Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua tài liệu hướng dẫn tự học chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐÀO THỊ KIM NHUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN TỰ HỌC
CHƢƠNG OXI – LƢU HUỲNH
HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐÀO THỊ KIM NHUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN TỰ HỌC
CHƢƠNG OXI – LƢU HUỲNH
HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Bình


HÀ NỘI, 2017

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Phạm Thị Bình đã
tận tình hƣớng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong tổ LL & PPDH bộ môn Hóa
học, khoa Hóa học, Phòng sau đại học Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã
tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình tôi học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các em HS
trƣờng thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ tôi khảo sát và thực
nghiệm đề tài này.
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi luôn
luôn nhận đƣợc sự động viên, tận tâm giúp đỡ của những ngƣời thân trong gia
đình và bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Đào Thị Kim Nhung


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1

2. Mục đích nghiên cứu của luận văn ............................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 2
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 4
7. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
9. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC Ở
TRƢỜNG PHỔ THÔNG .................................................................................. 6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 6
1.2. Xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học ............................................... 8
1.2.1. Xu hướng đổi mới ............................................................................. 8
1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực ......................................................... 9
1.3. Cơ sở lí luận về tự học .......................................................................... 11
1.3.1. Khái niệm tự học ............................................................................ 11
1.3.2. Các hình thức tự học ...................................................................... 11
1.3.3. Chu trình tự học của học sinh ........................................................ 12
1.3.4. Vai trò tự học.................................................................................. 13
1.4. Năng lực tự học..................................................................................... 15
1.4.1. Khái niệm năng lực tự học ............................................................. 15
1.4.2. Các năng lực tự học cần bồi dưỡng và phát triển cho HS ............. 15


1.4.3. Hệ thống kỹ năng tự học ................................................................ 18
1.5. Tài liệu hƣớng dẫn tự học ..................................................................... 19
1.5.1. Khái niệm ....................................................................................... 19
1.5.2. Phân loại ........................................................................................ 19
1.5.3. Xây dựng tài liệu hướng dẫn tự học ............................................... 19

1.6. Thực trạng vấn đề tự học hóa học của học sinh và hƣớng dẫn tự
học của GV ở một số trƣờng THPT tỉnh Hà Nam ....................................... 24
1.6.1. Mục đích điều tra ........................................................................... 24
1.6.2. Nội dung, đối tượng và địa bàn điều tra ........................................ 25
1.6.3. Kết quả điều tra .............................................................................. 25
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN
TỰ HỌC CHƢƠNG “OXI- LƢU HUỲNH” HÓA HỌC 10 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH .............................. 32
2.1. Mục tiêu, nội dung, cấu trúc chƣơng “Oxi - Lƣu huỳnh” .................... 32
2.1.1. Mục tiêu .......................................................................................... 32
2.1.2. Nội dung, cấu trúc .......................................................................... 33
2.2. Tiêu chí xây dựng tài liệu hƣớng dẫn tự học ........................................ 33
2.3. Quy trình xây dựng tài liệu hƣớng dẫn tự học ...................................... 34
2.4.1 Tài liệu hướng dẫn tự học bài “Oxi – Ozon” ................................ 36
2.4.2. Tài liệu hướng dẫn tự học bài “Lưu huỳnh” ............................... 43
2.4.3. Tài liệu hướng dẫn tự học bài “Hiđro sunfua- Lưu huỳnh
đioxit- Lưu huỳnh trioxit” ........................................................................ 49
2.4.4. Tài liệu tự học có hướng dẫn bài “Axit sunfuric – muối sunfat Tiết 2” ...................................................................................................... 62
2.5. Biện pháp sử dụng tài liệu hƣớng dẫn tự học ..................................... 68
2.5.1. Kế hoạch dạy học trên lớp bài “Oxi – Ozon” – tiết 1 ................. 69
2.5.2. Kế hoạch dạy học trên lớp bài “axit sunfuric- muối sunfat” ........ 73


2.6. Xây dựng công cụ đánh giá kĩ năng tự học của học sinh .................. 75
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 79
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ........................................................... 79
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm. ......................................................... 79
3.3. Đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ................. 80
3.4. Kết quả, thực nghiệm sƣ phạm xử lí thống kê và bình luận ................. 82
3.4.1. Kết quả đánh giá tài liệu hướng dẫn tự học .................................. 82

