Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS của Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.66 KB, 95 trang )

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở Thủ đô Hà Nội
nói chung, ở quận Đống Đa nói riêng có nhiều thay đổi tích cực, tình hình ANTT được
giữ vững, ổn định, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm luôn được chú trọng và
đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặt
trái của nền kinh tế thị trường trong những năm gần đây đã làm xuất hiện một số tội
phạm mới như tội phạm có tổ chức, tội phạm có tính quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia,
tội phạm rửa tiền, tội phạm công nghệ cao... và trong đó một vấn đề nổi cộm nên là
tình trạng CGTS trên đường phố đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp,
tính chất mức độ nghiêm trọng, phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng công khai,
liều lĩnh, manh động, ngang nhiên coi thường pháp luật. Chỉ tính riêng trong năm 2005
và 2006, trên địa bàn quận Đống Đa đã xảy ra 273 vụ CGTS chiếm 22,7% số vụ
CGTS xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hậu quả của tội phạm CGTS là rất
nghiêm trọng, xâm hại trực tiếp đến tài sản, tính mạng, sức khoẻ của nhân dân đồng
thời gây tâm lý bất an, hoang mang lo lắng trong quần chúng, tạo sự bức xúc trong dư
luận xã hội, tác động xấu đến tình hình TTATXH của Thủ đô.
Trước tình hình trên, thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998
của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới và
Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, Công an thành phố Hà Nội đã
chỉ đạo thành lập các Đội, Tổ chuyên sâu trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm CGTS ở cấp phòng (PC14) và cấp Đội ở Công an các quận, huyện. Vì vậy mà
hoạt động phòng ngừa, điều tra khám phá, khai thác mở rộng vụ án CGTS của Cơ
quan CSĐT quận Đống Đa đã nhận được nhiều kết quả khả quan. Hoạt động khai
thác mở rộng điều tra tội phạm nói chung và điều tra tội phạm CGTS nói riêng vừa
có vai trò, ý nghĩa đối với khoa học điều tra hình sự vừa có ý nghĩa xã hội sâu sắc
nhằm "phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi
phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội"; xác định sự thật của
vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ, triệt để.
1




Bên cạnh những ưu điểm đạt được, hoạt động trên của Cơ quan CSĐT Công
an quận Đống Đa vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như nhiều nội dung, biện pháp, yêu
cầu điều tra khai thác mở rộng chưa được tiến hành một cách chủ động. Một số lượng
khá lớn các vụ cướp giật xảy ra đã không được thống kê, báo cáo đến cơ quan chức
năng, do vậy tội phạm ẩn còn khá nhiều, mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, lực
lượng để khai thác mở rộng điều tra còn chưa được duy trì thường xuyên và tiến hành
kịp thời. Mặt khác, về mặt lý luận, hoạt động điều tra tội phạm CGTS còn chưa được
đề cập nghiên cứu thành bài riêng trong chương trình đào tạo ở các trường CAND.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu
đề tài: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác mở rộng điều
tra tội phạm CGTS của Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa - Thành phố
Hà Nội" để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Trước tình hình phức tạp trên, để góp phần đấu tranh làm giảm tình trạng
cướp giật đã có những công trình nghiên cứu khoa học về hoạt động điều tra các tội
phạm cụ thể, trong đó có tội phạm CGTS như các đề tài: "Điều tra tội phạm CGTS
của phụ nữ trên đường phố và những giải pháp nâng cao hiệu quả của lực lượng
CSĐT - Công an Thành phố Hà Nội" - đề tài thạc sỹ Luật học của đồng chí Trần
Quốc Toản; "Điều tra tội phạm CGTS có sử dụng phương tiện xe máy trên thành
phố Hà Nội theo chức năng của lực lượng CSHS" - đề tài Thạc sỹ Luật học; "Thực
trạng, giải pháp phòng ngừa, điều tra chống tội phạm CGTS công dân ở Cần Thơ" Đề tài khoa học cấp bộ của đồng chí Nguyễn Văn Phấn... Nhìn chung các đề tài
khoa học trên đã đề cập nghiên cứu giải quyết một cách cơ bản nhận thức lý luận về
tội phạm cướp giật, về hoạt động phòng ngừa, điều tra chung đối với tội phạm ở cấp
tỉnh, thành phố Tuy vậy, chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu về hoạt động khai
thác mở rộng trong điều tra tội phạm CGTS ở phạm vi CQCSĐT cấp quận, huyện.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài trên là cần thiết. Nội dung nghiên cứu không trùng
lặp với bất kỳ một đề tài nào trước đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn đề lý luận, thực tiễn
2


hoạt động điều tra tội phạm CGTS nói chung và hoạt động khai thác mở rộng điều
tra tội phạm này ở cơ quan CSĐT - Công an quận Đống Đa.
Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung đề cập tới toàn bộ hoạt động khai thác
mở rộng điều tra tội phạm CGTS của Cơ quan điều tra Công an quận Đống Đa từ
năm 2002 đến 3 tháng đầu năm 2007.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm đánh giá thực trạng tình hình tội phạm CGTS từ
năm 2002 đến nay trên địa bàn quận Đống Đa - Hà Nội; đánh giá kết quả điều tra,
khám phá, khai thác mở rộng trong điều tra tội phạm này, tìm ra nguyên nhân của
những tồn tại làm cơ sở đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động khai thác mở rộng trong điều tra tội phạm CGTS của Cơ quan CSĐT - Công
an quận Đống Đa. Để đạt được những mục đích trên, đề tài đặt ra và giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ những lý luận cơ bản về tội phạm CGTS và hoạt động khai thác mở
rộng trong điều tra tội phạm CGTS của Cơ quan CSĐT - Công an quận Đống Đa.
- Đánh giá tình hình tội phạm CGTS và thực trạng hoạt động khai thác mở
rộng trong điều tra tội phạm CGTS của Cơ quan CSĐT - Công an quận Đống Đa.
- Dự báo và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khai
thác mở rộng trong điều tra tội phạm CGTS của Cơ quan CSĐT - Công an quận Đống
Đa.
5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống lý luận về điều tra hình sự, các quy định
của pháp luật về tội phạm CGTS và hoạt động điều tra của CQCSĐT các cấp.
Cơ sở thực tiễn của đề tài là thực tiễn hoạt động khai thác mở rộng trong điều
tra tội phạm CGTS của Cơ quan CSĐT - Công an quận Đống Đa từ năm 2002 đến 3
tháng đầu năm 2007, thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết, hồ sơ các vụ án cụ thể,

trao đổi phỏng vấn chuyên gia, cán bộ hoạt động thực tiễn.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của đề tài là phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác LêNin, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm, tri
thức khoa học của bộ môn Luật, Tội phạm học, Khoa học điều tra hình sự. Nghiên
3


cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp cụ thể như: Thống kê hình sự,
tổng hợp, phân tích, so sánh, tổng kết kinh nghiệm, điều tra xã hội học, trao đổi tọa
đàm, phỏng vấn...
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào lý luận điều tra tội phạm
cụ thể, đó là điều tra tội phạm CGTS.
Trên cơ sở kết quả khảo sát tình hình tội phạm CGTS và hoạt động khai thác
mở rộng trong điều tra tội phạm này, đề tài đã dự báo xu hướng phát triển tội phạm,
các yếu tố tác động đến hoạt động khai thác mở rộng trong điều tra tội phạm này;
đồng thời đưa ra một hệ thống kiến nghị, giải pháp có căn cứ khoa học. Đây là tài
liệu tham khảo có giá trị cho lực lượng cán bộ làm công tác đấu tranh chống tội
phạm CGTS.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được cấu trúc thành 3 chương.
Chương 1: Nhận thức lý luận về tội phạm CGTS và hoạt động khai thác mở
rộng trong điều tra tội phạm này của Cơ quan CSĐT - Công an quận Đống Đa.
Chương 2: Tình hình tội phạm CGTS trên địa bàn quận Đống Đa và thực
trạng hoạt động khai thác mở rộng trong điều tra tội phạm này của Cơ quan Công an
quận Đống Đa.
Chương 3: Dự báo tội phạm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
khai thác mở rộng trong điều tra tội phạm CGTS của Cơ quan CSĐT - Công an
quận Đống Đa.


4


Nội dung
Chương I
Nhận thức lý luận về tội phạm cướp giật tài sảnvà hoạt động khai thác mở rộng trong điều
tra tội phạm cướp giật tài sản của
cơ quan cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa

1.1. Một số nhận thức lý luận về tội phạm cướp giật tài sản
1.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về tội phạm cướp giật tài sản
Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền hết sức quan trọng và thiết
thực. Vì vậy, ngay sau khi đã giành được chính quyền năm 1945 thì ngày 9/11/1946
Quốc Hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thông qua bản Hiến pháp
đầu tiên là cơ sở pháp lý cho các hoạt động ban hành pháp luật và các hoạt động của
Nhà nước. Tại Điều 12, Hiến pháp 1946 đã quy định: "Quyền tư hữu tài sản của
công dân được đảm bảo".
Sau khi giành được chính quyền tháng 8 năm 1945, do phải đương đầu với các
thế lực phản động trong nước và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống
thực dân Pháp, nên Nhà nước ta chưa kịp ban hành các văn bản pháp luật về các tội
xâm phạm sở hữu nói chung cũng như tội phạm CGTS của công dân nói riêng. Ngày
10/10/1945 Chính phủ ra Sắc lệnh số 47 cho phép áp dụng một số điều luật cũ của Đế
quốc phong kiến với điều kiện là không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt
Nam và chính thể Dân chủ cộng hoà.
Đến năm 1959, Toà án nhân dân tối cao ra Chỉ thị 772-TATC ngày 10/7/1959
về vấn đề đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc, phong kiến. Để áp ứng yêu cầu
công tác xét xử, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Thông tư 442-TTg ngày 19/1/1955
hướng dẫn các Toà án trừng trị một số tội phạm trộm cắp, cướp của, lừa gạt, bội tín...
Tuy vậy, các tội phạm được quy định trong văn bản này còn đơn giản, chung chung,
đường lối xử phạt chưa rõ ràng, khi áp dụng gặp nhiều khó khăn, không thống nhất.

Ngày 21/10/1970, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà đã thông qua 2 Pháp lệnh: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản
5


XHCN (Do lệnh số 149 - LCT ngày 23/10/1970 của Chủ tịch nước công bố) và
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân (Do lệnh số 150 LCT ngày 23/10/1970 của Chủ tịch nước công bố). Đây là hai văn bản pháp luật
quy định về trừng trị các tội xâm phạm quyền sở hữu và hình phạt rất rõ ràng, cụ
thể, thống nhất.

Việc ban hành hai văn bản này là một bước tiến quan trọng trong

hoạt động lập pháp. Tuy nhiên, trong thực tiễn do nhận thức chưa đầy đủ nên nhiều
trường hợp khi xét xử còn nhầm lẫn giữa tội cướp giật với các tội cướp, cưỡng đoạt
tài sản nên Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an
đã ra Thông tư liên bộ ngày 16/3/1973 hướng dẫn thống nhất nhận thức hai Pháp
lệnh, trong đó có phân biệt sự khác nhau giữa tội tội cướp giật với tội cướp, cưỡng
đoạt tài sản.
Như vậy, cùng với việc ban hành hai Pháp lệnh, Thông tư hướng dẫn này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, nó tạo nên sự thống nhất trong việc xét xử, trong nhận thức
và là cơ sở pháp lý đấu tranh có hiệu quả đối với các tội phạm xâm phạm tài sản nói
chung và tội CGTS tài sản nói riêng.
Sau khi giải phóng Miền Nam năm 1975 đất nước thống nhất, việc sử dụng
các văn bản pháp luật hình sự đơn lẻ (Pháp lệnh, Sắc lệnh, Chỉ thị, Thông tư... ) đã
tỏ ra không còn đáp ứng thực tiễn xã hội. Những quy định về tội phạm và hình phạt
trong văn bản đơn lẻ ấy đã có nhiều điểm không còn phù hợp; việc nhận thức và
vận dụng giữa các địa phương không thống nhất. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh
chống tội phạm trong giai đoạn mới, ngày 27/6/1985 Quốc hội khoá V của nước ta
đã thông qua BLHS và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1986. Việc ban hành BLHS
là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử lập pháp, nó là cơ sở pháp lý thống nhất để

đấu tranh với các hành vi phạm tội.
Tội phạm CGTS được quy định ghép chung với tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản, quy định tại Điều 131 và Điều 154.
* Điều 131 quy định tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản xã
hội chủ nghĩa.
* Điều 154 quy định về tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của
công dân.
6


Đến năm 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, tiến hành
công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mở cửa hội nhập BLHS năm 1985 qua nhiều lần
sửa đổi không còn phù hợp nữa và đến năm 1999, BLHS mới ra đời được Quốc hội
nước ta thông qua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2000.
Tại Điều 136, Chương XIX - BLHS 1999, tội phạm cướp giật tài sản được
quy định cụ thể như sau:
1. Người nào CGTS của người khác thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà có tỷ lệ
thương tật từ 11% đến 30%.
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu
đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười
năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ
7


thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
triệu đồng.
Như vậy, so với quy định ở BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1999 đã tách riêng
hai tội CGTS (Điều 136) và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137), đồng thời bỏ
đi tội cướp giật và công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 131 - BLHS
1985). Hơn nữa quy định tội phạm CGTS tại Điều 136 - BLHS 1999 rất cụ thể, rõ ràng
và bổ sung các tình tiết định khung tăng nặng.
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của tội phạm CGTS
Tội phạm CGTS có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng sau:
- Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm CGTS là quan hệ sở hữu đối với tài sản nói chung
(không phân biệt hình thức sở hữu nào) đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ của công dân, gây tác động xấu đến TTATXH.
Đối tượng của tội phạm CGTS là tài sản dưới dạng vật chất thuộc mọi loại
hình thức sở hữu. Tài sản là đối tượng của tội phạm CGTS có thể bị người phạm tội
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách trái pháp luật theo ý thức chủ quan của

