Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GÂY TRỒNG CÂY CỌC RÀO(JATROPHA CURCAS) LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT DẦU DIESELSINH HỌC TẠI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.26 KB, 11 trang )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GÂY TRỒNG CÂY CỌC RÀO(JATROPHA CURCAS) LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN
XUẤT DẦU DIESELSINH HỌC TẠI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Lê Quốc Huy, Lê Thành Công, Nguyễn Văn Dẻo và Trần Thu Hà
Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp,
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT
Đề tài Nghiên cứu gây trồng phát triển cây Cọc rào (Jatropha curcas) (2007-2010) đã tuyển chọn được
29 cây trội Jatropha từ các quần thể tự nhiên hoang dại tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, có năng suất hạt
2,5-5,0 kg/năm và hàm lượng dầu 20,8-39,4 % và 85 cây trội dự tuyển từ các quần thể gây trồng tại Ninh
Phước, Ninh Thuận có đồng thời cả tính trạng năng suất hạt và hàm lượng dầu cao trên các cây. Qua trồng
khảo nghiệm 10 xuất sứ hạt Jatropha (bản địa và nhập nội) tại vùng cát đỏ Ninh Phước, Ninh Thuận và
Buôn Mê Thuật, Đăk Lắc, đề tài đã bước đầu xác định được 4 xuất xứ Jatropha triển vọng cho vùng cát khô
cằn Ninh Thuận, Nam Trung Bộ (T1, IH, BT2, ĐL), có sinh trưởng tốt, ra hoa, quả 5-6 tháng sau trồng; năng
suất hạt sau 24 tháng trồng đạt 1497-1577 kg/ha/năm, tỷ lệ cây ra quả 95-98 %, hàm lượng dầu béo trong
hạt 30-34%. Có 3 xuất xứ Jatropha được đánh giá là có triển vọng cho vùng Đăk lắc, Tây Nguyên (T1, IH,
MexJ0260). Bên cạnh đó có 6 xuất xứ khảo nghiệm tại Ninh Phước và 7 xuất xứ khảo nghiệm tại Bn Mê
Thuật có sinh trưởng, hình thái cành tán lá rất tốt, nhưng hoặc khơng có quả hoặc năng quả rất thấp (không
triển vọng). Áp dụng kỹ thuật bón chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM cho Jatropha trên vùng đất cát khô
cằn Ninh Phước, Ninh Thuận làm tăng tỷ lệ cây ra quả 17-25% và tăng năng suất hạt 20% đến 35% (so với
đối chứng; p=0,001) trong năm 1. Trong năm 2, phản ứng tăng năng suất hạt đã giảm xuống còn 18-24% so
đối chứng.
Từ khóa: Cọc rào Jatropha, khảo nghiệm, xuất xứ, diesel sinh học, chế phẩm AM

I. GIỚI THIỆU
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, các vấn đề ô nhiễm & môi trường toàn cầu đang ngày một ra
tăng, nhiều nỗ lực đang tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra những năng lượng mới, tái tạo, sạch hơn và bền
vững hơn để dần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng bị cạn kiệt, trong đó dầu diesel
sinh học là một phương án rất hiện thực và tiềm năng. Những năm gần đây, nhiều nước đã đưa ra chiến
lược quốc gia về phát triển và sử dụng nhiên liệu sinh học, trong đó đã đề cập chi tiết lộ trình sử dụng


Etanol sinh học với tỷ lệ trộn khác nhau (E5, E10, E20, E30…) và Diesel sinh học với tỷ lệ trộn B5, B10,
B20, B30...khác nhau. Tại Việt Nam, theo Quyết định số 177/2007/QĐ/TTg của Thủ tướng chính phủ về phê
duyệt Chương trình nhiên liệu sinh học quốc gia với tầm nhìn tới năm 2025, trong đó đã đặt mục tiêu là tới
năm 2010 đáp ứng được 8% nhu cầu sử dụng xăng dầu bằng E5 & B5 (100 nghìn tấn E5 & 50 nghìn tấn
B5), đến năm 2015, đáp ứng được 20% nhu cầu bằng E5 & B5 và tới năm 2025 thì đáp ứng được 100%
nhu cầu sử dụng xăng dầu bằng E5 & B5 trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 19/6/2008, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT đã ký Quyết định số 1842/QĐ-BNN-LN phê duyệt Đề án
Quốc gia theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ về “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây Cọc
rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến 2025”.
Cây Cọc rào (Jatropha curcas) (sau đây gọi là Jatropha) được đánh giá là một trong các phương án
nhiên liệu sinh học tiềm năng của con người (Saxena, 2007), nó có các ưu điểm như sau:
- Cây Jatropha được du nhập vào Việt Nam từ hàng trăm năm nay, gần gũi với người dân nông thơn và có
tiềm năng tăng thu nhập cải thiện đới sống cộng đồng thông qua gây trồng thu bán sản phẩm hạt,
- Là cây bụi lâu niên, cho quả, hạt sớm, hàng năm; năng suất hạt có thể đạt 7-8 tấn/ha/năm,
- Hạt có 30-40% dầu béo, rất phù hợp cho sản xuất diesel sinh học; là dầu phi thực phẩm nên không ảnh
hưởng đến an ninh lương thực,

