Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG PHẦN THI CÔNG(30%) KHU NHÀ Ở CAO CẤP VIGLACERA TOWER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 158 trang )

đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

Phần 4
thi công
( 30% )
Nhiệm vụ:
-

Giới thiệu công trình

-

Thi công cọc khoan nhồi và tường vây
o CÔNG TáC CHUẩN Bị
o YÊU CầU Kỹ THUậT
o THI CÔNG CọC THử
o QUY TRìNH THI CÔNG

-

Thi công tầng hầm
o THI CÔNG THEO PHƯƠNG PHáP SƠ MI TOP DOWN

-

Thi công phần thân

-


Tiến độ thi công phần thân

-

Tổng mặt bằng thi công phần thân

-

An toàn vệ sinh môi trường

Giáo viên hướng dẫn : th.s nguyễn văn viên
Sinh viên thực hiện

: nguyễn thành trung

Lớp

: 2007X3

Gvhd: th.s giang văn khiêm
phần 1: Kiến trúc công trình

Svth: nguyễn thành trung- Lớp 2007x3


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

CHương 1: giới thiệu công trình

1.1. vị trí xây dựng công trình

Công trình: khu nhà ở cao cấp Viglacera tower thuộc tổ hợp Viglacera
tower được xây dựng tại huyện Từ Liêm- TP Hà Nội.
Công trình có 3 tầng hầm và 41 tầng nổi.
Công trình được xây dựng trên khu đất trống, không bị giới hạn bởi công trình lân
cận vì vậy thuận lợi cho thi công
1.2. phương án kiến trúc, kết cấu, móng công trình
1.2.1. Phương án kiến trúc công trình
Công trình có cốt sàn tầng 1 là 0.00m , cốt tự nhiên -1.10m.
Tầng hầm 1 nằm ở cốt -4.50m.
Tầng hầm 2 nằm ở cốt -8.40m.
Tầng hầm 3 nằm ở cốt -12.30m.
Chiều cao từ cốt 0,00 đến đỉnh toà nhà là +152.40m.
Tầng hầm 1-3 có chiều cao 3.9m, tầng trệt đến tầng 3 có chiều cao 3.9m, tầng điển
hình cao 3.3m.
Tầng hầm được thiết kế là khu để xe, tầng 1-4 sử dụng là văn phòng, các phòng
chức năng: thể dục thể thao, hội trường lớn; tầng 5 trở lên là các căn hộ.
1.2.2. Phương án kết cấu công trình
Công trình sử dụng kết cấu bê tông cốt thép liền khối. Với tầng hầm đến tầng
chuyển sử dụng kết cấu khung bê tông cốt thép kết hợp lõi; tầng 5 trở lên sử dụng kết
cấu vách + lõi; riêng tầng 4 là tầng chuyển hệ kết cấu nên sử dụng hệ dầm chuyển.
Kích thước cột có 2 loại kích thước: 800x800mm ( đối với các cột chỉ đỡ 3 tầng
hầm), 1500x1500mm với các cột còn lại.
Lõi có kích thước 500x500mm: tầng hầm đến tầng 5
Lõi có kích thước 400x400mm : từ tầng 6 trở lên
Vách có bề dày 400mm chạy dọc theo phương cạnh ngắn của nhà.
Ngoài ra, công trình còn sử dụng 1 số vách khác có bề dày 250mm
Kích thước dầm chủ yếu là 1000x500mm
1.2.3. Phương án móng

Sử dụng móng cọc barrette 1.2 x 5m, đài cao 4m để đỡ các cột ,vách có tiết diện
lớn kết với với các móng cọc khoan nhồi đường kính 1000mm đài cao 1m để đỡ các cột
khác cụ thể như sau: M1: Kích thước 5.4x5.6m
M2: kích thước 1.4x1.4m
M3: kích thước 11.07 x 13.8m
M4: kích thước 1.4 x 3.8m
M5: kích thước 3.8 x 3.8m

1.3. điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn
1.3.1. Điều kiện địa chất công trình
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
223


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

1.3.1.1. Địa tầng
Theo kết quả khảo sát địa chất công trình, địa chất dưới lỗ khoan sâu 65.45m
gồm các lớp đất như sau (tính từ cos 0.00)
+ Lớp 1 từ 0 ữ1.1 m là lớp đất lấp , = 18KN/m3.
+ Lớp 2 từ 1.1ữ 5.8 m là lớp sét dẻo cứng , N = 18.
+ Lớp 3 từ 5.8 ữ 9.2 m là lớp sét pha dẻo mềm , IL = 0.5 , N = 12.
+ Lớp 4 từ 9.2 ữ 16.9 m là lớp sét pha dẻo chảy , N = 4.
+ Lớp 5 từ 16.9 ữ 25.95 m là lớp cát pha dẻo , N = 21.
+ Lớp 6 từ 25.95 ữ 36.75 m là lớp cát bụi chặt vừa , N = 30.

+ Lớp 7 từ 36.75 ữ 47.65 m là lớp cát hạt trung chặt , N = 55
+ Lớp 8 từ 47.65 ữ 66.45 m là lớp cuội sỏi, rất chặt, N = 100.
Mực nước ngầm xuất hiện ở cốt 6.5 m.
1.3.1.2. Bảng chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất

Lớp
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên đất
Đất
lấp
Sét
Dẻo cứng
Sét pha
dẻo mềm
Sét pha
dẻo chảy
Cát pha
dẻo
Cát bụi
chặt vừa
Cát hạt trung chặt
Cát thô cuội sỏi


Bảng 1.1 : Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất
Chiều
h
W WL WP
CII
E
tn
3
dày
(KN/m
3
(%) (%) (%) () (KPa) (MPa)
(m) (KN/m )
)
1.1

18

-

-

-

-

-

-


-

4.7

18.2

26.9

39

50

30

13

19

7.5

3.4

17.5

26.6

38

45


31

11

5

7

7.7

18.5

26.8

33.2

36

22

16

10

10

9.05

19.2


26.5

20

24

18

18

25

14

10.8

19

26.5

26

-

-

30

-


10

10.9
> 18.8

20.1
20.1

26.4
26.4

16
16

-

-

38
43

-

40
50

1.3.2. Đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn
Mực nước ngầm ở cốt -6.5m nên không gây ảnh hưởng nhiều đến móng. Tuy
nhiên, nếu sử dụng móng cọc, cọc được nối với mối nối nằm dưới mực nước ngầm thì

phải quét bitum phủ kín phần thép của nối nối để tránh mối nối bị ăn mòn trong quá
trình sử dụng. Tầng hầm nằm ở cốt -12.3m nên khi thi công cần biện pháp tháo khô hố
móng.

