Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Yếu tố chiêm mộng trong văn học trung đại và trong thơ văn nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LƯỜNG THỊ ÁNH

CHIÊM MỘNG TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
VÀ TRONG THƠ VĂN NGUYỄN DU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LƯỜNG THỊ ÁNH

CHIÊM MỘNG TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
VÀ TRONG THƠ VĂN NGUYỄN DU

Chuyên ngành: Văn học Trung đại

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. Ngô Thị Phượng

SƠN LA, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin được gửi lời cảm ơn tới các


thầy cô trong Bộ môn Văn học Việt Nam - Khoa Ngữ văn, thầy cô ở Trung tâm
Thông tin - Thư viện, phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo Đại học
trường Đại học Tây Bắc, đặc biệt là TS. Ngô Thị Phượng đã quan tâm, tạo điều
kiện giúp đỡ em trong tiến trình nghiên cứu, hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Do năng lực nghiên cứu cùng thời gian có hạn nên khóa luận khi được
hoàn thành sẽ không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót mà em chưa nhận ra, rất
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến từ thầy cô và bạn bè để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Lường Thị Ánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do cho ̣n đề tài ............................................................................................... 1
2. Lich
̣ sử vấ n đề ................................................................................................... 2
3. Đố i tươ ̣ng, mu ̣c đić h nghiên cứu ....................................................................... 4
4. Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Pha ̣m vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
7. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 5
8. Cấ u trúc của đề tài ............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 7
1.1. Chiêm mô ̣ng ................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 7
1.1.2. Nội dung và ý nghĩa chiêm mộng ............................................................. 10
1.2. Khái quát về văn học trung đại Việt Nam.................................................... 12

1.2.1. Các giai đoạn phát triển............................................................................. 12
1.2.2. Một số đặc điểm của văn học trung đại .................................................... 17
1.3. Nguyễn Du và sự nghiệp sáng tác ................................................................ 19
1.3.1. Vài nét về Nguyễn Du ............................................................................... 19
1.3.2. Sự nghiê ̣p sáng tác..................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: CHIÊM MỘNG TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI .............. 24
2.1. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 24
2.2. Nội dung chiêm mộng .................................................................................. 32
2.2.1. Mộng công danh ........................................................................................ 32
2.2.2. Mộng học hành thi cử................................................................................ 35
2.2.3. Sự báo trước về đường quan hoạn mệnh số .............................................. 37
2.2.4. Mộng báo sinh quý tử hoặc phàm nhân .................................................... 38
2.3. Ý nghĩa chiêm mộng trong văn học trung đại.............................................. 39
2.3.1. Phản ánh hiện thực xã hội ......................................................................... 39


2.3.2. Thể hiện quan niệm về văn hóa tâm linh, quan niệm về thế giới của người
trung đại............................................................................................................... 40
2.3.3. Khát vọng của con người .......................................................................... 42
2.3.4. Về phương diện nghệ thuật ....................................................................... 43
CHƯƠNG 3: CHIÊM MỘNG TRONG THƠ VĂN NGUYỄN DU............. 45
3.1. Chiêm mộng trong thơ chữ Hán ................................................................... 45
3.1.1. Kết quả khảo sát ........................................................................................ 45
3.1.2. Nội dung chiêm mộng ............................................................................... 48
3.1.3. Ý nghĩa chiêm mộng ................................................................................. 53
3.2. Chiêm mộng trong Truyện Kiều .................................................................. 54
3.2.1. Kết quả khảo sát ........................................................................................ 54
3.2.2. Nội dung chiêm mộng ............................................................................... 56
3.2.3. Ý nghĩa chiêm mộng ................................................................................. 62
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 68


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Số lượng tác phẩm xuất hiện chiêm mộng ............................................ 24
Bảng 2: Số lượng tác phẩm xuất hiện chiêm mộng ............................................ 46
Bảng 3: Các chi tiết chiêm mộng ........................................................................ 54


MỞ ĐẦU
1. Lý do cho ̣n đề tài
1.1. Văn học và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, từ văn học
hiểu thêm về văn hóa. Đứng ở góc độ văn hóa nhìn sang văn học, văn hóa được
nhìn nhận một cách tinh tế hơn, còn văn học có một nền tảng vững chắc để tồn
tại và phát triển, văn học được hiểu thấu đáo sâu sắc hơn.
1.2. Chiêm mộng là một dạng sự kiện trong văn học. Chiêm mộng là
những giấc mơ, giấc mộng, chiêm bao, cơn mê, cơn mơ xuất hiện khi con người
chìm vào giấc ngủ hay ở trạng thái như mê man như ngủ. Trong chiêm mộng thì
bao gồm quá trình chiêm mộng, giải mộng, đoán mộng và kết quả của chiêm
mộng sẽ giúp hiểu về văn hóa Việt Nam. Nó là đời sống tâm linh, là khát vọng,
nguyện ước và cả hiện thực xã hội.
Trong nghệ thuật, chiêm mộng không chỉ là việc ghi lại những giấc mơ
khi ngủ của nhà văn, chiêm mộng còn là mong ước, tưởng tượng, khát vọng của
tác giả trong cuộc sống, là đời sống tâm linh và cả hiện thực xã hội. Dù trong
trường hợp nào, khi đã là một sáng tạo hiện hữu trong văn bản ngôn từ nghệ
thuật, mộng đều đã đi qua sự khúc xạ đặc biệt của ý thức nhà văn để diễn tả một
quan niệm của nhà văn về cuộc sống, về thế giới.
1.3. Chiêm mộng xuất hiện nhiều trong văn học trung đại và trong thơ văn
Nguyễn Du ở một mức độ nhất định và tạo thêm một thế giới đa tầng. Chiêm
mộng giúp con người nhận thức về đời sống xã hội thời trung đại. Mộng trong

thơ chữ Hán Nguyễn Du theo nghĩa hẹp có thể hiểu là những giấc mộng, cơn mơ
của ông; theo nghĩa rộng là toàn bộ những tưởng tượng lãng mạn, vượt ra ngoài
đường biên thực tế của tác giả thể hiện trong sáng tác.
1.4. Trong chương trình phổ thông và Đại học, Cao đẳng, văn học trung
đại nói chung và Nguyễn Du nói riêng được nghiên cứu khá kĩ, chiếm một thời
lượng học tập lớn. Nhiều vấn đề đã được quan tâm đúng mực, nhưng yếu tố
chiêm mộng lại chưa được xem xét. Chiêm mộng cũng là một hướng nghiên cứu
thuộc lý thuyết mới, lý thuyết hậu hiện đại sau này.
Do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Yế u tố chiêm mộng trong văn học trung
đại và trong thơ văn Nguyễn Du” nhằm góp phần tìm ra thủ pháp nghệ thuật
trung đại và viê ̣c tìm hiể u yế u tố chiêm mô ̣ng sẽ giúp ta khẳ ng đinh
̣ giá tri ̣ của
nó, đồ ng thời khẳ ng đinh
̣ vi ̣ trí của Nguyễn Du - đa ̣i thi hào của dân tô ̣c trong
nền văn ho ̣c trung đa ̣i. Trên đây là những lí do thúc đẩ y chúng tôi thực hiê ̣n đề
tài này để làm khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p của mình.
1


