Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

VIÊM GAN SIÊU VI B CẤP I.PHẠM VI ÁP DỤNG PHÁC ĐỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.47 KB, 11 trang )

VIÊM GAN SIÊU VI B CẤP
I.
II.

PHẠM VI ÁP DỤNG PHÁC ĐỒ
- Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
ĐẠI CƯƠNG (ĐỊNH NGHĨA)

Viêm gan siêu vi B cấp là tình trạng bệnh lý xảy ra sau lần
đầu tiếp xúc với siêu vi viêm gan B. Triệu chứng lâm sàng
và bất thường chức năng gan kéo dài không quá 6 tháng.
• 70% viêm gan siêu vi B cấp không có biểu hiện trên
lâm sàng.
• Thường lần lượt trải qua 4 giai đoạn: ủ bệnh, giai
đoạn tiền vàng da, giai đoạn vàng da, và giai đoạn
hồi phục.
• Thời gian ủ bệnh 6 tuần - 6 tháng với hội chứng giả
cúm, vàng da, gan to đau, tăng men gan, bilirubin.
• Men gan ALT tăng 1000 - 2000 U/l.
• Triêu chứng giảm dần sau 3 tháng nhưng bệnh nhân
còn mệt mỏi kéo dài, tăng ALT.
• Giai đoạn hồi phục: bệnh nhân cảm thấy khoẻ hơn,
vàng da giảm dần.


• Viêm gan thể bùng phát là viêm gan cấp diễn tiến
nặng có kèm bệnh não gan và các biến chứng khác
(xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết da niêm, rối loạn
đông máu, suy thận, hạ đường huyết).
III. DỊCH TỄ HỌC
• Hiện nay, trên thế giới có:


- 2 tỉ người nhiễm HBV
- 175.000 trường hợp viêm gan siêu vi cấp hằng
năm.
- 1-5% người bị VGSVB cấp chuyển sang mãn
tính
- Mỹ: Viêm gan siêu vi B tối cấp chiếm tỉ lệ
1%, 5% trong viêm gan siêu vi cấp, 400
trường hợp tử vong hàng năm
IV. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
• Siêu vi viêm gan B thuộc nhóm Hepadnavirus lây
truyền chính qua 4 con đường:
- Lây truyền qua tiếp xúc máu, dịch tiết của
cơ thể.
- Lây truyền qua đường sinh dục do tiếp xúc
với tinh dịch, dịch tiết âm đạo


- Lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ
chu sinh.
- Lây truyền theo hàng ngang. 40% trường
hợp nhiễm HBV không xác định được
đường lây.
V.
YẾU TỐ NGUY CƠ
• Người có người thân trong gia đình bị viêm gan, có
hành vi quan hệ tình dục không bảo vệ, dùng chung
kim tiêm, thủ thuật xuyên qua da, truyền máu 2
tuần- 6 tháng trước khi có biểu hiện bệnh.
• Làm việc ở bộ phận lọc máu, nhân viên y tế, nha sĩ,
làm việc ở phòng xét nghiệm, ngân hàng máu.

• Bệnh nhân được truyền máu nhiều lần, thay thế thận,
ghép tạng, nghiện xì ke, đàn ông đồng tình luyến ái,
gái mại dâm...
VI. CHẤN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
1.1 Lâm sàng


- Hội chứng giả cúm: mệt, chán ăn, buồn nôn,
đau hạ sườn phải.
- Sốt thường là sốt nhẹ, nôn ói.
- Vàng da vàng mắt thường không quá 28
ngày.
- Thể nặng với vàng da nhanh, gan teo, xuất
huyết da niêm, rối loạn tri giác.
1.2Cận lâm sàng
1.2.1 -Bilan xét nghiệm thường quy
• AST, ALT tăng tối thiểu 2 lần, thường tù 5- 10 lần,
thể nặng tăng trên 20 lần giá trị bình thường
1.2.2 -Bilan xét nghiệm chẩn đoán
• Tăng Bilirubin và kéo dài thời gian Prothrombin là
dấu hiệu nặng
1.2.3 Bilan xét nghiệm tìm nguyên nhân


• HBsAg và anti HBc IgM (+), có trường hợp thanh
thải HBsAg nhanh và anti Hbs xuất hiện đồng thời
với antiHBc
• HbeAg và HBV DNA hiện diện
2. Chẩn đoán phân biệt

• Đợt cấp viêm gan siêu vi B mạn.
• Viêm gan siêu vi A cấp.
• Đồng nhiễm siêu vi D/ nhiễm HBV.
V. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị:
Bệnh nhân Viêm gan siêu vi cấp cần nhập viện
khi có dấu hiệu nặng:









Rối loạn tri giác
Rối loạn hô hấp
Truỵ tim mạch
Không ăn uống được
Xuất huyết
Nôn ói nhiều
Không ăn uống được
Sốt cao


Cần loại trừ các bệnh lý nội ngoại khoa khác
gây vàng da niêm.
2. Điều trị triệu chứng
1. Chế độ ăn: nhiều đạm, nhiều đường, ít mỡ

