600 – 449 trƣớc Công nguyên). Giai cấp thống trị coi
Đại hội Olympic ở giai đoạn này là một thủ đoạn chủ yếu để tăng cƣờng thế lực
của mình. Những thắng lợi của đội quân Hy Lạp chống quân lƣợc Ba Tƣ ở một
mức độ chính xác là kết quả của việc thực hiện TDTT cho các chiến binh và dân
chúng Hy Lạp. Trong các cuộc chiến tay đôi, đấu kiếm giáp lá cà. Ngƣời Hy Lạp
thƣờng giành thắng lợi vị khỏe hơn, mạnh hơn, nhanh hơn.
Sau chiến thắng quân xâm lƣợc Ba Tƣ. Hoạt động TDTT đạt đến mức phổ
cập chƣa từng có. Nhƣng đến thế kỷ III trƣớc Công nguyên phong trào bƣớc vào
thời kỳ suy tàn phản ảnh mẫu thuẫn gay gắt xã hội Hy Lạp. Các cuộc khởi nghĩa
của nô lệ nổi lên liên tục. Đế quốc La Mã thừa cơ can thiệp đánh thắng Hy Lạp và
tƣớc đi quyền độc lập của nƣớc này. Thực sự thì ngƣời La mã cũng làm quen với
phong tục của Hy Lạp, tỏ ra khá hứng thú với phong trào Olympic, tiếp tục cho tổ
6
chức và còn bảo hộ cho nhiều các Đại hội Olympic về sau. Đầu năm 394 thời
Hoàng đế La mã Thêôđozơ thì ra lệnh cấm tổ chức Đại hội Olympic. Chấm dứt
lịch sử phong trào Olympic cổ đại sau 239 lần tổ chức xuyên suốt thời gian hai
Thiên niên kỷ.
Nam tƣớc Pleđơ Cubectanh – Nhà sƣ phạm – Nhà xã hội học nổi tiếng
ngƣời pháp đƣợc coi là ngƣời đề xƣớng phục hồi phong trào Olympic hiện đại sau
1.500 năm bị gián đoạn.
Đầu năm 1889, nhà sƣ phạm Pháp - Pieđờ Cubéctanh (ông sinh năm 1863
mất năm 1937) đã lên tiếng phục hồi các cuộc thi đấu Olympic. Ông đã nhiều năm
giữ chức tổng thƣ ký Liên đoàn thể thao Pháp, đã có vai trò lớn trong việc soạn
thảo những nguyên tắc về lý luận, tổ chức và tƣ tƣởng của phong trào Olympic
hiện đại. Sáng kiến của ông đã đƣợc các nhà hoạt động trong phong trào thể thao
của nhiều nƣớc trên thế giới ủng hộ .
Tháng 6- 1894, hội nghị Olympic lần thứ nhất đã đƣợc tiến hành tại Pari với
sự có mặt của đại biểu 12 nƣớc (21 nƣớc đã gửi thƣ tán thành). Tại hội nghị, đã
thảo luận vấn đề khôi phục đại hội Olympic quốc tế trong đó gồm các đại biểu của
Hi Lạp, Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Thụy điển, Hungari, Tiệp khắc, Italia, Bỉ,
Achentina, Niu Dilân. Chủ tịch uỷ ban Olympic quốc tế đầu tiên (1894-1896) là
Dêmêtriux- Vikêlax ngƣời Hi Lạp sau đó Pie-Cubéctanh đã giữ chức này và ông
là ngƣời đứng đầu uỷ bản Olympic cho đến năm 1925. Tại hội nghị đã thông qua
Hiến chƣơng Olympic trong đó qui định những qui tắc cơ bản tiến hành đại hội
Olympic, mục đích và nhiệm vụ của uỷ ban Olympic quốc tế. Thông qua hiến
chƣơng Olympic, các Nghị quyết của phong trào đã giải quyết hàng loạt các
phƣơng hƣớng và mục tiêu cho con ngƣời, vì con ngƣời nhƣ:
- Sƣ phạm học, Thể dục – Thể thao và vấn đề sức khỏe cộng đồng.
- Phát triển nền giáo dục Thể thao ở các trƣờng học, các vùng nông thôn,
thành thị.
- Thể thao đối với phụ nữ, thể thao cho mọi ngƣời.
- Văn học, nghệ thuật phục vụ phong trào Olympic.
- Tâm lý học, sinh lý học trong hoạt động TDTT.
- Đấu chống Đôpinh trong thể thao.
- Cống hiến cho thể thao trong xã hội hiện đại.
7
- Lý tƣởng và đạo đức thể thao Olympic.
Với phƣơng châm chuyên môn là “Nhanh hơn nữa, cao hơn nữa, mạnh hơn
nữa” nhƣng vẫn có thể thấy rằng những năm gần đây phong trào thể thao trên thế
giới nói chung và phong trào Olympic nói riêng đã góp phần làm cho các dân tộc
xích lại gần nhau, hiểu biết nhau hơn, làm cho thể thao thực sự trở thành phƣơng
tiện củng cố tình hữu nghị giữa các VĐV và hân dân các nƣớc có chế độ xã hội
khác nhau. Các lực lƣợng tiến bộ của tất cả các nƣớc có nhiệm vụ góp phần làm
phát triển nền thể thao. Bỏi lẽ thể thao chứa đựng trong bản thân nó những lý
tƣởng nhân đạo của tiến bộ loài ngƣời.
