Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở TÂY NGUYÊN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TỪ NĂM1961 ĐẾN NĂM1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.04 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ LAN

ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở TÂY NGUYÊN
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1968

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62 22 03 13

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

HUẾ - NĂM 2014


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRẦN NGỌC LONG
2. TS.NGUYỄN VĂN HOA

Phản biện 1: ...................................................................
Phản biện 2: ...................................................................
Phản biện 3:...................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế
họp tại: ..................................................................................
Vào hồi .....giờ ngày.......tháng......năm 2014



Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Trung tâm học liệu Huế
3. Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Huế


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân
Việt Nam (1954-1975), đấu tranh chính trị (ĐTCT) và đấu tranh
quân sự (ĐTQS) là hai hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng quyết
định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. Nhân dân miền Nam
nói chung và nhân dân Tây Nguyên nói riêng với sự kết hợp chặt chẽ
giữa ĐTCT và ĐTQS đã từng bước làm thất bại các chiến lược chiến
tranh của đế quốc Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân trong cả nước.
ĐTCT trong các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam
từ năm 1954 đến năm 1975 là hình thức đấu tranh của đông đảo quần
chúng nhân dân như công nhân, nông dân, sinh viên - học sinh (SV HS), trí thức, tín đồ các tôn giáo, tiểu thương, tư sản dân tộc,... diễn
ra dưới nhiều hình thức như mít tinh, biểu tình, tuyệt thực, bãi khóa,
đình công, bãi thị,... với tính chất hợp pháp, nửa hợp pháp và không
hợp pháp, chống lại các chính sách thực dân mới của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn (CQSG).
Trên cơ sở phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,
ĐTCT đã hình thành nên những đội quân chính trị hùng hậu làm lực
lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh giành dân, giữ đất, nổi dậy
giành quyền làm chủ; hỗ trợ đắc lực cho ĐTQS và làm chỗ dựa cho
các lực lượng vũ trang tiêu hao, tiêu diệt sinh lự c đối phương. ĐTCT
đã gây cho đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà (VNCH)

không ít khó khăn trong quá trình áp đặt chủ nghĩa thực dân mới và
triển khai các chiến lược chiến tranh ở miền Nam. Do sự chi phối bởi
điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng địa phương ở miền
Nam mà ĐTCT diễn ra phong phú, đa dạng với nhiều hình thức và
cấp độ khác nhau. ĐTCT ở Tây Nguyên cũng là một trong những
trường hợp như vậy.
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng đối với cả hai
phía. Trong quá trình tiến hành chiến tranh, Mỹ và chính quyền
VNCH cho rằng “muốn chiến thắng ở miền Nam Việt Nam thì phải
kiểm soát cho được vùng Cao nguyên Trung phần Đông Dương”
[89, tr. 8]. Với lực lượng cách mạng, “Tây Nguyên - một địa bàn
trọng yếu đóng vai trò xương sống chiế n lược của toàn bộ chiến

1


trường miền Nam” [66, tr. 35]. Tây Nguyên có thể làm bàn đạp để
tiến xuống các tỉnh đồng bằng Khu V, Nam Bộ, qua Hạ Lào và Đông
Bắc Campuchia . Âm mưu của đế quốc Mỹ và CQSG đối với Tây
Nguyên là bằng mọi giá phải chiếm lĩnh địa bàn chiến lược trọng yếu
này, biến nơi đây thành bàn đạp quân sự để khống chế miền Trung
và Đông Nam Bộ, khóa chặt biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam Campuchia, cắt đứt tuyến giao thông chiến lược Bắc - Nam, tiêu diệt
lực lượng và cơ sở cách mạng ở miền núi , từ đó tiến lên tiêu diệt lực
lượng cách mạng trên toàn miền Nam . Mỹ và CQSG còn dùng
những thủ đoạn vừa khủng bố, vừa mua chuộc để chia rẽ khối đoàn
kết các dân tộc, nhằm thực hiện ý đồ giành thắng lợi về chính trị tại
đây. Do vậy, trong suốt quá trình k háng chiến chống Mỹ, nhất là
trong hai giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965 -1968), cuộc đấu tranh ở Tây
Nguyên đã diễn ra mạnh mẽ trên cả hai mặt trận chính trị và quân sự.
Để chống lại âm mưu và các thủ đoạn đánh phá của Mỹ và CQSG,

cùng với từng bước xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, Đảng
bộ các tỉnh Tây Nguyên đã không ngừng phát huy vai trò của lực
lượng chính trị, phát động ĐTCT, liên tiếp tiến công địch, góp phần
làm suy yếu từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới làm tan rã bộ
máy cai trị chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên địa bàn Tây Nguyên.
ĐTCT ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
ớc
vừa
là mũi tiến công sắc bén, tạo bàn đạp cho lực lượng vũ trang

tác chiến vừa có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giác ngộ
cách mạng cho đông đảo quần chúng mà đa số là đồng bào các dân tộc
thiểu số; vạch trần cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt
Nam, bản chất tay sai, phản dân tộc của CQSG, là cơ sở tăng cường tình
đoàn kết giữa các dân tộc, từng bước tập hợp và tổ chức quần chúng
thành đội quân chính trị. Lực lượng ĐTCT cùng với lực lượng vũ trang
nhân dân thực hiện sự kết hợp chặt chẽ ĐTCT với ĐTQS, nổi dậy với
tiến công, đánh bại các nỗ lực chiến tranh của Mỹ và CQSG.
Nghiên cứu ĐTCT ở Tây Nguyên trong kháng chiến chống
Mỹ là vấn đề đã và đang đặt ra, thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm
tìm hiểu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên
cứu nào chuyên sâu về ĐTCT ở Tây Nguyên trong chống Mỹ nói
chung và trong những năm 1961-1968 nói riêng. Nghiên cứu một
cách toàn diện, có hệ thống về ĐTCT ở Tây Nguyên từ năm 1961

2

27



PUBLICATIONS RELATED TO THE THESIS
7. Tran Thi Lan (2011), “The internal intelligence activities in
General offensive and uprising 1968 in Dak Lak”, Military
History Magazine, January-2011, pp. 18-21.
8. Tran Thi Lan (2011), “Political struggle in Dak Lak in in General
offensive and uprising 1975”, Military History Magazine, April2011, pp. 28-31.
9. Tran Thi Lan (2012), “Student movement in Da Lat 1966”, Military
History Magazine, February-2012, pp. 31-35.
10. Tran Thi Lan (2012), “Village defense program of the US in Dak
Lak (1961-62)”, History Research Magazine, May-2012, pp.55-59.
11. Tran Thi Lan (2012), “Anti-stretegic hamlet movement in
Central Highlands (1962 - 1964)”, Military History Magazine,
June-2012, pp. 19-25.
12. Tran Thi Lan (2013), “General uprising in Central Highlands
1960”. Military History Magazine, February-2013, pp. 23-27

26

đến năm 1968, nhất là việc phân tích, luận giải những đặc điểm, vai
trò và bài học kinh nghiệm từ ĐTCT của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên thực sự có ý nghĩa. Với việc tái hiện toàn cảnh ĐTCT tại một
địa bàn miền núi, địa hình bị chia cắt, dân cư thưa thớt và trình độ dân
trí thấp như Tây Nguyên, luận án sẽ góp phần vào việc nhận thức đầy
đủ hơn vai trò của ĐTCT trong kháng chiến chống Mỹ ở đị a bàn Tây
Nguyên cũng như làm phong phú thêm trong nhận thức về nghệ thuật
chiến tranh nhân dân Việt Nam. Mặt khác, nghiên cứu vấn đề này
cũng sẽ góp phần vào việc củng cố tình đoàn kết các dân tộc và giáo
dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho nhân dâ n Tây Nguyên,
nhất là cho thế hệ trẻ. Những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ
quá trình tiến hành ĐTCT có thể vận dụng vào việc xây dựng và

củng cố cơ sở chính trị, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh trên
địa bàn Tây Nguyên hiện nay.
Từ những ý nghĩa trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đấu tranh chính
trị ở Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến năm
1968” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ĐTCT ở Tây Nguyên
trong những năm 1961-1968, trong đó tập trung vào các cuộc đấu
tranh của nông dân, sinh viên - học sinh, tín đồ các tôn giáo và các
tầng lớp xã hội khác chống càn quét, gom dân và phá ấp chiến lược
(ACL), đòi bình đẳng tôn giáo, tự do dân chủ, cải thiện dân sinh và
chống bắn phá vào buôn làng, nương rẫy, đòi Mỹ rút quân về nước.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Bao gồm 5 tỉnh Tây Nguyên theo phân chia
giới
của chính quyền cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ
địa
(Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tuyên Đức), tương ứ ng
với địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên hiện nay (Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng).
Về thời gian : Từ giữa năm 1961 đến cuối năm 1968 - thời gian
đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệ t” và “Chiến
tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.
Về nội dung : Luận án khảo cứu toàn diện quá trình ĐTCT ở
Tây Nguyên từ năm 1961 đến năm 1968.

3



3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tái hiện ĐTCT ở Tây Nguyên từ năm 1961 đến năm 1968,
qua đó bổ sung kết quả nghiên cứu lịch sử cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước trên địa bàn; đồng thời cung cấp luận cứ khoa học,
góp phần nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng và công
tác vận động quần chúng, phát huy sức mạnh của nhân dân, xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đặc biệt là giáo dục truyền thống và
vận dụng trong xây dựng thế trận an ninh - quốc phòng trên địa bàn
Tây Nguyên hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích vị trí chiến lược, khái quát đặc điểm dân cư và kinh
tế - xã hội của Tây Nguyên, truyền thống yêu nước và cách mạng
của đồng bào các dân tộc trên địa bàn - những yếu tố tác động đến
ĐTCT.
- Làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với ĐTCT ở Tây
Nguyên từ năm 1961 đến năm 1968.
- Tái hiện một cách khách quan và c hân thực quá trình ĐTCT
ở các tỉnh Tây Nguyên từ năm 1961 đến năm 1968.
- Phân tích, luận giải những đặc điểm và vai trò của ĐTCT ở
Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ; đúc rút những bài học
kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh để ngày nay có thể kế thừa v à vận
dụng trong xây dựng thế trận an ninh - quốc phòng ở địa bàn chiến
lược này.
4. NGUỒN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu đã xuất bản : Bao gồm các văn kiện của Đảng,
Nhà nước, tác phẩm của Chủ tịch Hồ C hí Minh, của các vị lãnh đạo
Đảng và Nhà nước Việt Nam; các công trình nghiên cứu trong và

ngoài nước đã xuất bản và các bài viết đăng trên báo, tạp chí... liên
quan đến chiến tranh Việt Nam nói chung, về cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân cá c tỉnh Tây Nguyên nói riêng.
Nguồn tài liệu này rất phong phú, đa dạng, cung cấp những tư liệu
trên nhiều phương diện khác nhau của ĐTCT như chủ trương của

4

involved in the development of bases and liberation areas, but also
the force to attack directly the US troops and Saigon army in many
diverse forms.
5. If in the resistance war against the imperialism, the Central
Highlands held a strategic position in terms of military, it has an
important position in the construction and development of the
country today. The Central Highlands is an important strategic area
in terms of economy, politics, security - defense to the country and
Indochina. Currently, it is no coincidence that the hostile forces
inside and outside the country intentionally misrepresent the history,
lower the leadership of the Party, thoroughly take advantage of
ethnic and religious issues in three regions (Southwest, Northwest
and Central Highlands), especially focusing on the Central Highlands
to perform the conspiracy “peace process”, separating the peoples,
conducting riots, causing political instability and affecting badly the
order and safety of the society, especially in areas of ethnic
minorities. In particular, in recent years, the problem of “Montagnard
Dega Association” has caused disturbances in thought as well as the
activities of part of the ethnic minorities, destabilizing the situation
of social security in the locality. In this context, the issue of building
democracy base administration; ethical issues, manners and working
style of the local staff; issue of strengthening national unity have

become the concerned topics for the leadership. Lessons learned in
the forming and development of the party bases, masses and the
building of a strong political foundation in ethnic minority areas;
promoting the role of village elders and chiefs, organizing and
mobilizing the masses; promoting the ownership of the people, etc.
should be drawn from practice of the PS in the war against the US to
save the nation of the people in the Central Highlands, which still
remains practical value in the context of construction and protection
of the country today.

