Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Mặt trận tổ quốc việt nam thành phố hà nội trong công tác vận động các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THU VÂN

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG CÔNG TÁC
VẬN ĐỘNG CÁC TÔN GIÁO THAM GIA BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THU VÂN

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG CÔNG TÁC
VẬN ĐỘNG CÁC TÔN GIÁO THAM GIA BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học định hƣớng ứng dụng
Mã số: 60.22.03.09 (UD)

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. Ngô Hữu Thảo



Hà Nội - 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 3
Chương 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO CỦA
MẶT TRẬN VÀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CÁC TÔN GIÁO THAM GIA
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................... 13
1.1. Nhận thức chung về công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ....13
1.2.Tình hình tôn giáo và môi trƣờng, khí hậu ở Hà Nội hiện nay............. 23
1.3. Nội dung vận động các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng và ứng
phó với biến đổi khí hậu ở Hà Nội .................................................................. 34
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 41
Chương 2. THỰC TRẠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH
PHỐ HÀ NỘI VẬN ĐỘNG CÁC TÔN GIÁO THAM GIA BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................................. 42
2.1. Công tác chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ................. 43
2.2. Kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân trong vận động tôn giáo bảo
vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu.................................................. 47
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 69
Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CÁC TÔN GIÁO THAM GIA
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................... 70
3.1. Vấn đề đặt ra từ công tác vận động tôn giáo bảo vệ môi trƣờng và ứng phó
với biến đổi khí hậu đối với công tác tôn giáo của hệ thống chính trị Hà Nội.....70
3.2. Khuyến nghị nhằm tăng cƣờng công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thành phố Hà Nội trong bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu .......74


1


Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 83
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 86
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 91

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngƣỡng, tôn giáo và
các tôn giáo đang có xu hƣớng phát triển, ảnh hƣởng mạnh đến các lĩnh vực
của đời sống xã hội, từ chính trị, văn hóa, phong tục tập quán, cho đến đạo
đức, lối sống của nhân dân. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn xác định công tác tôn
giáo là vấn đề chiến lƣợc có ý nghĩa rất quan trọng.
Từ Đại hội VI của Đảng, năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công
cuộc đổi mới đất nƣớc. Đến năm 1990, với Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày
16/10/1990, của Bộ Chính trị, đã đánh dấu bƣớc tiến quan trọng về sự nhận
thức và đổi mới của Đảng về vấn đề tôn giáo. Ngày 12/3/2003, Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng (khóa IX), đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW, Về
công tác tôn giáo và tiếp tục khẳng định các quan điểm cơ bản về tôn giáo và
công tác tôn giáo. Đó là: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận
động quần chúng và công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính

trị. Theo đó, hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cƣờng
đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy
sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Những vấn đề thuộc phƣơng diện lý luận, quan điểm nhƣ trên, ở địa bàn thành
phố Hà Nội vẫn có nhu cầu nghiên cứu làm sâu sắc hơn.
Hà Nội có diện tích khoảng 3.358,9 km2, với dân số 7.742.200 ngƣời
nếu tính cả những ngƣời cƣ trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của

3


Thủ đô năm 2017 là hơn 9 triệu ngƣời, với 37 thành phần dân tộc đang làm
ăn, sinh sống trên địa bàn. Hà Nội đang ngày một phình ra, lớn lên, có thêm
các khu công nghiệp cũng nhƣ doanh nghiệp; môi trƣờng Hà Nội cũng càng
ngày, càng ô nhiễm trầm trọng hơn. Cụm từ “xanh, sạch, đẹp” giờ đây, thực
sự chỉ là khẩu hiệu, là niềm mơ ƣớc của những ngƣời dân Thủ đô “nghìn năm
văn hiến”. Ngƣợc thời gian khoảng bốn chục năm về trƣớc môi trƣờng Hà
Nội còn rất trong lành: không rác thải bừa bãi, ít tiếng ồn, nƣớc sạch, không
khí trong lành. Từ khi Thủ đô phát triển công nghiệp, tình hình đã đổi khác.
Tình hình trên đặt ra vấn đề, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành
phố Hà Nội, từ góc độ công tác tôn giáo của mình, cần triển khai những
nghiên cứu cơ bản, có hệ thống, để đóng góp vào việc phát triển nhận thức,
tăng cƣờng hiệu quả, hiệu lực tổ chức thực hiện công tác phối hợp bảo vệ môi
trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Thủ đô. Ý thức về vấn đề đó,
tôi chọn đề tài: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội trong công
tác vận động các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến
đổi khí hậu”, làm luận văn cao học, chuyên ngành tôn giáo học của mình.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Nghiên cứu liên quan tới công tác vận động các tôn giáo của Mặt trận Tổ

quốc nói chung, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội nói
riêng, có một số công trình tiêu biểu sau:
- Thích Thánh Nghiêm chủ trì (1990), Giai đoạn đầu của nghiên cứu Phật
giáo quốc tế Trung Quốc: Lý luận Phật giáo và xã hội hiện đại, Hội thảo khoa
học, Đài Loan. Một số bài viết tham dự hội thảo này đã đề cập đến giới luật
Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trƣờng nhƣ: “Sự đóng góp của Phật giáo Trung
Quốc đối với vấn đề sinh thái” của Vu Quân Phƣơng; “Lý luận Phật giáo và xu
hƣớng hiện đại” của Thích Tuệ Nghiêm; “Lý luận Phật giáo Đại thừa và xã hội
hiện đại” của Dƣơng Tằng Văn; “Nghiên cứu về sự tái thiết của lý luận Đại