người phạm tội.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện ở việc công khai chiếm đoạt
tài sản đang do người khác quản lý, sở hữu rồi nhanh chóng tẩu thoát. Công khai
chiếm đoạt tài sản có nghĩa là người phạm tội không cần che giấu hành vi của mình
trong lúc thực hiện, chủ sở hữu biết ngay tài sản của mình vừa bị chiếm đoạt. Các
hành vi cụ thể như: chộp lấy, giằng lấy, vồ lấy, giật lấy...
Nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng tẩu thoát là đặc trưng cơ bản
8


của tội phạm CGTS để phân biệt với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội cướp tài
sản. Nói cách khác, người phạm tội có được tài sản trong tay bằng việc nhanh chóng
chạy trốn. Để thực hiện hành vi chiếm đoạt, người phạm tội đã lợi dụng sơ hở của
người chủ sở hữu, người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra các
sơ hở nhằm có điều kiện thuận lợi để tiếp cận tài sản, bất ngờ thực hiện hành vi
(chộp, giật, vồ...) nhằm chiếm đoạt tài sản. Như vậy, có thể có những sự tác động lên
thân thể của người bị hại, nhưng sự tác động này không nhằm mục đích gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân.
Những tài sản mà bọn tội phạm thường nhằm vào để cướp giật và những vật
có giá trị, nhỏ, gọn, có thể lấy và mang đi dễ dàng như dây chuyền vàng, điện thoại
di động, túi xách, đồng hồ, ví... Với thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt như vậy,
người phạm tội mong muốn chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản không kịp có
điều kiện phản ứng, ngăn cản việc chiếm đoạt, do vậy hoàn toàn không có ý định
dùng bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với người trực tiếp giữ tài sản.
Tội phạm được hoàn thành từ khi thực hiện xong hành vi "giật tài sản" không kể
sau đó kẻ phạm tội có lấy được tài sản hay bỏ lại tài sản đã cướp giật để tẩu thoát. Do
vậy, tội phạm cướp giật là loại tội phạm có cấu thành hành vi chứ không cấu thành vật
chất.
- Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm CGTS được thực hiện với hình thức lỗi có ý trực tiếp. Mục đích
của tội phạm là chiếm đoạt tài sản của người khác một cách bất hợp pháp, động cơ
thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi CGTS là vụ lợi.
- Chủ thể của tội phạm:
Là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi đã
nêu trên trong Điều 136 BLHS 1999 và đạt độ tuổi theo luật định.
Tóm lại: Nhận thức đúng đắn về đặc điểm pháp lý của tội phạm CGTS để
giúp chúng ta phân biệt rõ với một số loại tội phạm cùng loại như công nhiên chiếm
đoạt tài sản, cướp tài sản đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong công tác điều tra
9


khám phá các vụ CGTS, là cơ sở xác định những biện pháp chiến thuật phù hợp để
làm rõ sự thật vụ án.
1.2. Nhận thức cơ bản về hoạt động khai thác mở rộng trong điều tra tội
phạm cướp giật tài sản của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động khai thác mở rộng trong điều tra các
vụ án cướp giật tài sản
Theo từ điển Bách khoa CAND năm 2005 thì khai thác mở rộng "Là quá
trình nghiên cứu, tìm hiểu để sử dụng những điều có ích còn ẩn giấu, chưa được tận
dụng phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ, là quá trình tra hỏi để thu thập, tìm hiểu
và biết được những tin tức cần thiết về một đối tượng phục vụ yêu cầu điều tra,
nghiên cứu của cơ quan Công an".
Giáo trình Phương pháp điều tra tội phạm cụ thể của Học viện CSND năm
2001 có đưa ra khái niệm: "Điều tra vụ án hình sự là hoạt động điều tra của những
cơ quan điều tra và những cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra theo luật định, được tiến hành theo trình tự TTHS nhằm chứng minh sự thật
của vụ án theo yêu cầu của pháp luật".
Theo chúng tôi, khai thác mở rộng điều tra tội phạm nói chung và tội phạm
CGTS nói riêng được tiến hành bằng sử dụng tổng hợp các biện pháp, chiến thuật

điều tra, trinh sát để làm rõ và mở rộng vụ án chứ không phải chỉ sử dụng chiến
thuật xét hỏi, mà chiến thuật xét hỏi (hỏi cung bị can) chỉ là một chiến thuật trọng
tâm và trực tiếp khai thác mở rộng có hiệu quả nhất trong các biện pháp chiến thuật
được sử dụng để khai thác mở rộng vụ án.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm: "Khai thác mở rộng
điều tra vụ án là hoạt động của những CQĐT và những cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra theo luật định được tiến hành bằng cách sử dụng
tổng hợp các biện pháp, chiến thuật điều tra, trinh sát nhằm khai thác triệt để và mở
rộng về đối tượng phạm tội, về các vụ án chúng đã gây ra và các vấn đề khác có liên
quan mà CQĐT chưa nắm được".
10


Như vậy, khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS: "Là hoạt động điều tra
của CQCSĐT tội phạm về TTXH và những cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra trong lực lượng CSND theo luật định được tiến hành bằng
cách sử dụng tổng hợp các biện pháp, chiến thuật điều tra, trinh sát điều tra trinh sát
để nghiên cứu, tìm tòi các điều có ích còn ẩn giấu nhằm khai thác triệt để và mở
rộng các đối tượng trong ổ nhóm cướp giật, các vụ án mà chúng đã gây ra và các
vấn đề khác có liên quan, phục vụ cho yêu cầu điều tra, chứng minh làm rõ tội
phạm". Thực chất của hoạt động khai thác mở rộng là việc nghiên cứu đánh giá một
cách tổng hợp các chứng cứ, các điều kiện khách quan, chủ quan ở một thời điểm
điều tra để phối hợp tìm tòi các mâu thuẫn, bất hợp lý trong điều kiện, khả năng cho
phép.
Đặc điểm về khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS:
Khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS chính là hoạt động điều tra, nó
vừa là yêu cầu điều tra vụ án CGTS đã được Luật TTHS quy định. Hoạt động khai
thác mở rộng điều tra tội phạm cướp giật tài sản được titến tiến hành trong suốt cả
giai đoạn điều tra vụ án từ khi tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm đến khi kết thúc
điều tra, là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong giai đoạn điều tra vụ án

hình sự. Về phương diện nhận thức, khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS là
một dạng hoạt động nhận thức. Đối tượng nhận thức của hoạt động này là những vụ
án hình sự đã xảy ra và những đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, khác với
những dạng hoạt động nhận thức khác, chủ thể tiến hành hoạt động khai thác mở
rộng điều tra tội phạm CGTS là những cán bộ điều tra, ĐTV của Cơ quan CSĐTTP
về TTXH và những cơ quan chức năng khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra theo luật định.
Trong qúa trình khai thác mở rộng điều tra, CQĐT được áp dụng các biện
pháp, những phương tiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật, của ngành. Kết quả
khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS được phản ánh trong các văn bản TTHS
và có giá trị pháp lý.
Để khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS đòi hỏi phải áp dụng tổng hợp
các biện pháp, chiến thuật điều tra, trinh sát như: tiếp nhận, xử lý tin báo; lấy lời khai
người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; khám xét; các hoạt động nghiệp vụ
11


