Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT CHO HỌC SINH, TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.94 KB, 24 trang )

DẠY TRẺ NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT

Những kỹ năng thoát hiểm nhất thiết bạn phải biết
Nhiều khi trong cuộc sống chúng ta không thể xác định trước chuyện gì sắp
diễn ra mà chỉ có thể lường trước sự việc. Nếu chẳng may trở thành nạn nhân
trong một đám cháy, bạn sẽ xử lý như thế nào để thoát thân và cứu sống
những người khác? Một trong những yếu tố đầu tiên đó là bạn phải trang bị
kiến thức cần thiết trong trường hợp này.
1. Kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà
Yếu tố quan trọng để con người thoát khỏi đám cháy là bình tĩnh và nhanh nhẹn
thực hiện theo đúng phương pháp, kỹ năng thoát nạn để xử lý các tình huống xảy
ra. Phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn bay lên cao.
Đôi lúc, cần bò dưới sàn nếu lượng khói tập trung nhiều, để tránh ngạt rồi thoát ra
ngoài.
Để chống nhiễm khói, nên lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không
khí khi hít thở hoặc sử dụng mặt nạ chống khói. Muốn thoát ra khỏi đám lửa, dùng
chăn, mền nhúng nước trùm lên người và chạy nhanh ra ngoài, tránh để lửa bén
vào trang phục.
Cần nhanh chóng di chuyển đến lối thoát nạn an toàn, là lối ra không bị khói, bụi,
sản phẩm cháy che phủ, không bị các tác động nguy hiểm của đám cháy uy hiếp
tới tính mạng. Lối này có thể là cửa đi, hành lang dẫn tới các khu vực an toàn hoặc
lối dẫn tới cầu thang bộ, lối ngang dẫn sang công trình liền kề,...
Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với nhân viên cứu hỏa bằng
cách vẫy tay, la hét. Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che
mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy
vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng


nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.

Tư thế khom lưng, dùng khăn ướt che miệng và mũi khi di chuyển trong đám cháy.


Ở góc độ khác, một giảng viên khoa Phòng cháy, Đại học Phòng cháy Chữa
cháy nhìn nhận, trong những vụ hỏa hoạn, trẻ em thường trở thành nạn nhân đầu
tiên bởi các em không biết cách thoát hiểm. Do đó để phòng tránh, ông khuyên các
bậc cha mẹ nên giáo dục cho trẻ những kỹ năng thoát hiểm ngay từ khi các em còn
nhỏ.
Chẳng hạn, người lớn có thể đặt cho trẻ những bài trắc nghiệm như: Nếu bị kẹt
trong đám cháy mà có người lớn, các con sẽ làm gì?
 Làm theo sự chỉ dẫn của người lớn.
 Kêu cứu.
 Khóc lóc ầm ĩ.


Từ những câu hỏi này, cha mẹ có thể dẫn ra các tình huống giúp các bé thực hành
kỹ năng thoát hiểm khi gồm:
Kỹ năng 1: Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh, các con phải bình
tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của người lớn (tất nhiên người lớn cần có kỹ năng thoát
nạn).
Kỹ năng 2: Trường hợp ở nhà một mình, hãy chỉ cho bé những lối có thể thoát ra
ngoài. Chẳng hạn nếu nhà đơn lẻ chỉ có một cửa ra, đó chính là lối thoát nạn.
Nếu nhà có cửa trước và cửa sau đều dẫn ra ngoài thì 2 lối này thoát nạn được.
Còn nhà trên tầng, hãy thoát ra bằng cửa vào buồng thang bộ chống nhiễm khói.
Dặn bé cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối không chần chừ
mang theo đồ đạc hoặc nán lại gọi cứu hỏa.
Kỹ năng 3: Trường hợp cửa khóa, nếu ngửi thấy mùi khét hoặc trông thấy khói,
lửa cháy, phải cố gắng giữ bình tĩnh, kêu gọi sự trợ giúp của người lớn trong gia
đình bằng cách hô lớn "Cháy".
Nếu bên cạnh có hàng xóm, bé hãy nhanh chóng gọi họ giúp đỡ. Dùng điện thoại
gọi ngay cho đội cứu hỏa, số điện thoại 114 (chỉ bấm 114, không thêm bất cứ số
nào khác, rồi làm theo hướng dẫn của các chú). Đồng thời cầm khăn vải sáng
màu và di chuyển ra ban công của bất cứ tầng nào của ngôi nhà, tốt nhất lên