25


attracted different classes and the people to get involved with diverse
struggling forms and measures.
Compared with the PS in big cities across the South, the PS in
the Central Highlands had some unique features. While PS in some
other areas used the detonator as students and workers; as Buddhists
in Hue, in the Central Highlands, it was a combination between
students, Buddhists in towns and the armed propaganda groups,
militia in rural and mountainous areas. Compared with other
provinces, in urban areas of the Central Highlands, there were often
struggles to support the cities, merging people in nearby areas to
towns to help the urban movement. The effect of the merging groups
was very large, which both adds the solidarity between Kinh group
and ethnic minorities as well as among ethnic minorities themselves
and enhancing the spirit of struggle of the people, forcing Saigon
regime to bring their forces elsewhere to urban areas. This was
shown clearly in the General offensive and uprising Mau Than
(1968). Another noteworthy point was that due to the sparse

population in the Central Highlands and its separated hilly terrain,
making it difficult to gather large numbers of people at the same time
and same place; hence, the scale of PS in the Central Highlands was
not as large as the movement in urban and plain areas.
Another difference is that PS movements in the urban and
plain areas, especially Saigon - Gia Dinh, Hue, Da Nang and Can
Tho usually impacted quickly and strongly on the sentiment and will
of the enemy. Resonance of these movements was very big; through
reflection of the mass media, it even brought the impacts
internationally, making the people all over the world understand
more about the nature of the aggressive war conducted by the US in
Vietnam, strengthening international support for the just struggle of
the Vietnamese people. Meanwhile, the PS in the Central Highlands
mainly influenced the government of RVN at the locality,
contributing to the failure of the conspiracy and measures of the US
in the area. Nevertheless, the PS in the Central Highlands released a
strong effect on propagation, political education, enhancing the spirit
of patriotism and revolution for the people, especially for the ethnic
minorities, gradually gathering and training them to a powerful
political force. This political force was not only the force which

24

Đảng, hoạt động đấu tranh của nhân dân miền Nam trong đó có đồng
bào các dân tộc Tây Nguyên.
Nguồn tài liệu lưu trữ:
+ Các báo cáo, tổng kết, nghị quyết, công văn, chỉ thị... của
các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức cách mạng đang được lưu trữ
tại Trung tâm Lưu trữ các tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy
quân sự, Bảo tàng các tỉnh Tây Nguyên; Tru ng tâm Lưu trữ Bộ Tư

lệnh Quân khu V, Phòng Thông tin tư liệu của Viện Lịch sử quân sự
Việt Nam và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng...
+ Nguồn tài liệu của các cơ quan Mỹ và CQSG tại Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia II tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các báo cáo,
tờ trình của tỉnh trưởng các tỉnh Cao Nguyên Trung phần (CNTP), tờ
trình, công điện, công văn của Phủ Thủ tướng, Bộ Phát triển sắc tộc,
Phủ Tổng ủy Dinh điền, Tòa Đại biểu Chính phủ tại CNTP. Tài liệu
lưu trữ là nguồn tư liệu quan trọng, cơ bản đ ể tác giả triển khai, thực
hiện luận án.
Tài liệu qua khảo sát thực địa ở những địa bàn, di tích mà
trước đây là nơi diễn ra các phong trào ĐTCT, một số bảo tàng ở
Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và phỏng vấn nhân chứng lịch sử.
4.2. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp
lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Bằng sự kết hợp hai phương
pháp đó, các phong trào ĐTCT ở Tây Nguyên được xem xét trên các
giai đoạn phát triển kế tiếp nhau với tính chất, quy mô, lực lượng
tham gia, mục tiêu đấu tranh cụ thể... So sánh trạng thái phát triển về
chất của các giai đoạn để thấy được sự thay đổi nội tại của các phong
trào ĐTCT của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, làm rõ xu hướng
phát triển của nó. Qua đó, tái hiện diễn biến, rút ra đặc điểm, vai trò
của ĐTCT trong phạm vi xác định của đề tài. Ngoài ra, chúng tôi còn
sử dụng một số phương pháp như phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh và phương pháp liên ngành (điền dã, thống kê, quan sát,
phỏng vấn) nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của luận án.


5


5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Một là , tái hiện bức tranh tổng thể về ĐTCT ở Tây Nguyên
chống cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở
miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968.
Hai là, góp phần khẳng định vai trò to lớn của ĐTCT với tư
cách là một trong hai hình thứ c đấu tranh cơ bản trên chiến trường
Tây Nguyên. Đúc rút một số kinh nghiệm về xây dựng cơ sở chính
trị, vận động quần chúng, làm cơ sở để có thể tham khảo, vận dụng
trong quá trình hoạch định và thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước đối với Tây Nguyên, góp phần củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn chiến lược quan trọng này.
Ba là, kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung tư liệu về
ộc
kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Tây Nguyên;
cu
đồng thời có thể tham khảo, góp phần vào việc nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử cũng như củng cố tình đoàn kết các dân tộc và giáo dục
truyền thống yêu nước, cách mạng cho nhân dân Tây Nguyên, nhất là
cho thế hệ trẻ.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu (6 trang), kết luận (5 trang), tài liệu tham
khảo (17 trang) và phụ lục, nội dung luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu (19 trang)
Chương 2. Đấu tranh chính trị ở Tây Nguyên giai đoạn 1961 1965 (35 trang)
Chương 3. Đấu tranh chính trị ở Tây Nguyên giai đoạn 1965 1968 (44 trang)
Chương 4. Đặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm (30
trang).


6

from Kinh to Ede, Ba Na, Xo Dang, Coho, Ma, Stieng, etc. Despite
the difference in social status, qualifications and enlightenment of
revolution and always being oppressed and poisoned with counterrevolution propaganda, the majority of ethnic minorities in the
Central Highlands have patriotism and national pride. PS attracted
most of the subjects to join, creating a vast front with diverse forms
and measures of struggle.
In rural and mountainous areas, ethnic group Ede, M’Nông in
Dak Lak; Ma in Tuyen Duc, Lam Dong; Ba Na, J’rai in Gia Lai;
Stieng, Xo Dang in Kon Tum fought against people collection to
form strategic hamlets, against sweepings and firing of the enemy in
the villages. The Buddhists held workshops, prayed, protested and
put Buddhist altar as an obstacle on the road, clashed with the police,
culminating in self-immolation, raising mottos of peace and kicking
out the US army out of the country. Students - pupils held seminars,
arranging school boycott, newsprint, lighting fire, staying “sleepless
nights”, rally, suggesting ideas, questioning the authority,
performing hunger strike, occupying radio station, fighting against
police, burning the American soldier’s car. The female traders
claimed tax relief, workers fought against fine, demanding for wage
raise and working time reduction. Some soldiers, police and
government officials of RVN government turned to support, not
suppressing the struggle of students - pupils and ethnic minorities. It
is the broad participation of the genders, ethnic groups and people
that helps illustrate the picture of PS in the Central Highlands.
4. The PS in the Central Highlands from 1961 to 1968 had the
general characteristics of PS across the South and specific features
itself.

Compared with PS in the period 1954-1960, the PS from 1961
to 1968 occurred more drastically and effectively. In the first five
years of the war, the movement of the people Highlands with the
main goal of people’s livelihood and democracy was cracked down
by Ngo Dinh Diem regime. Most of the movements took place
vigorously, yet not dominated the enemy. The sacrifice and loss in
the early stages of the war against the Americans were too much.
From 1961 to 1968, the national goals of PS in the Central Highland
were prominent and became the mainstream of the movement. PS

23


PS in the Central Highlands from 1961 to 1968 boosted its great
significance in promoting propaganda, educating politics and
enhancing the spirit of patriotism, revolutionary vigilance for the
people, especially ethnic minorities. PS helped expose the plot,
wicked tricks to cause division and destruction of the national unity;
expose the unjust war conducted by the US in Vietnam and the
lackey nature of Saigon regime. Thereby, gradually gathered and
organized the masses into revolutionary army, coordinating with MS
to defeat the US in the two strategic “special warfare” and “limited
warfare” in the Central Highlands. PS worked well as a springboard
to support the armed forces in attacking the weakness and
vulnerability of the enemy, reducing and destroying the US army and
ARVN in localities.
PS in the Central Highlands not only promotes the role as a
sharp offensive messing up the enemy rear in urban areas but also
contributes to limiting the destruction of the raids in rural areas,
villages of ethnic minorities, encouraging local people to increase

production, participate and serve guerrilla warfare, destroy strategic
hamlets, involve in transportation work and work against toxic
chemical spray, protect people and property, require for the
improvement of people's livelihood, performance of democracy, and
for the withdrawal of US army out of the country. PS in the Central
Highlands shows creatively the Party's revolutionary guideline in the
mountainous areas with diverse ethnic composition. PS in the
Central Highlands was really a sharp offensive, making an important
contribution to the collapse of the “special warfare” and “local
warfare” of the US in the locality.
3. PS of the ethnic minorities in the Central Highlands from
1961 to 1968 reflects the nature of the broad masses, with the
participation of genders, social classes and minority ethnic groups in
a frontline fighting for people's rights, democracy and peace of the
nation. Standing out of that was the role of the village elders and the
“long-haired army”.
The Central Highlands is an area gathering many social
classes from intellectuals, civil servants, students - pupils, workers,
traders, poor people in urban areas and a majority of farmers in rural
mountainous areas; and possessing the diversity of the ethnic groups

22

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
ĐTCT là một đề tài hấp dẫn , thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước khi tìm hiểu, nghiên c ứu về
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Liên
quan đến nội dung luận án đã có khá nhiều công trình đề cập. Có thể

nêu lên một số nhóm sau:
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về đấu tranh chính
trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách của
Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với Tây Nguyên
1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về đấu tranh chính
trị ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
Nhìn chung, các công trình, đề tài nghiên cứu thuộc về (hoặc liên
quan) đến ĐTCT đã được công bố khá nhiều. Tựu trung các công trình
trên đây đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau:
Khái quát một số chính sách của Mỹ và C QSG đối với Tây
Nguyên. Các tác giả đều chỉ ra một số điểm trong chính sách của
chính quyền VNCH, đặc biệt là dưới thời Ngô Đình Diệm đối với
đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như: Không tôn trọng
phong tục, tập quán, ngôn ngữ; phủ nhận quyền sở hữu đất đai cộng
đồng truyền thống; hạn chế đồng bào Thượng tham gia chính quyền và
chỉ huy quân đội... Từ sau năm 1963, CQSG có sự điều chỉnh, thay đổi
chính sách đối với Tây Nguyên như cho lập lại tòa án phong tục, công
nhận quyền sở hữu đất đai cộng đồng truyền thống cho người Thượng,
cho phép dạy tiếng mẹ đẻ song song với tiếng Việt ở bậc tiểu học...
Phản ánh, đề cập các âm mưu, biện pháp của Mỹ và CQSG về
xây dựng lực lượng quân sự và căn cứ quân sự, nhằm biến Tây
Nguyên thành căn cứ quân sự lớn của chúng ở miền Nam Việt Nam.
Điểm một số phong trào ĐTCT của các tầng lớp nhân dân các
dân tộc ở Tây Nguyên tham gia chống chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ và CQSG.