trinh sát... trong đó biện pháp hỏi cung bị can là trọng tâm và trực tiếp, đem lại hiệu
quả cao nhất.
Mục đích cụ thể của hoạt động khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS là
nhằm làm rõ và mở rộng số đối tượng phạm tội, đồng phạm, băng, ổ nhóm cướp giật
và các vụ án chúng đã gây ra, đồng thời mở rộng điều tra các vụ án khác có liên quan.
1.2.2. Nhiệm vụ cần chứng minh, làm rõ trong khai thác mở rộng điều tra
tội phạm cướp giật tài sản
Những vấn đề cần khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS dựa trên cơ sở
những vấn đề phải chứng minh trong vụ án CGTS. Những vấn đề cần chứng minh
trong vụ án hình sự là những tình tiết thực tế phản ánh bản chất của sự việc liên quan
đến tội phạm và người phạm tội, những tình tiết khác mà cơ quan điều tra cần phải làm
rõ giúp cho việc giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 136 của BLHS năm 1999 quy định về tội CGTS và Điều 63

của Bộ Luật TTHS năm 2003; những vấn đề cần chứng minh làn rõ, khai thác mở
rộng trong vụ án CGTS là:
- Có hành vi CGTS xảy ra hay không?
- Thời gian và địa điểm xảy ra tội phạm?
- Tài sản bị cướp giật là tài sản gì?
- Phương thức, thủ đoạn gây án; công cụ, phương tiện mà bọn tội phạm đã sử
dụng trong quá trình gây án?
- Xác định rõ người thực hiện hành vi CGTS là ai? Có đồng phạm hay
không?
- Làm rõ người bị hại trong các vụ án CGTS.
- Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm của bị can; nguyên nhân và
điều kiện làm phát sinh tội phạm.
Từ những vấn đề cần chứng minh là cơ sở để xác định những vấn đề cần khai
thác mở rộng trong điều tra tội phạm cướp giật như sau:
12


- Làm rõ những đối tượng còn lại trong băng, ổ nhóm tội phạm CGTS để có
cơ sở truy bắt tất cả các đối tượng đã gây án.
- Làm rõ vai trò, vị trí, hành vi của các đối tượng trong băng, ổ nhóm tội phạm.
- Làm rõ các hành vi pham tội trước đó mà các đối tượng đã gây ra, kể cả các
hành vi phạm tội khác.
- Khai thác mở rộng các băng, ổ nhóm tội phạm khác mà đối tượng cướp giật
có thể biết được.
Tóm lại: Để làm rõ và khai thác mở rộng tội phạm và người thực hiện hành vi
phạm tội CGTS một cách nhanh chóng, chính xác, toàn diện, xử lý kịp thời, công minh
mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, cán bộ điều
tra, ĐTV cần phải xác định rõ những vấn đề cần chứng minh, cần khai thác mở rộng
trong điều tra tội phạm CGTS trong từng vụ án cụ thể. Đối với nội dung khai thác mở
rộng cần tập trung vào số đối tượng phạm tội, ổ nhóm tội phạm, các vụ án chúng đã

gây ra, số người bị hại... Những vấn đề trên chỉ có tính phổ biến, trong những trường
hợp cụ thể, những vấn đề trên có thể khác nhau và có thể được mở rộng thêm.
1.2.3. Nội dung các biện pháp tiến hành khai thác mở rộng điều tra tội
phạm cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
Công an quận Đống Đa.
1.2.3.1.Khai thác mở rộng trong tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác về tội
phạm cướp giật tài sản
Công tác tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm có ý nghĩa quan trọng
trong hoạt động điều tra, là cơ sở đảm bảo cho khai thác mở rộng vụ án CGTS đạt
hiệu quả. Các tin báo tố giác vụ CGTS thường từ nguồn sau: Tin báo tố giác của công
dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
do điều tra mở rộng các vụ án khác hoặc do đối tượng ra tự thú; do Công an phường
chuyển đến.
Khi tiếp nhận, ĐTV cần phải ghi lại nội dung vụ án, chú ý hỏi kỹ những nội
dung sau: lai lịch người báo tin, số điện thoại, địa chỉ, thời gian, địa điểm xảy ra vụ
cướp giật; đối tượng cướp giật để lại hiện trường những gì, thu giữ được không; số
13


lượng đối tượng, đặc điểm nhận dạng của đối tượng, đặc điểm công cụ, phương tiện
sử dụng để cướp giật; số lượng, đặc điểm, chủng loại tài sản bị chiếm đoạt, đường
đến và rút khỏi hiện trường của điều tra; do đâu mà người báo tin biết được vụ
CGTS. Từ những nội dung trên, ĐTV có cơ sở để phân tích, tổng hợp các thông tin,
tài liệ để tiến hành khai thác mở rộng trong các giai đoạn điều tra tiếp theo.
ĐTV có thể kiểm tra, thu thập tài liệu bổ sung như: yêu cầu người báo tin giải
thích những điều chưa rõ; xác định và sơ vấn người bị hại, người làm chứng. Sau đó,
liên lạc với Công an phường, trạm nơi xảy ra vụ cướp giật đề nghị họ đến ngay hiện
trường tiến hành các biện pháp cấp bách: bảo vệ hiện trường, sơ cấp cứu người bị hại
nếu bị thương; phát hiện, sơ vấn người làm chứng; truy bắt điều tra gây án theo dấu vết
nóng.

1.2.3.2. Khai thác mở rộng trong lấy lời khai người bị hại, người làm chứng
Trong hoạt động khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS, xác định lấy lời
khai người bị hại, người làm chứng là những biện pháp điều tra cấp bách nhằm thu
thập tài liệu, chứng cứ làm cơ sở tiến hành truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng, khai
thác mở rộng điều tra vụ án. Khi lấy lời khai của người bị hại, ĐTV cần làm rõ tất cả
những tình tiết có liên quan đến vụ án, trong đó tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản sau
đây:
- Thời gian, địa điểm xảy ra vụ CGTS.
- Họ tên, tuổi, địa chỉ, nơi làm việc, số điện thoại của người bị hại.
- Số lượng, chủng loại, giá trị, đặc điểm riêng của tài sản bị chiếm đoạt.
- Số lượng, đặc điểm của đối tượng; đặc điểm nhận dạng.
- Đối tượng có sử dụng phương tiện như xe mô tô, xe máy không, nếu có thì
cho biết đặc điểm của phương tiện đó. Thủ đoạn tiếp cận và CGTS.
- Hướng tiếp cận để CGTS và hướng rút chạy của thủ phạm.
- Đặc điểm của người bị hại: đi bộ hay đi xe, đặc điểm phương tiện, đi với
những ai, vị trí cất giữ tài sản trước khi bị cướp giật.
- Diễn biến hành vi của thủ phạm và người bị hại trên hiện trường.
14


