1
NGHIÊN CỨU TÌM HIỀU THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI - KHOA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP
THE ADVANTAGES AND DISADVANTAGES FACING GRADUATES IN BUSINESS
ENGLISH FROM THE UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGE STUDIES OF DA
NANG WHEN ENTERING THE LABOUR MARKET IN THE CONTEXT OF
GLOBALIZATION AND INTERNATIONAL INTEGRATION
SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo, Dương Thị Hà Giang, Nguyễn Thị Thu Hà
Lớp 13CNATMCLC và 13CNATM02, Khoa tiếng Anh chuyên ngành, trường Đại học
Ngoại ngữ , Đại học Đà Nẵng.
GVHD: ThS. Lê Văn Bá
Khoa tiếng Anh chuyên ngành, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng.
TÓM TẮT
Hòa mình vào dòng chảy của bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thị trường lao
động Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, rất có thể,
trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một con rồng châu Á nếu biết tận dụng
cơ hội và vượt qua những được những rào cản đó. Góp phần không nhỏ vào việc khẳng
định vị thế của Việt Nam đó là những sinh viên Việt Nam, những người sẽ vào vai
“người chủ tương lai của đất nước”. Họ sẽ chiến đấu như thế nào trên “đấu trường tri
thức” trong khu vực và quốc tế ? Liệu thời thế có tạo anh hùng được hay không ? Điều
đó tùy thuộc vào việc chúng ta trang bị “vũ khí” như thế nào. Như vậy đối với sinh viên
tốt nghiệp chuyên ngành tiếng anh thương mại, trường đại học ngoại ngữ đại học Đà
Nẵng thì đây được coi là thời điểm bước ngoặt vì cơ hội nhiều và khó khăn cũng không
ít khi bước vào thị trương lao động trọng bối cảnh này.
Từ khóa: thuận lợi, khó khăn, sinh viên, tốt nghiệp, khoa Tiếng anh chuyên ngành,
ĐHNN, ĐHĐN.
ABSTRACT
In the context of globalization and international integration, Vietnam's labor market is
currently facing major challenges as well as opportunities. In the near future, Vietnam will
become an "Asian Dragon" if we know how to take advantage of opportunities and
overcome barriers. Contributing significantly to affirming Vietnam’s position is
2
Vietnamese students, who will soon become "the future masters of the country". But,
how are they going to fight in "the battle of knowledge" nationally and internationally? Will
any heroes appear under these circumstances? These two big questions depend on how
those students are equipped. Therefore, for Business English graduates studying at the
ESP department, Da Nang University of Foreign Languages, this is regarded as a turning
point because there exist opportunities as well as difficulties at the same time when they
enter the labor market.
Key words: advantages, disadvantages, students, graduate, ESP department, UFSLUD.
I.
1.
Giới thiệu:
Đặt vấn đề:
Những năm gần đây, “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” được sử dụng với hàm nghĩa
rộng hơn là hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành ngôn từ khá thân quen với hầu hết
người Việt Nam. Trong công sở, nhà trường, ở quán nước trên hè phố, thậm chí cả ở
thôn quê, người ta đều sử dụng nó một cách rất thông dụng. Như đã biết, quá trình toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế là thời cơ “béo bở” của các nước thành viên nói chung và
Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, phải là “ kẻ thức thời”, nhanh chóng nắm bắt tình hình
kinh tế các nước đồng hành để nhận biết cơ hội, nâng cao khả năng đáp ứng mới có thể
đưa Việt Nam đi đúng chiều, đúng dòng.
Không thể chối cãi được rằng khi hòa mình vào dòng chảy xu thế này, thị trường lao
động nội địa đã có ít nhiều thay đổi tích cực về cả lực lượng lao động cũng như yêu cầu
tuyển dụng. Nhưng như vậy vẫn chưa là đủ . Theo các một số khảo sát ba yếu tố chính
giúp lực lượng lao động nước nhà có thể cạnh tranh với các nước thành viên đó là :
NGOẠI NGỮ, KỸ NĂNG và TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP. Ở đây, chúng tôi xin đề cập
tới yếu tố liên quan đó là ngoại ngữ. Trong cuộc khảo sát về những kỹ năng cần thiết
,nhìn chung, có thể thấy người lao động Việt Nam xem ngoại ngữ với 89% ý kiến tán
thành là yếu tố quan trọng nhất trong việc cạnh tranh với nhân lực nước ngoài đơn cử
trong Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN. Gần đây JobStreet.com - mạng việc làm hàng đầu
châu Á vừa cho biết một trong những rào cản lớn nhất cho lao động Việt Nam khi gia
3
nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là khả năng ngoại ngữ (ngôn ngữ sử dụng phổ
biến trong ASEAN là tiếng Anh). Khảo sát năm nước gồm Singapore, Philippines,
Malaysia, Indonesia và Việt Nam cho thấy lao động của nước ta chỉ đứng hạng 4/5 về
tiếng Anh. Khảo sát đối với lao động mới ra trường cũng cho thấy chỉ có 5% tự tin về
khả năng tiếng Anh nhưng lại có đến 27% thừa nhận kém toàn diện về ngoại ngữ. Theo
đó, dù có lợi thế hiểu biết về thị trường nội địa nhưng năng suất lao động và việc thiếu
kỹ năng ngoại ngữ cũng là một trong những yếu tố mà lao động Việt cần cải thiện để
cạnh tranh với lao động của các nước.