Việt Nam bƣớc vào vũ đài thể thao Olympic vào năm 1980 nhân thế vận hội
lần thứ 22 đƣợc tổ chức tại Matxcơva (Nga). Là thành viên thứ 161 của Ủy ban
Olympic quốc tế. Trải qua hai cuộc chiến tranh suốt 30 năm chống Pháp và Mỹ.
Đất nƣớc ta đang trên con đƣờng đổi mới. Nền thể thao non trẻ của Việt Nam lúc
này chủ yếu là tham gia hội nhập với ban bè quốc tế. Sau những kỳ thế vận hội
Olympic năm 1988 tại Seoul (Hàn Quốc), 1992 tại Barcelona (Tây Ban Nha),
1996 tại Astlanta (Hoa Kỳ), 2000 tại Sidney (Ôxyraylia), 2004 tại Athens (Hy
Lạp). VĐV Trần Hiếu Ngân đã giành đƣợc một huy chƣơng Bạc của môn võ
Teakowdo tại thế vận hội năm 2000.
Qua các kỳ đại hội thể thao các nƣớc khu vực Đông Nam Á (Seagame), Việt
Nam đã khẳng định đƣợc sự vƣơn lên mạnh mẽ với vị trí số 1 trong kỳ Seagame
lần thứ 22 đƣợc tổ chức tại Việt Nam, thƣờng xuyên canh tranh ngôi đầu khu vực
với Thái Lan. Đây là một bƣớc bứt phá ngoạn mục của thể thao Việt Nam dƣới sự
lãnh đạo của Đảng CSVN trên con đƣờng đổi mới và hội nhập quốc tế. Chúng ta
có quyền hy vọng trong tƣơng lai không xa, Việt Nam sẽ tiến xa hơn nữa trên các
đấu trƣờng khu vực và thế giới trong xu hƣớng hội nhập toàn cầu vì bình đẳng,
bác ái của các dân tộc.
III.
Lợi ích của hoạt động TDTT
Có thể khẳng định rằng hoạt động TDTT mang lại nhiều lợi ích. Những
ngƣời thƣờng xuyên luyện tập TDTT một cách hệ thống, khoa học sẽ có đƣợc:
1. Thân thể cƣờng tráng, cân đối với hệ thống cơ săn chắc, sự đàn hồi, tăng
trƣơng lực cơ là rất rõ ràng bởi có sự tăng trƣởng về thiết diện ngang của các sợi
8
Miôzin và Actin. VĐV thể hình nhƣ: Lý Đức, Phạm Văn Mách là những ví dụ
điển hình thông qua việc tập luyện một cách có hệ thống và khoa học.
2. Hệ thống các xƣơng, khớp, dây chằng đƣợc củng cố vững chắc. Mật độ
canxi trong xƣơng tăng, xƣơng dày và to ra, một chức năng rất quan trọng của tủy
xƣơng chính là “ nhà máy” sản xuất và tái tạo ra hồng huyết cầu cho cơ thể, chức
năng này đƣợc duy trì, cải thiện, số hồng cầu tăng trƣởng và ổn định giúp cơ thể
có “sức trẻ” lâu dài. Điều này đƣợc giải thích và chứng minh ở những ngƣời
thƣờng xuyên tập luyện TDTT là những ngƣời có thể hình, vóc dáng trẻ trung hơn
những ngƣời ít tập luyện.
3. Hệ thống tim mạch, hô hấp đƣợc cải thiện. Cơ thể ngƣời bình thƣờng có
nhịp đập tim trung bình 70 lần/ phút. Tần số hô hấp 13-14 lần/phút. Khi vận động
với cƣờng độ cao, hệ thống này đƣợc rèn luyện, cải thiện có thể chịu đựng đƣợc
tần số 180 lần/phút (VĐV cao cấp có thể tới 200 lần/phút). Khi nghỉ ngơi, hồi
tỉnh, nhịp tim có xu hƣớng chậm đều (60-65 lần/phút). Mạch trầm, tiếng tim rõ,
lƣợng máu tống đi nuôi cơ thể rất “ kinh tế”. Do đó tập luyện TDTT làm cho cơ
thể có sự dẻo dai, làm việc đƣợc dài thời gian, lâu bị mỏi mệt.
Ngƣợc lại với ngƣời ít rèn luyện hoặc không tập luyện, các thực nghiệm đã
chứng tỏ họ không thể chịu đƣợc cƣờng độ tập luyện với tần số khi nhịp tim lên
đến 120 lần/ phút. Khi vận động cao tiếng thở hổn hển, nông và yếu rõ rệt.