3.4.2. Kết quả đánh giá thông qua bài kiểm tra....................................... 83
3.4.3. Kết quả đánh giá kĩ năng tự học của học sinh thông qua phiếu
hỏi ............................................................................................................. 87
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 91
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 94


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BTHH

: Bài tập hóa học

ĐC

: Đối chứng

ĐHSP

: Đại học sƣ phạm

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh


NXB

: Nhà xuất bản

NL

: Năng lực

NLTH

: Năng lực tự học

TH

: Tự học

TN

: Thực nghiệm

THPT

: Trung học phổ thông

TNSP

: Thực nghiệm sƣ phạm


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 : Mô tả các mức độ đánh giá kĩ năng tự học ................................... 76
Bảng 3.1. Đối tƣợng lựa chọn để tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ................ 80
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra ............................................ 83
Bảng 3.3. Phân phối tần suất điểm bài kiểm tra ............................................. 83
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất lũy tích điểm kiểm tra ............................ 84
Bảng 3.5. Bảng phân loại điểm kiểm tra ........................................................ 85
Bảng 3.6. Bảng các tham số đặc trƣng của điểm kiểm tra ............................ 86
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá kĩ năng tự học của học sinh lớp TN trƣờng THPT
A Thanh Liêm ................................................................................ 87
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá kĩ năng tự học của học sinh lớp TN trƣờng THPT
Nguyễn Khuyến .............................................................................. 88


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Đƣờng lũy tích điểm bài kiểm tra 15’- THPT A Thanh Liêm ........ 84
Hình 3.2. Đƣờng lũy tích điểm bài kiểm tra 15’- THPT Nguyễn Khuyến ..... 84
Hình 3.3. Xếp loại kết quả bài kiểm tra15’ của HS trƣờng THPT A
Thanh Liêm ..................................................................................... 86
Hình 3.4. Xếp loại kết quả bài kiểm tra15’ của HS trƣờng THPT Nguyễn
Khuyến ............................................................................................ 86


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại nơi mà tri thức trở thành
một yếu tố then chốt của lực lƣợng xã hội, của lực lƣợng sản xuất và tăng
trƣởng kinh tế. Bên cạnh đó thông tin, tri thức ngày càng nhiều, khi đó giáo
dục không thể thực hiện đƣợc việc cung cấp tri thức mà hƣớng tới phát triển
năng lực để học sinh (HS) có khả năng tự học (TH) và học tập suốt đời, có

khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống và trong công việc.
Ngày nay, chúng ta cần phải tự trang bị cho bản thân nhiều kiến thức, kĩ năng
để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội nhƣng kiến thức thì rất nhiều
mà trình độ tiếp thu của con ngƣời là có hạn, do đó mỗi ngƣời cần phải chọn
học cái hữu hạn là phƣơng pháp học, có phƣơng pháp học ta sẽ dễ dàng tiếp
cận và nắm bắt cả kho tàng tri thức. Trong các phƣơng pháp học cần thiết của
mỗi con ngƣời thì TH giữ vị trí vô cùng quan trọng. Điều 28.2 trong Luật
Giáo dục có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. TH có thể là TH hoàn
toàn hoặc TH có hƣớng dẫn. Trong đó TH có hƣớng dẫn là hình thức rất phù
hợp và hiệu quả với HS phổ thông. Vì theo hình thức này, HS không phải mò
mẫn mà lại đảm bảo trình độ, đặc điểm, tốc độ của từng cá nhân. Với tài liệu
hƣớng dẫn TH, ngƣời học trong quá trình học tập và nghiên cứu tự trang bị
cho mình không những tri thức mà còn cả con đƣờng dẫn đến tri thức, cách
tiếp cận để chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Tri thức của loài ngƣời là vô tận vì
vậy để việc học tập có hiệu quả cao thì ngƣời học cần phải biết mình cần học
những gì, học nhƣ thế nào khi tiếp nhận một yêu cầu học tập. Ngƣời học