2. Cữ bia rượu
3. Không nên kiêng ăn thái quá, khuyến khích
bệnh nhân ăn nhiều lần, mỗi lần một ít.
3. Điều trị nguyên nhân
Hạn chế các loại thuốc có thể gây độc gan.
- Vitamin K1: 10mg/ngày tiêm bắp, 3-5 ngày khi
prothrombin giảm < 60%.
- Cholestyramin: 1 gói (4g) x 2 - 3 lần/ngày khi bệnh
nhân có dấu hiệu ngứa.
4. Các loại thuốc có nguồn gốc dược thảo như
silymarin, biphenyl dimethyl dicarboxylat
không gây độc và giảm transaminases có thể
xem xét sử dụng trong VGSV cấp.


5. Kháng siêu vi: INR>1 kéo dài triệu chứng
vàng da hơn 4 tuần,
BIL ≥10mg/dl
- Thuốc dùng: Lamivudine 100mg/ngày. Có thể sử dụng
Entecavir 0.5 mg/ngày; Tenofovir 300mg/ngày nhưng cần
thận trọng vì nguy cơ suy thận ở bệnh nhân viêm gan tối
cấp. Không sử dụng Adefovir vì độc tính thận cao.
4. Điều trị biến chứng
- Điều trị nâng đỡ tổng trạng
- Điều chỉnh rối loạn điện giải, thăng bằng kiềm toan
- Tránh nguy cơ hạ đường huyết.
- Điều trị các biến chứng xuất huyết tiêu hoá, rối
loạn đôngmáu, phòng ngửa bệnh não gan.

5. Theo dõi bệnh nhân

-Lâm sàng


• Diễn tiến vàng da niêm, rối loạn tiêu
hoá
• Các biến chứng: phù, báng bụng, xuất
huyết, rối loạn tri giác
-Cận lâm sàng
• AST, ALT hàng tuần cho đến khi về giá
trị nhỏ hơn 2 lần. Nếu AST,ALT tăng
kéo dài sau 6 tháng dấu hiệu gợi ý diễn
tiến sang viêm gan siêu vi mạn.
• Prothrombin trong các thể nặng.
• HbsAg, Anti HBs mỗi 3 tháng, sau 6
tháng nếu HbsAg (-) và anti HBs (+)
bệnh nhân có thể lành bệnh, nếu HbsAg
(+) kéo dài sau 6 tháng là dấu hiệu
chuyển sang viêm gan siêu vi B mạn
tính.
VIII. TIÊN LƯỢNG


Tiên lượng xấu hơn trong các trường hợp sau:
• Yếu tố môi trường: uống rượu, hút thuốc, tiếp xúc
với aflatoxin
• Đồng nhiễm HDV, HCV, HIV
• Tình trạng miễn dịch của ký chủ, bệnh nhân người
Châu Á, da đen, đái tháo đường type 2, béo phì
IX. PHÒNG NGỪA
1. Kiểm soát nguồn lây

- Tiệt trùng dụng cụ tiêm chích, châm cứu, xỏ
lỗ tai, xăm nình.
- Tránh dùng chung dụng cụ có thể lây nhiễm
máu và dịch tiết.
- Kiểm tra HBV ở người cho máu.
- Chùng ngửa HBV cho người có người thân
nhiễm HBV, đối tượng có nguy cơ cao (yếu tố
nguy cơ), nhân viên y tế
2. Tạo miễn dịch
- Tạo miễn dịch thụ động: dùng IgG (HBIG)
cho trẻ sơ sinh từ mẹ có HbsAg (+), HBV
DNA>5. 3 log UI /ml hoàc những người vừa


mới tiếp xúc với máu và dịch tiết của người
nhiễm HBV.
- Tạo miễn dịch chủ động: chủng ngừa HBV
ngay trong giai đoạn sau sinh ở vùng dịch tễ
lưu hành cao.
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hữu Hoàng, 2009, Viêm gan, Bệnh học nội khoa,
Nhà xuất bản y học, 157-165
2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan siêu vi,
2012, Bệnh viện Bệnh Nhiết Đới, Sở y tế tp Hồ Chí Minh
3.Nguyễn Hữu Chí, 2009, Điều trị bệnh viêm gan siêu vi
B mạn tính, Nhà xuất bản y học
4. Phác đồ điều trị khoa Nội tiêu hoá, bệnh viện Nhân Dân
Gia Định 2009
5. Viêm gan siêu vi B, từ cấu trúc siêu vi đến điều trị,
2000, Trường Đại học y dược tp Hồ Chí Minh, Bộ môn nội



6. Ann S, F.Lock, 2011, Hepatitis B, Sherlocks diseases of
the liver and biliary system 12th, 367-380
7.

Geoffrey M Dutseiko, 2007, Hepatitis B, viral

infections of the liver, the textbook of gastroenterology
3rd,865-875
8. Marc G. Ghany, T Jake Liang, 2009, Acute viral
hepatitis, Yamada textbook of gastroenterology,2073-2110



×