Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi lưu vực sông Thu Bồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------------***--------------

LÊ ANH HÙNG

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LÂM NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒI NÚI LƯU VỰC
SÔNG THU BỒN
Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 62.44.02.17

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ

HÀ NỘI - 2016


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chương
2. TS. Lại Huy Phương
Phản biện 1: GS.TS. Trương Quang Hải
Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Văn Bào
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Viết Khanh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi.........giờ....... ngày..........tháng............năm 2016


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Các bài báo khoa học

(1). Lê Anh Hùng (2010), “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS)
trong việc đánh giá và đề xuất các loại hình sử dụng đất đai vùng đồi núi tỉnh
Lạng Sơn” - Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học Địa lý toàn
quốc lần thứ 5, tháng 6 năm 2010.
(2). Lê Anh Hùng (2011), “Đánh giá tiềm năng xói mòn vùng đồi núi
đông bắc Việt Nam” – Tập chí kinh tế sinh thái, số 40, tháng 8 năm 2011.
(3). Lê Anh Hùng (2015), “Phân cấp phòng hộ cho các loại hình sử
dụng đất lâm nông nghiệp vùng đồi núi lưu vực sông Thu Bồn” - Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn- Số 19, trang 138-144.
(4). Lại Huy Phương, Lê Anh Hùng (2015), “Đối chiếu lựa chọn mô
hình xác định đại lượng xói mòn tiềm năng trong phân cấp phòng hộ vùng đồi
núi lưu vực sông Thu Bồn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- Số 24,
trang 120-125.
(5). Lê Anh Hùng, Lại Huy Phương (2016), “Xây dựng bản đồ phân
loại cảnh quan sinh thái lưu vực sông Thu Bồn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn- Số 1, trang 111-117.


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống sông Thu Bồn (Vu Gia – Thu Bồn) nằm ở cực Bắc miền Nam Trung bộ và

Nam bộ, là một trong 9 lưu vực sông lớn của Việt Nam và lớn nhất khu vực trung Trung bộ.
Diện tích lưu vực sông là 10.350 km2, bao trùm thành phố Đà Nẵng, chiếm trên 80% diện
tích toàn tỉnh Quảng Nam và một phần tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi. Đây là một lưu vực có
cấu trúc địa hình phức tạp gồm cả núi, đồi, đồng bằng và vùng ven biển. Địa hình đồi núi
chiếm 90% diện tích lưu vực và chuyển tiếp nhanh xuống vùng đồng bằng hạ lưu sông. Sự
phát triển KT-XH, mở mang các khu đô thị, khu công nghiệp, công trình thủy điện làm gia
tăng việc khai thác lạm dụng, sử dụng bất hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hậu quả
đã làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng, tài nguyên
đất, tài nguyên nước và làm phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến tính bền vững của toàn
bộ hệ thống LVS Thu Bồn và vùng ven bờ.
Để đảm bảo cho việc sử dụng được lâu dài các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên, đặc
biệt đối với các loại tài nguyên rừng, đất, nước cần bảo vệ cân bằng sinh thái môi trường
LVS Thu Bồn, phát triển một nền lâm nông nghiệp bền vững tại vùng đồi núi là hướng chiến
lược và là biện pháp hữu hiệu. Đó là những vấn đề thực tiễn và là lý do mà tác giả lựa chọn
đề tài luận án: “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền
vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi lưu vực sông Thu Bồn”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi LVS Thu Bồn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ thực hiện những nội dung khoa học sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài về hướng nghiên cứu, phương
pháp luận, phương pháp nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát
triển lâm nông nghiệp và các kết quả nghiên cứu tại LVS Thu Bồn.
- Xác định cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi LVS Thu Bồn.
- Phân tích đặc điểm ĐKTN, TNTN và cấu trúc cảnh quan LVS Thu Bồn.
- Phân cấp phòng hộ theo lưu vực kết hợp với đánh giá CQ để làm cơ sở cho toàn bộ
các định hướng sử dụng hợp lý đất đai LVS Thu Bồn.

- Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của các dạng CQ đối với ba loài cây: keo, cao su,
hồ tiêu làm cơ sở cho việc đề xuất các vùng chuyên canh của ba loài cây.
- Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển bền vững lâm nông
nghiệp vùng đồi núi LVS Thu Bồn dựa trên hiện trạng dân sinh, KT-XH và tai biến môi
trường theo ba tiêu chí: phát triển kinh tế, ổn định dân sinh và bảo vệ môi trường.
3. GIỚI HẠN PHẠM VI, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Lãnh thổ nghiên cứu
1


Luận án tiến hành nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, cảnh quan trong phạm vi ranh
giới LVS Thu Bồn (Vu Gia-Thu Bồn) với tổng diện tích tự nhiên 10.350 km2. Ranh giới
LVS Thu Bồn được xác định trên cơ sở bản đồ nền địa hình VN2000 tỷ lệ 1/50.000 của Bộ
Tài nguyên Môi trường.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ lãnh thổ LVS Thu Bồn, nhưng phần đề xuất phát
triển lâm nông nghiệp chỉ giới hạn ở vùng đồi núi, loại trừ vùng đồng bằng có độ cao tuyệt đối <
25 m, độ cao tương đối < 10 m (theo chỉ tiêu phân chia các kiểu địa hình của Vũ Tự Lập).
3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, một số vấn đề về nội dung nghiên cứu của đề tài
được giới hạn như sau:
- Về phát triển bền vững lâm nghiệp vùng đồi núi: Đề xuất định hướng sử dụng theo
phân cấp phòng hộ cho các loại hình quản lý sử dụng đất; Bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng; Đề xuất vùng chuyên canh phát triển trồng rừng cho cây keo.
- Về phát triển bền vững nông nghiệp vùng đồi núi: Đề xuất quy hoạch vùng chuyên
canh cây cao su và cây hồ tiêu trên địa bàn vùng đồi núi LVS Thu Bồn.
- Về phát triển bền vững liên quan đến tiêu chí môi trường đề tài chỉ phân tích về cân
bằng lớp phủ theo xã, nguy cơ suy thoái đất, kế thừa các thông tin về hiện trạng trượt lở đất,
vùng ngập lụt trên lưu vực không phân tích các tai biến môi trường khác.
4. LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ
- Luận điểm 1: Đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN dựa trên tích hợp phân cấp lưu

vực với phân loại, đánh giá cảnh quan gắn kết với hiện trạng sử dụng và quy hoạch đất của
địa phương là cơ sở cho việc đề xuất định hướng phát triển lâm nông nghiệp vùng đồi núi
LVS Thu Bồn.
- Luận điểm 2: LVS Thu Bồn là một hệ thống sông thuộc nội địa, có địa hình đa dạng,
cảnh quan phân hóa phức tạp lại chịu tác động mạnh của con người trong sử dụng đất đai,
nguồn nước. Do vậy, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên cho phát triển bền vững lâm nông
nghiệp vùng đồi núi cần đảm bảo theo ba tiêu chí: phát triển kinh tế, ổn định dân sinh và bảo
vệ môi trường.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Về mặt phương pháp: luận án đã thực hiện xử lý bản đồ, theo phương pháp tích hợp
thông tin thuộc tính của các bản đồ thành phần vào bản đồ cơ sở. Từ đó, hình thành một
CSDL duy nhất được tích hợp dần trong quá trình nghiên cứu theo đơn vị cơ bản là các lô
quản lý đất đai, làm căn cứ để thực hiện phân loại, phân tích cũng như các định hướng đề
xuất trong luận án.
2. Về kết quả nghiên cứu:
- Làm rõ đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các nhân tố thành tạo
cảnh quan và sự phân hóa cảnh quan lưu vực sông Thu Bồn.
- Đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ cho phát triển bền vững lâm nông nghiệp vùng
đồi núi LVS Thu Bồn cho phòng hộ, phục hồi tài nguyên và độ che phủ rừng, phát triển vùng
chuyên canh trồng các loài cây keo, cao su, hồ tiêu, phát triển kinh tế, ổn định dân sinh, bảo
2


vệ môi trường, dựa trên liên kết phân tích lưu vực, đánh giá cảnh quan gắn với hiện trạng sử
dụng tài nguyên, hiện trạng môi trường và KT-XH.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lô quản lý đất đai tỷ lệ 1/25.000 đã được tích hợp thông
tin về quản lý hành chính, hiện trạng rừng, quản lý quy hoạch sử dụng đất, cũng như các kết
quả nghiên cứu của luận án về phân tích lưu vực, phân tích cảnh quan, đề xuất định hướng sử
dụng hợp lý đất đai.
Toàn lãnh thổ lưu vực có 39.477 lô quản lý đất đai, ranh giới rõ ràng và xác định ngoài

thực địa theo quản lý và hiện trạng sử dụng của địa phương.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp
nghiên cứu phát triển bền vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi tại các LVS có địa hình phân
hóa đa dạng, phức tạp, chịu tác động mạnh của các hoạt động KT-XH như LVS Thu Bồn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp cơ sở tư liệu cho việc cụ thể hóa quy hoạch sử
dụng hợp lí lãnh thổ cho phát triển lâm nông nghiệp vùng đồi núi LVS Thu Bồn.
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU
Ngoài những tài liệu nghiên cứu cơ bản liên quan đến luận án, trong quá trình thực hiện
các nhiệm vụ của luận án, NCS còn dựa vào các tài liệu từ kết quả điều tra khảo sát thực địa, tài
liệu bản đồ chuyên đề, báo cáo kết quả thực hiện các đề tài, dự án liên quan đến LVS Thu Bồn.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu (6 trang), kết luận và kiến nghị (3 trang), tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 141 trang với 31 bảng biểu, 38 hình,
sơ đồ và được bố cục thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan lưu vực
sông Thu Bồn.
Chương 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên – Phân tích lưu vực và
cảnh quan cho định hướng phát triển lâm nông nghiệp vùng đồi núi lưu vực sông Thu Bồn.
Chương 4: Đề xuất định hướng sử dụng hợp lí lãnh thổ cho phát triển bền vững lâm
nông nghiệp vùng đồi núi lưu vực sông Thu Bồn.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu theo hướng cảnh quan
1.1.1.1. Cảnh quan học, quan niệm về cảnh quan, đặc tính của cảnh quan
a. Nghiên cứu cảnh quan
- Cảnh quan - tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên (V. V. Đôcutsaev, N.A. Xolsev, S. V.
Kalexnik, A.G Ixatsenko.
- Cảnh quan sinh thái chú trọng giới hữu sinh, quan niệm con người như một nhân tố

thành tạo cảnh quan (A. Ghebecxơn (Anh ); Z. Passarge. L. C Berg (Nga)