4. Hệ thống thần kinh đƣợc củng cố, các phản xạ có điều kiện đƣợc hình
thành vững chắc tăng cƣờng cho các kỹ thuật nghề nghiệp. hệ thần kinh phó giao
cảm và hệ thần kinh ngoại biên hoạt động tăng làm giảm tải cho hệ thống thần
kinh trung ƣơng, giúp đầu óc con ngƣời thƣờng xuyên đƣợc thoải mái, nhẹ nhõm,
làm việc hiệu quả, tránh đƣợc một số bệnh thƣờng gặp trong thời đại công nghiệp
hóa nhƣ: Street, huyết áp tăng, giảm không rõ nguyên nhân, thiểu năng tuần hoàn
não, trầm cảm.v.v.
5. TDTT còn là phƣơng tiện hữu ích giúp con ngƣời hiểu biết, gần gũi đoàn
kết nhau hơn. Các cuộc thi đấu TDTT góp phần tăng cƣờng sự giao lƣu, học hỏi
giữa các đơn vị, trƣờng học. TDTT còn là sứ giả của hòa bình, hữu nghị chống
nạn phân biệt chủng tộc giữa các quốc gia có màu da, tôn giáo, thể chế xã hội
chính trị khác nhau…
9
Với lợi ích thiết thực nhƣ vậy không phải tập luyện một cách “ tùy hứng” là
có kết quả và phải tuân theo 5 nguyên tắc GDTC. Đó là:
- Nguyên tắc tập luyện tăng tiến.
- Nguyên tắc tập luyện thƣờng xuyên liên tục và có hệ thống.
- Nguyên tắc trực quan.
- Nguyên tắc tập luyện toàn diện.
- Nguyên tắc đối đãi cá biệt.
4.
Mục đích, nhiệm vụ của môn học Giáo dục thể chất và hệ thống
quản lý công tác thể thao trƣờng học.
1. Mục đích
Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thƣờng
xuyên.
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
- Giáo dục mầm non có: nhà trẻ, mẫu giáo.
- Giáo dục phổ thông có: tiểu học, THCS, THPT.
- Giáo dục nghề nghiệp có: TCCN và dạy nghề
Giáo dục đại học có đào tạo trình độ: CĐ, ĐH, cao học (thạc sỹ), NCS
(tiến sỹ).
Giáo dục Đại học là khâu quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam, trực
tiếp đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, cung cấp cho đất nƣớc nguồn lao động chủ
yếu trên mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội – an ninh, quốc phòng.
- Mục tiêu của giáo dục Đại học là đào tạo ra những cán bộ có trình độ khoa
học kỹ thuật cao, tay nghề vững vàng, có đạo đức nhân cách tốt, có thể lực và sức
mạnh trí tuệ, có năng khiếu thẩm mỹ và lòng yêu nƣớc, trung thành với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Đại hội VI của Đảng CSVN năm 1986 mở đầu cho sự đổi mới ở Việt
Nam xác định “ Nhân tố con ngƣời” đƣợc coi là nguồn lực to lớn, quý báu nhất, có
tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trên con đƣờng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong chiến lƣợc về con ngƣời đối tƣợng
học sinh, sinh viên luôn là trung tâm.
10
- Luật TDTT đƣợc Quốc hội khóa XI (Kỳ họp thứ 9 và 10 năm 2006) thảo
luận thông qua đã thể chế hóa đối với mọi công dân trong công tác TDTT.
- Trƣớc yêu cầu về đổi mới đất nƣớc và hội nhập quốc tế đặt ra nhiều vấn
đề mới trong quản lý đào tạo và giáo dục sinh viên nhƣ: Việc làm, học vấn, sức
khỏe, tình yêu, hôn nhân và gia đình, phòng chống các loại dịch bệnh, môi trƣờng,
tệ nạn xã hội.v.v. xuất hiện và đồng thời phải giải quyết trong đó có vấn đề về giáo
dục thể chất (GDTC) và thể thao.
- Để đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp đổi mới, đáp ứng đƣợc nhu cầu của
sinh viên. Mục đích của GDTC cho sinh viên là góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ
khoa học kỹ thuật có thể chất cƣờng tráng, có tri thức và tay nghề đáp ứng đƣợc
với nhu cầu của nền kinh tế thi trƣờng. Nó có vai trò to lớn góp phần giáo dục
toàn diện cho sinh viên thông qua các bài tập trong chƣơng trình giáo dục thể chất
của nhà trƣờng nhằm chủ động nâng cao sức khỏe, thể chất, năng lực vận động,
năng lực tự tập luyện để gìn giữ sức khỏe nâng cao hiệu quả trong học tập, công
tác.
- GDTC góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh. Thắt
chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa các cơ quan, đơn vị, ngăn chặn tệ nạn xã hội.
Tăng cƣờng sự hiểu biết, mối quan hệ giữa các trƣờng, các ngành nghề, các vùng
miền. Mở rộng khả năng hòa nhập giao lƣu với sinh viên các nƣớc trong khu vực
và trên thế giới.
- GDTC còn là môi trƣờng giáo dục rèn luyện ý chí, đạo đức cho thế hệ
sinh viên, phát hiện bồi dƣỡng các tài năng thể thao cho đất nƣớc.
