Giáo án mĩ thuật
Lớp 3
CHỦ ĐỀ 2: EM U TRƯỜNG EM(4 TIẾT)
Bài 4:Vẽ tranh đề tài trường em.
Bài 8:Vẽ chân dung.
Bài 12:Vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam.
Bài 32:Nặn, xé dán hình dáng người.
I. MỤC TIÊUCHỦ ĐỀ.
- HS có những hiểu biết về các hoạt động ở trường về những hình ảnh về
bạn bè, thầy cơ giáo.
- Hiểu được hình dáng của con người trong các hoạt động để tạo được những
bức tranh về đề tài nhà trường.
- HS phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện
của chính các em ở trường.
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cam xúc của bản
thân.
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN(Vẽ cùng nhau xây dựng cốt chuyện)
TUẦN 5
TIẾT 1:VẼ TRANH ĐỀ TÀI TƯỜNG EM.
1.Mục tiêu:
-- HS hiểu nội dung đề tài Trường em.
- Biết cách vẽ tranh về đề tài Trường em.
- Tập vẽ tranh về đề tài Trường em.
- HS thêm yêu mến và biết giữ gìn trường lớp.
* Khuyến khích HS: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù
hợp.
2.Đồ dùng dạy học
*Giáo viên
- Tranh của HS về đề tài nhà trường.
- Tranh về các đề tài khác.
- Hình gợi ý cách vẽ tranh.
* Học sinh
- Sưu tầm tranh về đề tài trường học( nếu có).
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
3.Tiến trình dạy học
Thời gian Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS xem tranh và đặt câu - HS quan sát, trả lời các
câu hỏi.
hỏi gợi ý:
Vũ Thị Tốt
Trang 1
Giáo án mĩ thuật
Lớp 3
+ Đề tài nhà trường có thể vẽ những
gì?(giờ học trên lớp, giờ ra chơi, giờ
lao động,…)
+ Các hình ảnh nào thể hiện được nội
dung chính trong tranh?( nhà, cây,
người,…)
+ Cách sắp xếp hình, cách vẽ màu
như thế nào để rõ được nội dung?
* Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý để HS chọn nội dung phù - HS quan sát lắng nghe.
hợp với khả năng của mình.
- Chọn hình ảnh chính, phụ để làm rõ
nội dung cho bức tranh.
- Sắp xếp hình ảnh chính, phụ sao
cho cân đối. Nên vẽ đơn giản, không
tham nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết.
- Vẽ màu theo ý thích.
* Thực hành.
- HS thực hành, GV quan sát lớp, - HS làm bài
hướng dẫn, giúp đỡ thêm cho các em.
- Nhắc HS vẽ hình ảnh chính, phụ
cho cân đối với phần giấy vẽ.
Vũ Thị Tốt
Trang 2
Giáo án mĩ thuật
Lớp 3
- Gợi ý HS tìm hình dáng, động tác
của các hình ảnh chính trong tranh và
tìm màu vẽ cho phù hợp.
* Nhận xét, đánh giá.
-GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại một - HS nhận xét, xếp loại
bài.
số bài vẽ.
- GV khen ngợi những HS có bài vẽ
-HS tương dương vỗ tay.
đẹp.
- GV nhận xét chung tiết học.
4. . Củng cố, dặn dò
-Nhận xét chung tiết học.
-Chuẩn bị đồ dùng học tâp cho tiết
Kết thúc tiết 1
------------*--*---------TUẦN 6
TIẾT 2:VẼ CHÂN DUNG
1.Mục tiêu:
- HS hiểu đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người.
- HS biết cách vẽ chân dung.
- HS tập vẽ tranh chân dung đơn giản.
- HS thêm yêu quý người thân và bạn bè.
* Khuyến khích HS: Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân
đối, màu sắc phù hợp.
2.Đồ dùng dạy học
* Giáo viên
- Tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi.
- Hình gợi ý cách vẽ chân dung.
- Bài vẽ chân dung của HS năm trước.
* Học sinh
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
3.Tiến trình dạy học
Thời Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
gian
. * Tìm hiểu về tranh chân dung.
- GV giới thiệu và gợi ý HS nhận - HS quan sát, nhận xét,
Vũ Thị Tốt
Trang 3
Giáo án mĩ thuật
xét một số tranh chân dung:
+ Các bức tranh này vẽ khuôn mặt, vẽ
nửa người hay toàn thân? (Tranh chân
dung thường vẽ khuôn mặt người là
chủ yếu, thể hiện được những đặc điểm
riêng của người đó).