2. Lich
̣ sử vấ n đề
Trong nhiều năm gần đây, các vấn đề văn hóa, văn hóa tâm linh, mối quan
hệ giữa văn hóa và văn học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn
hóa, văn học nước nhà. Giá trị văn hóa, tính văn hóa luôn là một thước đo giá trị
của tác phẩm văn học.
Trong văn học trung đại, đã có một số nhà nghiên cứu đề cập đến yếu tố
mộng, chiêm mộng. Sáng tác của Nguyễn Du khá đồ sô ̣ về số lươ ̣ng, khố i lươ ̣ng
những công trình nghiên cứu, những bình luâ ̣n, đánh giá về nó cũng lớn. Viêc̣
biǹ h luâ ̣n, nghiên cứu về Nguyễn Du và di sản của ông đã có lich
̣ sử dài, trải qua

nhiề u chă ̣ng đường với những cách nhiǹ , cách tiế p câ ̣n khác nhau, đă ̣c biê ̣t phát
triể n cả về bề rô ̣ng lẫn bề sâu trong thế kỷ XX. Có thể nói, ý thức về di sản
Nguyễn Du luôn tiế n triể n cùng với tư tưởng xã hô ̣i và tư tưởng văn ho ̣c dân tô ̣c.
Nói riêng về yếu tố chiêm mộng, các tác giả đều có đề cập đến vấn đề liên
quan đến văn hóa tâm linh trong đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên sự đề cập mới chỉ
dừng lại ở nêu hiện tượng, nhìn nhận khái quát liên quan về văn hóa tâm linh chứ
chưa tìm hiểu cụ thể về yếu tố chiêm mộng. Xung quanh đề tài Chiêm mộng trong
văn học trung đại và trong thơ văn Nguyễn Du, trong phạm vi tư liệu sưu tầm
được, chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Đầu tiên, phải kể đến công trình nghiên cứu Văn hóa tâm linh trong văn
xuôi trung đại của Hoàng Thị Minh Phương, được viết năm 2007. Trong công
trình này, chủ yếu đi sâu vào khai thác yếu tố văn hóa tâm linh, ở phần những
biểu hiện của văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại có đề cập đến yếu tố
chiêm mộng, nhưng chỉ điểm qua nó một cách khái quát, như một chi tiết có liên
quan đến văn hóa tâm linh.
Tiếp đến, là công trình Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu
hồn của Nguyễn Du, được viết năm 2010. Trong phần Yếu tố tâm linh trong
Truyện Kiều, Bách khoa tri thức phổ thông đi sâu hơn phần cốt lõi của chiêm
mộng, ở đây các nhà biên soạn tổng hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu dân
tộc học, phân tâm học và ngoại cảm học để phân chia những chiêm mộng thành
nhiều loại khác nhau. Một là chiêm mộng tiên tri hay giáo huấn, hai là chiêm
mộng truyền pháp, ba là chiêm mộng thần giao cách cảm, bốn là chiêm mộng
linh tính cho phép ta đoán định và dành ưu tiên cho một khả năng. Cũng có ý
kiến cho rằng chiêm bao gồm có hai dàng là ảo mộng và thần mộng.
Năm 2011, Ngô Thị Thanh Tâm trong công trình Nguyễn Du đôi bờ thực
mộng giúp ta thấy được sự nối kết, tương tác giữa hai cõi thực - mộng thực sự đã
2


làm nên sức hút kỳ lạ và vẻ đẹp của thơ chữ Hán Nguyễn Du. Từ thực tế khổ

đau người ta mơ ước, khát khao, mong mỏi, kiếm tìm một cuộc sống lý tưởng
tốt đẹp khác biệt; trong mộng mị và những mơ tưởng như chỉ là viển vông ấy lại
có ý nghĩa tích cực, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của con người vươn tới cuộc
sống hiện thực đẹp đẽ như trong mộng ước, nó chính là niềm hi vọng sống, là
nơi bám víu của con người trong cuộc đời này.
Trong Tạp chí Đại học Sài Gòn, Bình luận văn học năm 2012, Đàm Anh
Thư và Lê Thu Yến đã đề cập tới những tác phẩm tiêu biểu có sử dụng yếu tố
chiêm mộng và nêu lên được tác dụng của nó, nhưng chưa hề cụ thể, sâu sắc qua
công trình Mộng - Niềm tâm linh trong văn học trung đại. Tạo nên xung quanh
nhân vật bức màn huyền bí của mộng mị, các tác giả đã thực sự tạo cho văn
chương những huyền thoại có sức sống khỏe khoắn, lâu bền, đồng thời giúp
người đọc thâm nhập, khám phá thế giới tâm linh, đời sống tâm linh thường
trực, bí ẩn một cách dễ dàng. Những giấc mộng, điềm báo, sự linh ứng của việc
cầu mộng, khả năng thông linh của người trần với thế giới siêu trần có thật hay
không, khoa học cũng như con người ngày nay có xu hướng phủ nhận. Nhưng
trong tư duy của người xưa, đó vẫn luôn là những điều thiêng liêng huyền bí mà
sự lí giải của nó thật khó đạt được sự đồng thuận.
Dành nhiề u tâm huyế t trong viê ̣c nghiên cứu văn ho ̣c trung đa ̣i, có lẽ phải
nói đế n PGS.TS Lê Thu Yế n với chuyên đề Truyề n thố ng văn hóa Viê ̣t trong
sáng tác của Nguyễn Du. Bằ ng gio ̣ng văn mươ ̣t mà, sâu lắ ng, tác giả đem la ̣i cho
người đo ̣c những rung đô ̣ng, những cảm xúc và niề m tri ân đố i với thiên tài
Nguyễn Du. “Trong tác phẩ m của Nguyễn Du không chỉ có không khí lễ hô ̣i mà
còn có thế giới trời, Phâ ̣t, thầ n thánh, ma quỷ, không chỉ có mồ mả, tha ma,
nghiã điạ mà còn có chiêm bao, mô ̣ng mi,̣ bói toán” [39; 108].
Qua công trình Mộng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du của Ngô Thị Thanh
Tâm, Tạp chí khoa học ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013. Trong đó có
viết: “Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, bên cạnh một thế giới thực với những
miêu tả, phản ánh cụ thể và xúc động về cuộc sống xã hội, con người còn có sự
tồn tại hiển nhiên của một thế giới khác, vô hình - thế giới của những giấc mộng.
Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra đôi điều suy nghĩ về những giấc mộng,

những tưởng tượng mơ hồ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, đồng thời chỉ ra ý
nghĩa nghệ thuật đặc sắc của nó” [29; 131].
Gần đây, năm 2015, trong Tạp chí sáng tác phê bình nghiên cứu văn học
nghệ thuật - văn hóa, có bài viết về: Không gian siêu hình trong Truyện Kiều
của Trần Ngọc Hồ Trường. Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến yếu tố
3


chiêm mộng và đặc biệt là giấc mộng gặp Đạm Tiên của Thúy Kiều. Trong
Truyện Kiều, có 4 lần Nguyễn Du mô tả giấc mộng và tất cả những gì được báo
mộng đều linh ứng. Motip báo mộng rất hay thường gặp trong văn học trung đại,
đặc biệt là trong truyện truyền kỳ và tiểu thuyết chương hồi. Người trung đại tin
vào điềm triệu, mộng triệu. Có khi họ xuất quân, đăng quang, khởi hành, xây
cất... đều theo những điều được báo mộng.
Tuy chỉ là những phá c ho ̣a còn sơ lươ ̣c về đề tài nà y, song nhữ ng nhâ ̣n
đinh,
̣ đánh giá qua các công trình nghiên cứu trên đã gơ ̣i mở cho chúng tôi
nhiề u hướng tiế p câ ̣n. Chúng tôi xin trân tro ̣ng liñ h hô ̣i và vâ ̣n du ̣ng vào đề
tài của mình.
3. Đố i tươ ̣ng, mu ̣c đích nghiên cứu
3.1. Đố i tượng nghiên cứu:
Chúng tôi tiế n hành nghiên cứu về Yế u tố chiêm mộng trong văn học
trung đại và trong thơ văn Nguyễn Du chứ không nghiên cứu về tấ t cả các mă ̣t
nô ̣i dung và nghê ̣ thuâ ̣t trong văn học.
3.2. Mục đích nghiên cứu:
Mu ̣c đích mà đề tài muố n hướng đế n là chỉ ra, hê ̣ thố ng la ̣i những biể u
hiêṇ yế u tố chiêm mô ̣ng trong một số tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu và
trong thơ văn Nguyễn Du, mô ̣t cách rõ nét nhấ t. Tìm ra ý nghĩa của chiêm mộng
và giá trị biểu đạt của nó,
Từ đó, khẳ ng đinh