2
muốn có hiệu quả thì tự bản thân họ phải biết cách đánh giá năng lực (NL)
của mình. Vì vậy trong suốt quá trình học tập, bản thân ngƣời học sẽ chủ
động thực hiện hoạt động nhận thức và hoạt động kiểm tra đánh giá quá trình
học tập của mình.
Trong thực tế nhiều HS còn chƣa có ý thức TH hay còn rất khó khăn
trong việcTH. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là còn
thiếu các tài liệu hƣớng dẫn phù hợp. Những năm gần đây có một số tác giả

quan tâm nghiên cứu xây dựng tài liệu hƣớng dẫn TH, tuy nhiên chƣa thật
phù hợp với nhiều đối tƣợng HS. Các tài liệu sử dụng cho nhu cầu này hiện
nay chỉ là các sách tham khảo dạng chuyên đề bài tập, tổng hợp lí thuyết, viết
theo kiểu cung cấp thông tin chứ không phải hƣớng dẫn TH cho HS. HS ôn
tập bằng cách làm bài tập, làm hết bài này sang bài khác, điều đó rất nhàm
chán, không hấp dẫn HS.
Xuất phát từ các lí do trên, với mong muốn xây dựng một tài liệu phù
hợp, hấp dẫn để hướng dẫn HS phát triển NLTH, đáp ứng yêu cầu đổi mới
phƣơng pháp dạy học, phát triển NLTH cho HS, chúng tôi đã chọn nghiên
cứu đề tài: “Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua tài liệu
hƣớng dẫn tự học chƣơng “Oxi - Lƣu huỳnh” Hóa học 10 Trung học phổ
thông”.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu xây dựng tài liệu hƣớng dẫn HS TH bài mới và đề xuất biện
pháp sử dụng trong dạy học chƣơng “Oxi - Lƣu huỳnh” Hóa học 10, chƣơng
trình cơ bản, giúp HS nắm vững kiến thức, phát triển NLTH cho HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên chúng tôi xác định các nhiệm vụ
cần thực hiện nhƣ sau:
- Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận cho đề tài


3
+ Cơ sở lí luận, các nghiên cứu về TH (khái niệm, các hình thứcTH, biện
pháp phát triển NLTH,...).
+ Cơ sở lí luận về bài tập hóa học, phƣơng pháp sử dụng tài liệu, sử dụng
phƣơng tiện trực quan.
- Tìm hiểu thực trạng việc TH của HS và hƣớng dẫn tự học của GV trong
dạy học hóa học ở trƣờng phổ thông của một số trƣờng trên địa bàn tỉnh Hà
Nam.

- Phân tích mục tiêu, nội dung chƣơng “Oxi- Lƣu huỳnh” Hóa học 10.
- Đề xuất các tiêu chí và cấu trúc, biên soạn nội dung tài liệu hƣớng dẫn
TH chƣơng “Oxi- Lƣu huỳnh” cho HS .
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá kết quả học tập và NLTH của HS thông qua
tài liệu hỗ trợ TH (bài kiểm tra, phiếu tự đánh giá của HS) và phiếu thăm dò
hứng thú học tập của HS với việc sử dụng hệ thống tài liệu hỗ trợ TH trong dạy
học.
- Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tài liệu hƣớng dẫn TH đã
xây dựng.
- Lập kế hoạch và tiến hành thực nghiệm sƣ phạm, thu thập, xử lí dữ liệu
rút ra kết luận đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu hƣớng
dẫn TH cho HS trong chƣơng “Oxi - Lƣu huỳnh” Hóa học 10.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Xây dựng tài liệu hƣớng dẫn TH chƣơng “Oxi Lƣu huỳnh” Hóa học 10 chƣơng trình cơ bản nhằm phát triển NLTH cho HS.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hóa Học ở trƣờng phổ
thông Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung áp dụng: Chƣơng “Oxi - Lƣu Huỳnh” Hóa học 10.
- Tài liệu hƣớng dẫn tự học bài nghiên cứu kiến thức mới.


4
- Khảo sát thực trạng và thực nghiệm sƣ phạm ở một số trƣờng THPT
trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc và có biện pháp sử dụng phù hợp tài liệu hƣớng dẫn
TH cho HS trong chƣơng “Oxi - Lƣu Huỳnh” Hóa học 10 thì sẽ nâng cao
đƣợc kết quả học tập và phát triển NLTH cho HS, góp phần nâng cao chất
lƣợng dạy học hóa học ở trƣờng THPT.
7. Đóng góp mới của đề tài