266


- Ngoài sản phẩm dầu béo cho sản xuất diesel sinh học, cây Jatropha còn cho nhiều loại sản phẩm khác
như năng lượng sinh khối, hoạt chất sinh học, thức ăn gia súc và phân bón hữu cơ từ bã hạt ép,
- Jatropha là lồi cây thân thiện với mơi trường bởi (i) chu kỳ sống dài (30- 50 năm), cộng sinh với nấm rễ
mycorrhiza, nên có khả năng sinh trưởng trên những lập địa khơ cằn, có tác dụng cải tạo đất, làm sạch môi
trường; (ii) cây thường xanh, chỉ thu hái quả hàng năm mà không phải đốn hạ cây, tạo ra thảm thực vật che
phủ ổn định, có tác dụng phịng hộ, khả năng hấp thụ CO2 cao,
Tuy nhiên, nhiều khó khăn đang đối mặt cần phải được giải quyết để cây Jatropha trở thành hiệu quả
hiện thực đó là:
(i). Jatropha đang là một “cây hoang dại”, chưa có các nguồn giống chính thức, chưa được kiểm sốt,
nên có nhiều nguồn hạt jatropha chất lượng thấp đang lưu hành, sẽ rủi ro cao nếu gây trồng sản xuất ồ ạt,

(ii). Năng suất hạt và hàm lượng dầu béo chưa ổn định, chưa cao,
(iii). biến dị lớn do thụ phấn chéo, vai trị của kiểu gen và mơi trường lên tính trạng kiểu hình (NS hạt và
hàm lượng dầu) chưa được xác định
(iv). Thiếu các biện pháp kỹ thuật gây trồng phù hợp, hiệu quả, thiếu công nghệ chế biến, đặc biệt CN
chế biến các phụ phẩm,
(v). Sinh trưởng được trên nhiều loại đất, nhưng để có hiệu quả kinh tế thì cần phải đầu tư thích đáng
Nhằm góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên cho gây trồng phát triển Jatropha tại Việt Nam, đề tài
“Nghiên cứu gây trồng phát triển cây Cọc rào (Jatropha curcas)” đã được Bộ NN & PTNT tuyển chọn và giao
cho Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp (CNSH), Viện KHLN Việt Nam chủ trì thực hiện (20072010). Đề tài có 4 nhiệm vụ chính đó là (i) xây dựng tiêu chuẩn lập địa cho chọn vùng trồng thích hợp, đảm
bảo phát triển bền vững, (ii) Khảo nghiệm xác định được các xuất xứ phù hợp cho gây trồng trên các vùng
sinh thái thái khác nhau, (iii) nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng Jatropha, đặc biệt áp dụng cho các
vùng đất cằn cỗi, kém hiệu quả và (iv) đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của các mơ hình gây trồng jatropha
trên các vùng khác nhau. Bài này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu đạt được tại Nam Trung bộ và Tây
Nguyên.

II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Phương pháp khảo sát đánh giá chọn cây trội và xuất xứ:
1.1. Khảo sát đánh giá chọn cây trội:
- Phương pháp khảo sát hiện trường: các cây trội dự tuyển được chọn theo phương pháp điều tra tuyến,
lập ô đo đếm và theo các tiêu chí tuyển chọn; các cây trội dự tuyển được chọn lọc từ các quần thể tự nhiên
hoang dại, do người dân trồng làm hàng rào và chọn lọc từ các mơ hình rừng trồng,
- Đánh giá tuyển chọn cây trội dự tuyển Jatropha trước hết dựa vào quan sát các tính trạng hình thái,
tính toán độ vượt trội của các các thể ưu trội trong các quần thể về sức sống, sinh trưởng, năng suất quả,
hạt (độ vượt trội ≥20% giá trị trung bình của cả quần thể).
- Các cây trội dự tuyển được tập hợp (hom, hạt) tại các vườn tập hợp cây trội
- Phân tích hàm lượng và thành phần dầu béo của hạt các cây trội dự tuyển tại các phòng thí nghiệm:
chú ý tới các cây trội với hàm lượng dầu >30%.
- Nhân giống (hạt, hom) các cây trội tuyển chọn (hàm lượng dầu >30%), trồng khảo nghiệm, thử nghiệm
và lặp lại quy trình đánh giá chọn lọc, để có được tập hợp các cây trội có các tính trạng và độ vượt trội mong
muốn.

1.2.Thí nghiệm khảo nghiệm xuất xứ hạt Jatropha:
 Thu thập chọn các xuất xứ hạt giống Jatropha bản địa từ các vùng sinh thái khác nhau của Việt
Nam, nhập nội từ Ấn Độ, Thái Lan, Mêxico,


Phân tích các chỉ số: kích thước, trọng lượng, tỷ lệ nẩy mầm, hàm lượng dầu và dự đoán năng suất

hạt

267


Sơ đồ tổng hợp quy trình tuyển chọn cây trội và xuất xứ hạt Jatropha curcas

Các xuất xứ hạt
Jatropha bản địa và nội
nhập

Quần thể Jatropha tự
nhiên và rừng trồng

Formatted: Font: (Default) Times
New Roman
Formatted: Font: (Default) Times
New Roman

Chọn lọc cây trội theo các tiêu chí tuyển chọn.
Phân dầu béo hạt, (>30%); phân tích chọn xuất
xứ về tỷ lệ nẩy mầm, HL dầu béo, lý lịch NS


Tập hợp các cây trội tuyển
chọn (40- 50)

Xuất xứ triển vọng cho
khảo nghiệm
Khảo nghiệm dòng & xuất xứ: giá
trị DT các tính trạn về sinh
trưởng, NS hạt, HL dầu >32%

Tập hợp cây trội được
chọn lọc cho vườn giống
nhân vơ tính

Xuất xứ chọn cho XD
vườn/rừng giống SX hạt
(2-3 mỗi vùng)