3


- Hướng nghiên cứu cấu trúc, chức năng, động lực của cảnh quan (V.B. Xôtrava, V.
C. Preobrasenski, S. V. Kalexnik, A.G Ixatsenko, D. L. Armand, A. E. Phêđina).
- Hướng nghiên cứu định lượng cảnh quan: Địa hóa học cảnh quan ( B.B. Polưnov,
M.A. Glazovskai) Địa vật lý cảnh quan (D. L. Armand); Địa sinh thái - Sinh địa quần lạc
(V.N. Xukatsev). Sinh thái cảnh quan (Carl Troll, E. Neef, ).
- Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu phân vùng CQ: Việt Nam của T. N. Sêglova (1957), V.M.
Fridlan (1961), Nguyễn Đức Chính – Vũ Tự Lập (1963, 1970), Miền Bắc VN của V.M.
Fridlan (1961), Tổ phân vùng Địa lý tự nhiên-Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
(1970), Vũ Tự Lập (1976)", “Phân vùng địa lý tự nhiên Tây Nguyên” của Trần Quang Ngãi,
Hoàng Đức Triêm, Nguyễn Văn Chiển làm chủ biên (1976-1980)
Các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng: Sử dụng hợp lý TN và BVMT (Phạm
Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh, 1997). Nghiên cứu, đánh giá sinh
thái cảnh quan (Phạm Quang Anh và nnk, 1985, Nguyễn Văn Trương, 1992; Đào Thế Tuấn,
1984; Nguyễn Cao Huần, 2005; Phạm Hoàng Hải, 1997); Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh
quan (Nguyễn Thượng Long và nnk, 1992); Ứng dụng cảnh quan trong nghiên cứu lập qui
hoạch phát triển KT-XH và qui hoạch bảo vệ môi trường (Nguyễn Cao Huần và nnk, 2003,
2004, 2005; Phạm Quang Anh, 1996; Nguyễn Văn Vinh, 1996);
- Quan niệm về CQ và các cách hiểu khác nhau về khái niệm CQ:
CQ là khái niệm chung: CQ đồng nghĩa với tổng thể địa lý ở các cấp phân vị khác
nhau và phân vùng khác nhau, tiêu biểu như F.N. Milkov, D.L. Armand, P.V.Prokaev...
CQ mang tính kiểu loại: CQ là khái niệm được khái quát hóa để chỉ các tổng thể loại
hình như theo B.B. Polưnov, N.A. Gvozdetxki...
CQ là những cá thể địa lý A.G Ixatsenko, N.A. Xolsev, V. T. Lập
- Đặc tính của CQ – Là một hệ thống động lực có cấu trúc:

Cấu trúc không gian: Cấu trúc giữa các hợp phần - các nhân tố thành tạo CQ (cấu trúc
đứng của CQ) quy định đặc điểm chung của CQ.
Cấu trúc giữa các bộ phận: phân loại, phân vùng CQ.
Cấu trúc theo thời gian: nhịp điệu mùa, ngày đêm của CQ.
1.1.1.2. Các hệ thống phân loại cảnh quan
- Phân loại cảnh quan của các nhà địa lý Liên Xô.
A.G. Ixatsenko (1961), của N.A. Govodexki (1961) và của V.A Nhicôlaev (1966) .
- Phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam.
Hệ thống phân loại các cảnh địa lý miền Bắc Việt Nam của V. T. Lập (1976), P. Q.
Anh (1983), Phòng Địa lý tự nhiên tổng hợp (Viện Khoa học Việt Nam). T Q. Hải
(1991),P.H . Hải, N.T. Hùng, N.N.Khánh (1997).
1.1.1.3. Nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp.
Ở các nước: Armand A.L (1983), A.G. Ixatsenko (1985), Antrop M (2000), Shengyan
Ding (2003), Liang Guofu (2006).
4


Ở Việt Nam: Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh. Phòng
địa lý tự nhiên thuộc Viện Khoa học Việt Nam, Nguyễn Cao Huần.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu theo hướng tổng hợp lưu vực
Trên thế giới (phân cấp phòng hộ đầu nguồn): Volni (1877-1895), Miler (1917),
Bennet, Borot, Laws và Haillet (1938-1943), mô hình toán học của A. Sing (1940), Browing
(1947), Musgarave và Ellision (1944), Phương trình mất đất phổ dụng – USLE Mô hình thực
nghiệm xói mòn đất của A.D. Ivanovski và I.A. Kornev (1952), Ban Thư ký Uỷ hội Sông Mê
công (MRC) đã công bố tài liệu về phân cấp đầu nguồn sông Mê công (WSC - Watershed
Classification).
Việt Nam: Phương pháp phân cấp phòng hộ đầu nguồn do của Viện Điều tra, Quy
hoạch rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất.
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại tỉnh Quảng Nam và LVS Thu Bồn
1.1.3.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại tỉnh Quảng Nam

Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, cơ quan dự án tại Quảng Nam: Vũ
Tự Lập; Đặng Văn Bào, Dự án P1-08-Vie; Các báo cáo do các cơ quan của tỉnh Quảng Nam công bố.
1.1.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại LVS Thu Bồn
Việc quy hoạch, quản lý LVS Thu Bồn phục vụ cho phát triển kinh tế, bảo vệ môi
trường cũng đã được thực hiện với các phương pháp nghiên cứu và các tổ chức, dự án khác
nhau như: Phân Viện Quy hoạch và TKNN miền Trung thực hiện năm 2006 ; Nguyễn Hiệu,
2007 ; Bùi Văn Thơm và các cộng sự, 2008-2009 ; Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và
chuyển giao KH&CN Quảng Nam, 2008; Viện Địa lý, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ
Việt Nam, 2013;
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.2.1. Cảnh quan với vấn đề phát triển lâm nông nghiệp vùng đồi núi
1.2.1.1. Cảnh quan - không gian chứa đựng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên cho phát triển lâm nông nghiệp
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tham gia vào sự thành tạo cảnh quan, trong
đó có các yếu tố điều kiện tự nhiên, loại tài nguyên thiên nhiên là điều kiện sinh thái, tài
nguyên sinh thái của cảnh quan cho phát triển lâm nông nghiệp.
1.2.1.2. Phân tích cấu trúc cảnh quan là cơ sở để sử dụng điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên cho phát triển lâm nông nghiệp
- Phân tích các hợp phần tự nhiên thành tạo cảnh quan nhằm xác định các điều kiện
sinh thái, tiềm năng sinh thái của CQ cho sản xuất lâm nông nghiệp
- Nghiên cứu sự phân hóa cảnh quan - phân loại, phân vùng cảnh quan (cấu trúc
ngang của cảnh quan) để sử dụng hợp lý tiềm năng sinh thái của cảnh quan cho phát triển
lâm nông nghiệp.
Phân loại cảnh quan: Phân loại CQ nhằm xác định sự phân hóa không gian về tiềm
năng sinh thái CQ cho các dạng sử dụng trong lâm nông nghiệp. Hệ thống phân loại CQ có
nhiều cấp tương ứng mức độ phân loại các thành phần CQ theo các yếu tố cùng tỷ lệ bản đồ.
5


Đơn vị phân loại CQ ở cấp càng thấp thì sự tham gia của các yếu tố của các thành phần CQ

càng nhiều.
Phân vùng CQ nhằm hướng tới sự tổ chức không gian cho các loại hình sản xuất lâm
nông nghiệp ưu tiên đối với mỗi tiểu vùng CQ dựa trên tổng hợp các kết quả đánh giá CQ
theo các đơn vị phân loại CQ cho mỗi dạng sử dụng, hiện trạng sản xuất lâm nông nghiệp và
định hướng quy hoạch của địa phương.
- Động lực và chức năng CQ
Nghiên cứu cấu trúc động lực CQ, sự biến đổi các điều kiện sinh thái của CQ cho sản
xuất lâm nông nghiệp theo nhịp điệu mùa, ngày đêm có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất lâm
nông nghiệp như xác định cơ cấu cây trồng hợp lý theo mùa vụ, biện pháp, kỹ thuật canh tác…
Xác định chức năng tự nhiên và KT-XH của mỗi đơn vị CQ là cơ sở cho việc định
hướng sử dụng hợp lý CQ.
1.2.1.3. Đánh giá cảnh quan cho sản xuất lâm nông nghiệp
Bản chất của công tác đánh giá CQ là xác định mức độ thuận lợi của CQ cho các mục
đích sử dụng khác nhau. Mỗi loại hình sử dụng có một yêu cầu nhất định đối với CQ, đánh
giá CQ được thực hiện trên cơ sở đối chiếu, so sánh mức độ thuận lợi của CQ đối với yêu cầu
từng loại hình sử dụng.
1.2.2. Phân tích lưu vực - Phân cấp đầu nguồn (Watershed Classification - WSC)
- Phân cấp đầu nguồn: Phân cấp đầu nguồn là thực hiện việc đánh giá tổng hợp điều
kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch các loại hình quản lý sử dụng đất đai LVS.
Phân cấp lãnh thổ LVS thành các cấp đầu nguồn mô tả tiềm năng về nguy cơ xói mòn
đất, xác định vị trí các vùng rủi ro liên quan đến sử dụng đất. Bởi vậy nó còn được dùng với
thuật ngữ phân cấp phòng hộ.
- Quản lí tổng hợp LVS: trước hết thực chất là quản lý các nguồn TNTN, đồng thời
cũng quản lý toàn thể các hoạt động khác như quản lý nông nghiệp, công nghiệp cũng như
các quản lý về xã hội và đô thị…
1.2.3. Phát triển bền vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi
Phát triển bền vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi là việc phát triển kinh tế-xã hội kết
hợp với việc sử dụng hợp lý, bảo vệ các nguồn TNTN, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.4. Định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển bền
vững lâm nông nghiệp theo tiểu vùng CQ

Đề xuất tổ chức định hướng không gian các dạng sử dụng lâm nông nghiệp, bảo vệ
môi trường, ưu tiên đầu tư xóa đói giảm nghèo theo tiểu vùng CQ là cơ sở cho quy hoạch sử
dụng lãnh thổ phát triển bền vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi và quản lý tổng hợp LVS.
1.3. QUAN ĐIỂM, HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên các quan điểm: quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp,
quan điểm lịch sử - viễn cảnh, quan điểm sinh thái kinh tế- phát triển bền vững, Quan điểm thực tiễn.
1.3.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài luận án
6