- Góp phần tổng quan làm sáng tỏ cơ sở lí luận về TH của HS.
- Xây dựng tài liệu hƣớng dẫnTH, thiết kế kế hoạch dạy học trên lớp khi
sử dụng các tài liệu hƣớng dẫn TH đó cho HS với 4 bài trong dạy học chƣơng
“Oxi - Lƣu Huỳnh” Hóa học10.
- Đề xuất bộ công cụ đánh giá kết quả học tập và NLTH của HS qua việc
sử dụng tài liệu hƣớng dẫnTH.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các nhóm phƣơng pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu tài liệu lí luận, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp các
nguồn tài liệu thu thập đƣợc, phƣơng pháp phân loại, hệ thống hóa.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra, phỏng vấn
+ Phỏng vấn trực tiếp GV hóa học ở trƣờng phổ thông về NLTH và
hƣớng dẫn HS TH.
+ Điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề tự học với HS trƣờng THPT.
Thực hiện với GV hóa học và học sinh THPT của một số trƣờng trên địa
bàn tỉnh Hà Nam.
Phương pháp chuyên gia


5
Xin ý kiến các GV hoá học có kinh nghiệm về nội dung tài liệu hƣớng
dẫn TH đã xây dựng.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đƣa tài liệu hƣớng dẫn TH chƣơng “Oxi - Lƣu huỳnh” Hóa học 10 đã
xây dựng vào thƣc tiễn dạy học ở trƣờng phổ thông nhằm nhằm kiểm nghiệm
tính khả thi và tính hiệu quả của việc sử dụng tài liệu này.
- Phương pháp toán học
Sử dụng phƣơng pháp toán học thống kê để xử lí số liệu thực nghiệm sƣ

phạm.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề phát triển năng lực tự học
cho học sinh trong dạy học ở trƣờng phổ thông (từ trang 6 tới trang 32).
Chƣơng 2. Xây dựng và sử dụng tài liệu hƣớng dẫn tự học chƣơng “Oxi
- Lƣu huỳnh” Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (từ
trang 33 tới trang 78).
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm (từ trang 79 tới trang 89).


6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề TH đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm ở nhiều góc độ khác nhau
trong lịch sử giáo dục trên thế giới. Nó vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm cho
các nhà nghiên cứu giáo dục hiện tại và tƣơng lai bởi vì TH có vai trò rất quan
trọng, quyết định mọi sự thành công trong học tập, là điều kiện đảm bảo cho
hiệu quả, chất lƣợng của mọi quá trình giáo dục, đào tạo.
John Dewey (1859 - 1952) phát biểu "học sinh là mặt tr i, xung quanh
nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục". Một loạt các phƣơng pháp dạy học theo
quan điểm, tƣ tƣởng này đã đƣợc sử dụng: "phƣơng pháp tích cực", "phƣơng
pháp hợp tác", "phƣơng pháp cá thể hoá",… Nói chung đây là các phƣơng
pháp mà ngƣời học không chỉ lĩnh hội kiến thức bằng nghe thầy giảng, học
thuộc mà còn từ hoạt động TH, tự tìm tòi lĩnh hội tri thức. Giáo viên (GV) là
ngƣời trọng tài, đạo diễn thiết kế tổ chức giúp HS biết cách làm, cách học.

Nhà sƣ phạm nổi tiếng ngƣời Nhật Bản T. Makiguchi trong những năm 30
của thế kỷ XX đã cho rằng "Mục đích của giáo dục là hƣớng dẫn quá trình
học tập và đặt trách nhiệm học tập vào tay mỗi HS. Giáo dục x t nhƣ là một
quá trình hƣớng dẫn HS tự học".
“Tự học nhƣ thế nào” của Rubakin, dịch giả là Nguyễn Đình Côi, xuất
bản 1982 hƣớng dẫn ngƣời đọc biết TH tập, nâng cao kiến thức toàn diện của
mình.
Ở Việt Nam, vấn đề TH cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu trong nhiều
năm nay. Một trong các tác giả có nhiều tài liệu bàn về TH đó là cố Giáo sƣ
Nguyễn Cảnh Toàn, nhƣ: Quá trình dạy – tự học (1998), nhà xuất bản (NXB)