+ Tranh chân dung vẽ những gì? (hình
dáng khuôn mặt, các chi tiết: mắt, mũi,
miệng, tóc, tai,…).
+ Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ gì
nữa? (cổ, vai, thân).
+ Màu sắc của toàn bộ bức tranh, của
các chi tiết?
+ Nét mặt người trong tranh như thế
nào?
- HS lựa chọn và phát biểu về bức
tranh mà các em thích.
* Cách vẽ chân dung.
- GV gợi ý HS:
Vũ Thị Tốt
Lớp 3
trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS suy nghĩ lựa chọn
và trả lời.
-Hs quan sát và trả lời.
Trang 4
Giáo án mĩ thuật
Lớp 3
+ Có thể quan sát các bạn trong lớp
hoặc vẽ theo trí nhớ (tìm ra những đặc
điểm riêng của người đònh vẽ).
+ Dự đònh vẽ khuôn mặt, nửa người
hay toàn thân để bố cục vào trang giấy
cho hợp lí.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ:
- HS chú ý quan sát, lắng
+ Vẽ khuôn mặt (chính diện hay nằm nghe.
ngang) trước.
+ Vẽ mái tóc, cổ, vai sau.
+ Sau đó vẽ các chi tiết: mắt, mũi,
miệng, tai,…
-HS lắng nghe và chọn
- GV gợi ý HS cách vẽ màu:
+ Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước màu
(khuôn mặt, áo, tóc, nền).
+ Sau đó vẽ màu các chi tiết (mắt, môi,
tai,…).
*. Thực hành.
- GV gợi ý HS chọn vẽ những người
thân: ông, bà, cha, mẹ, anh, em, bạn
trai, bạn gái, thầy, cô,…
- HS chọn cách vẽ ( vẽ khuôn mặt, nửa
người,…; vẽ trong khổ giấy ngang hay
dọc).
- HS thực hành, GV đến từng bàn quan - HS thực hành.
sát và hướng dẫn, giúp đỡ thêm cho
HS.
* Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ
đã hoàn thành.
- GV hướng dẫn HS xếp loại bài theo ý - HS nhận xét, xếp loại
bài vẽ.
thích.
- GV khen ngợi, động viên HS.
-HS lắng nghe và tiếp thu.
- GV nhận xét chung tiết học.
4.Củng cố và dặn dò
-Nhận xét chung tiết học.
-Chuẩn bị đồ dùng học tâp cho tiết sau.
Kết thúc tiết 2
------------*--*---------Vũ Thị Tốt
Trang 5
Giáo án mĩ thuật
Lớp 3
TUẦN 7
TIẾT 3 :VẼ TRANH ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
1.Mục tiêu:
- HS biết tìm, chọn nội dung đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- HS biết cách vẽ tranh về Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- HS tập vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- HS yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.
* Khuyến khích HS: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
2.Đồ dùng dạy học
*. Giáo viên
- Sưu tầm một số tranh về đề tài ngày 20-11 và đề tài khác.
- Hình gợi ý cách vẽ tranh.
- Bài vẽ của HS các lớp trước.
* Học sinh
- Sưu tầm một số tranh về đề tài ngày 20-11.
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ
3.Tiến trình dạy học
Thời
gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số tranh và gợi ý - HS quan sát và trả lời
các câu hỏi
để HS:
Vũ Thị Tốt
Trang 6
Giáo án mĩ thuật
+ Tranh nào vẽ về đề tài 20-11?
+ Tranh vẽ về ngày 20-11 có những
hình ảnh gì?
- GV gợi ý HS nhận xét một số tranh
về: hình ảnh chính, hình ảnh phụ,
màu sắc,…
- GV kết luận:
+ Có nhiều cách vẽ tranh về ngày
20-11.
+ Tranh thể hiện được không khí của
ngày lễ:
Cảnh nhộn nhòp, vui vẻ của GV và
HS.
Màu sắc rực rỡ của ngày lễ (quần
áo, hoa,…).
Tình cảm yêu quý của HS đối với
thầy, cô giáo.
* Cách vẽ tranh.
- GV giới thiệu tranh và gợi ý HS
nhận ra cách thể hiện nội dung như:
tặng hoa cho thầy giáo, cô giáo; HS
vây quanh thầy, cô giáo; lễ kỉ niệm
20-11,…
- GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh:
+ Tìm, chọn nội dung để vẽ.