Từ kết quả tổng quan các hướng, các công trình nghiên cứu và những lý luận chung về
ĐGCQ và SDHL lãnh thổ LVS, hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án là: “Xác lập cơ sở lí
luận và thực tiễn phục vụ phát triển bền vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi LVS Thu Bồn.
Liên kết phân tích lưu vực với phân tích cấu trúc - đánh giá CQ về sử dụng hợp lí ĐKTN,
TNTN cho định hướng phát triển lâm nông nghiệp vùng đồi núi. Trên cơ sở đó kết hợp phân
tích thực trạng dân sinh, KT-XH và môi trường để đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát
triển bền vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi LVS Thu Bồn”.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ của luận án, trong quá trình nghiên cứu thực hiện NCS sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Các phương pháp trong phòng: Phương pháp thu thập, xử lí, thống kê số liệu, tài
liệu; Phương pháp khảo sát thực địa; Nhóm các phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh
quan; Phương pháp bản đồ, Hệ thông tin địa lí (GIS) và viễn thám;
- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phương pháp đánh giá CQ: Luận án đã sử dụng phương pháp đánh giá TNST cho ba loài
cây. Điểm ĐGTN của các địa tổng thể được tính theo phương pháp ma trận tam giác của Nguyễn
Cao Huần.
- Mô hình đánh giá xói mòn tiềm năng đất: Lựa chọn mô hình thực nghiệm xói mòn
đất của A.D.Ivanovski và I.A.Kornev sau khi so sánh tương qua phân bố không gian về

XMTN tính theo mô hình W.H Wischmeier và D.D Smith;
- Phương pháp phân cấp phòng hộ đầu nguồn: Đánh giá TNXM là nội dung quan
trọng để phân cấp phòng hộ. Kết quả phân cấp phòng hộ - đề xuất chức năng phòng hộ cho
các loại hình quản lý sử dụng đất chính sẽ dựa trên liên kết phân cấp lưu vực về tiềm năng
xói mòn với phân tích CQ.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG THU BỒN
2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG THU BỒN
2.1.1. Vị trí địa lý: LVS Thu Bồn có diện tích 10.350km2, được giới hạn bởi tọa độ địa
lý từ: 14o55’ đến 16o13’ vĩ độ Bắc và 107o13’ đến 108o44’ kinh độ Đông. Vị trí này đã quyết
định đến đặc điểm và sự phân hóa phức tạp của các ĐKTN, TNTN, một trong những yếu tố
thành tạo CQ LVS Thu Bồn.
2.1.2. Các hợp phần tự nhiên - Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Địa chất, tài nguyên khoáng sản: LVS Thu Bồn nằm trong các giới địa tầng
của 3 đới kiến tạo Đà Nẵng, Kon Tum và sông Bung. Nguồn khoáng sản đa dạng và phong
phú, mật độ phân bố dày, bình quân cứ 10 km2 diện tích đất đai có 1,5 điểm quặng và mỏ.
2.1.2.2. Địa hình, địa mạo: Địa hình LVS Thu Bồn gắn liền với quá trình phát sinh
phát triển địa hình khu vực Trung Bộ nói chung và khu vực Đà Nẵng, Quảng Ngãi nói riêng,
chúng có sự phân dị rõ ràng theo chiều từ Bắc xuống Nam, được khống chế bởi các hệ đứt
gãy sâu và các khối địa lũy tương ứng như đứt gãy sông Cu Đê, Thúy Loan - Cầu Đỏ, Đại
7


Lộc - Hội An, Hương Nhượng phản ánh tính kế thừa của các chuyển động tân kiến tạo từ
bình đồ cấu trúc cổ trong việc thành tạo địa hình hiện tại.
Địa hình LVS Thu Bồn khá đa dạng về nguồn gốc cũng như hình thái. Tổng hợp kết
quả nghiên cứu, đã xác định được 39 dạng địa hình có nguồn gốc và tuổi khác nhau thuộc 7
nhóm nguồn gốc: Nhóm dạng địa hình nguồn gốc núi lửa; Nhóm dạng địa hình do quá trình
bóc mòn tổng hợp; Nhóm dạng địa hình do dòng chảy; Nhóm dạng địa hình nguồn gốc hỗn
hợp sông – biển; Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển, đầm phá – vũng vịnh; Nhóm dạng địa

hình do gió; Địa hình nhân sinh..
Các yếu tố thuộc nền rắn trên là cơ sở hình thành sự đa dạng trong phân hóa CQ: các
lớp, phụ lớp CQ, hạng CQ và các loại đất phát sinh trên đá mẹ khác nhau.
2.1.2.3. Khí hậu: LVS Thu Bồn có kiểu khí hậu nhiệt đới nóng ấm, gió mùa á xích
đạo, với nền nhiệt độ cao (T0TB năm từ 24-260C. Tổng xạ trung bình 130 - 135 Kcal/cm2.
Lượng mưa TB năm từ 2.000-2.700 mm, chế độ mưa thu – đông. Tương quan nhiệt ẩm có sự
phân hóa rõ theo không gian và thời gian, chi phối đến sự phân hóa CQ trên lưu vực. Khí hậu
còn là nhân tố tạo nên tính nhịp điệu mùa cho CQ. Thành lập bản đồ SKH LVS Thu Bồn cho
thấy LVS Thu Bồn phân hóa thành 5 loại SKH. Đây là một cơ sở tạo nên sự đa dạng cảnh
quan LVS Thu Bồn.
2.1.2.4. Thủy văn: Hệ thống Sông Thu Bồn được hình thành bởi 2 nhánh sông chính:
Sông Thu Bồn có diện tích lưu vực 3.825 km2, gồm 2 nhánh chính là: sông Tranh và sông
Bồng Miêu; Sông Vu Gia có diện tích lưu vực 5.800 km2, có chiều dài 163 km.
Ảnh hưởng của khí hậu, thủy văn đối với CQ, phát triển KT- XH và môi trường:
- Đối với CQ: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu là điều kiện sinh khí hậu
của CQ rừng nhiệt đới ẩm thường xanh và rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa bao trùm đai nhiệt đới
chân núi LVS Thu Bồn. Sự phân hóa hai mùa mưa, khô của chế độ khí hậu, theo đó là hai
mùa lũ, cạn của thủy chế sông ngòi đã chi phối động lực theo mùa của CQ thiên nhiên.
- Đối với phát triển KT-XH và môi trường: Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, lượng nước
sông ngòi dồi dào là nguồn tài nguyên thiên nhiên tiềm năng cho phát triển nhiều ngành kinh
tế: nông lâm nghiệp, thủy điện, thủy lợi, giao thông thủy. Đặc điểm này của các yếu tố khí
hậu, thủy văn còn là điều kiện sinh thái, tài nguyên sinh thái thuận lợi cho sự phát triển nông
lâm nghiệp. Mặt khác, lượng mưa lớn tập trung theo mùa, sự tương phản sâu sắc hai mùa
mưa khô lại là trở ngại cho nhiều hoạt động sản xuất, nhất là đối với sản xuất nông lâm
nghiệp và là tác nhân ngoại lực gây nên nhiều tai biến môi trường diễn ra trên LVS Thu Bồn:
xói mòn, trượt lở, ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước, khô hạn vào mùa khô.
2.1.2.5. Thổ nhưỡng: Lớp phủ thổ nhưỡng LVS Thu Bồn khá đa dạng, gồm có 9
nhóm đất chính, 28 loại đất với đặc điểm và tính chất khá đa dạng: Nhóm đất cát ven biển (C);
nhóm đất mặn (M);nhóm đất đất phèn (SpM); nhóm đất phù sa (P); nhóm đất xám có diện
tích (X,B); nhóm đất đỏ vàng (F) có diện tích 661.072 ha (chiếm 63,9 % tổng DTTN); nhóm đất

mùn, mùn vàng đỏ (H); nhóm đất thung lũng dốc tụ (D); nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E). Sự
phân hóa đa dạng và phức tạp của thổ nhưỡng là yếu tố tạo nên tính đa dạng của các loại cảnh
quan LVS Thu Bồn.
8


2.1.2.6. Thảm thực vật: Thảm thực vật LVS Thu Bồn được chia thành các nhóm sau:
thảm thực vật tự nhiên gồm kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; kiểu rừng kín
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, trảng cỏ cây bụi thứ sinh; thảm thực vật nhân tác gồm rừng
trồng và các quần xã cây trồng nông nghiệp khác.
Vai trò của thổ nhưỡng và sinh vật đối với thành tạo CQ và phát triển lâm nông
nghiệp LVS Thu Bồn
Sự đa dạng, phong phú về các loại đất và các hệ sinh thái đã tạo nên sự phân hóa đa
dạng của các Loại CQ sinh thái LVS Thu Bồn. Một mặt, các nhân tố thành tạo CQ này là tiềm
năng sinh thái, cung cấp vật chất hữu cơ tạo thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Mặt
khác, sự đa dạng Loại CQ do 2 hợp phần tự nhiên này tạo nên cũng cần được suy xét kỹ trong
đánh giá CQ để sử dụng hợp lý cho phát triển lâm nông nghiệp vùng đồi núi LVS Thu Bồn.
2.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội, tác động nhân sinh
Các hoạt động nhân sinh đóng vai trò quan trọng trong thành tạo CQ của một lãnh thổ
thông qua quá trình sử dụng đất và khai thác tài nguyên, trong chừng mực nhất định các hoạt
động này làm thay đổi cấu trúc và chức năng CQ LVS Thu Bồn theo hai chiều hướng khác
nhau: chiều hướng tích cực sẽ làm chất lượng CQ tốt lên và chiều hướng tiêu cực làm cho các
CQ bị suy thoái, biến đổi chất lượng.
2.2. PHÂN LOẠI CẢNH QUAN, ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LVS THU BỒN
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan
LVS Thu bồn
Để xây dựng bản đồ CQ LVS Thu Bồn tỷ lệ 1: 100.000, luận án đã áp dụng nguyên tắc
phát sinh hình thái, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc tổng hợp với hệ phương pháp
phân tích các thành phần, phân tích tổng hợp, phương pháp yếu tố trội, so sánh các đặc điểm riêng biệt,
bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phương pháp khảo sát thực địa.