2. Nhiệm vụ GDTC trong các trƣờng Đại học
- Giáo dục cho sinh viên đạo đức và nhân cách con ngƣời Việt nam. Rèn
luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật. Tính năng động sáng tạo trong học
tập, có nếp sống lành mạnh.
- Hình thành và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản của một số
môn thể thao và trang bi cho sinh viên những tri thức chuyên môn cần thiết nhƣ:
- Những cơ sở lý luận về tập luyện và thi đấu TDTT.
- Một số phƣơng pháp sử dụng các phƣơng tiện tập luyện TDTT, phƣơng
pháp tự tập luyện và phòng ngừa chấn thƣơng. Có khả năng tự tổ chức hoặc vận
động mọi ngƣời cùng tập luyện TDTT.
11
- Củng cố và tăng cƣờng sức khỏe, phát triển cơ thể cân đối, hài hòa, phát
triển các tố chất thể lực nhƣ: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo theo tiêu
chuẩn “ Rèn luyện thân thể” của Quốc gia và luật TDTT qui định.
3. Hệ thống quản lý thể thao trƣờng học.
Ở nƣớc ta hiện nay có hai hệ thống quản lý, điều hành công tác GDTC và
thể thao trong trƣờng học: Đó là hệ thống tổ chức quả lý nhà nƣớc và hệ thống xã
hội hóa TDTT.
- Hệ thống quản lý nhà nƣớc cao nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham mƣu
công tác GDTC cho Bộ là Vụ công tác Học sinh – Sinh viên.
- Hệ thống quản lý tại các trƣờng Đại học. Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách
nhiệm chung chỉ đạo, kiểm tra công tác GDTC của sinh viên. Bộ môn GDTC có
trách nhiệm tổ chức quá trình giảng dạy theo chƣơng trình GDTC của Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định. Kiểm tra, theo dõi kết quả học tập môn học của sinh viên
theo định kỳ.Đồng thời phối hợp với các đoàn thể quần chúng nhƣ Đoàn thanh
niên, Hội sinh viên .v.v..nhằm phát triển phong trào TDTT ngoại khóa của học
sinh, sinh viên trong trƣờng.
Trong trƣờng Đại học có ban Văn – Thể hoặc Hội đồng TDTT có nhiệm vụ
tƣ vấn, giúp hiệu trƣởng quản lý, chỉ đạo công tác hoạt động TDTT của trƣờng, tổ
chức các giải thể thao truyền thống hàng năm nhƣ: Bóng đá, bóng chuyền, cầu
lông, bóng bàn, chạy việt dã.v.v..Tập huấn các đội tuyển thể thao sẵn sàng thi đấu
các giải của ngành và địa phƣơng tổ chức. Bộ môn GDTC và các giáo viên thể dục
là nòng cốt cho các phong trào.
Đơn vi cơ sở của TDTT sinh viên trong trƣờng Đại học là câu lạc bộ các
môn thể thao. Nó có nhiệm vụ thu hút sinh viên thƣờng xuyên tham gia tập luyện
và là nơi phát hiện, tuyển chọn các vận động viên năng khiếu, tổ chức huấn luyện
các vận động viên này swanx sàng tham gia các giải thể thao do trƣờng, địa
phƣơng và ngành tổ chức.
Chƣơng trình học môn GDTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định bắt
buộc đối với sinh viên các trƣờng Đại học là 150 tiết đƣợc chia thành 5 đơn vị học
trình, mỗi sinh viên phải tham gia học tập đầy đủ nội dung các môn học. Khi kết
thúc 5 học phần với điểm số đạt yêu cầu trở lên sẽ đƣợc Hiệu trƣởng nhà trƣờng ra
quyết định cấp chứng chỉ học môn GDTC theo kết quả xếp loại trong quá trình
12
học tập . Chứng chỉ này là điều kiện phải có trƣớc khi đi thực tập tốt nghiệp và là
cơ sở để xét thi hoặc làm luận văn tốt nghiệp.
Việc tập luyện ngoại khóa và tham gia đều đặn các sinh hoạt câu lạc bộ
TDTT là biện pháp rất tốt giúp sinh viên hoàn thành tốt nội dung chính khóa.
Ngoài ra nhà trƣờng còn có các chế độ, chính sách đối với những sinh viên là vận
động viên các đội tuyển thể thao của trƣơng nhƣ đƣợc phép hoàn thi, đƣợc cộng
điểm rèn luyện, đƣợc miễn tiền lao động hàng năm nhằm động viên khuyến khích
mọi ngƣời tham gia tập luyện, duy trì truyền thống thể thao nhà trƣờng trong
nhiều năm qua.
CHƢƠNG 2: VỆ SINH TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO
I.
Khái niệm
Vệ sinh TDTT là một môn khoa học nghiên cứu về tác động của tập luyện
TDTT đối với cơ thể và phƣơng pháp tập luyện để tăng cƣờng đƣợc sức khỏe , trên
cơ sở đó đặt ra các yêu cầu với mục đích phát huy cao nhất tác dụng của TDTT đối
với việc rèn luyện, tăng cƣờng sức khỏe. Đồng thời còn nghiên cứu các yêu cầu vệ
sinh tƣơng ứng khác nhƣ vệ sinh dinh dƣỡng, vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh cá nhân,
sân bãi...
