Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ BỆNH DÂY THANH TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.45 KB, 8 trang )

PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ BỆNH DÂY THANH
TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
(2000 – 2010)
Trần Việt Hồng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh ở dây thanh gây rối loạn giọng nói làm ảnh hưởng đến công việc và
giao tiếp xã hội ngày càng tăng. Điều trị loại bỏ tổn thương thực thể trên dây thanh trước
đây chủ yếu là vi phẫu qua kính hiển vi (7). Ngày nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã
ứng dụng phẫu thuật bệnh ở dây thanh bằng phương pháp nội soi. Từ năm 2000 – 2010 tại
khoa TMH BV Nhân Dân Gia Định, chúng tôi đã ứng dụng kỹ thuật vi phẫu thuật qua nội
soi điều trị các bệnh ở dây thanh quản.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh ở dây thanh qua phẫu thuật nội soi ống cứng
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cỡ mẫu 415 bệnh nhân bị bệnh ở dây thanh
chia ra các nhóm u lành tính ở dây thanh như: hạt dây thanh, pôlýp dây thanh, u nang dây
thanh, papillome thanh quản, phù Reinke, viêm dầy niêm mạc dây thanh, sẹo hẹp dính dây
thanh. Nhóm hở thanh môn do liệt dây thanh, teo dây thanh, khuyết lõm niêm mạc dây thanh
và nhóm ung thư dây thanh. Một nghiên cứu tiến cứu mô tả có can thiệp được thực thực hiện
vi phẫu thuật điều trị các tổn thương thực thể ở dây thanh và đánh giá kết quả điều trị theo
dõi sau phẫu thuật từ 1 đến 3 tháng.
Kết quả: 415 bệnh nhân gồm: nữ 63,4%, nam 36,4% tuổi trung bình 35,4 có các bệnh lý
dây thanh được phẫu thuật qua nội soi. Kết quả số bệnh nhân u lành tính dây thanh chiếm
85,8%, sau phẫu thuật kết quả thành công cải thiện giọng nói là 93,12%. Số bệnh nhân bị
hở thanh môn là 12%, sau phẫu thuật được cải thiện giọng nói thành công là 92%. Số bệnh
nhân bị ung thư dây thanh là 2,2%, có 2 bệnh nhân sau phẫu thuật trên 5 năm chưa thấy tái
phát. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật qua nội soi không có tai biến và biến chứng trong,
sau mổ.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị bệnh ở dây thanh là phương pháp hiện đại, mới, an
toàn, tiện lợi. Kết quả điều trị hiệu quả cao ở tất cả các nhóm bệnh u lành tính và hở thanh
môn đạt tỷ lệ thành công từ 92% - 93,12%. Bệnh nhân hài lòng cao với sự cải thiện giọng
nói sau phẫu thuật.
Từ khóa: Vi phẫu thanh quản qua ống nội soi cứng.


ABSTRACT
ENDOSCOPIC SURGERY IN LARYNGEAL DISEASE IN ENT DEPARTMENT
OF NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL (2000-2010)
Tran Viet Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 54 -58
Introduction: Voice disorder due to vocal cord disease influences patient’s work and
social communication commonly. Previously, treatment was mainly microscopic surgery.


Nowadays, Vietnam as wellas other countries in the world use endoscopic surgery in larynx
disease treatment. At Nhan Dan Gia Dinh hospital, we have used this technique since 2000.
Aim: To evaluate result of endoscopic surgery in treatment of vocal cord disease
Objective and study method: 415 patients of vocal cord lesions were divided into the benign
lesion group composed nodule, polyp, cyst, papilloma, Reinke edema, chronic inflammation,
glottic stenosis. And another group is glottic insufficiency group composed vocal cord
paralysis,vocal cord atrophy, sulcus vergeture and the vocal cord cancer group. We made
the prospective study. All patients were treated by endoscopic surgery and the follow-up time
after operation was 1-3 months.
Result: 415 patients included 63.4% female, 36.4 % male. Mean age is 36.4. The benign
lesion group is 85.8%, the post-op voice quality improves 93.12%.The glottic insufficiency
group is 12%, the post-op voice quality improves 92%. The vocal cord cancer group is 2.2%
in which 2 patients haven’t been recurrent for 5 years post-op. There was no complication
during and after surgery.
Conclusion: Endoscopic surgery in laryngeal disease is the new, safe, convenient
technique. The result is good for the benign lesion group and the glottic insufficiency group
with the success rate from 92% to 93.12%. Patients were satisfied with the voice quality
improvement after operation.
Key words: Rigid Endoscopy associated with Microlaryngeal Surgery
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý ở dây thanh gây rối loạn giọng nói làm ảnh hưởng tới công việc giao tiếp xã
hội ngày càng nhiều.Việc điều trị các bệnh ở dây thanh bằng nội khoa, luyện âm không