2.2.2. Hệ thống phân loại bản đồ CQ LVS Thu Bồn
- Hệ thống phân loại CQ: Trên cơ sở tham khảo có kế thừa các hệ thống phân loại
CQ, luận án đã đề xuất hệ thống phân loại với 8 cấp đơn vị: Hệ cảnh quan - Phụ hệ cảnh quan
– Kiểu cảnh quan - Lớp cảnh quan - Phụ lớp cảnh quan - Hạng cảnh quan - Loại cảnh quan Dạng cảnh quan.
2.2.3. Thành lập bản đồ cảnh quan LVS Thu Bồn
Để thành lập bản đồ CQ LVS Thu Bồn, sau khi xây dựng hệ thống phân loại thì cần
thành lập bảng chú giải dạng “ma trận”. Trong đó, sự giao thoa giữa hai nhóm nhân tố nhiệt ẩm và nền rắn tại các ô trong bảng ma trận chính là sự sắp xếp của loại CQ. Ngoài ra, việc
xây dựng lát cắt cảnh quan Ngọc Linh – Hòa Hải cho thấy, lãnh thổ LVS Thu Bồn có sự phân
hóa rõ rệt theo hướng từ Tây sang Đông và theo độ cao địa hình.
2.2.4. Đặc điểm các đơn vị CQ
a. Hệ CQ nhiệt đới gió mùa ẩm
Với vị trí lãnh thổ của mình, LVS Thu Bồn nằm gọn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán
cầu, hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh. Hàng năm, nhận được lượng bức xạ lớn từ
9


80-100 kcal/cm2/năm. Đây là nguồn năng lượng thực hiện các quá trình phát triển của CQ
cho lãnh thổ nghiên cứu.
b. Phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa nóng ẩm (không có mùa đông, mùa khô rõ ràng)
LVS Thu Bồn nằm ở phía Nam của đèo Hải Vân nên vào mùa đông, sự ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc lạnh ở đây đã yếu đi rất nhiều.
c. Kiểu CQ
Do ảnh hưởng của địa hình dẫn đến sự phân hóa đặc điểm sinh khí hậu hình thành 2 kiểu
thảm thực vật chủ yếu là kiểu CQ rừng nhiệt đới gió mùa ẩm, độ cao < 1.000 m, Tổng nhiệt độ >
7.5000C, chỉ số khô hạn k: 2-3; Kiểu CQ rừng á nhiệt đới thường xanh ẩm, ẩm ướt, độ cao > 1.000
m, Tổng nhiệt độ 4.500 - 7.5000C, K: 2-3 và k > 3.
d. Lớp CQ và phụ lớp CQ
Do sự phân tầng trong hệ thống đai cao nên dựa vào độ cao tuyệt đối, có thể phân chia
lãnh thổ nghiên cứu ra thành 3 lớp CQ, 4 phụ lớp CQ:
- Lớp CQ núi ở khu vực nghiên cứu có diện tích lớn 478.731 ha (chiếm 46% DTTN).

Địa hình có sự phân cắt mạnh mẽ với độ cao tuyệt đối trên 2.000 m. Ở đây, quy luật phi địa
đới chiếm ưu thế đã tạo nên sự phân hóa các quá trình và hiện tượng tự nhiên theo đai cao.
Phụ lớp CQ núi trung bình, cao > 1.000 m có diện tích 164.846 ha (chiếm 16% DTTN).
Phụ lớp núi thấp 500-1.000 m: có diện tích 313.885 ha (chiếm 30% DTTN).
- Lớp CQ đồi: lớp CQ này có độ cao tuyệt đối từ 25-500 m, phân bố chủ yếu ven rìa phía
Bắc và Đông Bắc của vùng núi. Tổng diện tích vùng đồi là 452.035 ha (chiếm 44% DTTN).
Phụ lớp đồi cao 100-500 m: có diện tích 356.894 ha (chiếm 34% diện tích tụ nhiên).
Phụ lớp đồi thấp 25-100 m: có diện tích 95.142 ha (chiếm 9% DTTN), phân bố rải rác
trong các huyện.
- Lớp CQ đồng bằng: lớp CQ này có độ cao tuyệt đối nhỏ hơn 25m và độ chênh cao
dưới 10m, diện tích 104.234 ha (chiếm 10% DTTN).
e. Hạng CQ: LVS Thu Bồn phân hóa thành 6 hạng CQ
f. Loại CQ
Loại CQ được phân chia dựa vào đặc điểm thổ nhưỡng và các hệ sinh thái (HST)
thông qua các hoạt động của con người và dưới tác động của các quy luật tự nhiên ở lưu vực.
Sự hình thành loại CQ LVS Thu Bồn thông qua các mối liên hệ giữa yếu tố hình thái và trắc
lượng hình thái địa hình, các hệ sinh thái, các loại đất chính với các quá trình tự nhiên như xói
mòn, rửa trôi, xâm thực, tích tụ. Do vậy, đề tài đã chọn loại CQ là đơn vị cơ sở để đánh giá khả
năng sử dụng đất cho các loại sử dụng đất chính ở LVS.
LVS Thu Bồn phân hóa thành 168 loại CQ, trong đó có 3 loại CQ không phân theo
các lớp và phụ lớp CQ, đó là CQ mặt nước, CQ dân cư và CQ đất khác (đất quốc phòng,
nghĩa trang).
Các loại CQ LVS Thu Bồn được phân bố trong 34.736 khoanh vi, bình quân mỗi
khoanh vi có diện tích trung bình khoảng 27 ha. Tính trung bình mỗi loại CQ có khoảng 211
khoanh vi.
2.2.5. Tính trội trong sự phân hóa CQ LVS Thu Bồn
10


- Sự phân hóa CQ theo đai cao: Với 3/4 diện tích là đồi núi nên qui luật đai cao đã

được thể hiện rõ trong sự phân hóa đặc điểm các loại CQ trên toàn lưu vực.
+ Các loại CQ thuộc bậc độ cao < 100 m: được phát triển trong điều kiện nền nhiệt độ
trung bình năm cao (> 250C), mưa nhiều (2.000-2.500 mm), thời gian mùa khô từ 3 đến 4 tháng.
+ Các loại CQ ở bậc độ cao từ 100 – 1.000 m: Các loại CQ tại khu vực có sự thay đổi khá
rõ về đặc điểm. Nền nhiệt độ bắt đầu có sự hạ thấp, trung bình năm từ 22 – 250C, lượng mưa
trung bình năm > 2.500 mm, số tháng mùa khô cũng giảm dần. Thổ nhưỡng ưu thế là các loại đất
feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Thảm thực vật tự nhiên đã có sự gia tăng về diện tích, đặc
trưng là các thảm thực vật rừng kín thường xanh.
+ Các loại CQ ở bậc độ cao > 1.000 m: Đặc điểm các loại CQ thuộc khu vực có sự
biến đổi rõ nét. Nhiệt độ trung bình năm < 220C, xuất hiện mùa lạnh ngắn, lượng mưa tăng
lên rõ rệt (> 3.000 mm). Thổ nhưỡng có sự xuất hiện của đất mùn vàng đỏ và đỏ vàng trên đá
cát, đá macma axit, đá phiến sét và biến chất. Thảm thực vật đặc trưng là rừng kín thường
xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa, ngoài ra còn có sự xuất hiện của thảm thực vật rừng kín thường
xanh mưa ẩm á nhiệt đới.
- Sự phân hóa CQ theo chiều Đông – Tây: Do đặc điểm của vị trí địa lý, sự phân bố
của các kiến tạo địa chất – địa hình cũng như sự tương tác khí hậu giữa biển và lục địa, đã tạo
nên sự phân hóa CQ LVS Thu Bồn theo chiều Đông – Tây:
Ở khu vực phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam của lưu vực bao gồm các dãy núi có độ cao
trên 1.000 m, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sườn của các dãy núi này đã đón các
hướng gió chính: Đông Bắc, Tây Nam, gió Bắc, gió Nam, làm cho khu vực này có lượng mưa
trung bình trong năm rất lớn. Các loại CQ điển hình ở đây là rừng kín thường xanh phát triển
trên đất mùn và đất đỏ vàng như CQ số NTB1, NTB4, NTB6, NTB9, NTB12, NTB15,
NTB18, NTB22, NTB27, NTB33.
Ở khu vực trung tâm của lưu vực là các dạng địa hình đồi thấp, thung lũng ven sông. Khí
hậu của khu vực đã có sự chuyển tiếp thấp hơn khiến cho CQ cũng thay đổi theo. Thảm thực vật
chủ yếu trong khu vực là các loại rừng trồng, cây lâu năm, cây công nghiệp, lúa, hoa màu như loại
CQ ĐT132, ĐT137, ĐT143, ĐT148, ĐT152…
Vùng ven biển là các dạng địa hình đồng bằng dạng gò, đụn, đồng bằng có nguồn gốc
trầm tích sông biển. Địa hình bằng phẳng, thổ nhưỡng chủ yếu là các loại phù sa nên thảm thực
vật khá phong phú. Thảm thực vật chính là lúa, hoa màu và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày.