̣ vị trí của văn học trung đại, sự sáng ta ̣o của Nguyễn
Du trong viê ̣c tiế p thu truyề n thố ng văn hóa Viê ̣t. Từ đó góp thêm tiế ng nói lí
giải về sức số ng lâu bề n của văn thơ đa ̣i thi hào Nguyễn Du trong lòng dân tô ̣c.
Thấ y đươ ̣c sự ảnh hưởng của nó trong đời số ng tinh thầ n của người xưa, đồ ng
thời cho thấ y giai đoạn văn học trung đại và thơ văn Nguyễn Du có giá tri ̣ như
thế nào trong thời đa ̣i mới.
4. Nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cứu
- Khảo sát tài liêu.
̣
- Thố ng kê, phân loa ̣i.
- Phân tić h, tổ ng hơ ̣p để làm rõ yế u tố chiêm mô ̣ng trong văn học trung
đại và trong thơ văn Nguyễn Du.
5. Pha ̣m vi nghiên cứu
Khảo sát những tác phẩm tiêu biểu xuất hiện yếu tố chiêm mộng trong văn
4


học trung đại, các tác phẩm thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm đặc biệt là Truyện Kiều.
Trong quá trin
̀ h nghiên cứu, chúng tôi sẽ so sánh giữa các tác giả có sử
dụng yếu tố chiêm mộng trong sáng tác của mình, phân tích yếu tố chiêm mộng
trong một vài tác phẩm như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lĩnh Nam chích quái
của Vũ Quỳnh - Kiều Phú, Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên và một số tác phẩm
khác có các chi tiết liên quan đến chiêm mộng.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thố ng kê, phân loại
Là phương pháp chính, để tìm và phân chia ra các tác phẩm có sử dụng
yếu tố chiêm mộng.
6.2. Phương pháp phân tích tổ ng hợp.

Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn bản và
đưa ra những luận điểm khái quát của khóa luận.
6.3. Phương pháp so sánh đố i chiế u
Phương pháp này nhằm làm nổi bật nét tương đồng cũng như sự khác biệt
giữa các yếu tố chiêm mộng trong từng đơn vị tác phẩm thuộc các giai đoạn lịch
sử khác nhau.
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phầ n làm nổ i bâ ̣t lên những đă ̣c sắ c, những ý nghĩa cụ thể đằng
sau yế u tố chiêm mô ̣ng trong văn học trung đại và trong thơ văn Nguyễn Du. Từ
đó, người đo ̣c có cái nhin
̀ hoàn chin̉ h về yế u tố chiêm mô ̣ng, cũng như đóng góp
của văn học trung đại và đóng góp của Nguyễn Du đố i với nề n văn ho ̣c trung đa ̣i
Viê ̣t Nam.
Chứng minh đươ ̣c giá tri ̣ của yế u tố chiêm mô ̣ng trong văn học trung đại
và trong thơ văn Nguyễn Du. Từ đó giúp đô ̣c giả hiể u đúng, hiể u sâu những vẻ
đep̣ đô ̣c đáo của thơ chữ Hán, cũng như chữ Nôm của Nguyễn Du, cũng như
tâm hồ n đáng quý của đa ̣i thi hào dân tô ̣c, mô ̣t nhà thơ tài hoa.
Đề tài sau khi nghiêm
̣ thu sẽ đươ ̣c dùng làm tài liêụ tham khảo cho sinh
viên khoa Ngữ văn trong quá triǹ h ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Du,
là tư liêụ giảng da ̣y. Đồ ng thời bổ sung thêm mô ̣t số thông tin hữu ích cho
những ai yêu thích và muố n hiể u sâu hơn về Văn học trung đại và đa ̣i thi hào
dân tô ̣c Nguyễn Du.

5


8. Cấ u trúc của đề tài
Ngoài các phầ n Mở đầ u, Kế t luận, Tài liê ̣u tham khảo, nô ̣i dung chiń h của
đề tài đươ ̣c triể n khai qua ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Chiêm mộng trong văn học trung đại
Chương 3: Chiêm mộng trong thơ văn Nguyễn Du

6


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Chiêm mô ̣ng
1.1.1. Khái niệm
Đi sâu vào khai thác chiếm lĩnh đời sống tâm linh cùng những trạng thái
tâm lý tinh thần đầy bí ẩn của con người là điều mà văn học mọi thời kỳ đều
quan tâm. Với văn học trung đại, chiêm mộng đã mang giá trị tự thân. Thông
qua các tác phẩm truyện kể, truyện thơ, văn tế, phú, đời sống tâm linh xuất hiện
một cách tự nhiên từ những hiện tượng kì lạ xảy ra trong thiên nhiên cho đến các
hình thức phong thủy, cầu cúng, điềm báo, báo ứng, thần thánh, ma quỷ… Và
giữa vô số chi tiết kỳ ảo tồn tại trong văn học trung đại ấy, chiêm bao mộng mị
nổi bật lên như một yếu tố đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ giấc mộng không chỉ mở ra
cánh cửa dẫn đến thế giới tâm linh của người Việt mà còn tạo nên một vùng
không gian hư ảo để con người tự do bộc lộ những khát khao, mộng tưởng mà
lúc tỉnh thức họ không cách nào thực hiện được.
Chiêm mộng thường được diễn ra qua các quá trình khác nhau như là không
gian thời gian xuất hiện chiêm mộng, trạng thái chiêm mộng, nội dung chiêm mộng,
giải chiêm mộng... cuối cùng là rút ra được ý nghĩa của giấc chiêm mộng.
Mộng trong đời sống thể hiện trong giấc mơ khi ngủ hoặc là những tưởng
tượng của con người khi thức. Ở trường hợp thứ nhất, mộng hình thành trong
cõi vô thức, tiềm thức, vượt ra khỏi ý thức của con người, không do một ý thức
nào chi phối trực tiếp. Do đó, những yếu tố phi lí rất thường thấy trong mỗi giấc
mơ. Dù ý thức không chi phối trực tiếp nhưng các hình ảnh trong giấc mơ xét
đến cùng chính là những hình ảnh gián đoạn của những ý thức nào đó ám ảnh

con người lúc thức. Ở trường hợp thứ hai, mộng được hiểu là những ước mơ,
khát vọng của con người vượt ra ngoài giới hạn thực tại của cuộc sống. Những
mong ước này đều có sự chi phối của ý thức.
Giấc mơ có cách gọi khác là “chiêm mộng”, “chiêm bao”, chiêm bao
mô ̣ng mi.̣ Theo Từ điể n tiế ng Viê ̣t của Hoàng Phê chủ biên: “Chiêm bao là thấ y
hiǹ h ảnh hiêṇ ra trong khi ngủ; thấ y trong mô ̣ng. Chiêm bao gặp bạn cũ. Giấ c
chiêm bao.” [26; 156].
Giấc mộng, có lúc còn được gọi là cơn mơ, cơn mê, chiêm bao, mộng mị,
xuất hiện khi con người chìm vào giấc ngủ hay ở trạng thái như mê man như
ngủ. Chẳ ng ha ̣n, Thúy Kiều hai lần tìm đến cái chết, hai lần được cứu, trong cơn
mê đều gặp gỡ Đạm Tiên. Nếu những nhân vật trong vai trò con người như vãi
Giác Duyên cứu lấy phần thân xác của Kiều thì Đạm Tiên dưới hình dáng hồn
7


