Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

TỔ CHỨC CÔNG tác văn THƯ tại ủy BAN mặt TRẬN tổ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.73 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ
----------

ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VIỆT NAM THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Lớp: ĐHLT LTH K15A
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Ánh Vân

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Thị Ánh Vân
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Văn thư – Lưu trữ đã truyền dạy
cho tôi vốn tri thức quý báu về Công tác Văn thư trong suốt thời gian học tập tại
trường; Cảm ơn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Ninh Bình đã
cung cấp tài liệu cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
Người thực hiện đề tài


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Mọi số
liệu thể hiện trong công trình này hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm
về những gì đã viết trong đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Người thực hiện đề tài


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................3
MỤC LỤC...................................................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................2
7. Bố cục đề tài............................................................................................................................3
Chương 1:....................................................................................................................................4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ VÀ TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN MẶT
TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ NINH BÌNH.....................................................4
1.1. Một số vấn đề lý luận về Công tác văn thư..........................................................................4
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................................4
1.1.2. Nội dung, tính chất và đặc điểm.......................................................................................5
1.1.3. Yêu cầu.............................................................................................................................6
1.1.4. Vị trí và ý nghĩa................................................................................................................7
1.2. Tổng quan về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc việt Nam thành phố Ninh Bình............................7
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố
Ninh Bình....................................................................................................................................7
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tô quốc Việt Nam thành phố

Ninh Bình....................................................................................................................................8
* Chức năng................................................................................................................................8
1.2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban nghiệp vụ...10
Chương 2:..................................................................................................................................22
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT
NAM THÀNH PHỐ NINH BÌNH............................................................................................22
2.1. Công tác tiếp nhận và xử lý văn bản đến...........................................................................22
2.1.2. Đóng dấu đến, lập phiếu xử lý, đăng ký văn bản đến, trình, chuyển giao và lưu văn bản
đến.............................................................................................................................................30
2.1.3. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.........................................33
2.2. Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi..........................................................................34
2.2.1. Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số, ký hiệu, ngày, tháng,
năm của văn bản đi....................................................................................................................36
2.2.2. Chuyển phát văn bản đi...................................................................................................40
2.2.3. Lưu văn bản đi................................................................................................................41
2.3 Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu...................................................................................42
2.4. Công tác lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan:.............................45
Chương 3:..................................................................................................................................46
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI TỔNG CÔNG
TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ VIỆT NAM................................................................46
3.1. Đánh giá:............................................................................................................................46
3.1.1. Ưu điểm...........................................................................................................................46
3.1.2. Hạn chế...........................................................................................................................46
3.2. Giải pháp............................................................................................................................47


3.2.1. Đối với cán bộ phụ trách công tác văn thư.....................................................................47
3.2.2. Đối với lãnh đạo công ty về công tác văn thư và cán bộ làm công tác văn thư..............47
3.2.3. Đối với việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác văn thư................................................48
KẾT LUẬN...............................................................................................................................48

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................51


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác văn thư là một hoạt động không thể thiếu, là một mắt xích quan
trọng trong hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức nói chung và UB MTTQ
Việt Nam thành phố Ninh Bình nói riêng. Công tác văn thư đảm bảo cung cấp
kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động của
cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt công tác văn thư sẽ góp phần giải quyết công việc
của cơ quan nhanh chóng, chính xác, nâng cao chất lượng, đúng chính sách,
đúng chế độ, giữ gìn được bí mật của Đảng và Nhà nước; hạn chế được bệnh
quan liêu, giảm bớt giấy tờ không cần thiết hạn chế việc lợi dụng sơ hở trong
việc quản lý văn bản để làm những việc trái pháp luật. Công tác văn thư còn bảo
đảm giữ gìn đầy đủ chứng cứ về hoạt động của cơ quan đồng thời tạo điều kiện
để làm tốt công tác lưu trữ và là nguồn bổ sung tài liệu cho kho lưu trữ tài liệu
của UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình
Là sinh viên của trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đặc biệt là được đào tạo
về chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ đồng thời tôi đã được thực tập tại UB
MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình. Đứng trước những đòi hỏi của hoạt
động quản lý Nhà nước về công tác văn thư trong quá trình hội nhập, với mong
muốn được kiểm chứng giữa lý luận và thực tiễn.
Từ những vấn đề trên đã lôi cuốn tôi chọn đề tài: “Tổ chức công tác văn
thư tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Ninh Bình” cho bài tiểu
luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tìm đọc một số tác phẩm như: Giáo trình
nghiệp vụ công tác Văn thư (Trường Cao đẳng Văn thư lưu trữ Trung ương I;
2007) Tác phẩm đã cung cấp cho tôi những lý luận về công tác văn thư.
Tập lưu Văn bản đi, Văn bản đến của UB MTTQ Việt Nam thành phố

Ninh Bình năm 2015 đã cho tôi thấy được tầm quan trọng của công tác này
trong hoạt động của UB MTTQ Việt Nam và cung cấp cho tôi những mẫu văn
1


bản như: mẫu công văn đi, mẫu quyết định, mẫu thông báo, mẫu báo cáo, giấy
giới thiệu …
Dựa trên quá trình thực tập của tôi tại UB MTTQ Việt Nam thành phố
Ninh Bình 2013 đã cung cấp cho tôi những thông tin về lịch sử hình thành, cơ
cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và chế độ công tác văn thư của UB
MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình, đây chính là điều kiện thuận lợi để tôi
viết chương 2 và chương 3.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này thực hiện để nghiên cứu về tổ chức công tác văn thư tại UB
MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình
Kiểm chứng lại những kiến thức đã học tại trường và thực tế công việc.
4. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức công tác văn thư tại Tổng UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh
Bình
5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình
- Thời gian: Công tác văn thư của UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh
Bình năm 2015
6. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu tốt vấn đề trên tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin: Đây là phương pháp được
xem là cơ sơ lý luận trong sự nhìn nhận đề tài, xử lý nội dung và cấu trúc luận văn.
Phương pháp điền dã: Phương pháp này được xem là công cụ cơ bản
trong thu thập khai thác các thông tin về Công tác văn thư của Công ty cổ phần
dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam.

Phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu có sẵn về công tác văn thư
tại UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình.
Phương pháp quan sát, ghi chép, tổng kết thực tiễn: Nhằm thu thập, lưu
giữ được những thông tin có giá trị Công tác văn thư tại UB MTTQ Việt Nam
thành phố Ninh Bình.
2


Phương pháp tổng hợp, hệ thống, phân tích: Các phương pháp này được
áp dụng trong việc xử lý các thông tin được khai thác từ các các cán bộ nhân
viên cũng như các nguồn tài liệu sẵn có về về Công tác văn thư để trình bày
trong đề tài.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục… đề tài được
bố cục thành 3 chương:
- Chương 1. Một số vấn đề về Công tác văn thư và tổng quan về UB
MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình
- Chương 2. Thực trạng về Công tác văn thư tại UB MTTQ Việt Nam
thành phố Ninh Bình
- Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Công tác văn thư tại UB
MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình

3


Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ VÀ TỔNG QUAN VỀ ỦY
BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ NINH BÌNH
1.1. Một số vấn đề lý luận về Công tác văn thư
1.1.1. Khái niệm

Công tác văn thư là một trong những nội dung quan trọng trong nghiệp vụ
Văn phòng. Ngày nay, văn bản đã và đang là phương tiện được các cơ quan Đảng,
Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế dùng để ghi chép và
truyền đạt thông tin phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành các mặt công tác.
Người ta phải tiến hành nhiều khâu xử lý như soạn thảo, duyệt, ký văn bản, chuyển
giao, tiếp nhận văn bản, vào sổ đăng kí, lập hồ sơ…. Những công việc này được
gọi là công tác văn thư. Vậy có thể định nghĩa về công tác văn thư.
Đối với cơ quan, đơn vị thì CTVT giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó là
một then chốt, một mắt xích quan trọng giúp cho công việc được giải quyết
nhanh chóng, kịp thời khoa học. Vì vậy yêu cầu đặt ra với mỗi cơ quan đơn vị
phải quan tâm hơn nữa đối với CTVT nói riêng và văn phòng nói chung để góp
phần giải quyết nhanh chóng tốt nhất, và đặc biệt góp phần đẩy mạnh công cuộc
cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về công tác văn thư:
- Theo giáo trình Nghiệp vụ công tác văn thư của Trường Cao đẳng Nội
vụ Hà Nội: “Công tác văn thư (CTVT) là hoạt động đảm bảo thông tin cho
lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc của cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân. Gọi chung
là các cơ quan, tổ chức” [4; Tr.39]
- CTVT là toàn bộ các công việc liên quan đến giấy tờ văn bản.
- CTVT là công tác tổ chức giải quyết và quản lý văn bản giấy tờ trong cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp. Theo khuynh hướng này thì CTVT bao gồm 02 nội

4


dung chủ yếu: tổ chức giải quyết văn bản và quản lý quy trình chuyển giao văn
bản trong cơ quan, tổ chức.
- CTVT là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ công việc liên quan đến soạn
thảo, ban hành văn bản, tổ chức, giải quyết văn bản, lập hồ sơ hiện hành nhàm

đảm bảo thông tin văn bản cho hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức.
(Theo giáo trình Lý luận và phương pháp công tác văn thư của PGS. Vương
Đình Quyền)
* Tóm lại: CTVT là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản, phục vụ
công tác quản lý, bao gồm toàn bộ các công việc về xây dựng văn bản, giải
quyết văn bản, hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan Nhà nước,
doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị vũ trang. Hay nói cách
khác CTVT là một bộ phận của công tác công văn giấy tờ, là một phần của quá
trình xử lý thông tin.
1.1.2. Nội dung, tính chất và đặc điểm
* Nội dung
Do văn bản là phương tiện thông tin chủ yếu của hoạt động quản lý, nên
có thể nói bất cứ cơ quan nào, tổ chức nào cũng cần phải tổ chức và tiến hành
CTVT, gồm những việc chính sau:
- Soạn thảo văn bản
+ Thảo văn bản
+ Duyệt văn bản
+ Đánh máy, sao in văn bản
+ Ký văn bản để ban hành
- Quản lý và giải quyết văn bản
+ Tiếp nhận vào sổ (đăng ki) và chuyển giao văn bản đến
+ Vào sổ và chuyển giao văn bản đi
+ Giải quyết văn bản và theo dõi việc giải quyết văn bản
- Quản lý và sử dụng con dấu
- Lập hồ sơ và giao nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan
* Tính chất, đặc điểm:
5