7



Bước đầu đưa ra một số đánh giá về ý nghĩa từng cuộc ĐTCT
riêng lẻ của các tầng lớp nhân dân Tây Nguyên, tiêu biểu là phong
trào đấu tranh chống dồn dân và phá ACL (1961-1965), phong trào
của các tầng lớp nhân dân thị xã Đà Lạt năm 1966, phong trào nhập
thị của đồng bào các dân tộc ở Đà Lạt, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968)...
Từ đó, luận án này tiếp tục làm rõ một số vấn đề sau:
Trên cơ sở cập nhật và khảo cứu nguồn tài liệu từ nhiều phía,
ận
giải
một cách có hệ thống âm mưu và biện pháp của Mỹ và
lu
CQSG đối với Tây Nguyên từ năm 1961 đến năm 1968, đặc biệt là
tập trung đi sâu vào chính sách “phòng vệ xóm làng”, “ấp chiến
lược”, xây dựng “lực lượng dân sự chiến đấu”, xây dựng tổ chức
“FULRO” và nhiều biện pháp về chính trị tư tưởng, quân sự, kinh tế
và văn hóa giáo dục khác. Từ đó, làm rõ những thủ đoạn vừa đàn áp
quyết liệt lực lượng cách mạng trên địa bàn, vừa mua chuộc nhằm lôi
kéo, dụ dỗ đồng bào thiểu số, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc
ở Tây Nguyên của Mỹ và CQSG.
Phản ánh một cách chi tiết và đầy đủ về ĐTC T của đồng bào Tây
Nguyên từ năm 1961 đến năm 1968 như: Đấu tranh ở nông thôn và đô
thị (1961-1965), đấu tranh ở đô thị và nông thôn (1965-1967) và ĐTCT
trong Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968. Các phong trào đấu tranh
này được khai thác trên các khía cạn h cụ thể về mục tiêu đấu tranh, lực
lượng lãnh đạo, lực lượng tham gia, diễn biến đấu tranh, ý nghĩa và đặc
biệt là chỉ rõ những mặt hạn chế của các phong trào đấu tranh đó.
Rút ra những đặc điểm của ĐTCT ở Tây Nguyên qua cái nhìn
đối sánh với ĐTCT ở một số đô thị lớn ở miền Nam cùng giai đoạn.

Qua đó, thấy được bức tranh sinh động và những điểm tương đồng
của ĐTCT trong kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Chứng minh và khẳng định vai trò to lớn của ĐTCT trong việc
góp phần đánh thắng chiến lược “Chi ến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh
cục bộ” của Mỹ ở Tây Nguyên. Mặt khác làm rõ vai trò, vị trí của
ĐTCT ở địa bàn miền núi trong thế trận chiến tranh nhân dân “hai
chân”, “ba mũi giáp công”. Đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình
lãnh đạo và tổ chức đấu tr anh, mà những kinh nghiệm đó có thể vận
dụng trong xây dựng, củng cố thế trận an ninh - quốc phòng ở Tây
Nguyên hiện nay.

8

CONCLUSION
1. The Central Highlands is the major strategic area which
enables the penetration into the Zone V, Southern provinces of
Vietnam and also into the lower Laos and Northeastern Cambodia.
The conspiracy of the US and Saigon regime was to occupy the
Central Highlands at all costs to block the borders of Vietnam - Laos
and Vietnam - Cambodia, step by step separate the strategic
transportation route from North to South Vietnam, destroy forces and
revolutionary base in the mountainous area and turning this area into
a springboard for expansion of the war to all over Indochina. Taking
advantage of natural, socio-economic characteristics of the Central
Highlands, the enemy used the wicked tricks of both concentrating
on strikes, terrorism and bribing to separate the peoples, separate the
Party and the masses, army and civilians. In the years from 1961 to
1968, along with building and equipping the ARVN troops with a
formidable military power over the Southern Liberation Army,
strengthening the government apparatus at grassroots level, including

the introduction of US military units into this critical area,
implementing measures of sweeping and oppressing the people
(strategic hamlets, gathering zones, neoplasia hamlets), the US and
Saigon Regime also aggressively conducted psych-warfare measures
and training programs for minority youth such as “Thuong
commandos force”, “Civilian irregular defense group”; formed the
reactionary organization FULRO to cause division between Kinh
group and ethnic minorities and between ethnic minorities
themselves.
Such complicated situation in the Central Highlands in this
period required the leadership in the Central Highlands prepare creative
and immediate measures to fail the anti-revolution efforts and develop
the national solidarity. One of the important measures is to steer PS in
cooperation with armed struggle in all three strategic regions.
2. Unlike in big cities and plain areas, PS in the Central
Highlands faced difficulties such as the vast and divided terrain,
sparse and dispersed population, limited travel as well as the low
level of education and enlightenment of revolution of the ethnic
minorities. However, overcoming the difficulties and obstacles, the

21


management in villages and hamlets; especially to respect them, and
appreciate their role in the community life.
4.3.2. Paying attention to the development and organization of
the Party bases and masses of people suitable for mountain
conditions
From the practice of PS in the Central Highlands in the
resistance war against the US, it can be seen that, in the context

where the reactionary elements blended and hid in the ethnic
minority villages to provide false propaganda on the policies of the
Party and State of Vietnam, making life, security and social politics
more complicated in the Central Highlands region, the deployment
of model “Group of base cadres” (public relations officers, soldiers,
police) became more significant. This model contributed to the
protection for living area of the ethnic minorities and border areas, as
well as to remotely detecting the intrusion plot, anti-revolutionary
forces of the enemy to prepare prompt measures. The mission to
strengthen and expand the model "Group of base cadres " went along
with the constant improvement of people's livelihood and
enhancement of struggling capacity for the party members;
innovation of activities of the mass to meet the requirements of each
commune and village; and regular reinforcement of the solidarity
between the peoples.
4.3.3. Closely following the people, understanding the
people and respecting their interests; promoting the ownership
of people
By creatively applying this lesson, today, the Front and unions
coordinate closely with authorities at all levels to act more in the bases,
to each village, to every household, especially remote areas and border
areas, mobilizing the people, helping them eliminate hunger and reduce
poverty, enrich themselves legitimately and legally. Local authorities in
collaboration with other agencies and departments perform ethnic
equality, gradually raising the people’s level, democracy, welfare,
bringing advanced science and technology to ethnic minorities by
specific and practical measures; while improving training for ethnic
minority staff in localities.

20


Chương 2
ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở TÂY NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 1961-1965
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ
Ở TÂY NGUYÊN
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội Tây Nguyên
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tây Nguyên nằm trải dài theo phía Nam của dãy Trường Sơn ,
là khu vực có ý nghĩa an ninh chiến lược quan trọng không chỉ đối với
Việt Nam mà còn đối với cả Đông Dương. Tây Nguyên có địa hình
đa dạng, chia cắt, phức tạp và khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng
không thuận lợi đến sự phát triển kinh tế - xã hội, phân bố cộng đồng
dân cư, cải thiện nâng ca o đời sống vật chất, tinh thần và nâng cao
trình độ dân trí cho nhân dân.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cư dân bản địa T ây Nguyên là một cộng đồng gồm những
nhóm người thuộc ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Nam Đảo. Từ thế kỷ
XVIII, người Kinh bắt đầu đến Tây Nguyên và ngày càng tăng , đến
đầu những 50 của thế kỷ XX, người Kinh chiếm gần 40% dâ n số ở
Tây Nguyên. Hoạt động kinh tế chủ đạo của đồng bào các dân tộc
Tây Nguyên là nông nghiệp trồng trọt và khai thác các sản vật từ
rừng nên đời sống kinh tế của họ còn khó khăn, bếp bênh và phụ
thuộc nhiều vào tự nhiên .
Trong thiết chế xã hội Tây Nguyê n cổ truyền làng là đơn vị xã
hội cơ bản và duy nhất. Làng được điều hành bằng một tổ chức đặc
biệt là hội đồng già làng, đứng đầu là chủ làng. Già làng có uy tín
cao trong cộng đồng nên họ có vai trò quan trọng đối với công tác
xây dựng cơ sở và vận động quần chúng ở Tây Nguyên tham gia
kháng chiến chống Mỹ.

Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có tinh thần đoàn kết, lòng
tự trọng cao không chấp nhận sự áp đặt, đè nén và luôn sẵn sàng đứng
lên đấu tranh chống lại sự áp bức là những yếu tố thuận lợi để phát
động ĐTCT trong kháng chiến chống ngoại xâm.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, đặc điểm tự nhiên, kinh
tế - xã hội Tây Nguyên cũng bộc lộ một số hạn chế tác động tiêu cực
đến ĐTCT. Do địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, đồng bào sống

9


phân tán, thưa thớt, c hủ yếu theo lối tự cung tự cấp, đời sống còn
thiếu thốn nên ý thức xã hội, ý niệm về quốc gia độc lập, thống nhất
và trình độ nhận thức của họ còn nhiều hạn chế.
Bản chất của đồng bào là thật thà và chất phác. Trong khi đó, đế
quốc Mỹ và CQSG có tiềm lực kinh tế dồi dào, liên tục tiến hành các
biện pháp mị dân, chiến tranh tâm lý nhằm che đậy âm mưu xâm lược,
thôn tính của chúng bằng các hoạt động viện trợ lương thực, thực phẩm,
đồ dùng sinh hoạt, hỗ trợ sản xuất … đối với một bộ phận trong đồng
bào các dân tộc Tây Nguyên có thái độ lưng chừng hoặc bị lôi kéo để
chống phá cách mạng. Điều này đã gây khó khăn cho công tác tuyên
truyền, vận động đồng bào tham gia ĐTCT.
Mặt khác, đô thị ở Tây Nguyên phần lớn có quy mô nhỏ, có ít
trường học và xí nghiệp , nhà máy, nên lực lượng “châm ngòi” ĐTCT
là SV - HS mỏng; công nhân chủ yếu là công nhân đồn điền có số
lượng hạn chế , phân tán. Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến tính chất
và quy mô của ĐTCT ở Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.
2.1.2. Truyền thống yêu nước và c ách mạng của nhân dân
Tây Nguyên
Năm 1883, quân Pháp bắt đầu chiếm đóng Kon Tum, tiếp đó là

Pleiku và một số địa bàn khu vực Bắc Tây Nguyên ; cuối năm 1889 ,
chúng tiến xuống phía Nam và thôn tính khu vực Nam Tây Nguyên.
Cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chống thực dân
Pháp xâm lược bùng lên mạnh mẽ và quyết liệt với các cuộc khởi nghĩa
N’Trang Gưh (1900-1914), N’Trang Lơng (1912-1935), Nước Xu của
Săm Brăm (1935-1939)…
Trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, tại Tây
Nguyên chỉ trong hơn một tuần lễ, chính quyền cách mạng đã được
thiết lập hầu hết ở các địa phương . Đầu năm 1954, với thắng lợi của
cuộc tiến công ở Bắc Tây Nguyên, vùng giải phóng Bắc Tây Nguyên
được mở rộng, liên hoàn với vùng tự do Liên khu V, các vùng căn cứ
ở cực Nam Trung Bộ, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Thắng lợi to
lớn của quân và dân Tây Nguyên đã làm đảo lộn thế trận của Pháp,
buộc chúng từ thế chủ động tung quân ra càn quét nhằm kiểm soát
địa bàn chiến lược phải bị động chuyển sang thế phòng ngự để chống
đỡ các cuộc tiến công dồn dập của quân và dân Việt Nam . Chính sự
phân tán lực lượng cơ động của Pháp đã tạo điều kiện cho chiến
trường chính Bắc Bộ giành thắng lợi vang dội ở Điện Biên Phủ, góp

10

raids and shelling to villages and protecting people, liberated areas
and failing all efforts of the US troops and Saigon army.
4.2.2. Intensifying the connections and solidarity between
ethnicities in the Central Highlands
The Central Highlands is the home of many ethnic groups; of
which the ethnic minorities takes the majority. They mainly live in
the rural, remote and high-altitude areas with difficulties in traveling.
Knowing this, Saigon regime made raids to the areas mobilizing the
people to camps and rounded-up villages to divide the people from

revolution and between ethnicities. PS in the area from 1961 to1968
made great contributions to consolidating and building solidarity
between Kinh people and Thuong people as well as between ethnic
minorities themselves, provided propaganda and political education
to enhance the spirit of patriotism, revolutionary vigilance for the
people, contributing to the failure of the enemy’s conspiracy and
wicked tricks to separate and destroy the unity among ethnic groups
in the Central Highlands.
4.2.3. Affirming the great role and important position of political
struggle in the “three- prong attacks” in the strategic Central Highlands
Fighting against the enemy with the “three-prong attacks”
including politics, military and psycho-war was the great creation of the
Vietnamese people in the war against the US. The roles of PS in the
“three-prong attacks” in the Central Highlands were shown as follows:
firstly, PS was both a sharp offensive and great support for MS.
Secondly, PS in the Central Highlands helped reduce the damages of
military raids and shelling performed by Saigon army, protect the
people and liberated areas. Thirdly, it cooperated with psych-war
effectively.
4.3. LESSONS LEARNED
4.3.1. Promoting the role of elders and chiefs of villages to
gather forces
To promote the role of elders and chiefs of villages, the local
government need to prepare training and education plans to improve
the understanding of all aspects of the group of elders and chiefs of
villages in accordance with local management requirements, helping
them comprehend the Party's ethnic policies, the legal system of the
State, combining in harmony between the law and customs in social

