Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

503 câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn văn THCS (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.79 KB, 91 trang )

503 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn văn THCS
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Văn THCS
1.VA0601CSB
Văn bản “Con rồng cháu tiên” thuộc thể loại văn học dân gian nào?
A.Cổ tích
B.Truyền thuyết
C.Ngụ ngôn
D.Truyện cười
PA: B
2.VA0601CSH
Dòng nào nêu đúng nhất về khái niệm thể loại truyền thuyết ?
A. Là loại truyện kể dân gian có chứa nhi ều yếu tố kì lạ , hoang đường
B. Là loại truyện kể dân gian kể về các nhân vật lịch sử thời quá khứ
C. Là loại truyện kể dân gian có nhứng yếu tố hoang đường kể về các sự kiện và
nhân vật
lịch sử thời quá khứ
D. Là loại truyện kể dân gian kể về các sự kiện lịch sử trong thời quá khứ
PA: C
3.VA0601CSH
Văn bản “Con rồng cháu tiên” được kể nhằm mục đích gì ?
A. Để làm cho cuộc sống lao động của người dân ý vị hơn
B. Để thoả mãn khát khao khám phá , hiểu biết của nhân dân lao động xưa
C. Để người đời sau thấy được trí tưởng tượng phong phú kì diệu của người xưa
D. Để giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi ; thể hiện ý nguyện đoàn kết của
người x ưa
PA: D
4.VA0601CSH
Trong v ăn b ản “Con rồng cháu tiên”, khi chia tay , Lạc Long Quân đã dặn
Âu Cơ điều g ì?
Mỗi n ăm hai người gặp nhau một lần
Cần hướng dẫn các con cai quản các phương cho tốt


Khi nào có việc thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Khi nào các con trưởng thành thì báo cho Lạc Long Quân biết.
PA: C
5.VA0601CSH
Trong văn bản “Con rồng cháu tiên” , người con trưởng theo Âu Cơ lên rừng
được tôn lên làm
gì?
Thủ l ĩnh
Tộc trưởng
Bồ chính
Vua
PA: D
6.VA0601CSH
1


Văn bản “Con rồng cháu tiên” có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào ?
A. Biêủ cảm và miêu tả
B. Miêu tả v à nghị luận
C. Tự sự và miêu tả
D. Tự sự và biểu cảm
PA: C
7.VA0601CSB
Văn bản “Bánh chưng , bánh giày” thuộc thể loại văn học dân gian nào ?
A. Cổ tích
Truyền thuyết
Ngụ ngôn
Truyện cười
PA: B
8.VA0601CSB

Văn bản “Bánh chưng , bánh giày” kể về vua Hùng đời thứ mấy ?
A. Đời thứ tư
B. Đời thứ năm
C. Đời thứ sáu
D. Đời thứ bảy
PA: C
9.VA0601CSH
Trong văn bản “Bánh chưng , bánh giày”, vua Hùng lúc về già mong muốn
điều gì ?
A. Muốn tìm người xứng đáng để truyền ngôi
B. Muốn nghỉ ngơi cùng con cháu
C. Muốn đi thăm thú cảnh vật của đất nước
D. Muốn đi săn bắn cùng với các quan trong triều
PA: A
10.VA0601CSH
Trong văn bản “Bánh chưng , bánh giày”, vua Hùng muốn chọn người nối ngôi
như thế nào ?
A. Người nối ngôi phải là người tài giỏi
B. Người nối ngôi phải là người biết làm ruộng
C. Người nối ngôi phải là người săn bắn giỏi
D. Người nối ngôi phải là người nối được chí của nhà vua
PA: D
11.VA0601CSH
Trong văn bản “Bánh chưng , bánh giày”, Lang Liêu đã dâng lên Tiên Vương
lễ vật gì ?
A. Nem công , chả phượng
B. Sơn hào , hải vị
C. Bánh chưng , bánh giày
D. Tôm đồng , cua bể
PA: C

12.VA0601CSH
Ý nghĩa của truy ện “ Bánh chưng , bánh giày” là gì ?
2


A. Ca ngợi sự thông minh , sáng suốt của Vua Hùng đời thứ sáu và phản ánh
thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước
B. Giải thích nguồn gốc bánh chưng , bánh giày ; đề cao nghề nông và thể hiện
sự tôn kính
trời đất , tổ tiên của nhân dân ta
C. Ca ngợi sự thông minh và khéo léo của người nông dân trong buổi đầu dựng
nước và giữ nước
D. Khuyên nhủ con cháu mọi thời cần phải biết ơn ,trân trọng hạt gạo v ì đó là
công s ức lao động của người nông dân
PA: B
13.VA0601CSH
Từ phức có mấy loại ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
PA: B
14.VA0601CSV
Trong các từ sau: khanh khách ; lộp độp ; tươi tốt ; lanh chanh
từ nào không phải từ láy?
A. Khanh khách
B. Lộp độp
C. Tươi tốt
D. Lanh chanh
PA: C

15.VA0601CSH
Trong câu : “ Trong trời đất , không gì quí bằng hạt gạo .” có mấy từ ghép ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
PA: B
16. VA0601CSV
Với tình huống : “ Hãy tường thuật lại lễ khai giảng của trường em.”, em sẽ
chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào để viết cho phù hợp ?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
PA: A
17.VA0602CSB
Văn bản “Thánh Gióng” thuộc thể loại văn học dân gian nào ?
A. Cổ tích
Truyền thuyết
Ngụ ngôn
Truyện cười
3


PA: B
18.VA0602CSH
Chi tiết bà con làng xóm vui mừng góp gạo nuôi Gióng trong văn bản “Thánh
Gióng” có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện sự thương cảm với gia đình Thánh Gióng
B. Thể hiện mong muốn cậu bé lớn nhanh hơn nữa

