Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.86 KB, 14 trang )

Sở giáo dục và đào tạo nghệ an
Phòng gd&đt thị xã thái hoà
Trờng thcs HòA HIếU II
Đ/c : Khối Tân Liên, Phờng Hoà Hiếu, TX Thái Hoà

BàI dự THI

VN DNG KIN THC LIấN MễN
GII QUYT TèNH HUNG THC TIN
Tờn tỡnh hung:

Gii bi toỏn ụ nhim mụi trng do cht thi chn
nuụi gia sỳc, gia cm ti phng Quang Phong,
Th xó Thỏi Ho, Tnh Ngh An

Họ và tên: Phạm Thị Thanh Hiền
Ngày sinh: 19/08/2002
Lớp: 8A
ĐT: 0982 962 480
Năm học: 2015 - 2016
BI D THI VN DNG KIN THC LIấN MễN GII QUYT
TèNH HUNG THC TIN
I. Tỡnh hung:
1


Giải bài toán ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc, gia cầm tại phường
Quang Phong - Thị xã Thái Hòa.
Ở khối Chế biến lâm sản, phường Quang Phong nơi em ở có rất nhiều hộ
gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt là chăn nuôi lợn. Vì do qui mô chăn
nuôi còn nhỏ lẻ nên việc xử lí phân chuồng và các chất thải chưa hợp vệ sinh gây


ô nhiễm môi trường. Vào những ngày nắng nóng oi bức hoặc trời mưa thì việc ô
nhiễm môi trường lại càng trầm trọng hơn. Em đã tự hỏi rằng: Tại sao mọi người
dân có thể sống trong một môi trường ô nhiễm như vậy? Tại sao họ không tìm
các biện pháp thật triệt để để khắc phục được hiện tượng này.
II. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Trước tình huống ô nhiễm môi trường nói trên tại địa bàn cư trú, em đã
mạnh dạn vận dụng các kiến thức đã được học, đã tham khảo để viết bài thuyết
trình này nhằm nêu rõ nguyên nhân, tác hại và các giải pháp khắc phục hiện
tượng đó trước cuộc họp liên gia mà gia đình em đang sinh sống nhằm giúp cho
mọi người hiểu rõ hơn về ô nhiễm môi trường do ngành chăn nuôi gây ra và tác
hại của nó đối với bầu khí quyển, sức khỏe của mỗi con người trên Trái Đất này.
Từ đó để tìm ra những cách xử lí chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm một
cách phù hợp và an toàn nhất.
III. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết
tình huống:
* Để giải quyết vấn đề này một cách khoa học, chính xác chúng ta cần đảm
bảo các tiêu chí sau:
1. Nguồn gốc, tác hại
2. Thực trạng về tình hình ô nhiễm môi trường từ các địa phương có chăn
nuôi gia súc, gia cầm và hậu quả mà người dân phải gánh chịu.
3. Giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
4. Ý nghĩa của việc thuyết trình.
* Ngoài ra để tình huống thực tiễn trên được giải quyết một cách khoa học
và chính xác và mang tính thuyết phục cao hơn, em đã áp dụng một số phương
pháp sau:
1. Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống:
- Ngữ Văn: sử dụng từ ngữ và phương thức biểu đạt hợp lí; nắm vững kĩ
năng viết văn thuyết minh để bài thuyết trình có bố cục chặt chẽ, lô-gic và có tính
thuyết phục.
2