Đây cũng chính là nơi tập trung phần lớn dân cư của lưu vực.
2.3. ĐỘNG LỰC VÀ CHỨC NĂNG CẢNH QUAN LVS THU BỒN
2.3.1. Động lực cảnh quan LVS Thu Bồn
a. Động lực theo mùa của cảnh quan LVS Thu Bồn
Động lực theo nhịp điệu mùa là thuộc tính cấu trúc của CQ. Diễn biến theo mùa của
các yếu tố nhiệt, ẩm trong chế độ khí hậu và của lượng nước, lưu lượng nước trong dòng
chảy sông ngòi đã chi phối động lực theo mùa của các quá trình tự nhiên và chu trình tuần
hoàn vật chất và năng lượng, nhịp sống của CQ LVS Thu Bồn.
b. Biến đổi cảnh quan
11


Diễn thế thoái hóa của các hệ sinh thái tự nhiên: Đó là quá trình biển đổi CQ diễn ra
trong thời gian dài và trên diện rộng nhất tại LVS Thu Bồn, thể hiện ở sự thu hẹp diện tích hệ
sinh thái rừng nguyên sinh nhiệt đới ẩm là rộng thường xanh có tính đa dạng sinh học cao
thay thế bằng các hệ sinh rừng nhiệt đới thứ sinh giảm sút dần chất lượng và cuối cùng là các
trảng cây bụi, trảng cỏ nghèo kiệt.
Biến đổi CQ do các công trình kỹ thuật: Sự biến đổi CQ gây tác động mạnh nhất, tức thời
nhất ở LVS Thu Bồn là việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi. Việc hình thành trên
LVS 72 hồ chứa, với 546 đập dâng của 4 công trình thủy điện lớn và 820 công trình thủy lợi đã
làm chìm ngập nhiều vùng quần cư, nhiều hệ sinh thái, làm thay đổi dòng chảy sông ngòi, tác
động đến cân bằng nước, theo đó là làm thay đổi trạng thái cân bằng, đôi khi vượt ngưỡng của
các quá trình tự nhiên và gây nên sự mất cân bằng sinh thái chung trên toàn lưu vực.
2.3.2. Chức năng cảnh quan LVS Thu Bồn
Căn cứ theo tính chất, đặc trưng mà mỗi loại CQ tạo cho mình một giá trị sử dụng, gắn
liền với các chức năng khác nhau của chúng trong tự nhiên cũng như trong hoạt động sản
xuất như chức năng phòng hộ, bảo tồn, phát triển sản xuất… Tùy thuộc mục đích khai thác sử
dụng mà chức năng CQ được xác định. Một chức năng có thể bao gồm nhiều loại CQ. Trong
các đơn vị cảnh quan LVS Thu Bồn, theo bản đồ quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 các nhóm chức năng CQ được xác định như sau:

- Chức năng phòng hộ có 116 loại CQ;
- Chức năng đặc dụng bảo vệ đa dạng sinh học có 82 loại CQ;
- Chức năng sản xuất, phát triển kinh tế: có 112 loại CQ;
2.4. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN LVS THU BỒN
2.4.1 Nguyên tắc, phương pháp và chỉ tiêu phân vùng CQ
Các nguyên tắc PVCQ: Trên cơ sở bản đồ phân loại CQ, luận án tiến hành phân vùng
cảnh quan theo các nguyên tắc: nguyên tắc phát sinh - lịch sử; nguyên tắc đồng nhất tương
đối; nguyên tắc phân tích- tổng hợp; nguyên tắc khách quan; nguyên tắc cùng chung lãnh thổ.
Phương pháp phân vùng: Việc phân vùng CQ được tiến hành theo phương pháp phân
vùng từ dưới lên, tức là nhóm các địa tổng thể nhỏ thành các địa tổng thể lớn hơn (nhóm các
loại CQ thành các tiểu vùng CQ). Yếu tố chủ đạo để xác định sự phân hóa tự nhiên là sự kết
hợp giữa nền địa chất và địa hình.
Chỉ tiêu phân vùng CQ: Trong phân vùng CQ LVS Thu Bồn, yếu tố trội đặc trưng
được lựa chọn để làm cơ sở cho việc phân ra các TVCQ là sự khác nhau về nền tảng vật chất
rắn trong đó có hướng đến cùng chức năng sử dụng cho lâm nông nghiệp vùng đồi núi.
Dựa trên những cơ sở lý luận về phân vùng CQ như đã phân tích ở trên, luận án đã tiến
hành phân chia lãnh thổ thành 5 TVCQ khác nhau. Mỗi TVCQ có những đặc trưng riêng về
nguồn gốc, hình thái, đặc điểm cấu trúc thổ nhưỡng, thực vật cũng như chức năng của mỗi
vùng trên lãnh thổ LVS Thu Bồn: TVCQ núi trung bình thượng lưu sông Thu Bồn chiếm
29,8% DTTN toàn lưu vực; Tiểu vùng CQ núi thấp, vùng đồi thượng - trung lưu sông Thu
Bồn chiếm 25,7% DT; TVCQ núi trung bình thượng lưu sông Vu Gia chiếm 31,3% DT; Tiểu
12


vùng CQ đồng bằng hạ lưu sông Thu Bồn chiếm 8,9% DT; Tiểu vùng CQ đồng bằng hạ lưu
Vu Gia - Bắc Thu Bồn chiếm 4,3% DT.
Bảng 2.11: Diện tích các tiểu vùng CQ
Diện tích (ha)
308.543
206.402

323.563

Tỷ lệ %
29,8
25,7
31,3

Tiểu vùng CQ đồng bằng hạ lưu sông Thu Bồn

91.656

8,9

Tiểu vùng CQ đồng bằng hạ lưu Vu Gia - Bắc Thu Bồn

44.836

4,3

TT
1
2
3

TVCQ
Tiểu vùng CQ núi trung bình thượng lưu sông Thu Bồn
Tiểu vùng CQ núi thấp, vùng đồi thượng - trung lưu sông Thu Bồn
Tiểu vùng CQ núi trung bình thượng lưu sông Vu Gia

4

5

Nguồn: Thống kê từ bản đồ các tiểu vùng CQ LVS Thu Bồn.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN –
PHÂN TÍCH LƯU VỰC VÀ CẢNH QUAN CHO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM
NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒI NÚI LƯU VỰC SÔNG THU BỒN
3.1. PHÂN TÍCH LƯU VỰC VỀ TIỀM NĂNG XÓI MÒN
3.1.1. Định lượng xói mòn tiềm năng
Mô hình định lượng tính XMTN áp dụng trong luận án là mô của A.D Ivanovski và
I.A.Kornev, có cải biên theo công thức: Y = K*S0,75*L0,5 *R1,5
Các bản đồ thành phần trong phân tích XMTN: Mô hình số độ cao DEM được xây
dựng từ các bản đồ đường đồng mức với khoảng cao đều là 20m; Mô hình độ dốc (Slope); Mô
hình lượng mưa (R); Bản đồ hệ số xói mòn đất (K); Mô hình chiều dài sườn (L)
3.1.2. Hệ thống sông lưu vực cấp 3 LVS Thu Bồn
Việc đánh giá tiềm năng xói mòn đất và phân cấp phòng hộ cho một đơn vị lãnh thổ thực
chất là phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên trong lãnh thổ đó. Từ đó tìm ra những khu vực
xung yếu nhất về yêu cầu phòng hộ giữ nguồn nước và bảo vệ đất, chống xói mòn. Đơn vị cơ sở
để đánh giá phân cấp phòng hộ cho LVS Thu Bồn là các lưu vực cấp 3 vì mỗi một lưu vực cấp 3
là một phạm vi lãnh thổ tương đối khép kín đối với các quá trình dòng chảy và xói mòn đất.
3.2. PHÂN CẤP PHÒNG HỘ CHO CÁC LOẠI HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT
LÂM NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒI NÚI LVS THU BỒN.
3.2.1. Xác định diện tích khống chế cho 3 loại rừng
Để xác định diện tích khống chế cho 3 loại rừng LVS Thu Bồn, luận án đã dựa trên
những cơ sở sau: Bản đồ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và
TP Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020 hiện có.
3.2.2. Phân cấp XMTN cho các lưu vực cấp 3
3.2.2.1. Xác định ngưỡng XMTN cho các lưu vực cấp 3
Phân cấp mức độ XMTN cho từng lưu vực cấp 3 theo các cấp và nguyên tắc sau:
- S1: TNXM rất cao, là các khu vực có giá trị Y từ Ymax đến Y1, diện tích lũy tích
tương ứng với diện tích đất phòng hộ và đặc dụng; S2: TNXM cao, là các khu vực có giá trị

Y từ Y1 đến Y2, diện tích lũy tích tương ứng với diện tích đất rừng sản xuất; S3: TNXM
trung bình, là các khu vực có giá trị Y từ Y2 đến Y3, diện tích lũy tích tương ứng với diện
13


tích đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng; S4: TNXM thấp, là các khu vực có giá trị Y từ Y4 đến
Ymin, diện tích lũy tích tương ứng với diện tích các loại đất NN;
3.2.2.2. Kết quả phân cấp XMTN cho các lưu vực cấp 3
Qua bản đồ XMTN và bảng thống kê kết quả cho thấy diện tích cấp TNXM rất cao có
diện tích lớn nhất 487.562 ha, (chiếm 47,1% DTTN); Diện tích TNXM cao có diện tích
261.201 ha (chiếm 25,2% DTTN); Diện tích TNXM trung bình có diện tích 60.806 ha (chiếm
5,9% DTTN); Diện tích TNXM thấp có diện tích 128.176 ha (chiếm 12,4% DTTN);
3.2.3. Phân cấp phòng hộ cho các loại hình quản lý sử dụng đất lâm, nông nghiệp
vùng đồi núi LVS Thu Bồn
Việc phân cấp phòng hộ cho các loại hình quản lý sử dụng đất được thực hiện theo các
nguyên tắc sau:
(1) Loại hình quản lý sử dụng đất rừng phòng hộ thuộc cấp XMTN rất cao (S1) được
xác định là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu; thuộc các cấp XMTN còn lại
(S2,S3,S4) được xác định là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn;
(2) Các loại hình quản lý sử dụng đất (Đặc dụng, sản xuất, ngoài 3 loại rừng, NN)
thuộc cấp XMTN rất cao (S1) được xác định là các khu vực có chức năng phòng hộ; thuộc
các cấp XMTN còn lại (S2,S3,S4) được xác định là các khu vực sản xuất bình thường theo
loại hình sử dụng đất đã quy hoạch.
Kết quả, bản đồ phân cấp phòng hộ trong từng lưu vực cấp 3 đã được xác lập theo chú
giải sau: (1) Phòng hộ Đầu nguồn xung yếu; (2) Phòng hộ Đầu nguồn; (3) Đặc dụng có chức
năng phòng hộ; (4) Đặc dụng; (5) Rừng sản xuất có chức năng phòng hộ; (6) Rừng sản xuất;
(7) Đất ngoài 3 loại rừng có chức năng phòng hộ; (8) Đất ngoài 3 loại rừng; (9) NN có chức
năng phòng hộ; (10) NN.
3.3. PHÂN TÍCH CẢNH QUAN CHO CÁC LOẠI HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ
CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CHÍNH

