Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT số TIỀM ẩn NGUY cơ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI mới và đặc điểm các cuộc chiến tranh trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.87 KB, 25 trang )

MỘT SỐ TIỀM ẨN NGUY CƠ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI MỚI VÀ
ĐẶC ĐIỂM CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TƯƠNG LAI
I. NGUY CƠ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI MỚI
1. Cuộc thăm dò dư luận đáng lưu ý
Những cuộc đánh bom liều chết vừa qua diễn ra ở nước Anh, Ai Cập, Pakixtan, Tây
Ban Nha cùng với việc quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc Thiếu tướng Zhu
Chenghu đưa ra tuyên bố gây chấn động dư luận: “Nếu Mỹ tiến công lãnh thổ Trung
Quốc và nếu Mỹ đưa quân đổ bộ lên lãnh thổ Trung Quốc, thì tôi cho rằng Trung Quốc sẽ
sẵn sàng giáng trả bằng vũ khí hạt nhân”. Đã làm cho dân chúng Mỹ và một số nước
hoang mang, nên họ tin rằng tình trạng này rất có thể dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ ba.
Kết quả thăm dò dư luận mới đây do hãng tin Mỹ AP và hãng Kyodo của Nhật Bản cùng phối
hợp tổ chức cho thấy có tới 60% số dân Mỹ tin rằng trong thời gian họ còn sống thì khả năng nổ ra
Chiến tranh thế giới thứ ba vẫn còn tồn tại, trong khi đó chỉ có 30% số người Nhật Bản tin vào khả
năng này.
Một số người Mỹ cho rằng thời gian qua Mỹ đã phát động Chiến tranh Ápganixtan, Cô xô
vô, Chiến tranh Irắc và hiện nay tiến hành cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới, thực chất
là một cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba. Một số người khác cho rằng họ chưa biết được khi nào
Chiến tranh thế giới thứ ba xảy ra, nhưng tình trạng loài người tàn sát lẫn nhau dẫn đến kết cục như
là một cuộc chiến tranh thế giới mới. Bởi mọi người cho rằng chưa có gì đảm bảo làm họ tin
trong bất kỳ tình huống khủng hoảng nào. Các nước có vũ khí hạt nhân sẽ thực hiện cam kết
“không sử dụng trước vũ khí hạt nhân”. Vì vậy, việc sử dụng vũ khí hạt nhân tiến công và trả
đũa đối phương và không thể tránh khỏi. Một điều làm nhân loại lo ngại hơn nữa là các tổ chức
khủng bố và những người có tư tưởng “bảo thủ, cứng rắn” nắm chính quyền hiện nay ở một số
nước rất có thể sử dụng vũ khí hạt nhân tiến công liều chết đối với các nước phương Tây có sức
mạnh hơn họ, như vậy cũng là dấu hiệu của Chiến tranh thế giới thứ ba.
2. Tiến công khủng hoảng mang màu sắc của Chiến tranh thế giới thứ ba
Những cuộc chiến tranh truyền thống trước đây là sự đối đầu trực diện trên mặt trận
giữa hai địch thủ với nhau. Hai bên sử dụng vũ khí và phương tiện tiên tiến nhất của mình
để giành thắng lợi, nhưng cuộc tiến công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ đã làm thay đổi
quan niệm chiến tranh. Từ Tây bán cầu sang Đông bán cầu, từ Á sang Âu, từ Âu sang



châu Phi đều bị tiến công khủng bố. Lực lượng của Mỹ đã được triển khai khắp thế giới
để đối phó, nhưng đối phó không nổi, vì vậy, xét trên ý nghĩa nào đó thì đây cũng là một
cuộc chiến tranh thế giới mới và có thể coi Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu với đặc
điểm hoàn toàn mới, như:
Đối tượng tiến công không trừ một ai.
Kể từ sau Chiến tranh thế giới hai tới nay, các cuộc chiến tranh thường là do nước
giàu mạnh tiến hành đối với nước yếu hơn. Ngọn lửa chiến tranh và chết chóc thường
diễn ra trên lãnh thổ của những nước nhỏ và yếu, nạn nhân chiến tranh chủ yếu là dân
thường và binh lính của các nước nhỏ yếu. Nhưng giờ đây chiến trường chuyển vào các
đô thị lớn quốc tế, bãi tắm biển, khu nghỉ mát, khách sạn sang trọng.Vì vậy, nạn nhân của
chiến tranh không chỉ là người dân thường ở các nước nhỏ yếu, mà còn là các nhà khoa
học, viên chức cấp cao và cả những người giàu có tới các nước khác nghỉ mát. Cuộc tiến
công có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào, bất kỳ địa điểm nào mà không còn phân giới
tuyến, mặt trận như trước đây. Tính chất chiến tranh và đối tượng của cuộc chiến hiện
nay mang tính thế giới. Vì vậy, dư luận cho rằng cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba đang
được tiến hành.
Vũ khí trang thiết bị hiện đại không còn là yếu tố chủ yếu quyết định thắng bại
của chiến tranh.
Trong cuộc chiến tranh truyền thống
trước đây, phương thức tác chiến thường là các đòn đánh phủ đầu của pháo binh, không
quân, tiếp đó hải quân bao vây ngăn chặn từ biển, các đơn vị lục quân có xe tăng, xe bọc
thép và máy bay yểm trợ tràn sang đánh chiếm trận địa và lãnh thổ của đối phương. Vì vậy,
bên nào có vũ khí hiện đại, tiên tiến thường chiếm ưu thế và giành thắng lợi, bên nào lạc hậu
sẽ bị đánh bại. Nhưng trong điều kiện chiến tranh ngày nay lại khác, chỉ cần một người với
tinh thần liều chết có thể thay cho cả đơn vị lớn, chỉ cần một khối thuốc nổ rẻ tiền là có thể
tiến hành một trận đánh mang tính sát thương và tiêu diệt cao.
Trong cuộc chiến tranh vừa qua, các nước phương Tây thường lấy vũ khí hiện đại, tiên
tiến, chính xác, sát thương cao như vũ khí kỹ thuật cao, tên lửa hành trình, tia hồng ngoại
điều khiển từ xa để răn đe và tiến hành đối với nước nhỏ yếu hơn. Nhưng giờ đây những