Trên đây, chúng tôi đã đề cập đến đối tượng là lực lượng lao động chung. Vậy một câu
hỏi được đặt ra, đối với các sinh viên thuộc ngành tiếng Anh thương mại, khoa tiếng
Anh chuyên ngành mặc dù đã nắm trong tay chiếc chìa khóa là “ Ngoại ngữ” nhưng tại
sao họ vẫn vấp phải những khó khăn khi tìm kiếm cơ hội việc làm trong khu vực kinh tế
chung.
2.
Tính cấp thiết của đề tài:
Như trên, việc Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đưa lại
cho đất nước ta nói chung và cho lực lượng lao động hoặc cụ thể hơn là sinh viên ra
trường nói riêng những thời cơ xen lẫn những thách thức lớn. Như vậy, đề tài “Thuận lợi
và khó khăn trong học tập của SV tốt nghiệp ngành TATM khoa TACN ĐHNN ĐHĐN” là
rất cần thiết.
-
Thứ nhất, kết quả khảo sát giúp cho SV, GV và nhà quản lý nhận thức
rõ về những thuận lợi cũng như rào cản mà SV tốt nghiệp gặp phải trong
học tập, những nguyên nhân khách quan và chủ quan của các khó khăn đó
và những biện pháp được đề xuất để tận dụng được lợi thế riêng đồng thời
khắc phục những bất cập.
Thứ hai, nghiên cứu này giúp xác định được một cách khoa học và hệ
thống những hỗ trợ mà trường, khoa, bộ môn cần thực hiện để giúp SV
vượt qua những bỡ ngỡ trong quá trình tìm việc ,thử việc và làm việc .
4
-
Thứ ba, từ nghiên cứu này, khoa, bộ môn, đội ngũ cán bộ có thể điều
chỉnh, bổ sung hoặc thành lập các hoạt động hỗ trợ hiệu quả hơn cho
những sinh viên khóa tiếp theo.
3.
Câu hỏi nghiên cứu:
Sinh viên ngành TATM, khoa TACN trường đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng có
những thuận lợi gì khi tham gia vào thị trường lao động?
Những bất cập nào sinh viên ngành TATM, khoa TACN trường đại học Ngoại Ngữ - Đại
học Đà Nẵng gặp phải khi tham gia thị trường lao động?
4.
4.1.
Mục tiêu:
Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là khảo sát và phân tích được những yếu tố thuận lợi và khó khăn
trong học tập mà SV tốt nghiệp trường ĐHNN gặp phải, từ đó đưa ra được những giải
pháp cần thiết nhằm giúp SV nhanh chóng khắc phục khó khăn và hòa nhập vào thị
trường lao động.
4.2.
Mục tiêu cụ thể :
Tìm hiểu và tổng hợp được thông tin về các yếu tố tích cực và rào cản trong học tập và
quá trình tìm việc của SV.
Xác định được các yếu tố được cho là gây ảnh hưởng đến tỉ lệ tìm được việc làm của
SV.
Xác định những điều SV muốn nhà trường hỗ trợ để họ có thể tìm được việc làm phù
hợp với kiến thức và kỹ năng tiếp nhận được khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Giải quyết vấn đề:
1. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp hai phương pháp định tính và định
II.
lượng. Đầu tiên, chúng tôi tiến hành tham khảo ý kiến của một số cựu SV cũng như giáo
viên tại trường để có những nhận định ban đầu về thuận lời và khó khăn mà sinh viên
trong ngành gặp phải khi bắt đầu con đường sự nghiệp. Tiếp đó chúng tôi sử dụng
5
những ý kiến đó để phục vụ cho việc soạn thảo bảng hỏi. Cuối cùng, chúng tôi tiến hành
khảo sát với đối tượng nghiên cứu hướng được tới rồi phân tích kết quả nhằm tìm ra
câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
2.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính là 100 SV thuộc ngành tiếng Anh thương mại, khoa tiếng
Anh chuyên ngành trường đại học Ngoại Ngữ- đại học Đà Nẵng bao gồm những SV đã
tốt nghiệp và những sinh viên khóa 2012-2016 đang trong thời gian thực tập trong và
ngoài nước.