CTVT mang tính chất nghiệp vụ, kỹ thuật đòi hỏi phải nắm vững lý luận

và phương pháp tiến hành các nghiệp vụ có liên quan như kỹ thuật soạn thảo,
lập hồ sơ….
CTVT mang tính chính trị cao nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý, phục
vụ cho việc ban hành các chủ trương, chính sách ….thực hiện các nhiệm vụ
chính trị của Đảng, Nhà nước và của từng cơ quan.
CTVT liên quan đến nhiều cán bộ trong cơ quan tổ chức
CTVT không phải là một ngành hay một lĩnh vực hoạt động riêng biệt của
Nhà nước hay của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.
1.1.3. Yêu cầu
CTVT là một bộ phận của công tác văn bản giấy tờ. Do đó quá trình thực
hiện cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Nhanh chóng: Quá trình giải quyết công việc của cơ quan phụ thuộc rất
nhiều vào việc xây dựng văn bản, tổ chức giải quyết văn bản kịp thời góp phần
hoàn thành tốt công việc của cơ quan.
+ Chính xác: Tất cả các khâu từ tiếp nhận văn bản đến soạn thảo văn bản,
ký duyệt văn bản, vào số, đánh máy, chuyển giao đều phải được thực hiện theo
đúng quy trình, đúng nguyên tắc và đúng đối tượng.
+ Bí mật: Trong nội dung văn bản đến, văn bản đi của cơ quan đều thuộc
phạm vi bí mật của cơ quan, của Nhà nước. Vì vậy trong quá trình tiếp nhận,
nhân bản, gửi phát nhanh, bảo quản các văn bản đều phải đảm bảo bí mật.
+ Hiện đại: Việc thực hiện những nội dung cụ thể của CTVT gắn liền với
việc sử dụng các phương tiện và kĩ thuật văn phòng hiện đại.
Có thể thấy, yêu cầu hiện đại hoá CTVT đã trở thành một trong những
tiền đề đảm bảo cho công tác quản lý Nhà nước nói chung và của mỗi cơ quan
nói riêng có năng suât chất lượng cao. Hiện đại hoá CTVT ngày nay đã trở
thành một nhu cầu cấp bách, nhưng phải tiến hành từng bước, phù hợp với điều
kiện cụ thể của cơ quan tổ chức, doanh nghiệp. Tránh tư tưởng bảo thủ, lạc hậu
coi thường việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phát minh sáng chế có
liên quan đến việc tăng cường hiệu quả CTVT.
6



1.1.4. Vị trí và ý nghĩa
* Vị trí:
CTVT được xác định là một hoạt động của bộ máy quản lý nói chung.
Trong hoạt động của bộ phận văn phòng, CTVT không thể thiếu được và là nội
dung quan trọng, chiếm một phần quan trọng trong nội dung hoạt động của văn
phòng, được xem như một bộ phận hoạt động quản lý nhà nước, và có ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý.
Tóm lại: CTVT có một vị trí rất quan trọng trong cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp
* Ý nghĩa:
CTVT đảm bảo cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời thông tin cần thiết
phục vụ cho nhiệm vụ quản lý Nhà nước nói chung và của từng cơ quan đơn vị
nói riêng.
Thông tin bằng văn bản là thông tin đầy đủ, chính xác nhất. Thông tin
mang tính pháp lý vì Nhà nước muốn quản lý đất nước thì phải ban hành rất
nhiều văn bản.
Làm tốt CTVT sẽ góp phần giải quyết công việc của cơ quan được nhanh
chóng chính xác, nâng cao hiệu suất công việc.
Làm tốt CTVT sẽ giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước, của cơ quan. Hạn
chế được bệnh quan liêu giấy tờ vô dụng và lợi dụng văn bản Nhà nước để làm
trái pháp luật
CTVT đảm bảo giữ gìn đầy đủ hồ sơ tài liệu tạo điều kiện làm tốt CTVT.
1.2. Tổng quan về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc việt Nam thành phố
Ninh Bình
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam thành phố Ninh Bình
UB MTTQ Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của Tổ chức chính trị, các tổ chức Chính trị -Xã hội, tổ chức xã hội và

các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp và các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các
tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

7


UB MTTQ Việt Nam là là một bộ phận tỏng hệ thống chính trị của nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là cơ sở Chính trị của chính quyền nhân
dân.
Để nâng cao vai trò của UB MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất
nước, góp phần thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối liên hệ mật
thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần yêu nước, truyền
thống đại đoàn kết dân tộc – một nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng
Viêt Nam.
Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sang lập và lãnh đạo. Nước ta là nước dân
chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đây là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền
thống. Vai trò của Mặt trận không phải tự Mặt trận đặt ra mà là do chính nhân
dân, chính lịch sử thừa nhận.
Từ khi có Đảng là có Mặt trận, ngay sau khi nhân dân giành được chính
quyền, Mặt trận đã trở thành bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị. Tuy vai
trò, vị trí, chức năng và phương thức hoạt động của từng bộ phận cấu thành
trong hệ thống chính trị có khác nhau nhưng đều là công cụ thực hiện và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm một mục đích chung là: Phấn đấu xây
dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh,
ccó vị trí xứng đáng trên trường Quốc tế. Hiến pháp năm 1992 đã xác định:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính của chính quyền nhân dân…” Điều
đó càng khẳng định MTTQ Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu được của
hệ thống chính trị nước ta nói chung và của Thành phố Ninh Bình nói riêng.“
UB MTTQ Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai trò rất quan trọng trong

sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…”
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tô quốc
Việt Nam thành phố Ninh Bình
* Chức năng
Tổ chức, hoạt động của UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình được
thự hiện theo nguyên tắc tự nguyên, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống
nhất hành động.
Khi phối hợp và thống nhất hành động, các thành viên của UB MTTQ
VIệt Nam thành phố Ninh Bình tuân theo Điều lệ UB MTTQ Việt Nam, đồng
thời vẫn giữ tính trật tự của tổ chức mình.
Và còn chức năng giám sát ở khu dân cư.
- Người đứng đầu các tổ chức thành viên của UB MTTQ Việt Nam thành
phố Ninh Bình, trưởng ban công tác Mặt trận có trách nhiệm tiếp nhận đơn giám
sát, ý kiến phản ánh trực tiếp của nhân dân, hội viên, đoàn viên sau đó phân loại,
lựa chọn các sự kiện có nội dung và địa chỉ rõ ràng gửi Ban Thường trực UB
MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình. Đại diện Ban Thường trực UB MTTQ
8