- Hóa học: phân tích các thành phần, tính chất, phản ứng hóa học của các
chất thải từ gia súc, gia cầm.
- Sinh học: phân tích tác hại của các chất thải ảnh hưởng đến sức khỏe con
người; các vi khuẩn có hại gây ra ô nhiễm nguồn nước…
- Toán học: thống kê số liệu nghiên cứu liên quan đến các vấn đề chất thải
ra ngoài môi trường; thu thập số liệu và tổng hợp những thiệt hại do ô nhiễm môi
trường gây ra trong nhiều năm.
- Địa lí: Đặc điểm dân cư, địa bàn sinh sống của địa phương ( Khối Chế
biến lâm sản, phường Quang Phong).
- GDCD: tuyên truyền, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường.
2. Phương pháp thu thập số liệu:
Tổng lượng phân gia súc, gia cầm; Tổng lượng nước thải chăn nuôi gia súc
trong những năm gần đây.
3. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần các chất thải.
Các chất thải chăn nuôi khá phong phú, gồm:
- Chất thải rắn:
+ Phân từ gia súc, gia cầm
+ Chất độn chuồng
+ Các nguyên liệu chăn nuôi dư thừa: thức ăn thừa, thức ăn mất phẩm chất.
+ Xác súc vật chết.
+ Rác thú y
- Chất thải lỏng:
+ Nước tiểu của vật nuôi
+ Nước tắm vật nuôi
+ Nước rửa chuồng trại
+ Nước chảy từ các silo vỉ thức ăn gia súc, gia cầm
- Chất thải khí:
+ Khí CO2, CH4, H2S,… từ các hoạt động sinh lí cơ bản của vật nuôi như là

hơi, hô hấp, thải phân,…
+ Khí ô nhiễm bởi bụi thức ăn vật nuôi, bụi hóa chất sát trùng.
+ Mùi hôi, tanh của phân, nước tiểu vật nuôi
Trên thực tế các loại chất thải này đều đang được tăng nhanh trong môi
trường chăn nuôi trong khi khả năn xử lí thì chưa cao.
3


IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
Kết hợp với các kiến thức khách quan từ cuộc sống bằng những dẫn chứng
cụ thể, có sức thuyết phục để từ đó tìm ra cách xử lí các chất thải từ gia súc, gia
cầm một cách an toàn và hiệu quả phù hợp với các tiêu chuẩn của Bộ tài nguyên
và môi trường đã đề ra, góp phần cải thiện môi trường sống của chúng ta.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
* Giới thiệu:
Theo như các thông tin trên mạng xã hội đã cho ta thấy được, ngành chăn
nuôi ở Việt Nam đang ngày càng phát triển. Qui mô chăn nuôi ngày càng mở
rộng từ hộ gia đình nhỏ,lẻ đến chăn nuôi có tổ chức, có qui mô rộng lớn như các
trang trại chăn nuôi,… Song song với sự phát triển đó thì vấn đề môi trường bị ô
nhiễm do các chất thải từ ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đang là một nhức nhối
không chỉ đối với các hộ gia đình, các trang trại chăn nuôi mà còn là một vấn đề
nghiêm trọng đối với Nhà nước trong việc tìm biện pháp để khắc phục.
Chất thải từ chăn nuôi là những chất thải vô cùng độc hại. Tiềm ẩn, các
chất thải này có nguy cơ gây bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người
dân. Thực tế tình trạng này hiện đã và đang xảy ra tại địa phương em: Khối Chế
biến lâm sản, phường Quang Phong, Thị xã Thái Hòa.
Để giải quyết được tình huống này một cách triệt để, trươc tiên chúng ta
phải hiểu được ô nhiễm môi trường là gì? Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với
bầu khí quyển trên Trái Đất và sức khỏe của con người.
1. Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc
tính vật lí, hóa học, nhiệt độ, sinh học,… ở toàn bộ môi trường vượt qua mức cho
phép đã được xác định.
Ô nhiễm môi trường có rất nhiều loại:
- Ô nhiễm môi trường không khí: là sự thay đổi lớn trong thành phần của
không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự
tỏa mùi, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh về hô hấp cho con người và sinh vật.
- Ô nhiễm môi trường nước: là sự biến đổi nói chung do con người đối với
chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, cho động vật và thực vật.
- Ô nhiễm môi trường đất: là hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất với
các chất ô nhiễm,…
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường cho đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe
4