sân thượng, đứng vào một bên lan can của ban công phía có tường nhà che chắn để
kêu cứu.
Kỹ năng 4: Nếu ở nhà cao tầng hoặc khu chung cư, trẻ cần hô hoán báo động,
kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người. Trường hợp cháy ở nơi khác, khi có chuông báo
cháy thì cần nhanh chóng di chuyển để thoát nạn. Khi di chuyển nên mang theo
khăn nhúng nước che mũi, miệng để thở. Nếu thấy các bác, cô, chú hàng xóm
đang thoát nạn thì cầu cứu sự giúp đỡ và di chuyển cùng họ, bằng không hãy tự
mình di chuyển.
Kỹ năng 5: Nếu ở chung cư, trẻ hãy di chuyển từ cửa căn hộ, theo hành lang, đến


cầu thang bộ hay cửa vào buồng thang bộ gần nhất (có chữ EXIT màu
xanh). Quan sát không có khói, hãy chạy xuống dưới mặt đất.
Kỹ năng 6: Khi thấy khói ở cầu thang hoặc mở cửa buồng thang có khói, hãy tìm
cầu thang bộ hoặc cửa vào buồng thang bộ khác gần đó. Trường hợp toàn bộ đều
có khói, hãy trở về căn hộ của mình, dùng điện thoại gọi 114 thông báo con đang ở
phòng số mấy của tòa nhà đang cháy. Bên cạnh đó, cần dùng khăn nhúng nước,
chèn kín vào khe cửa căn hộ. Sau đó ra cửa sổ, ban công (ra hẳn ngoài ban công,
đóng cửa ban công lại), dùng khăn, vải, áo sáng màu (màu đỏ là tốt nhất) vẫy và
cầu cứu.

Lưu ý: Nhiều tòa nhà luôn khóa cửa ở tầng thượng thì không nên di chuyển lên
trên bởi nếu lối thang bộ bị nhiễm khói, đây là nơi tập trung khói bay lên. Do đó
cha mẹ hãy kiểm tra xem lối cầu thang bộ của tòa nhà mình là loại nào.
Kỹ năng 7: Phần lớn nạn nhân thiệt mạng trong các đám cháy do ngạt, ngộ độc


khói và khí độc kèm trong khói. Do đó trong quá trình di chuyển thấy khói, hãy
dạy bé dùng khăn hay vải thấm nước buộc quanh mặt ra sau tai hoặc bịt lên miệng,
mũi để hô hấp. Khi di chuyển cúi người ở tư thế đi khom, hạ thấp hoặc bò sát mặt

đất, men theo tường để tìm lối ra.
Nếu gia đình tự trang bị bình chữa cháy mini nên hướng dẫn trẻ cách sử dụng chữa
đám lửa nhỏ nếu độ tuổi của bé có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi tốt.
Không dạy trẻ dùng nước hắt vào đám lửa đề phòng trường hợp cháy thiết bị điện
có thể gây hậu quả lớn.
2. Phát hiện nhà có kẻ đột nhập
Tình huống là nếu về đến nhà và con có cảm giác nhà bị người lạ đột nhập, hãy
dặn bé đừng vào nhà, nguy hiểm đấy. Hãy chạy càng nhanh càng tốt và gọi hàng
xóm hoặc những người gần nhà bé hay gọi điện cho cảnh sát để được hỗ trợ. Nếu
đang ở nhà, khi nghe có tiếng động lạ thì hãy kiểm tra ổ khóa ngay, khóa lại chặt
vào.

Kỹ năng thoát hiểm cực cần thiết cho con mẹ nên dạy.
Nếu nghi ngờ nhà có người lạ đột nhập bé không nên vào nhà ngay.


