Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA tại Phòng văn hóa và thông tin huyện quang bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.85 KB, 59 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND

: Ủy ban nhân dân

VHTTDL

: Văn hóa thể thao du lịch

CNH- HĐH

: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

BCH

: Ban chỉ huy

TDTT
GĐVH

: Thể dục thể thao
: Gia đình văn hóa



TDĐKXDĐSVH : Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa
KHCN

: Khoa học công nghệ

VHTT

: Văn hóa thông tin


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các
cán bộ, ban lãnh đạo và các anh chị trong cơ quan phòng Văn
hóa và Thông tin huyện Quang Bình- tỉnh Hà Giang đã tạo điều
kiện cho em được kiến tập tại cơ quan, được tiếp xúc thực tế và
giải đáp thắc mắc cũng như giúp em có thêm hiểu biết về công
việc quản lý văn hóa của mình trong suốt quá trình thực tập tại
đây.
Em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội. Đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy
cô trong Khoa Văn Hóa Thông Tin Và Xã Hội đã tận tình hướng
dẫn và tạo điều kiện cho em được tham gia đợt thực tập này, để
được học hỏi và quan sát thực tế, hiểu biết hơn về ngành cũng
như đề tài mà em đã chọn để vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo và hệ thống hơn.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè và
người thân, gia đình đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian kiến tập tại cơ quan

có hạn nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, ý kiến đóng góp của các thầy cô, các cán
bộ và các anh chị trong cơ quan. Đó sẽ là hành trang quý báu
giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này.
Em xin trân thành cảm ơn!


MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay
cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì sự phát triển của văn hóa cũng là một
trong những yếu tố, động lực cơ bản nhất để xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy sự nghiệp văn hóa
thông tin có vị trí và vai trò rất quan trọng. Hoạt động văn hóa thông tin ở xã
phường, thị trấn phải đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng là: Góp phần
nâng cao đời sống tinh thần lành mạnh cho nhân dân, phát huy truyền thống văn
hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, phát huy sự sáng tạo văn hóa của
nhân dân, xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường văn hóa lành mạnh. Tạo sự
phát triển văn hóa gắn bó chặt chẽ với phát triển kinh tế xã hội.
Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là góp phần
phát huy phát triển những giá trị văn hóa truyền thống, hạn chế lối sống thực
dụng đang làm ảnh hưởng đến các nét đẹp văn hóa truyền thống, thuần phong
mỹ tục của dân tộc. Góp phần bài trừ tệ tham nhũng, các tệ nạn xã hội, bài trừ
các hủ tục lạc hậu.
Qua đó cho thấy vai trò của văn hóa cũng như sự phát triển kinh tế đất nước
là điều vô cùng quan trọng, văn hóa và kinh tế phải song song, tồn tại phát triển
cùng nhau có như vậy mới xây dựng đất nước vững mạnh, văn minh, giàu đẹp.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế vì vậy có gì thiếu xót mong thầy cô
bỏ qua và bổ sung em xin tiếp thu và sửa chữa.
Em xin chân thành cảm ơn!


4


BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NƠI ĐẾN KIẾN TẬP
1.1. Thời gian, địa điểm thực tập
1.1.1. Thời gian thực tập
Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2013 - 2016, từ ngày
29/02/2016 đến 29/04 /2016, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tổ
chức cho sinh viên K7– Quản Lý Văn Hóa thực tập tại các cơ
quan, tổ chức để sinh viên có điều kiện tiếp cận, nhận diện công
việc và chuẩn bị cho việc lựa chọn nghề nghiệp khi tốt nghiệp.
1.1.2. Địa điểm thực tập
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quang Bình- tỉnh Hà
Giang.
Địa chỉ: Thị trấn Yên Bình- huyện Quang Bình- tỉnh Hà
Giang.
Email:
1.2. Khái quát chung về huyện Quang Bình- tỉnh Hà
giang
Quang Bình là một huyện thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam.
Huyện được thành lập ngày 1 tháng 12 năm 2003 theo
Nghị định 146/2003/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam trên cơ sở
tách 12 xã: Bản Rịa, Yên Thành, Yên Bình, Bằng Lang, Xuân
Giang, Nà Khương, Yên Hà, Tiên Yên, Hương Sơn, Tân Trịnh, Vĩ
Thượng, Tân Bắc thuộc huyện Bắc Quang; 2 xã Tiên Nguyên,
Xuân Minh thuộc huyện Hoàng Su Phì và xã Tân Nam thuộc
huyện Xín Mần.
Huyện Quang Bình nằm ở vị trí địa lý 22o12’13’’- 22o34’41’’

vĩ độ Bắc, 103o56’40’’ - 104o17’25’’ kinh độ Đông, cách trung tâm
tỉnh lỵ Hà Giang 85 km về phía Tây Nam, cách cửa khẩu quốc gia
Thanh Thủy của tỉnh Hà Giang 110 km, cách cửa khẩu quốc tế
5


