Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Quy trình lập hồ sơ vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.85 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LUẬT & QUẢN LÝ XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày

tháng 09 năm 2015

BÁO CÁO THỰC TẾ CHUYÊN MÔN
Chuyên đề thực tế chuyên môn: Quy trình lập hồ sơ vụ án dân sự.
Địa điểm: Phòng 502 giảng đường M Đại học Khoa học - Thái Nguyên.
Ngày thực tế: ngày 11 tháng 10 năm 2015.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Văn Hồi.
Mã sinh viên: DTZ1353801010101

Lớp: Luật K11_B

Nhóm: 01.

1. Giới thiệu về người hướng dẫn thực tế
- Người hướng dẫn: Thẩm phán Nguyễn Thị Thu Hà
- Chức danh: Phó chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
-

Nguyên.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thấm phán trong việc giải quyết một vụ
án dân sự được quy đinh tại điều 41, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa
đổi và bổ sung năm 201, cụ thể:
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán


1. Tiến hành lập hồ sơ vụ án.
2. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự.
4. Tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết
vụ án theo quy định của Bộ luật này; ra quyết định công nhận sự thoả thuận của
các đương sự.
5. Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.


6. Quyết định triệu tập những người tham gia phiên toà.
7. Tham gia xét xử các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.
8. Tiến hành các hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy
định của Bộ luật này.
-

Căn cứ pháp lý: Điều 41, Bộ luật Tố tụng dân sự.

2.
+
+

Giới thiệu về chuyên đề trực tiếp nghiên cứu
Tên gọi: Chuyên đề lập hồ sơ vụ án dân sự
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi và bổ sung năm 2011.
Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP về Hướng dẫn áp dụng một số quy định về án phí,

lệ phí tòa án.
+ Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP về Hướng dẫn thi hành một số quy định trong
phần thứ nhất “Những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự.

+ Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP về Hướng dẫn thi hành một số quy định về chứng
minh và chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự.
+ Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP về Hướng dẫn thi hành một số quy định trong
phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng
dân sự.
3. Nội dung xây dựng hồ sơ vụ án dân sự
- Mục đích:
Mục đích xây dựng hồ sơ vụ án dân sự nhằm để đảm bảo tính khoa học, làm
cho quá trình giải quyết các vụ án dân sự có nhiều thuận lợi hơn. Ngoài ra, còn
đảm bảo cho việc xét xử được công bằng, nghiêm minh từ sự nghiên cứu hồ sơ vụ
án, là cơ sở cho quá trình xét xử tại tòa án.
-

Ý nghĩa của việc xây dựng hồ sơ vụ án dân sự:
Xây dựng hồ sơ vụ án dân sự là một quá trình bao gồm nhiều bước, mỗi bước
lại đảm bảo một ý nghĩa nhất định. Từ khi phát động tố tụng cho đến khi đưa vụ
án ra xét xử, hồ sơ vụ án phản ánh đước các vấn đề cơ bản của vụ án như: đương
sự là ai, yêu cầu của đương sự, xác định các tài liệu, chúng cứ có trong vụ án,…


Trên cơ sở hồ sơ vụ án đó mà tòa án có thể chấp nhận, chấp nhận mọt phần hoặc
không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Ngoài ra, còn thể hiện xuyên suốt nguyên
tắc tự thỏa thuận khi đưa ra cơ chế hòa giải để các bên đương sự có thể tự quyết
định.
- Các bước lập hồ sơ vụ án dân sự:
+ Bước 1: Nhận đơn

Về phía đương sự: Phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định, cụ thể:
• Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện, tức là phải có: năng lực hành vi Tố