Việt Nam thành phố Ninh Bình tiếp nhận đơn giám sát, ý kiến phản ánh trực tiếp
của nhân dân, người đứng đầu tổ chức thành viên, Trưởng ban công tác Mặt
trận, Trưởng ban Thanh tra nhân dân. Ban trường trực UB MTTQ Việt Nam
thành phố Ninh Bình có thẩm quyền tổng hợp đơn giám sát, ý kiến phản ánh để
phân loại, xử lý.
Việc xử lý ý kiến phản ánh, đơn giám sát theo trình tự sau:
- Bước thứ nhất: phân loại những sự việc có liên quan đến cá nhân, tổ
chức.
- Bước thứ hai: lựa chọn những ý kiến phát hiện, đơn giám sát có nội
dung,địa chỉ rõ ràng, báo cáo với thường vụ Đảng uỷ cấp tỉnh trước khi chuyển
đơn giám sát và kiến nghị đến tổ chức có liên quan xem xét, giải quyết.

Khi cần thiết, Ban thường trực UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình
thành lập tổ giám sát, thành phần tổ giám sát, kế hoạch giám sát do Ban thường
trực UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình quyết định sau khi thống nhất
với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Khi cơ quan, tổ chức nhận được kiến nghị của Ban thường trực UB
MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả
lời trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị. Trong trường hợp Ban
thường trực UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình không tán thành với
việc trả lời hoặc không nhận được văn bản trả lời thì có quyền thông báo lên tổ
chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức xem xét, giải quyết và trả lời cho
Ban Thường trực UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình trong thời hạn 20
ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Trong trường hợp cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp không trả lời theo
thời hạn trên, hoặc việc trả lời không được Ban thường trực UB MTTQ Việt
Nam thành phố Ninh Bình chấp nhận, Ban Thường trực UB MTTQ Việt Nam
thành phố Ninh Bình trực tiếp báo cáo lên Ban thường trực UB MTTQ Việt
Nam chỉ đạo xử lý.
MTTQ Việt Nam là hình thức hiện tại của Mặt trận Dân tộc Thống nhất
Việt Nam.
Trong các cuộc bầu cử Quốc hội tại Việt Nam, các ứng cử viên đều phải
được UB MTTQ Việt Nam phê chuẩn để đưa vào danh sách các ứng cử viên.
Đồng thời UB MTTQ Việt Nam còn đảm nhiệm việc giám sát cuộc bầu cử.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình.
UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình có những nhiệm vụ, quyền
hạn sau:
- Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và
thựuc hiện thống nhất hành động thời gian qua; Quyết định chương trình phối
hợp và thống nhất hành động của UB MTTQ Việt Nam cấp mình thời gian tới;

9



- Quyết định kế hoạch chuẩn bị đại hội, đại biểu cấp mình theo hướng dẫn
của UB MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp;
- Góp ý kiến, kiến nghị với cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng cấp và cấp
trên về những chủ chương, chính sách, pháp luật. Giám sát hoạt đọng của cơ
quan Nhà nước. Đại biểu dân cư. Cán bộ công chức Nhà nước;
Hiệp thương dân chủ cử ban thường trực, cử bổ sung, thay thế hoặc cho
thôi các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Uỷ viên thưởng trực, Uỷ viên
UB MTTQ Việt Nam cùng cấp;
- Xét quyết định kết nạp thành viên của UB MTTQ Việt Nam cấp mình;
- Ra lời kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng chủ chương của Đảng,
Nhà nước. UB MTTQ VIệt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết.
1.2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các
phòng ban nghiệp vụ
1.2.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức
* Sơ đồ cơ cấu, tổ chức của UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình (phụ
lục 1)
Cơ cấu tổ chức của UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình gồm có 01
Chủ tich, 02 Phó Chủ tịch. 02 Uỷ viên thường trực và 20 tổ chức thành viên trực
thuộc UB MTTQ Việt Nam Thành phố Ninh Bình.
- Ban dân vận thành uỷ
- Liên đoàn lao động thành phố
- Hội liên hiệp phụ nữ thành phố
- Hội nông dân Thành phố
- Thành đoàn Ninh Bình
- Hội cựu chiến binh thành phố
- Hội chữ thập đỏ thành phố
- Hội sinh vật cảnh thành phố
- Hội đông y thành phố

- Hội khuyến học thành phố
- Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố\
- Hội cựu TNXP Thành phố
- Hội người mù thành phố
- Hội luật gia thành phố
- Hội cựu giáo chức thành phố
- Ban chỉ huy quân sự thành phố
10