con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất thải rắn, lỏng, khí có chứa
hóa chất hoặc tác nhân vật lí, sinh học và các dạng năng lượng, nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên môi trường chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng
nồng độ hoặc cường độ của các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động
đến con người, sinh vật, vật liệu xây dựng.
2. Tình hình dân cư, các hộ chăn nuôi ở địa phương em.
Nơi em ở là phường Quang Phong, một phường thuộc Thị xã Thái Hòa,
tỉnh Nghệ An. Phường Quang Phong có khoảng 1025 hộ gia đình trong đó có hơn
500 hộ là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Riêng khôi em ở ( khối Chế biến lâm sản)
có 183 hộ thì đã có 85 hộ làm nghề chăn nuôi. Có thể nói ở phường em ngành
nông nghiệp chủ yếu không chỉ là trồng lúa mà còn có ngành chăn nuôi.

Dưới đây là bảng kê hộ tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ở
phường Quang Phong, Thị xã Thái Hòa năm 2015.
BAN CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU TRA
NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TRUNG ƯƠNG
Bảng kê hộ tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ở thành thị
Tỉnh/thành phố

Nghệ An

Huyện/quận/thị xã/thành phố

Thị xã Thái Hòa

Phường/thị trấn

Quang Phong

STT

Địa chỉ chủ hộ

Số lượng trâu,

(Con)

Số lượng dê,
cừu, lợn
( con)

Số lượng gia

cầm
( con)

1

Khối Đóng

155

225

3.245

2

Khối Cồn Vang

117

88

2.354

3

Khối Nghĩa Sơn

224

325


4.037

4

Khối Nam Cường

109

250

4.000

5

Khối Chế biến LS

1055

207

1.772

Hiện nay, tại địa bàn phường em đã có khá nhiều các biện pháp xử lý chất
thải được áp dụng tại các trang trại chăn nuôi, trong đó các biện pháp phổ biến
nhất gồm: Biogas, ủ phân, thu gom phân để bán, bón cho cây trồng, làm thức ăn
cho cá ... Tuy nhiên, tỷ lệ các hộ gia đình thải bỏ chất thải trực tiếp ra môi trường
vẫn chiếm rất cao. Các biện pháp xử lý chất thải được áp dụng đã và đang góp
5



phần giảm thiểu lượng chất thải thải ra môi trường. Tuy nhiên, các biện pháp trên
chưa xử lý hết được lượng chất thải. Vì vậy, hiện tượng xả thải phân thải ra các
ao, hồ, kênh, mương xung quanh các trang trại còn phổ biến. Đây là nguyên nhân
chính gây ô nhiễm môi trường.
3. Đặc điểm, lợi ích của chăn nuôi gia súc, gia cầm
* Đối với mô hình chăn nuôi qui mô nhỏ:
Những mô hình chăn nuôi có qui mô nhỏ thường theo kiểu các hộ gia đình
nhỏ lẻ. Với tập quán canh tác của người dân thì hầu như các sản phẩm chăn nuôi
đều được buôn bán để cải thiện đời sống, bữa ăn hàng ngày cho các hộ gia đình.
Công việc chăn nuôi được hình thành như vậy là một hướng đi đúng đắn của
người dân chăn nuôi, đem lại hiệu quả cao trong phát triển nền kinh tế của địa
phương nói chung và hộ gia đình nói riêng. Hầu hết các mô hình chăn nuôi ở xóm
em đều là những mô hình nhỏ, lẻ.

Một số mô hình chăn nuôi qui mô nhỏ,lẻ
* Đối với mô hình chăn nuôi qui mô lớn:
Những mô hình chăn nuôi có qui mô lớn thường theo kiểu các trang trại,
nông trại lớn. Các trang trại chăn nuôi lớn thường được hình thành từ các công ty,
các nhà đầu tư lớn với mục đích thu về lợi nhuận cao. Việc hình thành các trang
trại, nông trại chăn nuôi được xem như một nguyên tố quyết định thúc đẩy sự
phát triển của ngành chăn nuôi. Với qui mô lớn và kĩ thuật chăm sóc cao thì việc
chăn nuôi ở trang trại tốt hơn rất nhiều so với kĩ thuật chăm sóc theo kiểu truyền
thống ở các hộ gia đình và lợi nhuận đương nhiên là sẽ cao hơn rất nhiều. Không
những vậy, việc tổ chức các trang trại có qui mô lớn còn giải quyết phần nào việc
làm cho các người dân thất nghiệp đang mong chờ có một công việc để cuộc sống
của họ được tốt hơn.