ma bóng quế mờ ảo đã cứu lấy phần tâm của nàng thông qua hình thức thấm
đẫm chất kỳ ảo, báo mộng.
Tác giả Đào Duy Anh trong Từ điể n Truyê ̣n Kiề u đinh
̣ nghiã : “Chiêm bao
là điề u mơ thấ y trong giấ c ngủ”. Tỉnh ra, mới biế t rằ ng mình chiêm bao [1; 112].
Cũng có đinh
̣ nghiã : “Giấ c chiêm bao là giấ c mơ”; “Giấ c hòe là giấ c mơ. Sách
Nam Kha ký đời Đường chép chuyê ̣n Thuầ n Vu Phân nằ m ngủ thấ y mình đế n
nước Hòe An lấ y con gái vua, làm thái thú quâ ̣n Nam Kha rấ t sung sướng. Sau
đánh giă ̣c bi ̣thua. Lúc tin
̉ h dâ ̣y, thấ y mình nằ m dưới gố c cây hòe dưới cành phiá
Nam (Nam Kha). Do đó, người ta go ̣i giấ c mô ̣ng là giấ c hòe hay giấ c nam kha, ý
nói giàu sang chỉ là hư ảo” [1; 199].
Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới gọi “giấc mơ” là “chiêm mộng” và
cho rằng: “Chiêm mộng là biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể, được cất sâu

trong tâm khảm đến nỗi nó vượt ra khỏi vòng cương tỏa của người sáng tạo ra
nó; chiêm mộng hiện ra với chúng ta như là biểu hiện bí mật nhất và trơ trẽn
nhất của chính chúng ta” [3; 164].
Từ đây, chúng tôi thống nhất khái niệm: giấc mơ, giấc mộng, mộng,
chiêm bao, cơn mê, cơn mơ đều gọi chung là chiêm mộng.
Khảo sát các tác phẩm văn xuôi trung đại, có thể thấy hiện tượng giấc
mộng xuất hiện dày đặc cả với tính chất là giấc mộng cầu mộng hoặc báo mộng,
cả với ý nghĩa là sự linh ứng quả báo và ứng báo. Mộng liên quan đến nhiều vấn
đề trong cuộc sống: sự thay thế các triều đại, phò vua đánh giặc, van xin cứu
mạng, báo trước đường quan hoạn, mệnh số, đỗ đạt hiển vinh, gặp gỡ với người
thân đã chết. Mộng còn là điềm báo sự sinh đẻ thần kỳ và đầu thai kiếp khác.
Điềm báo, hay còn gọi cách khác là điềm: “Dấu hiệu báo trước việc bất
thường sẽ xảy ra, thường theo mê tín. Điềm tốt. Nằm mơ thấy thế là điềm gở”
[26; 316]. Là sự linh ứng của rất nhiều vị thần trong Viện điện u linh và Lĩnh
Nam chích quái, là sự nhập mộng cảm tạ của hai cô gái được Sinh làm cỗ cúng
trong bài Tây Viên kì ngộ ký trong Truyền kì mạn lục: Đêm hôm ấy chàng chiêm
bao thấy hai nàng đến tạ rằng: “- Đội ơn lang quân làm bài văn tế viếng, khiến
cho thanh giá chúng em càng bội tăng lên. Cảm vì tình ấy nên chúng em về đây
bái tạ.” [20; 63].
Là lời hẹn của ông già trong mộng với Tú Uyên do chàng quá thương
nhớ nàng tiên đã gặp trong Bích Câu kì ngộ trích Truyền kì tân phả: “Đêm hôm
ấy vào cuối canh ba, chàng mộng thấy một ông già mặc áo hoa, đội mũ nhà tu,
tay cầm cái hốt vàng, đứng giữa sân, gọi rằng: - Chàng mê sắc kia, ngày mai ta
8


đợi chàng ở hàng tranh vẽ trên bến Đông Tân, ta sẽ đưa đến cho chàng một tin
tức rất tốt” [6; 154], hay trong Công dư tiệp kí là sự ứng báo dành cho nhà sư
Bật Sô kiếp sau được làm hoàng đế Trung Hoa trong bài Hậu bổng Quang Minh
tự ký hay Nguyễn Giám Sinh được thác sinh làm vua nước lớn.

Ngược lại là loại giấc mộng như là sự quả báo với người nằm mộng. Quả
báo là “Sự đền đáp lại điều ác hay điều thiện đã làm trong kiếp trước bằng điều
ác hay điều thiện trong kiếp sau, theo đạo Phật” [26; 797]. Ta sẽ thấy qua Ngô
Tử Văn trong truyện Tản Viên từ phán sự lục sau khi đốt đền của tên tướng giặc
họ Thôi, đến tối sốt cao, thấy tên tướng giặc đến mắng chửi, dọa nạt chàng đòi
trả đền; Hồ Tôn Thốc thấy bị Hạng Vương trách móc vì đã đề thơ chê bai ở đền
và khi ông xốc áo vùng dậy, té ra đó là một giấc chiêm bao, trong Câu chuyện ở
đền Hạng Vương [20; 15].
Hoạt động cầu mộng
Cầu mộng, ta có thể cắt nghĩa “cầu” là “Mong muốn. Tinh thần cầu tiến
bộ. Bán nước cầu vinh. Cầu may. Xin thần linh ban cho những điều mong muốn.
Cầu trời khấn phật. Cầu phúc” [26; 126]. Mộng như đã nói là giấc mộng, giấc
chiêm bao. Cầu mộng ta tạm hiểu là những mong muốn, những cầu nguyện
được như giấc mộng, thường thì người ta cầu mộng giấc mộng lành. “Cầu
nguyện là cầu xin thần linh ban cho điều tốt lành, theo tôn giáo” [26; 127].
Niềm tin vào giấc mộng còn thôi thúc người ta đến hoạt động cầu mộng.
Cổ nhân coi hạnh phúc là do thần thánh và thượng đế ban cho, tai họa là do thần
giáng xuống. Cho nên để đạt được ý nguyện của mình, các nhân vật đã chủ động
cầu mộng, xin thần thánh báo trước hay ban cho điều gì. Hoạt động này thường
diễn ra với học trò đi thi, người đi buôn hay có việc đi xa.
Chuyện đại sự trong triều chính cũng được các vua Lê Ngọa Triều, Lý
Thái Tổ đến cầu mộng trong Chuyện về thần Đằng Châu trong Viện điện u linh:
“Đêm ấy, mộng thấy hai bậc dị nhân, mày râu như vẽ, phong tư tuấn nhã, mỗi
người có mấy chục đồ đệ mang cờ, trống, sáo, chiêng, gọi nhau í ới đến tạ nhà
trước tranh nhau ở” [28; 113].
Ngoài ra còn có trường hợp cầu mộng để được gặp người yêu, ân ái với
vợ hoặc chồng mình đã khuất trong Chuyện Lệ Nương: “Ta vì nàng mà từ xa
đến đây, nàng có thể cùng ta gặp gỡ trong giấc chiêm bao để cho ta một lời yên
ủi hay không? Đến canh ba, Sinh quả thấy Lệ Nương lững thững đi đến, khóc kể
rằng...” [20; 205]. Vợ chồng bèn cùng nhau âu yếm, chuyện trò y như lúc sống.

