Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Bài giảng giáo dục quyền trẻ em trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 29 trang )

GIÁO DỤC QUYỀN TRẺ EM
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

 


 Đổi mới PPDH:
Tổ chức lớp học (nhóm tự quản).
Phương pháp dạy học (tự học).
Kế hoạch dạy học (linh hoạt điều
chỉnh).
Thời lượng dạy học (tăng, giảm hợp
lí).


TỔ CHỨC LỚP HỌC
1. Hội đồng tự quản HS: HS tự bầu, tự tổ
chức, tự quản
(Tự XD kế hoạch, chương trình hoạt
động, Tự điều hành HĐ).
2. Góc bộ môn,thư viện lớp học (Tự làm)
Góc TV, Toán, TN –XH, Các HĐGD, Cộng
đồng (ĐDDH, Tài liệu học tập, tham khảo,
sản phẩm lao động , kết quả học tập,…).
3. Hộp thư vui, Điều em muốn nói: trao đổi với
bạn, với GV về suy nghĩ của mình, mong
muốn, hứa hẹn của mình.


 Dân chủ hóa nhà trường: HS được
bàn, được làm, được đánh giá, được


kiểm tra. Nhà trường Dân chủ - Thân
thiện.
 Nhà trường – Gia đình – Cộng đồng
Góc, bản đồ cộng đồng,
Giáo dục Văn hóa, lịch sử, nghề
truyền thống, đặc điểm văn hóa, lịch
sử , kinh tế địa phương cho HS.


.

HĐTQHS
CHỦ TỊCH HĐTQ

PHÓ CT HĐTQ

BAN
HỌC TÂP

BAN
THƯ VIỆN

PHÓ CT HĐTQ

BAN
QUYỀN LỢ
HỌC SINHI

BAN
ĐỐI NGOẠI


BAN
SỨC KHỎE
VỆ SINH

BAN
VĂN NGHỆ
TDTT


Điều 17: Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học,
điểm trường (Điều lệ trường Tiểu học)
 1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có
lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể học
sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định
luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học có không
quá 35 học sinh.
 2. Mỗi lớp học được chia thành các tổ học sinh. Mỗi
tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu
hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân
phiên trong năm học.
 3. Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành
khối lớp để phối hợp các hoạt động chung.
 4. Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học
có thể có thêm điểm trường ở những địa bàn khác
nhau để thuận lợi cho trẻ đến trường. Hiệu trưởng
phân công một Phó Hiệu trưởng hoặc một giáo viên
chủ nhiệm lớp phụ trách điểm trường.



Điều 38. Các hành vi giáo viên không
được làm
 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm
thân thể học sinh và đồng nghiệp.
 2. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội
dung, kiến thức; dạy không đúng với quan
điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà
nước Việt Nam.
 3. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện
của học sinh.
 4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
 5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các
hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện
thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp.
 6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương
trình giáo dục.


Điều 42. Quyền của học sinh
 1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục
khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư
trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó
có khả năng tiếp nhận.
 2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn
thành chương trình tiểu học theo quy định.
 3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình
đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ
sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
 4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng
khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học

sinh khuyết tật) theo quy định.
 5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã
hội theo quy định.
 6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp
luật.


Điều 43. Các hành vi học sinh
không được làm
1. Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm,
danh dự, xâm phạm thân thể
người khác.
2. Gian dối trong học tập, kiểm
tra.
3. Gây rối an ninh, trật tự trong
nhà trường và nơi công cộng.


Điều 44. Khen thưởng và kỉ luật
 1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được
nhà trường và các cấp quản lí giáo dục khen thưởng theo
các hình thức:
 a) Khen trước lớp;
 b) Khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi, danh hiệu học sinh
tiến tiến; khen thưởng học sinh đạt kết quả tốt cuối năm học
về môn học hoặc hoạt động giáo dục khác;
 c) Các hình thức khen thưởng khác.
 2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và
rèn luyện thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các
biện pháp sau :

 a) Nhắc nhở, phê bình;
 b) Thông báo với gia đình.


Môc tiªu
 Nắm được Quyền trẻ em.
 Ap dụng Quyền trẻ em trong trường tiểu
học
 Tập huấn lại cho đồng nghiệp


Thay đổi nhận thức:

Không thể giáo dục trẻ bằng sức mạnh, áp
đặt hay quyền lực của người lớn
GD trẻ phải bằng tinh thương, sự thuyết
phục và sự kiên nhẫn.