6



Mô hình chăn nuôi lợn theo kiểu qui mô lớn
4. Mặt trái của chăn nuôi gia súc, gia cầm:
Đằng sau những sự phát triển đó, chắc chắn nó sẽ cũng sẽ gây ra không ít
hậu quả nghiêm trọng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là một vấn đề đã được
nhà nước và nhân dân tìm mọi hậu quả để khắc phục nhưng chưa thành công.
Chính sự ô nhiễm đó đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề đối với sức khỏe
của người dân trong khu vực và các sinh vật khác. Với cách canh tác của người
dân trước đây, chất thải từ gia súc, gia cầm thường được ủ để bón ruộng, trồng
cây công nghiêp,… Nếu như nhà nào không làm ruộng, làm lô đồng thì chất thải
sẽ bị đổ trực tiếp ra đường, mương máng, gây bốc mùi, tạo môi trường sinh sản
cho ruồi muỗi, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Còn đối với các trang trại
chăn nuôi thì rác thải thường được thải ra sông, hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Chất thải chăn nuôi tác động rất lớn đến môi trường và sức khỏe của con
người trên nhiểu khía cạnh: ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường đất
và các sản phẩm nông nghiệp. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô
hấp, tiêu hóa do chất thải chứa quá nhiều vi sinh vật gây bệnh, hóa chất,… Tổ
chức Y tế thế giới đã cảnh báo, nếu như không có biện pháp thu gom xử lí chất
thải từ chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con
người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt virus biến thể
từ các dịch bệnh như: lở mồm long móng, dịch tai xanh ở lợn, H5N1 ở gà,… có
thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của một con người hay một
sinh vật vô tội. Theo báo cáo tổng kết của Viện chăn nuôi, nồng độ khí H 2S và
NH3 trong chất thải chăn nuôi đã cao hơn mức cho phép 30- 40 lần. Tổng số vi
sinh vật và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra, nước
thải có chứa Coliform, E.coil, COD,… và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so
với mức cho phép.
7



Theo tính toán thì lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra
(kg/con/ngày) là: Bò 10, trâu 15, lợn 2, gia cầm 0.2, do vậy hàng năm, đàn vật
nuôi Việt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn (phân khô,
thức ăn thừa) và 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa
chuồng trại).Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất
thải lỏng (20-24 triệu m3) xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý
sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ước tính một tấn phân chuồng tươi với
cách quản lý, sử dụng như hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn
CO2 quy đổi thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52
triệu tấn CO2. Các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18%
khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên (biến đổi khí hậu
toàn cầu), lớn hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra.
Trong khi các hộ chăn nuôi nhỏ chiếm tỉ lệ khá lớn nhưng việc chăn nuôi
của các hộ dân phần lớn là theo cách truyền thống và với thói quen xả chất thải
xuống hố đào, trời mưa chảy ra các mương dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường, tăng nguy cơ dịch cho chăn nuôi, con người và ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Hiện nay, tại nhiều hộ gia đình trong địa bàn phường, các chất thải từ chăn
nuôi chưa được xử lí đã được đổ trực tiếp ra nơi công cộng, gây ô nhiễm môi
trường đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống và sản xuất của
người dân trong khu vực.
Những chất thải đó không những gây mùi khó chịu mà còn ảnh hưởng đến
nguồn nước, hoạt động sản xuất của người dân đã khiến cho người dân không
khỏi bức xúc, khó chịu. Các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh,
năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi
không cao, sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên
bùng phát dịch bệnh.