4


Thừa hiện đại” của Phó Vĩ Huân.
- Tập đoàn Văn hóa Giáo dục Tài chính Đài Loan (2003), Giai đoạn ba
của lý thuyết nhằm thẳng vào thực tế và cuộc đối thoại của giới Phật giáo thực
dụng với hiện đại, Hội thảo khoa học, Đài Loan. Một số tham luận tại hội thảo
này đề cập về giới luật Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trƣờng nhƣ: “Niềm tin
vào đất: Thiết lập nguồn gốc Sinh thái học Phật giáo” của Dƣơng Huệ Nam,
“Xã hội Phật giáo Đài Loan thực hành việc bảo vệ môi trƣờng” của Thích
Truyền Pháp; “Nguyên tắc của Sinh thái học và sự quan tâm của Phật giáo về
môi trƣờng” của Lâm Triều Thành.
- Thích Nhuận Đạt dịch (2010), Đạo Phật và môi trƣờng, Nhà xuất bản
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách tập hợp những bài viết của các
nhà khoa học, nhà Phật học khu vực Đông Á đề cập đến vấn đề vai trò của Phật
giáo trong việc bảo vệ môi trƣờng hiện nay. Dƣới đây là một số bài viết tiêu
biểu trong công trình này:
Bài viết Tƣ tƣởng bảo vệ môi trƣờng của Phật giáo của Tế Quần. Tác giả
khẳng định, nguyên nhân môi trƣờng sống của con ngƣời trên thế giới hiện nay
ngày càng tồi tệ xuất phát từ sự tham lam của con ngƣời. Từ đó, tác giả đƣa ra

những gợi mở trên cơ sở tƣ tƣởng Phật giáo để giúp con ngƣời giải quyết vấn
đề ô nhiễm môi trƣờng.
Bài viết Quan điểm của Phật giáo về môi trƣờng sinh thái của Ngụy Đức
Đông. Tác giả khẳng định, Phật giáo không phải là Sinh thái học. Nhƣng, kinh
sách Phật giáo chứa đựng nội dung tƣ tƣởng Sinh thái học phong phú và độc
đáo. Tác giả trình bày nền tảng lý luận, đặc trƣng cơ bản, nội dung cụ thể và
tính thực tiễn của Sinh thái quan Phật giáo đồng thời thể hiện niềm tin vào sợi
dây vô hình gắn kết giữa Phật giáo và Sinh thái học đƣơng đại.
Bài viết Phật giáo Đại thừa và Đạo đức môi trƣờng: Từ quan điểm của
học thuyết duy thức của Yamamoto Shuichi. Tác giả đã trình bày quan điểm

5


của Phật giáo về thiên nhiên môi trƣờng, sự đóng góp của thuyết Duy thức
trong tâm lý học Phật giáo để giải quyết những vấn đề môi trƣờng hiện nay.
- TT.TS. Thích Nhật Từ, TT.TS. Thích Đức Thiện (chủ biên) (2014), Phật
giáo góp phần bảo vệ môi trƣờng, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
Công trình tập hợp các tham luận đƣợc trình bày tại hội thảo quốc tế
“Quan điểm Phật giáo hƣớng đến thành tựu đạt đƣợc những mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc” tổ chức nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc
năm 2014 tại Ninh Bình, Việt Nam. Trong đó, các tác giả nƣớc ngoài và Việt
Nam đã đề cập đến lĩnh vực Phật giáo bảo vệ môi trƣờng. Các bài viết đã đi từ
nhiều góc độ, nhƣ triết lý Phật giáo bảo vệ môi trƣờng, tấm gƣơng Đức Phật
với môi trƣờng, con ngƣời Phật giáo với hành vi bảo vệ môi trƣờng, cho đến
trách nhiệm xã hội - chính trị của Phật giáo với bảo vệ môi trƣờng. Nó đã giúp
ngƣời đọc hiểu sâu, toàn diện về thực thể Phật giáo với môi trƣờng.
- GS, TS. Đỗ Quang Hƣng (2005), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt
Nam - lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn
sách đã giới thiệu những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và làm rõ nhận thức về vấn đề tôn giáo của
Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ. Theo tác giả, những vấn đề đó là
cái gốc để giải quyết các vấn để tín ngƣỡng, tôn giáo hiện nay. Tác giả cũng
đã làm rõ quá trình hình thành, phát triển của chính sách tôn giáo ở Việt Nam,
nhất là phƣơng diện quản lý nhà nƣớc về tôn giáo; đồng thời vạch ra những
nét chủ yếu trong quá trình thực hiện các chính sách đó trong giai đoạn cách
mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cuốn sách có nhiều giá trị tốt cho công tác tôn giáo, song từ phƣơng diện
công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của
nhân dân, cuốn sách cũng chƣa luận bàn.
- GS, TS. Đỗ Quang Hƣng, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long -