C. Thể hiện sự quan niệm “ hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”
D. Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta
PA: D
19.VA0602CSV
Văn bản “Thánh Gióng” liên quan đến hội thi nào ?
A.Hội thi học sinh thanh lịch
B. Hội thi sáng tác văn học trẻ
C. Hội khoẻ Phù Đổng
D. Hội thi tài năng trẻ
PA: C
20.VA0602CSH
Câu văn “Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta” có mấy từ mượn ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
PA: B
21.VA0602CSH
Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Thánh Gióng” là gì ?
Miêu tả
Biểu cảm
Tự sự
Nghị luận
PA: C
22. VA0603CSB
Văn bản “Sơn Tinh , Thuỷ Tinh” thuộc thể loại văn học dân gian nào ?
A. Cổ tích
Truyền thuyết
Ngụ ngôn
Truyện cười

PA: B
23.VA0603CSB
Văn bản “Sơn Tinh , Thuỷ Tinh” kể về vua Hùng đời thứ mấy ?
A. Đời thứ mười lăm
B. Đời thứ mười sáu
C. Đời thứ mười bảy
D. Đời thứ mười tám
PA: D
24.VA0603CSH
Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Sơn Tinh , Thuỷ Tinh”là gì ?
4


A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
PA: A
25.VA0603CSH
Dòng nào nói đúng nhất về ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh,Thuỷ Tinh” ?
A. Thể hiện thái độ yêu mến , ngưỡng mộ thần Tản Viên
B. Thể hiện ước mơ chế ngự lũ lụt , ca ngợi công lao dựng nước của tổ tiên ta.
C. Thể hiện thái độ căm ghét thiên tai , lũ lụt của người xưa
D. Thể hiện trí tưởng tượng phong phú , kì diệu của người xưa
PA: B
26.VA0603CSH
Nguyên nhân chính dẫn tới cuộc giao tranh giữa Thuỷ Tinh và Sơn Tinh là :
A. Vua Hùng làm lễ kén rể cho con gái Mị Nương
B. Vua Hùng có ý thiên vị Sơn Tinh trong việc thách cưới
C. Thuỷ Tinh mang lễ vật đến sau không lấy được Mị Nương

D. Mị Nương đem lòng yêu Sơn Tinh và căm ghét Thuỷ Tinh
PA: C
27.VA0603CSH
Trong văn bản “Sơn Tinh,Thuỷ Tinh”, vua Hùng đã không làm gì khi Sơn Tinh và
Thuỷ Tinh đến cầu hôn Mị Nương ?
A. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai và từ chối ai
B. Vua cho mời các lạc hầu trong triều đình vào để bàn bạc
C. Vua hỏi ý kiến công chúa Mị Nương xem nàng muốn lấy ai
D. Vua hẹn ngày hôm sau , ai mang lễ vật đến trước sẽ được lấy Mị Nương
PA: C
28.VA0603CSH
Trong văn bản “Sơn Tinh , Thuỷ Tinh”, chi tiết nào dưới đây mang dấu ấn lịch sử ?
A. Thần núi Sơn Tinh và thần biển Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn Mị Nương
B. Thần Sơn Tinh đã dùng phép lạ để dời núi chuyển non nhằm chặn dòng nước

C. Thần Thuỷ Tinh đã dùng phép lạ của mình để hô mưa gọi gió làm thành giông
bão
D. Hiện tượng lũ lụt vẫn xảy ra vào tháng bảy , tháng tám ( âm lịch ) hàng năm ở
Bắc Bộ
PA: D
29.VA0603CSH
Dòng nào sau đây nêu đầy đủ nhất về định nghĩa : “Nghĩa của từ” ?
A. Nghĩa của từ là sự v ật mà t ừ biểu thị
B. Nghĩa của từ là khái niệm mà từ biểu thị
C. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
D. Nghĩa của từ là tính chất mà từ biểu thị
PA: C
5



30.VA0603CSV
Có thể điền từ nào vào chỗ trống trong tập hợp sau: “…. : nghe hoặc thấy ( người
ta ) làm rồi làm theo,chứ không được ai trực tiếp bảo.”
A. Học tập
B. Học lỏm
C. Học hỏi
D. Học hành
PA: B
31.VA0603CSH
Yếu tố nào không thể thiếu trong một bài tập làm văn tự sự ?
A. Nhan đề
B. Tên nhân vật chính
C. Nhân vật và sự việc
D. Miêu tả và biểu cảm
PA: C
32.VA0604CSB
Văn bản “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại văn học dân gian nào?
A. Cổ tích
Truyền thuyết
Ngụ ngôn
Truyện cười
PA: B
33.VA0604CSH
Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Sự tích Hồ Gươm”là gì ?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
PA: A
34.VA0604CSH

Trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, lưỡi gươm và chuôi gươm mà Long Quân cho
nghĩa quân Lam Sơn mượn nằm ở địa danh nào ?
Thanh Hoá
Hà Nội
Nghệ An
Lai Châu
PA: A
35.VA0604CSH
Yếu tố “thiên” trong “Thuận Thiên” khắc ở lưỡi gươm mà Long Quân cho nghĩa
quân Lam Sơn mượn có nghĩa là gì ?
Nghìn
Nghiêng
Trời
Cả A ,B ,C đều sai
PA: C
36.VA0604CSH
6


Nhận định nào không thể hiện ý nghĩa của văn bản “Sự tích Hồ Gươm ?
Giải thích tên gọi Hồ Gươm
Thể hiện khát vọng hoà bình của cha ông ta thời kì chống giặc Minh xâm lược
Ca ngợi tính chất chính nghĩa,tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của khởi
nghĩa Lam Sơn
Ca ngợi sức mạnh kì diệu của gươm thần mà Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn
mượn
PA: D
37.VA0604CSH
Chủ đề trong văn tự sự là gì ?
Là nhân vật được kể trong bài văn