1.4. công tác chuẩn bị trước khi thi công
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
224


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

1.4.1. San dọn và bố trí tổng mặt bằng thi công
+ Kiểm tra chỉ giói xây dung
+ Nhận bàn giao mặt bằng xây dung
+ Công việc trước tiên tiến hành dọn dẹp mặt bằng bao gồm chặt cây, phát quang
cỏ và san bằng phẳng, nếu trên mặt bằng có các vũng nước bùn thì tiến hàng san lấp
và bố trí làm các đường tạm cho các máy thi công hoạt động trên công trường .
+ Tiến hành làm các trại tạm phục vụ cho việc ăn ở và sinh hoạt của công nhân
trên công trường.
+ Lắp đặt hệ thống điện, nước sinh hoạt , nước sản suất phục vụ sinh hoạt và thi
công và không làm cản trở máy móc hoạt động trong quá trình thi công.
+ Bố trí các bãi vật liệu lộ thiên, các kho chứa vật liệu phù hợp vói tổng mặt
bằng.
+ Tập hợp đầy đủ các tài liệu có liên quan ( kết quả khảo sát địa chất, quy trình
công nghệ)

+ Chuẩn bị mặt bằng tổ choc thi công, xác định các vị trí tim mốc, hệ trục của
công trình, đường vào và vị trí đặt các thiết bị cơ sở và khu vực gia công thép, kho và
công trình phụ trợ.
+ Thiết lập quy trình thi công theo các phương tiện thiết bị sẵn có.
+ Lập kế hoach thi công chi tiết, quy định thòi gian cho các bước công tác và sơ
đồ dịch chuyển máy trên hiện trường.
+ Chuẩn bị đầy đủ và tập kết các loại vật tư đúng yêu cầu, các thiết bị thí
nghiệm, kiểm tra độ sụt của bê tông, chất lượng gạch, đá cát, ximăng, thép thiết kế
thành phần cấp phối, vữa , bê tông được sử dụng trong qúa trình xây dung.
+ Chống ồn: trong thi công cọc nhồi không gây rung động lớn như cọc đóng
nhưng do sử dụng máy móc thi công có công suất lớn, để giảm bớt tiếng ồn ta cần
đặt các chop hút âm ở chỗ động cơ nổ, giảm bớt các động tác thừa, không để động cơ
chạy vô ích.
+ Xử lý các vật kiến trúc ngầm: khi thi công phần ngầm ngoài các vật kiến trúc
đã xác định rõ về kích thước chủng loại, vị trí trên bản vẽ ta còn có thể bắt gặp nhiều
các vật kiến trúc khác như mồ mả . Ta phải kết hợp với các cơ quan choc năng để
giải quyết.
1.4.2. Chuẩn bị máy móc và nhân lực thi công
Trước khi khởi công xây dung công trình ta phải chuẩn bị đầy đủ máy móc, thiết bị
và nhân lực thi công. tập kêt máy móc trên công trường và phải kiểm tra, chạy thử trước
khi đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người vận hành và không làm ảnh
hưởng, trở ngại đến tiến độ thi công.
+ Máy kinh vĩ thuỷ bình phục vụ cho công tác trắc đạc.
+ Máy đào đất gầu nghịch.
+ Xe vận chuyển đất đá nguyên vật liệu.
+ Máy thi công cọc khoan nhồi.
+ Máy trộn bê tông .
+ Máy đầm bê tông.
+ Máy bơm bê tông.
Gvhd: th.s nguyễn văn viên

phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
225


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

+ Máy vận thăng.
+ Cần trục tháp.
+ Máy cưa, máy cắt, máy hàn, máy uốn sắt thép.
+ Hệ thống cốp pha đà giáo định hình.
Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và bố trí cho công nhân chỗ ăn,ở, sinh hoạt thuận tiện
trên công trường nhằm đảm bảo sức khoẻ cho anh em công nhân để làm việc có năng
suất.
Trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị thi công cho công nhân.
Một công tác không thể thiếu là làm tốt công tác tư tưởng cho nhân công tạm trú
vì số lượng nhân cồg trên công trường lớn, dễ xảy ra tình trạng mất cắp, gây gổ với
nhau và với cả dân địa phương ảnh hưởng đế quá trình thi công. đồng thời đăng ký tạm
trú cho tất cả công nhân trên công trường.
1.4.3. Định vị công trình
Định vị công trình hết sức quan trọng vì công trình phải được xác định vị trí của
nó trên khu đất theo mặt bằng bố trí đồng thời phải xác định vị trí trục chính của toàn
bộ công trình và vị trí chính xác của các giao điểm của các trục chính đó.
Trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công phải có lưới ô đo đạc và xác định đầy đủ
từng hạng mục công trình , trong bản vẽ tổng mặt bằng phải ghi rõ cách xác định lưới
toạ độ và mốc chuẩn có sẵn hay mốc quốc gia, mốc dẫn xuất, cách chuyển mốc vào địa
điểm xây dung.

Dựa vào mốc này trải lưới ghi trên bản vẽ mặt bằng thành lưới hiện trường và từ
đó ta căn cứ vào các lưới để giác móng.
- Công tác định vị công trình:
Do công trình diện tích lớn, chiều dài công trình là 126m vì vậy cần bố trí 2
điểm ban đầu để định vị công trình. Nếu bố trí 1 điểm khoảng cách ngắm rất xa rất dễ
sai lầm. Định vị được tuân theo nguyên tắc luôn kiểm tra chéo lại 1 thông số khác với
thông số định vị. Ví dụ định vị được cột A, B ngoài việc xác định khoảng cách, góc mở
từ cột A, B với tâm định vị và hướng chuẩn còn phải xác định khoảng cách AB xem có
đảm bảo không. Nếu sai số trong phạm vi cho phép thì chấp nhận nếu không phải xác
định lại. Việc định vị công trình hiện nay có rất nhiều biện pháp: dùng các máy kinh
vĩ, toàn đạc điện tử. Có 1 biện pháp rất hiện đại đó là định vị GPS (sử dụng tín hiệu
vệ tinh), biện pháp này cho sai số ở cấp độ mm.
Với công trình này, em chọn biện pháp sử dụng máy toàn đạc để định vị công
trình. Chọn hướng chuẩn là hướng bắc. Tức là hướng vuông góc với chiều dài nhà. Sử
dụng 2 mốc chuẩn được đánh số thứ tự là 1 và 2. Mốc 1 nằm trên trục G-G cách trục 11 khoảng cách 30m. Mốc 2 nằm trên trục 8-8 cách trục A-A khoảng cách 30m. Sau khi
có mốc 1 ta xác định mốc 2 từ đó chuyển các mốc trên bản vẽ ra thực địa từ 2 mốc
chính 1 và 2 này. Xác định mốc 2 bằng cách xác định đường hợp với hướng chuẩn 1
góc 460 như hình vẽ rồi đo khoảng cách là 116.242m xác định điểm 2. Kiểm tra vị trí
mốc 2: xác định giao điểm của đường song somg với hướng chuẩn từ mốc 1 và đường
gióng vuông góc với hướng chuẩn từ mốc 2, đo khoảng cách điểm đó tới mốc 1 nếu
được 80.35m thì vị trí mốc 2 là chính xác.

Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
226


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012


đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

+ Kiểm tra lại sau khi định vị: sau khi định vị song được các trục chính, điểm
mốc chính ta tiến hành kiểm tra lai sau khi định vị bàng cách dùng máy đo khoảng cách
hai điểm 1-4 và 2-3 nếu hai khoảng cách này bàng nhau là đạt.
+ Gửi cao trình chẩn và mốc chuẩn: sau khi đã định vị và giác móng công trình
song ta tiến hành gửi cao trình chuẩn, mốc chuẩn. Tất cả các cột mốc, cọc tim, cao trình
chuẩn đều được dịch chuyển ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của quá trình thi công và được
gửi vào các vị trí cố định có sẵn trong phạm vi không ảnh hưởng trong quá trình thi
công như tường rào, tường nhà lân cận hoặc có thể dùng các cọc bê tông chôn xuống
đất để gửi các cao trình chuẩn, mốc chuẩn, các cọc mốc này cũng được dẫn ra ngoài
phạm vi chịu ảnh hưởng của thi công và được che chắn và bảo vệ cẩn thận.
Sau khi tiến hành xong phải kiểm tra lại toàn bộ các bước đã làm rồi vẽ lại sơ đồ
và văn bản này sẽ là cơ sở pháp lý để thực hiện và kiểm tra trong suốt quá trình thi
công. sơ đồ định vị công trình được thể hiện như bản vẽ:

Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
227


đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

Hình 1.1: Mặt bằng định vị công
trình

đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012


Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
228


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

Chương 2: thi công cọc khoan nhồi và tường vây
2.1. Công tác chuẩn bị khi thi công cọc và tường vây
2.1.1. Chuẩn bị tài liệu
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình và địa chất thuỷ văn.
- Hồ sơ bản vẽ địa chất công trình.
- Bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu công trình.
- Hồ sơ bản vẽ công trình ngầm.
- Tài liệu về thời tiết để có biện pháp thi công thích hợp.
- Định mức xây dựng.
- Hồ sơ bản vẽ công trình lân cận nếu có.
- Các loại giấy phép có liên quan khác.
2.1.2. Chuẩn bị về mặt bằng thi công
- Thi công lưới trắc đạc, đinh vị các trục móng và toạ độ các cọc cần thi công.
- San ủi mặt bằng và làm đường tạm phục vụ thi công, đường tạm phải đủ để
chịu tải trọng vận chuyển thiết bị thi công lớn nhất, lập phương án vận chuyển đất thải,
tránh gây ô nhiễm môi trường.
- Thi công các công trình phụ trợ, đường cấp điện, cấp thoát nước, hố rửa xe; hệ
thống tuần hoàn vữa sét (kho chứa, trạn trộn, bể lắng, đường ống, máy bơm, máy tách

cát)
- Xây dựng các công trình tạm phục vụ thi công :
+ Văn phòng ban điều hành công trường.
+ Văn phòng đội thi công.
+ Lán trại tạm cho công nhân.
+ Trạm y tế.
+ Kho bãi phục vụ thi công:
Xưởng tập kết và tổ hợp coffa, đà giáo.
Xưởng tập kết và tổ hợp cốt thép
Bãi chứa cốt liệu rời.
Kho chứa xi măng.
Kho chứa vật tư thiết bị hoàn thiện.
- Xác định tuyến di chuyển của máy thi công cọc, trình tự thi công cọc
Do số lượng cọc lớn và để rút ngắn thời gian thi công nên ta chọn và bố trí hai máy thi
công cọc cùng song song làm việc trên công trường.
+ Theo điều 6.1 của TCXDVN 326:2004 Cọc khoan nhồi- Tiêu chuẩn thi công
và nghiệm thu: Khoan gần cọc vừa mới đổ xong bê tông, khoan trong đất bão hoà nước
khi khoảng cách mép các lỗ khoan nhỏ hơn 1,5m nên tiến hành cách quãng 1 lỗ, khoan
các lỗ nằm giữa hai cọc đã đổ bê tông nên tiến hành sau ít nhất 24 giờ từ khi kết thúc
đổ bê tông.
+ Do yêu cầu kỹ thuật và sự ảnh hưởng lẫn nhau trong thi công cọc nhồi nên việc
bố trí tuyến di chuyển và trình tự thi công cọc phải được thực hiện theo bài bản.

Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
229



đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

2.2. Các yêu cầu kỹ thuật của cọc và thiết bị thi công cọc
2.2.1. Các yêu cầu kỹ thuật của cọc
Bảng 1.2. Sai số cho phép về lỗ khoan cọc

Sai số vị trí cọc,cm

Phương pháp tạo lỗ cọc

Sai số
độ
thẳng
đứng
%

Cọc dưới móng
băng theo dọc
trục,cọc biên
trong
nhóm cọc

Cọc đơn,cọc dưới
móng băng theo
trục ngang,cọc
biên
trong nhóm cọc


10

Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật máy khoan KN-100

áp lực lên đất (MPA)

0,077

Trọng lượng máy (kN)

47

12

3760
5210

4705
1
1945

24-12

Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

2000

11


1000

Đường kính lớn nhất (mm)
Tốc độ quay của máy
(v/ph)
Mô men quay (kNm)

3

3175

Các thông số kỹ thuật của máy khoan
KH-100
Độ sâu lớn nhất (m)
55

14000
20620

Cọc giữ
D 1000mm
D/6 nhưng 10
D/4 nhưng 15
thành
bằng dung D > 1000mm
1
10+0.01H
15+0.01H
dịch
D 500mm

1
7
15
Đóng hoặc
dung ống
D>500mm
10
15
Chú thích:
1. Sai số về độ nghiêng của cọc xiên không lớn hơn 15% góc nghiêng của cọc
2. Sai số cho phép về độ sâu hố khoan
6
1 Khoang máy
10cm
2 Cáp nâng hạ giá khoan
3. D là đường kính thiết kế cọc,H là khoảng 3 Thanh giằng cho giá
7
4 Bệ máy
cách giữa cao độ mặt đất thực tế và cao độ
5 Cáp của cần khoan
6 Bánh luồn cáp
cắt cọc trong thiết kế.
7
nối
2.2.2. Các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị thi công 8 Khớp
Cần khoan
8
9 Trục quay
cọc
10 Gầu khoan

2.2.2.1. Máy khoan
11 Khung đỡ phía trước
Cọc thiết kế có đường kính 1000, chiều sâu 12 Ca bin điều khiển 5
hố khoan 50,65 m nên ta chọn máy KH-100 có
2
các thông số kỹ thuật :
9
4
Bảng thông số kỹ thuật của máy khoan KH-100

3710
4490

4350

40-51

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
230


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

Hình 2.1. Cấu tạo máy
khoan KH-100

Hình 1.3. Một số hình ảnh về máy khoan nhồi ngoài thực tế


2.2.2.2. Máy trộn Bentonite
Máy trộn theo nguyên lý khuấy bằng áp lực nước do bơm ly tâm mã hiệu BE15A có các thông số cho trong bảng sau :
Bảng 2.2. Các thông số kỹ thuật của máy trộn BE- 15A

Loại máy
Dung tích thùng trộn (m3)
Năng suất (m3/h)
Lưu lượng (l/phút)
áp suất dòng chảy (kN/m2)
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

BE-15A
1,5
15ữ18
2500
1,5
svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
231


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

2.2.2.3. Chọn cần cẩu
Ta chọn cần cẩu phục vụ công tác lắp cốt thép, lắp ống sinh, ống đổ bê tông,...
+ Khối lượng cần phải cẩu lớn nhất là ống đổ bê tông: Q=9T
+ Chiều cao lắp: HC L= h1+h2+h3+h4
h1=0,6 m (Chiều cao ống sinh trên mặt đất)

h2= 12 m (Chiều cao lồng thép)
h3=1,5 m (Chiều cao thiết bị treo buộc tính từ điểm cao nhất của cấu kiện tới móc
cẩu của cầu trục)
h4 = 1,5 m (Đoạn puli, ròng rọc, móc cẩu đầu cần)
HCL= 0,6 + 12 + 1,5 + 1,5 =15,6m
+Bán kính cẩu lắp: R = 8m.
Chọn cần cẩu bánh xích E-2508 có các đặc trưng kỹ thuật:
Chiều dài tay cần: 30m
Chiều cao nâng móc:
Hmax= 29m
Hmin=19,2m
Sức nâng:
Qmax= 25T
Tầm với:
Rmax= 23m
Rmin= 9m
8

Độ cao nâng H(m)

L

=

30

00

0


(m

7

Sức nâng Q (T)

m

)

cần trục e2508

6

4
3
5

2155

2

Tầm với R(m)