19



other hand, the overlap between the forms of struggle reflected the
flexibility and creativity of the masses in the application of PS to the
practical revolutionary situation in the locality. The diverse forms and
measures opened conditions for all social classes, upon their capability
and circumstances, to join the movement, contributing to the struggle
for the national liberation of the people all over the country.
4.1.3. The limited scale and size of political struggle in the Central
Highlands
In terms of space, most of the protests took place in villages
or hamlets near the watch posts, districts and in towns. The protest
broke out vigorously but spontaneously and in small size.
In terms of the number of the participants, most of PS from
1961 to 1968 occurred with the participation of some hundreds to
some thousands of people; only few attracted more or less tens of
thousands of participants. Meanwhile, the protests in the delta and
cities in the South showed their huge scale and size of participants.
In terms of time, most PS in the Central Highlands from
1961 to 1968 lasted from 2 or 3 days to half a month. Just only the
protests conducted by the Buddhists in 1963 and 1966 consumed
longer from 3 to 4 months.
The small scale of PS in the Central Highland from 1961 to 1968
was also shown in its limited spreading effects. The PS in the Central
Highlands mainly had direct impacts on Saigon regime in the locality,
disrupting its rear and contributing to the failure of the US and Saigon
regime in the area. Meanwhile, PS in Sai Gon – Gia Dinh, Hue, Danang
showed bigger effects on the foes’ will and psychology.
4.2. ROLES
4.2.1. Contributing to fail the “special warfare” and “limited

warfare” of the US in the Central Highlands
The PS in the Central Highlands with its highest form of mass
uprising to gain ownership plays a decisive role in failing the strategic
hamlet policy of the US and Saigon regime, making an important
contribution to the collapse of the “special warfare” in the area.
In mid-1965, the US Army launched the “limited warfare”
with its core focus on “search and destroy” (1965-1966) and “destroy
and pacify” (1966-1967). The PS in the area during this time would
contribute in stopping, reducing the damages caused by continual

18

phần quyết định vào việc ký Hiệp định Genève, kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.1.3. Tình hình Tây Nguyên trước năm 1961
Từ năm 1955 đến năm 1960, nhân dân Tây Nguyên đã tiến
hành nhiều phong trào ĐTCT chống Mỹ và chính quyền Ngô Đình
Diệm như đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử, chống chính sách
“tố cộng”, chống chính sách chiếm đất lập dinh diền, phong trào
Đồng khởi. ĐTCT ở Tây Nguyên những năm này đã để lại những
kinh nghiệm quý, trong đó đáng chú ý là kinh nghiệm tập hợp lực
lượng trong hoàn cảnh dân cư thưa thớt, trình độ dân trí còn hạn chế.
Đây được xem yếu tố quan trọng để Đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên
tiếp tục chủ trương phát huy vai trò của quần chúng trong các giai
đoạn tiếp theo của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
2.1.4. Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở
Tây Nguyên
Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt ” ở Tây Nguyên,
Mỹ và CQSG đã tăng cường xây dựng lực lượng quân sự, thực hiện
chương trình “Phòng vệ xóm làng” tại các buôn người Êđê ; phát

triển “lực lượng dân sự chiến đấu ” và càn quét, gom dân lập ấp chiến
lược.
2.1.5. Chủ trương của Đảng
Đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên , Nghị quyết của Bộ
Chính trị chỉ rõ: “Phải tuyên truyền, giáo dục về chính trị để nâng
cao tinh thần yêu nước, tinh thần cảnh giác cách mạng cho đồng bào
các dân tộc, đề phòng những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của địch
chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đoàn kết dân tộc Việt Na m” [79, tr.
852].
Nghị quyết Khu ủy Khu V mở rộng lần thứ III họp từ ngày 18
đến ngày 31-7-1963 xác định rõ : “Phong trào ĐTCT cùng với phong
trào đấu tranh vũ trang ra sức đánh bại âm mưu của địch nhất là
chống càn, chống lấn chiếm, chống phá gom dân, lập ACL, chống
các âm mưu chia rẽ lừa bịp của địch…” [29, tr. 22].
Nghị quyết Hội nghị mở rộng tháng 10 -1963 của Khu ủy Khu
VI tiếp tục nhấn mạnh: “Phải ra sức đẩy mạnh phong trào ĐT CT của
quần chúng, nhất là quần chúng vùng địch kiểm soát, làm cho phong
trào giữa vùng ta và vùng địch, giữa miền núi, đồng bằng và thành

11


phố dần dần hỗ trợ nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
căn cứ và chống phá ACL mạnh mẽ hơn ” [48, tr. 28].
Đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên chủ trương kết hợp ĐTCT và
ĐTQS trong chống càn quét, dồn dân, phá ấp chiến lược ; đòi tự do,
dân chủ và cải thiện dân sinh . Theo đó, tỉnh ủy các tỉnh Tây Nguyên
tăng cường xây dựng cơ sở ở các thị xã và ven thị.
2.2. ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN
1961-1965

2.2.1. Đấu tranh chính trị ở nông thôn
ĐTCT ở nông thôn giai đoạn này tập trung và các cuộc đấu
tranh chống càn quét, gom dân và phá ACL. Ban đầu, đồng bào
không kê khai ruộng đất, kiên quyết bảo vệ nương rẫy ho a màu,
chống dồn dân, quyết giữ từng gốc cây, mảnh ruộng và chống cào
nhà, ủi đất . Khi bị dồn vào trong ấp, đồng bào liên tiếp đấu tranh với
các hình thức sau:
+ Hình thức phá lỏng ACL, tức là nhân dân đấu tranh trực diện
với Mỹ và CQSG đòi quyền được tự do đi lại dễ dàng, thuận tiện,
không bị kiểm tra, kiểm soát gắt gao mặc dù vẫn sống trong ACL và
bị bao bọc bởi hàng rào đồn bốt.
+ Hình thức đấu tranh phá banh ACL, tức là nhân dân nổi dậy
đấu tranh phá tan hàng rào bao bọc xung quanh ACL, mặc dù các đồn
bốt vẫn còn bao bọc, khống chế và kìm kẹp. Nhưng dù sao, việc nổi dậy
phá banh ACL của nhân dân ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan
hệ chặt chẽ giữa cách mạng và nhân dân được liên thông, khắc phục
được khó khăn do quốc sách ACL của đế quốc Mỹ và CQSG gây ra.
+ Hình thức đấu tranh phá dứt điểm ACL, là nhân dân ta nổi
đấu
tranh có sự hỗ trợ tích cực của lực lượng vũ trang cách mạng
dậy
cùng diệt ác, trừ gian, giải tán lực lượng dân vệ, thanh niên chiến
đấu, nhổ đồn bốt, phá tan hoàn toàn ACL, giành quyền làm chủ và
đưa nhân dân trở về buôn làng cũ làm ăn sinh sống. Đấu tranh phá
dứt điểm ACL là hình thức đấu tranh ở mức cao nhất, có sự kế hợp
giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công giành quyền làm chủ.
2.2.2. Đấu tranh chính trị ở đô thị
Sau sự kiện bức Công điện số 9195, ngày 6 -5-1963 của Phủ
Tổng thống Ngô Đình Diệm về việc cấm treo cờ tôn giá o và nhất là
sau khi nghe tin Phật tử bị thảm sát trước Đài phát thanh Huế tối

ngày 8-5-1963, hàng nghìn đồng bào Phật tử tại Đà Lạt, Buôn Ma

12

In response to military attacks, the people in towns and
surroundings of Kon Tum, Da Lat and Bao Loc supplied food,
medical kits and cared for the injured and rose against the control of
Saigon authority. However, the uprising of these people was
suppressed ruthlessly.
When the Tet Offensive was over, the Saigon regime opened
more raids on the people and participants making it quiet to the PS in
the areas.

Chapter 4
FEATURES, ROLES AND LESSONS
4.1. FEATURES
4.1.1. The involvement of the ethnic minorities
The Central Highlands is the living habitat of 12 ethnicities.
They were used to living a free, open-minded life, having selfesteem and high chivalry, not subject to any oppression. And among
PS movements, there appeared outstanding bravery as of J’Rai
women lying down to stop a bulldozer as Ngo Dinh Diem authority
was clearing their land to make plantation. And villagers of Ede,
Bana, Xo Dang, Ma, etc. tore down barriers surrounding the strategic
hamlets to return to their home villages or escaped to the jungle and
building up new villages to combat until the complete liberation of
South Vietnam in 1975. There appeared struggles of thousands of
people from outlying areas in the Central Highlands moving to the
towns and districts asking for the withdrawal of the US troops, for
overthrowing Saigon regime, stopping shooting cannon in the
villages, on fields, etc.

4.1.2. The diversity in forms and means of struggling
The PS in the Central Highlands in the war against the US
from 1961 to 1968 showed that every gender, every class, every
ethnic group has its creative forms of struggling, consistent with
force difference in each locality.
The diversity in the forms of PS in the Central Highlands from
1961 to 1968 created the strength to limit the brutality of the enemy
and prepared conditions to foster revolutionary movement. On the

17


against them and among those, there were some hanging their own
body on the fire barrel and others lying on the path to stop the US
vehicles.
By the end of 1965, the people of Kon Tum province carried out
more than 40 protests, mobilized over 8,000 participants, including
many people who showed their forces in the town asking for the end of
camps and strategic hamlets and forcible enlisting [7, p. 340].
In the first six months of 1967, there were 12,000 protesters
flocking to the top authorities in Dak Lak asking for the stop in
forcible enlist of young villagers, stop in shooting cannon and
spraying chemicals and compensation to victims. And there were
305 protests with 8,510 participants in Gia Lai (of which, there were
98 direct struggles at district towns and posts). In Tuyen Duc
province, there were 100 protests with nearly 8,000 participants in
the first 8 months of 1967. Many of those protests were joined by
Catholic citizens in Tan Thanh, Tan Phat, Tan Ha and also agreed by
Saigon regime servants.
3.2.3. Political struggle during Tet Offensive 1968

After three years fighting against the “limited war”, the
soldiers and people in the Central Highlands gained the upper hand
in handling operations, humbling the US and Saigon efforts in war,
expanding the liberated areas, controlling the large mountainous
area, part of rural areas, surrounding urban areas and important
transportation roads of 14, 21, 19, 20. The military force and political
force were growing in both number and quality. People from
different strata in the area were protesting to Saigon regime in
different forms and were ready to make an uprising for freedom and
independence. Protesters grew more strongly and experienced in
direct struggling ways against the US troops and Saigon regime.
The uprising and attacks in Dak Lak and Gia Lai broke out
earlier and drew more participants than those at the other cities. In Dak
Lak, there were 18,000 protesters and 11,000 protesters took part in
the Tet Offensive in Gia Lai. Many of the protest groups traveled 70 –
80 km through jungle route to the city but were stopped outside the
city by the Saigon authority and among those, few got injured and
died.