Là trình tự diễn biến sự việc được kể
Là kết quả , ý nghĩa của sự việc được kể
Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
PA: D
38.VA0605CSH
Từ “mũi” trong câu “ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau , thì sông ngòi , kênh rạch
càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” được dùng theo nghĩa nào ?
Nghĩa chuyển
Nghĩa gốc
Vừa nghĩa gốc vừa nghĩa chuyển
Cả A,B,C đều sai
PA: A
39.VA0605CSH
Nhận định nào không thể hiện nội dung của lời văn tự sự khi giới thiệu nhân vật
trong truyện dân gian ?
Giới thiệu hành động, việc làm của nhân vật
Giới thiệu thông tin về lai lịch và sự việc liên quan đến nhân vật
Thể hiện thái độ đánh giá: khen ,chê , yêu , ghét …đối với nhân vật
Giới thiệu những dữ kiện về tài năng,tính cách nhân vật có liên quan đến tiến trình
của sự việc
PA: C
40.VA0605CSH
Chức năng chủ yếu của văn tự sự là gì ?
Kể về sự việc
Kể về vật
Kể người
Kể về người , vật và sự việc
PA: D
41.VA0606CSH
Dòng nào không nói đúng về nội dung của truyện cổ tích ?

Truyện cổ tích thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác và khát
vọng về sự công bằng của nhân dân xưa
Truyện cổ tích kể về số phận của một số kiểu nhân vật bất hạnh trong xã hội xưa kia
Truỵên cổ tích thường gắn với các nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ của cha
ông
7


Truyện cổ tích thường kể về sự tích các loài hoa , loài vật xung quanh cuộc sống của
con người
PA: C
42.VA0606CSB
Văn bản “Thạch Sanh” thuộc thể loại văn học dân gian nào ?
A. Cổ tích
Truyền thuyết
Ngụ ngôn
Truyện cười
PA: A
43.VA0606CSH
Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Thạch Sanh”là gì ?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
PA: A
44.VA0606CSB
Tài sản mà cha mẹ để lại cho Thạch Sanh là gì ?
Lưỡi liềm
Lưỡi cuốc
Lưỡi búa

Lưỡi cày
PA: C
45.VA0606CSB
Ngọc Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy cho Thạch Sanh điều gì ?
Làm ruộng để lấy lúa gạo
Đốn củi kiếm sống qua ngày
Diệt trừ yêu quái , cứu độ dân lành
Các môn võ nghệ và mọi phép thần thông
PA: D
46.VA0606CSH
Tại sao Lí Thông muốn kết nghĩa anh em với Thạch Sanh ?
Muốn lợi dụng sức khoẻ và lòng tốt của Thạch Sanh
Thương Thạch Sanh mồ côi cha mẹ quá sớm
Muốn có bầu có bạn cho vui cửa , vui nhà
Cảm mến tài năng , đức độ của Thạch Sanh.
PA: A
47.VA0606CSH
Chi tiết mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết và hóa thành con bọ hung bẩn thỉu mặc dù
đã được Thạch Sanh tha có ý nghĩa gì ?
Thể hiện khát vọng trả thù của những người đã từng bị kẻ khác lừa lọc
Thể hiện ước mơ , khát vọng về sự công bằng ; cái thiện thắng cái ác
Thể hiện sự hoá kiếp của những kẻ đã từng làm tội ác với người khác
Thể hiện thái độ nhân đạo của người xưa đối với những kẻ ác
PA : B
8


48.VA0606CSH
Nhận định nào không nói đúng ý nghĩa của hình ảnh niêu cơm thần kì trong truyện
“Thạch Sanh” :

Ngợi ca tài năng của chàng dũng sĩ Thạch Sanh
Thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc
Thể hiện khát vọng chung sống hoà bình
Thể hiện ước mơ về sự no ấm của con người
PA. D
49.VA0606CSH
Tại sao trong truyện “Thạch Sanh” nhà vua lại nhường ngôi cho Thạch Sanh ?
Vì Thạch Sanh đánh đàn giỏi
Vì Thạch Sanh rất khoẻ
Vì Thạch Sanh rất thật thà
Vì Thạch Sanh đức độ và và tài năng
PA. D
50.VA0606CSH
Vì saoThạch Sanh có được cây đàn thần ?
Giết được trằn tinh
Bắn được đại bàng
Cứu được thái tử
Chữa khỏi bệnh cho công chúa
PA. C
51.VA0606CSV
Trong các câu sau,câu nào mắc lỗi lặp từ ?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ .
Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kết
Thành công,thành công, đại thành công .
Tre giữ làng ,giữ nước , giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín.
Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu nên em rất thích đọc truyện cổ tích.
PA. D
52.VA0606CSV
Câu nào dưới đây mắc lỗi lẫn lộn từ gần âm ?

Sáng sớm , thành phố náo nhiệt hẳn lên với những tiếng rao của những người bán
hàng rong .
Sự hi sinh dũng cảm của chú bé Lượm khiến chúng ta phải khuất phục .
Bệnh cúm A ( H1N1 ) đang lây lan nhanh ở cộng đồng .
Lí Thông là một người gian ngoan , xảo quyệt .
PA: B
53.VA0607CSB
Văn bản “Em bé thông minh” thuộc thể loại văn học dân gian nào ?
A. Cổ tích
Truyền thuyết
Ngụ ngôn
Truyện cười
PA: A
9


54.VA0607CSH
Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Em bé thông minh”là gì ?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
PA: A
55.VA0607CSH
Trong văn bản “ Em bé thông minh” hình thức nào đã được dùng để thử tài nhân
vật chính ?
Thực hành một công việc lao động
Thử làm một bài thơ
Thử làm một bài toán
Câu đố

