Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy, học tập các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ nói CHUNG, lý LUẬN mác – LÊNIN nói RIÊNG ở các TRƯỜNG đại học, CAO ĐẲNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.32 KB, 6 trang )

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC MƠN LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ NĨI CHUNG, LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN
NĨI RIÊNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG.
Nguyễn Khánh Vân*

1.Đặt vấn đề
Các mơn lý luận chính trị nói chung và lý luận Mác – Lênin
nói riêng là mơn học mang tính lý luận khái qt cao. Ở nước ta,
quan điểm và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác –
Lênin còn được thể hiện khá đậm nét trong di sản tư tưởng của Hồ
Chí Minh, nhất là trong quan điểm của Người về chủ nghĩa xã hội
và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện q độ lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, phù hợp với hồn cảnh và
đặc điểm của cách mạng nước ta. Lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin còn được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng,
đặc biệt là trong gần 30 năm đổi mới vừa qua. Đã từ lâu, nghiên cứu
các mơn lý luận chính trị, lý luận Mác - Lênin khơng chỉ nhằm làm
sáng tỏ những giá trị khoa học và cách mạng trong hệ thống các
ngun lý của chủ nghĩa Mác – Lênin mà còn là nghiên cứu nhằm
bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, nhằm thực hiện đúng
đắn, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác –Lênin trong
thực tiễn cách mạng ở thời đại ngày nay. Những nghiên cứu lý luận
trên lĩnh vực này gắn liền với nghiên cứu hình thành , phát triển của
*

Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

614

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM



BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


chủ nghĩa xã hội hiện thực từ sau Cách Mạng Tháng Mười đến nay,
nhất là q trình cải tổ, cải cách và đổi mới từ giữa thập kỉ 80 của
thế kỷ XX. Nó góp phần tổng kết, đánh giá những thành tựu khơng
gì phủ nhận được của chủ nghĩa xã hội hiện thực, đồng thời cắt
nghĩa một trong những hiện tượng phức tạp nhất của chủ nghĩa xã
hội với những hạn chế, khiếm khuyết, sai lầm và biến dạng dẫn đến
trì trệ , khủng hoảng ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Chính biến
ở Liên xơ và Đơng Âu do những sai lầm và thất bại của cải tổ gây ra
làm đổ vỡ thể chế xã hội chủ nghĩa , làm cho đảng cộng sản mất vai
trò lãnh đạo, cầm quyền ở khu vực này, đồng thời làm tan rã hệ
thống xã hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa xã hội và phong trào cách
mạng thế giới lâm vào tình trạng thối trào. Đây khơng chỉ là một
sự kiện chính trị nổi bật cuối thế kỉ XX, mà còn trở thành nội dung
nghiên cứu có tính thời sự của giới lý luận nước ta. Rõ ràng, những
nghiên cứu về các mơn lý luận chính trị hiện nay ngồi tính chất học
thuật còn mang tính chất và ý nghĩa đấu tranh về ý thức hệ, gắn liền
với những nghiên cứu dự báo về xu hướng, triển vọng của chủ nghĩa
xã hội, gắn liền với số phận, tương lai của chủ nghĩa Mác –Lênin
trong thế giới ngày nay.
Đó là nhìn nhận từ bình diện nghiên cứu. Trên bình diện
giáo dục – đào tạo, việc giảng dạy các mơn lý luận chính trị nói
chung và lý luận Mác – Lênin nói riêng trong các trường đại học ở
nước ta hiện nay với tư cách là giảng dạy một mơn khoa học gắn
liền trực tiếp và mật thiết với chính trị thì khó khăn , trở ngại và
thách thức còn gay gắt hơn. Đồng thời, thời cơ, vận hội cho những
khởi sắc, cho sự trưởng thành và gặt hái những thành tựu trên lĩnh

vực này cũng khơng ít.
Một trong những thách thức lớn phải vượt qua là ở chỗ làm
sao người dạy đem lại cho sinh viên niềm tin khoa học, tình cảm
trong sáng và thái độ đúng đắn đối với chủ nghĩa xã hội. Cụ thể hơn
là có thái độ sống tích cực, coi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
là sự lựa chọn khơng thay đổi của cách mạng Việt Nam, tin tưởng
vào chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vào sự lãnh
đạo của Đảng ta .
2. Thực trạng chất lượng dạy và học.
Cách giảng dạy trước đây, trong một thời gian dài thường
theo lối tun truyền một chiều, áp đặt, nặng nề về diễn giảng của
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

615


thầy, khơng chú trọng tới u cầu độc lập sáng tạo của trò, thường
né tránh những vần đề tình huống gai góc trong cuộc sống, thiên về
khẳng định, xem nhẹ hoặc lúng túng trong phê phán những mặt trái,
những tiêu cực của xã hội. Do đó, việc giảng dạy các mơn học lý
luận chính trị nói chung, lý luận Mác – Lênin nói riêng thường bị
chính trị hố một cách giản đơn, các phương diện khoa học, chính
trị, đạo đức tách rời nhau, khơng giúp ich bao nhiêu cho sự hình
thành niềm tin khoa học và thái độ sống tích cực của người học .
Trong học tập, sinh viên chưa được đặt vào vị trí trung tâm, chưa
được kích thích tư duy sáng tạo, ít có cơ hội bộc lộ mình mà thường
bị lu mờ, trở nên thụ động tiếp nhận với sự áp đặt của thầy, của sách
vở, giáo trình, tài liệu; trong khi trên rất nhiều vấn đề chúng ta
truyền thụ cho sinh viên đã bị lạc hậu, đã bị thực tiễn cuộc sống
vượt qua .