Biện pháp
Thay đổi cách cư xử trong lớp học
Quan tâm đến nhưng khó khăn của trẻ
Tăng cường sự tham gia của trẻ trong việc
xây dựng nội quy
Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể
lớp


CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP
QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM

 Thông qua và mở cho các nước ký,
phê chuẩn và gia nhập theo nghị
quyết 44/25 ngày 20-11-1989 của
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Có
hiệu lực từ ngày 2-9-1990 theo Điều
49 của Công ước. Việt Nam phê
chuẩn ngày 20-2-1990


 Nhắc lại rằng, trong Tuyên ngôn thế giới về
quyền con người, Liên Hợp Quốc đã công
bố rằng trẻ em có quyền được chăm sóc và
giúp đỡ đặc biệt,
 Tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là
nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên
cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả
thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em cần
có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết có thể
đảm đương được đầy đủ các trách nhiệm
của mình trong cộng đồng,


 Công nhận rằng, để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách
của mình, trẻ em cần được lớn lên trên môi trường gia đình,
trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông.
 Xét rằng, trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc
sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôi dưỡng theo tinh
thần các lý tưởng đã nêu ra trong hiến chương Liên Hợp
Quốc, đặc biệt về tinh thần hoà bình, phẩm giá, khoan dung,
tự do, bình đẳng và đoàn kết,

 Ghi nhớ rằng, nhu cầu chăm sóc đặc biệt trẻ em đã được
khẳng định trong Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ về Quyền trẻ em
năm 1924, trong Tuyên ngôn về Quyền trẻ em do Đại Hội
Đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20-11-1959 và đã
được thừa nhận trong Tuyên ngôn Thế giới về các quyền
Dân sự và Chính trị (đặc biệt trong các các điều 23 và 24),
trong Công ước Quốc tế về quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá
có liên quan khác của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức
quốc tế liên quan đến phúc lợi của trẻ em,


 Ghi nhớ rằng, như đã chỉ ra trong
Tuyên ngôn về Quyền trẻ em, “do còn
non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ
em cần được bảo vệ và chăm sóc
đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp
về mặt pháp lý trước cũng như sau
khi ra đời”,


 Nhắc lại, các điều khoản của Tuyên bố về các Nguyên tắc xã
hội và Pháp lý liên quan đến Bảo vệ và Phúc lợi của trẻ em,
đặc biệt đối với việc thu xếp nuôi con nuôi ở trong và ngoài
nước.
 Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về áp dụng
pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh)
và Tuyên ngôn về Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em trong trường
hợp khẩn cấp hoặc xung đột vũ trang, Công nhận rằng, ở tất
cả các nước trên Thế giới có những trẻ em sống trong các
điều kiện đặc biệt khó khăn và những trẻ em như vậy cần

được quan tâm đặc biệt, Cân nhắc thích đáng tầm quan
trọng của các truyền thống và giá trị văn hoá của mỗi dân tộc
nhằm bảo vệ và phát triển hài hoà trẻ em, Công nhận tầm
quan trọng của hợp tác quốc tế để cải thiện điều kiện sống
của trẻ em ở mọi nước, đặc biệt ở các nước đang phát triển.


LUẬT bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em
 Điều 4. Không phân biệt đối xử với trẻ
em.Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con
trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ,
con nuôi, con riêng, con chung; không
phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo,
thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của
cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được
hưởng các quyền theo quy định của
pháp luật.


 Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em
 1. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là
trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà
nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động
của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên
quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải
được quan tâm hàng đầu.
 2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để

cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong
nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.


 Điều 6. Thực hiện quyền của trẻ em
 1. Các quyền của trẻ em phải được
tôn trọng và thực hiện.
 2. Mọi hành vi vi phạm quyền của
trẻ em, làm tổn hại đến sự phát
triển bình thường của trẻ em đều bị
nghiêm trị theo quy định của pháp
luật.


 Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
 Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
 1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được
mình giám hộ;
 2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em
lang thang để trục lợi;
 3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển,
tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em
đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá,
chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
 4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em
hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;
 5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng
văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao
chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm

khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi
có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;


 6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc,
mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích
trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ
hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh
dự của người khác;
 7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công
việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc
hại, làm những công việc khác trái với quy định của
pháp luật về lao động;
 8. Cản trở việc học tập của trẻ em;
 9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp
danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em
vi phạm pháp luật;
 10. Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất
độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ
em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí
của trẻ em.


Chương II:Các quyền cơ bản và
bổn phận của trẻ em
 Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
 1. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
 2. Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu
thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định
cha, mẹ theo quy định của pháp luật.

 Điều 12. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
 Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát
triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
 Điều 13. Quyền sống chung với cha mẹ
 Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ.
 Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ
trường hợp vì lợi ích của trẻ em.


 Điều 14. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân
thể, nhân phẩm và danh dự
 Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo
vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
 Điều 15. Quyền được chăm sóc sức khoẻ
 1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
 2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban
đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại
các cơ sở y tế công lập.
 Điều 16. Quyền được học tập
 1. Trẻ em có quyền được học tập.
 2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục
công lập không phải trả học phí.


×