Giống cải thiện, cây trội,
dịng vơ tính: vườn giống
SX hạt, cây con vơ tính

Trồng rừng ngun liệu tại các
vùng khảo nghiệm và xung
quanh

Lặp lại quy trình chọn lọc về NS
hạt, dầu và tiêu chí khác.
Dầu>32-35%

Trồng rừng SXNL tại các vùng

quy hoạch

Formatted: Font: (Default) Times
New Roman

Formatted: Font: (Default) Times
New Roman

Formatted: Font: (Default) Times
New Roman

Formatted: Font: Times New
Roman

Trồng khảo nghiệm 10 xuất xứ hạt Jatropha tại Ninh Phước, Ninh Thuận:
- Các xuất xứ (i) Thái Lan T1, (ii) Ấn Độ IH1, (iii) Ấn Độ CT1, (iv) Ấn Độ EI1, (v) Mex J009, (vi) Mex
J0260, (vii) Mex J0262, (viii) Bình Thuận BT2, và (ix) Đak Lắc và (x) NT1 (địa phương),
- Điều kiện lập địa: cát đỏ, khô cằn, canh tác các cây trồng khác không hiệu quả, địa điểm xã Phước
Dinh, Ninh Phước (nay là huyện Thuận Nam), Ninh Thuận (pH 4.5, P2O5 14-18ppm (tương đương 31,36 –
56,00kg P2O5/ha), lượng mưa 700-900mm/năm.


Formatted: Font: (Default) Times
New Roman

Formatted: Font: (Default) Times
New Roman

Nhân nhanh SX cây con giống
bằng hạt và hom, ghép cho gây

trồng

Trồng rừng NL tại các
vùng khảo nghiệm và
xung quanh

Formatted: Font: (Default) Times
New Roman

Trồng khảo nghiệm 9 xuất xứ hạt Jatropha tại Buôn Mê Thuật, Đắk Lắc:

268


- Các xuất xứ (i) Thái Lan T1, (ii) Ấn Độ IH1, (iii) Ấn Độ CT1, (iv) Ấn Độ TI1, (v) Ấn Độ EI1, (vi) Mex J009,
(vii) Mex J0260, (viii) Mex J0262, (ix) và BMT (địa phương),
- Điều kiện lập địa: đất vàng đỏ, đang canh tác, tại Viện KHKT Nơng lâm Tây ngun, xã Hịa Thắng,
thành phố Bn Ma Thuật- Đăk Lăk.


Các thí nghiệm trồng khảo nghiệm xuất xứ Jatropha:

- Trồng cây bầu từ hạt, mật độ trồng là 1600 cây/ha (2.5m x 2.5m) cây/ha,
- Bón phân: (i) bón lót năm 1: 2kg phân chuồng hoai + 0.1kg phân NPK 5:10:3
(ii) bón sau trồng: 1kg phân chuồng hoai + 0.1kg phân NPK 5:10:3,
(iii) bón thúc năm 2: 1kg phân chuồng hoai + 0.1kg phân NPK 5:10:3,
- Không tưới nước, sử dụng nước mưa tự nhiên,
- Các thí nghiệm khảo nghiệm đựợc đánh giá sinh trưởng và năng suất quả, hạt hàng năm (tỷ lệ sống, số
cành nhánh và đường kính tán, tỷ lệ ra hoa quả, năng suất hạt/ha/năm, sâu bệnh) và phân tích hàm lượng
dầu béo trong hạt.

2. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật gây trồng:
2.1.Kỹ thuật bón nhiễm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM cho cây Jatropha:
Chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM invitro của Trung tâm CNSH và tài nguyên (TERI, Ấn Độ) sử dụng
cho thí nghiệm có độ đậm đặc 8000 IP/gr (infective propagule): cơng thức AM1: bón nhiễm 25mg/cây, tương
ứng 200IP và đối chứng khơng bón (non-AM); chế phẩm được trộn pha loãng tỷ lệ hợp lý với đất bột sau đó
bón vào vùng rễ sau trồng 1-2 tháng.
Thí nghiệm tiến hành với xuất xứ BT2, T1, IH trồng tại vùng cát đỏ Phước Dinh, Ninh Phước, Ninh
Thuận.
2.2. Bố trí thí nghiệm bón phân cho gây trồng Jatropha trên đất cát khơ cằn
- Cơng thức 1 (CT1): chỉ bón 2kg/cây phân chuồng hoai (các năm 1, 2, 3)
- Công thức 2 (CT2): chỉ bón 200g/cây phân hóa học NPK 5.10.3 các năm
- Cơng thức 3 (CT3): bón phối trộn 1kg phân chuồng hoai + 100g NPK
- Công thức đối chứng (ĐC): khơng bón phân
Thí nghiệm tiến hành với xuất xứ IH tại vùng cát đỏ Phước Dinh, Ninh Phước, Ninh Thuận
2.3.Phương pháp nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng về cây stum và gieo hạt thẳng
Thí nghiệm tạo cây con và trồng cây stum nhằm tạo tán cây và tăng năng suất quả: tiến hành với xuất xứ
BT1 và BT2.
Thí nghiệm trồng cây con bầu và gieo hạt thẳng nhằm đánh giá sinh trưởng, năng suất các phương thức,
tiết kiệm chi phí sản xuất: tiến hành với xuất xứ T1
3. Phương pháp bố trí thí nghiệm, thu và xử lý số liệu nghiên cứu:
- Khảo sát lấy mẫu đất và phân tích trước khi trồng, thiết kế và trồng thí nghiệm, khảo nghiệm theo khối
ngẫu nhiên (CRBD), 4 lặp
- Lập các ô mẫu đo đếm thu thập số liệu hệ thống tại các lặp với kích cỡ 25 cây (tương đương
156,25m2); 4 ơ mẫu/1 lơ thí nghiệm, khảo nghiệm
- Đo đếm số liệu sinh trưởng và năng suất hạt năm 2009: lần 1 vào tháng 7/2008 và lần 2 vào 10/2008
- Các chỉ tiêu đo đếm thu số liệu bao gồm: tỷ lệ sống, đường kính tán (Dt), chiều cao (Hvn), số cành
nhánh, số chùm hoa, số chùm quả/cây, tổng số quả/cây và sau đó tính tốn được tổng số quả và năng suất
hạt khô (kg)/ha/năm theo cánh như sau:
+ Tổng số quả/ha (N) = (Tổng số quả/1 ô mẫu) x Số lượng ô mẫu đo đếm (4) x 16 x 2,0 (2 vụ quả
chính/năm)