6


Hà Nội, đã ra mắt cuốn sách Đời sống tôn giáo tín ngƣỡng Thăng Long Hà
Nội, trong đó đề cập khái quát đến tình hình tôn giáo ở Hà Nội từ lịch sử đến
đƣơng đại. Trong đó, vấn đề đời sống tôn giáo từ góc độ lịch sử và văn hoá
truyền thống đã đƣợc tác giả dành quan tâm một cách xuyên suốt. Tác giả
trong phân tích tình hình cũng đã đƣa ra những nhận định, đánh giá của mình
về tình hình tôn giáo ở Hà Nội, nhất là ở tính chất và những hoạt động đa
dạng, mới mẻ của đời sống tôn giáo Hà Nội hiện nay, trong đó đáng kể là vấn
đề “Thách thức về mặt thể chế: Luật pháp tôn giáo ở Việt Nam và xu hƣớng
đa dạng hoá tôn giáo”. Tuy nhiên từ góc độ ảnh hƣởng của tôn giáo đến lĩnh
vực chính trị và nhất là, trách nhiệm trong công tác tôn giáo của hệ thống
chính trị Hà Nội, trong đó có Mặt trận Tổ quốc, cần có những giải pháp ra
sao, vấn đề này, tác giả chƣa có điều kiện đi sâu.
- PGS, TS. Ngô Hữu Thảo (2012), Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác Lênin đến thực tiễn Việt Nam. Cuốn sách đã phân tích, làm rõ quan điểm của
chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, công tác vận động
quần chúng tín đồ tôn giáo của hệ thống chính trị, trong đó có công tác tôn

giáo của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận. Từ đó, tác giả cũng
đã đƣa ra một số kiến nghị về công tác tôn giáo của hệ thống chính trị ở nƣớc
ta trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Tác giả, đồng thời cũng đƣa ra những
suy nghĩ với tính chất xác định những nhiệm vụ đối với Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị - xã hội triển khai những việc làm cụ thể nhằm qua đó
thu hút, vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo cùng tham gia.
- PGS,TS. Nguyễn Thanh Xuân (2015), Tôn giáo và chính sách tôn giáo
ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Cuốn sách đã giới thiệu về tín
ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh về Phật giáo, Công giáo,
Tin lành, Hồi Giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo… Đồng thời phân tích chính
sách tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam qua các thời kỳ và việc thực hiện

7


chính sách tôn giáo, nhất là từ khi đất nƣớc đổi mới đến nay.
- Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2010), Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam với công tác tôn giáo. Cuốn sách có mục đích nâng cao nhận
thức về tôn giáo và công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc các cấp. Theo đó,
cuốn sách đã cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức cơ bản về tôn giáo ở
Việt Nam; chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc ta về tôn
giáo và công tác tôn giáo; nội dung, phƣơng thức của Mặt trận trong công tác
vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo.Song, cuốn sách dừng lại đó mà chƣa
đi vào chiều sâu cơ sở lý luận về tôn giáo, về chính sách, pháp luật tôn giáo
của Việt Nam.
- Ngô Hữu Thảo - Đào Văn Bình (đồng chủ biên) (2014), xuất bản cuốn
sách Đạo lạ ở Hà Nội hiện nay và những vấn đề đặt ra. Cuốn sách trong khi đi
sâu vào vấn đề đạo lạ ở Hà Nội hiện nay, thì đã làm rõ đƣợc tình hình tôn giáo
ở Hà Nội và vị trí, vai trò của đời sống tôn giáo và công tác tôn giáo của Thủ
đô với cả nƣớc và với quốc tế. Trong đề xuất các giải pháp đối với đạo lạ ở

Hà Nội, các tác giả đã rất coi trọng và làm nổi bật từ phƣơng diện công tác
tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội với tính thực
tiễn và tính lịch sử cụ thể khá cao. Song với mục đích và giới hạn phạm vị
nghiên cứu của cuốn sách, các tác giả chƣa luận bàn về toàn bộ công tác tôn
giáo của Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và Viện Nghiên
cứu tôn giáo, tín ngƣỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (đồng
chủ biên) (2018), Sổ tay công tác tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
Cuốn sổ tay cập nhật quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nƣớc về tôn giáo, tín ngƣỡng; giới thiệu vị trí, vai trò và trách nhiệm
của Mặt trận trong công tác tôn giáo; khái quát các tôn giáo ở Việt Nam và
trên địa bàn Hà Nội; các văn bản pháp luật liên quan đến tôn giáo. Song, nhƣ

