Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐIỀU TRỊ LAO MÀNG BỤNG I.PHẠM VI ÁP DỤNG Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.01 KB, 6 trang )

ĐIỀU TRỊ LAO MÀNG BỤNG

-

I.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Bệnh viện Nhân dân Gia Định
II.

-

ĐỊNH NGHĨA

Lao màng bụng là viêm phúc mạc do trực khuẩn lao
gây ra, nhất là khi có sang thương lá thành.
III.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

III.1 . Triệu chứng nhiễm lao chung
-

Là triệu chứng thường gặp ở bất kỳ cơ quan nào bị
nhiễm lao, thường là triệu chứng toàn thân.

-

Sốt: thường sốt nhẹ về chiều và kéo dài.

-


Sụt cân từ từ trong một thời gian dài.

-

Ăn không ngon, khó ngủ.

-

Có tiền sử tiếp xúc với nguồn lao.
III.2 . Triệu chứng tại ổ bụng

-

Đau bụng kéo dài, thường khu trú hay âm ỉ khắp
bụng, hoặc đau đột ngột.

-

Buồn nôn, nôn ít gặp.


-

Tiêu chảy kéo dài, phân sệt vài lần trong ngày.

-

Báng bụng khu trú hay toàn thể.

-


Hội chứng bán tắc ruột, xuất hiện âm ỉ, kéo dài, đau
bụng nổi gò, ít trung đại tiện, khám bụng có thể phát
hiện quai ruột quánh khối hay dấu Koenig.

-

Có thể gặp bụng có phản ứng phúc mạc thường kèm
theo đau bụng dữ dội.
III.3 . Triệu chứng lao phối hợp

-

Lao phổi màng phổi.

-

Lao ruột.

-

Lao hạch.
IV.

-

CẬN LÂM SÀNG:

Công thức máu:
+ HC giảm nhẹ, BC không tăng, nhưng tỷ lệ

lympho tăng. Song có những trường hợp lao
đa cơ quan nhưng CTM bình thường.
+ VS tăng cao trên dưới 100 mm giờ đầu.
+ IDR thường dương tính khoảng 50%.
+ X quang phổi: có thể thấy hình ảnh lao phổi,
lao màng phổi.


+ X quang ổ bụng: ít giúp chẩn đoán lao màng
bụng. Nhưng giúp xác định trong trường hợp
bán tắc ruột, tắc ruột có hình ảnh mức nước
hơi.
+ Siêu âm bụng: rất có giá trị trong trường hợp
báng ít, dịch báng lợn cợn, mạc treo dày lên,
có hiện tượng dính ruột và hạch mạc treo.
-

Xét nghiệm dịch báng:
+ Dịch màu vàng chanh.
+ Rivalta dương tính gần 100%.
+ Hàm lượng protein > 25 g/l.
+ SAAG < 11 g/l.
+ Tế bào trong dịch màng bụng khoảng 1504000/ mm3 tế bào trong dịch màng bụng chủ
yếu lympho.
+ ADA ≥ 33.2 U/L (độ nhạy 96,7%, độ đặc
hiệu 95,7%).

-

Tìm vi trùng lao trong dịch màng bụng (soi trực

tiếp, PCR): có tỷ lệ dương tính thấp.


-

Sinh thiết màng bụng qua chọc sinh thiết mù hoặc
qua nội soi cho kết quả độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
V.

CÁC THỂ LÂM SÀNG

-

Thể cổ trướng.

-

Thể bán tắc ruột và thể viêm phúc mạc cấp tính.
VI.

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG.

-

Lớn tuổi

-

Suy dinh dưỡng nặng


-

Thời gian phát hiện bệnh nếu phát hiện bệnh sớm có
tiên lượng tốt hơn phát hiện muộn.

-

Thể bệnh thể cổ trướng có tiên lượng tốt hơn các thể
khác.

-

Bệnh nội khoa phối hợp

-

Phương thức điều trị: tiên lượng tốt nếu điều trị đúng
công thức đủ thời gian, được theo dõi đầy đủ chu
đáo.
VII. ĐIỀU TRỊ
VII.1 . Nguyên tắc cơ bản trong điều trị lao

-

Phối hợp các thuốc chống lao.

-

Thuốc dùng phải đúng liều lượng.


-

Thuốc phải dùng đủ thời gian.


-

Dùng thuốc phải phải liên tục.

-

Điều trị phải hai giai đoạn: tấn công và duy trì.
VII.2 . Các phác đồ điều trị và chỉ định
7.2.1 Phác đồ điều trị lao mới:

-

Công thức 2 SHRZ/ 6HE

hoặc

2 HRZE/ 6HE

Chỉ định tất cả các trường hợp lao mới.
7.2.2 Phác đồ điều trị lại:
-

Công thức 2 SHRZE/ 1 HRZE/ 5 H3R3E3
Chỉ định công thức này dùng trong những trường
hợp thất bại hoặc tái phát của công thức điều trị lao

mới.
Liều lượng hàng ngày
(mg/ngày)

Isoniazide
Rifampicine
Pyrazinamide
Ethambutol
Streptomycine

5 (4 - 6)
10 (8-12)
25 (20-30)
15 (15-20)
15 (12-18)

Liều ngắt quãng
3 lần/tuần
2 lần/tuần
(mg/ngày)
10 (8-12)
10 (8-12)
35 (30-40)
30 (25-35)
15 (12-18)

(mg/ngày)
15 (13-17)
10 (8-12)
50 (40-60)

45 (40-50)
14 (12-18)

7.3. Theo dõi điều trị và đánh giá
Theo dõi sát để đánh giá đáp ứng điều trị và tác dụng
phụ của thuốc. Thường có tác dụng sau điều trị 2 – 4
tuần và để biết chắc chắn là không có đáp ứng điều
trị thì phải điều trị 1 – 2 tháng mới có kết luận.


SƠ ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
LAO MÀNG BỤNG

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO



×