1
2
3
4
5
6

7
8

Bệ máy
Ca bin điều khiển
Cáp nâng hạ cần
Cáp nâng hạ vật
Thanh hạn chế góc nâng cần
Cần trục
Móc cẩu
Cần báo điện áp mạnh

5175
4800

1800

Hình 2.2. Cấu tạo cần trục E2508

Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
232


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower


2.2.2.4. Ô tô chuyên dụng
Dùng loại có thương hiệu KAMAZ phục vụ cho công tác vận chuyển bê tông

Hình 2.3. Ô tô vận chuyển bê tông KAMAZ

2.3. Thi công cọc thử
2.3.1. Mục đích
Việc thi công cọc thử nhằm đánh giá kết luận cho các yêu cầu sau :
+ Xác định sức chịu tải của cọc
+ Độ sâu.
Thi công cọc thử là bước kiểm tra lại 1 lần nữa việc thiết kế móng và các số liệu
địa chất trước đó xem có thỏa mãn với công trình thực tế không. Có rất nhiều trường
hợp khi tiến hành thử tải thì sức chịu tải của cọc nhỏ hơn nhiều so với thiết kế, khi đó
buộc phải kiểm tra lại. Độ sâu chôn cọc có ý nghĩa quyết định lớn tới khả năng chịu tải
của cọc. Công việc này đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm rất nhiều của đơn vị thi công.
2.3.2. Thời điểm, số lượng và vị trí cọc thử
- Số lượng cọc thử cần kiểm tra sức chịu tải được quy định dựa trên mức độ hoàn
thiện
công nghệ của Nhà thầu, mức độ rủi ro khi thi công, tầm quan trọng của công trình,
nhưng tối thiểu là mỗi loại đường kính 1 cọc, tối đa là 2% tổng số cọc. Kết quả thí
nghiệm là căn cứ pháp lý để nghiệm thu móng cọc.
- Phương pháp kiểm tra sức chịu tải của cọc đơn chủ yếu là thử tĩnh 2005 tải thiết
kế(nén tĩnh,nhổ tĩnh,nén ngang).Đối với các cọc không thể thử tĩnh được(cọc trên
sông,biển) thì nên dùng phương pháp thử động PDA,Osterberg,Statnamic v.v.
- Tiến hành thử tĩnh cọc có thể trước hoặc sau khi thi công cọc đại trà.Để xác
định phương án thiết kế có thể tiến hành thử tĩnh cọc ngoài móng công trình đến phá
hoại trước khi thi công đại trà; để chấp nhận chất lượng thi công có thể tiến hành thí
nghiệm khi thi công xong.Đầu cọc thí nghiệm nén tĩnh phải cao hơn mặt đất xung
quanh 20 ữ 30cm và có ống thép dày 5 ữ 6mm,dài khoảng 1m bao để đảm bảo không bị
nứt khi thí nghiệm và phản ánh đúng chất lượng thi công.Thí nghiệm nén tĩnh tiến hành

theo TCXDVN 296:2002
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
233


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

2.3.3. Quy trình thử tải cọc
mi cấp ti, trong 60 phút đầu tiên o 4 ln, mi lần cách nhau khong 15
phút. S liu o c dùng để đánh giá chuyn v cọc ở mi cp ti ó dừng lại cha
theo nh ngha nêu iu kin tng ti . Trong trng hp chuyn v chưa dừng
lại trong 60 phút u tiên thì sau ó c 60 phút o mt ln cho n khi chuyn
v dừng lại.
Cần xây dựng cấp thử tải cọc hợp lý ứng với từng cọc. Việc xây dựng cấp thử tải
này do đơn vị thiết kế xây dựng. Sau khi có kết quả, kiểm tra sức chịu tải thực tế, so
sánh với thiết kế và có sự điều chỉnh cho phù hợp.

2.4. Quy trình thi công cọc
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
234



đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

2.4.1.Sơ đồ thi công cọc
Cung cp
nc

Chun b mt bng, nh v tim cc

Kim tra cc bng mỏy kinh v

a ng vỏch vo ỳng v trớ

Kim tra thng ng vỏch

H ng vỏch

Theo dừi thng Kely

Trn
Va
betonite

a mỏy khoan vo ỳng v trớ
B cha
dung
dch
bentonie


Kim tra thng Kely bng
MKV

Tin hnh khoan ti sõu thit
k

Ly mu t, so sỏnh vi ti
liu thit k

Thi ra, lm sch ỏy h khoan

Kim tra t cỏt trong gu lm
sch, o chiu sõu bng thc
v qu di

X lớ
bentonie
thu
t lng thộp, treo v hn nh v lng
thộp vo ng vỏch
Thu hi
bentonite

Kim tra chiu di ng Tremie
cỏch ỏy cc 25cm
t ng bm va bờ tụng v t bm
thu hi va sột bentonite
Kim tra ln cui chiu sõu l
khoan v sch h khoan
Lm sch ln 2


Bờ tụng
thng
phm

bờ tụng

Kim tra st bờ
tụng(172cm). Kim tra
dõng bờ tụng thỏo ng
Tremie (u ng cỏch mt
bờtụng 2-3 cm)

Ct ct thộp, rỳt ng vỏch

Kim tra cao bờtụng

Kim tra cht lng cc

Bm bờ tụng, bt ng siờu õm

Hình 2.4: Sơ đồ thi công cọc
Từ quy trình thi công cọc khoan nhồi bằng gầu khoan ở trên ta rút gọn được các
quá trình chủ yếu thi công cọc khoan nhồi:
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
235



đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012
1

4

3

2

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower
5

6

7

8

9

cần khoan

BENTONITE

6000

bentonite

ống vách


1

Chuẩn bị

2

Định vị

3

Hạ ống vách

4

Khoan tạo lỗ

2000

cọc định vị

5 Vét đáy hố khoan
6

Lắp đặt cốt thép

7

Lắp ống trémie


8

Thổi rửa hố khoan

9 Rút ống vách
10 Đổ bêtông

định vị tim cọc
theo 2 phương vuông góc

-43m
gầu khoan

gầu vét

Hình 2.5: Sơ đồ thi công cọc

1. Công tác chuẩn bị
2. Định vị tim cọc
3. Rung hạ ống vách
4. Khoan tạo lỗ
5. Vét đáy hố khoan
6. Lắp đặt cốt thép
7. Lắp ống đổ bê tông
8. Thổi rửa hố khoan
9. Rút ống vách tạm
10. Đổ bê tông
2.4.2.Kỹ thuật thi công cọc
2.4.2.1. Định vị tim cọc
Việc định vị được tiến hành trong thời gian dựng ống vách. ở đây có thể nhận

thấy ống vách có tác dụng đầu tiên là đảm bảo cố định vị trí của cọc. Trong quá trình
lấy đất ra khỏi lòng cọc, cần khoan sẽ được đưa ra vào liên tục nên tác dụng thứ hai của
ống vách là đảm bảo cho thành lỗ khoan phía trên không bị sập, do đó cọc sẽ không bị
lệch khỏi vị trí. Mặt khác, quá trình thi công trên công trường có nhiều thiết bị, ống
vách nhô một phần lên mặt đất sẽ có tác dụng bảo vệ hố cọc, đồng thời là sàn thao tác
cho công đoạn tiếp theo.
2.4.2.2. Giác đài cọc trên mặt bằng
Trước khi thi công phần móng, người thi công phải kết hợp với người đo đạc trải
vị trí công trình công trình trong bản vẽ ra hiện trường xây dựng. Trên bản vẽ thi công
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
236


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

tổng mặt bằng phải có lưới đo đạc và cách xác định đầy đủ toạ độ của từng hạng mục
công trình.
Bên cạnh đó phải ghi rõ cách xác định lưới ô toạ độ, dựa vào vật chuẩn sẵn có,
dựa vào mốc quốc gia hay mốc dẫn xuất, cách chuyển mốc vào địa điểm xây dựng.
Trải lưới ghi trong bản mặt bằng thành lưới ô trên hiện trường và toạ độ của góc
nhà để giác móng. Chú ý tới sự mở rộng do phải làm mái dốc.
Khi giác móng cần dùng những cọc gỗ đóng sâu cách mép đào 2m, trên 2 cọc
đóng miếng gỗ có chiều dày 20mm, bản rộng 150mm, dài hơn móng phải đào 400mm.
Đóng đinh ghi dấu trục của móng và 2 mép móng. Sau đó đóng 2 đinh nữa vào thanh gỗ
gác lên là ngựa đánh dấu trục móng.