8


tên cuốn sách này, các tác giả mới đƣa ra, phân tích ở mức độ kiến thức phổ
thông về tôn giáo và công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành
phố Hà Nội hiện nay.
- TS. Lê Bá Trình, PGS, TS. Trần Thị Kim Oanh, TS. Trần Văn Anh (Hòa
thƣợng Thích Tấn Đạt) (đồng chủ biên) (2017), Kỷ yếu hội thảo: Phát huy vai
trò Phật giáo tham gia xã hội hoá công tác xã hội, từ thiện, Nhà xuất bản Tôn
giáo, Hà Nội. Trong tập sách kỷ yếu này có nhiều bài liên quan và hai bài viết
trực tiếp nói về môi trƣờng với Phật giáo. Đây là những nghiên cứu vừa có giá
trị lý luận tôn giáo học và vừa có ý nghĩa thực tiễn về vấn đề con ngƣời và tổ
chức Phật giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng ở các vùng miền Việt Nam, từ
phƣơng diện lý thuyết đến hành động từ thiện, cứu trợ xã hội. Ngƣời đọc đánh
giá cao vai trò Phật giáo Việt Nam từ góc độ thực tiễn.
Ngoài đó ra còn có một số tập tài liệu liên quan công tác Tôn giáo của
Trƣờng Nghiệp vụ công tác Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ (dành cho

cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện)
- Tạp chí Công tác tôn giáo, Cơ quan của Ban Tôn giáo Chính phủ, từ
quyển số 3 năm 2009 đến số 4 (140) tháng 4 năm 2018, ISSN 1859-1760.
- Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Viện nghiên cứu tôn giáo, thuộc Viện hàn
lâm khoa học xã hội Việt Nam, từ quyển 15, số 9 (123), tháng 9/2013 đến số
01 (151) năm 2016, ISSN 1859-0403.
- Tạp chí Mặt trận, Cơ quan của Ủy ban Trung ƣơng MTTQ Việt Nam,
từ số 70 năm 2009 đến số 176 tháng 4 năm 2018, ISSN 1859-0276.
- Bản tin Dân chủ và Đoàn kết, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành phố Hà Nội, từ số 01 năm 2005 đến số 77 tháng 4 năm 2018.
Các công trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu ở những mức độ khác
nhau, đề cập chủ yếu đến nguồn gốc, tình hình, đặc điểm và vai trò của các
tôn giáo ở Việt Nam và ở Hà Nội; cũng nhƣ có bàn về phƣơng diện chính

9


sách, pháp luật đối với tôn giáo và công tác tôn giáo của hệ thống chính trị
Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử, với từng khía cạnh và địa phƣơng khác
nhau. Trong đó, vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo của hệ thống chính trị
Hà Nội cũng đã đƣợc đề cập, song chƣa nhiều, ở một mức độ cũng nhƣ từ
một vài góc độ nhất định.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề vận động các tôn giáo chung tay bảo
vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu của Mặt trận Tổ quốc trên địa
bàn thành phố Hà Nội là một hƣớng mới mẻ và là khoảng trống cần đƣợc
triển khai nghiên cứu hiện nay, nhất là từ chuyên ngành tôn giáo học.
Chúng tôi triển khai đề tài của mình theo hƣớng này, với các công trình
khoa học đã nêu và có liên quan sẽ là một cơ sở kế thừa và tham khảo vô
cùng quý giá.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích
Đề tài làm rõ nhận thức chung về công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thành phố Hà Nội trong công tác vận động các tôn giáo tham
gia bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực trạng của công
tác đó; đề xuất khuyến nghị đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà
Nội trong công tác vận động các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng, ứng
phó với biến đổi khí hậu ở Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ
Từ mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cơ bản nhƣ sau:
- Làm rõ nhận thức chung về công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội trong công tác
vận động các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với biến đổi
khí hậu.
- Làm rõ thực trạng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vận

10


động các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí
hậu ở Hà Nội và vấn đề đặt ra.
- Đề xuất khuyến nghị nhằm tăng cƣờng vận động các tôn giáo bảo vệ
môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Hà Nội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác vận động các tôn giáo chung
tay bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ thống Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là địa bàn thành phố Hà Nội.

Thời gian nghiên cứu từ năm 2016 cho đến nay, khi Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 44/KHLT-MTTQTNMT, ngày 21/6/2016 giữa Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và các tổ chức tôn giáo
ở Hà Nội về công tác bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai
đoạn 2016 - 2020).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là những quan điểm của Chủ nghĩa MácLênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo; tôn giáo học
Mác-xít; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về tôn
giáo, công tác tôn giáo, công tác môi trƣờng của hệ thống chính trị Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Triển khai luận văn, tác giả sử dụng các phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phƣơng pháp nghiên cứu
chuyên ngành tôn giáo học và các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành khoa

11


học, cùng với các phƣơng pháp cụ thể khác, nhƣ phân tích và tổng hợp, so
sánh, thống kê, tổng kết thực tiễn; đồng thời triển khai phƣơng pháp phỏng
vấn sâu, khai thác tƣ liệu và khảo sát thực tế tại một số cơ sở.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Thứ nhất, góp phần nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa nguồn lực
tôn giáo với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, góp phần nâng cao hiệu quả thiết thực của công tác tôn giáo
nói chung và công tác vận động tín đồ tôn giáo nói riêng.
Thứ ba, luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo tin cậy cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các trung tâm giáo dục chính trị..
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa làm sâu sắc và phong phú
thêm cho lý luận của chuyên ngành tôn giáo học và một số ngành khoa học
khác, nhƣ xã hội học, môi trƣờng học và là cơ sở nhận thức khoa học về vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Luận văn còn có ý nghĩa định hƣớng cho hoạt động thực tiễn phát triển
kinh tế - xã hội ở cơ sở, các địa bàn có tôn giáo và có đông tín đồ tôn giáo.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cán bộ
công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của
nhân dân cũng nhƣ cho công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, có kết cấu chủ yếu gồm 3 chƣơng, 7 tiết.