Lào Cai (tỉnh Lào Cai) 120 km, phía Bắc giáp huyện Xín Mần và
huyện Hoàng Su Phì, phía Đông giáp huyện Bắc Quang (Hà
Giang), phía Nam giáp huyện Lục Yên (Yên Bái), phía Tây giáp
huyện Bảo Yên (Lào Cai).
Huyện Quang Bình có 15 đơn vị hành chính trực thuộc bao
gồm thị trấn Yên Bình (thành lập ngày 7/12/2010 trên cơ sở xã
Yên Bình) và 14 xã: Bản Rịa, Bằng Lang, Hương Sơn, Nà Khương,
Tân Bắc, Tân Nam, Tân Trịnh, Tiên Nguyên, Tiên Yên, Vĩ Thượng,
Xuân Giang, Xuân Minh, Yên Hà, Yên Thành. Năm 2010, huyện
Quang Bình có 77.463 ha diện tích tự nhiên và dân số 56.834
người.
Thị trấn Yên Bình có diện tích 4.750 ha và dân số 6.665.
Huyện Quang Bình là đầu mối giao thông quan trọng phía
Tây - Nam của tỉnh Hà Giang giao thương với tỉnh Lào Cai và Yên
Bái. Do vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và thương mại dịch vụ khu trung tâm thị trấn Yên Bình
luôn sôi động. Năm 2009, tổng mức luân chuyển hàng hóa dịch
vụ, thương mại - du lịch của thị trấn đạt 21,2 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng lương thực quy thóc
năm 2009 của thị trấn đạt 244,5 tấn, bình quân lương thực đầu
người 485 kg/người/năm.
Là một địa phương trẻ nhất trong tỉnh do mới được thành
lập, huyện Quang Bình có diện tích tự nhiên là 77.463 ha và dân
số khoảng 50.886 người.

Huyện Quang Bình có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống,
tính đến 31/12/2011, toàn huyện có 58.136 người (mật độ dân
cư 73 người/km2) trong đó đông nhất là dân tộc Tày chiếm đa
số (49,7%); dân tộc Dao chiếm 22,3%; dân tộc Kinh chiếm
7,5%; còn lại là các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có phong tục, tập
quán và bản sắc văn hoá đặc sắc, độc đáo riêng, với nhiều sản
6


phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng như
các Lễ hội Nhảy lửa, Lễ kéo chày, Lễ cấp sắc...; các làn điệu dân
ca, dân vũ như hát Yếu, hát Cọi... Ngoài ra còn có các sản phẩm
văn hóa vật thể đặc sắc như trang phục của các dân tộc, các
sản phẩm nông cụ truyền thống... trong quá trình xây dựng và
phát triển, các dân tộc đã phát huy được truyền thống đoàn kết,
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, văn hóa các dân tộc hòa quyện với
nhau trong sự thống nhất mà đa dạng, phong phú; đây là tiền
đề và cơ hội quan trọng cho việc xây dựng phát triển hoạt động
du lịch văn hoá của huyện hiện nay cũng như trong tương lai.
1.3. Giới thiệu về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Quang Bình
1.3.1. Lịch sử hình thành và các thành tích đạt được
1.3.1.1. Lịch sử hình thành
Phòng Văn hoá và Thông tin được thành lập theo Quyết
định số 87/QĐ-UB, ngày 05/01/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Hà Giang, trụ sở tại tầng 5 nhà làm việc HĐND-UBND huyện.
1.3.1.2. Các thành tích đạt được
Danh hiệu thi đua:



Danh hiệu thi Số, ngày, tháng, năm của quyết định

m

đua

201 Tập thể LĐ tiên

công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan
ban hành quyết định
QĐ số 12/QĐ-UBND, ngày 07/01/2011; UBND