Công cụ thu thập số liệu
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phiếu điều tra làm công cụ thu thập dữ liệu. Nội dung
3.
phiếu điều tra gồm hai phần chính: phần thông tin cá nhân của người cung cấp thông
tin và phần câu hỏi khảo sát liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Phần câu hỏi
khảo sát (Phụ lục A) bao gồm 21 câu hỏi được viết bằng tiếng Việt liên quan đến
những thuận lợi và khó khăn mà SV có thể gặp phải. 21 câu hỏi trong phiếu điều tra
được chia thành 3 nhóm: nhóm A gồm 01 câu hỏi về ý thức của SV về những tác động
to lớn của việc Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại cùng các nước
thành viên; nhóm B gồm 14 câu hỏi về những thuận lợi và khó khăn trong việc tham gia
thị trường lao động xuất phát từ bản thân SV; nhóm C gồm 07 câu hỏi về những giải
pháp mang tính khả thi mà Nhà trường có thể thực hiện để phát triển những thế mạnh
của SV cũng như hạn chế tối đa những rào cản. Tất cả các câu hỏi trong phiếu điều tra
đều được thiết kế dưới 4 mức độ từ (1) rất không đồng ý đến (4) rất đồng ý. Người
cung cấp thông tin đọc kỹ từng câu hỏi và đánh dấu vào ô mức độ phù hợp với thực tế
của mỗi cá nhân. Để kiểm tra độ tin cậy của phiếu điều tra này, chúng tôi đã thử
nghiệm trên 100 SV thuộc chuyên ngành TATM của khoa TACN.
4.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận:
Chúng tôi đã đặt câu hỏi : “ Bạn có biết được những tác động to lớn của các hiệp định
thương mại mà Việt Nam đã ký kết cũng với các nước thành viên trong quá trình toàn
cầu hóa, hội nhập hóa hay không ?” với các câu trả lời: không biết , biết nhưng không
rõ , tương đối rõ và rất rõ. Kết quả được thể hiện qua hình 1: tương đối rõ chiếm tỉ lệ
lớn nhất với 71%, liền đó là rất rõ với 11%, tiếp theo là biết nhưng không rõ và không
biết có tỉ lệ bằng nhau là 9%. Như vậy, nhìn chung phần lớn SV có ý thức rõ ràng về
6
tầm quan trọng cũng như các ảnh hưởng tích cực do các hiệp định thương mại quốc tế
mang lại cho bản thân SV nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.
Tiếp theo, chúng tôi tiến hành khảo sát về những thuận lợi và khó khăn của SV chuyên
ngành trong quá trình tìm việc cũng như làm việc trong “thị trường việc làm” ngày càng
rộng mở. Số liệu được thống kê qua hình 2:
Với YK1: “ SV được trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm sau khi tốt nghiệp ngành TATM” ,
phần đông SV nghĩ rằng mình chưa có được những kỹ năng mềm cần thiết để thích ứng
và làm việc trong một môi trường “ đa văn hóa” với tỉ lệ không đồng tình lên đến 60% và
rất không đồng ý với 5,7% .Về trình độ chuyên môn về nghiệp vụ ( YK2) và những đặc
tính cụ thể của từng nghiệp vụ ( YK3), phần lớn SV cho rằng mình hoàn toàn không biết
gì về nghiệp vụ mà họ muốn làm việc. Ngoài ra, yếu tố ngoại ngữ được sử dụng trong
giao tiếp và đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước ( YK4, YK5) có được tỉ lệ dao
động: chỉ từ 22,9 % đến 30% SV cho rằng mình có thể sử dụng nhuần nhuyễn ngoại
ngữ như một “bước đệm” cho sự nghiệp. Số còn lại cảm thấy chưa thật sự tự tin trong
quá trình làm việc với đối tác trên trường quốc tế với tỉ lệ từ 60% đến 64,3%. Thầy cô
cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của SV trong việc: định
hướng về tính ứng dụng của ngành học ( YK6: 60% đồng ý), cung cấp thông tin về
những xu hướng phát triển thương mại ( YK7: 60%không đồng ý), cơ hội về việc làm
(YK8: 47,1% không đồng ý và 48,6% đồng ý ) cũng như tài liệu học tập liên quan đến
chuyên ngành thương mại (YK9: 67,1% đồng ý). Trong suốt quá trình học tập trong
trường, về ý kiến cho rằng SV được trao dồi liên tục về trình độ TACN (YK10) nhận
được tỉ lệ SV không đồng ý và đồng ý gần bằng nhau. Bên cạnh đó, phần lớn SV cũng
nhận ra rằng họ khó có thể thích ứng được khi làm việc trong môi trường quốc tế
(YK11). Tuy nhiên, theo học TATM cũng được nhận định rằng giúp SV có nhiều lựa chọn
7
về nghề nghiệp hơn khi tham gia thị trường lao động (YK12: 67,1% đồng ý), và đơn xin
việc của họ cũng có được lợi thế hơn (YK13: 65,7 % đồng ý ) trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế.