Trường hợp xấu kẻ trộm đã vào nhà và phát hện ra bé. Ngay lúc đó, trẻ nên tỏ vẻ
hợp tác ngay: “Đồ trong nhà chú lấy gì cứ lấy đi nhưng đừng có đánh đòn con nha.
Chú lấy nhanh nhanh rồi đi đi kẻo mẹ con về” rồi ngồi im thin thít ngoan ngoãn.
Khi trộm vừa hướng mắt tìm tài sản, hãy chọn căn phòng gần nhất rồi… chui tọt
vào phòng và khóa trái cửa lại, vừa gào to tri hô để báo động hàng xóm, vừa làm
cho tên trộm sợ hãi vì bất ngờ và bỏ chạy...
Bố mẹ cũng nên dặn bé không nên mở cửa cho bất kỳ ai lạ khi bố mẹ không có ở
nhà.
3. Kỹ năng thoát khỏi môi trường hỗn loạn khẩn cấp
Để tăng khả năng sống sót khi bị kẹt trong một đám đông bắt đầu hỗn loạn vì một
sự cố nào đó, mẹ dặn con cần lưu ý những điều sau đây:
 Tuyệt đối không chạy theo phần lớn đám đông. Khả năng bạn bị kẹt lại trong
đám đông lớn hơn rất nhiều so với cơ hội thoát ra được khi có cùng lúc nhiều
người chạy về một hướng.

 Quan sát xung quanh tìm những vị trí thoát hiểm gần nhất và tìm cách di
chuyển về hướng đã định vị.
Kỹ năng thoát hiểm cực cần thiết cho con mẹ nên dạy


Hướng dẫn con thật bình tĩnh quan sát xung quanh để có cơ hội thoát ra khỏi đám
đông.
 Tìm nhân viên cứu hộ, cứu nạn hoặc những người tham gia sự kiện mà họ biết
nhiều thông tin hơn. Cũng có những người đang ở vị trí cao hơn bé (trên cây,
bờ tường,…). Hãy cố gắng nhìn họ và theo chỉ dẫn của họ.
 Nếu đang kẹt cứng trong một đám đông, đừng cố gắng đi ngược lại dòng
người, sẽ mất sức và sẽ dễ bị tấn công bởi người khác. Nếu bị ngã trong một
đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì khả năng tử vong rất lớn. Hãy di
chuyển cùng dòng người, hãy để lực của người khác đưa con đi, con đừng cố
gắng cắt ngang hoặc đi ngược lại. Di chuyển ngang cùng dòng người và quan
sát xung quanh tìm cơ hội thoát hiểm.
 Cuối cùng, mẹ hãy ghi nhớ rằng: Hạn chế đưa con đến những chỗ quá đông
người và nếu có đến cũng nên quan sát xung quanh phòng trường họp tình
huống xấu xảy ra.
4. Không tiếp xúc lâu với người lạ
Bài học muôn thủa nhưng không bao giờ là thừa với trẻ con, những cô bé cậu bé


mà “ai cho kẹo là yêu”. Trẻ con ở mọi lứa tuổi cần được dạy cách nhận thức được
môi trường xung quanh và hiểu rằng người lạ cần phải được tránh.

Dạy con không nên tiếp xúc quá lâu với người lạ nếu như cha mẹ không có ở đấy.
Việc giảng dạy cho trẻ về người lạ nguy hiểm nên bao gồm cảnh báo về những
người lạ yêu cầu bé giúp đỡ, xin tiền, nhờ dẫn đường hoặc cho kẹo, bánh. Nên dặn
bé hạn chế tiếp xúc, trò chuyện hoặc nhận bất cứ thứ gì từ người lạ mà không có

mặt của người thân như ông bà, cha mẹ hoặc anh chị của bé ở đó. Tránh tình
huống bé có thể bị dụ dỗ làm việc xấu hoặc bị bắt đi.


1. Giúp trẻ tự tin
♦ Tự tin là một trong những yếu tố quan trọng giúp mang lại thành công và kết
quả tốt nhất trong mọi việc. Tự tin không phải là tất cả nhưng nếu thiếu điều này,
không chỉ trẻ em mà cả người lớn đều khó đạt được những thành công trong trường
học và cuộc sống.
♦ Sự tự tin giúp trẻ thể hiện được mình trong các mối quan hệ xã hội, giúp trẻ
không ngần ngại khám phá những điều mới mẻ thú vị trong cuộc sống, trau dồi và
học tập các kiến thức, kỹ năng. Tự tin cũng giúp trẻ vượt qua được những khó khăn,
trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời.