12


Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO CỦA MẶT TRẬN
VÀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CÁC TÔN GIÁO THAM GIA BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Nhận thức chung về công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Với đề tài luận văn: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
trong công tác vận động các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó
với biến đổi khí hậu”, tác giả trƣớc hết xác định đây thuộc về nội hàm “công
tác tôn giáo” của Mặt trận Tổ quốc.
Công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc lại là một bộ phận của khái niệm

“Công tác tôn giáo” của hệ thống chính trị Việt Nam đƣơng đại. Bởi vì “công
tác tôn giáo” đƣợc định nghĩa: Công tác tôn giáo là hoạt động của cả hệ thống
chính trị trong việc hoặch định và hiện thực hóa quan điểm, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nƣớc đối với tôn giáo, nhằm tăng cƣờng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, tạo động lực chủ yếu cho sự thành công của công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta.
Định nghĩa này đƣợc xuất phát từ quan điểm của Đảng, là: “Công tác tôn
giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”.
Từ đó, tác giả xem xét tiếp và thấy, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành
phố Hà Nội trong công tác vận động các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu”, cũng chỉ là một loại công tác tôn giáo cụ thể của
Mặt trận mà thôi. Vậy để hoàn thành mục đích của luận văn, nhiệm vụ đầu tiên
mà tác giả tiến hành là nhận thức phải tƣờng minh về “Công tác vận động các

13


tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội”, với tính cách là một khái niệm.
Theo đó, tác giả xác định “Công tác vận động các tôn giáo tham gia bảo
vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành phố Hà Nội”, từ góc độ của lý thuyết hệ thống, thì sẽ là một kết cấu bao
gồm nhiều yếu tố bộ phận hợp thành. Các yếu tố ấy, về cơ bản gồm:
(1) Chủ thể công tác, là những cán bộ, những tổ chức thuộc Mặt trận Tổ
quốc các cấp;
(2) Công cụ của công tác, là cơ sở chính sách, pháp luật về môi trƣờng;
(3) Khách thể, đối tượng của công tác, là tổ chức, con ngƣời các tôn giáo
và thực tế môi trƣờng, khí hậu trên địa bàn Hà Nội;
(4) Nội dung, phương pháp công tác và (5) Mục tiêu công tác.
Nhận thức theo lý thuyết hệ thống công tác trên đây của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, ngƣời viết xem đó là cơ sở để luận giải và
giải quyết các nhiệm vụ của đề tài luận văn đặt ra, nhằm đạt tới mục đích của
đề tài.
1.1.2. Nhận thức cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Để xác định công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc, trƣớc hết cần xác
định vị trí, vai trò của Mặt trận trong đời sống chính trị, xã hội Việt Nam cụ
thể ra sao. Đây chính là nhận thức tổng quát về “chủ thể công tác”.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức thuộc hệ thống chính trị
Việt Nam. Hệ thống chính trị, đó là các tổ chức, các đoàn thể chính trị - xã
hội do Đảng lãnh đạo đƣợc lập ra từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, đƣợc luật
pháp thừa nhận và bảo vệ, hoạt động công khai, nhằm thực hiện và phát huy
dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.
Hệ thống chính trị Việt Nam chính thức đƣợc ghi nhận trong đời sống
chính trị nƣớc ta từ năm 1989, tại Nghị quyết của Hội nghị Trung ƣơng Đảng

14


lần thứ VI, khoá VI. Còn trƣớc đó, chính trị nƣớc ta chỉ có và chỉ nói đến
“nhà nƣớc chuyên chính vô sản”. Tiếp đó, hệ thống chính trị nƣớc ta, về cơ
cấu tổ chức đƣợc xác định bao gồm 08 tổ chức xã hội hợp thành, là: Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, UỶ ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông
dân Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Hệ thống chính trị Việt Nam xuất hiện và đƣợc xã hội thừa nhận,
đã cho thấy một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc mở rộng và
phát triển triển về chất. Bởi vì từ đó, đời sống chính trị Việt Nam đã không
chỉ có Đảng, nhà nƣớc, mà còn có các tổ chức chính trị khác nữa.
Về vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hiến pháp nƣớc Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bổ sung năm 2013, tại Điều 9 khẳng định:
“Mặt trận là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cá nhân tiêu biểu; là cơ sở chính
trị của chính quyền; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dân; tập
hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, đồng
thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc”
[14, Đ. 9].
Về quyền và trách nhiệm chung của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đƣợc
quy định tại Điều 3, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
1. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ,
tăng cƣờng đồng thuận xã hội.
2. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc.