Chất thải bị xả ra đầm lầy, mương máng, ao hồ

8


Xảy ra tình trạng trên là do địa bàn của xã, phường tồn tại nhiều cơ sở chăn
nuôi với các qui mô lớn, nhỏ khác nhau, việc phân loại chưa rõ trở ngại cho công
tác quản lí. Một phần cũng do ý thức của bà con chưa tốt, vẫn nhiều người còn có
tâm lí: “ Sạch mình, bẩn người”.
Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi còn làm cho bầu không khí bị ô
nhiễm, gây ảnh hưởng tai hại đến cho các sinh vật:
- Thực vật rất nhạy cảm đối với ô nhiễm không khí.
- SO2, NO2, ozone, fluor,… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí
khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng đề kháng bệnh tật.
- Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với axit flohidric(HF). Khi tiếp xúc với
nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
- Mưa axit còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn
như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm cho Al 3+ được giải phóng vào
nước làm hại rễ cây và làm giảm hấp thụ nước và thức ăn.
- Đối với động vật nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai hại hơn cả.
Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.
5. Tác hại của ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra ở địa
phương em:
* Đối với sức khỏe con người:
- Gây ảnh hưởng đến tim mạch: Bà Nguyễn Thị Nam ở trong xóm em sống
một mình, hàng ngày Bà xem việc chăn nuôi như thú vui để có thể sống vui vẻ
nhưng có lẽ vì sống một mình làm cho bà buồn phiền và môi trường không khí bị ô
nhiễm do chất thải từ vật nuôi gây ra làm cho Bà mắc căn bệnh rối loạn nhịp tim.
- Tăng nguy cơ ung thư: Bác Nguyễn Thị Hòa ở xóm em, gia đình có một
trại chăn nuôi nhỏ nhưng do chất thải từ vật nuôi không được xử lí làm cho bầu
không khí xung quanh nhà bị ô nhiễm và nó đã vô tình mang đến cho Bác căn
bênh ung thư gan giai đoạn cuối.

- Ảnh hưởng đến não: ô nhiễm môi trường do chất thải từ chăn nuôi gây
tác động đến não bộ, làm suy giảm khả năng nhận thức và gây mất trí nhớ như
bác Nguyễn Văn Hà.
- Ảnh hưởng đến phổi: một khi đã nhắc đến ô nhiễm môi trường thì không
thể nào không nhắc đến tác hại của nó đối với hệ hô hấp đặc biệt là phổi. Khi hít
phải các khí độc sẽ tạo nên gánh nặng cho phổi và góp phần làm hư hỏng phổi.
Ngoài ra ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi kết hợp với các loại ô
nhiễm khác còn gây ra những tác hại chung sau:
* Đối với bầu không khí toàn cầu:
Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ảnh hưởng rất lớn đến hệ động
thực vật trên Trái Đất:
9


- Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), chất thải của gia
súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí
có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Cùng
với các loại khí khác như CO2, CH4,… gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất
nóng lên.
- Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì,
Asen, Niken(kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô
nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà
cả nguồn nước ngầm.
- Quá trình sinh sống của gia súc, gia cầm ngoài thải ra chất thải như nói
trênthì còn bài thải các loại khi hình thành từ quá trình hô hấp của vật nuôi và thải
ra các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trườngsinh thái như: E. Coli,
Salmonella, Streptococcus fecalis, Enterobacteriae, …
- Mưa axit là một trong số những vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến các khu
vực có mức độ gây ô nhiễm.