- Ban đại diện hội người cao tuổi thành phố
- Ban đại diện phật giáo thành phố
- Ban chấp hành giáo xứ thành phố
- Câu lạc bộ những người đã sống, học tập và lao động tại Đức đang sinh
sống tại thành phố Ninh Bình.
Như vậy hiện nay UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình có 20 tổ
chức thành viên thực hiện theo chuyên môn của UB MTTQ Việt Nam thành phố
Ninh Bình quản lý Nhà nuớc trên tất cả lĩnh vực về kinh tế - xã hội; an ninh
quốc phòng; xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên địa bàn thành phố Ninh Bình
Các cơ quan chuyên môn và các tổ chức thành viểntực thuộc UB MTTQ
Việt Nam thành phố Ninh Bình, các cơ quan tham mưu, giúp việc cho UB
MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình trong việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của UB MTTQ Việt Nam thành phố Ninh Bình theo quy
định của pháp luật, góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý các nghành hoặc
lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở.
+ Củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc để
xây dựng bảo vệ tổ quốc.
+ Động viên nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc
vận động, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh
phát huy mọi nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá Đất nước.

1.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của từng đơn vị, thành viên trực thuộc.
* Ban dân vận thành uỷ:
Dân vận là vận động tất cả các lực lượng của mỗi một người dân không
để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thựuc hành những
công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao.
Dân vận không chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu truyền
đơn, chỉ thị mà đủ.
Trước nhất phải giải thích cho người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lưọi ích
cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được.
Điểm thứ 2 là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh
nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa
phương, rồi động viên và tổ chứuc toàn dân ra thi hành.
Cán bộ chính quyền và cán bộ đoàn thể địa phương phải cùng nhau bàn
tính kỹ càng,cùng nhau chia rõ công việc, rồi cùng nhau đi giải thích cho dân
hiểu, cổ động dân, giúp dân đặt kế hoạch, tổ chức nhân công, sắp xếp việc làm,
khuyến khích, đôn đốc, theo dõi, giúp đỡ dân giải quyết những điều khó khăn…
Cán bộ canh nông thì hợp tác mật thiết với cán bội địa phương, đi sát với
dân, thiết thực bày vẽ cho dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách chọn giống, ủ
phân, làm xỏ, vv…
11


Những hội viên các đoàn thể thì phải xung phong thi đua làm, để làm kiểu
mẫu cho dân, giúp dân làm.
* Liên đoàn lao động thành phố:
Với phong trào thi đua “Lao động sáng tạo, lao động giỏi” phong trào
“Xây dựng người cán bộ, công chức trung thành, sáng tạo,tận tuỵ, gương mẫu”
Liên đoàn lao động thành phố Ninh Bình được tổ chức theo địa giới hành
chính thành phố. Do Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn quyết định thành lập (hoặc
giải thể) phù hợp với các quy định của luật Công đoàn.

Đối tượng tập hợp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố gồm đoàn viên
CNVCLĐ trên địa bàn.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn lao động Thành phố Ninh Bình.
- Tuyên truyền đường lối, chủ truơng của Đảng, chính sách, phâp luật, của
Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
- Đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên,
CNVCLĐ trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban chấp hành, Đoàn
Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Nghị quyết Đại hộiCông đoàn
tỉnh, thành phố; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính sách, Pháp luật của
Nhà nước
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, Công đoàn nghành Trung ương tổ
chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến
CNVCLĐ trong các cơ quan, doanh nghiệp.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở của Công đoàn Tổng công ty thuộc Trung
ương và các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn nghành Trung ương, đóng trên địa bàn
tỉnh, thành phố những nội dung sau đây:
- Đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương,
chính sách củ Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Động viên, toạ điều kiện để phụ nữ tích cực học tập, nâng cao kiến thức,
trình độ, năng lực về mọi mặt. Tham gia tích cực vào các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền
thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam.
- Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của
Nhà nước có liên quan đến quyền lợi và lợi ích chính đáng của phụ nữ; tham
mưu, đề xuất chính sách với Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực
hiện quyền bình đẳng và phát triển.


12


- Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ
trong khu vực và trên thế giới vì mục tiêu bình đẳng, phát triển và hoà bình.
+ Phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm củaLHPN Thành phố Ninh
Bình nhiệm kỳ XIII (2006-2011)
- Phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động.
-6 nhiệm vụ chủ yếu:
+ Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; Xây
dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, trí thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo,
có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu.
+ Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật
pháp, chính sách về bình đẳng nam – nữ.
+ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.
+ Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
+ Xây dựng và phát triển Hội vững mạnh.
+ Mở rộng quan hệ và hợp tác Quốc tế vì Bình đẳng, Phát triển và Hòa
bình.
* Hội nông dân thành phố Ninh Bình:
+ Chức năng:
Hội nông dân thnàh phố Ninh Bình có chức năng vận động, giáo dục hội
viên, nông dân trong tính phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao
trình độ, năng lực về mọi mặt. Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng
Đảng và Nhà nước. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của
nông dân.
+ Nhiệmvụ:
Hội nông dân thành phố Ninh Bình có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục
cho cán bộ, hội viên, nông dân trong tính hiểu biết đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết, Chỉ thị Hội nghị, khơi dậy và phát
huy truyền thống yêu nước, ý trí cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao động
sáng tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hoá.
Tập hợp đông đảo nhân dân và tổ chức Hội
Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh
Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm đường lối của Đảng với các
tổ chức phi Chính phủ thuộc các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
* Thành đoàn Ninh Bình.
13