16

Thuột , Pleiku đã tổ chức biểu tình, tuần hành ủng hộ phong trào đấu
tranh Phật giáo ở Huế.
Tiếp tục phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền
Ngô Đình Diệm, phong trào đấu tranh của Tăng ni, Phật tử ở Tây
Nguyên tiếp tục phát triển. Để cuộc tự thiêu gâ y được tiếng vang,
Đại đức Thích Quảng Hương - Hội trưởng Phật giáo Tỉnh Đắk Lắk
kiêm trụ trì chùa Khải Đoan đã về Sài Gòn và tự thiêu tại gần chợ
Bến Thành (ngày 5 -10-1963). Tiếp đó, ngày 27-10-1963, Đại đức
Thích Thiện Mỹ (chùa Linh Sơn - Đà Lạt) đã tự t hiêu ở gần nhà thờ

Đức Bà - Sài Gòn.
Sau đảo chính (1-11-1963), CQSG không những không ổn
định mà trái lại càng khủng hoảng trầm trọng. Tình hình đó đã tạo ra
cơ hội thuận lợi cho phong trào cách mạng miền Nam phát triển. Tại
Đà Lạt để ảnh hưởng của cách m ạng thấm vào đông đảo nhân dân thị
xã, các cấp ủy ở Đà Lạt - Thị ủy Đà Lạt, Ban cán sự đặc biệt Khu VI
và T4 (Khu ủy Sài Gòn - Gia Định) chỉ đạo một số SV - HS nòng cốt
làm khẩu hiệu bằng giấy bí mật dán ở các trường học và một số khu
vực trung tâm thành p hố. Một thời gian sau, SV - HS dùng sơn trực
tiếp viết lên tường với các khẩu hiệu: “Chống đi học quân sự”, “chống
đàn áp học sinh”, đòi dân sinh, dân chủ, hô hào học sinh bảo vệ quyền
lợi của chính mình. Những khẩu hiệu này bước đầu đã làm cho đông
đảo SV - HS và các tầng lớp nhân dân thị xã công khai bàn luận.
Tại Gia Lai, CQSG tăng cường bắt thanh niên đi lính, ngay cả
đối với những giáo chức đang công tác. Tháng 10-1964, một số thầy
giáo ở hai trường tiểu học Bồ Đề và Minh Đức (thị xã Pleiku) nhận
lện h đi lính, ngay lập tức gần 2.000 giáo viên, học sinh của hai trường
cùng với nhân dân thị xã đã xuống đường đấu tranh phản đối việc bắt
lính, chống lệnh đi quân dịch.
Tháng 1-1965, tại thị xã Bảo Lộc nổ ra cuộc đấu tranh của
2.500 tín đồ Phật giáo và học sinh đòi lật đổ chính phủ Khánh Hương, đòi Taylor cút về nước.
Đầu năm 1965, để đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, một
nhóm SV - HS Đà Lạt (nòng cốt là nhóm A.Q - Ái Quốc) viết báo lấy
tên “Đà Lạt thức ”. Nội dung tờ báo này công khai bày tỏ quan đi ểm
chống Mỹ, đòi độc lập hòa bình cho Việt Nam. Tiếp đó, SV - HS Đà
Lạt thành lập “Lực lượng học sinh, sinh viên liên trường Đà Lạt ” và
ra Thông cáo số 1 truyền đi khắp nơi kêu gọi đấu tranh.

13



Chương 3
ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở TÂY NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 1965-1968
3.1. MỸ TIẾN HÀNH CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ”
Ở TÂY NGUYÊN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG

3.1.1. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn
với
Tây Nguyên trong “Chiến tranh cục bộ ”
đối

Việc Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với sự có mặt
của quân viễn chinh và quân đồng minh Mỹ tại Tây Nguyên đã làm đời
sống của các tầng lớp nhân dân bị đảo lộn, bộ mặt thực dân xâm lược
của Mỹ bộc lộ rõ. Cùng với việc triển khai lực lượng chiến tranh hùng
hậu, sử dụng các loại vũ khí tối tân để càn quét, đàn áp và thủ tiêu
phong trào kháng chiến, Mỹ và CQSG còn tiến hành những thủ đoạn mị
dân tinh vi, xảo quyệt nhằm tranh thủ “trái tim, khối óc” của người dân
Tây Nguyên, nhất là tranh thủ người dân tộc thiểu số, mua chuộc tầng
lớp trên, nắm lấy những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số nhằm “hạ nhiệt” phong trào đấu tranh của quân và dân nơi đây.
3.1.2 Chủ trương của Đảng
Trong hoàn cảnh Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục
bộ”, đưa quân Mỹ vào trực tiếp chiến đấu trên chiến trường miền N am
thì ĐTCT càng có điều kiện phát triển. Nghị quyết Hội nghị Trung
ương Cục lần thứ tư (tháng 3 -1966) xác định nhiệm vụ của ĐTCT:
“Ngoài việc đưa quần chúng trực diện tấn công địch với những khẩu
hiệu kinh tế, chính trị chống khủng bố,… nhằm bảo vệ quyền lợi
quần chúng còn bao gồm cả việc phát động tư tưởng quần chúng

đoàn kết, sản xuất, giết giặc, xây dựng khu căn cứ, khu giải phóng,
xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang của mình, đẩy mạnh các công
tác kháng chiến, phản tuyên truyền địch, chống lại tâm l ý chiến
tranh, chiêu hàng, chiêu hồi của địch, vạch trần luận điệu tuyên
truyền xuyên tạc, lừa mị, hù dọa, gây rối trong nhân dân và vạch trần
những mưu đồ chính trị xảo mỵ của địch ” [82, tr. 392-393].
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng, Nghị quyết Hội nghị
ủy
Khu
Khu V mở rộng lần thứ 4 (tháng 5 -1965) xác định nhiệm vụ
của ĐTCT là: “Đưa ĐTCT lên quy mô ngày càng lớn và tính chất
quyết liệt, kết hợp mạnh với đấu tranh vũ trang, nhằm đánh bại âm

14

was deceiving, scaring, disturbing the people and revealing the
cunning political tricks of the enemy” [82, p. 392-393].
Following the instruction from the Central Party and the 4th
expansion resolution of Zone V Committee in May 1965, the task of
PS was: “bringing political strike to the new mass development in
cooperation with armed forces to make known the foe conspiracies
and prepared for general uprising in cities” [31, p. 18)].
Although locating in difficult topography, under the leadership
of the Central Party, Committees Zone V and VI, Provincial
Committees of the Central Highlands cooperated closely between PS,
armed struggle and military proselyting to attack the US troops and
Saigon regime, defeat the “pacification”, keep and expand the
liberated zones, protect the lives and property of the citizens,
strengthen the solidarity between Kinh – Thuong groups and disrupt
the rear of Saigon regime.

3.2. POLITICAL STRUGGLE IN THE CENTRAL
HIGHLANDS IN PERIOD 1965-1968
3.2.1. Political struggle in urban areas (1965-1967)
The presence of more and more US troops and South Vietnam
Army would bring about huge social changes to the lives of people
in the South and the Central Highlands especially in cities. The
shortage of goods and necessities affected the people lives. From the
mid-1965, citizens in towns were protesting asking for their rights to
live and access to democracy.
The noted protest movements took place from March to June
1966, triggered and joined by mostly students and Buddhists.
3.2.2. Political struggle in rural areas (1965-1967)
In rural areas, the US and Saigon regime carried out the
“pacification” and strategic hamlet program with brutal military
measures, mobilized the main force, security force and civil defense
force to open sweeping operation, burn villages, capture soldiers, kill
people and force villagers out of their home villages to camps. The
situation lit up the PS in rural areas.
During the Pleime campaign (October 1965), Brigade 3
(belonging to Airborne Cavalry Division 1) landed troops, used tanks
and artillery carrier vehicles to enter and level villages at E5, E9
(zone 5 - Gia Lai province). More than 300 villagers protested

15


In the beginning of 1965, students in Da Lat mainly the
patriotic group published the newspaper named “Awakening Da Lat”
which publicly expressed the anti-American viewpoint and asked for
the independence and peace of Vietnam. Later, the students

established a force of “inter-school students-pupils in Da Lat” and
delivered announcement number 1 to call for the struggle.

Chapter 3
POLITICAL STRUGGLE IN THE CENTRAL
HIGHLANDS IN PERIOD 1965-1968
3.1. THE US ARMY STARTED THE “LIMITED WARFARE” IN
THE CENTRAL HIGHLANDS AND THE PARTY’S STANCE
3.1.1. Policies of the US and Saigon Regime to the
Central Highlands during the “limited warfare”
The “limited warfare” in the Central Highlands included the
participation of US Marines and allied troops had brought about
turbulence to the lives of the people there and also revealed the true
ambition of the US in Vietnam. They both carried out raids to the
communist-sympathizer villages and revolutionaries supported by heavy
weapon and at the same time they, with support from Saigon regime,
told lies to the people in the region, especially those of the ethnic tribes
and their leaders in order to fool the people.
3.1.2 The Party’s counter-strategies
The local war and such the deployment of US troops in
Vietnam ever triggered the new waves of political strikes. In such
situation, the Decision issued by the fourth Central Conference in
March 1966 defined the tasks for coming political strikes which
includes: “instructing the people to carry out a direct protest with
mottos against economical suppress and political terrorism, asking for
their own citizen’s rights and also guiding people for solidarity and
active involvement in building up bases, liberated areas and political
forces, strengthening tasks in the war, fighting against the enemy’s
propaganda and psych-war, exposing the distorted propaganda that


14

mưu địch, tấn công làm suy yếu địch, phát triển phong trào v à chuẩn
bị tiến lên khởi nghĩa thành phố ” [31, tr. 18)].
Mặc dù là địa bàn miền núi, dưới sự lãnh đạo của Trung ương
Đảng, Khu ủy Khu V và Khu ủy Khu VI, Tỉnh ủy các tỉnh Tây
Nguyên chủ trương kết hợp chặt chẽ ĐTCT, đấu tranh vũ trang và
binh vận tấn công Mỹ và CQSG thật mạnh mẽ, đánh bại gọng kìm
“bình định”, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, bảo vệ tính mạng
và tài sản của người dân, phá thế kìm kẹp giành quyền làm chủ ở vùng
yếu và từng phần ở thị xã, tăng cường tình đoàn kết Kinh - Thượng và
làm rối loạn hậu phương CQSG.
3.2. ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN
1965-1968
3.2.1. Đấu tranh chính trị ở đô thị (1965-1967)
Sự có mặt ngày càng đông của quân viễn chinh Mỹ và tăng
ạnh
m
về số lượng của QĐSG đã gây ra những thay đổi lớn trong đời
sống xã hội của nhân dân miền Nam cũng như Tây Nguyên nhất là ở
các thị xã. Hàng hóa và lương thực khan hiếm ảnh hưởng đến đời
sống của nhân dân. Từ giữa năm 1965, đồng bào ở các thị xã liên tục
đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ.
Phong trào đấu tranh tiểu biểu những năm này diễn ra từ
tháng 3 đến tháng 6-1966 của các tầng lớp xã hội ở đô thị, trong đó
chủ yếu là SV - HS và Tăng ni, Phật tử.
3.2.2. Đấu tranh chính trị ở nông thôn (1965-1967)
Ở vùng nông thôn, Mỹ và CQSG ráo riết triển khai chương
trình “bình định ” với nhiều biện pháp quân sự tàn bạo, huy động chủ
lực, bảo an, dân vệ mở các cuộc hành quân càn quét, đốt phá xóm

làng, cày ủi ruộng vườn, bắt lính, bắn giết đồng bào, đuổi nhân dân
ra khỏi buôn làng đưa về các trại tập trung, khu dồn . Tình hình trên
đã làm bùng lên ĐTCT ở nông thôn khá sôi nổi.
Trong chiến dịch Pleime (tháng 10-1965), Lữ đoàn 3 (thuộc
Sư đoàn Kỵ binh không vận số 1) đổ quân, cho xe tăng, xe kéo pháo
vào dàn trận trong rẫy lúa, càn vào các xã E5, E9 (Khu 5 - Gia Lai).
Hơn 300 đồng bào J’Rai đã tích cực đấu tranh, có người xông lên ôm
nòng pháo, một số khác lăn ra cản trước xe tăng, xe kéo pháo của Mỹ.
Đến cuối năm 1965, đồng bào tỉnh Kon Tum đã tổ chức được
hơn 40 cuộc đấu tranh, huy động trên 8.000 lượt người tham gia,