2. Dạy con kỹ năng giao tiếp

♦ Ngay từ khi trẻ chào đời, kỹ năng giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp
trẻ tồn tại và phát triển. Giai đoạn đầu, trẻ giao tiếp qua cử động tay chân, qua biểu
cảm ánh mắt, qua tiếng khóc… Lớn hơn, kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành
và hoàn thiện dần qua ngôn ngữ, cử chỉ… Có thể khẳng đinh, giao tiếp là một trông
những năng lực cần thiết nhất để trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống.
♦ Phụ huynh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ trau dồi kỹ năng
giao tiếp. Tạo môi trường phù hợp cho con, tạo điều kiện cho con hòa đồng với
những người xung quanh, cho con cơ hội, khuyến khích con tương tác, giao tiếp với
bạn bè… là những việc không thể


3. kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ
♦ Con người sinh ra và lớn lên không có ai chỉ có một mình. Trong cuộc sống
chúng ta có gia đình, có bạn bè, có đồng nghiệp, có các mối quan hệ xã hội. Trong

cuộc sống hiện đại các mối quan hệ xã hội ngày càng rộng mở và là một xu hướng
tất yếu của sự phát triển. Việc biết cách hòa đồng, biết cách làm việc theo nhóm,
tận dụng sức mạnh, ưu thế của tập thể để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập
và công việc là một trong những kỹ năng quan trọng.

♦ Đối với trẻ em, bố mẹ nên định hướng và trau dồi cho con những kỹ năng học
nhóm, làm việc nhóm ngay từ nhỏ. Điều này không chỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn
với những người xung quanh mà còn giúp cho trẻ có được kết quả tốt nhất trong
học tập và lao động.

4. Dạy con giá trị của lao động và cách kiếm tiền, tiêu tiền
♦ Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em sống tại các thành phố lớn thường được bố
mẹ nuông chiều từ nhỏ. Trẻ hầu như không phải làm bất kỳ việc gì dù là việc nhỏ
nhất và hoàn toàn phù hợp với khả năng của lứa tuổi. Việc duy nhất trẻ phải làm đó
là học và chơi. Khi trẻ cần tiêu tiền vào việc học thêm, ăn quà vặt, mua quà tặng
bạn…, nhiều phụ huynh cũng khá dễ dãi trong việc chu cấp, thường là cho tiền ngay
mà không hỏi rõ mục đích. Tất cả những điều này dẫn đến việc trẻ ngày càng thiếu
tính tự lập, hay đòi hỏi, luôn muốn dựa dẫm vào người khác, không hiểu được giá trị
của lao động, giá trị của đồng tiền.


♦ Trong cuộc sống hiện đại, việc dạy con biết lao động và quý trọng thành quả lao
động, dạy cho con ứng xử như thế nào với tiền bạc là việc rất quan trọng. Giáo dục
con giá trị của lao động giúp con có tính tự lập, không lười biếng, không ỷ lại vào
người khác và có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Giáo dục con nhận
thức về giá trị của đồng tiền và việc tiết kiệm sẽ giúp con tránh được những quan
niệm sai lầm về tài chính, giúp con trở thành những người trưởng thành có trách
nhiệm với các quyết định tài chính cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương
lai.


5. Dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân

♦ Trẻ con vốn luôn hiếu động, hiếu kỳ và muốn khám phá những điều mới lạ.
Trong cuộc sống ngày nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, càng phát triển thì những
mối nguy hiểm cho trẻ con ngày càng nhiều. Những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ
tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học, ngoài đường mà còn ở bất kỳ đâu trong
cuộc sống này.

♦ Đa phần các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này, nhưng không phải bậc cha
mẹ nào cũng có phương pháp dạy con những kỹ năng bảo vệ bản thân đúng đắn.
Sự lựa chọn thường gặp của phụ huynh đó là tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với
các rủi ro. Việc chỉ nghiêm cấm mà không giáo dục, trau dồi các kỹ năng bảo vệ bản
thân càng kích thích tính tò mò, muốn khám phá trong trẻ và không mang lại nhiều


tác dụng.
♦ Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm phụ huynh cần
giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết. Ngoài ra cha mẹ cũng cần dạy
cho trẻ biết những mối nguy hiểm và kỹ năng ứng phó với nguy hiểm mà trẻ có thể
gặp phải trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