3.3.1. Mục đích nghiên cứu và phương pháp tiến hành
- Mục đích nghiên cứu: Để làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng CQ cho các
LHSDĐ chính LVS Thu Bồn, luận án tiến hành phân tích sâu hơn mối quan hệ giữa các loại
CQ quan trong từng LHQLĐĐ theo hiện trạng sử dụng (Hệ sinh thái). Các loại CQ trong mỗi
LHSDĐ thuộc cùng một LHQLĐĐ sẽ được định hướng sử dụng như nhau. Như vậy, LHSD
đất chính là đơn vị cơ sở cho việc đề xuất định hướng sử dụng các loại CQ.
- Phương pháp tiến hành: Việc phân tích CQ cho mục tiêu trên được tiến hành theo 2 bước:
+ Phân tích cấu trúc CQ cho các LHQLĐĐ: Căn cứ trên kết quả về phân cấp phòng
hộ, phân loại CQ, luận án đã tích hợp, liên kết các loại CQ sinh thái theo từng LHQLĐĐ. Kết
quả đã tổng hợp được các loại CQ theo từng LHQLĐĐ (10 loại hình).
+ Phân tích CQ – xác định các LHSDĐ chính cho từng LHQLSĐĐ của LVS Thu Bồn.
3.3.2. Kết quả phân tích
- Loại hình QLĐĐ phòng hộ xung yếu (PHXY) gồm 100 loại cảnh quan, được xác định
cho 4 LHSDĐ: rừng nguyên sinh ít bị tác động; rừng thứ sinh; rừng trồng; trảng cỏ cây bụi;
14


- Loại hình QLĐĐ phòng hộ (PH) gồm 103 loại cảnh quan, được xác định cho 4 LHSDĐ
chính: : rừng nguyên sinh ít bị tác động; rừng thứ sinh; rừng trồng; trảng cỏ cây bụi;
- Loại hình QLĐĐ đặc dụng có chức năng phòng hộ gồm 71 loại cảnh quan, được xác định
cho 4 LHSDĐ chính: rừng nguyên sinh ít bị tác động; rừng thứ sinh; rừng trồng; trảng cỏ cây bụi;
- Loại hình QLĐĐ đặc dụng gồm 59 loại cảnh quan, được xác định cho 4 LHSDĐ chính:
rừng nguyên sinh ít bị tác động; rừng thứ sinh; rừng trồng; trảng cỏ cây bụi;
- Loại hình QLĐĐ sản xuất có chức năng phòng hộ gồm 85 loại cảnh quan, được xác định
cho 4 LHSDĐ chính: rừng nguyên sinh ít bị tác động; rừng thứ sinh; rừng trồng; trảng cỏ cây bụi;
- Loại hình QLĐĐ sản xuất gồm 102 loại cảnh quan, được xác định cho 4 LHSDĐ chính:
rừng nguyên sinh ít bị tác động; rừng thứ sinh; rừng trồng; trảng cỏ cây bụi;
- Loại hình QLĐĐ ngoài 3 loại rừng có chức năng phòng hộ gồm 52 loại cảnh quan, được xác
định cho 4 LHSDĐ chính: rừng nguyên sinh ít bị tác động; rừng thứ sinh; rừng trồng; trảng cỏ cây bụi;
- Loại hình QLĐĐ ngoài 3 loại rừng gồm 70 loại cảnh quan, được xác định cho 4

LHSDĐ chính: : rừng nguyên sinh ít bị tác động; rừng thứ sinh; rừng trồng; trảng cỏ cây bụi;
- Loại hình QLĐĐ nông nghiệp có chức năng phòng hộ gồm 38 loại cảnh quan, được xác
định cho 4 LHSDĐ chính: rừng thứ sinh; trảng cỏ cây bụi; NN vùng cao; NN vùng thấp;
- Loại hình QLĐĐ nông nghiệp gồm 52 loại cảnh quan, được xác định cho 4 LHSDĐ
chính: rừng thứ sinh; trảng cỏ cây bụi; NN vùng cao; NN vùng thấp;
3.4. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH
3.4.1. Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái CQ
Lựa chọn cây trồng và đơn vị đánh giá: Dựa vào hiện trạng phân bố, xác định các cây
trồng ưu thế, định hướng quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của địa phương và đặc điểm CQ
trên lưu vực; cây trồng lựa chọn đánh giá gồm: cây keo cho phát triển trồng rừng sản xuất; cây
cao su và hồ tiêu cho phát triển nông nghiệp. Đơn vị đánh giá là các dạng CQ thuộc các loại CQ
cùng mức độ TNST với các chỉ tiêu tương đồng. Dựa vào bản đồ loại CQ sinh thái đã được xây
dựng, chồng ghép, tích hợp các thông tin về độ dốc, độ cao, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới,
nhiệt độ, lượng mưa để xác định sự phân hóa các loại CQ đến từng dạng CQ. Luận án không
đánh giá cho các loại CQ thuộc loại hình quản lý sử dụng đất phòng hộ và đặc dụng.

Bảng 3.5: Nhu cầu sinh thái của cây keo
Chỉ tiêu

Trọng
số

1. Loại đất

0,26

2. Tầng dầy
3. Thành phần cơ
giới
4. Độ cao


0,17
0,14
0,05

Mức độ thích nghi
Rất thích nghi
(S1)
Ha, Fs, Fk, Fa

Thích nghi
(S2)
Fp, Fq

Ít thích nghi
(S3)
P, Pf

Không thích
nghi
Còn lại

> 100 cm
Thịt trung bình,
Thịt nhẹ
< 300 m

50 – 100 cm
Thịt nặng, sét nhẹ,
sét trung bình

300- 500 m

< 50 cm

500- 800 m

Trơ xỏi đá
Sét nặng
hoặc cát rời
> 800

20 - 250

> 250

Cát pha

5. Độ dốc

0,17

< 15

6. Lượng mưa

0,14

3.200-3.600 mm

2.800-3.200 mm


< 2.800 mm

> 3.600 mm

7. Nhiệt độ TB năm

0,07

> 240C

22-240C

20-220C

< 200C

0

15 - 20

15

0


Bảng 3.6: Nhu cầu sinh thái của cây Cao su
Chỉ tiêu

Hệ số


Rất thích
nghi
(S1)

Mức độ thích nghi
Thích nghi
Ít thích nghi
(S2)
(S3)

Không thích nghi

1. Loại đất

0,24

Fs, Fj

Fa. Fq

Fp

Còn lại

2. Tầng dày

0,16

> 100 cm


70 – 100 cm

30 – 70 cm

< 30 cm

3. Thành phần cơ giới

0,14

Thịt nặng

Thịt trung bình

Thịt nhẹ

Cát pha, cát, đá lẫn

4. Độ cao

0,07

300-400 m

400-600 m

600-700 m

> 700 m


5. Độ dốc

0,29

<8

6. Lượng mưa

0,05

< 2.800 mm

7. Nhiệt độ TB năm

0,05

0

8 - 15

0

> 24 C

0

15 - 25

2.800-3.200 mm


0

> 250

3.200-3.600 mm

0

0

22-24 C

> 3.600 mm
18-200C

20-22 C

Bảng 3.7: Nhu cầu sinh thái của cây hồ tiêu
Mức độ thích nghi
Thích nghi
Ít thích nghi
(S2)
(S3)

Hệ số

Rất thích nghi
(S1)


1. Loại đất

0,24

Fs, Fk

Fa, Fq, Ha, Xa

D, Py

Các loại khác

2. Tầng dầy
3. Thành phầncơ
giới
4. Độ cao

0,16

> 100 cm

70-100 cm

< 50cm

0,14

Thịt trung bình

Thịt nhẹ


0,07

30-500 m

500-800m

50-70 cm
Thịt nặng, cát
pha
> 800 m

Chỉ tiêu

Không thích
nghi

Cát, sét
< 3m

5. Độ dốc

0,29

3-8

8-15

15-25


6. Lượng mưa

0,05

> 2.500 mm

2.000-2.500 mm

1.500-2.000 mm

< 1.500 mm

7. Nhiệt độ TB năm

0,05

22-250C

> 250C

20-220C

< 200C

0

0

0


> 250

Kết quả đánh giá:
Cây keo có 102 dạng CQ thuộc 40 loại CQ: Cấp rất thích nghi S1: có diện tích 37.449
ha. chiếm khoảng 34,9% diện tích đánh giá; Cấp thích nghi: có diện tích lớn nhất, khoảng
53,5% diện tích đánh giá (57.394 ha); Cấp ít thích nghi: có diện tích thấp nhất, khoảng 11,6%
diện tích đánh giá (12.417 ha).
Cây cao su có 118 dạng CQ thuộc 76 loại CQ: Cấp rất thích nghi S1: có diện tích lớn
24.220 ha, chiếm khoảng 41% diện tích đánh giá; Cấp thích nghi: có diện tích 23.796 ha,
khoảng 40% diện tích đánh giá; Cấp ít thích nghi: có diện tích 11.289 ha, chiếm khoảng 19%
diện tích đánh giá.
Cây hồ tiêu có 43 dạng CQ thuộc 17 loại CQ: Cấp rất thích nghi S1: có diện tích 5.494 ha.
chiếm khoảng 33% diện tích đánh giá; Cấp thích nghi: có diện tích 8.529 ha, khoảng 52% diện tích
đánh giá; Cấp ít thích nghi: có diện tích nhỏ nhất, khoảng 15% diện tích đánh giá (2.426 ha).
3.4.2. Tổng hợp kết quả đánh giá thích nghi theo tiểu vùng CQ
Trên cơ sở các kết quả đánh giá CQ cho các loại cây trồng, luận án thống kê diện tích các đơn
vị đất đai có kết quả đánh giá rất thích hợp (S1) và thích hợp (S2) theo TVCQ.