“Đêm sau mộng thấy ba người đến tạ ơn; chàng đương toan lại cùng trò chuyện
9


thì thoắt chốc cả ba đều biến mất” [20; 208]. Có thể thấy Sinh và Lệ Nương vì
quá yêu thương và nhung nhớ nên đã cầu mộng để được ân ái cùng vợ hoặc
chồng của mình.
Loại giấc mộng này, theo cách giải thích của Vương Phù đời Đông Hán là
có nguyên nhân tâm lí tinh thần. Ban ngày có sự, ở đây là luôn nhớ những người
thân của mình, với một sự cảm thụ sâu sắc nên ban đêm những cái đó phản ảnh
trong giấc mộng. Cách giải thích này có lí song trong văn học trung đại nó còn
mang theo cả quan niệm thần bí của con người về giấc mộng.
Thế giới hồn và mộng là thế giới của sự huyễn tưởng, kì ảo nhưng hầu hết
giấc mộng trong văn xuôi trung đại, đó là thế giới rất thực. Vì trong mộng, dù
con người đi vào thế giới nào, thiên đình, âm cung hay thủy phủ thì trở về hiện
thực họ cũng được thưởng phạt tương ứng từ thế giới ấy.
Hoạt động giải mộng là quá trình phân tích ý nghĩa của những giấc mơ. Ở
nhiều xã hội cổ đại, giấc mơ đã được coi là một thông tin liên lạc siêu nhiên hay
một phương tiện can thiệp của thần thánh, mà thông điệp của nó có thể được làm
sáng tỏ bởi những người có quyền năng nhất định.
Giải mộng, tách nghĩa hai từ thì “Giải là làm cho thoát được cái đang trói
buộc, hạn chế tự do... Làm cho như tan mất đi cái đang làm khó chịu... Làm cho
những rắc rối hoặc bí ẩn được gỡ dần ra để tìm ra đáp số hoặc câu trả lời...” [26;
387]. Từ đó, giải mộng được hiểu là giúp ta gỡ dần những điều bí ẩn, rắc rối
ngay trong giấc mộng, hoặc từ giấc mộng đó, người ta sẽ tìm ra được câu trả lời
cho những gì chưa rõ ràng.
Trong văn học trung đại, chi tiết giải mộng luôn xuất hiện song song với
những yếu tố chiêm mộng có trong các tác phẩm. Từ giấc mộng, họ đã cầu
mộng, và giải mộng, đó là những chi tiết đắt giá trong sự thành công của một tác
phẩm văn học trung đại. Mọi giấc mộng cũng đều được giải mộng, và đó cũng

có thể là điềm báo về giấc mộng lành, hoặc giấc mộng dữ.
1.1.2. Nội dung và ý nghĩa chiêm mộng
Chiêm mộng liên quan đến nhiều vấn đề trong cuộc sống: sự thay thế các
triều đại, phò vua đánh giặc, van xin cứu mạng, báo trước đường quan hoạn,
mệnh số, đỗ đạt hiển vinh, gặp gỡ với người thân đã chết. Chiêm mộng còn là
điềm báo sự sinh đẻ thần kỳ và đầu thai kiếp khác.
Đối tượng trong chiêm mộng rất đa dạng, cụ thể như mộng công danh,
mộng học hành thi cử, hay là sự báo trước về đường quan hoạn mệnh số, có cả
mộng báo sinh quý tử hoặc truyện phàm trần. Những giấc mộng về một xã hội
10


tốt đẹp, thể hiện đời sống tâm hồn của con người, giấc mộng về gia đình. Đây là
đề tài riêng tư trong hệ thống đề tài quen thuộc là cộng đồng, có thể là giấc
mộng gặp vợ, gặp anh.
Bách khoa tri thức phổ thông đi sâu hơn phần cốt lõi của chiêm mộng, ở
đây các nhà biên soạn tổng hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu dân tộc học,
phân tâm học và ngoại cảm học để phân chia những chiêm mộng thành nhiều
loại khác nhau: một là “chiêm mộng tiên tri hay giáo huấn, một sự báo trước ít
nhiều úp mở về một nguy biến đã qua, đang xảy ra hoặc sẽ đến; nguồn gốc của
những giấc mộng này hay được quy cho một sức mạnh trên trời”; hai là “chiêm
mộng truyền pháp”; ba là “chiêm mộng thần giao cách cảm, làm cho ý nghĩ và
tình cảm của những con người hoặc nhóm người xa cách có thể liên thông được
với nhau”; bốn là “chiêm mộng linh tính, cho phép ta đoán định và dành ưu tiên
cho một khả năng” [16; 1343].
Khảo sát các tác phẩm văn xuôi trung đại, có thể thấy hiện tượng giấc
mộng xuất hiện dày đặc cả với tính chất là giấc mộng cầu mộng hoặc báo mộng,
cả với ý nghĩa là sự linh ứng quả báo và ứng báo. Chiêm mộng mang rất nhiều ý
nghĩa, biểu đạt thế giới hiện thực, phản ánh xã hội từ đó thể hiện được khát vọng
hiển vinh đỗ đạt như thi cử, làm quan. Nó còn thể hiện quan niệm trung đại về

thế giới nhiều cõi của con người có liên quan đến văn hóa tâm linh. Thế giới tâm
linh ấy, thể hiện cả khát vọng đổi đời và nhu cầu hạnh phúc của con người.
Chiêm mộng là hiện thực tâm linh, thế giới bao bọc và không ngừng tác
động trực tiếp đến con người. Qua chiêm mộng, Nguyễn Du thể hiện sự đồng
tình với lí thuyết Phật học: con người có duyên nghiệp, nhân quả báo ứng, đời là
bể khổ. Con người không có quyền quyết định cuộc đời mình trong hiện tại.
Mượn yếu tố chiêm mộng, tác giả khắc họa sự nhỏ bé hư vô của kiếp người, sự
bí hiểm và lo âu về nhân thế trước cái khó lí giải. Buồn nhiều hơn vui, cái tối
tăm oan trái khổ đau nhiều hơn hạnh phúc.
Chiêm mộng là biểu hiện của một hoạt động tinh thần, chiêm mộng cũng
thể hiện những khát vọng sâu kín mà thực tại không thể giãi bày. Mượn chiêm
mộng, Nguyễn Du muốn trải bày thương cảm với kiếp tài hoa bạc mệnh. Đạm
Tiên và Thúy Kiều là tổ hợp những khuôn mẫu chung thân phận. Thông qua
chiêm mộng, tác giả đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc khiến “những con người
Việt Nam chúng ta xích lại gần nhau, sát cánh bên nhau, thông cảm và đồng cảm
trong đời sống thường nhật, trong lao động, đấu tranh để bảo vệ và xây dựng Tổ
quốc thân yêu của mình” [32; 8].
11


Với truyện truyền kỳ, mộng là một không gian làm tăng thêm màu sắc
huyền ảo cho truyện, nó còn là một thủ pháp nghệ thuật nhà văn sử dụng để thể
hiện ý đồ nghệ thuật riêng như là mộng ảo hóa hiện thực, để cho nhân vật cơ hội
nếm trải những gì không xảy ra trong cuộc đời. Và như vậy, mộng cũng chỉ là
một giấc mơ để rồi lúc tỉnh mộng là lúc con người vỡ mộng để nhận thức ra cái
gì là hư là thực của cuộc đời.
1.2. Khái quát về văn học trung đại Việt Nam
1.2.1. Các giai đoạn phát triển
Theo cuốn Khảo và luận một số thể loại tác gia - tác phẩm văn học trung đại
Việt Nam của Bùi Duy Tân có nhận định: “Văn học trung đại Việt Nam, từng được

gọi là Văn học cổ Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Văn học Hán Nôm, hoặc
văn học viết hay Văn học thành văn Việt Nam... thời trung đại” [30; 9].
Văn học viết có hai bộ phận: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, ảnh
hưởng lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Văn học chữ Nôm tuy
xuất hiện muộn và không có vị thế chính thống như văn học chữ Hán, song với
tính chất của một bộ phận văn học tiếng Việt, văn học chữ Nôm ngày càng phát
triển mạnh mẽ, giành được vị trí quan trọng và cuối cùng chiếm được ưu thế ưu
việt trên văn đàn.
Sự ra đời của dòng văn học viết đã làm cho diện mạo văn học trở nên
hoàn chỉnh, đã làm cho tính chất, cơ cấu của nền văn học dân tộc đổi mới, phong
phú và hoàn thiện hơn. Trong văn học trung đại cũng trải qua các thời kì và giai
đoạn cụ thể, gắn liền với lịch sử xã hội.
Sự phát triển văn học bao giờ cũng gắn liền với lịch sử xã hội. Nhưng sự
phát triển đó chủ yếu gắn liền với những quy luật vận động nội tại của bản thân
văn học. Với quan niệm như vậy, có thể chia văn học dân tộc từ thế kỉ X đến
nay làm ba thời kì.
Thứ nhất, là thời kì văn học trung đại: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
Thứ hai, là thời kì văn học cận đại: từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
Thứ ba, là thời kì văn học hiện đại: từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
Văn học trung đại, là thời kì đầu của nền văn học dân tộc, cũng chính là
khi mà nền văn học Việt được sáng tác dưới ảnh hưởng của ý thức hệ phong
kiến. Văn học phát triển trong phạm vi quốc gia, chịu ảnh hưởng của văn học
khu vực Đông Á, trước hết là Trung Quốc. Tác giả văn học là các tầng lớp trí
12