6. Chuẩn bị hành trang kỹ năng sống cho trẻ sắp bước vào lớp 1

♦ Bước vào lớp 1 được coi là một hành trình lý thú trong cuộc đời của trẻ. Tuy
nhiên, không phải trẻ nào cũng cảm thấy tự tin để bước vào những hành trình như
thế. Nếu không vượt qua được sự khủng hoảng về tâm lý sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến kết quả học tập của trẻ, tại sao lại vậy?
♦ Chuyển môi trường học tập mới đồng nghĩa với việc trẻ phải làm quen với nhiều
điều mới lạ, trẻ phải đối mặt và làm quen với những quy định mới, những mối quan
hệ mới với thầy cô, bạn bè…Những điều này thường làm trẻ lo lắng, một số trẻ

không được chuẩn bị tốt về kỹ năng và tâm lý dễ dẫn đến thái độ co cụm bản thân,
không dám thể hiện mình trước mọi người.
♦ Các bậc phụ huynh thường chú trọng cho con học các môn trước khi vào lớp 1
nhưng điều đó có thật sự cần thiết? Theo nhiều chuyên gia giáo dục, điều quan
trọng hơn học chữ, học toán lúc này chính là việc trẻ được trang bị tâm lý, kỹ năng
học tập, sinh hoạt để có thể tự tin bước vào môi trường mới.


Hãy dạy làm sao để khi trưởng thành con bạn hoàn toàn làm chủ những kỹ năng tối thiểu
dưới đây:
1. Buộc dây giày.
2. Bơi.
3. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày.
4. Đi xe đạp.
5. Lộn nhào.
6. Thả diều.
7. Dọn giường.
8. Ăn uống lịch sự tại bàn ăn.
9. Nói "xin phép" và "cảm ơn".
10. Nấu một bữa ăn.
11. Bôi kem chống nắng.
12. Khâu cúc áo/quần.
13. Biết xì mũi vào khăn giấy.
14. Vệ sinh cơ thể từ trước ra sau.
15. Biết đóng đinh.
16. Chơi thể thao.
17. Viết thư cảm ơn.
18. Là quần áo.
19. Lựa chọn thức ăn tốt cho sức khỏe.
20. Tự kiểm soát bản thân.

21. Giải quyết tình huống khó.


22. Giặt đồ.
23. Trồng cây gì đó, chẳng hạn trồng hoa.
24. Tạo sổ ghi chép thu chi và cân bằng các khoản này.
25. Tự tin.
26. Luộc gà.
27. Nói trước nhóm người.
28. Dọn sạch đống bừa bãi.
29. Học cách tự làm bài.
30. Tắt đèn trước khi ra khỏi nhà.
31. Nặn mụn đúng cách.
32. Quan hệ tình dục an toàn.
33. Tiết kiệm tiền và chi tiêu khôn ngoan
34. Nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện.
35. Gói một món quà.
36. Loại bỏ vết bẩn do dính chocolate.
37. Thắt cà vạt.
38. Đọc báo.
39. Quan tâm đến những người kém may mắn.
41. Xử lý tình huống bất ngờ khi lái xe.
42. Thay lốp xe.
43. Đỗ xe đúng quy định.
44. Sử dụng bình cứu hỏa.
45. Nướng một chiếc bánh.
46. Dựng một chiếc lều.
47. Chọn lựa trái cây chín.
48. Nhìn vào mặt tích cực của vấn đề.



1. Tạo thói quen đọc cho con trẻ
Ngay từ bé, bạn nên dạy cho trẻ cách đọc sách. Đọc sách không chỉ giúp
cho trẻ thói quen tự khám phá, mày mò những điều hay mà còn giúp cho
con rèn luyện tính cách chăm chỉ, cần mẫn. Theo một nghiên cứu từ các
nhà khoa học, những đứa trẻ thích đọc sách từ bé sẽ thành công trong sự
nghiệp và tự lập hơn trong cuộc sống. Vì vậy, ngay từ nhỏ, các bậc làm
cha, làm mẹ hãy khuyến khích con mình đọc và đọc, không ngừng lĩnh hội
những bài học từ cuộc sống (cả về mặt tốt, mặt xấu) từ những người vốn
là mẫu hình cho chúng (cha mẹ, ông bà, bố mẹ…).
2. Dạy trẻ cách làm việc nhóm hiệu quả
Thế giới ngày nay đang trở thành một ngôi làng toàn cầu. Giá trị nhóm và
việc chấp nhận những khác biệt của người khác đang được xã hội nhấn
mạnh. Khuyến khích trẻ tinh thần đồng đội và cách làm việc sao cho đạt