II.
Mục đích, ý nghĩa
1. Mục đích
Chúng ta đều biết TDTT là một nội dung giáo dục trong hệ thống giáo dục
XHCN nói làm mục đích giúp cho cơ thể con ngƣời phát triển nhanh và hoàn
chỉnh, tăng cƣờng sức khỏe , nâng cao khả năng lao động sản xuất, đảm bảo cho
mọi ngƣời sống hạnh phúc.
2. Ý nghĩa
Trong bất kỳ phƣơng pháp bồi dƣỡng sức khỏe nào cũng cần phải có yêu
cầu điều kiện vệ sinh tƣơng ứng. Nếu không có sẽ không thực hiện đƣợc mục đich
bồi dƣỡng mà chỉ tốn công vô ích, thậm chí còn dẫn đến phản tạc dụng, riêng đối
với phƣơng pháp dùng TDTT để rèn luyện sức khỏe thì yêu cầu điều kiện vệ sinh
lại chiếm vai trò cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa quyết định hiệu quả. VD: Nếu
không nắm đƣợc yêu cầu vệ sinh tập luyện, không có nguyên tắc, không có
13
phƣơng pháp đúng sẽ dẫn đến mệt mỏi quá độ có hại cho sức khỏe…Và nếu
không nắm đƣợc yêu cầu điều kiện vệ sinh tƣơng ứng nhƣ vệ sinh cá nhân, dinh
dƣỡng, môi trƣờng…sẽ không phát huy đƣợc tác dụng cao nhất của TDTT.
III.
Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT
1. các nguyên tắc cơ bản trong tập luyện TDTT
Luyện tập TDTT có tác dụng tăng cƣờng sức khỏe, nhƣng TDTT chiếm vai
trò chủ yếu mang tính chất giáo dục thân thể con ngƣời. Trong TDTT có rất nhiều
môn khác nhau, nên chúng cũng có tác dụng khác nhau nhƣ môn tập cá nhân, tập
thể, có đối kháng, có dụng cụ, trên dụng cụ dƣới nƣớc, trên không …
Do đặc điểm và tác dụng của từng môn khác nhau cho nên chỉ có thể áp
dụng cho các lứa tuổi, giới tính, sức khỏe và trình độ tập luyện khác nhau. Trong
các môn đều có yêu cầu vệ sinh tập luyện khác nhau, phƣơng pháp khác nhau
nhƣng đều phải chấp hành một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện TDTT sau:
1.1 Nguyên tắc tập luyện tăng tiến
Nguyên tắc này đƣợc căn cứ vào quá trình hình thành kỹ năng động tác và
quá trình thích nghi của cơ thể để xây dựng bài tập, do đó khi tập luyện yêu cầu
phải tập luyện từ động tác dễ đến động tác khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ khối lƣợng nhỏ đến khối lƣợng lớn, từ hoạt động nhẹ nhàng đến hoạt
động căng thẳng…
1.2 Nguyên tắc tập luyện thƣờng xuyên liên tục và có hệ thống
Muốn nắm đƣợc kỹ thuật tốt, thành tích cao yêu cầu phải thƣờng xuyên liên
tục, việc tập luyện thƣờng xuyên liên tục không chỉ đơn thuần về củng cố động
tác mà còn tăng cƣờng sức khỏe rèn luyện khả năng thích nghi của cơ thể. Cơ thể
con ngƣời có một cơ cấu vô cùng tinh vi và phức tạp muốn cho các hệ thống, cơ
quan riêng biệt hoạt động đồng thời với nhau, và phát huy khả năng cao nhất đáp
ứng yêu cầu thì phải thƣờng xuyên rèn luyện để đủ khả năng thích nghi đạt thành
tích cao nhất của tác động TDTT.
1.3 Nguyên tắc Tập luyện toàn diện
Tập luyện phát triển toàn diện, không có nghĩa là tập luyện tất cả các môn
TDTT mà tập luyện nhƣ thế nào đó để có thể phát triển cả về hình thái lẫn chức
năng của cơ thể, hay nói sâu hơn là phát triển tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức
bền, mềm, dẻo, và sự khéo léo. Sự phát triển toàn diện này làm cơ sở để nâng cao
14
thành tích trong tập luyện. Vì tất cả các môn TDTT khác nhau đều yêu cầu một
loại tố chất vận động khác nhau, nhƣng các loại tố chất vận động trong cơ thể đều
có mối quan hệ khăng khít với nhau, làm ảnh hƣởng và thúc đẩy nhau phát triển.