được cải thiện trước đây được vi phẫu qua kính hiển vi để loại bỏ tổn thương. Ngày nay
do phát triển của nội soi ngành Tai Mũi Họng ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã áp
dụng điều trị các bệnh ở dây thanh bằng kỹ thuật nội soi. Từ năm 2000 khoa Tai Mũi
Họng Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật nội soi để vi phẫu
thuật các bệnh ở thanh quản. Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu trong 10 năm với mục
tiêu nghiên cứu là đánh giá kết quả điều trị bệnh ở dây thanh qua phẫu thuật nội soi ống
cứng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu mô tả có can thiệp
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ≥ 16 tuổi có các bệnh lý ở dây thanh gây rối loạn giọng nói có chỉ định phẫu
thuật đến khám tại phòng khám Tai Mũi Họng từ 6/2000 - 6/2010.


Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Triệu chứng cơ năng: Bệnh nhân bị rối loạn giọng nói khàn tiếng, nói hụt hơi, khó thở
- Qua nội soi và soi hoạt nghiệm thanh quản (Stroboscopy) có các tổn thương ở dây
thanh:
Nhóm u lành tính như: Hạt dây thanh, pôlýp dây thanh, u nang dây thanh, papilloma
thanh quản, phù Reinke, sẹo hẹp thanh môn, viêm dầy niêm mạc dây thanh
Nhóm hở thanh môn do: liệt dây thanh một bên, teo dây thanh, khuyết lõm niêm mạc dây
thanh.
Nhóm ung thư dây thanh.
Dụng cụ nghiên cứu:
- Máy nội soi chẩn đoán ống mềm, ống cứng, máy soi hoạt nghiệm thanh quản (KarlStorz)
- Máy nội soi phẫu thuật có ống nội soi thanh quản 5,0 (0o,30o,70o,120o)
- Dụng cụ vi phẫu thanh quản: kìm, kéo, bóc tách vi phẫu, ống hút các cỡ và các chiều
thẳng, cong P, cong T, nghiêng 45o, các loại que đốt điện có ống hút
- Bộ soi treo thanh quản tôi tự chế dựa theo kiểu dáng bộ Chevalier Jackson có cải tiến để

gắn ống nội soi thanh quản 5.0.
- Phương pháp tiến hành
- Bệnh nhân được gây mê nội khí quản số nhỏ 5,5 – 6,0 qua đường mũi
- Soi treo thanh quản bằng ống soi treo tự chế bệnh nhân nằm ở tư thế Rose. Luồn ống
nội soi thanh quản 5,0 vào ống gắn cải tiến trong lòng ống soi treo. Lắp optique vào Camera
qua hệ thống máy nội soi quan sát trên màn hình Tivi để tiến hành phẫu thuật.
* Đối với nhóm u lành tính dây thanh: Hạt dây thanh, u nang dây thanh, pôlýp dây thanh,
phù Reinke tôi dùng kìm, kéo, dụng cụ bóc tách lấy khối u và dịch nhầy, lấy các tổn thương
trên dây thanh, không được làm tổn thương vào tổ chức lành xung quanh và cơ phía dưới.
Tổn thương lấy ra gửi làm giải phẫu bệnh lý.
Bệnh nhân bị sẹo hẹp thanh môn, dính 2 dây thanh tôi dùng kéo, que đốt điện vi phẫu cắt
bỏ sẹo hẹp.
* Nhóm hở thanh môn do liệt dây thanh một bên, teo dây thanh, khuyết lõm niêm mạc
dây thanh qua nội soi tiêm mỡ tự thân vào dây thanh làm phồng dây thanh cho khép kín
thanh môn khi phát âm.
* Nhóm ung thư dây thanh ở giai đoạn sớm dùng kéo, que đốt điện cắt dây thanh bên tổn
thương để điều trị và tổn thương lấy ra gửi làm giải phẫu bệnh lý.