Căng dây thép d =1mm nối các đường mép đào. Lấy vôi bột rắc lên dây thép
căng mép móng này lầm cữ đào.
Phần đào bằng máy cũng lấy vôi bột đánh dấu luôn vị trí.
* Giác cọc trên móng
Dùng máy kinh vĩ để xác định vị trí tim cọc
Dùng 2 máy kinh vĩ đặt ở hai trục vuông góc để định vị lỗ khoan. Riêng máy
kính vĩ thứ 2, ngoài việc định vị lỗ khoan, phải dùng máy để kiểm tra độ thẳng đứng
của cần khoan.

Hình 2.6. Định vị tim cọc theo 2 cách

2.4.2.3. Hạ ống vách (ống casine), ống bao
Sau khi định vị xong vị trí tim cọc ta tiến hành hạ ống vách vào trong lòng đất
ống vách là ống thép có đường kính lớn hơn đường kính gầu khoan khoảng 10cm, ống
vách dài khoảng 6m và đặt ở miệng hố khoan và nhô lên khỏi mặt đất khoảng 0,6m.

Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
237


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

Hình 2.7. ống vách
* Chức năng:
- Định vị cọc và dẫn hướng cho máy khoan.

- Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan.
- Bảo vệ để đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan.
- Làm chỗ tựa lắp sàn đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép, lắp
dựng và tháo dỡ ống đổ bê tông.
- Sau khi đổ bê tông cọc nhồi xong, ống vách sẽ được rút lên và thu hồi lại.
* Phương pháp hạ ống vách
Sử dụng chính máy khoan để hạ ống vách: Đây là phương pháp phổ biến hiện
nay, người ta lắp vào gầu khoan thêm một đai sắt để mở rộng hố đào, khoan đến hết độ
sâu của ống vách thì dùng cần cẩu hoặc máy đào đưa ống vách vào vị trí và hạ xuống
cao trình cần thiết, dùng cần gõ nhẹ lên ống vách để điều chỉnh độ thẳng đứng. Sau khi
đặt ống vách xong phải chèn chặt bằng đất sét và nêm để ống vách không dịch chuyển
được trong quá trình khoan (hình 4.10)

Hình 2.8. Hạ ống vách

Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
238


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

2.4.2.4. Khoan tạo lỗ
Quá trình này được thực hiện sau khi đặt xong ống vách tạm. Trước khi khoan, ta
cần làm trước một số công tác chuẩn bị sau:
a. Công tác chuẩn bị trước khi khoan

Trước khi tiến hành khoan tạo lỗ cần thực kiện một số công tác chuẩn bị như
sau:
Lắp đặt và kiểm tra thiết bị khoan, máy trộn dung dịch bentônite và máy bơm
dung dịch bentônite .
Lắp đường ống dẫn dung dịch bentonite từ máy trộn và bơm ra đến miệng hố
khoan, đồng thời lắp một đường ống hút dung dịch bentonite về bể lọc.
Chuẩn bị dung dịch bentônite: Bentonite là loại đất sét thiên nhiên có kích thước
hạt nhỏ khi hoà tan vào nước sẽ cho ta một dung dịch sét có tính đẳng hướng. Khi một
hố đào được đổ đầy dung dịch bentônite, áp lực của nước ngầm làm cho dung dịch
bentônite có xu hướng rò rỉ ra đất xung quanh, nhưng nhờ có các hạt sét lơ lửng trong
đó nên quá trình rò rỉ nhanh chóng dừng lại, hình thành một lớp vách bao quanh hố đào.
Dưới áp lực thuỷ tĩnh của bentônite trong hố mà thành hố được giữ ổn định. Do đó
thành hố khoan không bị sụt lở, đảm bảo cho quá trình thi công
Do dung dịch bentonite có tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lượng hố khoan
nên phải cung cấp đủ dung dich bentonite trong quá trình khoan tao lỗ. Cao trình dung
dịch bentonite ít nhất phải cao hơn coa trình nước ngầm lân cận hố khoan từ 1,2 đến
1,5m.
Chỉ tiêu tính năng ban dầu của dung dịch bentonie được lấy theo TCXDVN 3262004 Cọc khoan nhồi Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
Bảng 2.3. Chỉ tiêu ban đầu của dung dịch bentonite
Tên chỉ tiêu
1. Khối
riêng

Chỉ tiêu tính năng

Phương pháp kiểm tra

lượng 1.05 ữ 1.15g/cm3

Tỷ trọng kế hoặc Bomêkế


2. Độ nhớt

18 ữ 45giây

3. Hàm lượng cát

< 6%

4. Tỷ lệ chất keo

> 95%

Đong cốc

5. Lượng mất nước

< 30ml/30phút

Dụng cụ đo lượng mất nước

6. Độ dày áo sét

1 ữ 3mm/30phút

Dụng cụ đo lượng mất nước

7. Lực cắt tĩnh

1phút: 20 ữ 30mg/cm2


Lực kế cắt tĩnh

Phễu 500/700cc

10 phút 50 ữ 100mg/cm2
8. Tính ổn định

< 0.03g/cm2

9. Độ pH

7ữ9

Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

Giấy thử pH

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
239


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

Trải tôn dưới hai bánh xích máy khoan để đảm bảo
độ ổn định của máy trong quá trình làm việc, chống sập lở
miệng lỗ khoan. Việc trải tôn phải đảm bảo khoảng cách