0
201

tiến
Tập thể LĐ tiên

huyện
QĐ số 30/QĐ-UBND, ngày 08/01/2012, UBND

1
201

tiến
Tập thể LĐ tiên

huyện
QĐ số 37/QĐ-UBND, ngày 02/01/2013; UBND


2
201

tiến
Đơn vị dẫn đầu

huyện
4467/QĐ-BVHTTDL,

3

phong trào thi

VHTTDL

ngày

31/12013;

Bộ

đua
7


201

Tập thể LĐ xuất

834/QĐ-UBND, ngày 14/5/2015; UBND tỉnh


4

sắc
Hình thức khen thưởng:



Hình thức

Số, ngày, tháng, năm của quyết định

m

khen

khen thưởng; cơ quan ban hành quyết

thưởng
201 Giấy khen

định
QĐ số 35/QĐ-VHTTDL, ngày 18/01/2012; Sở

1
201

Cờ thi đua

VHTTDL

4467/QĐ-BVHTTDL,

3

của Bộ

VHTTDL

201

VHTTDL
Giấy khen

2667-QĐ/HU,

3
201

Giấy khen

Quang Bình
437/QĐ-VHTTDL, ngày 31/12/2013; Sở VHTTDL

3
201

Giấy khen

3968-QĐ/HU,


3
201

Giấy khen

Quang Bình
55/QĐ-UBND, ngày 16/01/2014

3
201

Giấy khen

14/QĐ-UBND, ngày 09/01/2014

3
201

Giấy khen

11/QĐ-UBND, ngày 09/01/2014

3
201

Giấy khen

4731-QĐ/HU,

4

201

Giấy khen

Quang Bình
876/QĐ-UBND, ngày 29/4/2014; UBND huyện

4
201

Giấy khen

02/QĐ-LĐLĐ, ngày 12/01/2015; LĐLĐ huyện

4
201

Giấy khen

190/QĐ-VHTTDL, ngày 22/6/2015; Sở VHTTDL

ngày

ngày

ngày

ngày

31/12013;


03/4/2013;

08/4/2014;

25/3/2015;

Huyện

Bộ

ủy

Huyện

ủy

Huyện

ủy

5

8


1.3.2. Vị trí- chức năng
1.3.2.1. Vị trí
Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện Quang Bình; chịu sự lãnh đạo và quản

lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện đồng thời
chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp
vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền
thông.
Phòng Văn hóa và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Quang Bình
để hoạt động.
1.3.2.2.

Chức năng

Phòng Văn hóa và Thông tin có chức năng tham mưu giúp
Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý Nhà nước về văn hóa;
gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; báo chí; xuất bản; bưu chính
và chuyển phát, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ
tầng thông tin; phát thanh và các dịch vụ công thuộc chức
năng, nhiệm vụ được giao.
1.3.3.

Nhiệm vụ và quyền hạn

* Nhiệm vụ
1.3.3.1. Nhiệm vụ chung thuộc các lĩnh vực quản lý
Nhà nước:
a) Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ
thị; kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chương trình
phát triển ngành theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng trên địa
bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành
chính, xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao;
b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn

bản về lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao thuộc thẩm quyền
ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
9


c) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy
hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng
dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp ngành, lĩnh vực về văn
hóa, thể dục, thể thao, du lịch, gia đình, thông tin và truyền
thông; chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể
thao; chống bạo lực trong gia đình;
d) Giúp Ủy ban nhân dân huyện thẩm định, đăng ký, cấp
các loại giấy phép thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của
pháp luật và theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân
huyện;
đ) Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước đối với
tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra
hoạt động các Hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa
bàn thuộc các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du
lịch, thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật;
e) Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa,
gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông
đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn;
g) Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây
dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà
nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng;
h) Thực hiện công tác thống kê, thông tin báo cáo định kỳ
và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;
i) Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách,
chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng và phân công
10