Dữ liệu thu thập
- Trước mổ bệnh nhân có triệu chứng cơ năng khàn tiếng, hụt hơi, qua nội soi và soi hoạt
nghiệm thanh quản có tổn thương ở dây thanh
- Sau mổ: số bệnh nhân hết, giảm khàn tiếng, không hết khàn tiếng, mức độ hài lòng với
giọng nói được cải thiện cao, vừa, không hài lòng.
Qua soi hoạt nghiệm thanh quản và nội soi dây thanh, thanh môn “rất tốt” khi lấy hết tổn
thương, dây thanh phẳng đều, có sóng rung niêm mạc, thanh môn khép kín khi phát âm;
“tốt” lấy hết tổn thương, dây thanh phẳng, có một vài điểm sẹo, sóng rung niêm mạc có
nhưng chưa hoàn thiện tốt, thanh môn chưa khép kín hoàn toàn, “Không tốt” tổn thương tái
phát hay không lấy hết, niêm mạc dây thanh không phẳng đều, sóng rung niêm mạc kém.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Có 415 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật nội soi trong đó nam chiếm 36,4%, nữ
63,6%, tuổi trung bình 35,4 nhỏ nhất là 16 lớn nhất là 71
- Kết quả cụ thể đối với từng nhóm bệnh
- Nhóm u lành tính dây thanh có 356 bệnh nhân chiếm 85,8%
Bảng 1: Các bệnh tổn thương lành tính ở dây thanh
Loại tổn thương

Số bệnh
nhân

Tỉ lệ %

Hạt dây thanh

188

52,8

Pôlýp dây thanh

72

20,3

U nang, u biểu bì dây
thanh

54

15,2


Viêm dầy niêm mạc
dây thanh

15

4,2

Phù Reinke

14

3,9

Papilloma thanh quản

9

2,5

Sẹo hẹp dính dây
thanh

4

1,1

Tổng số

356


100

Nhóm hở thanh môn: 50 bệnh nhân tỉ lệ 12%


Bảng 2: Các bệnh gây hở thanh môn
Loại tổn thương

Số bệnh
nhân

Tỉ lệ
%

Liệt dây thanh một bên

35

70

Teo dây thanh

8

16

Khuyết lõm niêm mạc dây
thanh


7

14

Tổng số

50

100

Nhóm ung thư dây thanh 9 bệnh nhân, tỷ lệ 2,2%. Trong đó ung thư dây thanh 1 bên là 2
bệnh nhân, ung thư dây thanh 2 bên là 4 bệnh nhân, ung thư ở mép trước dây thanh là 3 bệnh
nhân.
Đánh giá kết quả sau phẫu thuật
- Trước phẫu thuật số bệnh nhân bị khàn tiếng là 100%
- Bệnh nhân được theo dõi đánh giá sau phẫu thuật từ 1 – 3 tháng không có tai biến và
biến chứng trong và sau mổ, bệnh nhân được xuất viện trong ngày hoặc ngày hôm sau. Đánh
giá hiệu quả điều trị dựa vào cải thiện triệu chứng khàn tiếng và hình ảnh dây thanh qua nội
soi, soi hoạt nghiệm thanh quản.
- Nhóm bệnh u lành tính dây thanh
Bảng 3: Đánh giá kết quả sau phẫu thuật triệu chứng khàn tiếng
Triệu chứng khàn
tiếng

Số bệnh
nhân

Tỷ lệ %

Hết khàn tiếng


299

83,99%

Giảm khàn tiếng

32

8,99%

Không giảm + tái phát

25

7,02%

Tổng số

356

100%


Bảng 4: Triệu chứng thực thể hình dây thanh qua nội soi và soi hoạt nghiệm thanh quản
(Stroboscopy)
Mức độ hình dây
thanh