Hiện trạng dạy và học đó tự nó đã làm suy giảm giá trị sức
hấp dẫn của các mơn lý luận chính trị, của lý luận Mác –Lênin , đã
gây trở ngại tới sự phát triển năng lực sáng tạo, trau dồi ý thức chính
trị và tình cảm đạo đức của sinh viên. Tình hình đó đòi hỏi phải thay
đổi, từ quan niệm đến phương pháp dạy của giảng viên, phải tổ chức
lại q trình dạy và học theo hướng tích cực hố lao động học tập
của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Điều này càng cần
thiết trong điều kiện thơng tin mở rộng và bùng nổ như hiện nay mà
sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận. Đòi hỏi này khơng chỉ bức xúc
mà còn rất cơ bản, giúp cho sinh viên thực sự rèn luyện cả trí tuệ lẫn
nhân cách.
3.Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy , học
tập các mơn lý luận chính trị, lý luận Mác – Lênin.
Qn triệt và triển khai thực hiện Nghị Quyết số 37 –
NQ/TW ngày 9/10/2014 của bộ chính trị về cơng tác lý luận và định
hướng nghiên cứu đến năm 2030, Kết luận số 94 ngày 28/3/2014
của ban bí thư về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị
trong hệ thống giáo dục quốc dân và hướng dẫn số
127/DH/BTGTW ngày 30/6/2014 của Ban Tun giáo TW. Việc cải
thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các mơn lý luận chính
trị nói chung và lý luận Mác – Lênin nói riêng trong các trường đại
học và cao đẳng hiện nay, theo tơi hơn lúc nào hết cần có những
thay đổi theo hướng cách mạng.

616

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



Trong bài viết này, để nâng cao chất lượng dạy và học tập
các mơn lý luận chính trị, tơi xin góp ý một số giải pháp sau:
+ Thứ nhất, đổi mới nội dung . Tại sao lại đặt vấn đề phải
đổi mới nội dung giảng dạy ? Ít nhất cũng có 3 căn cứ sau đây :
Một là, trong một thời gian dài , việc nhận thức các mơn lý
luận chính trị, cũng như những ngun lý của chủ nghĩa Mác –
Lênin đã bị giáo điều hố nên đã dẫn đến hiểu sai, làm sai, nay cần
phải trở về với chân giá trị, truyền thụ đúng đắn, chính xác tư tưởng
của các nhà kinh điển , khắc phục triệt để bệnh giáo điều, chủ quan,
duy ý chí, tách rời lý luận với thực tiễn vốn xa lạ với chủ nghĩa Mác
– Lênin .
Hai là, trở về đúng với lý luận, tư tưởng, quan điểm của các
nhà kinh điển là chưa đủ mà còn phải xem xét trong hồn cảnh thực
tế ngày nay, khi thế giới đã có những biến đổi khác xa với thời đại
của Mác, Ăngghen và Lênin, đòi hỏi phải bổ sung, phải có những
nhận thức mới về chủ nghĩa Mác - Lênin. Có như vậy mới khơng rơi
vào lạc hậu so với thực tiễn .
Ba là, từ cuối thế kỷ XX đến nay, chủ nghĩa xã hội hiện thực
đang tự đổi mới, cải cách. Rất nhiều vấn đề lý luận trước đây khơng
hề có hoặc bị “dị ứng”, bị phê phán bác bỏ, nay được khẳng định
trong thực tế (ví dụ: kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, hợp
tác song phương đa phương, làm bạn với tất cả các nước có chế độ
xã hội, có ý thức hệ khác nhau, cùng tồn tại, cùng phát triển trong
hòa bình, hợp tác, cạnh tranh …)
Vì những lẽ đó, trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin là
trung thành một cách sáng tạo, phát triển và làm phong phú lý luận
mác xít .
Nội dung đổi mới (thể hiện qua chương trình, giáo trình)
phải thể hiện trên các mặt: lý luận và phương pháp luận mác xít,

thực tiễn thế giới và thời đại , thực tiễn Việt Nam. Cần phải thơng
qua từng bài giảng, từng chủ đề thảo luận, từng đề tài hướng dẫn
sinh viên nghiên cứu khoa học, từng buổi tham quan, sinh hoạt
ngoại khố, từng đợt thi tìm hiểu về các mơn lý luận chính trị, về
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà giúp cho sinh
viên tiếp cận được nội dung mới, dẫn dắt sinh viên lĩnh hội tri thức