- Lai lịch người bị hại, lý do có mặt tại hiện trường, có ai biết tài sản của
người bị hại mang theo không.
- Những người chứng kiến sự việc xảy ra.
- Có bị thương tích do hành vi CGTS mà thủ phạm gây ra không, nếu bị
thương tích có yêu cầu giám định thương tích không.
Để truy tìm và phát hiện người làm chứng, ĐTV có thể tiến hành gặp gỡ, gợi
chuyện những người xung quanh khu vực hiện trường dọc theo đường đến và rút
chạy khỏi hiện trường của thủ phạm để xác định có ai biết được tình tiết nào có liên
quan đến vụ án không. Hoặc thông qua đoàn thể, tổ chức, chính quyền phát động
quần chúng nhằm thuyết phục người biết tin tức của vụ án giúp đỡ CQĐT. Hoặc

thông qua lấy lời khai người bị hại, người làm chứng khác, ĐTV đưa ra các dạng
câu hỏi: ai nói cho anh (chị) biết việc đó? Khi anh (chị) chứng kiến việc đó thì xung
quanh khu vực đó có những ai? Có thể tìm họ như thế nào?
Khi lấy lời khai người làm chứng, ĐTV cần khai thác triệt để tất cả sự hiểu
biết của người làm chứng về những tình tiết có liên quan đến vụ án; trong đó cần
tập trung làm rõ những nội dung cơ bản như khi lấy lời khai người bị hại và sử dụng
chiến thật như lấy lời khai người bị hại. Đặc biệt, cần chú ý làm rõ mối quan hệ của
người làm chứng với vụ án cướp giật; giáo dục, thuyết phục người làm chứng khai
báo; thiết lập và duy trì mối quan hệ tin cậy, thân mật, tôn trọng giữa ĐTV với
người làm chứng. Trong mọi trường hợp, lời khai của người bị hại, người làm
chứng cần được kiểm tra, xác minh thận trọng, khách quan để có cơ sở khai thác mở
rộng vụ án CGTS.
1.2.3.2. Lập kế hoạch khai thác mở rộng điều tra và kiểm tra xác minh những
thông tin có liên quan đến vấn đề cần khai thac mở rộng
Kế hoạch khai thác mở rộng điều tra cần đảm bảo những nội dung sau:
- Nội dung diễn biến vụ án và các thông tin tài liệu đã thu thập được.
- Nội dung những vấn đề nào cần khai thác mở rộng
- Dự kiến các chiến thuật, biện pháp cần tiến hành để khai thác mở rộng
15


- Dự kiến thời gian tiến hành các biện pháp, chiến thuật
- Dự kiến phương án tiến hành và các tình huống có thể xảy ra khi tiến hành
Ngoài những nội dung cơ bản nêu trên, trong từng tình huống cụ thể bản kế
hoạch điều tra khai thác mở rộng cần dự kiến lực lượng, phương tiện tiến hành, giao
nhiệm vụ cho từng lực lượng, cá nhân tham gia; mối quan hệ giữa các lực lượng,
công tác lãnh đạo chỉ đạo hoạt động điều tra.
Trên cơ sở kế hoạch, khai thác mở rộng, ĐTV phải tiến hành kiểm tra xác
minh các thông tin có liên quan và các thông tin thu thập được từ hoạt động trinh sát
để phát hiện người đã thực hiện tội phạm CGTS. Những đối tượng cần chú ý kiểm

tra là: đối tượng hình sự có mặt trong địa bàn, nơi xảy ra vụ phạm tội, chú ý đối
tượng có tiền án, tiền sự về tội CGTS, đối tượng nghiện ma tuý, chơi cờ bạc và các
tệ nạn khác; những thanh niên hư hỏng; những người có xe máy mang những đặc
điểm giống xe máy của người phạm tội đã sử dụng và có nhiều biểu hiện nghi vấn;
những nơi buôn bán đồ cũ, hiệu cầm đồ, nơi thu đổi ngoại tệ. Cần tập trung xác
minh những đối tượng có cơ sở nghi vấn nhiều nhất. Nội dung kiểm tra xác minh là:
việc sử dụng thời gian của đối tượng; đồ vật mà đối tượng bỏ lại hiện trường; đối
tượng có liên quan đến xe máy là phương tiện thực hiện tội phạm; những đối tượng
mà người bị hại, người làm chứng xác định là người phạm tội. Những biện pháp
kiểm tra, xác minh: Soát xét những đối tượng hình sự, những người nghi vấn, xem
xét di biến động, thăm dò diễn biến tâm lý để sàng lọc đối tượng; tập trung xác
minh việc sử dụng thời gian của đối tượng, tình hình ăn tiêu, sinh hoạt bất minh; bố
trí giám sát những người có quan hệ với đối tượng để phát hiện kịp thời hành động
câu kết tiêu thụ tài sản chiếm đoạt được; sử dụng mạng lưới bí mật để tiếp cận; phối
hợp các lực lượng Công an quận, huyện trong thành phố Hà Nội để truy xét đối
tượng; phối hợp Cảnh sát giao thông kiểm tra phương tiện; phục kích ở địa bàn nghi
vấn về khả năng chúng tiếp tục CGTS hoặc tiêu thụ tài sản để bắt quả tang; tiến
hành khai thác những tên đã bị bắt giam có khả năng hiểu biết vụ án đang điều tra...
1.2.3.3. Khám xét
Khám xét bị can đối với các vụ CGTS cần phải tính toán kỹ và có kế hoạch
16


khám xét chu đáo. Sau khi bắt được bị can cần phải khám xét ngay người, nơi ở, nơi
ẩn náu của bị can để thu giữ công cụ phương tiện mà bị can sử dụng gây án, tài sản
bị cướp giật, tài liệu phản ánh nhân thân của bị can, đồng thời khai thác mở rộng vụ
án và các đối tượng có liên quan. Đối với những bị can có nhiều tiền án, tiền sự,
hoạt động lưu động, ĐTV cần làm rõ những nơi ẩn náu khác của bị can như: nơi
tiêm chích, hút, hít ma tuý và khám xét những nơi này. ĐTV phải biết sử dụng
những biện pháp tìm kiếm thích hợp trên cở nghiên cứu đặc điểm địa điểm khám