- Sự hiện diện của khí ozone trong tầng trên của khí quyển là cần thiết để
bảo vệ con người thoát khỏi những tia cực tím của Mặt Trời. Tuy nhiên nếu tình
trạng gây ô nhiễm không khí từ ozone trong tầng khí quyển thấp, nó chứng minh
là có hại cho sự phát triển của sinh vật.
- Sự biến đổi khí hậu trên Trái Đất, sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm
khí quyển, thủy nguyên, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và tương lai bởi các
nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, chất thải khí từ nhà kính.
- Gây ra hiệu ứng nhà kính- hiện tượng làm cho hiệu ứng không khí Trái
Đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời có thể xuyên qua tầng khí
quyển, chiếu xuống mặt đất.
* Đối với tài sản, vật chất:
- Làm mòn, gỉ kim loại; Ăn mòn bê tông
- Mài mòn, phân hủy chất sơn trên bề mặt sản phẩm
- Làm giảm độ bền, dẻo mất màu sợi vải,…
=> Từ những khái niệm trên, ta có thể tìm ra một số cách giải quyết
tình huống như sau:
Quay trở lại với vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra và để có
thể khắc phục được vấn đề này, em xin đưa ra một số giải pháp như sau:
* Động viên, đồng thời yêu cầu các hộ gia đình xây dựng hệ thống hầm
biogas: Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là 1 biện pháp
mang lại tác dụng rất lớn. Nguồn phân hữu cơ sau khi đưa vào bể chứa được phân
hủy hết làm giảm thiểu mùi hôi, ruồi muỗi và ký sinh trùng hầu như bị tiêu diệt
10


hết trong bể chứa này. Bên cạnh đó sử dụng hầm biogas còn có thể tái tạo được
nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi tạo ra khí CH4 phục vụ việc đun
nấu thắp sáng; tiết kiệm được tiền mua chất đốt, nhất là trong điều kiện giá điện,
chất đốt đang tăng cao như hiện nay thì việc sử dụng khí bi-o-ga tự sản xuất được
càng có ý nghĩa hơn.

* Hộ, trang trại chăn nuôi ổn định số lượng gia súc gia cầm nhất định để có
thể dễ dàng phân loại và xử lí chất thải.( Mặc dù nhiều hộ dân đã xây hầm khí
biogas để xử lí chất thải nhưng vẫn không xuể do nhiều hộ đàn lợn vượt quá 30,
số lượng chất thải phân huỷ quá nhiều nên hầm bi-ô-ga không đủ để chứa những
chất thải của gia súc thải ra). Vì vậy nên động viên các hộ gia đình nuôi đúng số
lượng gia súc và theo yêu cầu kỹ thật của hầm biogas để lượng chất thải đó được
sử dụng hết.
* Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ
môi trường cho các tổ chức, cá nhân.Tuyên truyền với mọi người dân để nâng cao
nhận thức của người dân, hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Không chăn nuôi gia súc gia cầm trong khu vực dân cư
tập trung; Chuồng nuôi gia súc, gia cầm phải tách biệt với nhà ở;
cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở, trục giao thông
chính; không được làm chuồng trên sông, kênh, mương, rạch
công cộng;
* Không thả rông để gia súc, gia cầm nuôi gây mất vệ sinh môi trường;
Việc chăn nuôi gia súc gia cầm phải đảm bảo vệ sinh, không để ảnh hưởng tới
môi trường xung quanh.
* Kết hợp chất thải từ hầm khí bi-o-ga với các chất hữu cơ khác trong sản
xuất, sinh hoạt để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hạn chế lạm dụng phân bón
hóa hoc trong canh tác và phát triển nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả
trong sản xuất nông nghiệp;
* Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với biện pháp phủ kín để đảm
bảo vệ sinh môi trường (sử dụng các tấm ny long, bạt để phủ kín. Làm được như
vậy, trong quá trình ủ sẽ giảm thiểu các loại khí (CO 2, NH3, CH4) thoát ra môi
trường. Đồng thời, trong quá trình ủ có hiện tượng sinh nhiệt, do vậy các mầm
bệnh (trứng, ấu trùng, vi khuẩn, nấm) sẽ bị tiêu diệt, nhờ vậy các mầm bệnh sẽ bị
hạn chế phát tán, lây lan).
* Phường cần tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra,

giám sát về môi trường; Các cấp lãnh đạo cũng nên có các chính sách cụ thể
nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng công
nghệ sạch trong chăn nuôi như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chăn
nuôi cho các trang trại chăn nuôi.
11