nếu trong quá trình tập luyện chỉ chú ý phát triển một loại tố chất nào đó, bƣớc
đầu thành tích tập luyện phát triển tốt nhƣng đến một giai đoạn nhất định thành
tích sẽ dừng lại và sau này tập luyện công phu cũng khó có thể nâng cao thành
tích lên đƣợc, hoặc chỉ thích tập một môn nào đó không có tính chất hoạt động
toàn thân sẽ dẫn đến cơ thể phát triển không cân đối (theo thuyết học La mác bộ
phận nào cơ thể hoạt động nhiều thì bộ phận đó đƣợc phát triển, bộ phận nào
không đƣợc hoạt động sẽ teo dần hoặc không phát triển…)
1.4 Nguyên tắc đối đãi cá biệt
Do tình hình sức khỏe và trình độ tập luyện của các lứa tuổi, giới tính của
VĐV cũng nhƣ ngƣời thƣờng khác nhau. Do đó khi tập luyện hoặc tự tập không
thể áp dụng nhƣ nhau đƣợc mà phải căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn các
phƣơng pháp, hình thức tập luyện, khối lƣợng tập luyện cơ thể phải chịu đựng
cƣờng độ, mật độ cho phù hợp từng đối tƣợng. Muốn thực hiện nguyên tắc này
yêu cầu ngƣời tập ngoài việc nắm vững đƣợc các kỹ thuật và chiến thuật thể thao,
trên cơ sở đó mới có những hình thái và phƣơng pháp tập luyện thích hợp, đảm
bảo tính chất khoa học, tăng cƣờng đƣợc sức khỏe, nâng cao thành tích tập luyện.
2. Một số nguyên tắc vệ sinh chung trong tập luyện thể dục thể thao.
2.1 Vệ sinh trong phần khởi động
Khởi động là quá trình chuẩn bị cho cơ thể bƣớc vào tập luyện và thi đấu,
làm cho cơ thể nhanh chóng thích nghi với vận động, nội dung phần khởi động
phải phù hợp với nội dung trong phần trọng động.
Khởi động bao gồm: Khởi động chung và khởi động chuyên môn.
+ Khởi động chung: Nhằm tăng cƣờng các chức năng cơ thể và khả năng
hƣng phấn của hệ thần kinh trung ƣơng, hệ vận động, tăng cƣờng trao đổi chất,
điều hòa thân nhiệt tạo điều kiện thuận lợi để chuyển cơ thể từ trạng thái tĩnh sang
trạng thái hoạt động.
15
+ Khởi động chuyên môn: Tạo nên tình trang hƣng phấn thích hợp với các
thành phần của hệ vận động tham gia vào các hoạt động sắp tới.
- Nguyên tắc vệ sinh trong phần khởi động.
- Tất cả mọi ngƣời tham gia tập luyện đều phải khởi động, khởi động đầy đủ.
- Trình độ tập luyện càng cao cần phải chú ý càng phải khởi động cho kỹ,
tránh khởi động qua loa, khởi động hợp lý sẽ góp phần cho thi đấu tốt, đạt thành
tích cao, hạn chế chấn thƣơng, các động tác khởi động phải khởi động từ động tác
dễ, nhẹ nhàng đến động tác khó và mạnh.
- Thời gian khởi động tùy thuộc vào từng môn thể thao, vào điều kiện môi
trƣờng, vào trình độ thể lực và trang thái tác động của ngƣời tập (thƣờng khởi
động từ 10 – 30 phút).
- Thời gian nghỉ từ khi kết thúc khởi động đến khi vào tập luyện từ 3-8 phút.
2.2 Vệ sinh trong phần trọng động
Trọng động là phần cơ bản của buổi tập, là phần tập trung nhiều sức lực
nhất, yêu cầu chất lƣợng tập luyện cao, cơ thể phải nỗ lực lớn đẻ hoàn thành
nhiệm vụ vận động trong giai đoạn này thƣờng xảy ra chấn thƣơng cần chú ý.
- Cần kiểm tra y học trƣớc cho ngƣời tập (căn cứ vào sức khỏe của ngƣời
học mà đƣa ra những yêu cầu và bài tập phù hợp).
- Tuân thủ các nguyên tắc tập luyện.
- Coi trọng các nguyên tắc về vệ sinh ăn uống trong tập luyện, không nên
uống quá nhiều nƣớc và nhất là không nên uống các loại nƣớc ngọt có ga. Không
nên nghỉ giữa quãng quá lâu.
- Trong buổi tập cần tập trung toàn tâm, toàn ý vào từng động tác, từng chi
tiết nhỏ của bài tập.Tránh tƣ tƣởng cay cú nóng vội, coi trọng việc bảo hiểm trong
tập luyện.
- Tùy theo đặc thù của từng môn thể thao mà đề ra các biện pháp đề phòng
chấn thƣơng.
- Đối với giáo viên, huấn luyện viên TDTT và vận động viên:
+ Cần nắm vững đặc điểm, tình trang sức khỏe của ngƣời tập, chú trọng
kiểm tra y học sƣ phạm trong huấn luyện (phỏng vấn trực tiếp).
16
+ Nắm vững các kiến thức về sinh lý học TDTT, y học TDTT và tâm lý thể
thao.
2.3 Vệ sinh trong phần hồi phục
Hồi phục là phần không thể thiếu trong buổi tập luyện và thi đấu. sau khi
ngừng hoạt động để cơ thể trở về trạng thái bình thƣờng trƣớc vận động thì các cơ
quan, các hệ cơ quan phải trải qua một quá trình biến đổi để đƣa cơ thể trở về
trạng thái trƣớc vận động. Các biến đổi nhƣ vậy đƣợc gọi là quá trình phục hồi.