được những mục tiêu chung. Bằng cách thấm nhuấn cho con không chỉ
lòng khoan dung với những quan điểm khác biệt, mà còn là sự cảm thông
để từ đó kéo cảm xúc và suy nghĩ của con người vào mục tiêu chung. Đây
là một kỹ năng sống cần thiết mà một đứa trẻ cần có khi đến tuổi trưởng
thành.
3. Khuyến khích con thể hiện bản thân, tự tin trong cuộc sống
Hãy dạy trẻ rằng không phải cha mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh để bảo vệ
con. Vì vậy, con phải luôn luôn tự tin và tin tưởng vào bản thân mình. Chỉ
bằng cách đơn giản là lắng nghe và cho con những lời khuyên hữu ích.
Xong hành với đó, hãy giúp con tự tin vào bản thân mình và dám đứng
lên nói trước đám đông. Kĩ năng tự tin và dám chấp nhận cuộc sống là
điều cần thiết mà bất kì một ông bố, bà mẹ nào cần dạy con.
4. Dạy con cách giải quyết bất đồng một cách thân thiện
Bất đồng là một điều không thể tránh trong cuộc sống, đặc biệt trong thế

giới siêu cạnh tranh và đầy áp lực như ngày nay. Trẻ em nên được luyện
khả năng ” một cái đầu lạnh” khi đối mặt với những cuộc mâu thuẫn và
bất đồng. Khuyến khích các em cách tập thở, cân nhắc tất cả các mặt của
vấn đề và đặt câu hỏi như “tại sao” ; “nếu điều đó xảy ra”. Cách con tập
trung vào vấn đề chứ không phải chỉ trích cá nhân sẽ khiến chúng kiểm
soát được những cảm xúc nguy hiểm như giận dữ hoặc thịnh nộ.


Thường xuyên trò
chuyện với con trẻ để giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh
5. Giúp trẻ biết nhận lỗi sai và tha thứ cho những lỗi lầm đó
Trẻ em nên được hiểu rằng không ai là hoàn hảo cả, vì vậy, bất kì ai cũng
có thể phạm lỗi lầm và cần sự tha thứ. Tha thứ sẽ làm cho tâm hồn con
được thanh thản và yêu đời hơn. Ngay từ nhỏ, bạn nên khuyến khích con
thể hiện lòng tốt và giúp đỡ, tha thứ cho người khác bất cứ lúc nào. Điều
này sẽ giúp nuôi dưỡng lòng “trắc ẩn” trong trẻ và giúp chúng hiểu được
sự khác biệt giữa “muốn” và “cần” trong cuộc đời.
6. Dạy trẻ cách lạc quan và nhìn cuộc sống một cách tích cực
Bạn hãy nói với con rằng, cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng và
con có thể gặp thất bại. Quan trọng là sau những thất bại đó, con phải
biết đứng lên và làm lại từ đầu. Hãy khuyến khích con nhìn vào những
mặt tích cực của cuộc sống bằng cách chỉ cho chúng thấy những điều tốt


đẹp đang hiện hữu xung quanh.
7. Dạy con cách yêu thương động vật và bảo vệ môi trường
Môi trường là hơi thở cuộc sống của chúng ta. Nếu môi trường bị ô nhiễm,
chất lượng cuộc sống của con người cũng vì thế mà giảm sút. Chính vì
thế, khi còn nhỏ, bạn hãy dạy cho các con của mình cách yêu quý môi
trường, động vật và yêu quý thiên nhiên. Khuyến khích trẻ cho chim ăn,

dắt cho đi dạo, tưới cây, chăm sóc hoa. Đó là cách để chúng ý thức được
sâu sắc về việc bảo vệ hành tinh và tất cả những sinh vật đang sống
trong đó.


Ngay từ bé, mỗi cha mẹ nên dạy cho con biết cách yêu thiên nhiên và
môi trường
9, Dạy trẻ súc miệng và dùng chỉ nha khoa
Trẻ em cần phải tìm hiểu làm thế nào để đánh răng và súc miệng từ rất
sớm. Khuyến khích, và thậm chí thưởng cho hành vi vệ sinh tốt và lối
sống lành mạnh, bao gồm cả ăn uống tốt và tập thể dục thường xuyên.
Khi đứa trẻ được sạch sẽ, khỏe mạnh và hạnh phúc, thì tất cả mọi người
sẽ hạnh phúc.
10, Dạy trẻ cách yêu tương không điều kiện
Tình yêu là đức hạnh lớn nhất của nhân loại. Tất cả mọi thứ xoay vần
quanh nó. Nếu không có tình yêu thì tất cả mọi thứ sụp đổ. Dạy trẻ em
để yêu bản thân mình và những người khác không phải vì những gì họ sẽ
làm cho mình, họ là ai . Và khi đứa trẻ đủ tuổi, hãy cho họ biết tầm quan
trọng của yêu thương vô điều kiện với người thương của họ và thực hành
tình dục an toàn. Có thể là khó chịu, nhưng đừng quên để dạy cho trẻ em
cách nhận biết và nói “Không!” với những người hoặc hành vi lạm dụng
tình dục.