giữa 2 mép tôn lớn hơn đường kính ngoài cọc 10cm để đảm
bảo cho mỗi bên rộng ra 5cm .
Điều chỉnh và định vị máy khoan nằm ở vị trí thăng
bằng và thẳng đứng; có thể dùng gỗ mỏng để điều chỉnh, kê
dưới dải xích. Trong suốt quá trình khoan luôn có 2 máy
kinh vĩ để điều chỉnh độ
thăng bằng và thẳng đứng của máy và cần khoan; hai niveau phải đảm bảo về số 0.
Kiểm tra, tính toán vị trí để đổ đất từ hố khoan đến các thiết bị vận chuyển lấy
đất mang đi.
b. Công tác khoan
* Công tác khoan
Khi mũi khoan đã chạm tới đáy hố máy bắt đầu quay.
Tốc độ quay ban đầu của mũi khoan chậm khoảng 14ữ16 vòng/phút, sau đó
nhanh dần 20ữ30 vòng/phút.
Trong quá trình khoan, cần khoan có thể được nâng lên hạ xuống 1ữ2 lần để
giảm bớt ma sát thành và lấy đất đầy vào gầu.
Nên dùng tốc độ thấp khi khoan (14 v/p) để tăng mô men quay. Khi gặp địa chất
rắn khoan không xuống nên dùng cần khoan xoắn ruột gà có lắp mũi dao 1000 để tiến
hành khoan phá nhằm bảo vệ mũi dao và bảo vệ gầu khoan; sau đó phải đổi lại gầu
khoan để lấy hết phần phôi bị phá.
Chiều sâu hố khoan được xác định thông qua chiều dài cần khoan.
* Rút cần khoan
Việc rút cần khoan được thực hiện khi đất đã nạp đầy vào gầu khoan; từ từ rút
cần khoan lên với tốc độ khoảng 0,3ữ0,5(m/s). Tốc độ rút khoan không được quá nhanh
sẽ tạo hiệu ứng pít-tông trong lòng hố khoan, dễ gây sập thành. Cho phép dùng 2 xi
lanh ép cần khoan để ép và rút gầu khoan lấy đất ra ngoài.
Đất lấy lên được đổ vào nơi qui định và vận chuyển đi nơi khác.
Yêu cầu:
Trong quá trình khoan đảm bảo cần khoan luôn ở vị trí thẳng đứng. Độ nghiêng
của hố khoan không được vượt quá 1% chiều dài cọc .

Khi khoan qua chiều sâu của ống vách, việc giữ thành hố được thực hiện bằng
vữa bentonite.
Trong quá trình khoan, dung dịch bentonite luôn được đổ đầy vào lỗ khoan. Sau
mỗi lần lấy đất ra khỏi lòng hố khoan, bentonite phải được đổ đầy vào trong để chiếm
chỗ. Như vậy chất lượng bentonite sẽ giảm dần theo thời gian do các thành phầm của
đất bị lắng đọng lại.
Hai hố khoan ở cạnh nhau phải khoan cách nhau 2ữ3 ngày để khỏi ảnh hưởng
đến bê tông cọc. Bán kính ảnh hưởng của hố khoan là 6m. Khoan hố mới phải cách hố
khoan trước là L 3d và 6m.
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
240


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

Kiểm tra hệ thống điện nước và các thiết bị phục vụ, đảm bảo cho quá trình thi
công được liên tục không gián đoạn.
c. Kiểm tra hố khoan
Kiểm tra độ thẳng đứng và đường kính lỗ cọc: Trong quá trình thi công cọc
khoan nhồi việc bảo đảm đường kính và độ thẳng đứng của cọc là điều then chốt để
phát huy được hiệu quả của cọc, do đó ta cần đo kiểm tra cẩn thận độ thẳng đứng và
đường kính thực tế của cọc. Để thực hiện công tác này ta dùng máy siêu âm để đo .
Thiết bị đo như sau: Thiết bị là một dụng cụ thu phát lưỡng dụng gồm bộ phát
siêu âm, bộ ghi và tời cuốn. Sau khi sóng siêu âm phát ra và đập vào thành lỗ căn cứ
vào thời gian tiếp nhận lại phản xạ của sóng siêu âm này để đo cự ly đến thành lỗ từ đó

phán đoán độ thẳng đứng của lỗ cọc. Với thiết bị đo này ngoài việc đo đường kính của
lỗ cọc còn có thể xác nhận được lỗ cọc có bị sạt lở hay không, cũng như xác định độ
thẳng đứng của lỗ cọc.
d. Xác nhận độ sâu hố khoan
Khi tính toán người ta chỉ dựa vào một vài mũi khoan khảo sát địa chất để tính
toán độ sâu trung bình cần thiết của cọc nhồi. Trong thực tế thi công do mặt địa chất có
thể thay đổi, các địa tầng có thể không đồng nhất giữa các mũi khoan nên không nhất
thiết phải khoan đúng như độ sâu thiết kế đã quy định mà cần có sự điều chỉnh.
Trong thực tế người thiết kế chỉ quy định địa tầng và cao độ đặt đáy cọc. Để xác
định chính xác điểm dừng người ta dùng một quả dọi đáy bằng đường kính khoảng 5cm
buộc vào đầu thước dây thả xuống đáy để chiều sâu hố khoan và kết hợp lấy mẫu cho
từng địa tầng khác nhau trong quá trình khoan và ở đoạn cuối cùng nên lấy mấu cho
từng gầu khoan.
Người giám sát hiện trường xác nhận đã đạt
được chiều sâu yêu cầu , ghi chép đầy đủ, kể cả chụp
ảnh mẫu khoan làm tư liệu báo cáo rồi cho dừng
khoan, sử dụng gầu vét để vét sạch đất đá rơi trong
đáy hố khoan, đo chiều sâu hố khoan chính thức và
cho chuyển sang công đoạn khác.
Dây đo

Qủa dọi
bằng thép
Điểm đầu số 0
của dây đo

Thiết bị kiểm tra

50ữ 60


Hình 2.9. Hình minh họa thiết bị kiểm tra đáy hố khoan

độ sâu đáy hố khoan
và mặt dâng bêtông

e. Xử lý cặn lắng đáy hố khoan
ảnh hưởng của cặn lắng đối với chất lượng cọc: Cọc khoan nhồi chịu tải trọng rất
lớn nên để đọng lại dưới đáy hố khoan bùn đất hoặc bentônite ở dạng bùn nhão sẽ ảnh
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
241


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

200-300

2000

hưởng nghiêm trọng tới khả năng chịu tải của mũi cọc, gây sụt lún cho kết cấu bên trên,
làm cho công trình bị dịch chuyển gây biến dạng và nứt. Vì thế mỗi cọc đều phải được
xử lý cặn rất kĩ lưỡng.
Trong quá trình tạo lỗ đất cát rơi vãi hoặc không kịp đưa lên sau khi ngừng
khoan sẽ lắng xuống đáy hố khoan. Loại cặn lắng tạo bởi các hạt đường kính tương đối
lớn, do đó khi đã lắng đọng xuống đáy thì rất khó moi lên. Đối với phương pháp khoan
gầu sau khi lỗ đã đạt đến độ sâu dự định, chờ 30 phút rồi hạ gầu khoan xuống cho gầu

xoay để vét bùn đất cho đến khi đáy hố khoan hết cặn lắng mới thôi.
Có 2 phương pháp cơ bản
- Phương pháp thổi rửa dùng khí nén: dùng ngay ống đổ Bêtông để làm ống xử
lý cặn lắng. Sau khi lắp xong ống đổ Bêtông người ta lắp đầu thổi rửa lên đầu trên của
ống. Đầu thổi rửa có 2 cửa, một cửa được nối với ống dẫn để thu hồi dung dịch
bentônite và bùn đất từ đáy hố khoan về thiết bị lọc dung dịch, một cửa khác được thả
ống khí nén &45, ống này dài khoảng 80% chiều dài của cọc .
+ Khi bắt đầu thổi rửa, khí nén được thổi liên
tục với áp lực 7 kG/cm2 qua đường ống &45 đặt bên
trong ống đổ Bêtông. Khí khí nén ra khỏi ống &45
sẽ quay trở lại thoát lên trên ống đổ tạo thành một áp
lực hút ở đáy hố đưa dung dịch bentônite và cặn lắng
theo ống đổ Bêtông đến thiết bị lọc và thu hồi dung
dịch bentônite. Trong suốt qua trình thổi rửa này
phải li trình và áp lực của bentônite lên hố móng
không thay đổi. Thời gian thổi rửa thường từ 20 - 30
phút . Sau khi ngừng cấp khí nén, người ta thả dây đo
độ sâu. Nếu lớp bùn lắng < 10cm thì tiến hành kiểm
tra dung dịch bentônite lấy ra từ đáy hố khoan, lòng
hố khoan được coi là sạch khi dung dịch bentônite ở
đáy hố khoan thoả mãn:
Tỷ trọng : g = 1,05 - 1,15(g/cm3) ,
Độ nhớt : h = 18 - 45 giây ,
Độ pH = 9 - 12 .
+ Phương pháp này có ưu điểm là không cần
bổ xung thêm thiết bị gì và có thể dùng cho bất cứ
phương pháp thi công nào .