269


+ Năng suất hạt jatropha khô/ha = (N x 3)/1.350 (mỗi quả có 3 hạt, và trung bình 1kg hạt khơ có 1.350
hạt).
- So sánh ý nghĩa sự khác biệt giữa các giá trị trung bình của các thí nghiệm bằng phân tích Phương sai
ANOVA sau đó so sánh cặp đôi bằng “post hoc Tukey pairwise multiple comparisons” được thực hiện trên
SPSS 16.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Khảo sát đánh giá chọn cây trội Jatropha tại các vùng nghiên cứu.
1.1. Kết quả kháo sát đánh giá chọn cây trội từ các quân thể tự nhiên
Bảng 1. cây trội dự tuyển từ các quần thể tự nhiên hoang dại
Địa điểm

SL cây trội dự

Năng suất hạt

Hàm lượng dầu

Trọng lượng

tuyển (cây)

khô (kg/cây)

trong hạt (%)


100 hạt (g)

Bình Thuận (BB và HTB)

10

2,5 – 4,5

25,6 – 33,9

61,7 – 69,5

Ninh Thuận (NS)

05

3.0 – 5,0

20,8 – 34.2

61,9 – 68,5

Buôn Ma Thuật- Đăk Lắc

11

3,0 – 5,0

33,2 – 39,4


62,9 -78,0

Madrăk – Đăk Lắc

03

3,4 – 3,8

34,6 – 36,0

70,1 – 75,3

Tổng cộng

29

Năng suất hạt khô của các cây trội tuyển chọn giao động từ 2.5kg đến 5.0kg (cây 05-NT và 01-BMT).
Trọng lượng trung bình 100 hạt Jatropha của các cây trội tuyển chọn của đề tài là 68.95g, giao động từ
61.70g (08-BT) đến 78,02g (07-BMT), kích cỡ hạt khá đồng đều; kết quả phân tích tổng hàm lượng dầu béo
trong hạt của các cây trội dự tuyển của đề tài giao động khá lớn từ 20,80% đến 39,40%;
Trong khi đó trọng lượng 100 hạt của 1750 cây trội tuyển chọn của mạng lưới nghiên cứu Jatropha Ấn
Độ có giao động lớn từ 20.7g đến 77.1g, hàm lượng dầu béo hạt của các cây trội này từ 28% đến 48%
(Kureel, 2007).
1.2. Kết quả tuyển chọn cây trội từ mơ hình gây trồng tại Ninh Phước, Ninh Thuận:
Các cây trội tuyển chọn được thu nguyên liệu hom, hạt để tiếp tục các thí nghiệm khảo nghiệm hậu thế,
khảo nghiệm dòng tại Nha Hố, Ninh Sơn, Ninh Thuận (Trạm thực nghiệm Green Energy).
Chọn lọc cây trội dựa vào các tính trạng kiểu hình theo các tiêu chí đưa ra, mặc dù chưa được khảo
nghiệm khẳng định giá trị di truyền, nhưng khả năng di truyền những tính trạng này cao (Zobel và Talbert,
1984). Hiện nay trên thế giới chưa có nhiều nguồn giống Jatropha được công nhận, để giảm bớt rủi ro do
nguồn hạt giống chất lượng kém, nhiều dự án gây trồng Jatropha đã đi theo hướng sử dụng nguồn hạt của

các cây trội tuyển chọn cho sản xuất. Tại Việt Nam, các nguồn hạt từ các vườn cây trội tuyển chọn và các
xuất xứ khảo nghiệm bước đầu được đánh giá là có triển vọng đã được các dự án Jatropha sử dụng để mở
rộng các mơ hình gây trồng tại các vùng sinh thái nghiên cứu.

Bảng 2: Cây trội Jatropha tuyển chọn từ các quần thể Jatropha 2 năm tuổi trồng
tại Ninh Phước
Xuất xứ

Thái lan T1

SL cây trội dự
tuyển (cây)

Năng suất hạt
khô
(kg/cây/năm)

Hàm lượng dầu
trong hạt (%)

Trọng lượng
100 hạt (g)