xét, vật cần tìm, nhân thân bị can và thủ đoạn cất giấu công cụ phạm tội, tài sản
chiếm đoạt được và đồ vật khác có ý nghĩa cho hoạt động khai thác mở rộng. Đối
với những vụ cướp giật do băng, ổ nhóm gây ra, một số bị can chưa bắt được đang
lẩn trốn, nếu xác định được địa điểm mà bọn tội phạm cất giấu những công cụ phạm
tội, vũ khí gây án, tài sản đã chiếm đoạt... thì tuỳ theo tình hình cụ thể, trước và sau
khi khám xét có thể tiến hành mật phục ở địa điểm này để bắt giữ những bị can còn
lại. Khi mật phục phải tuyệt đối giữ bí mật, đề phòng bị can và những đối tượng
khác tẩu tán, tiêu huỷ công cụ, phạm tội, tài sản, đồ vật có liên quan đến vụ CGTS.
Quá trình khám xét cần chú ý kết hợp với tra hỏi bị can ngay tại nơi tiến hành khám
xét để khai thác những đối tượng còn lại của vụ án.
1.2.3.4. Hỏi cung bị can phạm tội cướp giật tài sản
Đây là một biện pháp để khai thác mở rộng điều tra tội phạm cướp giật có
hiệu quả cao nhất và là biện pháp trọng tâm, chủ yếu thường xuyên được sử dụng để
khai thác mở rộng vụ án.
Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra mà khi tiến hành ĐTV có thể thu
thập được nhiều tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội đồng
thời khai thác mở rộng vụ án. Khi tiến hành hỏi cung bị can tần tập trung giải quyết
ngay những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ những đối tượng còn lại của vụ án CGTS để có biện pháp truy bắt tiếp.
- Làm rõ nơi cất giấu những công cụ, phương tiện, vũ khí gây án, tài sản đã
chiếm đoạt và những đồ vật khác có liên quan đến vụ án cướp giật để kịp thời thu giữ.
- Làm rõ hành vi phạm tội của băng, ổ nhóm của từng bị can, vai trò, vị trí
17


của từng bị can trong băng, ổ nhóm.
- Thu thập những tài liệu về hoạt động của những tên tội phạm khác đang tiếp
tục gây án.
- Làm rõ những vụ cướp giật tương tự xảy ra trước đây và gợi ý hỏi sâu thêm
những vụ CGTS khác mà bị can biết, trên cơ sở đó thông báo kịp thời cho lực lượng

trinh sát tiến hành triệt phá băng, ổ nhóm.
1.2.3.4. Tiến hành những biện pháp trinh sát và biện pháp sử dụng đặc tình
trại giam để khai thác mở rộng điều tra tội phạm cướp giật tài sản
Khi tiến hành điều tra, khai thác mở rộng các vụ án CGTS, ĐTV cần phối hợp
với các lực lượng trinh sát để tiến hành những biện pháp trinh sát hỗ trợ như xây
dựng và sử dụng mạng lưới bí mật, nhất là xây dựng và sử dụng đặc tình, cơ sở bí
mật; hoặc bố trí mạng lưới đặc tình, cơ sở bí mật sẵn có của lực lượng trinh sát thâm
nhập vào các ổ nhóm tội phạm để xác minh thủ đoạn của vụ án cướp giật.
Nếu có cơ sở nhận định thủ phạm của vụ án cướp giật tiếp tục gây án thì
ĐTV phối hợp với lực lượng trinh sát tiến hành mai phục, tuần tra bí mật, hoá trang
ở những tuyến đường, địa điểm, trên các phương tiện giao thông... mà thủ phạm có
thể xuất hiện tiếp tục gây án để bắt quả tang.
Tiến hành các biện pháp trinh sát cụ thể như: trinh sát xác minh, trinh sát nội
tuyến, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát kỹ thuật... để phục vụ cho khai thác mở rộng
đối tượng phạm tội cướp giật... Tiến hành các biện pháp điều tra cơ bản, sưu tra, xác
minh hiềm nghi, đấu tranh chuyên án để khai thác mở rộng điều tra vụ án cướp giật,
trong đó đấu tranh chuyên án gồm chuyên án trinh sát và chuyên án truy xét là biện
pháp khai thác mở rộng điều tra vụ án CGTS có hiệu quả cao.
Những vụ CGTS lớn, tính chất nghiêm trọng, cần điều tra, khám phá, khai
thác mở rộng nhanh, thu hồi kịp thời tài sản quý của Nhà nước, nhân dân; những vụ
án mà đối tượng có khả năng hiểu biết nhiều về đồng bọn, phương thức thủ đoạn
hoạt động của băng, ổ nhóm cướp giật thì cần sử dụng biện pháp sử dụng đặc tình
trại giam phục vụ hỏi cung bị can phạm tội cướp giật. Cần chú ý xây dựng đặc tình
18


có lòng trung thành, có khả năng trinh sát, khai thác mở rộng phát hiện các vụ án
cướp giật khác mà ĐTV chưa khám phá được.
1.2.4. Quan hệ phối hợp lực lượng trong hoạt động khai thác mở rộng điều
tra tội phạm cướp giật tài sản

Mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ trong hoạt động khai
thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS được xác định trên cơ sở mục đích chung của
nhiệm vụ bảo đảm ANTT. Về nguyên tắc, mối quan hệ phối hợp của các lực lượng
nghiệp vụ được xác định trong các văn bản của Bộ Công an và tuân theo cơ chế tổ
chức, hoạt động của lực lượng CAND. Tuy nhiên, trong thực tế mối quan hệ phối
hợp còn phụ thuộc những yêu cầu và trường hợp cụ thể.
- Mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan CSĐT với lực lượng trinh sát
Đây vừa là quan hệ pháp lý nhưng đồng thời là quan hệ nghiệp vụ, thực hiện
mối quan hệ này CQĐT phải:
+ Thường xuyên phối hợp với lực lượng trinh sát trong việc khai thác trao đổi
những thông tin, tài liệu về tội phạm cướp giật, đặc biệt là những thông tin, tài liệu
phản ánh về đối tượng trong băng, ổ nhóm và các vụ án đã xảy ra... trên cơ sở đó để
không ngừng phát triển và mở rộng công tác phòng ngừa, điều tra khai thác mở
rộng tội phạm, công tác trinh sát.
+ Phối hợp chặt chẽ với lực lượng trinh sát để giải quyết có kết quả các yêu
cầu đặt ra trong hoạt động khai thác mở rộng tội phạm, nhất là hỏi cung bị can, lấy lời
khai người bị hại, người làm chứng, thu thập tài liệu chứng cứ, tiến hành chuyên án
truy xét, chuyên án trinh sát...
- Mối quan hệ giữa lực lượng CS ĐTTP về TTXH với lực lượng CS ĐTTP
trật tự quản lý kinh tế và chức vụ; CS ĐTTP về Ma tuý. Mối quan hệ này là mối
quan hệ về nghiệp vụ trên cơ sở sự phân công, phân cấp của Bộ Công an theo hệ,
loại đối tượng. Nội dung mối quan hệ này bao gồm những vấn đề cơ bản sau:
+ Thường xuyên trao đổi thông tin giữa các lực lượng nghiệp vụ trong phạm
vi hệ, loại đối tượng quản lý nhằm phát hiện sự liên quan, móc nối giữa các hệ loại
19


điều tra hình sự, đối tượng kinh tế và đối tượng ma tuý, trên cơ sở đó để áp dụng
các biện pháp đấu tranh thích hợp theo chức năng của từng lực lượng.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nghiệp vụ để giải quyết các yêu cầu