15


5. Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.
6. Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản
ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nƣớc.
7. Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân [11, Đ. 3]
Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định:
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đƣợc thực
hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thƣơng dân chủ, phối hợp và thống nhất
hành động giữa các thành viên.

3. Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 4) [11, Đ.4].
Ở đây có một điểm đáng chú ý là, trong quy định của Luật Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam nói rõ: Đảng vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo
Mặt trận. Với quy định này, trong Đảng và trong xã hội Việt Nam hiện nay
đang có ý kiến khác nhau, tập trung ở vế sau của quy định, là “Đảng là tổ
chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc”, theo đó, vai trò, vị trí của Đảng có
bị hạ thấp hay không? Chúng tôi biết, có rất nhiều ý kiến cho rằng “vai trò,
vị trí của Đảng bị thấp đi”, song cũng không ít ý kiến cho rằng “vai trò, vị
trí của Đảng đƣợc cao hơn”. Chúng tôi tán thành với ý kiến sau - “vị trí, vai
trò của Đảng không hề thấp đi mà còn cao hơn”. Bởi vì Đảng là của giai
cấp công nhân, của dân và Đảng lãnh đạo giai cấp, xã hội bằng quyền lực
do nhân dân uỷ thác, với mục đích vì dân, giải phóng dân, phát triển dân.

16


Vậy để vai trò lãnh đạo có hiệu quả, chất lƣợng cao, Đảng cần có phƣơng
thức lãnh đạo sâu - sát nhân dân, có thế mới biết dân nghĩ gì, cần gì và
muốn làm gì. Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, Đảng do đó sẽ có cơ hội
và có môi trƣờng “tắm trong biển nhân dân”, qua đó Đảng sẽ hiểu biết nhân
dân sát đúng hơn. Còn nếu ở môi trƣờng khác, “salon, máy lạnh”, Đảng sẽ
hiểu biết dân chắc không nhiều.
Bàn thêm, mở hƣớng suy nghĩ về vấn đề này, ngƣời viết có ý đồ để đề
xuất khuyến nghị ở phần sau của đề tài luận văn.
Còn quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nƣớc, Luật Mặt
trận Tổ quốc quy định: là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn

của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy chế phối hợp
công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan nhà nƣớc có liên
quan ở từng cấp ban hành (khoản 1, Điều 7) [11, Đ.7].
Nhƣ vậy, Mặt trận Tổ quốc trong quan hệ với Nhà nƣớc không phải là
thấp hơn, hoặc cao hơn, mà là ngang hàng. Quy định này cũng hợp lòng dân,
khi có ý nghĩa chính trị tích cực, song để khối Mặt trận hiểu rõ hơn, dễ thực
hiện hơn, theo chúng tôi, nên có quy định pháp quy cụ thể hơn.
Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhân dân cũng đƣợc
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trang trọng ghi nhận. Đó là:
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập
hợp đoàn kết Nhân dân; động viên, hỗ trợ Nhân dân thực hiện dân chủ, quyền
con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện đƣờng lối, chủ
trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
2. Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cá

17


nhân tiêu biểu là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và tham
gia các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, tổ chức.
3. Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành,
viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhân dân tham gia ý kiến, phản ánh,
kiến nghị với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về những vấn đề Nhân dân quan
tâm để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nƣớc.
4. Nhân dân giám sát hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bảo
đảm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm theo
quy định của pháp luật.
5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thƣờng xuyên đổi mới nội dung và

phƣơng thức hoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình với Nhân dân theo
quy định của Hiến pháp và pháp luật (Điều 8) [11, Đ.8].
Vậy, Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân ta,
do Đảng thành lập (tiền thân là Mặt trận Dân tộc thống nhất). Mặt trận Tổ
quốc không phải là Đảng, nhà nƣớc, mà đứng bên cạnh Đảng, nhà nƣớc. Mặt
trận Tổ quốc có quyền lực, song không phải và không sử dụng quyền lực
chính trị nhƣ Đảng, Nhà nƣớc mà Mặt trận Tổ quốc tham gia công tác quản lý
của nhà nƣớc và giám sát hoạt động của nhà nƣớc, sử dụng quyền lực nhân
dân bằng phƣơng thức “vận động, tập hợp nhân dân”.
1.1.3. Quan điểm: Công tác tôn giáo là trách nhiệm của hệ thống
chính trị
Vào thời kỳ đổi mới đất nƣớc, ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị ban hành
Nghị quyết 24-NQ/TW về “T ng cường công tác tôn giáo trong tình hình
mới”. Nghị quyết này là dấu mốc mở đầu cho bƣớc ngoặt phát triển nhận thức
về đổi mới công tác tôn giáo ở nƣớc ta. Nghị quyết 24 của Bộ chính trị đã đƣa
ra một số quan điểm rất cơ bản, có tính đổi mới sâu sắc về vấn đề tôn giáo và
công tác tôn giáo. Trong đó Đảng xác định rõ hai quan điểm: Công tác tôn