Số bệnh

nhân

Tỷ lệ %

Rất tốt

298

83,71%

Tốt

34

9,55%

Không tốt

24

6,74%

Tổng số

356

100%

Nhận xét: Qua bảng 3, 4 tỷ lệ thành công cải tiến triệu chứng cơ năng 92,98%, thực thể
93,26%. Tổng hợp thành công 93,12%

Nhóm hở thanh môn đánh giá kết quả sau phẫu thuật 1- 3 tháng dựa vào triệu chứng
cơ năng trước phẫu thuật khàn tiếng và hụt hơi là 100%. Sau phẫu thuật bệnh nhân được
cải thiện giọng nói và thấy hài lòng cao, vừa, không hài lòng.
Bảng 5: Mức độ hài lòng về giọng nói khàn tiếng và hụt hơi được cải thiện
Mức độ hài lòng về
giọng nói

Số bệnh
nhân

Tỷ lệ
%

Hài lòng cao

35

70%

Hài lòng vừa

11

22%

Không hài lòng

4

8%


Tổng số

50

100%

Bảng 6: Kết quả hình dây thanh qua nội soi và soi hoạt nghiệm thanh quản (Stroboscopy)
Mức độ hình dây
thanh

Số bệnh
nhân

Tỷ lệ %

Rất tốt

34

68%

Tốt

12

24%

Không tốt


4

8%

Tổng số

50

100%

Tổng hợp nhóm hở thanh môn thành công sau phẫu thuật là 92%.
Nhóm ung thư dây thanh: có 2 bệnh nhân được cắt dây thanh toàn phần qua nội soi trên 5
năm chưa thấy tái phát. 7 bệnh nhân được sinh thiết và phẫu thuật qua đường ngoài kết hợp
hóa, xạ trị chưa thấy tái phát.


BÀN LUẬN
Bàn luận về phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị bệnh dây thanh
- Từ 1958 Salco đã dùng kính hiển vi Zeiss để quan sát vi phẫu thuật ở thanh quản. Năm
1995 Mario Andrea(4) đã đưa kỹ thuật nội soi vào vi phẫu thanh quản, chúng tôi đã ứng dụng
kỹ thuật này từ năm 2000, nghiên cứu dùng ống nội soi thanh quản 5,0 (0 0 , 300, 700, 1200)
dài 24 cm với ưu điểm là khi lắp vào camera sẽ ở xa đầu ngoài của ống nội soi treo thanh
quản do đó ít ảnh hưởng đến thao tác của phẫu thuật viên khi đưa dụng cụ phẫu thuật vào
trong lòng ống soi treo hẹp. Đường kính của ống soi thanh quản 5,0 lớn hơn ống nội soi
xoang 4.0. Do có nhiều sợi quang học nên có độ nét hình ảnh cao, hình bệnh lý được phóng
to, rõ nét hơn. Mặt khác với ống nội soi (0 0, 300, 700, 1200) chúng ta có thể quan sát được
mọi tổn thương ở các ngách sâu, bờ tự do, mặt trên, dưới dây thanh. Những ưu điểm này
kính hiển vi và ống nội soi mũi xoang nhìn thẳng không có được.
- Với ưu điểm của máy nội soi, phẫu thuật viên nhìn trên màn hình Tivi để phẫu thuật rất
tiện lợi, không mỏi mắt và thao tác trong tư thế thoải mái hơn. So sánh kỹ thuật này với kỹ