đấu tranh phòng chống tội phạm trên các tuyến, địa bàn nhất là các mặt công tác
trinh sát, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, xác lập và tiến hành các chuyên án trinh
sát, khai thác mở rộng điều tra vụ án...
+ Tìm ra các mối quan hệ, quy luật hoạt động, câu kết giữa đối tượng hình sự
với các đối tượng kinh tế, ma tuý để xây dựng các kế hoạch, biện pháp đấu tranh thích
hợp.
- Mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng CS ĐTTP về TTXH với CSQLHC về TTXH.
Đây là mối quan hệ giữa các hoạt động nghiệp vụ trinh sát, điều tra với các
hoạt động quản lý hành chính công khai theo chức năng của lực lượng CSND.
+ Thường xuyên phối hợp với lực lượng CSQLHC để thu thập thông tin, tài
liệu về tội phạm thông qua các mặt công tác nghiệp vụ của CSQLHC như công tác
quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đăng ký,
quản lý, cấp phát CMND; quản lý tạm trú, tạm vắng; quản lý vũ khí...
+ Phối hợp với CSQLHC để tổ chức thực hiện các kế hoạch, yêu cầu khai
thác mở rộng điều tra tội phạm trên tuyến, địa bàn như truy nã, truy tìm, xác minh
hiềm nghi, xây dựng mạng lưới bí mật.
- Mối quan hệ giữa lượng CSĐTTP về TTXH với Cảnh sát trại giam để khai
thác thông tin, tài liệu từ công tác quản lý, cải tạo phạm nhân, công tác xây dựng
mạng lưới cộng tác viên bí mật như đặc tình trại tạm giam để tiến hành khai thác
mở rộng điều tra tội phạm CGTS.
+ Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông để khai thác tài liệu từ
công tác tuần tra kiểm soát giao thông, đăng ký quản lý phương tiện, công tác sưu
tra, xác minh hiềm nghi, xây dựng mạng lưới cộng tác viên bí mật trên các tuyến
giao thông... để phát hiện thông tin, tài liệu về âm mưu, hoạt động hoặc sự câu kết,
móc nối của các đối tượng cướp giật, phát hiện tang vật, phương tiện mà bọn tội
phạm sử dụng, tài sản chiếm đoạt được đang tiêu thụ...
+ Phối hợp với Cảnh sát giao thông, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát trật tự để tiến
20



hành các kế hoạch tuần tra, kiểm soát người và phương tiện trên các tuyến giao
thông, các địa bàn trọng điểm nhằm phát hiện bắt giữ bọn tội phạm hoạt động và lẩn
trốn, triệt phá băng, ổ nhóm tội phạm, thu thập thông tin, tài liệu về các đối tượng
hoạt động lưu động.
- Mối quan hệ giữa lực lượng CSĐTTP về TTXH với Cơ quan hồ sơ, tàng
thư, thông tin về tội phạm.
Mối quan hệ này chủ yếu là trong công tác thu thập, lưu giữ, xử lý, khai thác
trao đổi thông tin, tài liệu về tội phạm. Triệt để khai thác thông tin về tội phạm từ cơ
quan hồ sơ, nhất là trong các loại tàng thư để phục vụ các yêu cầu khai thác mở
rộng vụ án như xây dựng mạng lưới bí mật, xác định đặc điểm nhận dạng các loại
đối tượng, so sánh tội phạm, truy nã, xác lập và đấu tranh chuyên án.
Ngoài các mối quan hệ chủ yếu như trên, trong thực tiễn đấu tranh chống tội
phạm, khai thác mở rộng điều tra vụ án, lực lượng CSĐTTP về TTXH còn phối hợp
với các lực lượng nghiệp vụ khác như cảnh sát kỹ thuật hình sự, trinh sát kỹ thuật...

21


Chương II
Tình hình tội phạm cướp giật tài sản và thực trạng hoạt động khai thác mở rộng điều
tra của cơ quan cảnh sát điều tra
công an quận đống đa

2.1. Tình hình tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn quận Đống Đa từ
năm 2002 đến 3 tháng đầu năm 2007
2.1.1. Một số vấn đề có liên quan đến hoạt động của tội phạm cướp giật
tài sản trên địa bàn quận Đống Đa
Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp quận Ba Đình,
phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía Đông giáp
quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải Phóng), phía Nam

giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía Tây
giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch), có diện tích rộng 9,96km 2, dân số
thường trú là 352 nghìn người, là quận có số dân nhiều nhất của thủ đô Hà Nội.
Quận Đống Đa có 22 phường, trạm đó là: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột,
Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng,
Ngã Tư Sở, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Láng
Hạ và Trạm Ga.
Đống Đa là quận có số dân nhiều nhất 352.000 người với 99.291 hộ, 400.168
nhân khẩu, trong đó KT2 đến: 9548 hộ, 39.184 nhân khẩu; KT2 đi: 11.315 hộ,
46.587 nhân khẩu; KT3: 3191 hộ, 12.044 nhân khẩu; KT4 410 hộ, 1667 nhân khẩu,
còn lại là KT1; số người từ 15 tuổi trở lên là 304.079 người. Hiện tại có hơn 500
người gốc Hà Nội chưa đăng ký hộ khẩu, 15.430 học sinh, sinh viên từ các tỉnh
ngoài về quận cư trú tự do nhiều năm. Tình hình di dân tự do từ các địa phương về
địa bàn Đống Đa làm ăn sinh sống trong những năm gần đây tăng cao tới 25.162
người kéo theo những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, tình hình tội phạm, tệ nạn
22


xã hội và các vấn đề khác. Trong những năm qua tỷ lệ người thiếu việc làm, thất
nghiệp tăng cao, số này có khoảng hơn 10.000 người.
Về tình hình tội phạm từ 2002 - 2006, trên địa bàn quận Đống Đa xảy ra
3.424 vụ phạm pháp hình sự, trung bình một năm xảy ra 648 vụ. So với số vụ phạm
pháp hình sự của Thành phố chiếm tỷ lệ 10,7% (3424 vụ/ 32130 vụ), là một trong
những quận có số vụ phạm pháp hình sự cao nhất Thành phố.
Loại tội phạm gây án nghiêm trọng có chiều hướng tăng, đối tượng là người
tỉnh ngoài gây án chiếm 18%. Số đối tượng bị bắt giữ, đối tượng phạm pháp hình
sự có xu hướng trẻ hoá (60% tuổi thanh, thiếu niên), đối tượng nghiện ma tuý chiếm
38%. Đặc biệt chú ý hiện nay đối tượng hình sự là thanh niên, người chưa thành
niên gây án có chiều hướng tăng, hoạt động rất manh động, trắng trợn, liều lĩnh và
thường tụ tập thành băng, ổ, nhóm đông đối tượng để gây án cướp, cướp giật, cưỡng