1. Trải nghiệm cùng thiên nhiên để thích ứng với môi trường và học hỏi từ thế giới tự
nhiên
- Có lẽ nhiều người Việt Nam sẽ thắc mắc khi biết rằng ở Nhật trẻ mới 2 tháng tuổi đã được
bế đi dạo để cảm nhận khí trời buổi sớm, hay trẻ tầm 3-4 tháng trở đi mà cha mẹ cứ để bé
đầu trần, được mẹ địu dưới cái nóng bức, dưới cái rét mùa đông, dưới cái mưa nhẹ mà
chẳng cần mũ.
Chỉ đơn giản vì làm như thế để cho trẻ tiếp xúc và làm quen với môi trường thiên nhiên ngay

từ nhỏ giống như một cách giúp tăng sức đề kháng. Họ không ngại con sẽ bị ốm nếu làm


như thế, họ hiểu có trải qua môi trường như thế thì con trẻ mới được tôi luyện dần dần mà
thích ứng. Và kết quả là họ nuôi dưỡng được những đứa trẻ khỏe mạnh, rắn rỏi, rất ít ốm và
luôn thích hoạt động ngoài trời.

- Khi trẻ lớn dần lên chút nữa là cho trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên,
quan sát nhiên nhiên để học hỏi. Để dạy trẻ biết trân trọng sự sống họ cho trẻ tập trồng hoa,
trồng cây, nuôi thú hay hường xuyên dẫn đi các vùng ngoại ô để làm quen với động vật.
Những dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ họ cho trẻ đi câu cá, nghịch ở sông, bắt ve bắt bướm.
Rất nhiều nơi trên khắp nước Nhật đã tái sinh lại khu cánh đồng cho đom đóm hồi sinh lại
(vì trong suốt thời kỳ kinh tế phát triển quá độ đã khiến môi trường bị hủy hoại dẫn đến loài
đom đóm bị tận diệt, và đom đóm hồi sinh như một bằng chứng chứng tỏ môi trường sinh
thái phát triển bền vững). Ngày nay cứ dịp tháng 5 đến tháng 7 trẻ em Nhật sẽ có dịp được
thưởng thức màn đom đóm đầu mùa hạ như một trải nghiệm thật tuyệt vời cho tuổi thơ của
các em.
- Cho tập luyện các môn thể thao ngoài trời dù nắng hay mưa hay tuyết để tôi rèn nghị lực
cho bản thân, yêu thích thể thao và nâng cao sức khỏe.
- Gần đây rất nhiều các nhà giáo dục đã vận động trào lưu cho trẻ trải nghiệm với nông
nghiệp thông qua việc tự trồng trọt và thu hoạch nông sản: trồng lúa - gặt lúa, trồng rau – thu
hoạch rau mà không dùng phân hóa học. Đây là trải nhiệm tuyệt vời giúp trẻ cảm nhận được


cảm giác hạnh phúc khi thu hoạch được thành quả do sức lao động mình bỏ ra, hiểu được
sự vất vả của những người làm nông nghiệp để biết yêu quý thức ăn, coi trọng sức lao động
của người khác. Đồng thời thông qua trải nghiệm ấy trẻ học hỏi được rất nhiều kỹ năng
sống cho mình
2. Để trẻ tự do thể hiện ý chí của mình thay vì áp đặt
Dạy trẻ tự lập theo độ tuổi rất được cha mẹ Nhật chú trọng rèn cho con. Đầu tiên là thói

quen ngủ sớm dậy sớm, thói quen ăn uống tốt. 1 tuổi rưỡi khi bé bắt đầu muốn tự xúc sẽ để
bé tập xúc, khi ăn không xem tivi, không đi rong. Cho đến 3 tuổi sẽ tự biết làm những việc
liên quan đến vệ sinh cá nhân, thay đồ, biết dọn dẹp đồ mình bày ra.
Cũng từ tầm 3 tuổi sẽ tích cực dạy trẻ giúp việc nhà phù hợp với khả năng. Bởi vì thông qua
từng việc nhỏ ấy sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự tự tin, tinh thần tự chủ và yêu lao động, suy nghĩ
tích cực, đồng thời trẻ sẽ học hỏi cho mình cách giải quyết vấn đề. Chính việc cho trẻ tự làm
việc nhà, tôn trọng mong muốn của trẻ chính là cơ hội tuyệt vời rèn luyện kỹ năng sống tích
cực cho trẻ.