của Ủy ban nhân dân huyện;
k) Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của
pháp luật và ủy quyền, phân cấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện.
1.3.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về lĩnh vực
văn hóa, thể thao và du lịch:
a) Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn
huyện thực hiện phong trào văn hóa, văn nghệ; phong trào
luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng gia đình văn hóa, ấp
văn hóa, khu phố văn hóa, xã, thị trấn văn hóa, đơn vị văn hóa;
công sở văn minh, sạch đẹp, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa
và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng
hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm
du lịch trên địa bàn huyện;
b) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn
hóa, thể thao, các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, các cơ sở,
doanh nghiệp hoạt động dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, du
lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của Phòng
trên địa bàn huyện;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra,

thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động văn hóa, gia
đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn Huyện; giải quyết
đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực văn hóa, gia
đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật;
1.3.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về lĩnh vực
thông tin và truyền thông:
a) Giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc tổ chức công
tác bảo vệ an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động bưu
11


chính, chuyển phát, viễn thông, công nghệ thông tin, Internet,
phát thanh;
b) Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các
chương trình, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa
bàn huyện theo sự phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
Thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện và hướng
dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông trong việc quản lý hạ
tầng thông tin: Mạng cáp thông tin, viễn thông và các Trạm thu
phát sóng điện thoại di động trên địa bàn.
c) Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng dẫn
các xã, thị trấn quản lý các đại lý bưu chính, viễn thông,
Internet trên địa bàn theo quy định của pháp luật; phát hiện các
hành vi vi phạm của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp công nghệ thông tin và điện tử; về bưu chính; viễn thông
và Internet; dịch vụ photo và in ấn; về kinh doanh sách báo,
phát hành sách báo, cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm; về đưa
tin, phát thanh và truyền thanh trên địa bàn, kịp thời báo cáo Sở
Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân huyện xử lý;
d) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị

và cá nhân trên địa bàn huyện thực hiện pháp luật về các lĩnh
vực bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ
tầng thông tin; phát thanh; quảng cáo; báo chí; in ấn, phát
hành; xuất bản;
đ) Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước đối với
Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, mạng lưới phát thanh,
truyền thanh cơ sở.
* Quyền hạn
Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin có quyền hạn như sau:
a) Được quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn
báo cáo, cung cấp số liệu có liên quan đến lĩnh vực công tác
12


thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng Văn hóa và Thông tin;
b) Được quyền mời các ngành, đơn vị, xã, thị trấn, các tổ
chức, cá nhân để hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến
chủ trương, quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công
tác do Phòng phụ trách;
c) Được quyền kiểm tra hoạt động của các tổ chức, cá
nhân về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ do Phòng Văn
hóa và Thông tin quản lý.
d) Giúp Ủy ban nhân dân huyện nhận xét, đánh giá, đề
bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức ngành Văn hóa và
Thông tin.
1.3.4. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của phòng
Văn hóa- thông tin huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
1.3.4.1. cơ cấu tổ chức
Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức và hoạt động theo chế
độ Thủ trưởng, do Trưởng phòng phụ trách chung, giúp việc cho

Trưởng phòng là Phó Trưởng phòng và các chuyên viên, cán sự
nghiệp vụ. Hiện nay, cán bộ lãnh đạo của Phòng Văn hóa và
Thông tin gồm: 01 Trưởng phòng, 04 cán bộ, công chức. Cơ cấu
tổ chức nhân sự của Phòng gồm một số chuyên viên, cán
sự được phân công theo dõi, thực hiện các mặt sau:
- Lĩnh vực văn hóa và gia đình
- Lĩnh vực thể dục thể thao và du lịch
- Lĩnh vực thông tin truyền thông
ST

Họ tên

T
1

Chức

Phân công nhiệm vụ chính

vụ
Trần Thị Liên
Hồng

Trưởng Là lãnh đạo phụ trách quản lý
phòng

chung tất cả các lĩnh vực của cơ
quan
13



2

Mai Thị Yến

Chuyê

Phụ trách tham mưu các lĩnh vực

n viên

tuyên truyền văn hóa, văn nghệ,
bảo tồn, phụ trách phong traò
toàn dân đoàn kết xây dựng đời