đoạt, chúng sẵn sàng dùng hung khí chống lại khi bị truy đuổi và bắt giữ.
Hoạt động của tội phạm và tệ nạn ma tuý diễn biến phức tạp, hoạt động bán
lẻ, nghiện hút, tiêm chích ở một số tụ điểm còn diễn ra công khai. Địa bàn có 4 tụ
điểm, 20 điểm phức tạp về ma tuý, có 3.118 người nghiện ma tuý đang ở tại cộng
đồng 1.282 người, tệ nạn cờ bạc, mại dâm cũng gia tăng cùng với ma tuý.
Trên toàn quận hiện có 47 địa bàn công cộng phức tạp về ANTT, có nhiều tụ
điểm chợ cóc, chợ tạm, chợ đêm... có các địa bàn trọng điểm về hình sự như: khu
vực bệnh viện Bạch Mai, ga Hà Nội, hồ Đống Đa, các tuyến Láng, Nguyễn Chí
Thanh, La Thành, Giảng Võ...
Tình hình TTATGT ở Đống Đa cũng rất phức tạp, tình trạng ùn tắc giao
thông diễn ra thường xuyên trên các nút giao thông Ngã Tư Sở, La Thành, Giảng
Võ, các tuyến giao thông Nguyễn Lương Bằng, Thái Hà, Tôn Thất Tùng, Chùa
Bộc... vi phạm giao thông xảy ra 5.835 trường hợp, trung bình mỗi năm xảy ra gần
2.000 vụ tai nạn giao thông.
Về phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc có nhiều chuyển biến song
ý thức tự giác phòng ngừa và tham gia đấu tranh chống tội phạm còn nhiều hạn chế,
hoạt động tuyên truyền giáo dục ý thức nâng cao nhận thức của người dân về phòng
23


chống tội phạm còn mang tính hình thức dẫn đến hạn chế kết quả đấu tranh phòng
chống tội phạm trên địa bàn quận Đống Đa.
2.1.2. Khái quát chung về tình hình tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn
quận Đống Đa
Nghiên cứu tình hình tội phạm CGTS phải nghiên cứu từ cái chung đến cái
riêng. Diễn biến của tội phạm cướp giật trên địa bàn quận Đống Đa là sự tăng lên
hay giảm xuống của số liệu tội phạm cướp giật hoặc cơ cấu tình trạng tội phạm này
khoảng thời gian từ năm 2002 đến 3 tháng đầu năm 2007.
Trong thời gian từ năm 2002 đến 3 tháng đầu năm 2007 trên địa bàn quận
Đống Đa đã xảy ra 446 vụ CGTS trong tổng số 2.410 các vụ CGTS trên địa bàn

toàn Thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ 18,5% và so với số vụ phạm pháp hình sự nói
chung ở Đống Đa chiếm tỷ lệ 12,0% (446/3709vụ) được phân tích cụ thể như sau:
(Xem bảng thống kê số 1 và 3 phần phụ lục).
- Năm 2002: Xảy ra 56 vụ CGTS chiếm tỷ lệ 6,9% các vụ phạm pháp hình sự
ở Đống Đa (56/810 vụ) và chiếm tỷ lệ 13,5% so với tổng số vụ CGTS toàn thành
phố Hà Nội (56/416 vụ).
- Năm 2003: Xảy ra 44 vụ CGTS chiếm tỷ lệ 4,9% các vụ phạm pháp hình sự
ở Đống Đa (44/889 vụ) và chiếm tỷ lệ 14,8% so với tổng số vụ CGTS toàn thành
phố Hà Nội. So với năm 2002 giảm 12 vụ, tỷ lệ giảm là 21,5% (12/56 vụ).
- Năm 2004: Xảy ra 44 vụ CGTS chiếm tỷ lệ 8,7% các vụ phạm pháp hình sự
ở Đống Đa (44/507 vụ) và chiếm tỷ lệ 14,6% so với tổng số vụ CGTS toàn thành
phố Hà Nội (44/302 vụ). So với năm 2003 thì số vụ CGTS trên địa bàn quận Đống
Đa không tăng, không giảm.
- Năm 2005: Xảy ra 88 vụ CGTS chiếm tỷ lệ 15,1% các vụ phạm pháp hình
sự ở Đống Đa (88/582 vụ) và chiếm tỷ lệ 18,7% so với tổng số vụ CGTS toàn thành
phố Hà Nội (88/471 vụ), tăng 44 vụ.
- Năm 2006: Xảy ra 185 vụ CGTS chiếm tỷ lệ 29,1% các vụ phạm pháp hình
sự ở Đống Đa (185/636 vụ) và chiếm tỷ lệ 25,3% so với tổng số vụ CGTS toàn
24


thành phố Hà Nội (185/730 vụ). So với năm 2005, tội phạm CGTS tiếp tục gia tăng
rất nhanh gấp 2,1 lần; tăng 97 vụ, với tỷ lệ tăng là 110,2% (97/88 vụ).
- Ba tháng đầu năm 2007: Xảy ra 29 vụ CGTS chiếm tỷ lệ 10,2% các vụ phạm
pháp hình sự ở Đống Đa (29/285vụ) và chiếm tỷ lệ 15,1% so với tổng số vụ CGTS 3
tháng đầu năm trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội (29/193 vụ).
Về diễn biến tội phạm cướp giật cho thấy, trong các năm 2002, 2003, 2004 số
vụ cướp giật thấp và có chiều hướng giảm từ 56 xuống 44 vụ, nhưng đến năm 2005
và nhất là năm 2006 số vụ cướp giật tăng đột biến, tăng rất nhanh từ 44 vụ đến 88
vụ và 185 vụ. Năm 2006 so với năm 2003, 2004 số vụ tăng gấp 4,2 lần (185/44 vụ).

Từ kết quả khảo sát thực tiễn và nghiên cứu báo cáo tổng kết các năm từ
2002 đến 3 tháng đầu năm 2007 của Công an quận Đống Đa, PC14, PV11, chúng
tôi rút ta nhận xét chung như sau:
- Thứ nhất: Tình hình TTATXH trên địa bàn quận Đống Đa vẫn diễn biến
phức tạp, tội phạm hình sự tuy được kiềm chế nhưng trung bình mỗi năm vẫn xảy ra
trên 800 vụ phạm pháp hình sự tính chất mức độ phạm tội ngày càng nguy hiểm,
hình thành các băng, ổ nhóm tội phạm có tổ chức, gây án nghiêm trọng và một số
loại tội phạm mới.
- Thứ hai: Tình hình tội phạm CGTS cũng nằm trong quy luật của tình hình
tội phạm trên địa bàn quận Đống Đa, trong những năm gần đây gia tăng rất nhanh
và diễn biến hết sức phức tạp, số lượng vụ án tăng đột biến và gây ra sự hoang
mang lo lắng trong quần chúng nhân dân, bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ.
- Thứ ba: Tình hình tội phạm CGTS trên địa bàn quận Đống Đa gắn liền với
tình hình tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản nói chung và tội phạm cướp giật
nói riêng trên địa bàn thành phố Hà nội. Tác động trực tiếp đến hoạt động khai thác
mở rộng điều tra loại tội phạm này. Do vậy, cần có những giải pháp hữu hiệu để
nâng cao hiệu quả công tác khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS tiến tới hạn
chế, làm giảm, ngăn chặn loại tội phạm này trong thời gian tới.
Từ đó đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả điều tra, khám phá, khai thác mở rộng
25


×