PA: D
56.VA0607CSH
Dòng nào nói đúng nhất mục đích chính của truyện “Em bé thông minh” ?
Tạo tiếng cười vui vẻ , hồn nhiên trong đời sống lao động hàng ngày
Ca ngợi tài dùng người tài giỏi của nhà vua
Phê phán bọn vua quan ngốc nghếch
Ca ngợi sự thông minh và tài trí của nhân dân lao động
PA: D
57.VA0607CSB
Em bé thông minh đã giải câu đố của sứ giả nước láng giềng bằng cách nào ?
Làm thơ
Thực hành xâu ốc
Hát một bài đồng dao
Cả A,B và C đều đúng
PA: C
58.VA0607CSV
Câu nào dưới đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa?
Em bé thông minh là con một người nông dân
Trong cuộc họp lớp , Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
Vua và các triều thần nghe nói như mở cờ trong bụng
Hồi đó , có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta.
PA: B
59.VA0608CSB
Văn bản “C ây bút thần” thuộc thể loại văn học dân gian nào ?
A. Cổ tích
Truyền thuyết
Ngụ ngôn
Truyện cười
PA: A
60.VA0608CSH

Dòng nào không nói đúng về ý nghĩa của văn bản “Cây bút thần” ?
Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội
10


Thể hiện quan niệm của nhân dân về mục đích của tài năng nghệ thuật
Thể hiện quan niệm của nhân dân về trí khôn của con người
Thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người
PA: C
61.VA0608CSV
Trong các từ sau,từ nào không phải là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ?
Bức ( bức tranh )
Cái ( cái áo )
Tấm ( tấm vả i)
Chú ( chú công nhân )
PA: D
62.VA0609CSB
Ai là tác giả của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ?
An-đec-xen
A.Pu-skin
Khuyết danh
Cả A , B , C đều sai
PA: B
63.VA0609CSH
Tại sao nhân vật mụ vợ trong văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” lại bị trừng
trị ?
Vì đã làm phật ý cá vàng
Vì đã không chung thuỷ với chồng
Vì hách dịch với chồng khi được làm nhất phẩm phu nhân
Vì tham lam và bội bạc

PA: D
64.VA0609CSH
Ý nghĩa của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là :
A. Ca ngợi thiên nhiên nhân hậu, độ lượng và công bằng
B. Ca ngợi hành động của ông lão đánh cá nghèo khổ nhưng nhân hậu,tốt bụng
C. Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng
cho những kẻ tham lam , bội bạc
D. Phê phán những kẻ tham lam và bội bạc như mụ vợ của ông lão đánh cá
PA: C
65.VA0609CSH
Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong văn bản “Ông lão đánh cá và
con cá vàng” ?
Độc thoại nội tâm
Sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện
Sự đối lập giữa các nhân vật
Sự xuất hiện của các yếu tố nghệ thuật
PA: A
66.VA0610CSB
Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” và “Thầy bói xem voi” thuộc thể loại văn học dân
gian nào ?
Truyện ngụ ngôn
11


Truyện cười
Truyện cổ tích
Truyện truyền thuyết
PA: A
67.VA0610CSH
Nhận xét nào không giải thích cho câu hỏi : “ Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ

bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể” ?
Ếch đã sống lâu năm trong một cái giếng
Xung quanh nó chỉ có vài con vật nhỏ ; nhái , cua, ốc
Tiếng kêu của ếch “ồm ộp” làm vang động cả giếng,khiến các con vật nhỏ bé hoảng
sợ
Nó đã từng tranh luận với các con vật cùng sống và nó đã thắng
PA: D
68.VA0610CSH
Dòng nào nói không đúng bài học được rút ra từ văn bản “Thầy bói xem voi” ?
Cần có cái nhìn tổng quát sự vật , xem xét sự vật một cách kĩ lưỡng , tránh nhìn một
mặt,một khía cạnh mà đã vội vàng kết luận
Phải biết chọn bạn mà chơi , không nên chơi với những kẻ hay gây lộn như năm ông
thầy bói mù
Phải có cách xem xét sự vật cho phù hợp với mục đích
Nhắc nhỏ mọi người tránh nhìn hiện tượng , sự vật một cách phiến diện
PA: B
69.VA0610CSH
Câu văn “Em thích rặng tre râm mát , thích lũ trẻ con dễ gần , thích không khí vắng
lặng .” có mấy danh từ chung ?
Một
Hai
Ba
Bốn
PA: C
70.VA0611CSH
“Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực,ra lệnh phải nuôi làm
sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con , hẹn năm sau phải đem nộp đủ , nếu không
thì cả làng phải tội .” Câu văn trên có mấy cụm danh từ ?
Bốn
Năm

Sáu
Bảy
PA: D
71.VA0612CSH
Trong truyện cười “Treo biển”, nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng “Ở đây có bán
cá tươi” có mấy yếu tố chứa đựng thông tin ?
Một
Hai
Ba
Bốn
12


PA: D
72.VA0612CSH
Theo em , bài học mang ý nghĩa nhất cần rút ra khi đọc truyện “Treo biển” là gì ?
Khi bán hàng không cần treo biển quảng cáo
Trong cuộc sống cần có chủ kiến khi làm việc ; cần suy xét kĩ khi nghe những ý kiến
khác
Trong cuộc sống luôn phải nghe theo lời khuyên của người khác
Khi làm một việc gì đó cần suy nghĩ đến kết quả trước
PA: B
73.VA0612CSH
Truyện “Lợn cưới , áo mới” phê phán điều gì ?
Những người không có của nhưng lại tỏ ra mình giàu có hơn người
Những tính xấu của con người trong xã hội
Những người giàu có trong xã hội nói chung
Những người có tính hay khoe khoang.
PA: D
74.VA0612CSH