Hình 3 là bảng số liệu khảo sát về những giải pháp khả thi để tận dụng thế mạnh và
khắc phục những rào cản không đáng có được đề cập ở hình 2.
Phần lớn số lượng sinh viên được khảo sát đều tán thành với những đề xuất được đưa
ra, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại vài ý kiến bất cập. ĐX1 có khoảng 52,9% đồng ý và
khoảng 30% rất đồng ý, trong khi đó số người không đồng ý và rất không đồng ý chiếm
lần lượt là 11,4% và 5,7%. ĐX2 có khoảng 60% đồng ý và 35,7% rất đồng ý, trong khi đó
số người không đồng ý và rất không đồng ý chiếm lần lượt là 4,3% và 0%. ĐX3 có
khoảng 50% đồng ý và 37,2% rất đồng ý, trong khi đó số người không đồng ý và rất
không đồng ý chiếm lần lượt là 11,4% và 1,4%. ĐX4 có khoảng 60% đồng ý và 30% rất
đồng ý, trong khi đó số người không đồng ý và rất không đồng ý chiếm lần lượt là 10%
và 0%. ĐX5 có khoảng 58,6% đồng ý và 38,5% rất đồng ý, trong khi đó số người không
đồng ý và rất không đồng ý chiếm lần lượt là 2,9% và 0%. ĐX 6 có khoảng 65,7% đồng
ý và 30% rất đồng ý, trong khi đó số người không đồng ý và rất không đồng ý chiếm lần
lượt là 4,3% và 0%. ĐX7 có khoảng 80% đồng ý và 10% rất đồng ý, trong khi đó số
người không đồng ý và rất không đồng ý chiếm lần lượt là 7,1% và 2,9%.
III.
Kết luận và đề xuất:
Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết SV nhận định Nhà trường đã góp
phần xây dựng và bổ trợ những thế mạnh của SV chuyên ngành như định hướng cho
SV về các vị trí công việc mà họ có thể đảm nhiệm sau khi ra trường, thông báo cho SV
về những thông tin thú vị về cơ hội việc làm mà các hiệp định thương mại đem lại,…Tuy
nhiên, vẫn còn tồn tại những thiếu sót mà đối với SV, đó là rào cản đáng kể cho quá
trình tìm và làm việc trong môi trường quốc tế mới mẻ này: trình độ chuyên môn về
nghiệp vụ chưa vững vàng, chưa thật tự tin khi sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và làm
8
việc với các đối tác, đồng nghiệp nước ngoài. Vì vậy, thông qua quá trình đưa ra đề xuất
và phân tích kết quả, chúng tôi xin được tổng hợp những đề xuất sau :
1.
-
Về phía Nhà trường:
Nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên học tập và giao lưu với các
sinh viên nước bạn nhằm giúp SV làm quen với những nền văn hóa
-
cũng như tác phong học tập và làm việc khác nhau.
Nhà trường nên tổ chức những khóa hướng nghiệp cho sinh viên trong
suốt quá trình học tập để thường xuyên giúp SV biết được mình mong
-
muốn và sẽ làm việc ở vị trí nào trong tương lai.
Môn học về kỹ năng mềm nên được cân nhắc để được giảng dạy chính
thức trong hệ thống tín chỉ với mục đích giúp SV có một trang bị tốt để
không những làm việc với người Việt tốt, mà làm việc với người nước
-
ngoài cũng dễ dàng thích ứng được.
SV cũng mong muốn Nhà trường tập trung giảng dạy những môn
chuyên ngành ngay từ những năm đầu tiên để họ có thể nhanh chóng
xây dựng kiến thức nền sớm hơn và tập trung trau dồi trong những năm
-
tiếp theo .
Đề xuất Nhà trường tổ chức các buổi thực hành ngoại ngữ tại các công
ty và cơ sở thực tế cũng được đông đảo SV tán thành với mong muốn
-
được áp dụng những kiến thức được dạy vào thực tiễn.