Bước sang 6 tháng cuối năm, Đoàn thanh niên thành phố Ninh Bình sẽ tập
trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như: Tổ chức các đợt sinh hoạt chính
trị sâu rộng trong đoàn viên, thanh niên nhằm đưa nghị quyết Đại hội Đảng các
cấp…
Thanh niên được tổ chức đoàn tư vấn, giơi thiệu việc làm. Là những kết
quả nổi bật trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Ninh Bình 6
tháng đầu năm vừa được Thành đoàn Ninh Bình sơ kết.
Bước sang 6 tháng cuối năm 2012, đoàn thanh niên thành phố Ninh Bình
sẽ tập trung thực hịên các nhiệm vụ trọng tâm như: Tổ chức các đợt sinh hoạt
chính trị sâu rộng trong đoàn viên, thanh niên nhằm đưa Nghị quyết Đại hội
Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ thành phố Ninh Bình lần thứ XV và Nghi quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vào cuộc sống; triển khai có hiệu quả Chiến
dịch mùa hè thanh niên tình nguyện năm 2012 và các hoạt động trào mừng kỷ
niệm 55 ngày truyền thống Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam; đẩy mạnh việc
thực hiện 3 phong trào: “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội”, “4 đồng hành
với thanh niên lập than, lập nghiệp”, “Tôi yêu Ninh Bình” gắn với nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Ninh Bình.
* Hội cựu chiến binh thành phố:
Hội cự chiến binh thành phố có chức năng đại diện ý chí, nguyện vọng và

quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Cựu chiến binh. Hội làm tham mưu giúp
cấp uỷ Đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết vận động Cựu chiến binh thực
hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của cách mạng, của Hội.
- Hội cựu chiến binh Thành phố Ninh Bình có những nhiệm vụ sau:
+ Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ
nghĩa; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù
địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
+ Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
+ Tập hợp, đoàn kết, động viên Hội cựu chiến binh rèn luyện,giữ gìn
phẩm chất, đạo đức, cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
+ Tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ tiêpa tục
phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.
+ Tổ chức chăm lo, giúp đỡ Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần phát triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ
chức hạot động tình nghĩa để cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong
cuộc sống.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh; tuyên truyền phổ
biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho cựu chiến binh.

14


+ Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thnàh của UB
MTTQ Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hung cách
mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.
+ Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
*Hội chữ thập đỏ thành phố:

+ Tôn chỉ, mục đích của Hội.
Hội chữ thập đỏ là tổ chức xã hội nhân đạo. Hội tập hợp mọi
người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, chính kiến, nam,
nữ…Tự nguyện hoạt động vì mục đích nhân đạo, hoà bình, hữu nghị,
góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Hội là thành viên của UB MTTQ Việt Nam, thành viên của phong trào
chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế. Hội hpạt động trong phạm vi cả nước
theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Điều lệ Hội và 7 nguyên tắc cơ bản của phong trào Quốc tế Chữ thập đỏ:
Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.
+ Nhiệm vụ của Hội:
- Tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ,
người tình nguyện và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia các
hoạt động nhân đạo.
- Tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân tham gia chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho nhân dân.
- Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ các nước đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới, quan hệ, hợp tác, phát triển. Hợp tác với Uỷ ban
Quốc tế Chữ thập đỏ cùng với Nhà nước thực hiện 4 công ước Giơnevơ (năm
1949) và Nghị định thư bổ sung số I năm 1977. Phổ biến và thực hiện 7 nguyên
tắc cơ bản và các Nghị quyết của phong trào Quốc tế Chữ thập đỏ
Trăng lưỡi liềm đỏ.
- Xây dựng Hội vững mạnh, phát triển và nâng cao chất lượng cán bộ, hội
viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ.
* Hội sinh vật cảnh thành phố:
Hội sinh vật cảnh là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của quần chúng, nhằm
tập hợp rộng rãi những người yêu thích sinh – vật – cảnh; những người săn
xuất, kinh doanh, làm dịch vụ sinh – vật – cảnh; những nhà khoa học, mỹ thuật
và nghệ nhân hoạt động vì sự phát triển, bảo vệ sinh – vật – cảnh, cải thiện môi
trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống.

15


Hội sinh vật cảnh Thành phố Ninh Bình có phạm vi hoạt động trong tỉnh
Ninh Bình; chịu sự quản lý của Nhà nước của Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng.
* Hội đông y thành phố:
Với chức năng nhiệm vụ của mình, Hội đã phối hợp tốt với cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương và mạng lưới y tế từ tỉnh xuông cơ sở, xây dựng tổ
chức hội ngày càng phát triển vững mạnh, góp phần tích cực vào chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân dân, xây dựng xã, phường, phố, thôn, xóm đạt
tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã.
Hội luôn làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội
viên, toạ được sự đoàn kếtm, thống nhất trong hội, kế thừa, tiếp thu những bài
thuốc hay, những cây thuốc quý vào việc khám và điều trị bệnh cho nhân dân
mang lại kết quả tốt.
Từ năm 2005 – 2012, trung bình mỗi năm, Phòng chuẩn trị của Tỉnh hội
và các ông lang, bà mế trong toàn tỉnh đã khám chữa bệnh bằng phương pháp y
học cổ truyền cho từ 43.000 đến 47.000 lượt người bệnh. Nhờ vào các bài thuốc
quý trong dân gian đã có hàng ngàn người được chữa khỏi bệnh, trong đó có
nhiều ca bệnh hiểm nghèo như: viêm gan, xơ gan, các bệnh thận, tiết niệu, liệt,