người lính thánh chiến Hồi giáo không cần tới những thứ vũ khí hiện đại như vậy, nhưng vẫn
đủ sức đạt tới mục tiêu của mình không kém gì các nước phương Tây.


Cuộc chiến tranh truyền thống phải dựa vào mạng lưới tình báo dày đặc và đồ sộ
để thu thập thông tin của đối phương: Nhưng giờ đây, cho dù có mạng lưới tình báo dày
đặc với những phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất cũng khó xác định nổi cuộc tiến công
khủng bố sẽ diễn ra vào thời điểm nào và tại thời điểm nào? Kẻ tiến công là ai, hiện nay ở
đâu? Những phương tiện tình báo và các nhà tình báo dày dạn kinh nghiệm cũng khó có thể
trả lời những câu hỏi này.
3. Quan niệm giá trị truyền thống bị thách thức
Quan niệm giá trị của phương Tây bị thách thức.
Thời gian qua, những cuộc tiến công khủng bố dường như nằm ngoài lý luận của
học thuyết quân sự hiện đại mà các nước phương Tây dày công nghiên cứu, nhưng lại
mang ý nghĩa quân sự mạnh mẽ. Trong cuộc đối đầu với những phần tử khủng bố, quan
niệm giá trị của nền văn minh phương Tây và tư duy được họ tôn sùng cao là “lý trí” giờ
đây đang bị thách thức. Học giả người Palextin Edward W.Said trong luận văn mang tựa
đề “Chủ nghĩa phương Đông” đã phân tích một cách hoàn toàn mới mẻ về tâm lý của
người phương Tây đối với nền văn minh Hồi giáo. Ông cho rằng kể từ sau công cuộc hiện
đại hoá tới nay, người châu Âu và phương Tây đã liệt những điều mà họ chưa hiểu biết
vào cái gọi là “phi lý tính”, tai hại hơn là họ quy những điều này vào một “xã hội man rợ,
lạc hậu”. Thời gian qua, Tổng thống Bush cũng đã tự ý đề ra cái gọi là “trục ma quỷ”, và
khái niệm “thiện-ác” theo kiểu riêng của Mỹ làm cơ sở cho việc định ra chính sách đối xử
khác nhau. Lý luận và khái niệm này của các nước phương Tây đã gây phản cảm và sự
căm thù đối với các nước có tôn giáo khác, nhất là thế giới đạo Hồi.
Cuộc chiến tranh không dự kiến được hồi kết
Sau cuộc tiến công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, Bin Laden đã từng phát biểu trên
truyền hình rằng “Chỉ khi nào người Ixraen cuối cùng rời khỏi mảnh đất Palextin thì hoạt
động tiến công khủng bố mới chấm dứt. Ngày nào vấn đề Palextin chưa được giải quyết thì
ngày đó Mỹ và Ixraen sẽ không được yên thân. Mạng tin của Tổ chức thánh chiến Hồi giáo

ra tuyên bố viết: “Chỉ khi nào tất cả lực lượng quân sự của những nước tôn giáo khác rút ra
khỏi Irắc thì cuộc tiến công mới chấm dứt”.
Khi mở cuộc tiến công vào Ápganixtan và Irắc, Tổng thống Mỹ Bush đều tuyên bố
rằng đây là cuộc chiến tranh “chính nghĩa”, đây là cuộc chiến tranh giữa “thiện và ác” để
tiêu diệt những thế lực “ma quỷ tàn ác” ở những nước này. Các nước phương Tây, nhất là