15


trong đó có nhiều lượt đồng bào kéo lên quận đấu tranh trực diện với
CQSG chống rào ấp, dồn dân và bắt lính [7, tr. 340].
Trong sáu tháng đầu năm 1967, Đắk Lắk có 12.000 lượt người
tham gia kéo đến quận lỵ, tỉnh lỵ đấu tranh chống bắt lính, chống bắn
pháo, chống rải chất độc hóa học và đòi bồi thường thiệt hại cho dân ;
tỉnh Gia Lai có 305 cuộc ĐTCT (trong đó có 98 cuộc đấu tranh trực
tiếp kéo đến quận lỵ và đồn bốt) gồm 8.510 lượt người tham gia. Tại
tỉnh Tuyên Đức, trong 8 tháng đầu năm 1967 có trên 100 cuộc đấu
tranh với gần 8.000 lượt người tham gia. Nhiều cuộc đấu tranh đã
thu hút được đồng bào theo đạo Thiên chúa ở Tân Thanh, Tân Phát,
Tân Hà và tranh thủ được sự đồng tình của công chức CQSG.
3.2.3. Đấu tranh chính trị trong Tổng tiến công và nổi dậy năm
1968
Sau ba năm tiến hành chống “Chiến tranh cục bộ ”, quân và
dân Tây Nguyên đã giữ quyền chủ động, thế chiến lược tiến công
được giữ vững và phát huy mạnh mẽ; kiềm chế và đánh bại các nỗ

lực chiến tranh của Mỹ, mở rộng vùng giải phóng, làm chủ cả khu
vực rừng núi, một phần nông thôn, khu vực xung quanh đô thị và các
tuyến giao thông quan trọng trên Đường 14, 21, 19, 20. Lực lượng
quân sự và chính trị phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các tầng
lớp nhân dân Tây Nguyên ở các thị xã và vùng tranh chấp đã nhi ều
lần tổ chức đấu tranh với CQSG dưới nhiều hình thức khác nhau , họ
sẵn sàng vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. Đồng bào trưởng
thành hơn và có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh trực diện với
quân đội Mỹ và CQSG.
Cuộc tiến công và nổi dậy ở Đắk Lắk và Gia Lai nổ ra sớm và
tham
gia đông đảo của nhân dân hơn so với các thị xã khác trên
có sự
àn
Tây
Nguyên . Ở Đắk Lắk, gần 18.000 lượt người và Gia Lai
địa b
có 11.000 lượt người tham gia ĐTCT trong cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Mậu Thân. Có nhiều đoàn người đi bộ 70-80 km đường rừng
để tham gia nhập thị. Tuy nhiên, đa số đồng bào đã bị CQSG chặn
lại không vào được thị xã , nhiều người hi sinh và bị thương .
Phối hợp với tiến công quân sự, nhân dân ở các thị xã và vùng

ven th Kon Tum, Đà Lạt, Bảo Lộc đã tiếp tế lương thực, thực phẩm,
tải thương, chăm sóc thương binh và nổi dậy phá ách kìm kẹp của
CQSG. Tuy nhiên, phong trào nổi dậy giành quyền làm chủ của đồng
bào nhanh chóng bị đàn áp.

16


controlling compounds and take the authority to bring people back to
their native villages. This was the highest and toughest form of
resistance against the program in order to remove it completely and it
required the close co-operation of two forces.
2.2.2. Political struggle in towns
After the Order number 9195 issued on May 6, 1963 by the
South Vietnam President Ngo Dinh Diem on banning to hang the
Buddhist flag and especially the raids to Buddhist in front of Hue
City Television Station in the evening of May 8, 1963, thousands of
Buddhist cultivators from Da Lat, Buon Ma Thuot, Pleiku took part
in the protest saying “Yes” to the Buddhist strike in Hue.
The protest against the anti-Buddhist regime of Diem gave
strength to the movement of the religion followers in the Central
Highlands. To make known to the public about the protest effect, the
Venerable Thich Quang Huong, the leading president of Dak Lak
Buddhist Union cum abbot at Khai Doan Temple travelled to Saigon
and committed self-immolation near the crowded Ben Thanh Market
on Oct 5, 1963. And following his peer, the Venerable Thich Thien
My from Linh Son Temple (Da Lat) set fire on himself near the
Notre Dame Cathedral in Saigon on October 27, 1963.
After the military coup on Nov 1, 1963, the Saigon Regime
was thrown into a local crisis and such situation gave ways to the
development of the country revolution in the South. For example, the
revolutionary council of different levels in Da Lat and Saigon
instructed the student force to make mottos and secretly boasted
them at schools and city areas. And a while later, they painted such
mottos on walls “stop being enlisted” and “stop raiding on students”
and urged other students to ask for their own rights to live and
democracy. These mottos then caught the eyes of students and
citizens and were publicly discussed.

In Gia Lai, the Regime stepped up to enlist more young men
including teachers; in October 1964, a few teachers at the primary
school of Bo De and Minh Duc in Pleiku town were enlisted and this
exploded the protest by 2000 pupils, teachers and citizens.
In January 1965, there was a protest by 2500 Buddhists and
students asking for the end of Khanh-Huong regime and the
departure of Taylor.

13


raids and actions of occupying and gathering people, building
strategic hamlets and the dividing conspiracy, etc.” [29, p. 22].
Resolution of the expansion conference taking place in
October 1963 of Committee Zone VI continued to focus: “Keep
conducting PS of the masses strongly, especially for the people in the
controlled area, to gradually bring support to movements between
our side’s area and the enemy’s area, between mountainous, plain
areas and cities, facilitating the buildup of bases and protesting
strategic hamlets more strongly” [48, p. 28].
The party committees of the Central Highlands provinces
combined PS and MS in the fight against the sweeping and gathering
of people, destroying strategic hamlets; asking for freedom,
democracy and improvement of people’s livelihood. Accordingly, the
provincial committees of the Central Highlands provinces enhanced
the buildup of facilities in towns and suburban.
2.2. POLITICAL STRUGGLE IN CENTRAL HIGHLANDS
FROM 1961 TO 1965
2.2.1. Political struggle in rural areas
PS in the rural areas in this stage focused on the struggles

against the sweeping, collecting people and destroying strategic
hamlets. At first, the people did not declare the land, were
determined to defend the upland and crops, opposed the collection of
people, protected each tree and field plot, fought against the moving
of house and earth. When being pushed into the hamlets, the people
struggled in the following ways:
+ Toppling the strategic hamlet program: this included the
direct protests against the controllers for the freedom of movement and
less inspection while still living in hamlets rounded by barriers and
watch posts.
+ Making ways out of the barbed line: this included the peasant
uprising to remove the barriers surrounding hamlets but still being
limited by posts. And thanks to the people’s efforts, the connection
between villagers and comrades was much improved and the difficulties
to the revolution caused by the program were eased up.
+ Destroying completely the strategic hamlet program: this
included the cooperation between general uprising by people and
military assistance by revolutionaries to destroy the hamlets

12

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, CQSG mở
rộng các cuộc càn quét, đàn áp lực lượng tham gia đấu tranh. Do vậy,
các cuộc ĐTCT ở Tây Nguyên cũng như trên toàn miền Nam tạm
lắng xuống.

Chương 4
ĐIỂM,
VAI
TRÒ


BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐẶC
4.1. ĐẶC ĐIỂM
4.1.1. Có sự tham gia đông đảo của các dân tộc thiểu số
Tây Nguyên là địa bàn sinh tụ lâu đời của 12 dân tộc bản địa.
Họ vốn là những người quen sống tự do, phóng khoáng, có lòng tự
trọng và tinh thần thượng võ cao, không chịu bất cứ sự áp bức, áp đặt
nào. Trong các phong trào ĐTCT đã nổi lên rất nhiều những tấm
gương tiêu biểu. Đó là một số phụ nữ dân tộc J’Rai (Gia Lai) nằm cản
đầu xe ủi khi chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành chiếm đất lập
dinh điền. Cả làng người Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng , Mạ… đồng loạt phá
hàng rào ACL trở về buôn cũ, hoặc dời làng vào rừng sâu lậ p làng
chiến đấu đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975. Có rất
nhiều cuộc đấu tranh của hàng ngàn người dân từ các vùng xa xôi hẻo
lánh ở các tỉnh Tây Nguyên kéo lên tỉnh, lên quận đòi quân Mỹ rút,
đòi lật đổ CQSG, chống bắn pháo vào làng, vào rẫ y, chống bắt lính…
4.1.2. Hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú và đa dạng
ĐTCT ở Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
những năm 1961 -1968 cho thấy mỗi giới, mỗi tầng lớp, mỗi thành
phần dân tộc đều có những hình thức đấu tranh sáng tạo, ph ù hợp với
so sánh tương quan lực lượng ở từng địa bàn đấu tranh.
Sự phong phú của các hình thức đấu tranh trong ĐTCT ở Tây
Nguyên từ năm 1961 đến năm 1968 đã tạo ra sức mạnh tổng hợp,
vừa hạn chế được sự tàn bạo của kẻ thù, vừa tạo điều kiện để nuôi
dưỡng phong trào cách mạng. Mặt khác, chính sự đan xen giữa các
hình thức đấu tranh đó đã phản ánh sự linh hoạt, sáng tạo của quần
chúng nhân dân trong việc vận dụng ĐTCT vào thực tiễn cách mạng
của địa phương. Những hình thức và biện pháp phong phú và đa
dạng đó đã tạo điều kiện cho mọi tầng lớp xã hội tùy theo khả năng,


17


hoàn cảnh của mình mà tham gia phong trào, góp sức cùng nhân dân
cả nước vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
4.1.3. Quy mô của đấu tranh chính trị ở Tây Nguyên thường
không lớn
Về không gian, hầu hết các cuộc đấu tranh diễn ra ở phạm vi
các buôn trong xã, các làng gần đồn, ven quận lỵ và trong nội thị.
Đấu tranh của đồng bào bùng phát rất nhiều, rất quyết liệt nhưng
phần lớn là mang tính nhỏ lẻ, thiếu sự tập trung, liên kết.
Về số lượn g người tham gia đấu tranh, phần lớn các cuộc
ĐTCT từ năm 1961 đến năm 1968 thường phổ biến ở mức vài trăm
đến vài ngàn người; chỉ có một số ít cuộc là thu hút được khoảng trên
dưới chục ngàn người tham gia. Trong khi đó, các cuộc ĐTCT ở vùng
đồng bằng, đô thị miền Nam nói chung thường có quy mô rất lớn, diễn
ra đều khắp và thu hút được hàng chục ngàn người tham gia .
Về thời gian, hầu hết các cuộc ĐTCT ở Tây Nguyên từ năm
1961 đến năm 1968 diễn ra trong khoảng thời gian 2, 3 ngày đến nửa
tháng. Chỉ có phong trào đấu tranh của tín đồ Phật giáo năm 1963 và
phong trào ở đô thị năm 1966 diễn ra hơn 3 -4 tháng.
Quy mô không lớn của ĐTCT ở Tây Nguyên từ năm 1961 đến
năm 1968 còn thể hiện ở sức lan tỏa, tính cộng hưởng của các cuộc
ĐTCT còn hạn chế. ĐTCT ở Tây Nguyên chủ yếu tác động trực tiếp
đến chính quyền VNCH ở địa phương, làm rối loạn hậu phương, góp
phần làm phá sản nỗ lực chiến tranh của Mỹ và CQSG tại địa bàn.
Trong khi đó, các phong trào ĐTCT ở Sài Gòn - Gia Định, Huế, Đà
Nẵng... nơi tâp trung cơ quan đầu não, sào huyệt của đế quốc Mỹ và
CQSG nên ĐTCT đã tác động nhanh, mạnh tới tâm lý và ý chí của kẻ

thù.
4.2. VAI TRÒ
4.2.1. Góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt ”
và “Chiến tranh cục bộ ” của Mỹ ở Tây Nguyên
ĐTCT ở Tây Nguyên mà hình thức cao nhất là nổi dậy của
quần chúng giành quyền làm chủ đóng vai trò quyết định trong việc
làm phá sản quốc sách ACL của Mỹ và CQSG, góp phần quan trọng
làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt ” trên địa bàn.
Giữa năm 1965, Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ ”
với kế hoạch “tìm và diệt” (1965-1966), “tìm diệt và bình định ”
(1966-1967). ĐTCT ở Tây Nguyên trong giai đoạn này đã phát huy