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc khám, chuẩn đoán và
điều trị luôn được đầu tư nâng cấp, chất lượng khám chữa bệnh bằng phương
pháp Y dược cổ truyền đã không ngừng được nâng lên.
* Hội khuyến học thành phố:
Phong trào khuyến học được phát triển mạnh mẽ, rộng khắp ở các địa
phương cơ sở. Hoạt động của các cấp hội ngày càng đạt kết quả cao, góp phần
đang kể vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
Động viên, khuyến khích học sinh tích cực học tập, phấn đấu để trở thành

con ngoan, trò giỏi.
Trong nhiệm kỳ, Hội khuyến học thành phố đã thường xuyên làm tốt công
tác, phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh uỷ, UB MTTQ, Sở giáo dục và Đào tạo…,
tổ chức tập huấn cho Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội khuyến học các xã, phường, thị
trấn về nghiệp vụ hoạt động khuyến học ở cơ sở; xây dựng Trung tâm học tập
cộng đồng; tư vấn, giúp đỡ và cung cấp tào kiệu cho các chương trình về giáo
dục và đào tạo, nhằm giúp cơ sở đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến
tài,, từng bước xây dựng một xã hội học tập.
*Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố:
Chiến tranh đi qua hơn 1/3 thế kỷ, nhưng di chứng của cuộc chiến tranh
vẫn để lại biết bao đau thương, biết bao con người đang sống trong bệnh tật bởi
ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin.

16


Hội có nhiệm vụ đi vận động những tấm lòng hảo tâm, chăm lo cho nạn
nhân chất độc da cam/dioxin, xây nhà tình thương để trợ cấp cho các gia đình,
có nạn nhân chất độc da cam.
Kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin
về vật chất, tinh thần giúp họ vượt lên số phận, hoà nhập cộng đồng.
* Hội cựu Thanh niên xung phong thành phố:
Nhiệm vụ của Hội cựu TNXP thành phố
- Động viên, giúp đỡ hội viên phấn đấu vượt lên mọi hoạt cảnh khó khăn
để có cuộc sống khoẻ, sống vui, sống có ích cho bản thân, cho gia đình, xã hội;
giúp nhau xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; đấu tranh phòng chống các
tệ nạn xã hội và hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ an ninh, chính trị,
trật tự an toàn xã hội.
- Vận động cựu TNXP đóng góp sức lực, trí tuệ, kinh nghiệm,tham gia
các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển

kinh tế xã hội.
- Đề xuất, kiến nghị và tham gia với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
giải quyết các chế độ chính sách đối với cựu TNXP.
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiến hành các
hoạt động giáo dục truyền thống cách mậng, truyền thống của lực lượng TNXP
đối với thanh niên thiếu niên.
Quyền hạn của Hội.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức Hội, hội viên.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến
cựu TNXP; đề đạt tâm tư nguyện vọng của cựu TNXP đến cơ quan Đảng, Nhà
nước, UB MTTQ Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan.
- Hội được gây quỹ trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ
hạot động khác theo quy định của pháp luật.
- Được thành lập các tổ chức theo quy định của pháp luật.
* Hội người mù thành phố:
- Hội hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo, từ thiện nhằm giúp đỡ người mù
về văn hóa, giáo dục, lao động, sản xuất, vay vốn, tạo việc làm, phục hồi chức
năng, vươn lên trong cuộc sống.
- Hội hoạt động theo Điều lệ của Hội và uân thủ Điều lệ Hội trung ương,
chấp hành theo luật pháp hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
+ Nhiệm vụ của Hộ (Quy định tại Điều 4-Điều lệ Hội)
- Giáo dục, động viên người mù không ngừng học tập nâng cao lòng yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội
17


- Tuyên truyền Điều lệ và các hoạt động của Hội, phát triển tổ chức, phát
triển hội viên.
- Động viên người mù phát huy tinh thần đồng tật, đoàn kết, thương yêu,

chăm lo, giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất, phấn đấu vươn lên hoà nhập vào
cuộc sống gia đình và xã hội.
-Tổ chức, tạo điều kiện phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề, quản lý
các cơ sở sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho Hội.
- Tích cực phối hợp, đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền ở địa phương thực hiện các chính sách, chế đọ cần thiết cho người mù và
tổ chức Hội.
- Mở rộng, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với các tổ chức người mù
và kém mắt, các tổ chức nhân đạo, từ thiện củ Hội, phù hợp với luật pháp Việt
Nam.
- Xây dựng kế hoạch, dự án thu hút nguồn tài trợ của các tổ chức phi
Chính phủ nước ngoài đóng góp cho các chương trình nhân đạo của Hội, phù
hợp với pháp luật Việt Nam.
- Cùng với các tổ chức xã hội khác, tích cực đấu tranh, bảo vệ hoà bình,
đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ngăn ngừa các tai nạn, bảo đảm an toàn lao động để
phòng, chống mù loà.
*Hội luật gia thành phố:
Ninh Bình trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh đã
tập chung lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác của Hội luật gia và đạt được một số
kết quả nhất định, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ
vững an ninh,chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Hội luật gia thành phố đã và đang phat huy tốt vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức chính trị- xã hội – nghề nghiệp tham gia
tích cực xây dựng các văn kiện quan trọng của Đảng, nhiều dự thảo
Nghị định của Chính phủ, tham gia góp ý kiến xây dựng các dự án
Luật sửa đổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản quy
phạm pháp luật do HĐND và UBND tỉnh tổ chức. Lấy ý kiến tham
gia các Luật gia, tham vấn cho Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh vào 29
dự án luật, góp phần xây dựng hoàn thiện các dự án Luật.