19

1,05-2,73

31-35

60,7 – 72,7


270


Bình Thuận BT2

21

1,11-2,38

33-35

61,5 – 68,5

Ấn độ IH

23

1,24 -2,58

32-35

60,9 -78,0

Đăk Lắc ĐL

22

1,11 -2,26


31-32

68,1 – 76,3

Tổng cộng

85

2. Kết quả khảo nghiệm chọn xuất xứ hạt Jatropha.
Kết quả đánh giá sau 24 tháng trồng cho thấy, các xuất xứ Jatropha có sinh trưởng tốt tại 2 vùng khảo
nghiệm là Ninh Phước (Nam Trung bộ) và Buôn Mê Thuật (Tây Nguyên); tuy nhiên tỷ lệ ra hoa, quả và năng
suất quả, hạt lại khác biệt lớn giữa 2 vùng và giữa các xuất xứ hạt khảo nghiệm. Năng suất quả hạt
Jatropha khảo nghiệm tại vùng vùng cát đỏ Ninh Phước, Ninh Thuận cao hơn nhiều so với vùng khảo
nghiệm tại Buôn Mê Thuật, Đắc Lắc; các xuất xứ BT2, DL (nội) và T1, IH (nhập) có tỷ lệ ra hoa, quả và năng
suất quả hạt cao nhất, trong khi đó các xuất xứ MexJ009, MexJ0260, MexJ0262 (nhập) có sinh trưởng, hình
thái cành, tán, lá rất tốt, nhưng tỷ lệ ra hoa, quả và năng suất hạt thấp tại cả 2 vùng khảo nghiệm.
Khảo nghiệm tại Ninh Phước, Ninh Thuận:
Bảng 3: Sinh trưởng và năng các xuất xứ jatropha curcas trồng khảo nghiệm
tại Phước Dinh, Ninh Phước, Ninh Thuận (24 tháng tuổi)
#
Tỷ lệ cây

Tổng số

NS hạt

Dtán (m)

Hvn
(m)


Cành tán
/cây

ra quả
(%)

quả/ha/n
ăm

khô/ha/năm
(kg)

95

1,6

1,5

21

97

683.328

1577

IH

97


1,7

1,6

22

98

662.784

1530

3

CT

95

1,3

1,2

11

57

87.532

188


4

EI

93

1,4

1,2

9

52

109.123

234

5

MexJ009

93

1,7

1,6

11


45

57.702

124

6

MexJ0260

91

1,5

1.5

9

67

342.344

734

7

MexJ0262

92


1.5

1.5

11

41

45.400

97

8

BT2

95

1,6

1,4

19

98

676.128

1560


9

ĐL

98

1,7

1,6

20

95

648.512

1497

10

NT1

97

1,6

1,5

17


15

220.480

509

Xuất xứ

Tỷ lệ
sống (%)

1

T1

2

- Các xuất xứ T1, IH, ĐL và BT2 bắt đầu ra hoa sau 5 tháng trồng, 95-98% cây ra hoa trong năm 2, sau
20-24 tháng tuổi, có 2 vụ hoa quả chính là (i) vụ 1 từ tháng 6 đến tháng 8, (ii) vụ quả 2: từ tháng 9 đến tháng
12; sang tháng 1 cây bắt đầu vàng lá và rụng để chuẩn bị cho thời vụ sinh trưởng mới.
- Các xuất xứ này có số chùm quả/cây giao động từ 2 -48 tại thời điểm đo đếm; các cây có số chùm quả
lớn thì số chùm hoa trên cây ít, thậm chí khơng có, ngược lại, những cây có số chùm quả ít thì lại có số
chùm hoa trên cây lớn, điều này cho thấy ngay trong cùng một xuất xứ, trong một vụ quả, các cá thể có thể
có đặc tính ra hoa, kết quả sớm muộn khác nhau; số quả trung bình cao nhất/ cây giao động từ 350-500
(cao nhất là 614 quả), số quả trung bình cao nhất /1 chùm giao đồng từ 17-28 (cao nhất là 48 quả); năng

271



suất hạt khô cao nhất đạt được trong năm thứ 2 sau trồng là 1.577kg hạt khô/ha/năm (T1), tiếp đến là xuất
xứ Bình Thuận BT2 1.560 kg/ha/năm, xuất xứ Ấn Độ IH 1.530kg/ha/năm, Đăk Lắc ĐL: 1.497kg/ha/năm
(Biểu 1).
- Các xuất xứ Ấn Độ còn lại là CI, EI, xuất xứ Mexico (MexJ009, MexJ0260, MexJ0262 và xuất xứ địa
phương NT1 mặc dù cũng có sinh trưởng tốt, tuy nhiên tỷ lệ ra hoa, quả và năng suất quả, hạt thấp và
được đánh giá là không triển vọng sau 24 tháng trồng khảo nghiệm
- Theo các nghiên cứu công bố và ý kiến chuyên gia, tương tự như năng suất hat, hàm lượng dầu béo
trong hạt Jatropha sẽ tăng dần từ năm 1 qua các năm và đạt hàm lượng cao nhất và ổn định vào năm thứ 5,
6. Kết quả phân tích hàm lượng dầu hạt của các xuất xứ Jatropha khảo nghiệm tại Ninh Phước, Ninh Thuận
qua các năm cho thấy hàm lượng dầu hạt các xuất xứ sau 2 năm trồng khảo nghiệm đã đạt được xấp xỉ
hàm lượng của hạt trước khi trồng
- Nhằm phục vụ cho thu hái hiệu quả, đảm bảo đạt được hàm lượng dầu cao nhất, nghiên cứu phân tích
hàm lượng dầu hạt Jatropha từ các quả có mức độ xanh chín khác nhau đã được tiến hành, kết quả cho
thấy:
Biểu đồ 4: Hàm lượng dầu hạt của các xuất xứ khảo nghiệm qua các năm
tại Ninh Phước, NT
Hàm lượng dầu béo
trong hạt (%)

%

28.6

70.2

29.6

72.8

Hạt thu từ quả chín vàng tươi


40.7

A= 100.0

Hạt thu từ quả chín màu vàng chuyển màu nâu

37.0

91.0

Hạt thu từ quả chín màu nâu

33.8

82.9

Hạt thu từ quả chín khơ màu đen

30.1

73.9

Hạt thu từ quả chín khác nhau (màu quả) (T1)
Hạt thu từ quả xanh chưa chín (màu xanh)
Hạt thu từ quả xanh nhưng để trong phòng đến khi chuyển
sang màu vàng