Cuối cùng, SV muốn Nhà trường trực tiếp tổ chức giảng dạy và cấp
chứng chỉ cho các khóa học nghiệp vụ trong đó có sử dụng tiếng anh để
có thể tiện lợi hơn trong việc học và nâng cao trình độ tiếng anh chuyên
ngành về một nghiệp vụ cụ thể.
2. Về phía sinh viên:
Sinh viên cần nhận thức rõ những lợi thế cần phải tận dụng triệt để và biết rõ cách
khắc phục những “lỗ hổng” không chỉ về tiếng anh chuyên ngành mà kiến thức
thương mại cũng. Đó là hai yếu tố hết sức quan trọng để giúp chúng ta tự tin hơn
khi gia nhập một thị trường lao động lớn hơn - thị trường lao động quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
9
[1] Jobstreet.com
Thông tin tác giả:
Họ tên: Nguyễn Thị Thu Thảo
Lớp: 13CNATMCLC01,
Gmail:
2.
Họ tên: Nguyễn Thị Thu Hà
Lớp: 13CNATM02
Gmail:
3.
Họ tên: Dương Thị Hà Giang
Lớp: 13CNATMCLC01
Gmail:
1.
PHỤ LỤC A: Bảng câu hỏi
Đề tài: Những thuận lợi và bất lợi của sinh viên tốt nghiệp khi tham gia thị trường
lao động trong bối cảnh Việt Nam toàn cầu hóa và hội nhập thị trường lao động
quốc tế.
Họ và tên SV: …………………………………………….
Lớp
: …………………………………………….
Các bạn hãy chọn một câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi bằng cách đánh dấu
() vào các ô trả lời sau.
Nội dung
Ý kiến
1. Bạn được trang bị đầy đủ các kỹ
năng mềm sau khi tốt nghiệp
ngành tiếng anh thương mại.
2. Bạn có đủ trình độ chuyên môn
về nghiệp vụ mà bạn mong
muốn được tham gia làm việc
3. Bạn sử dụng thành thạo kỹ năng
Rất không
đồng ý
Không
đồng ý
Đồng ý
Rất đồng
ý
10
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
Hướng
giải
quyết
vấn đề
1.
ngôn ngữ để giao tiếp và đàm
phán
Bạn đã được thầy cô định hướng
về tính ứng dụng của ngành học.
Bạn biết rõ về những cơ hội việc
làm của ngành học mà bạn đã
chọn.
Bạn thường xuyên cập nhật hoặc
được thông báo về những xu
hướng phát triển thương mại liên
quan đến chuyên ngành.
Bạn có thể thích ứng được khi
làm việc trong môi trường quốc
tế.
Bạn có nhiều cơ hội được sử
dụng và nâng cao trình độ tiếng
anh chuyên ngành trong suốt quá
trình học.
Bạn nắm rõ được những đặc tính
cụ thể của từng nghiệp vụ
thương mại.
Bạn được cung cấp những tài
liệu học tập liên quan đến
chuyên ngành thương mại.
Bạn có thể dễ dàng giao tiếp với
các đối tác nước ngoài bằng
tiếng anh về những vấn đề liên
quan đến thương mại.
Bạn có nhiều sự lựa chọn hơn về
nghề nghiệp trong tương lai khi
học tập về tiếng anh thương mại.
Bạn cho rằng những kỹ năng liên
quan đến chuyên ngành bạn
được học ở trường sẽ nâng tầm
cho CV.
Bạn nghĩ Nhà trường cần tạo
điều kiện cho sinh viên được học
tập và giao lưu với sinh viên các
nước bạn.
2. Bạn muốn Nhà trường tổ chức
những khóa hướng nghiệp cho
sinh viên trong suốt quá trình
học tập.
3. Bạn có mong muốn môn học về
kỹ năng mềm được giảng dạy
chính thức trong hệ thống tín chỉ.
11
4. Bạn muốn Nhà trường tập trung
giảng dạy những môn chuyên
ngành cho sinh viên ngay từ
những năm đầu tiên.
5. Bạn muốn tham gia vào các buổi
thực hành ngoại ngữ tại các công
ty hoặc cơ sở thực tế.
6. Bạn muốn nhà trường trực tiếp
tổ chức giảng dạy và cấp bằng
cho các khóa học nghiệp vụ
trong đó có sử dụng tiếng anh
7. Bạn biết rõ những điều bạn cần
phải trau dồi về tiếng Anh cũng
như kiến thức thương mại để gia
nhập một thị trường lao động lớn
hơn- thị trường lao động quốc tế.