Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đi phân tích hơn về cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.47 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
Người nói : “ Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta là một vật báu
được gìn giữ truyền đời, có sức phát huy tác dụng vượt cả không gian
và thời gian”. Người đã tập hợp, quy tụ được các dân tộc,các giai cấp,
tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, nhân sĩ trí thức yêu nước, đồng bào trong
nước và kiều bào nước ngoài, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong
suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Người đã trở thành linh hồn của
khối đại đoàn kết dân tộc và đây cũng là một nội dung xuyên suốt trong
tư tưởng cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người, sau đây chúng
ta sẽ đi phân tích để tìm hiểu rõ hơn về cơ sở hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

B. NỘI DUNG
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên
những cơ sở tư tưởng – lí luận và thực tiễn rất phong phú.
1. NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TẠO NÊN SỨC MẠNH DÂN
TỘC
Những giá trị truyền thống bao gồm chủ nghĩa yêu nước và tinh thần
đấu tranh anh dũng bất khuất cho độc lập, tự do, vị tha của dân tộc, tinh
thấn lạc quan yêu đời, ý thức tự lực tự cường.
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước tinh thần
yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc của dân
tộc Việt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống

1


bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người
Việt Nam, đối với mỗi người Việt Nam yêu nước - nhân nghĩa – đoàn
kết trở thành một tình cảm tự nhiên, truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy
được biểu hiện trong một số câu ca dao:


Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Hay :
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Từ trong câu ca dao đã phản ánh một nguyện vọng, một tình cảm tự
nhiên của mỗi con người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết “
Lá lành đùm lá rách”. Mỗi người một số phận, mỗi người một hoàn cảnh
nhưng vượt lên trên sự khác biệt nhỏ vì cái giống nhau của một điều chung
lớn hơn đó là, người ta biết yêu thương đỡ đần, đoàn kết nhau. Tình đất
nước, nghĩa đồng bào khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì tình cảm ấy lại
thấm đượm hơn lúc nào hết, long yêu nước, yêu đồng bào được khơi lên
phát huy thành cao trào cùng chiến đấu và đánh thắng kẻ thù.
Những giá trị truyền thống đân tộc tạo nên sức mạnh vô tận và vô địch
của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai dịch họa, làm cho
đất nước được trường tồn, bản sắc đân tộc được giữ vững. Tất cả những giá
trị truyền thống ấy được hình thành, củng cố trong những điều kiện địa –
chính trị, moi trường tự nhiên, nền kinh tế - xã hội đã trơ thành dấu ấn trong
cấu trúc xã hội truyền thống Việt Nam tạo thành quan hệ ba tầng gia đình làng xã – Quốc gia( Nhà - làng – nước). Đây cũng là sợi dây liên kết các dân
tộc, các giai tầng trong xã hội Viêt Nam.
Những giá trị truyền thống dân tộc đã trở thành một triết lí nhân sinh:

2


Một cây làm chăng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Hình thành phép ứng xử và tư duy chính trị : Tình làng nghĩa nước
Nước mất thì nhà tan
Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh

Những truyền thống ấy không chỉ được phản ánh trong kho tàng văn
học dân gian mà còn được các anh hùng ở các thời kì khác nhau đúc kết
nâng lên thành phương pháp đánh giặc cứu nước ; được thể hiện ở phương
pháp thống nhất lợi ích, tư tưởng ; phương pháp nuôi dưỡng sứ dân và sủ
dụng sức quân của Trần Hưng Đạo: “ Trên dưới đồng lòng, cả nước chung
sức”, “ Tướng sĩ một long phụ tử”, “ Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền
gốc giữ nước”. Hay phương pháp tập hợp lực lượng và sức mạnh nhân dân
của Nguyễn Trãi và hai cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh : “Dựng gậy
làm cờ, tập hộp bốn phương manh lệ”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là
dân” ...
Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu được truyền thống yêu nước nhân
nghĩa- đoàn kết dân tộc. Người đã khẳng định “ Dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay,
mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi , nó kết thành một
làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
=> Chủ nghĩ yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của đân tộc
Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết dân tộc.