Từ “đôi” trong câu nào không phải là số từ?
Đôi mắt bà tôi đã đùng đục .
Bạn ấy có đôi tay thật khéo léo .
Hai người ấy gắn bó thân thiết vơi nhau như đũa có đôi .
Nhà tôi có đôi chim câu rất đẹp .
PA: C
75.VA0612CSH
Câu “ Mỗi truyện ngụ ngôn đem đến cho tất cả chúng ta một bài học thấm thía về
những cách xử thế trong cuộc sống” có mấy lượng từ ?
Một
Hai
Ba
Bốn
PA: C
76.VA0613CSH
Dòng nào nói đúng chức năng ngữ pháp của chỉ từ trong câu ?
Làm phụ ngữ trong cụm danh từ ; chủ ngữ hoặc làm trạng ngữ
Vị ngữ hoặc trạng ngữ
Chỉ giữ chức năng chủ ngữ
Chỉ giữ chức năng vị ngữ
PA: A
77.VA0613CSH
Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích giống nhau ở điểm nào ?
Đều kể về số phận của một số kiểu nhân vật
Đều có những chi tiết có liên quan tới lịch sử thời quá khứ
Đều có những chi tiết kể về các nhân vật lịch sử nổi tiếng thời quá khứ
Đều có những yếu tố kì ảo hoang đường
PA: D
78.VA0614CSB
13



Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc thể loại văn học nào?
Văn xuôi Việt Nam hiện đại
Văn xuôi Việt Nam trung đại
Văn học dân gian Việt Nam
V ăn xuôi trung đại Trung Quốc
PA: B
79.VA0614CSH
Điều gì được đề cao trong truyện “Con hổ có nghĩa” ?
Phải biết giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn
Vợ chồng phải biết yêu thương nhau
Phải biết nhớ ơn người đã giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn
Phải cố gắng tìm mọi cách để trả ơn người đã giúp mình
PA: C
80.VA0614CSH
Câu văn “ Viên quan ấy đã đi nhiều nơi , đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm
để hỏi mọi người.” có mấy cụm động từ ?
Một
Hai
Ba
Bốn
PA: D
81.VA0615CSB
Nhân vật Mạnh Tử trong truyện “Mẹ hiền dạy con” về sau được các nhà nho suy
tôn là gì ?
Thánh thơ
Tiên thơ
Á thánh
Vạn tuyên sự biểu

PA: C
82.VA0615CSH
Trong các câu sau , câu nào có chứa cụm tính từ?
Đêm , thành phố mang một vẻ yên tĩnh lạ lùng .
Hai vợ chồng ông lão đánh cá lại trở về sông trong túp lều nát ngày xưa .
Tôi lại trở về thành phố vốn rất yên tĩnh này .
Trời bây giờ trong vắt .
PA: C
83.VA0616CSH
Những câu thơ sau gợi cho em nhớ tới văn bản nào ?
Thấy người đau giống mình đau
Phương nào cứu đặng mau mau trị lành
Đứa ăn mày cũng trời sinh
Bệnh còn cứu đặng , thuốc dành cho không
[…] Hỡi ai có bụng như vầy
Đạo y ngày sáng,tiếng thầy nào hư
(Nguyễn Đình Chiểu)
Con hổ có nghĩa
14


Mẹ hiền dạy con
Cây bút thần
Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
PA: D
84.VA0616CSH
Dòng nào nói đúng nhất sự công tâm trong y đức đối với người bệnh của Thái y
lệnh họ Phạm trong văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” ?
A. Năm đói kém dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng , đói khát ở và chữa bệnh cho h
ọ.

B. Th ường xuyên mang hết của cải trong nhà mua thuốc tốt để chữa chạy cho người
bệnh.
C. Không ng ại chữa các bệnh dầm dề , máu mủ
D. Luôn ưu tiên chữa chạy cho người bệnh nặng trước , bất kể họ có địa vị cao hay
thấp trong
x ã hội.
PA: D
85.VA0618CSB
“ Cái chàng [ …] , người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện .
Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng , hở cả mạng sườn như người
cởi trần mặc áo gi-lê . Đôi càng bè bè , nặng nề , trông đến xấu . Râu ria gì mà cụt
có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.” Đoạn văn trên nói về
nhân vật nào trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” ?
A. Dế Mèn
B. Bọ Ngựa
C. Xén Tóc
D. Dế Choắt
PA: D
86. VA0618CSH
Dế Mèn đã có thái độ như thế nào trước cái chết của Dế Choắt ?
Ân hận vì mình đã nghịch dại dột
Suy nghĩ về cách ứng xử không tốt của mình
Thương xót,hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên
Buồn bã và rút ra bài học đường đời đầu tiên
PA: C
87. VA0618CSH
“Viên quan ấy đã đi nhiều nơi , đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi
mọi
người , tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc .” Câu văn
trên có mấy phó từ ?

A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
PA: D
88. VA0618CSH
15


Trong văn miêu tả , năng lực nào của người viết , người nói thường được bộc lộ rõ
nhất ?
Năng lực liên t ưởng , tưởng tượng
Năng lực quan sát
Năng lực hình dung , tưởng tượng
Năng lực đánh giá , nhận xét
PA: B
89. VA0619CSH
Nhận xét nào đúng nhất với văn bản “ Sông nước Cà Mau” ?
Kể chuyện về cuộc sống của gia đình chú bé An ở vùng cực Nam Nam Bộ
Thể hiện cảm xúc của tác giả Đoàn Giỏi về cuộc sống của người dân ở vùng cực
nam Nam Bộ
Miêu tả vẻ đẹp hoang dã hùng vĩ , độc đáo của cảnh quan vùng cực nam Nam Bộ
Bàn luận của tác giả Đoàn Giỏi về cuộc sống của người dân ở vùng cực Nam Tổ
quốc
PA: C
90. VA0619CSH
“ Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt , đen như hạt
vừng , chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ , ta bị nó đốt
vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy , nổi mẩn đỏ tấy lên .” Câu văn trên sử dụng
mấy phép so sánh ?