Hình 2.10. Xử lý lắng cặn


- Phương pháp luân chuyển dung dịch bentônite: Dùng một máy bơm công suất
khoảng 45 - 60 m3/h treo vào một sợi cáp và thả xuống đáy hố khoan nhưng luôn nằm
trong ống đổ Bêtông. Một đường ống đường kính & = 80 - 100 mm được gắn vào đầu
trên của máy bơm và được cố định vào cáp treo máy bơm , ống này đưa dung dịch bùn
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
242


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

bentônite về máy lọc. Trong quá trình luân chuyển dung dịch bentônite luôn luôn được
bổ xung vào miệng hố khoan và thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu sạch và độ lắng đạt
yêu cầu 10 cm thì ngừng bơm và kết thúc công đoạn luân chuyển bentunite này.

Hình 2.11. Máy thi công cọc khoan nhồi

2.4.2.5. Công tác chế tạo và lắp dựng cốt thép
Sau khi tiến hành vét cặn lắng thô cần kiểm tra lại lượng cặn trong hố khoan nếu
lớp bùn lắng dưới đáy hố khoan không quá 10 cm thì mới tiến hành lắp đặt cốt thép .
a. Chế tạo lồng cốt thép
Cốt thép dùng cho cọc phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế đông thời phải phù
hợp với tiêu chuẩn TCVN 1651 : 1991 và TCVN 1651 : 1985.
Công tác gia công cốt thép:
+ Kéo thẳng cốt thép trước khi cắt
+ Cạo gỉ cốt thép: nếu cốt thép bị gỉ thì phải tiến hành cạo sạch gỉ (nên bảo quản

cốt thép cẩn thận để không bị gỉ ).
+ Cắt cốt thép: phải nghiên cứu bản vẽ thiết kế để xác định đúng chủng loại,
nhóm thép, hình dạng, kích thước, đường kính và số lượng thanh và chiều dài của đoạn
thép cần cắt rồi tiến hành cắt cốt thép bằng thủ công hay bằng máy.
Chú ý : Cốt thép khi bị uốn sẽ bị giãn dài nên khi cắt cốt thép phải trừ đi độ dãn
dài. Trị số giãn dài phụ thuộc vào góc uốn, có thể lấy theo bảng sau :
Bảng 2.4. Trị số dãn dài của cốt thép
Trị số dãn dài của cốt thép phụ thuộc góc uốn
Góc uốn
Cốt thép dãn dài một đoạn
0
45
0.5d
0
90
1d
1350
1.5d
1800
1.5d

Khi thi công buộc khung cốt thép, phải đặt chính xác vị trí cốt chủ,cốt đai và cốt
đứng khung. Để làm cho cốt thép không bị lệch vị trí trong khi đổ bê tông, bắt buộc
phải buộc cốt thép cho thật chắc. Muốn vậy,việc bố trí cốt chủ, cốt đai cốt đứng khung,
phương pháp buộc và thiết bị buộc, độ dài của khung cốt thép, biện pháp đề phòng
khung cốt thép bị biến dạng, việc thi công ầu nối cốt thép, lớp bảo vệ cốt thép...đều phải
được cấu tạo và chuyển bị chu đáo.
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình


svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
243


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

* Chế tạo khung cốt thép
Địa điểm buộc khung cốt thép phải lựa chọn sao cho việc lắp dựng khung cốt
thép được thuận tiện, tốt nhất là được buộc ngay tại hiện trường. Do những thanh cốt
thép để buộc khung cốt thép tương đối dài nên việc vận chuyển phải dùng ô tô tải trọng
lớn, khi bốc xếp phải dùng cẩn cẩu di động. Ngoài ra khi cất giữ cốt thép phải phân loại
nhãn hiệu, đường kính độ dài. Thông thường buộc cốt thép ngay tại những vị trí gần
hiện trường thi công sau đó khung cốt thép đươc sắp xếp và bảo quản ở gần hiện trường,
trước khi thả khung cốt thép vào lỗ lại phải dùng cần cẩu bốc chuyển lại một lần nữa.
Để cho những công việc này được thuận tiện ta phải có đủ hiện trường thi công gồm có
đường đi không trở ngại việc vận chuyển của ô tô và cần cẩu. Đảm bảo đường vận
chuyển phải chịu đủ áp lực của các phương tiện vận chuyển.
Khung cốt thép chiếm một không gian khá lớn nên ta khi cất giữ nhiều thì phải
xếp lên thành đống, do vậy ta phải buộc thêm cốt thép gia cường.Nhưng nhằm tránh các
sự cố xảy ra gây biến dạng khung cốt thép tốt nhất ta ta chỉ xếp lên làm 2 tầng.

Hình 2.12. Minh hoạ cho công tác gia công lồng thép và đặt ống siêu âm

* Biện pháp buộc cốt chủ và cốt đai
Trình tự buộc như sau: Bố trí cự ly cốt chủ như thiết kế cho cọc. Sau khi cố định
cốt dựng khung, sau đó sẽ đặt cốt đai theo đúng cự ly quy định, có thể gia công trước
cốt đai và cốt dựng khung thành hình tròn, dùng hàn điện để cố định cốt đai, cốt giữ
khung vào cốt chủ, cự ly được người thợ điều chỉ cho đúng. Điều cần chú ý là dùng hàn

điện làm cho chất lượng thép yếu đi do thay đổi tính chất cơ lý và cấu trúc thép. Chiều
dài nối theo thiết kế .
Giá đỡ buộc cốt chủ: Cốt thép cọc nhồi được gia công sẵn thành từng đoạn với
độ dài đã có ở phần kết cấu, sau đó vừa thả vào lỗ vừa nối độ dài.
Do vậy so với các việc thi công các khung cốt thép có những đặc điểm sau:
Ngoài yêu cầu về độ chính xác khi gia công và lắp ráp còn phải đảm có đủ cường
độ để vận chuyển, bốc xếp, cẩu lắp. Do phải buộc rất nhiều đoạn khung cốt thép giống
nhau nên ta cần phải có giá đỡ buộc thép để nâng cao hiệu suất.
* Biện pháp gia cố để khung cốt thép không bị biến dạng

Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
244


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

Thông thường dùng dây thép để buộc cốt đai vào cốt chủ, khi khung thép bị biến
dạng thì dây thép dễ bị bật ra. Điều này có liên quan đến việc cẩu lắp do vậy ta phải bố
trí 2 móc cẩu trở lên.
Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sau: ở những chỗ cần thiết phải bố trí
cốt dựng khung buộc chặt vào cốt chủ để tăng độ cứng của khung.
Cho dầm chống vào trong khung để gia cố và làm cứng khung, khi lắp khung cốt
thép thì tháo bỏ dầm chống ra. Đặt một cột đỡ vào thành trong hoặc thành ngoài của
khung thép.
b. Hạ lồng cốt thép

