Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tìm hiểu ý thức vệ sinh của người nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.13 KB, 2 trang )

Ý thức vệ sinh- sự khác biệt giữa Nhật
bản và Việt Nam

Ở Nhật, người ta xem việc dọn vệ sinh nơi làm việc là một phần của công việc hằng
ngày, người ta tự hào khi bản thân mỗi người đều góp phần làm cho môi trường
sống, môi trường làm việc sạch đẹp hơn.
“Công việc dọn vệ sinh toilet là của tạp vụ, không phải của chúng tôi”. Đó là câu trả
lời đáp lại cuộc vận động kêu gọi mọi công nhân viên cùng tham gia vào việc dọn
vệ sinh, để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống chung của tại một công ty nọ.
Một sếp người Nhật đã nói một câu rất đơn giản mà làm tôi phải suy nghĩ mãi “Có lẽ
cách suy nghĩ của đa số người Việt Nam là vậy”.
Và ông kể những câu chuyện ông thấy hàng ngày ở khu phố mà ông đang sống tại
Sài Gòn, ở những con đường mà ông đi lại hằng ngày mà theo ông là khó lý giải đối
với một người Nhật.
- Người ta vô tư vứt rác ra đường, và những người công nhân vệ sinh phải miệt mài
làm việc vất vả từ sáng sớm đến đêm khuya để làm sạch đường phố.
- Có cô bé được bố mẹ chở đi chơi, sau khi uống nước xong cô bé có đưa cho mẹ có
vẻ là để hỏi ý là nên vứt ở đâu thì người mẹ chỉ ngay xuống lòng đường, và cô bé
ngập ngừng một chút rồi cũng vứt xuống.
- Những nơi công cộng, như công viên, sau khi diễn ra các hội họp, các cuộc chơi
tập thể, kể cả là cuộc vận động vì ngày môi trường gì đó thì kết quả của nó là một
bãi chiến trường toàn rác thải, không ai trong số những người tham gia có ý định
dọn dẹp nó.
- Người Nhật nếu có thói quen hút thuốc thì khi ra đường họ vẫn mang theo gạt tàn
để vừa hút thuốc mà không sợ tàn thuốc rơi vãi trên đường.
Không biết tại sao một xã hội như Việt Nam lại có sự kỳ thị đối với công việc dọn vệ
sinh như vậy? Người ta nhìn những công việc vệ sinh bằng sự miệt thị và xem việc
dọn vệ sinh là việc thấp hèn, dơ bẩn, không đáng để họ phải làm. Có lẽ vì họ chưa


bao giờ đặt mình vào vị trí của người làm công việc dọn vệ sinh, nên họ chẳng bao


giờ hiểu được sự vất vả nên vẫn vô tư xả rác bừa bãi, chưa bao giờ dành cho những
người công nhân dọn vệ sinh một cái nhìn thông cảm, mà lẽ ra phải là thái độ biết
ơn.
Chúng ta biết ơn những người hàng ngày vẫn làm công việc lặng lẽ, cực nhọc để
đem lại sự sạch đẹp cho đường phố, góp phần bảo vệ môi trường sống chung của
tất cả chúng ta, họ cũng là con người, cũng có những ước mơ tốt đẹp, những việc
làm tốt đẹp, công việc của họ là công việc đáng được trân trọng.
Thêm nữa, nếu mỗi người trong chúng ta đều xem nơi làm việc, nơi công cộng như
chính ngôi nhà riêng của mình, cùng chung tay bảo vệ thì sẽ giảm đi áp lực công
việc cho những người công nhân vệ sinh rất nhiều, và cũng giảm đi sự ô nhiễm
đang ngày một trầm trọng đè lên môi trường sống của chúng ta.
Chỉ một việc làm nhỏ mang lại ý nghĩa thiết thực nhưng phần đông lại không nhìn
thấy, và có nhìn thấy thì vẫn bơ đi như chẳng liên quan gì đến mình, thậm chí còn
có người cho rằng kêu gọi người ta dọn vệ sinh là xem thường họ, tôi không hiểu
được trong suy nghĩ của họ xem thường và xem trọng thực ra được nhìn nhận theo
tiêu chí nào?
Ở Nhật, người ta xem việc dọn vệ sinh nơi làm việc là một phần của công việc hằng
ngày, người ta tự hào khi bản thân mỗi người đều góp phần làm cho môi trường
sống, môi trường làm việc sạch đẹp hơn.
Bởi lẽ tại Nhật bản, tất cả các trường từ thành thị đến nông thôn, (từ cấp I đến cấp
III) đều bắt buộc học sinh phải làm vệ sinh lớp học và những nơi công cộng trong
trường. Việc làm này không những tạo ra một môi trường và bầu không khí học tập
tốt mà còn giáo dục nhiều mặt như giá trị lao động, kỹ năng lao động, tinh thần
hợp tác, đoàn kết trong lao động, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật v.v…
Mọi hành động đều phải bắt nguồn từ cách suy nghĩ, nhìn nhận đối với vấn đề đó, vì
vậy giáo dục ý thức là một nhiệm vụ rất lớn trong vấn đề dạy và học, ý thức của
con người về một vấn đề thật sự khó thay đổi, nhưng không phải là không thể, chỉ
cần trong mỗi gia đình, từ nhà trường đều thống nhất quan điểm, chắc chắn sẽ tạo
nên được những tập quán tốt đẹp mà theo thời gian nó sẽ chính là những chuẩn
mực đạo đức xã hội mà mỗi cá nhân đều thấy mình nên tuân theo một cách tự

nhiên. Hình thành một thói quen tốt, tạo nên một nếp nghĩ mới, phải chăng là rất
cần thiết cho tất cả chúng ta.



×