A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
PA: A
91. VA0620CSH
Nhận xét nào sau đây đúng với truyện “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh ?
Truyện bày tỏ tình cảm của người anh trước tài năng hội hoạ của cô em gái
Truyện thể hiện quá trình nhận ra thiếu sót của người anh trai nhờ tình cảm nhân hậu
của cô em gái
Truỵên miêu tả tính nết của người anh và tài năng hội hoạ của cô em gái
Truyện bàn luận về những thiếu sót của người anh đối với cô em gái có tài năng hội
hoạ
PA: B
92. VA0620CSH
“Trường Sơn: chí lớn ông cha / Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào” Phép so sánh
trong câu thơ trên thuộc loại so sánh nào ?
So sánh người với người
So sánh vật với vật
So sánh vật với người
So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng
PA: D
93.VA0621CSB
Văn bản “Vượt thác” được trích từ chương nào của truyện “Quê nội” của Võ
Quảng ?
16


Chương 8
Chương 9

Chương 10
Chương 11
PA: D
94.VA0621CSB
Nhân vật chính trong đoạn trích “ Vượt thác” ( Võ Quảng ) là nhân vật nào?
Dượng Hương Thư
Cục
Cục và Cù Lao
D. Dương Hương thư và Cù lao
PA: A
95.VA0621CSH
Qua văn bản “Vượt thác”, nhà văn Võ Quảng muốn làm nổi bật điều gì ?
A. Cảnh vượt thác vô cùng nguy hiểm của dượng Hương Thư và những người ở trên
thuyền
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên hai bên sông Thu Bồn vô cùng thơ mộng
C. Vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động chinh phục thiên nhiên
D. Cảnh dòng sông Thu Bồn theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa
hình khác nhau
PA: C
96.VA0621CSH
“ Càng về ngược , vườn tược càng um tùm . Dọc sông những chòm cổ thụ dáng
đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước . Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang
trước mặt . Đã đến phường Rạnh . Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước .” Cảnh
trong đoạn văn trên được miêu tả theo trình tự nào ?
A. Theo hành trình của con thuyền
B. Từ thấp đến cao
C. Từ trên xuống dưới
D. Từ xa đến gần
PA: A
97.VA0622CSH

“…Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của
mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù .” ? (Buổi học cuối cùng).
Câu văn trên được hiểu là :
Tiếng nói là văn hoá của dân tộc , nếu mất tiếng nói đồng nghĩa với việc đánh mất
dân tộc
Tiếng nói là phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập dân tộc
Tiếng nói là tài sản quí báu của dân tộc
Tiếng nói không chỉ là tài sản quí báu của dân tộc m à còn l à phương tiện để đấu
tranh
giành độc lập dân tộc
PA: D
98.VA0622CSH
Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hoá ?
A. Quê hương anh nước mặn đồng chua
17


Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
B. Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
C. Hôm nay xuân ốm dậy
Buồn như đông,nhợt nhạt mưa phùn
D. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
PA: C
99.VA0623CSB
Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ gắn với sự kiện lịch sử nào ?
A. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947
B. Chiến dịch Việt Bắc năm 1948
C. Chiến dịch Biên Giới năm 1950

D. Chiến dịch Thu Đông năm 1951
PA: C
100.VA0623CSB
Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”( Minh Huệ ) kể lại chuyện gì ?
A. Kể chuyện anh đội viên thức dậy vẫn thấy Bác không ngủ
B. Kể chuyện đoàn dân công phải dải lá cây làm chiếu giữa trời mưa lâm thâm
C. Kể chuyện tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu
D. Kể chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ
PA: D
101.VA0623CSV
“ Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” (Trần Đăng Khoa) Câu thơ trên sử dụng kiểu
ẩn dụ nào ?
Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ẩn dụ phẩm chất.
PA: C
102.VA0624CSV
Dòng nào không nói đúng ý nghĩa của câu thơ “Ra thế-Lượm ơi !” ?
Sự đau xót của tác giả trước tin Lượm hi sinh
Sự bất ngờ của tác giả trước tin Lượm hi sinh
Sự nghi ngờ của tác giả trước tin Lượm hi sinh
Câu hỏi và gọi Lượm
PA: D
103.VA0624CSB
Tác giả Tố Hữu gặp Lượm ở địa danh nào ?
Đồn Mang Cá
Hà Nội
Sài Gòn

Hàng Bè ( Huế )
PA: D
104.VA0624CSH
18


“Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè
Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
Ẩn dụ
Hoán dụ
So sánh
Nhân hoá
PA: B
105.VA0624CSB
Bài thơ “Mưa” của Trần đăng Khoa được sáng tác năm nào ?
1965
1966
1967
1968
PA: C
106.VA0625CSB
Thể loại văn bản Cô Tô là :

Phóng sự
Tự sự
Hồi kí
PA. A

107.VA0625CSH
“Mặt trời nhú lên dần dần , rồi lên cho kì hết . Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một
quả trứng thiên nhiên đầy đặn . Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên
một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước
biển hửng hồng .Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mong cho sự
trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông .” Đoạn văn
trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chính ?
Hoán dụ
So sánh
Ẩn dụ
Nhân hóa
PA. B
108.VA0625CSH
Dòng nào nói đúng nhất về vai trò thành phần chính của câu ?
A. Là thành phần giúp cho câu hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn
B. Là những thành phần luôn đi kèm với một số thành phần phụ
C. Là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu diễn đạt được một ý
trọn vẹn
D.Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn
đạt được một ý trọn vẹn
PA. D
109.VA0626CSH
19


Dòng nào nói đúng nhất về vị trí và vai trò của cây tre trong đời sống con người Việt
Nam ? A.Tre là một người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam ta
B. Tre là một người bạn thân thiết của người nông dân,bạn thân của nhân dân Việt
Nam
C. Tre gắn bó với con người trong chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước

D. Tre gắn bó với người nông dân trong cuộc sống hàng ngày và đặc biệt là trong
lao động sản xuất
PA. B
110.VA0626CSH
“Vào đâu tre cũng sống , ở đâu tre cũng xanh tốt . Dáng tre vươn mộc mạc , màu tre
tươi nhũn nhặn . Rồi tre lớn lên , cứng cáp , dẻo dai ,vững chắc .” Ý chính của đoạn
văn trên là gì ?
A. Ca ngợi sự giản dị của tre
B. Ca ngợi giá trị của tre
C. Ca ngợi những phẩm chất cao quí của tre
D. Ca ngợi vẻ đẹp chung của cây tre
PA. C
111.VA0626CSH
Đoạn văn “Vào đâu tre cũng sống , ở đâu tre cũng xanh tốt . Dáng tre vươn mộc
mạc , màu tre tươi nhũn nhặn . Rồi tre lớn lên,cứng cáp , dẻo dai ,vững chắc .” sử
dụng biện pháp tu từ gì ?
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. So sánh
PA. B
112.VA0626CSH
“Vào đâu tre cũng sống , ở đâu tre cũng xanh tốt . Dáng tre vươn mộc mạc , màu tre
tươi nhũn nhặn .Rồi tre lớn lên , cứng cáp ,dẻo dai ,vững chắc .” Đoạn văn trên có
mấy từ láy ?
Hai
Ba
Bốn
Năm
PA. B

113.VA0626CSH
“Vào đâu tre cũng sống ,ở đâu tre cũng xanh tốt .Dáng tre vươn mộc mạc , màu tre
tươi nhũn nhặn .Rồi tre lớn lên , cứng cáp , dẻo dai , vững chắc .”Đoạn văn trên có
mấy câu trần thuật đơn ?
Một
Hai
Ba
Không có
PA. B
114.VA0626CSH
20


Các từ: “lớn lên , cứng cáp , dẻo dai , vững chắc” trong câu “Rồi tre lớn lên , cứng
cáp , dẻo dai , vững chắc .” là thành phần nào của câu ?
Chủ ngữ
Vị ngữ
Thành phần phụ
Không thuộc thành phần nào
PA. B
115.VA0627CSH
Nội dung của văn bản “Lòng yêu nước” của tác giả I. Ê-ren-bua là ?
Những biểu hiện lòng yêu nước của nhân dân Nga-Xô viết
Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Nga-Xô viết
Lòng yêu nước là động lực giúp người dân đứng lên chống quân xâm lược , bảo vệ
Tổ quốc.
Cả A, B, C
PA. D
116.VA0627CSH
Văn bản “Lao xao” của Duy Khán có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào ?

A. Tự sự và nghị luận
B. Tự sự và miêu tả
C. Biểu cảm và miêu tả
D. Tự sự và thuyết minh
PA. B
117.VA0628CSH
“ Bây giờ là chớm hè . Cây cối um tùm . Cả làng thơm .Cây hoa lan nở hoa trắng
xóa .Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ .Ong vàng , ong vò vẽ , ong mật đánh lộn nhau để
chúng hút mật ở
hoa . Chúng đuổi cả bướm .” Đoạn văn trên có mấy câu trần thuật đơn không có từ
là ?
Một
Ba
Năm
Sáu
PA. D
118.VA0629CSH
Trong văn bản “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử” khi viết “ Cầu Long Biên đã trở
thành chứng nhân lịch sử”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
Nói quá
Liệt kê
Nhân hóa
So sánh
PA. C
119.VA0629CSV
Trong các câu sau,câu nào không đầy đủ thành phần chính ?
Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt
Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa
Cầu Long Biên một tuyến đường sắt chạy giữa
21



Một tuyến đường sắt chạy giữa cầu Long Biên
PA. C
120.VA0630CSH
“Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai , rồi để lại đằng sau những bãi
hoang mạc .” (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ). Câu văn trên thể hiện điều gì ?
Phản ánh chính sách cai trị và bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
Phản ánh chế độ bóc lột người tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc
Phản ánh hậu quả trong việc khai thác thiên nhiên và đối xử đối với người da đỏ của
người da trắng
Phê phán lòng tham và sự thiếu ý thức của người da trắng trong việc ứng xử với
thiên nhiên
PA. D
121.VA0630CSH
“Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai , rồi để lại đằng sau những bãi
hoang mạc.” Người thủ lĩnh da đỏ đã bộc lộ tình cảm gì trong câu văn trên ?
A. Căm thù và trách móc người da trắng
B. Xót xa trước cách ứng xử với thiên nhiên của người da trắng
C. Tiếc nuối và thất vọng về thái độ của người da trắng với thiên nhiên
D. Tố cáo và giễu cợt người da trắng
PA. B
122.VA0631CSH
Ý nghĩa giáo dục quan trọng nhất được hướng tới trong văn bản “ Động Phong
Nha” là gì ?
Ý thức mở mang hiểu biết
Lòng yêu nước và tự hào dân tộc
Thói quen tận dụng lợi thế thiên nhiên ban cho
Ý thức bảo vệ thiên nhiên và danh lam thắng cảnh
PA. D

123.VA0701CSH
Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của nhân vật người mẹ vào đêm trước ngày khai
trường của con trong văn bản “Cổng trường mở ra” ( Lí Lan ) ?
A. Vì mẹ thật sự lo lắng cho buổi khai trường đầu tiên trong cuộc đời của con
B. Vì mẹ đã rất nhiều năm vất vả để nuôi con , giờ thấy ngày mai con được đến
trường nên vui quá không thể ngủ được
C. Vì mẹ quá vui sướng bởi đứa con của mình sắp trở thành học sinh lớp Một
D. Vì mẹ hồi hộp , cảm động,tin tưởng,nhớ ngày khai giảng đầu tiên của mình , nghĩ
về ngày mai của đứa con
PA. D
124.VA0701CSH
Trong văn bản “Cổng trường mở ra” (Lí Lan) , người mẹ đã mong muốn điều gì cho
con ?
Mong con được đi học để bằng chúng bạn
Mong con vui sướng vì có đủ sách vở để đi học
Mong ấn tượng về ngày đầu tiên đi học sẽ khắc sâu mãi trong lòng con , để rồi mỗi
khi nhớ lại , lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng , xao xuyến.
Mong con đến trường có nhiều bạn mới , được thầy yêu,bạn quí.
22