Trước khi hạ lồng cốt thép, phải kiểm tra chiều sâu hố khoan. Sau khi khoan đợt
cuối cùng thì dừng khoan 30 phút, dùng thước dây thả xuống để kiểm tra độ sâu hố
khoan.
Nếu chiều cao của lớp bùn đất ở đáy còn lại 10cm thì phải khoan tiếp. Nếu
chiều sâu của lớp bùn đất 10cm thì tiến hành hạ lồng cốt thép.
*Hạ khung cốt thép
- Lồng cốt thép sau khi được buộc cẩn thận trên mặt đất sẽ được hạ xuống hố
khoan.
+ Dùng cần cẩu hạ từng lồng cốt thép xuống theo phương thẳng đứng vào hố
khoan và được cố định tạm nhờ hai ống thép gác qua ống vách ở vị trí dưới đai tăng
cường buộc sẵn cách đầu trên của lồng thép 1,5m. Dùng cần trục đưa lồng thép vào tiếp
theo vào vị trí nối với lồng dưới và tiếp tục hạ xuống và tiến hành tương tự đến khi kết
thúc. Chiều dài mối nối chồng là 1m, chiều dài mối nối hàn là 50 200 mm, chiều cao
đường hàn là 5mm
+ Cốt thép được giữ đứng ở vị trí đài móng nhờ 5 thanh thép 25. Các thanh
này được hàn tạm vào ống vách và có mấu để treo. Mặt khác để tránh sự đẩy trồi lồng
cốt thép trong quá trình đổ bê tông, ta hàn5 thanh thép khác vào vách ống để giữ lồng
cốt thép lại.
+ Mặt khác để tránh sự đẩy nổi cảu lồng thép trong quá trình bơm bêtông ta cần
hàn 3 thanh thép L120 vào vách chống để kìm giữa lồng cốt thép lại
+ Lồng cốt thép có cấu tạo: gồm các thanh thép dọc bố trí theo chu tuyến tròn và
xung quanh được liên kết bằng các cốt thép đai vòng. Để đảm bảo lớp bê tông bảo vệ
cốt thép phía ngoài cốt đai có gắn các miếng Bêtông hình vành khuyên. Lồng thép nằm
cách đáy hố khoan 7cm .
2.4.2.6. Lắp ống đổ Bêtông
- ống đổ Bêtông được lắp ngay sau khi khoan lỗ và hạ lồng thép xong để làm công
việc thổi rửa đáy hố khoan .
- ống đổ Bêtông là ống thép dày khoảng 3mm, đường kính từ 25 - 30 cm được chế
tạo thành từng đoạn có môdun cơ bản là 0,5m; 1,0m; 1,5m; 2,0m; 3,0m; 5,0m; 6,0m để
có thể tổ hợp lắp ráp tuỳ theo chiều sâu hố khoan.

- Có 2 cách nối ống hiện nay là nối bằng ren và nối bằng cáp. Cách nối bằng cáp
được sử dụng rộng rãi hơn và dễ thao tác, nhanh hơn. Chỗ nối thường có gioăng cao su
để ngăn dung dịch bentônite thâm nhập vào ống đổ Bêtông và được bôi mỡ để tháo lắp
dễ dàng.
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
245


đồ án tốt nghiệp kỹ sư xD khoá 2007-2012

đề tài: khu nhà ở cao cấp viglacera tower

- ống đổ Bêtông được lắp dần từng đoạn từ dưới lên trên. Để lắp ống đổ Bêtông được
dễ dàng, thuận tiện người ta sử dụng một hệ giá đỡ đặc biệt qua miệng hố vách, trên giá
có 2 nửa vành khuyên có bản lề, miệng của mỗi đoạn ống có đường kính to hơn vàkhi
thả xuống thì bị giữ lại trên 2 nửa vành khuyên này. Vì thế ống đổ Bêtông được treo vào
miệng hố vách qua giá đỡ đặc biệt này. Khi nửa vành khuyên trên giá đỡ sập xuống sẽ
tạo thành một hình tròn ôm khít lất thân ống đổ Bêtông. Đáy dưới của ống đổ Bêtông
được đặt cách đáy hố khoan 20cm để tránh bị tắc ống do đất đá dưới đáy hố khoan nút
lại.
2.4.2.7. Công tác thổi rửa lòng hố khoan
Xử lý cặn lắng hạt mịn được thực hiện trước khi đổ Bêtông .
Việc thổi rửa tiến hành theo các bước sau:
+ Chuẩn bị: Tập kết ống thổi rửa tại vị trí thuận tiện cho thi công kiểm tra các
ren nối buộc.
+ Lắp giá đỡ: Giá đỡ vừa dùng làm hệ đỡ của ống thổi rửa vừa dùng để đổ bê
tông sau này. Giá đỡ có cấu tạo đặc biệt bằng hai nửa vòng tròn có bản lề ở hai góc. Với

chế tạo như vậy có thể dễ dàng tháo lắp ống thổi rửa.
+ Dùng cẩu thả ống thổi rửa xuống hố khoan. ống thổi rửa có đường kính 250,
chiều dài mỗi đoạn là 3m. Các ống được nối với nhau bằng ren vuông. Một số ống có
chiều dài thay đổi 0,5m; 1,5m; 2m để lắp linh động, phù hợp với chiều sâu hố khoan.
Đoạn dưới ống có chế tạo vát hai bên để làm cửa trao đổi giữa bên trong và bên ngoài.
Phía trên cùng của ống thổi rửa có hai cửa, một cửa nối với ống dẫn 150 để thu hồi
dung dich bentonite và cát về máy lọc, một cửa dẫn khí có 45, chiều dài bằng 80%
chiều dài cọc.
- Tiến hành:
+ Bơm khí với áp suất 7 at và duy trì trong suốt thời gian rửa đáy hố. Khí nén sẽ
đẩy vật lắng đọng và dung dịch bentonite bẩn về máy lọc. Lượng dung dịch sét
bentonite trong hố khoan giảm xuống. Quá trình thổi rửa phải bổ sung dung dịch
Bentonite liên tục. Chiều cao của nước bùn trong hố khoan phải cao hơn mực nước
ngầm tại vị trí hố khoan là 1,5m để thành hố khoan mới tạo được màng ngăn nước, tạo
được áp lực đủ lớn không cho nước từ ngoài hố khoan chảy vào trong hố khoan.
+ Thổi rửa khoảng 20 ữ 30 phút thì lấy mẫu dung dịch ở đáy hố khoan và giữa hố
khoan lên để kiểm tra. Nếu lớp bùn lắng < 10cm thì tiến hành kiểm tra dung dịch
bentônite lấy ra từ hố khoan, lòng hố khoan được coi là sạch khi dung dịch ở đáy hố
khoan thoả mãn:

Tỷ trọng : g = 1,05 - 1,15(g/cm3),

Độ nhớt : h = 18 - 45 giây,

Độ pH :PH = 6-11

Độ tách nước < 40 cm3. Và Hàm lượng cát c < 6%.
2.4.2.8. Công tác đổ bêtông và rút ống vách
- Sau khi kết thúc thổi rửa hố khoan và đặt lồng thép không quá 3 giờ cần phải
tiến hành đổ Bêtông ngay vì để lâu bùn cát sẽ tiếp tục lắng ảnh hưởng đến chất lượng

của cọc
Gvhd: th.s nguyễn văn viên
phần 4: thi công công trình

svth: nguyễn thành trung-Lớp 2007x3
246


×