3


2. QUÁ TRÌNH TỔNG KẾT NHỮNG KINH NGHIỆM THÀNH
CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CÁCH
MẠNG VIỆT NAM, CÁCH MẠNG THẾ GIỚI.
Về thực tiễn, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được
hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng
Việt Nam và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới nhất là phong
trào giải phóng đân tộc ở các nước thuộc địa. Những thành công hay thất bại

của phong trào ấy đều được nghiên cứu để rút ra những bài học cần thiết cho
việc hình thành tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc.
Từ các phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra khi Pháp xâm lược
nước ta: Phong trào Cần Vương, Yên Thế cuối thế kỉ XIX đến các phong
trào Đông Du, Duy Tân, Chống thuế đầu thế kỉ XX các thế hệ người Việt
Nam đã nối tiếp nhau vùng dậy chống ngoại xâm nhưng đều thất bại. Thực
tiễn hào hùng, bi tráng của dân tộc dẫ chứng tỏ rằng, bước vào thời đại mới
chỉ có tinh thần yêu nước thì không thể đánh bại các thế lực Đế quốc xâm
lược. “Sử ta dạy cho ta rằng khi dân ta biết đoàn kết thì khi đó dân ta mới
giành thắng lợi”. Từ đó Người rút ra kết luận : Vận mệnh của đất nước đòi
hỏi một lực lượng lãnh đạo mới có khả năng dề ra được đường lối cà phương
pháp cách mạng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử và
những yêu cầu của thời đại ; có đủ sức quy tụ, tập hợp lực lượng của cả dân
tộc vào cuộc đấu tranh chống thực dân, Đế quốc, Phong kiến và xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc bền vững thì mới giành được thắng lợi.
Người đã thấy được những hạn chế trong việc tập hợp lực lượng của
các nhà yêu nước tiền bối, những yêu cầu khách quan mới của lịch sử dân
tộc chính vì vậy Người đã quyết định đi sang các nước phương Tây (Pháp)
để xem họ làm cách mạng như thế nào để quay trở về giúp đồng bào ta
4


Đối với cách mạng thế giới Người đã nghiên cứu các cuộc cách mạng
Tư sản đặc biệt là cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp, Người đã rút ra kết
luận : cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp là những cuộc cách mạng “Chưa đến
nơi”. Cách mạng thành công mà quyền nắm trong tay bọn ít người, dân
chúng vẫn bị áp bưc bóc lột và nghèo nàn. Tổng kết thực tiễn đấu tranh của
các dân tộc thuộc địa Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh tiềm ẩn to lớn của họ
và cũng thấy rõ những hạn chế, đó là: Chư có sự lãnh đạo đúng đắn, chưa
biết đoàn kết lại, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức. Yêu cầu đặt ra là phải

có một tổ chức để đoàn kết thống nhất cuộc đấu tranh của nhân dân các dân
tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là Chủ nghĩa thực dân
và Chủ nghĩa Đế quốc.
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã đưa Hồ Chí Minh đến bước
ngoặt trong việc tìm đường cứu nước. Từ chỗ chỉ biết đến cách mạng tháng
Mười một cách cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo
con đường cách mạng tháng Mười. Người đã nhận thấy rằng chỉ có cách
mạng tháng Mười mới là cuộc cách mạng triệt để nhất, vì : “…Cách mệnh
rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay bọn ít người.
Thế mới khỏi hi sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”, và nó
đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế
giới ; đặc biệt là bài học về huy động, tập hợp lực lượng quần chúng công
nông đông đảo để giàng và giữ chính quyền cách mạng để đánh tan sự can
thiệp của 14 nước Đế quốc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, mở ra một
thời đại mới cho lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh đã thấy rõ tầm quan trọng
của việc đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng, trước hết là công nông.
Đối với phong trào ở các nước thuộc địa và phụ thuộc Hồ Chí Minh
đặc biệt chú ý đến Trung Quốc và Án Độ là hai nước có thể đem lại cho Việt
Nam nhiều bài học rất bổ ích về tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ để
5


tiến hành cách mạng ( đoàn kết các dân tộc, các giai tầng, các đảng phái và
tôn giáo…Nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn, từng thời kì cách
mạng).
=> Những kinh nghiệm rút ra tứ thành công hay thất bại của các phong
trào dân tộc dân chủ, nhất là kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng
Mười Nga là cơ sở thực tiễn cần thiết cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết dân tộc.
3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