7
Giáo dục [19]; Biển học vô bờ (2000), NXB Thanh niên [20]; Học và dạy
cách học (2004), NXB ĐHSP[21]; Tự học thế nào cho tốt (2009), NXB tổng
hợp Tp. Hồ Chí Minh [22],…
Nhiều tác giả khác cũng quan tâm nghiên cứu các đề tài về xây dựng tài
liệu hƣớng dẫn tự học để phát triển năng lực tự học cho HS phổ thông trong
dạy học hóa học và chủ yếu theo hai hƣớng là thiết kế tài liệu tự học có hƣớng
dẫn theo modun và thiết kế website E - book tự học hóa học cho HS phổ
thông.
Nghiên cứu về thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo modun có các
tác giả nhƣ: Bùi Thị Tuyết Mai (2008 ), nghiên cứu xây dựng và sử dụng tài
liệu TH có hƣớng dẫn theo mođun chƣơng Ancol–Phenol và chƣơng Anđehit
– Xeton – Hóa học 11 – để nâng cao năng lực TH cho HS giỏi hóa học [13];
tác giả Nguyễn Thị Toàn (2009), nghiên cứu xây dựng tài liệu tự học cho HS
chuyên hóa phần hóa vô cơ lớp 12 theo mođun [23]; tác giả Trần Thị Thanh
Hà (2010), thiết kế tài liệu TH có hƣớng dẫn theo mođun nhằm tăng cƣờng
NLTH cho HS giỏi hóa học lớp 12 trung học phổ thông [7]; tác giả Nguyễn
Ngọc Nguyên (2010), thiết kế tài liệu TH có hƣớng dẫn theo mođun nhằm

nâng cao NLTH cho HS giỏi hóa học lớp 11 THPT [14], tác giả Lê Huỳnh
Phƣớc Hiệp (2011), thiết kế và xây dựng tài liệu có hƣớng dẫn theo muđun
cho HS khá giỏi lớp 10 nhằm phát triển NLTH [8],...Các công trình nghiên
cứu về thiết kế website E - book tự học hóa học cho HS phổ thông có các tác
giả nhƣ: Nguyễn Thị Liễu (2008), xây dựng và sử dụng website hỗ trợ việc
dạy và TH phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao [12]; tác giả Nguyễn Thị Tuyết
Hoa (2010), xây dựng website nhằm tăng cƣờng NLTH cho HS giỏi hóa lớp
11 [9], tác giả Đỗ Thị Việt Phƣơng (2011), thiết kế ebook hƣớng dẫn HS
phần hóa vô cơ lớp 10 chƣơng trình nâng cao nhằm phát triển NLTH của HS


8
[15], tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2011), xây dựng và sử dụng website hỗ
trợ việc TH môn hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (ban nâng cao) [6],...
Tổng kết các công trình về xây dựng tài liệu TH có hƣớng dẫn theo
modun và website E - book chủ yếu dành cho đối tƣợng HS giỏi và sử dụng
để HS học bài mới. Hạn chế của biện pháp này không áp dụng đƣợc với mọi
bài học bởi HS không thể TH tất cả các bài trong chƣơng trình.
Mục tiêu không phải chỉ phát triển năng lực cho đối tƣợng HS giỏi mà
phải hƣớng tới tất cả các đối tƣợng HS. TH phải thƣờng xuyên, liên tục, các
tài liệu hƣớng dẫn TH trong các công trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng các
bài tập về kiến thức hàn lâm chƣa thực sự hấp dẫn và hƣớng tới phát triển NL
cho HS. Chính vì vậy việc xây dựng một tài liệu phù hợp, hấp dẫn để hƣớng
dẫn HS TH là cần thiết.
1.2. Xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học
1.2.1. Xu hướng đổi mới
Một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục là đổi mới
phƣơng pháp giáo dục “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục là
ngư i học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, GV dạy cho
ngư i học phương pháp TH, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có

tư duy phân tích tổng hợp phát triển được NL của mỗi cá nhân, tăng cư ng
tính chủ động, tính tự chủ của HS...”.
Nhƣ chúng ta biết: “TH, tự đào tạo là một con đư ng phát triển suốt đ i
của mỗi con ngư i trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta hiện nay và cả mai
sau”, đó cũng là giáo dục đƣợc nâng cao khi tạo ra đƣợc năng lực sáng tạo
của ngƣời học, khi chuyển đƣợc quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo
dục. Quy mô giáo dục đƣợc mở rộng khi có phong trào toàn dân TH. Vì một
cuộc vận động tích cực, có kế hoạch, kiên trì và khẩn trƣơng, thƣờng xuyên
và rộng khắp nhằm từng bƣớc tạo ra NLTH cho HS cùng phong trào toàn dân


9
TH, tự đào tạo, mang lại chất lƣợng đích thực và phát triển tài năng của mỗi
ngƣời.
Để thực hiện các yêu cầu trên ngƣời GV ngoài việc truyền đạt kiến thức,
còn phải khơi dậy và phát triển tối đa NLTH, tự sáng tạo của HS.
Theo PGS. TS. Trịnh Văn Biều [2], một số xu hƣớng đổi mới phƣơng
pháp dạy học trên thế giới và nƣớc ta hiện nay là:
1. Cá thể hóa việc dạy học
2. Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học.
Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang sáng tạo, tìm tòi, khám phá.
3. Sử dụng tối ƣu các phƣơng tiện dạy học đặc biệt là tin học và công
nghệ thông tin vào dạy học.
4.
5.

Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao

(theo sự phát triển của HS, theo cấp học, bậc học).

6. Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phƣơng châm học suốt
đời.
7. Tăng cƣờng khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển lối
học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng vận dụng kiến thức.
Trong 7 xu hƣớng đổi mới trên thì việc phát huy tính tích cực và khả
năng TH của HS đang là những xu hƣớng đổi mới quan trọng về phƣơng pháp
dạy và học hiện nay.
1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực
Theo tài liệu [16], tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con ngƣời.
Con ngƣời không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có mà còn chủ động sản xuất ra
của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, chủ động cải
tạo môi trƣờng tự nhiên, xã hội.


10
Hình thành và phát triển tính tích cực là một trong những nhiệm vụ chủ
yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con ngƣời năng động góp phần phát
triển xã hội.
Trong học tập, HS phải tự khám phá ra những hiểu biết mới đối với bản
thân dƣới sự tổ chức và hƣớng dẫn của giáo viên.
Hiện nay việc thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông đòi hỏi
phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng pháp dạy
học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới
phƣơng pháp dạy học.
Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức, đặc
trƣng ở khát vọng, hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình
chiếm lĩnh tri thức.
Trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông mục đích
là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phƣơng pháp
dạy - học tích cực nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng TH, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận
dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực
tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập: HS tìm tòi, khám phá,
phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin,... tự hình thành hiểu biết,
năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, dạy HS cách
học, chú trọng hình thành các NL(TH, sáng tạo, hợp tác,...). Học để đáp ứng
những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tƣơng lai. Học những điều cần biết,
bổ ích cho bản thân HS và cho sự phát triển xã hội.
Nhƣ vậy, phƣơng pháp dạy học tích cực hƣớng tới việc tích cực hóa hoạt
động nhận thức của HS, nghĩa là hƣớng vào phát huy tính tích cực, tự lực, TH
của ngƣời học. Vì lí do đó, ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cơ sở lí luận
TH.


11
1.3. Cơ sở lí luận về tự học
1.3.1. Khái niệm tự học
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó
cũng được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của
ngư i học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh
rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của ngư i học, phản ánh tính tự giác và
sự nỗ lực của ngư i học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của
ngư i học nhằm đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với
nồng độ học tập nhất định”.
GS. Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy
nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp cùng với các phẩm chất
của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để
chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết mới nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó
thành sở hữu của mình” [19].
Nhƣ vậy, TH là hoạt động nhận thức mang tính tích cực, chủ động, tự

giác, phát huy cao độ vai trò của ngƣời học với sự hợp tác của thầy cô, bạn bè
và các điều kiện học tập.
TH thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe
radio, nghe nói chuyện, báo cáo, tham gia bảo tàng, triển lãm, giao tiếp với
những ngƣời có học, với các chuyên gia và các hoạt động thực tiễn trong các
lĩnh vực khác nhau. Ngƣời TH phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những
điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã học, đã nghe, phải biết cách
ghi ch p những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cƣơng, biết cách tra
cứu từ điển, biết cách làm việc trong thƣ viện... Với HS, TH còn thể hiện
bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại
khóa. TH đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.3.2. Các hình thức tự học


12
Theo tài liệu 19, hoạt động TH diễn ra dƣới nhiều hình thức và mức độ
khác nhau:
- Hình thức 1: Cá nhân ngƣời học tự tìm hiểu theo sở thích và hứng thú
độc lập không có sách và sự hƣớng dẫn của GV. Hình thức này gọi là tự nghiên
cứu của các nhà khoa học. Kết quả của quá trình nghiên cứu đi đến sự sáng tạo
và phát minh ra các tri thức khoa học mới, thể hiện mức độ cao nhất của TH.
Dạng TH này phải đƣợc dựa trên một nền tảng là sự khao khát và say mê
chiếm lĩnh tri thức mới và đòi hỏi phải có một vốn tri thức sâu rộng.
- Hình thức 3: TH có sách, có một số tiết gặp GV, sau đó ngƣời học TH
ở nhà dƣới sự hƣớng dẫn gián tiếp của GV. Trong quá trình học tập trên lớp,
GV đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy và tạo điều kiện cho ngƣời học tự chiếm lĩnh
tri thức. Hình thức tự học này liên quan trực tiếp đến yêu cầu của GV, đƣợc
giáo viên định hƣớng về nội dung, phƣơng pháp tự học để ngƣời học thực
hiện.
- Hình thức 2: TH theo giáo trình hoặc sách giáo khoa nhƣng không có

sự hƣớng dẫn trực tiếp của GV. Hình thức TH này diễn ra ở 2 mức:


TH theo sách nhƣng không có sự hƣớng dẫn của GV: Ngƣời học TH

để hiểu, từ đó tự phát triển tƣ duy và các kĩ năng.


TH có sự hƣớng dẫn từ xa của GV: Ngƣời học nhận đƣợc sự định

hƣớng học tập, rèn luyện các kĩ năng cần thiết, đồng thời đƣợc GV hỗ trợ
trong việc giải đáp các thắc mắc, vấn đề học tập có liên quan.
1.3.3. Chu trình tự học của học sinh
Theo tài liệu [18], chu trình TH của HS là một chu trình 3 thời là: tự
nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, điều chỉnh.


13
Th i 1: Tự nghiên cứu

(1)
Tự nghiên cứu

Ngƣời học tự tìm tòi, quan sát,
mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề,
định hƣớng giải quyết vấn đề, tự tìm
ra kiến thức mới (mới đối với ngƣời
học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay

(3)

Tự kiểm tra,
Tự điểu chỉnh

Tự
học

(2)
Tự thể hiện

Chu trình tự học

sản phẩm thô có tính chất cá nhân.
Th i 2: Tự thể hiện
Ngƣời học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong
các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân
ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với
các bạn và GV, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.
Th i 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và GV, sau
khi GV kết luận, ngƣời học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của
mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức).
1.3.4. Vai trò tự học
Theo Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng- 1969: “trong nhà trư ng điểm chủ yếu
không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn... mà là giáo
dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp
học tập, phương pháp giải quyết vấn đề”, GV cần giúp cho HS tìm ra phƣơng
pháp TH thích hợp và cung cấp cho HS những phƣơng tiện TH có hiệu quả.
Dạy cho HS biết cách TH chính là một trong những cách giúp HS tìm ra chiếc
chìa khóa vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại.
Theo tài liệu [17] [18], TH có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự

thành đạt của mỗi ngƣời, là con đƣờng tự khẳng định của mỗi ngƣời. TH giúp


14
cho con ngƣời giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng về học vấn với hoàn cảnh
khó khăn của cuộc sống cá nhân.
TH khắc phục nghịch lí, tri thức thì vô hạn mà thời gian thì có hạn. Sự
bùng nổ thông tin làm cho ngƣời GV không truyền thụ hết kiến thức cho trò,
đòi hỏi HS phải học cách học, TH, tự đào tạo để không bị rơi vào tình trạng
“tụt hậu”. Đối với HS THPT, quỹ thời gian 3 năm đƣợc đào tạo ở bậc học này
chắc chắn sẽ không thể nào tiếp thu đƣợc hết khối lƣợng kiến thức khổng lồ
trong chƣơng trình. Chính vì vậy, TH là một giải pháp khoa học giúp giải
quyết mâu thuẫn giữa khối lƣợng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà
trƣờng.
TH là con đƣờng tạo ra tri thức bền vững cho mỗi con ngƣời. Quá trình
TH khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nh t, áp đặt. Nó diễn ra theo
đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có đƣợc do TH là kết quả
của sự hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn nên bao giờ cũng vững chắc bền lâu.
Có cách thức TH tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi HS biết cách
TH, HS sẽ “có thời gian xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình,
tài liệu, gắn lí thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”.
Ngƣời học phải biết cách TH vì học tập là một quá trình suốt đời. Đối
với HS THPT, nếu có khả năng và phƣơng pháp TH, tự nghiên cứu thì lên bậc
cao hơn nhƣ đại học, cao đẳng... HS sẽ thích ứng với cách học đòi hỏi phải
TH tập, tự nghiên cứu thƣờng xuyên do đó có thể thu đƣợc một kết quả học
tập tốt.
TH của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo
dục và đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo tại các trƣờng phổ thông. Với lối
dạy theo hƣớng “nhồi nh t” trong các nhà trƣờng phổ thông hiện nay, HS khó