18

Central Highlands army and people messed up the French battle
structure, forcing them from the initiative control of the strategic area by
launching the military to the defensive action of propping up the
offensive of the Vietnamese military and civilian. It is the dispersion of
the French forces that open the conditions for the main Northern
battlefield to gain resounding victory in Dien Bien Phu, contributing
significantly to the signing of the Geneva Accord, ending the war
against the French colonialists in victory.
2.1.3. Situation of Central Highlands before 1961
From 1955 to 1960, the people of the Central Highlands
conducted numerous PS movements against the US and Ngo Dinh
Diem government such as the struggle for general election, fight
against the policy of “revealing communists” and the policy of land
occupation for building field palace or Dong Khoi movement. The
PS in the Central Highlands in those year left valuable experiences,
of which it is worth noting is the experience of gathering forces in

the context of sparse population and limited literacy level. This is
considered an important factor for the party committees in the
Central Highlands to continue to advocate and promote the role of
the masses in the next phase of the war against the US.
2.1.4. The US army started the “special warfare” in the central

highlands

To implement the strategy "special warfare" in the Central
Highlands, the US and Saigon regime intensified military buildup,
carried out the program “Guarding villages” in the Ede people
villages; developed “civilian forces for combat”, swept, collected
people and built strategic hamlets.
2.1.5. The Party’s counter-strategies
For the ethnic minorities in the Central Highlands, the Politburo’s
resolution specified: “It is a must to take propaganda, educate politics to
enhance the spirit of patriotism and revolution for the people to prevent
the enemy’s conspiracy and wicked tricks for dividing groups and
sabotaging the great unity of Vietnamese” [79, p. 852].
The third expansion resolution of Committee Zone V taking
place from 18 to 31 of July, 1963 specified: “PS movement and
armed struggle continuously fail the enemy’s conspiracy, especially

11


convenient factors to launch PS in the resistance war against the
enemy.
Beside the above favorable factors, natural and socioeconomic features of the Central Highlands are also limited, which
negatively impacts on PS. Due to the complicated terrain, it is hard

to travel, the people stay scattered and sparse, largely in a selfsufficient way, the life is poor, so the social consciousness as well
the idea of national independence, unity and their level of awareness
are limited.
The people are honest and naive. Meanwhile, the US imperialism
and Saigon regime had strong economic potentials. They continuously
conducted demagogic measures, psychological warfare to cover up their
conspiracy of invasion and conquer by the operation of food aid,
utensils and production support, etc. for a part of the ethnic peoples in
the Central Highlands who had poor attitude or were persuaded to
sabotage the revolution. This made it difficult to conduct propaganda
and mobilization for the people to participate in the PS.
On the other hand, most of urban areas in the Central Highlands
were small with few schools, factories and plants. Thus, the force to
“light up” the PS was the thin class of students-pupils; workers mainly
were plantation workers with limited quantities and were dispersed.
This affected dramatically the nature and scale of the PS in the Central
Highlands in the war against the US.
2.1.2. Tradition of patriotism and revolution of Central
Highlands people
In 1883, French troops began occupying Kon Tum, Pleiku and
some areas in North Central Highlands; at the end of 1889, they moved
southward and captured South Central Highlands. The struggle of ethnic
minorities in the Central Highlands against the French sparked strongly
and aggressively with the uprisings of N'Trang Guh (1900-1914),
N'Trang Long (1912-1935), Nuoc Xu of Sam Bram (1935-1939), etc.
In the Revolution August in 1945, the revolutionary
government was set up in most localities in the Central Highlands just
within one week. In early 1954, with the victory of the offensive in
North Central Highlands, the liberated areas were expanded
continuously with the freedom Zone V, base areas in South Central

region, South Laos and Northeastern Cambodia. Great victory of the

10

được tác dụng góp phần ngăn chặn, hạn chế những tác hại của các
cuộc càn quét, bắn phá và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, bảo vệ căn
cứ và vùng giải phóng, làm rối loạn hậu phương CQSG, đồng thời
phối hợp có hiệu quả với ĐTQS nhằm làm thất bại mọi nỗ lực chiến
tranh của quân Mỹ và QĐSG.
4.2.2. Tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào các
dân tộc trên địa bàn Tây Ng uyên
Tây Nguyên là nơi cư ngụ của nhiều dân tộc, trong đó dân tộc
ểu
số
chiếm phần đông; họ sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn và
thi
đồi núi cao heo hút, mật độ dân cư thưa, địa hình chia cắt, đi lại khó
khăn. Khai thác triệt để yếu tố này, CQSG đã tiến hà nh nhiều biện
pháp càn quét, xúc người dân vào các “khu tập trung ”, “khu dồn ”,
“ACL Thượng” để chia rẽ đồng bào với cách mạng, giữa các thành
phần dân tộc với nhau. ĐTCT ở vùng đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên từ năm 1961 đến năm 1968 đã có những đóng góp t o lớn vào
việc củng cố, xây dựng tình đoàn kết anh em giữa người Kinh và
người Thượng và giữa các dân tộc thiểu số với nhau; tuyên truyền,
giáo dục về chính trị để nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần cảnh
giác cách mạng cho quần chúng, góp phần quyết định làm thất bại
những âm mưu, thủ đoạn thâm độc gây chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết
dân tộc ở Tây Nguyên của kẻ thù.
4.2.3. Khẳng định vai trò to lớn, vị trí quan trọng của đấu tranh
chính trị trong “ba mũi giáp công” trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên

Đánh địch bằng “ba mũi giáp công”: chính trị, quân sự, binh vận
là sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước. Vai trò của ĐTCT trong “ba mũi giáp công”
trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên được thể hiện ở các khía cạnh: Một
là, ĐTCT vừa là mũi tiến công sắc bén, vừa hỗ trợ đắc lực cho ĐTQS.
Hai là, ĐTCT ở Tây Nguyên đã góp phần hạn chế tác hại của các cuộc
càn quét, bắn phá của QĐSG; bảo vệ dân, bảo vệ căn cứ và vùng giải
phóng. Ba là, kết hợp với đấu tranh binh vận có hiệu quả.
4.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.3.1. Phát huy vai trò của các già làng, trưởng b uôn để
tập hợp lực lượng
Để phát huy vai trò của già làng, trưởng buôn , chính quyền địa
phương cần có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao hiểu biết về
mọi mặt cho đội ngũ già làng, trưởng b uôn phù hợp với yêu cầu công

19


tác quản lý địa phương, giúp họ thấu triệt chính sách dân tộc của
Đảng, hệ thống luật pháp của Nhà nước, kết hợp hài hòa giữa luật
pháp và luật tục trong quản lý xã hội ở thôn, buôn. Đặc biệt là biết t ôn
trọng họ, đánh giá đúng vai trò của họ trong đời sống cộng đồng.
4.3.2. Quan tâm xây dựng, phát triển tổ chức cơ sở Đảng và
các đoàn thể quần chúng phù hợp với điều kiện miền núi
Từ thực tiễn của ĐTCT ở Tây Nguyên trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước có thể thấy rằng, trong bối cảnh các phần tử
phản động trà trộn, ẩn nấp trong các buôn làng dân tộc thiểu số tuyên
truyền sai lệch về chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, làm
phức tạp tình hình đời sống, an ninh, chính trị xã hội trên địa bàn
Tây Nguyên, thì việc triển khai mô hình “Đội cán bộ cơ sở” (cán bộ

dân vận, bộ đội, công an) như đã và đang làm càng có ý nghĩa quan
trọng. Mô hình này góp phần vào việc bảo vệ an toàn khu vực đồng
bào các dân tộc thiểu số sinh sống và khu vực biên giới cũng như
sớm phát hiện từ xa những âm mưu xâm nhập, chống phá cách mạng
của các thế lực thù địch để có kế hoạch đối phó kịp thời. Nhiệm vụ
củng cố và nhân rộng mô hình “Đội cán bộ cơ sở” không tách rời với
việc không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao sức chiến
đấu cho đảng viên, đổi mới hoạt động của các đoàn thể quần chúng
cho phù hợp với yêu cầu của từng xã, buôn; đồng thời thường xuyên
củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc.
4.3.3. Bám dân, hiểu dân và tôn trọng lợi ích của dân;
phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm này, ngày nay, Mặt trận
và các đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp hướng hoạt
động nhiều hơn về cơ sở, đến từng buôn làng, đến từng hộ gia đình, nhất
là vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vận động nhân dân và giúp nhân
dân xóa đói, giảm nghèo, vượt lên làm giàu chính đáng, hợp pháp.
Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan, ban ngành thực hiện
bình đẳng dân tộc, từng bước nâng cao dân trí, dân chủ, dân sinh, tăng
cường với việc đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào vùng đồng bào dân
tộc thiểu số bằng hình thức và biện pháp cụ thể, thiết thực ; đồng thời
tăng cường đào tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở địa phương .

20

and strengthening the security – defense disposition in the Central
Highland today.
Chapter 2
POLITICAL STRUGGLE IN THE CENTRAL HIGHLANDS
FROM 1961-1965

2.1. FACTORS AFFECTING THE POLITICAL STRUGGLE IN
THE CENTRAL HIGHLANDS
2.1.1. Natural, socio-economic features of the Central
Highlands
2.1.1.1. Natural features
The Central Highlands stretches along the South of Truong Son
mountains and is the strategic security region, which is not only
important for Vietnam but also for Indochina. The Central Highlands
has a varied, complicated and divided terrain, and harsh climate,
which brings disadvantages to the socio-economic development,
community distribution, improvement of physical and spiritual living
standards and enhancement of intellectual level for the people.
2.1.1.2. Socio-economic features
The Central Highlands natives are a community of South
Asian and Austronesian linguistic groups. From the eighteenth
century, Kinh people began to come to this region and the number
grew. By the early 50's of the twentieth century, the Kinh took nearly
40% of the population in the Central Highlands. Main economic
activities of ethnic minority groups in the Central Highlands come
from agricultural cultivation and extraction of forest produce. Thus,
their life is hard, insecure and depends on the nature.
In the traditional institution of the Central Highlands society,
village is the basic and only social unit. The village is run by an
organization, especially the village council, headed by a chief of
village. The elders are highly respected in the community, so they
have an important role for creating bases and mobilizing the people
in the Central Highlands to participate in the war against the US.
Peoples in the Central Highlands have spirit of solidarity and
high self-esteem. They do not accept the imposition, suppression and
are always willing to stand up to fight against oppression, which are


9


Featuring some movement of the ethnic groups in the Central
Highlands against the "special warfare" and "limited warfare" of the
US and Saigon regime.
Initially launching evaluation on the significance of each
single PS of the people in the Central Highlands, represented by the
movement against the people gathering and strategic hamlets
destruction (1961-1965), the movement of the people in Da Lat town
in 1966, the integration movement of ethnic minorities in Da Lat,
Dak Lak, Gia Lai, Kon Tum in the Tet Offensive (1968)
From that, this thesis further clarifies the following issues:
Based on the update and study of resources from many
aspects, interpreting systematically the conspiracy and measures of
the US and Saigon regime for the Central Highlands from 1961 to
1968, especially focusing on policies “village defense”, “strategic
hamlets”, forming “fighting forces”, creating “FULRO” and other
measures on politics, ideology, military, economy, culture and
education. From that, clarifying the expedient of the US and Saigon
regime of both drastically suppressing the revolutionary forces in the
area and bribing to entice, seduce the minority groups and destroy
the unity of the peoples in the Central Highlands.
Reflecting the PS in the Central Highlands from 1961 to 1968 in
details such as: Struggling in rural and urban areas (1961-1965), (19651967) and the PS in Tet Offensive 1968. These movements are
exploited on specific aspects in terms of struggle aims, leading forces,
involved forces, struggle development, significance and especially
specifying the limitations of those movements.
Drawing the characteristics of the PS in the Central Highlands

by comparing with the PS in some big cities in the South in the same
stage. Thereby, obtaining a vivid picture and similarities of PS in the
war against the US in South Vietnam.
Demonstrating and affirming the great role of PS in
contributing to defeating the “special warfare”, “limited warfare” of
the US in the Central Highlands. On the other hand, clarifying the
role and position of PS in mountain areas in the people's war “two
legs” and “three-offensives". Drawing some experience from the
leadership and organization of struggle, which may apply in building