* Các hộ chăn nuôi cần xem xét thực hiện các giải pháp đã được đề xuất để
kiểm soát các nguồn thải phát sinh từ quy trình chăn nuôi góp phần giảm thiểu
tác động tiêu cực đến môi trường.
Hiện tại nhà nước và các tổ chức cá nhân đang nỗ lực tìm kiếm mọi giải
pháp để bảo vệ môi trường, giúp cho Trái Đất tránh khỏi sự biến đổi khí hậu và
con người được sống trong bầu không khí trong lành. Bên cạnh đó, để nâng cao
trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường thì ngoài nhà nước, các tổ chức, cá
nhân đang phấn đấu nỗ lực thì bà con nhân dân cũng cần phải góp sức để tìm ra
giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả nhất.
Việc xả các chất thải độc hại từ các trang trại chăn nuôi ở địa bàn phường
em ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường là một vấn đề bức thiết của tất cả
mọi người từ bà con nhân dân đến các cấp chính quyền địa phương phường
Quang Tiến. Thông qua xử lí nguồn phân, nước thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm
đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường trong mỗi hộ gia đình nói
riêng và khu vực dân cư nói chung. Xử lý thải sau chăn nuôi sẽ đem lại rất nhiều lợi
ích như: hạn chế dịch bệnh, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi heo
ổn định, bền vững. Ngoài ra, xử lý chất thải sau chăn nuôi tốt, đạt chuẩn theo quy định
sẽ góp phần phát triển môi trường “xanh - sạch - đẹp”, bảo vệ sức khỏe cho người chăn
nuôi cũng như cộng đồng xã hội.
Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính sự sống của chúng ta. Một đất nước có thể
phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu, một nền kinh tế có thể phát
triển bền vững phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có những yếu tố liên quan
đến môi trường, liên quan đến những gì mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Đừng

nên tiện tay vứt một mẩu rác nhỏ xuống đất, đừng thải các chất thải độc hại ra môi
trường,… bởi chỉ một việc làm nhỏ của những con người vô ý thức đó đã gây cản
trở đến đời sống sinh hoạt và sự phát triển phồn vinh của cả một đất nước.
Thách thức về môi trường đối với sự phát triển chăn nuôi cũng là thách
thức chung của tất cả các nước trên thế giới. Do vậy, giải bài toán ô nhiễm môi
trường cho hoạt động chăn nuôi là con đường hướng tới ngành chăn nuôi “xanh”,
phát triển bền vững ở nước ta.

12


Xây dựng và sử dụng khí bi-o-ga để bảo
vệ môi trường

Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost)
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một tình huống trong thực
tế là một vấn đề rất cần thiết. Nó giúp cho mỗi học sinh chúng ta vừa khắc sâu
những kiến thức trong bài học vừa có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống “ Học đi
đôi với hành”.
Ngoài ra, bài viết này còn đưa ra những tác hại mà ô nhiễm môi trường gây
ra trong đời sống hiện nay nhằm cho con ngưới hiểu được về tác hại của chúng và
tìm biện pháp để khắc phục và tránh xa những hậu quả đó. Từ đó, có ý thức bảo
vệ tốt cho sức khỏe của bản thân và cộng đồng để hướng đến một tương lai tốt
đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn đã tạo ra
một môi trường giáo dục lành lạnh giành cho lứa tuổi bậc THCS chúng em, tạo
điều kiện để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo, biết cách tổng hợp những kiến
13



thức mình đã học trên nhà trường hay ngoài xã hội để giải quyết nhiều vấn đề
trong cuộc sống. Qua đó rèn luyện cho chúng em có thêm những kĩ năng cần thiết
để giải quyết các tình huống khác trong thực tiễn cuộc sống hiện nay./.
Hòa Hiếu ngày 10 tháng 12 năm 2015
Người viết bài

Phạm Thị Thanh Hiền

14



×