+ Vẽ hình ảnh chính trước.
+ Vẽ hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu theo ý thích (có đậm, có
nhạt, rõ nội dung đề tài).
* Thực hành.
Vũ Thị Tốt
Lớp 3
- HS quan sát và lắng
nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát và lắng
nghe
- HS làm bài
Trang 7
Giáo án mĩ thuật
Lớp 3
- HS làm bài, GV quan sát lớp, hướng
dẫn và bổ sung thêm. GV gợi ý HS:
+ Tìm nội dung.
+ Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ
( cân đối, phù hợp với nội dung, tạo
cho bố cục chặt chẽ).
+ Cách vẽ màu (tươi vui, có đậm,
nhạt, rõ nội dung).
- HS nhận xét bài vẽ
* Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS nhận xét một số
bài vẽ về:
+ Nội dung (rõ chủ đề).
+ Các hình ảnh (cân đối, có chính,
phụ, sinh động).
+ Màu sắc (tươi vui).
- HS chọn bài vẽ đẹp và xếp loại
- HS hoạt động.
theo ý thích.
- GV nhận xét chung tiết học và khen
- HS lắng nghe và ghi nhận
ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
4.Củng cố và dặn dò
-Nhận xét chung tiết học
-Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
Kết thúc tiết 3
------------*--*---------TUẦN 8
TIẾT 4: NẶN,XÉ DÁN HÌNH DÁNG NGƯỜI
1.Mục tiêu:
- HS nhận biết hình dáng của người đang hoạt động.
- HS biết cách nặn hình người.
- HS nặn được hình dáng người đang hoạt động.
* Khuyến khích HS: hình nặn cân đối, tạo được dáng hoạt động.
2.Đồ dùng dạy học
* Giáo viên
- Tranh, ảnh về các dáng khác nhau của con người.
- Đất nặn.
* Học sinh
Vũ Thị Tốt
Trang 8
Giáo án mĩ thuật
Lớp 3
- Đất nặn.
3.Tiến trình dạy học
Thời
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
gian
* Quan sát, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS xem tranh, ảnh các - HS quan sát và nhận
dáng hoạt động và gợi ý các em nhận xét
xét:
+ Các nhân vật đang làm gì?
+ Động tác của từng người như thế nào?
- GV gọi HS lên làm mẫu một vài động - HS lên làm mẫu
tác, dáng đi, chạy, nhảy,… để các em
thấy được tư thế của các hoạt động.
* Cách nặn.
- HS quan sát, lắng nghe
- GV hướng dẫn HS các bước nặn:
+ HS tự chọn hai dáng người đang hoạt
động để tập nặn.
+ Có thể thực hiện một trong hai cách
nặn sau:
Nặn rời từng bộ phận rồi gắn dính lại
tạo thành hình người, chỉnh sửa rồi tạo
dáng.
Nặn từ khối đất thành hình dáng người
theo ý muốn.
*. Thực hành.
- HS lắng nghe
- GV nêu yêu cầu của bài tập để HS
Vũ Thị Tốt
Trang 9
Giáo án mĩ thuật
Lớp 3
thực hành.
- HS thực hành, GV quan sát lớp và
hướng dẫn, giúp đỡ HS. Gợi ý HS:
+ Nặn như các bước đã hướng dẫn.
+ Khi nặn tránh vấy bẩn lên bàn, quần
áo.
+ Rửa tay sạch sẽ sau khi nặn. Nhận
xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài
vẽ về:
+ Hình dáng người đang làm gì?
+ Mô tả hình dáng người ở bài tập theo
cách nghó của mình.
- GV yêu cầu HS tìm ra bài nặn mình
thích.
- GV bổ sung, đánh giá, xếp loại bài
nặn.
- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi
những HS có bài nặn đẹp.
- HS làm bài
- HS nhận xét bài vẽ
- HS xếp loại bài
-HS tiếp thu và ghi nhận.
-HS Lắng nhe và tương
dương vỗ tay.
4.Củng cố và dặn dò
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.chủ đề 3:Em sáng tạo với họa tiết và màu sắc kì
diệu.
Kết thúc tiết chủ đề 2
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
DUYỆT CỦA BGH NHÀ
TRƯỜNG
Tam Giang Tây, ngày……tháng….năm 2015
Tam Giang Tây, ngày.….tháng…..năm 2015
Vũ Thị Tốt
Trang 10