3

Lăng Văn Thừa

Chuyê

sống văn hóa
Phụ trách tham mưu các lĩnh vực

n viên

thể thao, du lịch, gia đình, đội
kiểm tra liên ngành 814, phụ

4


Hà Văn Điều

Chuyê

trách công tác đảng,
Phụ trách tham mưu các lĩnh vực

n viên

quản trị trang thông tin quản trị
của huyện, quản trị mạng, phụ
trách công nghệ thông tin và

tổng hợp báo cao
1.3.4.2. Chế độ làm việc
Trưởng phòng phụ trách, điều hành tất cả các hoạt động
của phòng và phụ trách những công việc trọng tâm. Phó Trưởng
phòng trực tiếp giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực công tác
được Trưởng phòng phân công.
Trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến nhiều
lĩnh vực Phó Trưởng phòng chủ động bàn bạc thống nhất hướng
giải quyết, chỉ trình Trưởng phòng quyết định những vấn đề
chưa có sự nhất trí hoặc những vấn đề mới phát sinh mà chưa
có chủ trương, kế hoạch và biện pháp giải quyết.
Trong trường hợp Trưởng phòng yêu cầu các cán bộ,
chuyên viên giải quyết công việc thuộc phạm vi của Phó Trưởng
phòng thì cán bộ, chuyên viên thực hiện yêu cầu Trưởng phòng,
đồng thời phải báo cáo cho phó Trưởng phòng phụ trách trực
tiếp biết.

1.3.4.3. Nguyên tắc làm việc
Lãnh đạo phòng và cán bộ, chuyên viên trong cơ quan làm
14


việc giao dịch, liên hệ công tác, thực hiện theo chế độ thủ
trưởng.
Duy trì chế độ làm việc theo quy định hiên hành của nhà
nước, mỗi thành viên có trách nhiệm trao đổi, đề xuất những
vấn đề liên quan. Phân công nhiệm vụ, có trách nhiệm kiểm tra
theo dõi đôn đốc hoạt động của cơ quan và công việc ở phòng.
Quy định chế độ về lề lối làm việc: Tất cả cán bộ chuyên
viên trong cơ quan đều phải thực hiện tốt những quy định sau:
Đi có báo cáo về có báo công, đoàn kết dân chủ xây dựng nội
bộ cơ quan vững mạnh. Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo
quy định như tận tụy nhiệt tình, nâng cao chất lượng trong công
việc thực hiện cải cách hành chính xây dựng phong cách, nề
nếp làm việc tốt. Làm việc tại cơ quan theo đúng thời gian quy
định, vắng mặt ở cơ quan phải được trưởng phòng đồng ý. Tác
phong nhanh nhẹn, tháo vát, văn hóa. Ăn mặc phải lịch sự gọn
gàng, đeo biển công chức. Tuyệt đối chấp hành theo sự phân
công của lãnh đạo, khi đảm nhận công việc phải nhanh chóng
và chính xác.
Quy định đón tiếp khách trong và ngoài cơ quan: việc tiếp
khách phải theo quy định chung của nhà nước ban hành, khách
đến làm việc tại cơ quan phải được đón tiếp chu đáo, lịch sự, cởi
mở đối với khách riêng của cá nhân thì phải báo cáo cho lãnh
đạo phòng để sắp xếp nơi ăn chốn ngủ ( nếu có yêu cầu).

15



CHƯƠNG 2
BÁO CÁO NHIỆM VỤ ĐƯỢC NƠI KIẾN TẬP GIAO
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
2.1. Nhật ký kiến tập
-

Nơi kiến tập : UBND huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang.

-

Thời gian kiến tập : Từ ngày 29/02/2016 đến ngày 29/04/2016

-

Quá trình kiến tập :
Tuầ
n
1

Thời
gian
Từ 29/24/3

2

Từ
07/0311/3


Công việc

Kết quả và đánh giá

-Đến phòng gặp lãnh
đạo đề sắp xếp về lịch
thực tế.
-Làm quen cán bộ nhân
viên tại cơ quan và môi
trường làm việc mới.
-Báo cáo với lãnh đạo
Phòng về kế hoạch và
thời gian thực tập
- Làm việc tại cơ quan
thực tập, chịu sự điều
hành và phân công của
cơ quan thực tập .
- Tìm hiểu vị trí, chức
năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức và
hoạt động của Phòng
- Tìm hiểu về quy định,
chức năng nhiệm vụ của
Phòng và từng cán bộ
trong Phòng.
- Liên hoan 8/03 do cơ
quan tổ chức

Được đón tiếp và tạo
mọi điều kiện thuận lợi

để tiếp cận công việc,
nội dung thực tập.
Hoàn thành tốt tiến độ
thực tập.