16


Bảng 3.8: Thống kê diện tích các dạng CQ có phân hạng S1.S2 theo TVCQ
Keo
TT

1
2
3
4
5


TVCQ
Tổng trên toàn LVS Thu Bồn
Tiểu vùng CQ núi trung bình
thượng lưu sông Thu Bồn
Tiểu vùng CQ núi thấp, vùng đồi
thượng - trung lưu sông Thu Bồn
Tiểu vùng CQ núi trung bình
thượng lưu sông Vu Gia
Tiểu vùng CQ đồng bằng hạ lưu
sông Thu Bồn
Tiểu vùng CQ đồng bằng hạ lưu
Vu Gia - Bắc Thu Bồn

Diện tích
(ha)
94.843

Hồ tiêu

Cao su
Tỷ lệ
%

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
%


Diện tích
(ha)

100

48.017

100

14.023

Tỷ lệ
%
100

21.995 23,2%

6.014 12,5%

2.304 16,4%

68.849 72,6%

25.300 52,7%

3.900 27,8%

15.671 32,6%

7.818 55,8%


3.482

3,7%

516

0,5%

207

0,4%

0

0,0%

0

0%

825

1,7%

0

0,0%

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÍ LÃNH THỔ CHO PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG LÂM NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒI NÚI LƯU VỰC SÔNG THU BỒN
4.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CHO PHÁT TRIỂN LÂM NÔNG
NGHIỆP VÙNG ĐỒI NÚI LVS THU BỒN.
4.1.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên cho phát triển lâm nghiệp vùng đồi núi
Theo bản đồ kết quả Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng : Đất quy hoạch cho phòng hộ
là : 317.212 ha (chiếm 42,5% diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp); Đất quy hoạch cho đặc
dụng là : 170.727 ha (chiếm 22,9% diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp); Đất quy hoạch
cho rừng sản xuất là 258.367 ha (chiếm 34,6% diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp).
4.1.2. Hiện trạng sử dụng tài nguyên cho phát triển nông nghiệp miền núi
- Hiện trạng sử dụng quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp diện tích 115.662 ha, chiếm
14,11 % đất nông nghiệp; Hiện trạng sử dụng đất cho các nhóm cây, loài cây trồng chính diện
tích 25.494 ha, chiếm 22,61 % đất sản xuất nông nghiệp.
4.2. HIỆN TRẠNG DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG LVS THU BỒN
Các xã đói nghèo tại LVS Thu Bồn: có tổng số 80 xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ.
Hiện trạng các loại tai biến môi trường: xây dựng được bản đồ phân cấp nguy cơ suy
thoái đất theo các cấp sau: Nguy cơ suy thoái đất rất cao: 459.968 ha (chiếm 44,4% DTTN); Nguy
cơ suy thoái đất cao: 306.328 ha (chiếm 29,6% DTTN); Nguy cơ suy thoái đất trung bình: 80.162
ha (chiếm 7,7% DTTN); Nguy cơ suy thoái đất thấp: 91.285 ha (chiếm 8,8% DTTN);
4.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÂM NÔNG NGHIỆP VÙNG
ĐỒI NÚI LVS THU BỒN THEO CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG
4.3.1. Đề xuất định hướng sử dụng cảnh quan cho các loại hình sử dụng đất chính
LVS Thu Bồn
- Các căn cứ và nguyên tắc đề xuất: Căn cứ vào kết quả về phân cấp phòng hộ, đánh giá CQ
(mục 3.3), luận án đề xuất hướng sử dụng hợp lý tài nguyên rừng theo loại CQ.
Kết quả:
17


- Đối với loại hình quản lý sử dụng đất phòng hộ và đặc dụng
+ Các loại CQ có HST rừng ít bị tác động (diện tích 190.508 ha, chiếm 18,4% DTTN), đây là

những khu vực có vai trò rất quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ đa dạng sinh học của LVS. Hướng sử dụng
đối với các loại CQ này là khoanh nuôi, bảo vệ nghiêm ngặt rừng hiện có.
+ Các loại CQ có HST rừng thứ sinh (diện tích 190.455 ha, chiếm 18,4% DTTN), hướng sử dụng
chủ yếu là khoanh nuôi, bảo vệ, làm giàu rừng hiện có.
+ Các loại CQ có HST rừng trồng (12.472 ha, chiếm khoảng 1,2% DTTN), hướng sử dụng là bảo
vệ rừng hiện tại, trồng mới thay thế ở những phạm vi cần thiết.
+ Các loại CQ có HTS trảng cỏ cây bụi (94.708 ha, bằng 9,2% DTTN), hướng sử dụng là khoanh
nuôi tái sinh rừng, trồng mới ở những khu vực có điều kiện thích hợp.
- Đối với loại hình quản lý sử dụng sản xuất, ngoài 3 loại rừng, NN có chức năng phòng hộ
+ Các loại CQ có HST rừng ít bị tác động (6.566 ha, chiếm 0,6% DTTN) cần được khoanh nuôi,
bảo vệ diện tích rừng hiện có. Xem xét chuyển đổi sang loại hình quản lý phòng hộ.
+ Các loại CQ có HST rừng thứ sinh (36.795 ha, chiếm 3,6% DTTN), hướng sử dụng khai thác,
bảo vệ rừng, có các biện pháp lâm sinh hợp lý để duy trì độ che phủ hiện tại, bảo vệ đất.
+ Các loại CQ có HST rừng trồng (7.844 ha, chiếm 0,8% DTTN), hướng sử dụng là khai thác,
trồng mới phát triển kinh tế. Tuy nhiên cần có các biện pháp bảo vệ, chống thoái hóa đất.
+ Các loại CQ có HST trảng cỏ cây bụi (43.842 ha, chiếm 4,2% DTTN), hướng sử dụng là khoanh
nuôi tái sinh rừng, trồng rừng sản xuất, cây công nghiệp.
+ Các loại CQ có HST nông nghiệp (9.380 ha, chiếm 0,9% DTTN), hướng sử dụng là phát triển
các loại cây công nghiệp, nông nghiệp.
- Đối với loại hình quản lý sử dụng sản xuất, ngoài 3 loại rừng, nông nghiệp
+ Các loại CQ có HST rừng ít bị tác động (4.241 ha, chiếm 0,4% DTTN) cần được khoanh nuôi,
bảo vệ diện tích rừng hiện có. Xem xét chuyển đổi sang loại hình quản lý phòng hộ.
+ Các loại CQ có HST rừng thứ sinh (41.813 ha, chiếm 4,0% DTTN), hướng sử dụng khai thác,
bảo vệ rừng, có các biện pháp lâm sinh hợp lý để duy trì độ che phủ hiện tại, bảo vệ đất.
+ Các loại CQ có HST rừng trồng (108.090 ha, chiếm 10,4% DTTN), hướng sử dụng là bảo vệ
diện tích rừng hiện tại, trồng mới thay thế ở những nơi thích hợp.
+ Các loại CQ có HST trảng cỏ cây bụi (78.126 ha, chiếm 7,5% DTTN), hướng sử dụng là khoanh
nuôi tái sinh rừng, trồng rừng sản xuất, cây công nghiệp.
+ Các loại CQ có HST nông nghiệp (110.840 ha, chiếm 10,7% DTTN), hướng sử dụng là phát
triển các loại cây công nghiệp, nông nghiệp, duy trì diện tích trồng lúa và hoa màu.

4.3.2. Đề xuất vùng chuyên canh trồng keo, cao su, hồ tiêu
Căn cứ của việc đề xuất: Căn cứ vào hiện trạng và quy hoạch phát triển vùng đồi núi tỉnh
Quảng Nam; Kết quả nghiên cứu XMTN và phân cấp phòng hộ đầu nguồn ở LVS Thu Bồn; Căn cứ kết
quả đánh giá thích nghi sinh thái của các loài cây trồng.
Các tiêu chí của việc đề xuất: Tiêu chí về môi trường: phù hợp về điều kiện sinh thái;
Tiêu chí về diện tích: diện tích tập trung đủ lớn để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất;
Tiêu chí hiệu quả kinh tế liên quan đến các yếu tố về thuận lợi về: lao động, giao thông, hạ
tầng, thị trường và tiêu thụ; Tiêu chí về xã hội, nhu cầu xóa đói giảm nghèo.
18


Nguyên tắc và phương pháp: là các khu vực có điều kiện tự nhiên thích hợp với sự
TNST của các loài cây lựa chọn (S1, S2); diện tích tập trung đủ lớn hình thành nên các vùng
chuyên canh; Tiêu chí về diện tích, cây keo và cây cao su, sẽ lựa chọn diện tích TNST tại các xã có
diện tích lớn hơn 100 ha; cây hồ tiêu sẽ lựa chọn các xã có diện tích lớn hơn 50 ha; Tiêu chí thuận
lợi về giao thông trao đổi hàng hóa (đường giao thông chạy qua hay có bán kính đến đường giao
thông 10 km); gần các khu dân cư; thuộc các xã đói nghèo chương trình 135 của Chính phủ;
Kết quả đề xuất:
- Đề xuất quy hoạch vùng chuyên canh trồng keo: Tổng diện tích đề xuất quy hoạch
trồng keo là 84.760 ha, trong đó diện tích rất thuận lợi cho phát triển trồng keo là 34.301 ha
(chiếm 40,5% diện tích vùng chuyên canh), diện tích có khả năng mở rộng là 50.459 ha
(chiếm 59,5%, diện tích vùng chuyên canh).
- Đề xuất quy hoạch vùng chuyên canh trồng cao su: Tổng diện tích đề xuất quy hoạch
trồng cao su là 43.486 ha, trong đó diện tích rất thuận lợi cho việc phát triển cây cao su là 22.832
ha (chiếm 52,5%, diện tích vùng chuyên canh), diện tích có khả năng mở rộng diện tích là
20.653 ha (chiếm 47,5%, diện tích vùng chuyên canh).
- Đề xuất quy hoạch vùng chuyên canh trồng hồ tiêu: Tổng diện tích đề xuất quy
hoạch trồng hồ tiêu 12.191 ha trong đó diện tích rất thuận lợi là 4.727 ha (chiếm 38,8% diện
tích, diện tích vùng chuyên canh). Diện tích có khả năng mở rộng là 7.494 ha (chiếm 61,2%
diện tích vùng chuyên canh).

