Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập cá nhân Môn Luật quốc tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.5 KB, 4 trang )

TH2:
Nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác thương mại giữa các nước trong
khu vực, năm 2010 bốn nước A, B, C, D cùng kí kết một hiệp định thương mại, trong
đó thỏa thuận sẽ dành cho các hàng nông sản có xuất xứ từmột trong bốn nước trên mức
thuế suất ưu đãi từ 0%-5%. Năm 2012 quốc gia A đơn phương nâng mức thuế suất với
hàng nông sản lên 10%. Lý giải cho hành động của mình, quốc gia A viện dẫn pháp luật
quốc gia mình trong đó quy định khi cần bảo vệ lợi ích cho ngàng nông nghiệp quốc gia
có thể tạm đình chỉ không thực hiện các cam kết quốc tế về thương mại có liên quan.
Hãy cho biết:
Lập luận trên của A có phù hợp với Luật quốc tế hay không? Vì sao?
Trước sự phản đối của các nước còn lại trong hiệp định, A tuyên bố rút khỏi
hiệp định thương mại đã kí kết. Tuyên bố này có phù hợp với Luật quốc tế hay không?
Vì sao?

1


a.Lập luận trên của A không phù hợp với Luật quốc tế.
Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được kí kết giữa các quốc gia và các chủ
thể khác của Luật quốc tế, được Luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc
thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiên duy nhất hay trong hai hoặc nhiều văn
kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi của văn kiện đó.
“Thỏa thuận” ở đây về cơ bản được hiểu là sự nhất trí của các bên tham gia điều ước
quốc tế về tính ràng buộc của nó. Một số tên gọi thường được dùng của điều ước quốc
tế: Hiến chương, Quy chế, Công ước, Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định thư.
Xuất phát từ sự bình đẳng của các bên chủ thể khi tham gia quan hệ quốc tế, quá
trình kí kết và thực hiện điều ước quốc tế không thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật do
một bên chủ thể đơn phương ban hành.Luật điều chỉnh quá trình kí kết và thực hiện điều
ước quốc tế phải là các nguyên tắc, quy phạm quốc tế do các chủ thể cùng nhau thỏa
thuận xây dựng. Đối với mỗi quốc gia để thống nhất quản lý hoạt động kí kết và thực
hiện điều ước quốc tế, quốc gia sẽ ban hành văn bản pháp luật quốc gia điều chỉnh quan


hệ giữa các quốc gia với các chủ thể khác của Luật quốc tế.Tuy nhiên các văn bản này
phải phù hợp với các quy định của Luật quốc tế.
Trong tình huống trên: bốn nước A, B, C, D cùng kí một hiệp định thương mại
trong đó thỏa thuận sẽ dành cho các hàng nông sản có xuất xứ từ một trong bốn nước
trên mức thuế suất ưu đãi từ 0%-5%. Năm 2012 quốc gia A đơn phương nâng mức thuế
suất với hàng nông sản lên 10%.Lý giải cho hành động của mình, quốc gia A viện dẫn
pháp luật quốc gia mình trong đó quy định khi cần bảo vệ lợi ích cho ngàng nông
nghiệp quốc gia có thể tạm đình chỉ không thực hiện các cam kết quốc tế về thương mại
có liên quan
Điều 27 Công ước Viên năm 1969 quy định: Pháp luật trong nước và việc tôn
trọng các điều ước: “Một bên không thể viện dẫn những quy định của pháp luật trong
nước của mình làm lý do cho việc không thi hành một điều ước”.
2


Như vậy nước A viện dẫn pháp luật của nước mình để nâng mức thuế suất với
hàng nông sản lên 10% là không phù hợp với Luật quốc tế.
b.A có thể đưa ra tuyên bố rút khỏi hiệp định thương mại tuy nhiên tuyên
bố trên của A không phù hợp với Luật quốc tế.
Theo quy định tại Điều 54 Công ước Viên Năm 1969: Việc chấm dứt hoặc rút
khỏi một điều ước theo các quy định của điều ước đó hoặc do sự đồng ý của các
bên:“Việc chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước của một bên có thể diễn ra: a) Chiểu
theo các quy định của điều ước; hoặc b) Vào bất kỳ thời điểm nào, do sự đồng ý của tất
cả các bên sau khi đã tham khảo ý kiến của các quốc gia ký kết khác”.
Và Điều 56 công ước Viên năm 1969 quy định: Việc từ bỏ hoặc rút khỏi một
điều ước trong trường hợp điều ước không có quy định về việc chấm dứt, từ bỏ hoặc rút
khỏi điều ước đó:“1. Một điều ước không có những quy định về việc chấm dứt của nó
cũng như việc từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước đó sẽ không thể là đối tượng của việc từ bỏ
hoặc rút khỏi trừ khi:a) Có sự biểu hiện rõ ràng ý định của các bên chấp thuận khả năng
từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước; hoặcb) Quyền từ bỏ hoặc rút khỏi có thể được suy ra từ

bản chất của điều ước đó. 2. Một bên sẽ phải thông báo, ít nhất là trước 12 tháng, ý định
từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước chiểu theo khoản 1”.
Việc tham gia kí kết một điều ước là do sự tự nguyện của các bên chủ thể của
Luật quốc tế. Do vậy, chủ thể đó hoàn toàn có quyền xin rút ra khỏi điều ước đã kí kết.
Tuy nhiên, việc rút ra khỏi điều ước đó phải có sự đồng ý của tất cả các bên tham gia kí
kết điều ước và theo trình tự thủ tục của Luật quốc tế.
Trong tình huống trên,trước sự phản đối của các nước còn lại trong hiệp định, A
tuyên bố rút khỏi hiệp định thương mại đã kí kết. Hành động này của A không phù hợp
với Luật quốc tế. Do A không thông qua một hội nghị nào để tham khảo ý kiến của các
quốc gia về việc rút khỏi hiệp định thương mại của mình, không có sự đồng ý của các
quốc gia mà đơn phương rút khỏi hiệp định.
3


DANH MỤC TÀO LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb giáo dục
công an nhân dân, Hà Nội, 2012.
2. Giáo trình Luật quốc tế, ThS Nguyễn Thị Kim Ngân- ThS Chu
Mạnh Cường- TS Nguyễn Toàn Thắng- Phạm Hồng Hạnh- Nguyễn Thị Hồng
Yến, Nxb giáo dục, 2010.
3. Công ước Viên năm 1969.

4



×