Thấy được sự nhiệt
tình và thân thiện của
mọi
người
trong
phòng. Các anh, chị,
các cô trong phòng
luôn sẵn sàng trả lời
những thắc mắc của
em.

16


3

Từ
14/318/3

- Tìm hiểu thực trạng Được trực tiếp tìm
quản lý nhà nước đối với hiểu và tham gia các
hoạt động kinh doanh công việc tại Phòng.
dịch vụ karaoke và nhà
nghỉ.
- Phát tài liệu tuyên

truyền cho các xã.

4

Từ
21/325/3

Tham gia nhiều Hoạt
động do Phòng và các
cơ quan liên quan tổ
chức thực hiện.

5

Từ
28/031/04

6

Từ
04/048/04

- Thu thập, nghiên cứu
hồ sơ,Tài liệu, trao đổi ý
kiến cán bộ hướng dẫn
thực tập về công tác
quản lý văn hóa xã hội
- Tham gia tổng vệ sinh
thực hiện nếp sống văn
minh đô thị

- Đi xem lễ hội chọi trâu
- Phụ giúp cơ quan tham
gia cuộc thi nấu ăn.
- Dự cuộc thi đan lát giỏi
tại trung tâm văn hóa
- Tham gia tổng vệ sinh
tại dốc Bằng Lang
- Đi xã Yên Bình lấy tư
liệu thực tế cho đề tài
nghiên cứu.
- Tổng hợp các báo cáo
về công tác kiểm tra , sử
lý vi phạm hành chính
về
văn hóa – xã hội.
- Kiểm kê các pan nô áp
phích được phát cho các
thôn, xã.

7

Từ
11/0415/4

8

Từ
18/4-

- Sắp xếp tài liệu tại cơ

quan.
- Làm đường Nông thôn
mới tại xã Tiên Yên.
- Tham dự chương trình
hiến máu nhân đạo do

Chung tay góp sức
ủng hộ cho công tác
xây dựng nông thôn
mới.
Biết và hiểu thêm về
các hoạt động bổ ích

Biết và hiểu thêm về
các hoạt động, những
điều bổ ích và ý nghĩa.

- Hiểu thêm về công
tác kiểm tra sử lý vi
phạm hành chính về
văn hóa – xã hội và
hiểu rõ hơn về công
việc của một nhà quản
lý văn hóa.

17


22/4


9

Ngày
25/429/4

Huyện đoàn Quang Bình
phối hợp với Hội chữ
thập đỏ tổ chức.
- Nghiên cứu tài liệu tại
cơ quan.
- Tổng hợp tài liệu và
tham khảo ý kiến của cơ
quan thực tập.
- Hoàn chỉnh báo cáo
thực tập.
- Trình lãnh đạo Phòng
nhận xét về quá trình
thực tập.
- Nộp báo cáo thực tập.
- Chia tay và cảm ơn cơ
quan thực tập.

và ý nghĩa.

Nhận được những ý
kiến đóng góp, chỉnh
sửa để bài báo cáo
hoàn thiện hơn.
Gặp gỡ. chia tay cảm
ơn sự giúp đỡ tạo điều

kiện của cơ quan kiến
tập. Bắt đầu tiến hành
viết báo cáo kiến tập

đúc
rút
kinh
nghiệm
trong
quá
trình kiến tập vừa qua.

18


CHƯƠNG III
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở
HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG
3.1. Cơ sở lý luận của vấn đề làng và xây dựng làng
văn hoá
3.1.1. Quan niệm về làng và làng văn hoá
3.1.1.1. Làng
Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, "làng xã có vị trí
hết sức đặc biệt: làng là đơn vị cơ bản hình thành quốc gia dân
tộc. Nước (quốc gia) chỉ là tổng số, là kết quả của sự liên kết
các làng, xã, là "liên làng", "siêu làng". Làng có vai trò gắn kết
cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Làng là nhân tố giữ vai
trò quyết định trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân
tộc "còn làng thì còn nước".
Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn thì: "Làng là một đơn vị

cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một
hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc,
mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với
sản xuất tiểu nông, với gia đình - tông tộc gia trưởng, đảm bảo
sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được
hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội
nguồn và cùng chỗ. Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt; mặt
khác, xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động, không có bất
biến. Sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước
qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu làng"
3.1.1.2. Làng văn hóa
Việc xây dựng làng văn hóa là nhằm phát huy cao độ
những giá trị vốn có của văn hóa làng theo định hướng XHCN,
đáp ứng được ước mơ, nguyện vọng chính đáng của mọi người
dân. Đây là cơ sở để hạn chế đẩy lùi những yếu kém đang tồn
19