* Hội cựu giáo chức thành phố:
- Trong nhiệm kỳ 2006-2012, Hội cựu giáo chức thành phố đã không
ngừng củng có và phát triển. Hiện nay các phường, xã đã có Hội cựu giáo chức
với gần 700 hội viên. Các hội viện hội cựu giáo chức đã phát huy tiềm năng, trí
tuệ phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo đại phương thông qua các hoạt động
xây dựng và giữ vững mối quan hệ gắn bó với nghành giáo dục và các nhà
18


trường, tích cực tham gia các cuộc vận động lớn của nghành giáo dục như “Hai
không”, xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực. Các cựu giáo chức
tích cự tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của địa phương, gương mẫu
chấp hành chính sách, pháp luật.
- Trong nhiệm kỳ 2011-2015, Hội cựu giáo chức thành phố đã đề ra một
số nhiệm vụ cụ thể nhằm xây dựng, phát triển Hội ngày càng vững mạnh; củng
cố, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, sáng tạo;
duy trì tốt phong trào thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” gắn với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng gia đình cựu giáo chức 04 tốt,
lãnh đạo các cấp Hội chủ động tham mưu đề xuất với cấp uỷ, chính quyền quan
tâm, chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương; giữ vững mối quan hệ
gắn bó với nghành giáo dục – đào tạo, các nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ của
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để tạo nguồn lực phát triển Hội, xây dựng
quỹ “ Ấm tình đồng nghiệp” để chăm lo cho đời sống hội viên.
* Ban chỉ huy quân sự thành phố:
Ban chỉ huy quân sự thành phố có chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn: Tham mưu cho ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao lãnh đạo, chỉ đạo về công tác giáo dục quốc phòng
toàn dân cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc
nghành Kiểm sát nhân dân Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tham
mưu cho Ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối

cao về kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng
cường quốc phòng – an ninh; thârm định các kế hoạch, quy hoạch và
dự án phát triển kinh tế liên quan đến quốc phòng, an ninh theo quy
định của pháp luật; thực hiện phòng thủ dân sự và các nhiệm vụ
động viên quốc phòng ở nghành Kiểm sát nhân dân theo chỉ tiêu của
Nhà nước giao; phối hợp với Bộ quốc phòng, các Bộ, nghành liên
quan xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng cơ quan, đơn vị
cơ quan, đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện.
*Ban đại diện Hội người cao tuổi thành phố:
+ Nhiệm vụ:
- Giúp Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam thành phố xây dựng chủ trương,
chính sách, chương trình, kế hoạch chăm sócvà phát huy vai trò cua người cao
tuổi.
- Giúp Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm
tra và đánh giá hoạt động của Sở, ban, nghành, địa phương trong việc triển khai
thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác chăm sóc và phát
huy vai trò của người cao tuổi.

19


- Giúp Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam thành phố tổ chức phối hợp giữa Sở
- nghành, địa phương, các đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến và vận
động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước đối với người cao tuổi.
- Tổng hợp và định kỳ báo cáo Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam thành phố
Ninh Bình về tình hình thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò của
người cao tuổi.
+ Cơ quan thường trực ban công tác có nhiệm vụ
- Xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động hang năm của Ban trên cơ sở

tổng hợp kế hoạch các Sở, ban nghành và các đoàn thể.
- Chuẩn bị nội dung và tổ chức các buổi họp định kỳ của Ban công tác; bố
trí thời gian, địa điểm, gửi giấy mời họp cho các thành viên các cơ quan, đơn vị
có liên quan.
- Tổng kết báo cáo của các thành viên Ban công tác, báo cáo của các Sở,
ban, nghành, quận – huyện.
- Căn cứ kế hoạch hàng năm của Ban công tác, lập dự toán và quyết toán
kinh phí được cấp cho hoạt động của Ban công tác và Tổ chuyên viên giúp việc
theo chế độ tài chính Nhà nước.
* Ban đại diện phật giáo thành phố:
Tổ chức triển khai thựuc hiện các hoạt động Phật sự trọng yếu phải dựa
trên cơ sở các Nghị quyết, chương trình hoạt động của Trung ương Giáo hội và
của Ban trị sự hoạch định.
Đôn đốc, kiểm tra các hoạt động Phật sự của thành viên Ban trị sự, Ban
Đại thành phố Phật giáo thuộc Tỉnh và hoạt động Phật sự của các Ban chuyên
môn thuộc Tỉnh, Thành hội phật giáo.
Phê chuẩn thành phần nhân sự Ban Đại diện thành phố hội phật
giáo thuộc tỉnh; Quyết định thuyên chuyển sinh hoạt Phật sự, bổ
nhiệm Trụ trì các cơ sở của Giáo hội.
Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và báo cáo Tổng kết
cuối năm vào thượng tuần tháng 7 và 12 hàng năm theo đúng thời
gian đã quy định.
* Câu lạc bộ những người đã sống, học tập và lao động tại
Đức đang sinh sống tại Ninh Bình:
Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài phát triển nhanh về số lượng
và ngày càng đa dạng về thành phần. Bên cạnh những người đã xa Tổ quốc lâu năm, hàng năm
lại có thêm hàng chục người Việt Nam đi đoàn tụ gia đình, học tập, lao động, làm ăn, kinh doanh
ở nước ngoài; số lượng người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hiện nay lên tới hơn
20



×