Tất cả những ngƣời tham gia tập luyện và VĐV, sau khi kết thúc buổi tập
đều phải thực hiện tốt phần hồi phục sau vận động. Nội dung hồi phục rất đa dạng,
tuy nhiên cần chú ý đến các yêu cầu sau:
- Các động tác, thực hiện trong phần hồi phục cần phải nhẹ nhàng, có sự
phối hợp toàn thân, đặc biệt chú ý đến thả lỏng cơ bắp và thở sâu.
- Các biện pháp, phƣơng pháp hồi phục đƣợc sử dụng sao cho phù hợp, ƣu
tiên hồi phục cơ bắp, trả nợ Oxi tạo cảm giác thoải mái sau tập luyện và bƣớc vào
giai đoạn nghỉ ngơi. Có thể chia thành các biện pháp hồi phục chia làm 3 nhóm
chính.
- Các biện pháp sƣ phạm.
- Các biện pháp tâm lý.
- Các biện pháp y sinh học.
Ba nhóm này có liên quan mật thiết với nhau, mỗi nhóm lại có biện pháp cụ
thể, phụ thuộc vào các đặc tính của các yếu tố tác động đến cơ thể.
3. Một số nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện các môn thể thao trong
trƣờng Đại học
3.1 Môn thể dục dụng cụ
- Ý nghĩa và tác dụng khi tập môn thể dục dụng cụ
Tập luyện môn thể dục dụng cụ đúng phƣơng pháp, khoa học sẽ có ảnh
hƣởng tốt đến toàn bộ cơ thể, tăng cƣờng và hoàn thiện hoạt động của các cơ quan
chức năng.
Tăng tính linh hoạt cơ năng của hệ vận động tăng sức mạnh cơ, có tác dụng
tốt với trung khu vận động, làm phát triển và hoàn thiện chức năng các cơ quan
phân tích.
* Các nguyên tắc vệ sinh:
17
- Tuân thủ các nguyên tắc chung trong tập luyện thể dục thể thao.
- Khởi động đủ, tốt trƣớc khi bƣớc vào tập luyện và phải thực hiện đầy đủ
hồi phục sau vận động.
- Chuẩn bị cho tập luyện chu đáo: Quần, áo, giày dép, nƣớc uống, không ăn
no, uống nhiều nƣớc trƣớc lúc tập.
- Thực hiện các nguyên tắc vệ sinh sân bãi dụng cụ nhƣ:
+ Sân bãi, dụng cụ phải đảm bảo yêu cầu, kỹ thuật.
+ Phƣơng tiện bảo hiểm phải chắc chắn, tốt, đầy đủ.
+ Phân công trách nhiệm bảo hiểm tốt, rõ ràng, kỹ thuật bảo hiểm phải hoàn
thiện.
+ Ngƣời tập luôn phải bình tĩnh, tự tin, can đảm, tập trung toàn tâm toàn ý
vào từng động tác từng chi tiết nhỏ của bài tập.
- Phải tuân thủ theo nguyên tắc “ 5 không”
+ Không tập khi dụng cụ tập luyện không đảm bảo.
+ Không nên tập những động tác khi chƣa nắm vững kỹ thuật.
+ Không tập khi không có ngƣời bảo hiểm.
+ Không tập khi chƣa khởi động.
+ Không tập khi cơ thể không khỏe, hoặc chấn thƣơng chƣa lành.
3.2 Môn điền kinh
Điền kinh là bộ môn thể thao phong phú, đa dạng gồm nhiều môn cụ thể, phù
hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe. Điền kinh đƣợc coi là môn thể
thao cơ sở cho các môn thể thao khác. Do dụng cụ, sân bãi đơn giản, nên có thể
tập luyện môn điền kinh ở mọi nơi.
Tập luyện điền kinh giúp cho thân hình phát triển cân đối, phát triển sự dẻo
dai, hệ cơ thích nghi cao trong hoạt động nơ Oxi, thời trị các cơ giảm nhất là khi
tập các môn chạy cự ly ngắn.
Chức năng của hệ hô hấp, hệ tim mạch đƣợc tăng cƣờng, hạn chế đƣợc một
số bệnh về đƣờng hô hấp, về tim mạch. Tập luyện tốt môn điền kinh thƣờng xuyên
giúp cho thần kinh sảng khoái góp phần chữa một số bệnh nhƣ: Suy nhƣợc thần
kinh, mất ngủ, biếng ăn, và rối loạn các chức năng khác nhƣ lo âu, hồi hộp và
cuộc sống tinh thần căng thẳng.
Các nguyên tắc vệ sinh khi tập luyện môn điền kinh.
18
- Tuân thủ các nguyên tắc chung trong tập luyện thể dục thể thao.
- Khởi động đủ, tốt trƣớc khi bƣớc vào tập luyện và phải thực hiện đầy đủ
hồi phục sau vận động.
- Chuẩn bị cho tập luyện chu đáo: Quần, áo, giày dép, nƣớc uống, không ăn
no, uống nhiều nƣớc trƣớc lúc tập. Thực hiện các nguyên tắc vệ sinh sân bãi dụng
cụ.