tại trong môi trường xã hội nói chung và môi trường văn hóa ở
làng quê nói riêng. Có thể nhất trí với quan niệm của nhà
nghiên cứu Hoàng Anh Nhân khi ông cho rằng:
"Làng văn hóa được hiểu như là một mô hình mang tính
chủ quan, gắn bó với tính chủ quan của con người mà nội dung
của nó bao hàm sự toàn vẹn về mọi mặt trên cơ sở những đặc
điểm tích cực nhất. Về mặt lý thuyết, nếu như văn hóa làng còn
có thể tồn tại những mặt hạn chế thì làng văn hóa phải được
hiểu hoàn toàn ngược lại"
3.1.2. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng làng văn
hoá
Theo nghị quyết số 62/2006/QĐ-BVHTT của bộ trưởng bộ

văn hóa- thông tin về việc ban hành quy chế công nhận danh
hiệu "Gia đình văn hóa", "Làng văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa"
được ban hành ngày 23/06/2006.
3.1.3. Tiêu chuẩn Danh hiệu “làng văn hóa”
Theo điều 06 và điều 07 của quyết định số 62/2006/QĐBVHTT của bộ trưởng bộ văn hóa- thông tin vè việc ban hành
quy chế công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Làng văn
hóa", "Tổ dân phố văn hóa" thì cần có những tiêu chuẩn cụ thể
như sau:
Tiêu chuẩn, thủ tục công nhận danh hiệu "Làng văn hóa",
"Tổ dân phố văn hoá”
Điều 6. Tiêu chuẩn công nhận danh hiệu "Làng văn hóa"
đối với vùng đồng bằng (cận đô thị) thực hiện theo quy định tại
Điều 30 Luật Thi đua, khen thưởng, với những nội dung cụ thể
như sau:
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Có từ 85% hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định; nhiều
hộ sản xuất, kinh doanh giỏi; dưới 5% hộ nghèo, không có hộ
20


đói;
b) Có từ 80% hộ trở lên có nhà xây mái bằng hoặc lợp
ngói, xoá nhà tranh tre dột nát;
c) Trên 85% đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông, lát
gạch hoặc làm bằng vật liệu cứng;
d) Trên 90% số hộ được sử dụng điện.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Có các thiết chế văn hoá thông tin, thể dục thể thao,
giáo dục, y tế phù hợp, hoạt động thường xuyên;
b) Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc

tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;
c) Không có người mắc tệ nạn xã hội, tàng trữ và sử dụng
văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành;
d) Có từ 75% trở lên số hộ được công nhận danh hiệu "Gia
đình văn hóa"; khu dân cư hoặc trên 70% số khu dân cư được
công nhận danh hiệu "Khu dân cư tiên tiến" 3 năm liên tục trở
lên;
đ) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên; không có người mù
chữ;
e) Không có dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực
phẩm đông người; giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở
trẻ em dưới 5 tuổi; trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng
đầy đủ theo quy định, phụ nữ có thai được khám thai định kỳ.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ; rác thải
phải được thu gom xử lý;
b) Có từ 85% hộ trở lên được sử dụng nước sạch, có nhà
tắm, hố xí hợp vệ sinh;
c) Tôn tạo, bảo vệ, phát huy các di tích lịch sử - văn hóa,
21


cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước:
a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
cho nhân dân;
b) Thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước

cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực
hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện tập thể
vượt cấp kéo dài;
d) Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá
trở lên;
đ) Chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức
sống trung bình trở lên ở cộng đồng;
e) Không có trọng án hình sự.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong
cộng đồng:
a) Hoạt động hoà giải có hiệu quả; những mâu thuẫn, bất
hoà được giải quyết tại cộng đồng;
b) Có phong trào giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm
nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện.
Điều 7. Tiêu chuẩn công nhận danh hiệu "Làng văn hóa"
đối với vùng miền núi (vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo) thực hiện theo quy định
tại Điều 30 Luật Thi đua, khen thưởng, với những nội dung cụ
thể như sau:
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Đã định canh, định cư; có từ 60% số hộ trở lên có đời
sống kinh tế ổn định, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% trở lên hàng
22