thức phong kiến với thế giới quan phong kiến, chữ viết là chữ Hán theo âm đọc
Việt, và chữ Nôm.
Hệ thống thể loại gồm hai bộ phận, bộ phận có nguồn gốc từ văn học
Trung Quốc và bộ phận có nguồn gốc từ văn học dân gian. Có thể coi đây là thời

kì văn học của nước Việt phát triển trong quá trình hoàn chỉnh dần những đặc
trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật dân tộc cổ truyền, trên cơ sở tiếp thu
ảnh hưởng của văn hóa văn học nước ngoài.
Trong một thời kì văn học dài như thời kì văn học trung đại từ thế kỉ X
đến hết thế kỉ XIX, cơ cấu, tính chất của văn học, phương thức tư duy, ngôn ngữ
và thể loại văn học thường ít có sự biến đổi. Cái dễ thay đổi lại chính là những
vấn đề thuộc nội dung văn học, chủ đề văn học, nhất là những chủ đề lớn, có
tính chất thời đại, gắn liền với yêu cầu lịch sử, xã hội trong từng giai đoạn cụ
thể. Văn học trung đại có thể chia thành bốn giai đoạn với tinh thần cơ bản,
mang tính lịch sử của mỗi giai đoạn.
1.2.1.1. Giai đoạn thứ nhất: Từ thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XV
Đây là giai đoạn đi lên của giai cấp phong kiến khi nó còn có vai trò lịch
sử tích cực, đối ngoại thì hăng hái chống xâm lược, đối nội thì cố gắng thúc đẩy
sản xuất phát triển. Nhà nước phong kiến lúc thịnh, lúc suy, nhưng chế độ phong
kiến đang ở trong quá trình phát triển.
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn lịch sử này là độc lập của dân tộc đã giành
được, nhưng nguy cơ ngoại xâm vẫn còn đe dọa nghiêm trọng. Các đế chế
phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm chiếm và đồng hóa nước Đại Việt. Mâu
thuẫn giữa toàn dân tộc với kẻ thù ngoại xâm nổi lên hàng đầu của hiện thực lịch
sử. Cuộc đấu tranh xã hội trong giai đoạn lịch sử này chưa phải là đấu tranh nội
bộ mà là đấu tranh giữa dân tộc Việt với những thế lực xâm lược bên ngoài. Văn
học ra đời trong giai đoạn này chịu sự tác động sâu sắc và mạnh mẽ của những
cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
Chủ đề cơ bản mang tính lịch sử của giai đoạn này là khẳng định dân tộc.
Khẳng định dân tộc là chủ đề cơ bản, là tinh thần, là cảm hứng chủ đạo, đồng
thời là nội dung trực tiếp, là phương hướng tư tưởng dẫn dắt đến việc lựa chọn
đề tài và loại thể văn học. Nhà văn tiêu biểu trong các thế kỉ này là người tham
gia chống ngoại xâm, tác phẩm tiêu biểu là những tác phẩm trực tiếp hoặc gián
tiếp có liên quan đề tài chiến tranh chống xâm lược. Cảm hứng yêu nước, tự hào
dân tộc là cảm hứng chủ đạo, chi phối những cảm hứng khác. Những thể loại


13


văn học phổ biến là những thể loại có tính chất hùng ca, hùng biện như hịch,
cáo, thư, chiếu, phú, thơ...
Tác phẩm chữ Hán ngay từ đầu đã tỏ ra cứng cáp, qua Lí Trần đến Lê Sơ,
nhất là vào thế kỉ XV văn học chữ Hán đã phát triển. Có những tác gia nổi tiếng
như: Đỗ Pháp Thuận, Dương Không Lộ, Mãn Giác, Trần Quang Khải, Trần
Quốc Tuấn, Trương Hán Siêu, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Mộng Tuân, Lí Tử
Tấn, nhất là đại văn hào Nguyễn Trãi. Một số tác phẩm có giá trị cao như: Nam
quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ văn, Tụng giá hoàn kinh sư, Cảm hoài, Phú núi Chí
Linh,... Đặc biệt, với Bình Ngô đại cáo, áng văn hay của muôn đời, chủ nghĩa
yêu nước, cảm hứng dân tộc đã đạt tới mức thăng hoa kì diệu.
Thời này chứng kiến sự xuất hiện của văn học chữ Nôm, bước nhảy vọt
của tinh thần văn hóa dân tộc. Văn học chữ Nôm ra đời khoảng cuối thế kỉ XIII
với Nguyễn Thuyên, Chu An, Trần Nhân Tông... nhưng tác phẩm chỉ còn lại
mấy bài ca, phú. Sang thế kỉ XV, “Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là thành
tựu lớn nhất của văn học Nôm trong giai đoạn khởi đầu, xứng đáng ở vị trí khai
sáng của văn học thuần Việt” [30; 16].
1.2.1.2. Giai đoạn thứ hai: Từ nửa cuối thế kỉ XV - nửa đầu thế kỉ XVIII
Nhà nước phong kiến cuối thế kỉ XV, trong hoàn cảnh hòa bình, có những
bước phát triển mạnh mẽ và tiến đến bước cực thịnh. Chủ đề cơ bản mang tính
lịch sử của nó là khẳng định nhà nước phong kiến. Khẳng định nhà nước phong
kiến cũng tức là khẳng định giai cấp phong kiến, khẳng định thế giới quan, ý
thức hệ phong kiến. Và sự khẳng định này cần được hiểu một cách biện chứng
và linh hoạt.
Từ thế kỉ XVI trở đi, nhà nước phong kiến ngày càng bộc lộ nhiều hiện
tượng suy thoái, thì văn học bên cạnh khuynh hướng ca ngợi nó một cách trực
tiếp, xuất hiện một khuynh hướng mới có tính chất phê phán, khẳng định lại nhà

nước phong kiến gián tiếp thông qua phê phán. Văn học giai đoạn này, chịu ảnh
hưởng nặng nề của quan điểm văn học Nho giáo. Nhà văn hầu hết là nho sĩ, nho
sĩ ra làm quan và nho sĩ ẩn dật, với lập trường phong kiến về ý thức phong kiến,
đạo đức phong kiến thông qua Nho giáo.
Đề tài phổ biến là vịnh thiên nhiên, vịnh sử và đi sứ. Do kế thừa được
những truyền thống của văn học viết thời trước, do tiếp nhận những ảnh hưởng
lành mạnh của văn học dân gian khi ấy đang trên đà phát triển mạnh mẽ, cùng
với phong trào đấu tranh của nhân dân ngày càng dâng cao, do sức mạnh của
chân lí lịch sử, chân lí cuộc sống, chân lí nghệ thuật.
14