thuật mổ qua kính hiển vi trên 180 bệnh nhân của chúng tôi trước đây thấy phương pháp
phẫu thuật qua nội soi nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn và hiệu quả cao.
Bàn luận về kết quả điều trị các bệnh ở dây thanh sau phẫu thuật nội soi
Kết quả trước phẫu thuật 100% bệnh nhân bị khàn tiếng, sau phẫu thuật theo dõi 1 tháng
trong nhóm bệnh u lành tính dây thanh số bệnh nhân giảm và hết khàn tiếng là 92,98%. Số
bệnh nhân được lấy hết tổn thương và phục hồi sinh lý, giải phẫu dây thanh, hình dây thanh
rất tốt và tốt là 93,26%. Tổng hợp số bệnh nhân được thành công sau phẫu thuật là 93,12%.
So sánh kết quả của Nguyễn Đức Tùng(5) theo dõi sau phẫu thuật 1 tháng tỷ lệ hết và giảm
khàn tiếng trên 110 bệnh nhân là 90%. Nguyễn Phương Mai (6) phẫu thuật qua kính hiển vi
cho 83 bệnh nhân tỷ lệ lành bệnh là 85,7%. Theo Bouchayer (1) kết quả bệnh nhân cải thiện
giọng nói sau phẫu thuật pôlýp dây thanh là 97%, u nang là 95%. Với kết quả này so với các
tác giả trong nước của tôi gần tương đương, so sánh tác giả nước ngoài có hiệu quả cao hơn.
- Nhóm hở thanh môn: bệnh nhân trước phẫu thuật bị khàn tiếng và hụt hơi là 100%. Sau
phẫu thuật, theo dõi từ 1 – 3 tháng số bệnh nhân được cải thiện giọng nói và cảm thấy hài
lòng cao và vừa là 92%. So với kết quả của Hsiung (3) trên 101 bệnh nhân hở thanh môn theo
dõi sau phẫu thuật 1 tháng là 95%, Shaw(8) điều trị 22 bệnh nhân liệt dây thanh được tiêm mỡ
dây thanh thành công là 100%.
- So sánh phương pháp phẫu thuật qua nội soi và kính hiển vi kết quả điều trị các bệnh
dây thanh cho hiệu quả tốt hơn và nhẹ nhàng hơn.


KẾT LUẬN
- Phẫu thuật nội soi điều trị bệnh ở dây thanh là phương pháp hiện đại, mới, an toàn, tiện
lợi có thể triển khai ở các cơ sở điều trị TMH nếu có máy nội soi và dụng cụ phẫu thuật thích
hợp.
- Kết quả điều trị bệnh ở dây thanh bằng phương pháp nội soi đạt hiệu quả cao ở tất cả
các nhóm bệnh u lành tính dây thanh và nhóm hở thanh môn với tỷ lệ thành công từ 92%
- 93,12% không có tai biến và biến chứng trong, sau mổ, bệnh nhân có hậu phẫu nhẹ
nhàng và hài lòng cao sau điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bouchayer M (1992). Nodules, polypes, pseudo-myxomes dans pratique
phoniatrique en ORL. Masson pp. 42 - 46.

2.

Guerrier Y (1987). ‘‘Indications opératoires dans les tumeurs bénignes du larynx’’.
Traité de technique chirurgical ORL et cervico – facial, Tome 3, pp. 221-222.

3.

Hsiung MW, Lu Pai (2006). “Autogenous fat injection for glottic insufficiency:
analysis of 101 cases and correlation with patients’ self-assessment”. Acta Otolaryngol,
126 (2), pp. 191 – 196.

4.

Mario A, Dras O (1995) “Rigid endoscopy associated with microlaryngeal surgery
(REMS)”, Lisbon, Portugal, Karl – Storz – Endoskope.

5.

Nguyễn Đức Tùng (2003). Vi phẫu thanh quản kết hợp ống nội soi quang học cứng
tại BV Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở II từ tháng 09/2002 đến tháng 09/2003. Luận
văn Thạc sỹ Y khoa, Đại học Y Dược TPP.HCM

6.

Nguyễn Phương Mai (1999). Nhận xét lâm sàng và kết quả điều trị tổn thương lành

tính ở dây thanh tại trung tâm Tai Mũi Họng TP.HCM. Luận văn chuyên khoa II, Đại
học Y Dược TP.HCM.

7.

Remade M, Friedrich G (2003). “Phonosurgery of the vocal folds: a classification
proposal”. Ear Arch Otorhinolaryngol. Vol. 260, pp. 1 - 6.

8.

Shaw GY, Szewezyk MA (1997). “Autologous fat injection into the vocal fold:
technical considerations and long-term follow up”. Laryngoscope. Vol 107, pp. 86 - 177.

9.

Trần Việt Hồng, Huỳnh Khắc Cường (2001). “Ứng dụng kỹ thuật nội soi vào vi
phẫu thanh quản”.Tạp chí Y học, Đại học Y Dược TP.HCM, tập 5(4), tr. 69 - 72.



×