18


giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và Nội dung cốt lõi của công
tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
Hơn mƣời năm sau sau đó, Nghị quyết Trung ƣơng 7, khóa IX, ngày
12/3/2003 về “Công tác tôn giáo”, Đảng ta trong khi đƣa ra 05 quan điểm
công tác tôn giáo, thì trong đó đã lại tiếp tục khẳng định hai quan điểm trên
của Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị.
Đến gần đây nhất, ngày 10/1/2018, Ban Chấp hành Trung ƣơng đã ban
hành Chỉ thị số 18-CT/TW, của Bộ chính trị, ề tiếp tục thực hiện Nghị qu ết
số 2 -N T


của an Chấp hành Trung ương, khoá I , ề công tác tôn giáo

trong t nh h nh mới. Chỉ thị này một lần nữa lại khẳng định và đề cao hai
quan điểm trên, đạc biệt là quan điểm “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo
là công tác vận động quần chúng”.
Với quan điểm “công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị”, Đảng đã nhận thấy tôn giáo, tín ngƣỡng ở Việt Nam liên quan tới mọi
vấn đề phát triển, mọi lĩnh vực xã hội nƣớc nhà, vì thế công tác đối với tôn
giáo và tín ngƣỡng phải do tất cả mọi tổ chức thuộc hệ thống chính trị tiến
hành. Đó là tất yếu, xuất phát từ thực tiễn và từ vai trò của tín ngƣỡng, tôn
giáo ở nƣớc ta dƣới thời đại mới do Đảng lãnh đạo. Trong đó, công tác tôn
giáo của Mặt trận Tổ quốc là một bộ phận quan trọng của công tác tôn giáo
của hệ thống chính trị.
Với quan điểm “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận
động quần chúng”, cho thấy, công tác tôn giáo không phải có một mà có
nhiều nội dung. Đó là: quản lý nhà nƣớc, phát huy những giá trị đạo đức, văn
hoá và nguồn lực tôn giáo, đối ngoại, đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo và
vận động quần chúng tôn giáo. Vậy, Đảng đã nhận thức công tác tôn giáo từ
quan điểm hệ thống, để từ đó khẳng định yếu tố vận động quần chúng (dân
vận) là nội dung cốt lõi của toàn bộ công tác tôn giáo. Quan điểm này đòi hởi

19


mọi nội dung công tác tôn giáo, chủ thể công tác đều phải quán triệt tinh thần
dân vận của Đảng theo những yêu cầu mới hiện nay1.
Đối với Mặt trận Tổ quốc đã đƣợc nhận thức về vị trí, vai trò chính trị
xã hội trong xã hội nhƣ trên, quan điểm này của Đảng nhƣ đã “tôn thêm” tầm
quan trọng của khối Mặt trận Tổ quốc trong công tác tôn giáo.

1.1.4. Công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức thuộc hệ thống chính trị thế nên vị trí
công tác tôn giáo của của Mặt trận Tổ quốc, xét trong tổng thể hệ thống chính
trị, là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác tôn giáo của hệ thống
chính trị. Còn đối với hoạt động nội tại của Mặt trận Tổ quốc, công tác tôn
giáo là một lĩnh vực quan trọng trong toàn bộ công tác của Mặt trận Tổ quốc.
Về vai trò công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc, Mặt trận Tổ quốc là
ngƣời đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân
trong các hoạt động đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo; tập hợp, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cƣờng đồng
thuận xã hội trong cộng đồng các tôn giáo; giám sát, phản biện xã hội trên
những hoạt động liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo và động viên, tổ chức để
tín đồ, chức sắc, chức việc các tôn giáo tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc,
hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Song, công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị
- xã hội khác (thƣờng gọi là khối Mặt trận Tổ quốc) phải có nội dung, phƣơng
thức thế nào khi nó đặt cạnh công tác tôn giáo Đảng, Nhà nƣớc? Đó là vấn đề
phải đƣợc làm rõ trƣớc hết từ nhận thức xã hội.

1

Những yêu cầu mới này đƣợc Đảng đƣa vào Nghị quyết số 25-NQ/TW (3/6/2013), Ban Chấp

hành Trung ƣơng, khoá XI (2013), ề t ng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác dân vận trong t nh h nh mới.