tụng dân sự, có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc xảy ra tranh chấp và
phải tự mình hoặc ủy quyền cho người khác khởi kiện.
• Về phạm vi khởi kiện: Chủ thể khởi kiện có thể kiện một hay nhiều cá nhân, tổ
chức có liên quan đến một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau có
trong cùng một vụ án. Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện đối với
một cá nhân, cơ quan, tổ chức về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật trong cùng
một vụ án.
• Về hình thức nội dung đơn khởi kiện: Phải theo đúng mẫu đơn khởi kiện được ban
hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP. Nội dung đơn khởi kiện phải rõ
ràng, đầy đủ và phản ánh được những vấn đề hay yêu cầu cơ bản của vụ án.
• Về tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: Là điều kiện để tòa án xem xét rằng
yêu cầu khởi kiện của đương sự là có căn cứ và có hợp pháp hay không.
• Về thủ tục gửi đơn: Có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đường Bưu điện.
• Về nhiệm vụ của thứ kí trong kiểm tra đơn khởi kiện của đương sự:
• Thư ký kiểm tra đơn có đúng mẫu hay không, nếu chưa đúng mẫu thì trả lại đơn
cho người khởi kiện viết lại.
• Yêu cầu đơn phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án về lãnh thổ, về việc.
Nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển đơn cho tòa án có thẩm quyền
giai quyết và thông báo cho người khởi kiện biết.
• Xem xét người nộp đơn có quyền khởi kiện hay không, nếu không có quyền khởi
kiện thì trả lại đơn cho người khởi kiện.


• Xem xét các tài liệu chứng cứ kèm theo có hợp pháp không, có liên quan đến vụ

án và có khách quan hay không.
Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên thì thư ký nhận đơn khởi kiện và ghi vào
sổ thụ lý vụ án dân sự.
+ Bước 2: Thụ lý vụ án: Quy định tại điều 171, Bộ luật Tố tụng dân sự.


Điều 171. Thụ lý vụ án
1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ
án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho
người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong
trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Toà án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho người
khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ
ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi
kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
3. Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền
tạm ứng án phí.
4. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm
ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài
liệu, chứng cứ kèm theo.
Sau khi thụ lý vụ án, trong thời hạn 03 ngày làm việc, tòa án phải ra văn bản
thông báo về việc thụ lý vụ án, gửi cho các đương sự va Viện kiểm sát nhân dân
cùng cấp với nội dung theo quy định tại điều 174, Bộ luật Tố tụng dân sự.
+ Bước 3: Tiến hành lập hồ sơ và giải quyết vụ án

• Bổ sung chứng cứ


Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân,
cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định
yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng
như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
Tòa án yêu cầu đương sự nộp các tài liệu chứng cứ để bổ sung.
• Tiến hành hòa giải: Trong hai trường hợp được quy định tại điều 181 và điều


182, Bộ luật Tố tụng dân sự thì tòa án không tiến hành hòa giải nữa mà ra quyết
định đưa vụ án ra xét xử luôn.
Điều 181. Những vụ án dân sự không được hoà giải
1. Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức
xã hội.
Điều 182. Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được
1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng
mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành
vi dân sự.
Trường hợp vụ án dân sự được hòa giải thì việc tiến hành hòa giải phải được
tiến hành theo nguyên tắc sau: Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương
sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải
thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình; Nội dung thoả thuận giữa các
đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.


• Quyết định đưa vụ án ra xét xử: Khi đáp ứng theo quy định tại điều 195, Bộ luật

Tố tụng dân sự. và được tống đạt hợp lệ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Điều 195. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Toà án ra quyết định;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
d) Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn hoặc người khác khởi kiện yêu cầu Toà
án giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án và họ, tên Thẩm

phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết, nếu có;
e) Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên toà, nếu có;
g) Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà;
h) Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
i) Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên toà.
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểm
sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định.
Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên toà theo quy định tại khoản 2 Điều
21 của Bộ luật này thì Toà án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp;
trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải
nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Toà án.
+ Bước 4: Đánh giá hồ sơ

Tòa án căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án để xem xét có hay
không có chấp nhận đề nghị của các đương sự trong ba trường hợp sau:
Trường hợp 1: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
Trường hợp 2: Chấp nhận 1 phần yêu của của nguyên đơn.


Trường hợp 3: Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
4. Nhận xét, đánh giá và kiến nghị

Trong buổi học thực tập thực tế tại phòng 502, giảng đường M vừa qua do
cô Nguyễn Thị Thu Hà lên lớp giúp em thu được rất nhiều kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp đáng quý, hiểu biết thêm nhiều về quy trình lập hồ sơ vụ án dân sự.
Em mong nhà trường, ban lãnh đạo khoa cùng các thầy cô sẽ tạo điều kiện
và quan tâm nhiều hơn nữa để sinh viên chúng em có thêm cơ hội để rèn luyện
thêm kỹ năng và những kiến thức nghề luật bổ ích.
Sinh viên báo cáo


Hoàng Văn Hồi



×