Tác giả lớn thời kì này là Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau đó là
Thân Nhân Trung, Hoàng Sĩ Khải, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Đào Duy
Từ... Trong số này nổi bật nhất là một số nho sĩ ẩn dật: Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Dữ với những tác phẩm thể hiện cuộc sống ẩn dật và phơi bày những tệ
lậu của chế độ phong kiến.
Truyện truyền kì đạt tới độ trưởng thành với hai tác phẩm nổi tiếng là
Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông và Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ. Văn học giai đoạn này chuyển mạnh theo hướng dân tộc hóa từ
ngôn ngữ đến thể loại, từ nội dung đến hình thức, đánh dấu sự trưởng thành vượt
bậc của văn học dân tộc.
1.2.1.3. Giai đoạn thứ ba: Từ nửa cuối thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX
Đây là giai đoạn đất nước chứng kiến nhiều biến cố lớn lao, chế độ phong
kiến bước vào thời kì khủng hoảng. Văn học ra đời trong giai đoạn này nhằm
khẳng định con người. Khẳng định con người là chủ đề cơ bản mang tính lịch sử
của văn học. Nhà văn thời này thường là những nhà văn hóa, nhà tư tưởng,
những văn nghệ sĩ từng trải trong đời, có vốn sống và sự hiểu biết phong phú,
sâu sắc. Họ thường hướng tác phẩm văn học vào những vấn đề con người, đặc
biệt là quyền sống, tình yêu, thân phận của người phụ nữ. Tính chất nhân văn

nhuần thấm vào văn học, làm xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
Về thể loại, ở giai đoạn này có nhiều chuyển biến. Trước hết, văn học chữ
Hán vẫn trên đà phát triển, đặc biệt là văn xuôi tự sự. Thơ chữ Hán ngày càng
nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu như Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề,
Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tùng kí của Lê Quýnh, Vũ trung
tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Tùng Niên và Kính Phủ.
Văn học chữ Nôm chưa bao giờ nở rộ như vậy. Thơ luật Đường có “Bà
chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, rồi Bà huyện Thanh Quan... Khúc ngâm thì
như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Ai tư vãn, Tự tình khúc... Truyện
thơ thì gồm có Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, Truyện Kiều... Đặc biệt, Truyện
Kiều là một kiệt tác nghệ thuật vô cùng đặc sắc của đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du, trong đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc thông qua nội dung lẫn hình thức
biểu đạt trong tác phẩm.
Những thành tựu trên không chỉ đánh dấu giai đoạn toàn thịnh của văn học
trung đại Việt Nam mà còn tạo ra những biến đổi về chất so với các thời kì trước.

15


1.2.1.4. Giai đoạn thứ tư: Nửa cuối thế kỉ XIX
Văn học ra đời trong giai đoạn này có phần giống giai đoạn đầu, nhưng
tính chất của nó thì đã khác. Ở giai đoạn thứ nhất, chủ đề cơ bản mang tính lịch
sử của văn học là khẳng định dân tộc với tính chất, quan điểm phong kiến, vì khi
ấy giai cấp phong kiến còn có vai trò tích cực đối với lịch sử, còn giương cao
ngọn cờ yêu nước, còn thống nhất quyền lợi và trách nhiệm với nhân dân trong
việc bảo vệ độc lập của dân tộc. Đến lúc này, giai cấp phong kiến đã trở thành
vật chướng ngại, phản động đối với sự phát triển của lịch sử, còn giương cao
ngọn cờ yêu nước, còn thống nhất quyền lợi và trách nhiệm với nhân dân trước
kẻ thù của dân tộc.
Chủ đề cơ bản mang tính lịch sử của văn học giai đoạn này là khẳng định

dân tộc với tính chất quan điểm nhân dân. Văn học phát triển mạnh ở Nam Bộ,
nơi có cuộc chiến đấu chống ngoại xâm diễn ra sớm nhất. Đội ngũ các nhà văn
đông đảo hẳn lên, gồm nhiều thành phần, nhiều tầng lớp xã hội, đặc biệt là sự có
mặt khá nổi bật của đội ngũ các nhà văn Nam Bộ. Lần đầu tiên, văn học dựng
lên được hình tượng người nông dân đánh giặc. Văn học mang tính thời sự, theo
sát cuộc đấu tranh chính trị, sử dụng nhiều những thể loại ngắn, sáng tác phục
vụ kịp thời, dùng nhiều ngôn ngữ đời sống hàng ngày và nhiều yếu tố khôi hài,
trào phúng, đả kích mang dấu ấn dân gian đậm nét.
Các tác giả lớn của văn học yêu nước chống Pháp như Nguyễn Đình
Chiểu, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích... có nhiều tác
phẩm xứng đáng là những bản anh hùng ca bi tráng. Đặc biệt, Nguyễn Đình
Chiểu, ngọn cờ đầu của văn học yêu nước chống Pháp, qua Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc, đã sáng tạo hình tượng những người anh hùng vệ quốc, những anh hùng
dân tộc không phải xuất thân từ tầng lớp phong kiến mà từ đám người nông dân
cùng khổ. “Thể loại thời sự nhất của văn học giai đoạn này là vè (Vè thất thủ
kinh đô), hịch (Hịch đánh Tây), văn tế (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)...” [30; 22].
Phân chia thời kì văn học trung đại Việt Nam ra làm bốn giai đoạn, với
những đặc trưng riêng của mỗi giai đoạn như trên, là cách phân chia của tập
sách Khảo và luận một số thể loại tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt
Nam, tập hai, của Bùi Duy Tân và Văn học trung đại Việt Nam, tập 1, do
Nguyễn Đăng Na (chủ biên) “Sự phát triển của văn học là một quá trình liên tục,
cái gì là cơ bản, là chủ yếu, là phổ biến của thời kì hoặc giai đoạn sau thường đã
có mầm mống, manh nha, với tư cách là cái mới, từ thời kì hoặc giai đoạn trước”
[30; 23]. Cái gì là cơ bản, là chủ yếu, là phổ biến của thời kì hoặc giai đoạn
trước thường không mất hết đi, với tư cách là cái cũ, mà mất dần, chuyển hóa
16


thành cái thứ yếu, không phổ biến, hoặc nhập thân vào cái cơ bản, chủ yếu, phổ
biến của giai đoạn sau.

Khẳng định dân tộc là chủ đề cơ bản của văn học giai đoạn thế kỉ X đến
đầu thế kỉ XV, đồng thời cũng là chủ đề chung xuyên suốt toàn bộ nền văn học
nước Việt, một đất nước trong suốt quá trình lịch sử của mình phải luôn luôn
đương đầu với những cuộc xâm lăng của các thế lực phản động nước ngoài.
Nhưng nếu như trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, khẳng định dân tộc
với tính chất là một chủ đề cơ bản chi phối sự phát triển của văn học, thì ở
những giai đoạn khác, nó tồn tại như một truyền thống, một giá trị tinh thần.
1.2.2. Một số đặc điểm của văn học trung đại
Theo cuốn Văn học trung đại Việt Nam, tập 1, Nguyễn Đăng Na (chủ
biên) có nói Văn học trung đại Việt Nam nổi bật lên bốn đặc điểm:
1.2.2.1. Lấy văn học dân gian làm nền tảng
Nền văn học thành văn của bất cứ quốc gia nào cũng phải lấy văn học dân
gian làm nền tảng. Song, đối với quốc gia bị ngoại bang xâm chiếm hàng ngàn
năm như Việt Nam thì điều này lại càng quan trọng hơn. Khi nền văn học Việt
Nam mới ra đời, các tác gia đều hướng về cội nguồn, khai thác văn học dân
gian, lấy văn học dân gian làm cơ sở để xây dựng truyền thống cho văn học viết.
Nhờ các truyện đang lưu truyền trong dân gian về các vị thành hoàng, về
Bà Trưng, Trương Hát - Trương Hống, Bố Cái Đại vương, Lí Phục Man, Triệu
Quang Phục, Lí Ông Trọng mà viết nên Việt điện u linh. Các truyền thuyết, các
truyện cổ tích giúp Trần Thế Pháp hoàn thành tập Lĩnh Nam chích quái. Hay
Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.
Văn học dân gian không chỉ giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành
văn xuôi tự sự mà còn đối với cả thơ ca. Nó không chỉ là cơ sở hình thành văn
học mà suốt tiến trình văn học, văn học dân gian luôn hỗ trợ, thúc đẩy văn học
viết phát triển, nâng cao. Văn học viết cũng giúp văn học dân gian tự hoàn thiện
và nâng cao.
1.2.2.2. Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa từ nền văn học Trung Hoa, Ấn
Độ và các nước lân cận
Để xây dựng nền văn học những ngày đầu mới giành lại độc lập, không gì
tốt bằng tiếp thu và cải biến tinh hoa văn học của các quốc gia khác cho phù hợp

với hoàn cảnh, truyền thống và tâm lí, thẩm mĩ Việt Nam. Trước hết, chúng ta
chọn chữ Hán văn ngôn đọc theo âm Hán Việt làm công cụ sáng tác văn học.
17