3. Coi trọng việc giáo dục đạo đức trong gia đình, vun đắp kỹ năng giao tiếp với mọi
người
Vì đó là năng lực quan trọng giúp trẻ hòa đồng trong mối quan hệ với mọi người ở trường
cũng như ngoài xã hội. Coi trọng giá trị đạo đức đặc biệt là lòng trung thực, tinh thần chịu


trách nhiệm, sự nhẫn nại (gaman). Để xây dựng những kỹ năng mềm ấy thì việc cha mẹ thể
hiện nó cho trẻ học tập theo mỗi ngày mới là quan trọng.
Việc quan sát và không can thiệp vào cuộc cãi nhau của con khi chơi với bạn bè, để con học
hỏi kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn cũng là một kỹ năng sống mà cha mẹ Nhật rất coi
trọng. Cha mẹ sẽ không nhìn vào kết quả hành động của con để đánh giá, phán đoán mà sẽ
nhìn vào mặt sau để đặt câu hỏi vì lí do gì con làm như thế, dù con có làm sai cũng tiếp
nhận con trước cho con thấy mình là bờ vai tin cậy của con trước khi đưa ra lời khuyên bảo
con.
Ngoài ra thói quen đọc ehon cho trẻ ngay từ khi 0 tuổi với những câu chuyện gần gũi, các
bài học giàu tính nhân văn được lồng ghép khéo léo giúp bé hình thành nhân cách: đó tình
yêu gia đình, trung thực, bao dung, biết quan tâm tới mọi người, lễ phép… Đạo đức của con
trẻ chính là từ những việc làm của cha mẹ và mọi người xung quanh mà hình thành. Hoặc
nó là những ấn tượng khó phai về một câu chuyện cảm động nào đó mà trẻ được đọc hay
chứng kiến.


4. Kiên nhẫn để lắng nghe và trò chuyện cùng con khi con phản kháng
Đây là một kỹ năng quan trọng nhất mà người Nhật dùng nó để giao tiếp cùng con. Không
chặn họng khi con đang nói, không gạt phăng đi phản đối hay quát mắng khi con vừa mới
nói ra ý kiến của mình. Thay vào đó hãy học cách kiềm chế bằng cách im lặng trong 6 giây


đầu tiên để kìm nén cơn giận, sau đó mở rộng cách nhìn nhận để thừa nhận mong muốn và
chủ kiến của con trước khi đưa ra ý kiến phản đối hoặc lời khuyên của mình cho con.
Với cách giải quyết như thế đã giúp xua tan đi xung đột không đáng có giữa cha mẹ và con
cái. Những người Nhật học được từ gia đình mình cách ứng xử như này nên ra ngoài xã hội
họ cũng đối xử với nhau nhẹ nhàng như vậy, tạo nên nét ứng xử tinh tế của riêng họ.

5. Chơi cùng con
Tiếng Nhật có một cụm từ ikumen (chế từ ikemen nghĩa là handsome) để dành tặng cho
những ông chồng đảm đang chia sẻ với vợ việc nhà, và chăm sóc con cái. Ngày nay hầu
như đàn ông Nhật nào cũng giác ngộ điều cơ bản ấy, nên không hiếm cảnh người bố vừa
địu, vừa dắt con đi học hay đi chơi. Và họ rất chịu khó chơi cùng con cái, nhất là những môn
cần đến vận động như leo trèo, đẹp xe, chơi bóng. Chơi cùng con chính là một cơ hội tuyệt
vời để cha mẹ dạy các kỹ năng mềm cho con.
Nếu như nhiều cha mẹ Việt Nam coi việc rèn luyện kỹ năng sống cho con là trách nhiệm của
nhà trường, thì người Nhật coi nó là vai trò của cha mẹ rồi mới đến nhà trường.




×