4.3.3. Đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên rừng phục hồi lớp phủ thực vật
4.3.3.1. Đánh giá mức độ mất cân bằng che phủ
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ mất cân bằng che phủ (CBCP) dựa vào hệ số mất CBCP được
tính giữa tỷ lệ che phủ hiện tại (%) và tỷ lệ che phủ cần có theo đề xuất quy hoạch (%) theo
công thức sau:
Tỷ lệ CPHT
MCB =
Tỷ lệ CPQH
Trong đó: MCB: hệ số mất cân bằng che phủ (<=1).
Tỷ lệ CPHT: Tỷ lệ che phủ rừng hiện tại (%).
Tỷ lệ CPQH: Tỷ lệ che phủ rừng theo đề xuất quy hoạch (%).
- Xác định độ mất cân bằng che phủ ở 4 mức: mất CBCP cao, mất CBCP trung bình,
mất CBCP thấp và không mất CBCP.
* Kết quả đánh giá:
Mức mất CBCP cao: là những xã có hệ số MCB < 0,4. LVS Thu Bồn có 6 xã;
Mức mất CBCP trung bình: các xã thuộc mức mất CBCP trung bình có hệ số MCB từ
0,4-0,6. Tổng số xã mất CBCP trung bình là 11;
Mức mất CBCP thấp: là các xã có hệ số MCB trung bình từ 0,6 đến 0,7: Tổng số xã
mất CBCP thấp là 15;
Mức CBCP: chỉ với những lưu vực có hệ số MCB > 0,7. Có 120 xã thuộc mức CBCP.
4.3.3.2. Đề xuất ưu tiên phục hồi lớp phủ thực vật theo mức mất CBCP
19


- Ưu tiên phục hồi lớp phủ với những xã có mức mất CBCP cao, diện tích đất rừng quy
hoạch ba loại rừng trên 100 ha trở lên. LVS Thu Bồn có 6 xã thuộc mức ưu tiên này. Với
những xã có mức mất CBCP cao, cần phải có các biện pháp bảo vệ diện tích rừng hiện có, phục
hồi rừng nghèo kiệt và trồng mới rừng trên diện tích đất trống ở những vùng phòng hộ rất xung
yếu và xung yếu.
- Bảo vệ diện tích rừng hiện có với những xã có mức mất CBCP trung bình. Khoanh nuôi

tái sinh rừng, trồng rừng bổ sung và trồng mới rừng để nâng cao độ che phủ.
- Bảo vệ diện tích rừng hiện có đối với những xã mất CBCP thấp. Tăng cường thêm tỷ lệ
che phủ hoặc các biện pháp canh tác NLKH để bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ môi trường.
4.4. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN SỬ DỤNG LÃNH THỔ CHO
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÂM NÔNG NGHIỆP THEO TIỂU VÙNG CẢNH QUAN
4.4.1. Cơ sở đề xuất định hướng không gian sử dụng lãnh thổ cho phát triển bền
vững lâm nông nghiệp theo tiểu vùng cảnh quan
Định hướng quy hoạch phát triển của địa phương; Kết quả đề xuất định hướng sử dụng
cảnh quan cho các loại hình sử dụng đất chính LVS Thu Bồn; Hiện trạng tai biến môi trường
LVS Thu Bồn; Mức cân bằng che phủ trên lưu vực;
4.4.2. Đề xuất định hướng không gian sử dụng lãnh thổ cho phát triển lâm nông
nghiệp theo tiểu vùng cảnh quan
- Tiểu vùng núi trung bình thượng lưu sông Thu Bồn (I): Bảo vệ rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng; Có biện pháp điều tiết nước tại các hồ thủy điện;
- Tiểu vùng CQ núi thấp, vùng đồi thượng - trung lưu sông Thu Bồn (II): Phát triển sản
xuất, kết hợp phòng hộ;
- Tiểu vùng núi trung bình thượng nguồn sông Vu Gia (III): Bảo vệ rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng; Có biện pháp điều tiết nước tại các hồ thủy điện;
- Tiểu vùng CQ đồng bằng hạ lưu sông Thu Bồn (IV): Phát triển nông nghiệp, phòng
chống lũ lụt, hạn hán;
- Tiểu vùng CQ đồng bằng hạ lưu Vu Gia - Bắc Thu Bồn (V): Bảo vệ môi trường đô thị,
khu công nghiệp;
4.5. ĐỀ XUẤT TRÌNH TỰ ƯU TIÊN CÁC XÃ THEO TIÊU CHÍ VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
4.5.1. Đề xuất trình tự ưu tiên các xã về bảo vệ môi trường
4.5.1.1. Cơ sở và phương pháp đề xuất
Để đề xuất trình tự ưu tiên các xã về BVMT LVS Thu Bồn, luận án dựa trên các kết
quả sau:
- Hiện trạng tai biến môi trường LVS Thu Bồn.
- Mức cân bằng che phủ trên lưu vực.

Đề xuất trình tự ưu tiên cho các xã theo nguyên tắc:
- Các xã có diện tích nguy cơ suy thoái đất từ cao đến rất cao chiếm trên 50% DTTN thuộc
các xã MCB che phủ từ trung bình đến cao được xác định là ưu tiên rất cấp bách.
20


- Các xã có diện tích nguy cơ suy thoái đất từ cao đến rất cao chiếm trên 50% DTTN
thuộc các xã MCB che phủ thấp được xác định là ưu tiên cấp bách.
- Các xã có diện tích nguy cơ suy thoái đất từ thấp đến rất cao thuộc các xã cân bằng
che phủ được xác định là ưu tiên ít cấp bách.
4.5.1.2. Kết quả đề xuất
Dựa theo cơ sở trên, luận án đã thực hiện đề xuất trình tự ưu tiên các xã về BVMT như
sau (3 cấp):
1. Rất cấp bách: Gồm 17 xã thuộc các huyện Đông Giang (4 xã); Bắc Trà My (3 xã);
Duy Xuyên (1 xã); Nam Giang (2 xã); Nam Trà My (1 xã); Phước Sơn (2 xã); Tây Giang (2
xã); Tây Trà (1 xã); Trà Bồng (1 xã);
2. Cấp bách: gồm 15 xã thuộc các huyện Đông Giang (1 xã); Bắc Trà My (1 xã); Duy
Xuyên (1 xã); Nông Sơn (1 xã); Nam Giang Giang (2 xã); Nam Trà My (4 xã); Tây Giang ( 4
xã); Tiên Phước (1 xã);
3. Ít cấp bách gồm 109 xã thuộc các huyện Đắc Glei (6 xã); Đông Giang (6 xã); Đại
Lộc (9 xã); Bắc Trà My (7 xã); Duy Xuyên (5 xã); Hiệp Đức (11 xã); Hòa Vang (7 xã); Nông
Sơn (4 xã); Nam Giang (5 xã); Nam Trà My (5 xã); Phù Ninh (2 xã); Phước Sơn (9 xã); Cẩm
Lệ (2 xã); Quế Sơn (10 xã); Tây Giang (4 xã); Thăng Bình (2 xã); Tiên Phước (13 xã); Tu
Mơ Rông (2 xã);
4.5.2. Đề xuất trình tự ưu tiên các xã về phát triển kinh tế
Trong khuôn khổ của luận án, đề xuất ưu tiên các xã về phát triển kinh tế chỉ tập trung
vào việc phát triển sản xuất hình thành các vùng chuyên canh của ba loài cây keo, cao su và hồ
tiêu. Kết quả đề xuất các vùng chuyên canh theo ba loài cây đã được trình bày tại mục 4.2.2.
Luận án lựa chọn cây keo để đề xuất trình tự ưu tiên các xã về phát triển kinh tế theo
tiêu chí sau:

- Các xã ưu tiên phát triển mức 1: là các xã có diện tích chuyên canh thuận lợi trồng
keo, cao su trên 1.000 ha; trồng hồ tiêu trên 500 ha
- Các xã ưu tiên phát triển mức 2: là các xã có diện tích chuyên canh thuận lợi trồng
keo, cao su dưới 1.000 ha; hồ tiêu dưới 500 ha;
Kết quả:
- Các xã ưu tiên phát triển mức 1: gồm 36 xã thuộc các huyện Đắk Glei (1 xã); Đông
Giang (4 xã); Đại Lộc (2 xã); Bắc Trà My (7 xã); Hiệp Đức (6 xã); Nông Sơn (2 xã); Nam
Giang (4 xã); Phước Sơn (4 xã); Tây Giang (1 xã); Tiên Phước (5 xã);
- Các xã ưu tiên phát triển mức 2: gồm 79 xã thuộc các huyện Đắk Glei (2 xã); Đông
Giang (7 xã); Đại Lộc (5 xã); Bắc Trà My (3 xã); Duy Xuyên (1 xã); Hiệp Đức (5 xã); Nông
Sơn (3 xã); Nam Giang (5 xã); Nam Trà My (7 xã); Phù Ninh (2 xã); Phước Sơn (7 xã); Quế
Sơn ( 14 xã); Tây Giang (5 xã); Thăng Bình (2 xã); Tiên Phước (10 xã);
4.5.3. Các xã ưu tiên về xóa đói giảm nghèo
Theo QĐ số 2405/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 12 năm 2013, LVS Thu Bồn có 80 xã thuộc các xã
đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015.
21


Đây là các xã cần được lựa cho đầu tư theo hướng giảm nghèo, tiến tới phát triển bền
vững trên lưu vực sông.
4.5.4. Đề xuất tổng hợp trình tự các xã ưu tiên đầu tư phát triển theo 3 tiêu chí:
xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
- Căn cứ đề xuất:
+ Kết quả đề xuất trình tự ưu tiên các xã về bảo vệ môi trường.
+ Kết đề xuất trình tự ưu tiên phát triển kinh tế.
+ Các xã ưu tiên xóa đói giảm nghèo.
- Phương pháp đề xuất: : thực hiện liên kết các chỉ số về phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo và bảo vệ môi trường. Việc liên kết được xác định thông qua bảng ma trận.
Đề xuất tổng hợp trình tự các xã ưu tiên đầu tư phát triển theo 3 tiêu chí: xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường phân làm 4 cấp: ưu tiên loại 1: 9 xã; ưu tiên loại

2: 31 xã; ưu tiên loại 3: 41 xã; loại 4: 26 xã;
4.6. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG, ĐẤT, NƯỚC
PHÒNG TRÁNH TAI BIẾN THIÊN NHIÊN
4.6.1. Các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, bảo vệ rừng
Để đảm bảo mức độ CBCP, bảo vệ và phát triển rừng LVS Thu Bồn, các biện pháp
cần thực hiện là: Bảo vệ rừng; Phát triển rừng; Giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
4.6.2. Các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất, bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp
Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất, bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp cần thực hiện đồng
bộ các giải pháp, trong đó tập trung chính vào:
- Các giải pháp về quản lý.
- Các giải pháp về kỹ thuật.
4.6.3. Các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước
Các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước bao gồm:
- Xây dựng và phát triển cơ chế quản lý lưu vực: đánh giá hiện trạng quản lý lưu vực, đề
xuất tổ chức quản lý lưu vực;
- Sử dụng nước hợp lý tiết kiệm;
- Bổ sung xây dựng các hồ chứa đa mục đích;
- Tu bổ nâng cấp hệ thống thủy lợi, tưới tiêu;
- Giảm thất thoát nguồn nước, chống xâm nhập mặn;
4.6.4. Các giải pháp phòng tránh tai biến thiên nhiên, bảo vệ môi trường
Các giải pháp phòng tránh tai biến thiên nhiên, bảo vệ môi trường bao gồm:
- Hình thành CSDL về các loại tai biến môi trường; nâng cao năng lực về cảnh báo, dự
báo thiên tai;
- Lập quy hoạch dân cư, chủ động di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm;
- Lập quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý tránh gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường, làm ảnh hưởng đến nguy cơ xói mòn và trượt lở đất.
22



×