+ Quả chín màu vàng tươi có hàm lượng dầu béo trong hạt 40,7%, cao nhất (A=100%),
+ Quả chín màu vàng chuyển nâu và chín nâu có hàm lượng dầu hạt thấp hơn (91% và 82,9% của A),

+ Quả chín khơ đen trên cây có hàm lượng dầu bằng 73,9% so với A
+ Quả màu xanh chưa chin có hàm lượng dầu thấp nhất, 70,2% so với A, và nếu để chuyển màu vàng
sau khi thu hái, hám lượng dầu hạt tăng lên 2,6%
Khảo nghiệm tại Buôn Mê Thuật, Đăk Lắc:
Bảng 4: Sinh trưởng và năng các xuất xứ jatropha curcas trồng khảo nghiệm tại Buôn Mê Thuật,
Đak Lắc (24 tháng tuổi)

Xuất xứ

sống (%)

Dtán (m)

(m)

/cây

Tỷ lệ cây
ra quả
(%)

MexJ0008

100

147.3

127.8

12.3


57.3

#
Tỷ lệ

1

Hvn

Cành tán

272

Tổng số
quả/ha/n
ăm

NS hạt
khô/ha/năm
(kg)

39,067

83.7


2

MexJ0009


100

151.0

160.0

10.5

67.9

50,467

108.1

3

MexJ0260

100

138.7

133.8

10.6

78.6

96,133


206.0

4

MexJ0262

98

136.6

155.1

10.6

53.8

29,000

62.1

5

IH

96

117.2

129.8


8.0

85.1

89,467

191.7

6

CI1

100

111.2

164.2

10.9

61.3

82,600

177.0

7

EI1


100

113.1

127.6

10.3

73.6

70,133

150.3

8

T1

98

128.7

135.2

11.6

85.3

119,267


255.6

9

BMT

92

105.1

120.1

6.8

79.8

29,067

62.3

- Nhìn chung các xuất xứ Jatropha trồng khảo nghiệm có sinh trưởng, cành tán, lá tốt, đặc biệt các xuất
xứ Mexico, tuy nhiên tỷ lệ ra hoa, quả và năng suất quả hạt sau 24 tháng trồng còn rất thấp, thấp hơn nhiều
so với năng suất đạt được tại vùng cát đỏ Ninh Phước, Ninh Thuận.
- Xuất xứ có tỷ lệ ra hoa, quả và năng xuất hạt cao nhất tại đây là T1 (255.6kg/ha), IH (191,7kg/ha) và
MexJ0260 (206kg/ha), các xuất xứ nhập nội và địa phương (BMT) còn lại có năng suất hạt rất thấp,
- Nguyên nhân có thể do điều kiện thời tiết, chế độ mưa của Đăk Lắc thay đổi thất thường trong 2 năm
trở lại đây, điều này ảnh hưởng đáng kể tới việc ra hoa, quả và năng suất hạt của các thí nghiệm khảo
nghiệm Jatropha tại đây.
3. Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng

3.1.Nghiên cứu áp dụng chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM cho Jatropha
Nấm rễ nội cộng sinh (Abuscular Mycorrhiza- AM) có tác dụng tăng cường hấp thụ lân, tăng cường giữ
nước và hấp thụ nước của cây chủ Jatropha trên các lập địa khô cằn. Áp dụng kỹ thuật AM rất cần thiết và
mang lại hiệu quả cao cho gây trồng jatropha, đặc biệt trên các vùng đất khơ cằn như tại Ninh Thuận, Bình
Thuận, Quảng Trị. Các kết quả nghiên cứu áp dụng chế phẩm AM cho Jatropha của Viện Năng lượng và Tài
nguyên (TERI) Ấn Độ đã làm tăng năng suất hạt hơn 25%, ra qủa sớm hơn so đối chứng 7 tháng trên nhiều
lập địa khác nhau.
Kết quả áp dụng chế phẩm nấm rễ AM cho Jatropha gây trồng tại vùng cát đỏ Ninh Phước, Ninh Thuận
đã tác dụng làm tăng số cây ra quả năm 2 từ 17- 25%, tăng năng suất hạt từ 20% đến 35% (so với đối
chứng; p=0,001) trong năm 1. Trong năm 2, phản ứng năng suất hạt đã giảm ở hầu hết các xuất xứ thí
nghiệm, năng suất tăng hơn so với đối chứng là 18-24%.
3.2.Thí nghiệm nghiên cứu bón phân cho gây trồng cây Jatropha tại Ninh Phước, Ninh Thuận
Các thí nghiệm bón phân cho gây trồng Jatropha tại Ninh Phước, Ninh Thuận đang được tiếp tục theo
dõi, đánh giá về sinh trưởng và năng suất quả hạt. Kết quả bước đầu cho thấy rắng trong các thí nghiệm
bón phân, cơng thức sử dụng hốn hợp phân chuồng (hoặc phân compost) với phân NPK 5:10:3 có phản
ứng năng suất quả, hạt cao nhất.
Thực tế cho thấy, trên đất cát đỏ khô cằn tại Ninh Phước, Ninh Thuân, với pH đất thấp (4,5), rất thiếu lân,
các yếu tố Al3+ và Fe3+ rất linh động, do vây cần phải áp dụng kỹ thuật phân bón “bón đủ, bón đúng” nhằm
đảm bảo hiệu lực phân bón; phương pháp bón phối trộn phân hữu cơ với vơ cơ NPK có thể làm giảm tác
động làm mất hiệu lực phân bón của các yếu tố môi trường, cung cấp đủ dinh dưỡng cây trồng, trong đó có
yêu tố dinh dưỡng hạn chế “limiting factor”.
3.3.Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật trồng cây Stum và tạo tán cho gây trồng Jatropha
Tạo tán là một trong những khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật gây trồng thâm canh cây Cọc rào nhằm
tối đa hóa hiệu quả q trình quang hóa tới từng cành mang quả, tạo cành thứ cấp, tạo điều kiện cho các
cành sinh trưởng đồng đều, chọn lọc để tăng số lượng cành cho quả, đảm bảo tăng năng suất tới 15%, tạo
thuận lợi cho thu hái quả.
Đề tài nghiên cứu tạo cây con Stum, trồng và kết hợp với đốn cành tạo tán cây vào thời điểm thích hợp
đảm bảo duy trì được năng suất và cây sẽ có số lượng cành tán mang quả nhiều nhất. Kết quả theo dõi tại
mơ hình Jatropha Ninh Phước, Ninh Thuận cho thấy, sau 24 tháng trồng với các kỹ thuật đốn tạo tán áp