20


Chúng ta thấy, Mặt trận Tổ quốc trong công tác tôn giáo chính là ở

công việc dân vận đồng bào các tôn giáo có trong mọi giai cấp, tầng lớp, cộng
đồng dân cƣ. Cụ thể hơn, công tác tôn giáo của Mặt trận có nội dung chung
nhất là đại diện, bảo vệ lợi ích chính đáng của đồng bào có tôn giáo, với
phƣơng thức đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nƣớc hiện thực hoá quyền, lợi
ích của ngƣời dân có tôn giáo, để đạt tới mục tiêu đoàn kết, phát triển đất
nƣớc. Nội dung, phƣơng thức đặc thù, đơn nhất của công tác tôn giáo của Mặt
trận Tổ quốc, khác với công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc là nhƣ vậy. Còn
cái phổ biến (sự giống nhau) giữa công tác tôn giáo của Mặt trận, với Đảng,
Nhà nƣớc là ở mục tiêu thuộc tầm vĩ mô và đều dựa trên cơ sở chính sách,
pháp luật.
Vậy, công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc có ý nghĩa và vai trò rất to
lớn trong tổng thể công tác tôn giáo của hệ thống chính trị Việt Nam từ trƣớc
đây cho đến hôm nay. Song, công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc, một vấn
đề rất quan trọng là phải đƣợc rõ ràng từ góc độ pháp lý.
Về vấn đề này, bƣớc đầu Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo, tại Điều 4, đã quy
định “Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” trong công tác tôn giáo.
Đó là:
1. Tập hợp đồng bào theo tín ngƣỡng, tôn giáo và đồng bào không theo
tín ngƣỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
2. Phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân về
các vấn đề có liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền.
3. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tín ngƣỡng, tôn
giáo; phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy

21


hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc

liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành,
tín đồ, ngƣời theo tín ngƣỡng, tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và nhân dân thực
hiện pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo.
5. Giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử và cán bộ,
công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín
ngƣỡng, tôn giáo [13, Đ 4].
Về trách nhiệm của các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong công tác tôn giáo
Mặt trận Tổ quốc chỉ có tổ chức thành viên và cá nhân tiêu biểu, mà
không có đoàn viên và hội viên nhƣ các tổ chức chính trị - xã hội khác. Đây là
tính chất đặc biệt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Các tổ chức chính trị (Đảng), tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
(trong đó có các tổ chức tôn giáo) và tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Việt Nam
khi cùng nhau liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, trở thành thành viên
của Mặt trận Tổ quốc đều thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình đối với xã
hội nói chung và đối với công tác tôn giáo nói riêng.
Tuy nhiên, trách nhiệm của các tổ chức thành viên của Mặt trận trong
công tác tôn giáo, quan hệ với Mặt trận là quan hệ phối hợp và thống nhất
hành động theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời vẫn giữ tính
độc lập của tổ chức mình.
Nhƣ vậy, những nhận thức chung về “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành phố Hà Nội vận động các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng, ứng phó
với biến đổi khí hậu”, cho thấy thực chất là một loại công tác tôn giáo của
Mặt trận Tổ quốc trên lĩnh vực để các tôn giáo ở Hà Nội tham gia bảo vệ mội
trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa bàn Thủ đô Hà Nội. Những

22



nhận thức chung đó, mặc dù là khái quát, song đó lại là cơ sở nền tảng để cho
tác giả triển khai các nội dung, nhiệm vụ cụ thể của đề tài luận văn.
1.2. Tình hình tôn giáo và môi trường, khí hậu ở Hà Nội hiện nay
Luận giải về tình hình tôn giáo, cũng nhƣ tình hình môi trƣờng, khí hậu
ở Hà Nội, chúng tôi muốn đề cập chúng từ phƣơng diện đối tƣợng, khách thể
của công tác vận động các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng và ứng phó
với biến đổi khí hậu của Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội.
1.2.1. Tình hình tôn giáo ở Hà Nội hiện nay
Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa và khoa học
kỹ thuật, đồng thời cũng là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của
cả nƣớc. Hà Nội có diện tích khoảng 3.358,9 km2, với dân số 7.742.200 ngƣời
nhƣng nếu tính cả những ngƣời cƣ trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực
tế của Thủ đô, năm 2018, là hơn 9 triệu ngƣời, với 37 thành phần dân tộc
đang làm ăn, sinh sống trên địa bàn.
Thủ đô Hà Nội đang có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, đạt đƣợc nhiều
thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện. Theo báo
cáo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2018, tổng sản phẩm trên địa
bàn (GRDP) tăng 7,37% (năm 2016 là 7,15%; 2017 là 7,31%); trong đó có 8
chỉ tiêu vƣợt kế hoạch. Bình quân đầu ngƣời đạt 4.080 USD, gấp 1,12 lần năm
1015. Đặc biệt thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 6,5 tỷ USD, là năm đầu tiên đứng
đầu cả nƣớc. Năm 2018, đã có 25.700 doanh nghiệp đƣợc cấp giấy chứng nhận
đăng ký, luỹ kế hết năm 2018 đạt 255.280 doanh nghiệp [21].
Hà Nội còn là địa bàn tập trung rất nhiều di sản văn hóa, lịch sử vào
bậc nhất cả nƣớc, với 5.922 di tích lịch sử văn hóa vật thể, 13 di tích quốc gia
đặc biệt, 1.182 di tích cấp quốc gia, 1.202 di tích cấp thành phố. Trong đó,
phần lớn là di tích tôn giáo, tín ngƣỡng. Hà Nội hiện nay, ngoài các tôn giáo
chƣa đƣợc Nhà nƣớc công nhận và nhiều loại hình tín ngƣỡng khác, cùng với

23



×