PA. C
125.VA0701CSH
Trong văn bản “Mẹ tôi” (A. Đơ-mi-xi ) , vì sao người bố lại viết thư cho En-ri-cô ?
Vì muốn trò chuyện tâm tình về tương lai của En-ri-cô
Vì muốn động viên En-ri-cô cố gắng vươn lên trong học tập
Vì muốn nhắc nhở và phê bình nghiêm khắc con về hành động thiếu lễ độ với mẹ
trước mặt cô giáo
Vì nhằm phê bình nghiêm khắc sự lười học của En-ri –cô
PA. C

126.VA0701CSH
Trong văn bản “Mẹ tôi”, người bố cho rằng ngày buồn thảm nhất với En-ri-cô là
ngày nào ?
Ngày En-ri-cô không còn mẹ
Ngày En-ri-cô bị cô giáo đuổi học
Ngày En-ri-cô bị ốm nên phải nằm viện
Ngày En-ri-cô không được bố ôm hôn , vì đã hỗn với cô giáo
PA. A
127.VA0701CSH
Trong các từ sau , từ nào là từ ghép chính phụ ?
Tươi tốt
Nhà cửa
Cô giáo
Trầm bổng
PA. C
128.VA0701CSH
Trong các từ sau,từ nào là từ không phải là từ ghép đẳng lập ?
Quần áo
Bàn ghế
Cơm nước
Xinh xắn
PA. D
129.VA0701CSV
Lựa chọn từ nào sau đây để điền vào cả hai chỗ /…/ cho phù hợp ?
“/…./ là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản .Trong một văn
bản có tính /…/ , các câu , các đọan phải được nối liền với nhau một cách tự nhiên ,
hợp lí,để việc diễn đạt trở nên dễ hiểu , không bị rời rạc và hỗn độn .”để đoạn văn đó
có nội dung thích hợp ?
Dấu câu
Bố cục

Liên kết
Đoạn văn
PA. C
130.VA0701CSH
Trong các từ sau , từ nào không phải là từ ghép Hán Việt ?
Quốc kì
Vui lòng
23


Trung thành
Tài sản
PA. B
131.VA0702CSH
Ai là nhân vật kể chuyện trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
( Khánh Hoài) ?
Người mẹ
Bé Thủy
Người anh ( Thành )
Cô giáo của Thủy ( cô Tâm )
PA. C
132.VA0702CSH
Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất về khái niệm của bố cục văn bản ?
Là sự sắp xếp hình thức của văn bản theo qui ước thống nhất
Là sự sắp xếp các phần, các đoạn trong văn bản theo một trình tự hợp lí
Là sự sắp xếp phần mở bài theo cách trực tiếp hay gián tiếp
Là sự sắp xếp phần mở bài và kết bài sao cho hợp lí
PA. B
133.VA0703CSH
Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Bài ca dao trên muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì ?
Con cái phải biết và luôn ghi nhớ công lao trời biển của cha , mẹ
Công cha to lớn như núi ngất trời
Nghĩa mẹ bất tận như nước ở ngoài biển Đông
Thiên nhiên xung quanh chúng ta là vô cùng rộng lớn
PA. A
134.VA0703CSH
Dòng nào dưới đây không chứa từ láy bộ phận
Đứng bên ni đồng,ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát
Núi cao biển rộng mênh mông
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
PA. C
135.VA0703CSH
Dòng nào chỉ gồm toàn từ láy ?
Tươi tốt , chùng chình , dềnh dàng
Vội vã , hối hả ,xôn xao
Man mát , xinh xắn , mèo mướp
Nườm nượp , phấp phới , nước non
PA. B
136.VA0703CSH
24


Dòng nào dưới đây xác định đúng và đủ các vấn đề trước khi phải tạo lập một văn
bản ?
Viết khi nào ? Viết để làm gì ? Viết như thế nào? Viết về cái gì ?

Viết để làm gì ? Viết cho ai ? Viết về cái gì ? Viết khi nào ?
Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết về cái gì ? Viết như thế nào ?
Viết để làm gì ? Viết khi nào ? Viết về cái gì ? Viết như thế nào ?
PA. C
137.VA0704CSH
Vì sao trong ca dao , người ta hay dùng hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời của
người nông dân ?
Vì con cò là loài vật hiền lành , chịu khó kiếm ăn như người nông dân
Vì con cò là loài vật gắn bó với đồng ruộng và sống rất hiền lành như người nông
dân
Vì con cò là loài vật có nhiều đặc điểm giống cuộc đời và phẩm chất của người nông
dân
Vì con cò là loài vật luôn cần cù kiếm ăn , rất đáng quí , đáng thương
PA. C
138.VA0704CSH
Dòng nào dưới đây có chứa đại từ chỉ số lượng ?
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Ai làm cho bể kia đầy
Anh đi anh nhớ quê nhà
Bao nhiêu nuộc lạt , nhớ ông bà bấy nhiêu
PA. D
139.VA0704CSB
Có mấy loại đại từ?
Một
Hai
Ba
Bốn
PA. B
140.VA0705CSH
Dòng nào thể hiện đúng nhất tính chất tuyên ngôn độc lập của bài thơ “Sông núi

nước Nam” ?
Nêu cao vai trò của vua nước Nam ta và cảnh báo kẻ thù xâm lược
Tuyên bố lãnh thổ của nước Nam ta đã được sách trời thừa nhận
Khẳng định biên giới lãnh thổ nước Nam và chủ quyền bất khả xâm lược
Cảnh báo kẻ thù và khẳng định biên giới lãnh thổ nước Nam
PA. C
141.VA0705CSH
Bài thơ “Phò giá về kinh” được Trần Quang Khải viết vào thời gian nào ?
Trước khi đón thái thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long
Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Nguyên-Mông
Sau chiến thắng Chương Dương,Hàm Tử và giải phóng Thăng Long
Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử
PA. C
25


×