273


dụng vào cuối thời điểm cây rụng lá, hoặc đầu mùa sinh trưởng (tháng 2), các cây đã có trung bình 4-6 cành
sơ cấp và 12-24 cành thứ cấp, hình tán “quả cầu” có nhiều cành quả.

Thí nghiệm (BT)

Tỷ lệ
sống
(%)

Dtán
(m)

Hvn
(m)

Cành
tán/ cây

Tỷ lệ cây
ra quả*
(%)

TB chùm
quả/ cây*

Tổng số
quả/ha/

năm**

NS hạt
khô/năm*
* (kg/ha)

Cây con bình
thường

97a

0.9a

1.2

5.4a

58a

2.2a

92,000a

197.1a

Cây con stum

95a

1.1a


1.0

6.5b

67b

3.4

118,000b

252.9b

Giá trị trong cùng xuất xứ có chữ cái đứng sau giống nhau: khác nhau không ý nghĩa p=0.01
* Đo đếm tại thời điểm 24/10/2008
** Đo đếm tính toán sau 1 năm trồng
3.3.Nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật gieo hạt thẳng

Thí nghiệm (TL)

Tỷ lệ
sống
(%)

Dtán
(m)

Hvn
(m)


Cành
tán/ cây

Tỷ lệ cây
ra quả*
(%)

TB chùm
quả/cây*

Tổng số
quả/ha/
năm**

NS hạt
khô/năm*
* (kg/ha)

Trồng cây bầu

92b

1.0

1.1

4.8b

75b


2.7b

69,462b

148.8b

Gieo hạt thẳng

86a

0.7

1.0

3.4a

58a

2.0a

46,000a

98.6a

Giá trị trong cùng xuất xứ có chữ cái đứng sau giống nhau: khác nhau không ý nghĩa p=0.01
* Đo đếm tại thời điểm 24/10/2008

** Đo đếm tính tốn sau 1 năm trồng

Gây trồng Jatropha bằng phương pháp gieo hạt thẳng tiết kiệm được một số chi phí về nhân cơng và

ngun vật liệu, tuy nhiên sinh trưởng và năng suất hạt thấp hơn nhiều so với trồng cây bầu, hơn thế nữa
trong năm 2, cây gieo hạt thẳng tại Ninh Phước, Ninh Thuận đã bị bệnh và tỷ lệ chết cao (chết 25%); các
nguyên nhân gây bệnh và chết đang được tiếp tục nghiên cứu.
3.4.Mật độ gây trồng: các mật độ thí nghiệm và thử nghiệm đang tiến hành là 2500cây/ha, 2000 cây/ha
và 1600 cây/ha: trong đó mật độ 1600 cây/ha bước đầu được đánh giá là phù hợp cho sinh trưởng và mang
lại năng suất cao.

IV. KẾT LUẬN
- Các cây trội (CPT) Jatropha tuyển chọn từ các quần thể tự nhiên hoang dại có năng suất hạt và hàm
lượng dầu béo hạt giao động lớn, tương ứng là 2,5-5,0 kg/năm và 20,8-39,4%; tính trạng năng suất hạt và
hàm lượng dầu béo cao thường không cùng xuất hiện trên một cá thể cây trội tuyển chọn; trong khi đó các
cây trội Jatropha tuyển chọn từ quần thể gây trồng tại Ninh Phước, Ninh Thuận lại thường có cả tính trạng
năng suất hạt và hàm lượng dầu hạt cao.
- Kết quả trồng khảo nghiêm các xuất xứ Jatropha tại Ninh Phước, Ninh Thuận cho thấy, sau 24 tháng
trồng, các xuất xứ Thái Lan T1, Ấn Độ IH, Bình Thuận BT2 và Đăk Lắc ĐL có sinh trưởng, tỷ lệ ra hoa quả
(95-98%) và năng suất hạt cao nhất (tương ứng 1577, 1530, 1560 và 1497 kg/ha/năm), hàm lượng dầu hạt
của các xuất xứ này phân tích tại thời điểm 24 tháng tuổi tương ứng đạt 34%, 33%, 30% và 32%.
- Khảo nghiệm tại Buôn Mê Thuật, Đăk Lắc sau 24 tháng trồng: xuất xứ T1, IH và MexJ0260 có tỷ lệ ra
hoa, quả và năng xuất hạt cao nhất, tương ứng là 255,6; 191,7 và 206 kg/ha/năm; tuy nhiên năng suất thấp
hơn nhiều so với khảo nghiệm tại Ninh Phước, Ninh Thuận.