năm, không có hộ đói;
b) Có từ 60% số hộ trở lên có nhà ở được xây dựng hoặc
làm bền vững, giảm tỷ lệ nhà tạm từ 5% trở lên hàng năm;
c) Có từ 50% trở lên số hộ được sử dụng điện;

d) Đường làng, ngõ xóm được tu bổ, nâng cấp hàng năm.
2. Đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Có tụ điểm sinh hoạt văn hóa - văn nghệ - thể dục thể
thao, vui chơi giải trí ở cộng đồng; duy trì các sinh hoạt văn hóa
- thể thao truyền thống của dân tộc;
b) Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng phủ hợp với thuần phong,
mỹ tục của dân tộc;
c) Không có tệ nạn xã hội phát sinh; không trồng, buôn
bán và sử dụng thuốc phiện; không tàng trữ và sử dụng văn hoá
phẩm thuộc loại cấm lưu hành;
d) Có từ 60% số hộ trở lên được công nhận danh hiệu "Gia
đình văn hóa"; khu dân cư hoặc trên 70% số khu dân cư được
công nhận danh hiệu "Khu dân cư tiên tiến" liên tục 2 năm trở
lên;
đ) Có từ 70% trở lên số trẻ em trong độ tuổi đi học được
đến trường, không có người tái mù chữ;
e) Không có dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực
phẩm đông người; thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng
cho trẻ em dưới 1 tuổi; phụ nữ có thai được khám định kỳ.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Đường làng, ngõ xóm, nơi sinh hoạt cộng đồng sạch sẽ;
bảo vệ nguồn nước sạch;
b) Có từ 60% số hộ trở lên được sử dụng nước hợp vệ sinh,
có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh, đưa chuồng trại chăn nuôi cách
xa nhà ở;
23


c) Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên

nhiên của địa phương.
4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước:
a) Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho
nhân dân;
b) Thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước
cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực
hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện tập thể
vượt cấp;
d) Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá
trở lên;
đ) Chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức
sống trung bình trở lên ở cộng đồng;
e) Không có trọng án hình sự.
3.1.4. Về quy trình bình xét các danh hiệu văn hoá
Nhằm

đánh

giá

kết

quả

thực

hiện


phong

trào

“TDĐKXDĐSVH" hàng năm và công nhận danh hiệu gia đình văn
hoá, thôn văn hoá, tổ dân phố văn hoá. Phòng Văn hoá và
Thông tin đã tham mưu cho Ban chỉ đạo phong trào
"TDĐKXDĐSVH"

huyện chỉ đạo, triển khai bình xét các danh

hiệu văn hoá theo đúng quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch, cụ thể:
* Quy trình bình xét gia đình văn hoá:
- Việc bình xét danh hiệu gia đình văn hoá được tiến hành
tuần tự theo các bước, đúng quy định gồm:
+ Hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa với Ban
công tác Mặt trận ở khu dân cư;
24


+ Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối
hợp với Trưởng thôn (Tổ dân phố) họp khu dân cư, bình bầu gia
đình văn hóa;
+ Căn cứ vào biên bản họp bình xét ở khu dân cư, Trưởng
Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư” đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ra
quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm;
+ Căn cứ quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng

năm, Trưởng Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã, thị trấn ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Gia
đình văn hóa” 3 năm.
+ Danh sách các hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá được
ghi vào “Sổ vàng gia đình văn hoá” của thôn và tiến thành công
bố quyết định vào ngày Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư hàng
năm.
- Thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu gia đình văn
hoá gồm:
+ Bản đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa” của
các hộ gia đình;
+ Biên bản họp bình xét ở khu dân cư, kèm theo danh sách
những gia đình được đề nghị công nhận “Gia đình văn hóa”.
* Quy trình bình xét danh hiệu thôn văn hóa, tổ dân
phố văn hóa
- Việc bình xét danh hiệu thôn văn hóa, tổ dân phố văn hóa
được tiến hành theo các bước như sau:
+ Thôn, Tổ dân phố đăng ký xây dựng thôn văn hoá, Tổ
dân phố văn hóa với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
xã, thị trấn;
+ Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối
25


×