- Thƣờng xuyên kiểm tra y học sau mỗi giai đoạn tập luyện.
3.3 Các môn bóng
3.3.1 Ý nghĩa, tác dụng
Hoạt động các môn bóng là hoạt động mang tính chất tập thể trong đó cƣờng
độ vận động luôn thay đổi tùy theo hoạt động của đồng đội, đối phƣơng và tùy
theo đặc điểm dụng cụ, sân bãi.
Các tố chất thể lực thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong tập luyện và thi đấu
các môn bóng. Trình độ tập luyện càng cao thì kỹ, chiến thuật, tƣ duy và các tố
chất thể lực ngày càng hoàn thiện.
Do các tác động của kỹ thuật, chiến thuật các môn bóng thƣờng đa dạng,
luôn thay đổi về cƣờng độ, nhịp điệu vì vậy luyện tập các môn bóng có tác dụng
làm tăng độ linh hoạt của trung khu vận động, tăng tốc độ phản ứng trƣớc những
biến đổi bên ngoài, tăng sức mạnh, tốc độ, độ linh hoạt, mền dẻo trong hoạt động
cơ bắp.
Tập luyện tốt các môn bóng làm cho chức năng cơ quan phân tích đặc biệt là
thị giác ngày càng hoàn thiện và chức năng tiền đình cũng tăng lên nhiều.
Do đặc thù là các môn bóng nên chấn thƣơng xảy ra trong tập luyện và thi
đấu các môn bóng chiếm tỉ lệ khá cao đặc biệt là trong môn đối kháng trực tiếp
nhƣ môn bóng đá.
3.3.2 Nguyên tắc vệ sinh
Để hạn chế đề phòng chấn thƣơng cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh sau:
+ Tập theo đúng các nguyên tắc khoa học.
+ Chú ý các nguyên tắc vệ sinh chung trong buổi tập luyện.
+ Tôn trọng các nguyên tắc vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. Chú ý đến giai
đoạn hồi phục nghỉ ngơi.
+ Phải tiến hành kiểm tra y học thƣờng xuyên, định kỳ.
19
+ Chú trọng các nguyên tắc vệ sinh sân bãi, dụng cụ tập luyện.
+ Cần quan tâm đặc biệt đến mặt tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong thi
đấu của vận đông viên.
4. Vệ sinh dinh dƣỡng
Ăn uống là một trong những nhu cầu sinh học cơ bản của con ngƣời để lựa
chọn một chế độ ăn uống đầy đủ hợp lý về chất, lƣợng, phù hợp với lứa tuổi giới
tính, với thể trang, hoạt động nghề nghiệp nhằm đảm bảo sức khỏe thì chúng ta cần
có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dƣỡng.
Có 6 loại dƣỡng chất cần thiết cho cơ thể sống đƣợc cung cấp từ thức ăn và
đƣợc chia làm hai nhóm:
4.1. Các chất dinh dƣỡng sinh năng lƣợng.
- Gluxit (Hydrat cacbon) còn gọi là chất đƣờng.
Vai trò dinh dƣỡng: Gluxit là nguồn dinh dƣỡng cung cấp năng lƣợng chủ
yếu cho cơ thể (chiếm 50 – 60% tổng số năng lƣợng cho cơ thể).
Năng lƣơng Gluxit cung cấp rất cần thiết cho hoạt động của cơ, của hệ thần
kinh trung ƣơng, của tim và gan. Khi 1g Gluxit đƣợc ô xi hóa trong cơ thể sẽ cho
ra 4 kcal.
Trong cơ thể luôn luôn xảy ra quá trình phân giải gluxit để tạo thành năng
lƣợng nhƣng hàm lƣợng glucoza trong máu luôn duy trì ở mức độ 80 – 120 mg %.
Trong hoạt động TDTT, Gluxit đóng vai trò rất quan trọng, nó cung cấp
năng lƣợng tức thời cũng nhƣ cho những hoạt động gắng sức của ngƣời tập. Ăn
uống quá nhiều, gluxits thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ và đến mức độ nhất định sẽ
gây ra hiện tƣợng béo phì.
4.1.1. Nguồn Gluxit trong thực phẩm.
Thực phẩm gluxit đƣợc tinh chế nhƣ: Đƣờng, bánh, kẹo…các sản phẩm từ bột
xay sát kỹ các loại thức ăn dễ tiêu, hấp thụ nhanh. Gluxit có thể gây béo phì, rối
loạn chuyển hóa mỡ, ngƣời già và ngƣời ít lao động chân tay,ít vận động thể lực
sẽ gây rối loạn chuyển hóa mỡ và cholestrol. Do vậy những đối tƣợng này nên hạn
chế lƣợng gluxit tinh chế dƣới 1/3 tổng số gluxit khẩu phần.
4.1.2. Nhu cầu gluxit đối với cơ thể.
Gluxit đảm bảo cung cấp 50 – 60 % năng lƣợng trong khẩu phần (trong đó
lƣợng gluxit tinh chế không quá 1/3 lƣợng gluxit khẩu phần).
20