274


- Có rất nhiều các xuất xứ khảo nghiệm khác có sinh trưởng, hình thái cành, tán và lá rất tốt, nhưng lại có
tỷ lệ ra hoa, quả và năng suất hạt rất thấp và được đánh giá là xuất xứ không triển vọng (CI, EI, MexJ008,
MexJ009, MexJ0262, NT1, BMT).
- Các phân tích hàm lượng dầu hạt của các quả xanh chín khác nhau cho thấy: quả chín màu vàng tươi
có hàm lượng dầu béo trong hạt cao nhất (A=100%) sau đó là quả chín màu vàng chuyển nâu và chín nâu
có hàm lượng dầu hạt thấp hơn (91 % và 82,9% so với A); quả chín khơ đen và quả xanh chưa chín có hàm

lượng dầu thấp nhất (73,9 và 70,2% so với A); quả xanh để chuyển màu vàng sau khi thu hái, hàm lượng
dầu hạt tăng lên 2,6%.
- Áp dụng kỹ thuật bón nhiễm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM cho Jatropha trên vùng đất cát khô cằn
Ninh Phước, Ninh Thuận làm tăng tỷ lệ cây ra hoa, quả 17-25% và tăng năng suất hạt 20% đến 35% (so với
đối chứng; p=0,001) trong năm 1. Trong năm 2, phản ứng tăng năng suất hạt đã giảm xuống còn 18-24% so
đối chứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Adholeya Alok and Singh Reena, 2006. Jatropha for wasteland development: TERI’s mycorrhiza
technology. In: Bhọvaid, P.P. Editor. Biofuels: towards a greener and secure energy future.
Huy, L.Q., Hue, N.T. and Cong, L.T., 2009. “Initial research results on Jatropha development for
feedstock and biodiesel production in Vietnam”. Proceedings of World Bioenergy - Clean Vehicles and Fuels
2009 Stockholm, Sweden 16-18 September 2009.
Huy, L.Q., Hue, N.T. and Huong, N.K., 2007. Initiative results on Plus Tree (PT) selection and Jatropha
development for feedstock & biodisel production in Vietnam. Proceedings of the International Conference on
“Biofuel and Energy Security” from 05 to 06 Dec., 2007 in Hanoi, Vietnam.
Indrawanto, C. and Pranowo, D., 2008. ECONOMICS ANALYSIS OF PRODUCT DIVERSIFICATION OF
JATROPHA. Proceedings of the International Jatropha Conference. Bogor, June 24-25, 2008
Kureel, R.S., 2007. Biofuel Scenario in India. In: Majumdar, Debashish ed. IREDA NEWS. S.Narayan &
Sons Publisher. New Delhi, India.
Lê Quốc Huy và Ngô Thị Thanh Huệ, 2008. Một số Kết quả nghiên cứu gây trồng phát triển cây Cọc rào
(Jatropha curcas) cho sản xuất dầu diesel sinh học tại Việt Nam. Báo cáo Hội thảo Quốc gia Ninh Thuận
9/2008.
Mittelbach, M. 2008. Jatropha Biodiesel : The Solution for Food and Fuel Discussion? Proceedings of the
International Jatropha Conference. Bogor, June 24-25, 2008.
Saxena, A.P., 2007. JATROPHA AS FEEDSTOCK FOR BIOFUEL: POLICY AND DEVELOPMENT
ISSUES. In: Majumdar, Debashish ed. IREDA NEWS. S.Narayan & Sons Publisher. New Delhi, India.
Shri A.Syiem, 2007. TIPS FOR CULTIVATION OF JATROPHA CURCAS. Joint Director of Soil and
Water Conservation (Headquarter), Shillong.
Zobel, B. and Talbert, J., 1984. Applied forest tree improvement. John Wiley and sons, New York.

RESEARCH RESULTS ON JATROPHA DEVELOPMENT FOR BIODIESEL FEEDSTOCK
PRODUCTION IN SOUTHERN CENTRAL AND HIGHLAND REGIONS, VIETNAM
Le Quoc Huy, Le Thanh Cong, Nguyen Van Deo and Tran Thu Ha
Center for Biotechnology in Forestry,
Forest Science Institute of Vietnam
SUMMARY
The research project on Jatropha development for feedstock and biodiesel production in Vietnam (20072010) has selected 29 plus trees (CPT) of Jatropha from wild populations in Southern Central and Highland
regions with seed yield from 2.5-5.0 kg/year and oil content in seed ranged from 20.8-39.4 %, and 85
another CPTs (T1, BT2, IH and DL provenances) from trial populations in Ninh Phuoc, Ninh Thuan, having
both high seed yield and fat oil content in seeds. In trial tests of 10 Jatropha provenances in sandy lands
Ninh Phuoc, Ninh Thuan, four promising provenances have been evaluated and selected for sandy lands in

275


Ninh Thuan, Southern Central region (T1, IH, BT2 and DL), those flowered for fruits 5 months after planting
and seed yields after 24 month planting ranged from 1497-1577 kg/ha/year, 95-98% plant flowering for fruit,
oil content in seeds from 30-34 %. In trial test of 10 jatropha provenances in Buon Me Thuat, Dak Lak, three
seed sources have been evaluated as promising provenances for the region after 24 month test planting (T1,
IH, MexJ0260). Besides the promising provenances, there were 6 Jatrophas testing in Ninh Phuoc test, and
7 Jatrophas in Buon Me Thuat test growing very well with branch canopy, leaves and shape, but either no
flowering, fruiting or very low yields (not promissing provenances). The application of Abuscular mycorhizal
(AM) innoculant to the Jatropha planting in sandy land in Ninh Phuoc, Ninh Thuan has increased No. of fruitbearing plant 17-25 % and seed yield 20 % to 35 % (as compared to control, non-AM, p=0.001) in year 1. In
year 2, the reponse of seed yield increase decreased to be 18-24 % as compared to the control.
Key words: Jatropha, Provenance, testing, biodiesel, AM innoculant

276




×