có thể có thời gian để TH và để đạt đƣợc hiệu quả. Đổi mới phƣơng pháp dạy


15
học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. Vì vậy, TH
chính là con đƣờng phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và
là biện pháp sƣ phạm đúng đắn cần đƣợc phát huy ở các trƣờng phổ thông.
 Nhƣ vậy, có thể nói TH chính là con đƣờng để mỗi chúng ta khẳng
định khả năng của mình. Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự
thành đạt của mỗi ngƣời. Tuy TH có một vai trò hết sức quan trọng nhƣng TH
của HS cũng không thể đạt đƣợc kết quả cao nhất nếu không có sự chỉ dạy,
hƣớng dẫn của GV.
1.4. Năng lực tự học
1.4.1. Khái niệm năng lực tự học
Theo tài liệu [11] NLTH hết sức quan trọng vì TH là chìa khóa tiến vào
thế giới hiện đại và văn minh thế giới của trí thức. NLTH là khả năng tự mình
tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tƣơng tự
với chất lƣợng cao. Để bồi dƣỡng cho HS NLTH, tự nghiên cứu, GV cần
hƣớng dẫn và tạo các cơ hội, điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động nhằm phát
triển các NL đó.
Vậy, NLTH là tổng thể các NL cá thể, NL chuyên môn, NL phƣơng
pháp và NL xã hội của ngƣời học tác động đến nội dung học trong những tình
huống cụ thể nhằm đạt mục tiêu (bằng khả năng trí tuệ và vật chất, thái độ,
động cơ, ý chí của ngƣời học) chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kỹ xảo.
1.4.2. Các năng lực tự học cần bồi dưỡng và phát triển cho HS
Theo tài liệu [18] các NLTH cần bồi dƣỡng và phát triển cho học sinh
nhƣ sau:
 NL nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề
Trong kiểu dạy học lạc hậu, HS đƣợc học một cách rất thụ động thông
qua các hoạt động: lắng nghe và ghi ch p liên tục. HS ít khi đƣợc phát hiện

vấn đề mới, mà thƣờng phải học thuộc những kiến thức, những vấn đề đã


16
đƣợc GV đƣa ra. Kiểu học nhƣ vậy k o dài góp phần làm thui chột khả năng
tự tìm kiếm, tự phát hiện của HS.
NL nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề hết sức quan trọng đối với con
ngƣời. Nhờ NL này đòi hỏi HS phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so
sánh sự vật hiện tƣợng đƣợc tiếp xúc; suy x t từ nhiều góc độ, có hệ thống
trên cơ sở những lí luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện ra các khó
khăn, mâu thuẫn xung đột, các điểm chƣa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ sung,
các bế tắc, nghịch lí cần phải khai thông, sáng tỏ, khám phá,... Để phát hiện
đúng vấn đề, đòi hỏi ngƣời học phải thâm nhập, hiểu biết khá sâu sắc đối
tƣợng, đồng thời biết liên tƣởng, vận dụng những hiểu biết và tri thức khoa
học của mình đã có tƣơng ứng. Trên cơ sở đó, dƣờng nhƣ xuất hiện “linh
cảm”, và từ đó mạch suy luận đƣợc hình thành. Phải sau nhiều lần suy x t
thêm trong óc, vấn đề phát hiện đƣợc nói lên thành lời, hiện lên rõ ràng, thúc
bách việc tìm kiếm con đƣờng và hƣớng đi để giải quyết.
 NL giải quyết vấn đề
Trong cuộc sống của mỗi ngƣời bao gồm một chuỗi các vấn đề khác
nhau đƣợc giải quyết. Nhờ vào việc đối mặt và giải quyết các vấn đề, mỗi
ngƣời ngày càng trƣởng thành và thích nghi hơn với cuộc sống, xây dựng cho
mình cuộc sống có chất lƣợng ngày càng phát triển. NL giải quyết vấn đề bao
gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức giải quyết và lập kế
hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh, thu thập và xử lí thông tin; đề
xuất các giải pháp, kiến nghị và kết luận.
 NL xác định những kết luận đúng
Đây là một NL quan trọng cần cho ngƣời học đạt đến những kết luận
đúng của quá trình giải quyết vấn đề, hay nói cách khác, các tri thức cần lĩnh
hội sau khi giải quyết vấn đề sẽ có đƣợc một khi chính bản thân HS có năng

lực này.


×