Chủ nghĩa Mác - Lê nin là cơ sở lí luận quan trọng nhất đối với quá trình
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, chủ nghỉa Mác Lê nin cho rằng :
- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng ;
- Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử ;
- Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc;
- Liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lưc lượng cách mạng ;
- Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần
“Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin là vì chủ nghĩa Mác - Lê
nin đã chỉ ra cho các dân tộc con đường tự giải phóng. Lê nin cho rằng, sự
liên minh giai cấp trước hết là liên minh công nông là hết sức cần thiết đảm
bảo cho thắng lợi của cách mạng vô sản, nếu không có sự đồng tình và ủng
hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp
vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được. Như vậy, chủ nghĩa
Mác - Lê nin không những đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân trong
lịch sử mà còn chỉ ra vị trí của khối liên minh công nông trong cách mạng vô
6


sản. Thông qua hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu của mình Hồ Chí Minh đã
sớm nắm được linh hồn và vấn đề cốt lõi của học thuyết Mác - Lê nin.
Những quan điểm cơ bản của chủ Mác – Lê nin quyết định sự hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, từ đó Người đã có cơ
sở khoa học để nhìn nhận, đánh giá chính xác sức mạnh của những giá trị
truyền thống dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị truyền thống của
cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới.
Chủ nghĩa Mác – Lê nin là cơ sở khoa học, là hệ tư tưởng của giai cấp
vô sản đã trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học trên cơ sở đó
Hồ Chí Minh nhận xét, đánh giá về phong trào cách mạng Việt Nam, cách
mạng thế giới đồng thời nhận thức và vận dụng sáng tạo những giá trị truyền

thống dân tộc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Những bài học rút ra từ cuộc cách mạng các nước đã hình thành và hoàn
chỉnh tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

C. KẾT LUẬN
Những giá trị truyền thống dân tộc cùng với quá trình tổng kết
thực tiễn những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào
yêu nước cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới kết hợp với những
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin đã tạo nên cơ sở hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Đó là tư tưởng cơ bản, nhất
quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam hình thành nên sức
mạnh to lớn của toàn dân tộc đưa con thuyền cách mạng tới bến bờ
thành công. Người đã đúc kêt thành những chân lí:
“ Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”;
“ Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”;
7


“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công”.
Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì phát triển cách mạng Việt Nam phải
vận dụng sức mạnh đoàn kết một cách linh hoạt, sáng tạo để phát huy
được vai trò tích cực và hiệu quả nhất.

8


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ………………………………………………………1
B. NỘI DUNG ………………………….…………………. 1

1. NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TẠO NÊN SỨC MẠNH
DÂN TỘC………………………………………………………………1
2. QUÁ TRÌNH TỔNG KẾT NHỮNG KINH NGHIỆM
THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÁC PHONG TRÀO
YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG VIỆT NAM, CÁCH MẠNG
THẾ GIỚI…………………………………………………………...…4
3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN……………6

C. KẾT LUẬN ………………………………………………………….7

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Hội Đồng trung ương chỉ đạo biên
soạn)
2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Bộ GD&DDT-Nxb Chính trị Quốc
gia-2005)
3. Ts. Nguyễn Mạnh Tường – Tư tưởng Hồ Chí Minh một số nhận thức
cơ bản, 2009.

10


B. MỞ ĐẦU
Người nói : “ Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta là một vật báu
được gìn giữ truyền đời, có sức phát huy tác dụng vượt cả không gian
và thời gian”. Người đã tập hợp, quy tụ được các dân tộc,các giai cấp,
tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, nhân sĩ trí thức yêu nước, đồng bào trong
nước và kiều bào nước ngoài, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong

suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Người đã trở thành linh hồn của
khối đại đoàn kết dân tộc và đây cũng là một nội dung xuyên suốt trong
tư tưởng cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người, sau đây chúng
ta sẽ đi phân tích để tìm hiểu rõ hơn về cơ sở hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
4.

11



×