“Người Việt dùng chữ Hán theo cách riêng của mình. Chọn chữu Hán văn ngôn
làm công cụ viết văn trong hoàn cảnh chưa có văn tự là phương án tối ưu của
dân tộc ta” [30; 31].
Trên cơ sở chữ Hán và bộ chữ Hán đọc theo âm Hán Việt, chúng ta đã
sáng chế ra loại văn tự dân tộc dùng để chủ yếu ghi âm tiếng Việt. Đó là chữ
Nôm, từ thế kỉ XIII, chữ Nôm được dùng vào sáng tác văn học. Ngoài việc tiếp
nhận thể văn, thể thơ, các tác gia trung đại còn tiếp nhận cả cách biểu hiện, hệ
thống điển tích, điển cố, thi liệu, văn liệu trong nền văn học Trung Hoa để làm
giàu cho kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam.
Cùng với văn học Trung Hoa, người Việt còn tiếp thu tinh hoa từ nền văn
học Ấn Độ, đặc biệt là hệ tư tưởng Phật giáo, các loại hình văn học Phật giáo.
Ngoài ra, chúng ta đã tiếp nhận những cái hay, cái đẹp từ nền văn hiến các dân
tộc lân cận như Chăm - Pa, Lào, Cam - pu - chia, Thái Lan...
Tiếp nhận có chọn lọc, tiếp nhận sáng tạo theo khuynh hướng dân tộc hóa
là đặc điểm nổi bật thứ hai của văn học trung đại Việt Nam.
1.2.2.3. Gắn bó với vận mệnh đất nước, với những số phận của con người Việt Nam
Nền văn học trung đại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đã gắn bó
máu thịt với vận mệnh đất nước, với số phận con người Việt Nam ngay từ khi
mới ra đời. Từng bước đi lịch sử của dân tộc, từng niềm vui nỗi buồn của đất
nước, từng giọt nước mắt hoặc nụ cười của những số phận con người Việt
Nam... đều được các tác gia trung đại quan tâm.
Buổi đầu dựng nước, văn học tập trung khẳng định sự trường tồn và tất
thắng của người Việt. Tiêu biểu như Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái,
Hoàng Lê nhất thống chí, Đại cáo bình Ngô... Khi đất nước hết giặc, các tập
đoàn thống trị tranh quyền đoạt lợi gây ra nội chiến, văn học lại lên tiếng phản

đối. Thiên Nam liệt truyện, Nam triều công nghiệp diễn chí ra đời.
Văn học trung đại Việt Nam là đứa con sinh ra từ lòng mẹ dân tộc, gắn bó
máu thịt với vận mệnh đất nước, phản ánh tất cả những niềm hạnh phúc lớn lao
cùng nỗi đau thương tột cùng của Tổ quốc và gắn bó với từng số phận của con
người Việt Nam. Đấy là đặc điểm thứ ba của văn học trung đại Việt Nam.
1.2.2.4. Không ngừng tự đổi mới để đảm nhiệm ngày càng tốt hơn trọng trách
mà lịch sử giao phó
Cũng như văn học trung đại các nước khác trên thế giới, văn học Việt
Nam thế kỉ X - XIX chịu sự tác động của thủ pháp sáng tác trung đại.
18


Trước hết, các tác gia Việt Nam cũng thường vay mượn đề tài có sẵn
trong văn học dân gian hoặc trong văn học viết mà tái tạo lại thành một tác
phẩm mới để phản ánh thời đại mình. Các tác giả Thánh Tông di thảo, Truyền kì
mạn lục, Truyền kì tân phả, Phan Trần, Hoa tiên... và cả tác giả Đoạn trường
tân thanh là những ví dụ cụ thể.
Ước lệ tượng trưng vừa là cách gọt đi những cái xù xì, thô nhám của đời
thường, thanh lọc những cãi trần tục, vừa là cách diễn đạt tư tưởng tình cảm và
hiện thực của người trung đại trong văn chương. Các tác gia trung đại Việt Nam
luôn tìm cách thoát khỏi tình trạng này bằng con đường không ngừng tự đổi mới
theo khuynh hướng dân tộc và bám sát hiện thực. Đó là đặc điểm thứ tư của văn
học trung đại Việt Nam.
1.3. Nguyễn Du và sự nghiệp sáng tác
1.3.1. Vài nét về Nguyễn Du
Văn ho ̣c Viê ̣t Nam từ cổ điể n đế n hiê ̣n đa ̣i, qua từng giai đoa ̣n, từng thời
kỳ, hòa trong dòng chảy chung của quy luâ ̣t phát triể n vẫn ghi đâ ̣m dấ u ấ n riêng
của từng tác giả. Có thể nói chính ho ̣, với tài năng thể hiêṇ qua thực tiễn sáng tác
của mình đã ta ̣o nên cho nề n văn ho ̣c dân tô ̣c mô ̣t diêṇ ma ̣o đô ̣c đáo, đa da ̣ng về
phong cách, phong phú về thể tài... Khảo sát thi ca trung đa ̣i, chúng ta không thể

không nhắ c tới những đỉnh cao như Nguyễn Traĩ , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ
Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiể u... đă ̣c biêṭ là đa ̣i thi hào của dân
tô ̣c chắ c hẳ n ai cũng yêu mế n đó chiń h là tác giả Nguyễn Du. Tấ t cả những tên
tuổ i ấ y luôn là niề m tự hào cho nề n văn hóa và văn ho ̣c dân tô ̣c.
Theo dòng lich
̣ sử, tác phẩ m văn chương luôn chiụ sự thử thách cho ̣n lo ̣c
khắ c nghiê ̣t của thời gian và nhiề u tác phẩ m rơi vào lañ g quên. Dường như ngươ ̣c
la ̣i với quy luâ ̣t ấ y, những tác giả và tác phẩ m tiêu biể u la ̣i không ngừng đươ ̣c
luâ ̣n bàn qua các thời kỳ lich
̣ sử. Cuô ̣c đời và tác phẩ m của ho ̣ mang nhiề u tâm tư
sâu sắ c, quy tu ̣ đươ ̣c nhiề u vấ n đề xã hô ̣i, có thể dự báo mô ̣t điề u gì cho mai sau.
Bởi vâ ̣y, tác giả Nguyễn Du và hàng loa ̣t tác phẩ m của ông luôn ẩ n chứa bên
trong những nỗi niề m của cuô ̣c số ng. Để có thể cảm nhâ ̣n về tác phẩ m mô ̣t cách
sâu sắ c nhấ t thì viê ̣c trước tiên là cầ n phải hiể u rõ về con người của tác giả.
Nguyễn Du (1766 - 1820), tên tự Tố Như, tên hiêụ Thanh Hiên, sinh ngày
23 tháng 11 năm Ất Dậu (3/1/1766) niên hiệu Cảnh Hưng. Người làng Tiên
Điề n, huyê ̣n Nghi Xuân, trấ n Nghê ̣ An nay thuô ̣c tin̉ h Hà Tiñ h, sinh ra ở Thăng
Long, nay thuô ̣c Hà Nô ̣i, là con thứ bảy trong gia điǹ h.

19


×