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

617


lý luận một cách sinh động, thiết thực chứ khơng phải giáo điều,
khơ cứng, trừu tượng .
+ Thứ hai, đổi mới phương pháp dạy. Về phương pháp giảng
dạy, cần chú trọng đổi mới theo hướng gợi mở, nêu vấn đề, rút bớt
thời gian diễn giảng, tăng cường trao đổi, cùng thảo luận, cùng đối
thoại với sinh viên. Để làm theo phương pháp này, đòi hỏi người
dạy phải dày cơng nghiên cứu tài liệu, nắm vững hệ thống, tìm điểm
mấu chốt để phân tích, trình bày, hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu,
tập phân tích, đánh giá, nêu ý kiến riêng về vấn đề mà tài liệu đề cập.
Như thế, sinh viên tự mình nhận thức chứ khơng tiếp cận thụ động,
một chiều, kích thích sự suy nghĩ, tập phê phán, phản biện có căn cứ
khoa học chứ khơng thừa nhận một cách giản đơn.
Dạy theo phương pháp này, mỗi giờ giảng, mỗi buổi giảng,
sinh viên phải cùng giảng viên giải quyết nhận thức chứ khơng đơn
thuần chỉ có lao động của giảng viên. Phương pháp dạy này khuyến
khích người học (sinh viên) nêu thắc mắc, nêu các vấn đề từ thực
tiễn, phối hợp nỗ lực của tập thể ( nhóm, tổ và cả lớp) cùng tìm tòi
chân lý. Tạo ra bầu khơng khí dân chủ trong thảo luận, tranh luận,

rèn cho người học (sinh viên) kỹ năng trình bày, thuyết trình, tự
điều khiển một thảo luận khoa học có sự hỗ trợ của giảng viên.
Hình thức hỏi và đáp là một trong những phương pháp cần áp
dụng bởi tính thiết thực và bổ ích của nó trong việc rèn luyện tư duy.
Người học (sinh viên) có thể và cần phải tự mình nêu câu hỏi , đồng
thời tự mình tìm ra lời giải đáp, khơng ỷ lại, lệ thuộc vào giảng viên ,
vào sách vở, vào người khác.
Như vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy là hướng vào mục
tiêu trau dồi tư duy khoa học cho sinh viên, góp phần cho sinh viên
làm quen với cách học tập theo kiểu nghiên cứu . Tinh thần cơ bản
của phương pháp dạy này là lý luận gắn liền với thực tiễn, dùng lý
luận để soi sáng thực tiễn, dùng thực tiễn để kiểm chứng lý luận,
học đi đơi với hành .
+ Thứ ba, đổi mới phương pháp học. Để tăng cường những
nghiên cứu trong học tập các mơn lý luận chính trị, u cầu đổi mới
phương pháp học đối với sinh viên như sau :
- Đọc tài liệu, giáo trình trước khi nghe giảng . Tập phát hiện
những luận điểm, những ý chính, quan trọng trong tài liệu .

618

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


- Nắm được vấn đề thắc mắc hoặc cần đi sâu tim hiểu về lý
luận hoặc thực tiễn.
- Chú trọng kĩ năng phân tích, so sánh theo vấn đề , theo thời
gian, theo khơng gian, theo tình huống. (Ví dụ : căn cứ vào lịch sử

và logic, so sánh nội dung ngun lý kinh điển trước đây và thực tế
đang diễn ra) .
- Phát hiện những vấn đề lý luận chủ nghĩa xã hội trong đổi
mới hiện nay (ví dụ: thế nào là chủ nghĩa xã hội, thế nào là xã hội xã
hội chủ nghĩa ? ).
- Tập lý giải những mâu thuẫn , những tình huống có vẻ như
nghịch lý trong đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay . (ví
dụ: dân chủ trong điều kiện một Đảng? Tại sao cho đến nay chủ
nghĩa tư bản vẫn tồn tại mà chủ nghĩa xã hội là khủng hoảng? … )
- Tăng cường thảo luận nhóm, tổ; tham luận, tranh luận của
sinh viên .
Chỉ trên cơ sở tự nhận thức như vậy, sinh viên sẽ dần dần
nâng cao ý thức chính trị, có niềm tin khoa học và có hứng thú với
mơn học những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, một
mơn khoa học thống nhất khoa học, chính trị với đạo đức. Đó cũng
là mơn khoa học rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển nhân
cách, bản lĩnh của thế hệ trẻ ngày nay .
Trên đây là một số suy nghĩ của tơi về thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các mơn lý luận chính
trị, lý luận Mác – Lênin ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay
nhằm đáp ứng u cầu của Ban Bí thư, Ban Tun giáo Trung ương
về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo
dục quốc dân.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

619




×