8

KẾT LUẬN
1. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức q uan trọng, là bàn
đạp xuống các tỉnh đồng bằng Khu V, Nam Bộ, qua Hạ Lào và Đông
Bắc Campuchia. Âm mưu xuyên suốt của đế quốc Mỹ và CQSG đối
với Tây Nguyên là bằng mọi giá phải chiếm lĩnh cho bằng được địa
bàn chiến lược trọng yếu này để khóa chặt biên giớ i Việt Nam - Lào,
Việt Nam - Campuchia, từng bước khống chế tiến tới cắt đứt tuyến
giao thông chiến lược Bắc - Nam, tiêu diệt lực lượng và cơ sở cách
mạng ở miền núi, làm bàn đạp để mở rộng quy mô chiến tranh ra
toàn Đông Dương. Lợi dụng đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội của Tây Nguyên, kẻ địch đã dùng những thủ đoạn thâm độc,
vừa tập trung đánh phá, khủng bố; vừa mua chuộc nhằm chia rẽ các
dân tộc, chia rẽ giữa Đảng với quần chúng; giữa quân với dân. Trong
những năm 1961 -1968, cùng với việc xây dựng và trang bị cho quân
đội VNCH có một sức mạnh vượt trội Quân giải phóng miền Nam;
củng cố bộ máy chính quyền ở cơ sở, kể cả việc đưa những đơn vị
quân đội Mỹ thiện chiến lên đứng chân ở chiến trường trọng yếu
này; thực hiện nhiều biện pháp càn quét, đàn áp nhân dân (ACL, khu

dồn, ấp tân sinh)… Mỹ và CQSG còn ráo riết tiến hành các biện
pháp chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, các chương trình đào tạo, huấn
luyện thanh niên dân tộc thiểu số như “lực lượng biệt kích Thượng”,
“dân sự chiến đấu”…, xây dựng tổ chức phản động FULRO nhằm
gây chia rẽ giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc
thiểu số với nhau.
Tình hình Tây Nguyên thời kỳ này đã đặt ra cho các cấp lãnh
chỉ
đạo cuộc kháng chiến trên địa bàn Tây Nguyên phải có chủ
đạo,
trương, biện pháp đấu tranh sáng tạo, kịp thời và phù hợp, đập tan các
luận điệu tuyên truyền phản cách mạng, đồng thời phát huy sức mạnh
đoàn kết dân tộc. Một trong những chủ trương, biện pháp đó là cùng
với đấu tranh vũ trang, phát động ĐTCT trên cả ba vùng chiến l ược.
2. Không giống như ở các đô thị lớn và vùng đồng bằng,
ĐTCT ở Tây Nguyên gặp những khó khăn như địa bàn rộng lớn, địa
hình chia cắt, dân cư thưa thớt, phân tán, giao thông khó khăn, trình
độ dân trí và sự giác ngộ cách mạng của đồng bào các dân tộc th iểu
số còn hạn chế… Mặc dù vậy, vượt qua những khó khăn, trở ngại,
ĐTCT ở Tây Nguyên từ năm 1961 đến năm 1968 đã phát huy ý

21


nghĩa to lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục chính trị nâng cao tinh
thần yêu nước, tinh thần cảnh giác cách mạng cho đồng bào các dân
tộc, nhất là dân tộc thiểu số. ĐTCT đã góp phần vạch trần âm mưu,
thủ đoạn thâm độc gây chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc; vạch
trần cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam; bản chất
tay sai, phản dân tộc của CQSG. Qua đó, từng bướ c tập hợp và tổ chức

quần chúng thành đội quân cách mạng; phối hợp với ĐTQS đánh bại
các nỗ lực chiến tranh của Mỹ trong hai chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” và “Chiến tranh cục bộ” ở Tây Nguyên. ĐTCT đã phát huy tốt
vai trò tạo bàn đạp cho lực lượng vũ t rang hoạt động, hỗ trợ và tạo
điều kiện cho lực lượng vũ trang đánh trúng điểm yếu và sơ hở của kẻ
thù, tiêu hao và tiêu diệt quân Mỹ và quân VNCH tại các địa phương.
ĐTCT ở Tây Nguyên không chỉ phát huy vai trò là mũi tiến
công sắc bén, làm rối loạn hậu p hương địch ở đô thị mà còn góp
phần làm hạn chế sự tàn phá của các cuộc càn quét ở các vùng nông
thôn, bản làng của đồng bào các dân tộc thiểu số; khích lệ người dân
địa phương tăng gia sản xuất, tham gia và phục vụ chiến tranh du
kích, phá ACL, làm công tác binh vận, chống rải chất độc hóa học,
giữ người, giữ của, đòi cải thiện dân sinh, thực hiện dân chủ, đòi
quân Mỹ rút về nước… ĐTCT ở Tây Nguyên thể hiện sáng tạo của
đường lối cách mạng của Đảng ở địa bàn miền núi, có sự đa dạng
thành phần dân tộc. ĐTCT ở Tây Nguyên đã thực sự phát huy tác
dụng là mũi tiến công lợi hại, góp phần quan trọng làm phá sản chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ trên địa
bàn.
3. ĐTCT của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ năm 1961
năm
1968 thể hiện rõ tính chất quần chúng rộng rãi, có sự tham
đến
gia của các giới, các tầng lớp xã hội và nhiều thành phần dân tộc
thiểu số trong một trận tuyến đấu tranh vì các quyền dân sinh, dân
chủ và hòa bình dân tộc. Nổi bật lên trong đó là vai trò của các già
làng và “đội quân tóc dài”.
Tây Nguyên là địa bàn tập trung nhiều tầng lớp xã hội từ trí
công
chức, SV - HS, công nhân, tiểu thương, dân nghèo thành

thức,
à
đa
số
là nông dân vùng nông thôn miền núi; và sự đa dạng về

v
th
thành phần dân tộc từ người Kinh đến ngườ i Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng,
Cơ Ho, Mạ, Stiêng... Tuy địa vị xã hội, trình độ, sự giác ngộ cách
mạng của quần chúng có khác nhau và dù luôn bị kìm kẹp, tuyên

22

Chapter 1
OVERVIEW OF THE RESEARCH
1.1. SITUATION OF RESEARCH RELATED TO THE
THESIS
PS is an interesting subject attracting the attention of both
domestic and foreign researchers to learn and study of the resistance
war against the US of the Vietnamese people. There are a number of
works mentioning the content of the thesis, some of the groups can
be highlighted as follows:
1.1.1. Group of researches on the political struggle in the
war against the US to save the nation
1.1.2. Group of researches on the policies of the US and
Saigon regime to the Central Highlands
1.2.3. Group of researches on the political struggle in the
Central Highlands in the war against the US to save the nation
1.2. FOCUSES OF THE RESEARCH

In general, the works and research projects belonging to (or being
related) to PS have been published pretty much. All the works have
solved the basic following content:
Outlining some of the US policies and Saigon regime for the
Central Highlands. The author has pointed out some of the policies
of the RVN authority, especially under Ngo Dinh Diem for ethnic
minorities in the Central Highlands such as disrespecting the
customs, traditions and language; denying the right for community
land ownership; restricting Thuong minority group to participate in the
authority and military. Since 1963, Saigon regime adjusted and
changed the policies for the Central Highlands such as reproducing
customary courts, recognizing the right for the ownership of traditional
community land for Thuong people, allowing teaching their native
language parallel with Vietnamese in primary schools, etc.
Reflecting and mentioning the conspiracy and measures of the
US and Saigon regime on building military forces and military bases
to turn the Central Highlands to be their large military bases in South
Vietnam.

7


5. CONTRIBUTION OF THE THESIS
Firstly, reproducing the overall picture of PS in the Central
Highlands against the neo-colonialism war of American imperialism
in South Vietnam from 1961 to 1968.
Secondly, contributing to affirm the great role of PS as one of
the two basic forms of struggling on the Central Highlands
battlefield. Drawing some experience in building political grassroots,
mobilizing the masses, forming the basis to consult and apply in the

process of planning and implementing the policies of the Party and
the State for the Central Highlands, contributing to the enhancement
of security - defense in this important strategic area.
Thirdly, the findings of the thesis supplement materials about
the war against the US to save the nation of the military and civilian
in the Central Highlands and may be referred and contribute to the
study and teaching of history as well as strengthening the solidarity
of the peoples and educating the tradition of patriotism and
revolution for the people in the Central Highlands, especially for
young generation.
6. STRUCTURE OF THE THESIS
In addition to the introduction (6 pages), conclusion (5 pages),
references (17 pages) and appendix, the thesis content includes four
chapters:
Chapter 1: Overview of the research (19 pages)
Chapter 2. Political Struggle in the Central Highland from
1961 to 1965 (35 pages)
Chapter 3. Political Struggle in the Central Highland from
1965 to 1968 (44 pages)
Chapter 4. Features, roles and lessons learned (30 pages).

6

truyền phản cách mạng nhưng đa số đồng bào các dân tộc ở Tây
Nguyên đều có tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. ĐTCT đã thu
hút được hầu hết các đối tượng trên tham gia, tạo nên một mặt trận
đấu tranh đa dạng và rộng lớn với sự phong phú về hình thức và biện
pháp đấu tranh.
Ở vùng nông thôn miền núi, đồng bào Ê Đê, M’Nông ở Đắk
Lắk; Mạ ở Tuyên Đức, Lâm Đồng; Ba Na, J’Rai ở Gia Lai; Stiêng,

Xơ Đăng ở Kon Tum đấu tranh chống gom dân lập ACL, phá khu
dồn, chống càn quét, bắn phá vào làng, vào rẫy. Các tín đồ Phật giáo
tổ chức hội thảo, thuyết pháp, cầu siêu, biểu tình, đưa bàn thờ Phật ra
đường làm vật cản, xô xát với cảnh sát, đỉnh điểm là tự thiêu, nêu
cao khẩu hiệu đòi hòa bình, đòi Mỹ cút về nước. SV - HS dùng hình
thức hội thảo, bãi khóa, in báo, đốt lửa truyền thống, “đêm không
ngủ”, mít tinh, đưa kiến nghị, chất vấn chính quyền, tuyệt thực, phát
truyề n đơn, chiếm đài phát thanh, chống lại cảnh sát, đốt xe Mỹ. Chị
em tiểu thương bãi thị đòi giảm thuế, công nhân đòi chống cúp phạt,
đòi tăng lương, giảm giờ làm. Một số binh lính, cảnh sát và công chức
chính quyền VNCH đã ủng hộ, không đàn áp các cuộc đấu tranh của
SV - HS và đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sự tham gia đông đảo
của các giới, các thành phần dân tộc và các tầng lớp dân cư đã góp
phần làm phong phú bức tranh ĐTCT ở Tây Nguyên.
4. ĐTCT ở Tây Nguyên từ năm 1961 đến năm 1968 vừa mang
những đặc đ iểm chung của ĐTCT trên toàn miền Nam, vừa có
những đặc thù mang đậm chất địa phương.
So với ĐTCT giai đoạn 1954-1960, ĐTCT từ năm 1961 đến
năm 1968 diễn ra quyết liệt và hiệu quả hơn. Năm năm đầu của cuộc
kháng chiến, phong trào đấu tranh của nhân dân Tây Nguyên với
mục tiêu dân sinh, dân chủ là chủ yếu và đã bị chính quyền Ngô
Đình Diệm đàn áp. Hầu hết các phong trào mặc dù diễn ra sôi nổi
nhưng không tạo được sự áp đảo đối với kẻ thù. Sự hy sinh, mất mát
trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là
quá lớn. Từ năm 1961 đến năm 1968, mục tiêu dân tộc của ĐTCT ở
Tây Nguyên là rất nổi trội và trở thành chủ đạo trong các phong trào
đấu tranh. ĐTCT đã thu hút đông đảo các tầng lớp và nhân dân tham
gia với những hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú, đa dạng.
So với ĐTCT ở các đô thị lớn trên toàn miền Nam, ĐTCT trên
địa bàn Tây Nguyên có một số đặc điểm riêng. Trong khi ĐTCT ở


23


×