Anh và Mỹ đã phát động chiến tranh với tư duy và khái niệm áp đặt theo kiểu như trên
đối với các nước yếu thế trên thế giới. Vì vậy sẽ bị chống đối, nhất là từ thế giới đạo Hồi.
Với tư duy áp đặt như vậy, không thể giải quyết được vấn đề, vì vậy cuộc chiến chống khủng
bố do Mỹ và Anh đã phát động sẽ không có hồi kết, chừng nào họ không thừa nhận sai lầm
và thay đổi chính sách hiện nay của họ.
4. “Khủng bố” nhìn từ hai góc độ
Thế nào là “khủng bố”? Hiện nay hầu hết dư luận thế giới đều lấy định nghĩa của Mỹ và
phương Tây làm tiêu chí cho định nghĩa “khủng bố”. Nhưng thời gian qua, không ít học giả
trên thế giới cho rằng phải xem xét và nhìn nhận lại về khủng bố.
Kể từ năm 1991, khi Mỹ và phương Tây phát động cuộc chiến tranh vùng vịnh, tiếp
đó bị trừng phạt kinh tế hơn 10 năm, Irắc đã từ một đất nước giàu có biến thành nước tiêu
điều, đời sống nhân dân cơ cực. Số liệu của Tổ chức nhân quyền quốc tế cho biết: Do ảnh
hưởng của cấm vận và trừng phạt kinh tế, có tới 700.000 người dân Irắc đã bị chết do
thiếu ăn và thiếu các phương tiện y tế chữa bệnh. Hàng triệu trẻ em suy dinh dưỡng và
không được học tập. Vừa qua, Mỹ và Anh lại tiếp tục mở cuộc chiến tranh tiến công Irắc.
Vì vậy cuộc sống khổ cực và tâm lý luôn bị ám ảnh bởi đe doạ quân sự từ các nước
phương Tây là “sự khủng bố nghiêm
trọng” đối với người dân Irắc.
Kể từ năm 1948, khi hơn sáu triệu người Palextin bị quân đội Ixraen đuổi khỏi quê
hương làng xóm, họ phải sống lang thang khắp nơi và một số khác ở lại phải sống và làm
việc dưới sự kìm kẹp của quân đội Ixraen, đây cũng là “sự khủng bố nghiêm trọng” về
cuộc sống và tâm lý đối với người Palextin. Năm 1972, khi thế vận hội Olimpic diễn ra ở thành
phố Muních, Ixraen lên án lãnh tụ Palextin Arafat tổ chức kế hoạch ám sát đối với người

Ixraen, nên đã trả đũa bằng cách đưa quân khủng bố lẻn vào Làng Thế vận hội ám sát, giết hại
các vận động viên Palextin. Dư luận khi đó coi hành động này là vụ khủng bố tồi tệ của Ixraen.
Các nước phương Tây giờ đây coi những hành động trả đũa của người Palextin và
những người Hồi giáo là “hành động khủng bố”, nhưng bản thân họ đã tiến hành nhiều
cuộc tàn sát mang tính khủng bố. Nếu xem xét từ hai gốc độ thì thấy rằng không chỉ
những người Palextin và những người thánh chiến Hồi giáo, mà bản thân các nước
phương Tây cũng là những phần tử khủng bố, nhưng giờ đây cộng đồng quốc tế chỉ lấy tiêu


chí phương Tây để định nghĩa “chủ nghĩa khủng bố” là điều không công bằng đối với người
Palextin và người Hồi giáo.
Nếu nhìn từ gốc độ khác cho thấy, các cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Trung Đông và
Irắc thời gian qua còn xuất phát từ mục tiêu kinh tế là Mỹ và phương Tây muốn kiểm soát
nguồn dầu lửa phong phú ở khu vực này. Nhưng họ nấp dưới chiêu bài “chống khủng bố”
cho tất cả những hành động nào chống lại ý đồ của Mỹ và phương Tây ở khu vực này để
tiến hành đàn áp, tiêu diệt.
Nhìn nhận từ hai gốc độ khác nhau cho thấy cuộc chiến chống khủng bố không chỉ
dành cho Mỹ và phương Tây, mà trên ý nghĩa nhất định cũng đúng với những hành động
trả thù của những nước yếu thế về kinh tế và quân sự. Chính vì vậy mà cuộc chiến này sẽ
kéo dài dai dẳng và không có hồi kết, bởi “khủng bố” và “chống khủng bố” được hiểu
theo hai góc độ khác nhau.
Dư luận cộng đồng thế giới cho rằng đã tới lúc Mỹ và phương Tây phải xem xét lại
chính sách của mình để có sự điều chỉnh căn bản. Từ đó mới hạn chế và loại trừ được tận
gốc hành động khủng bố và kết thúc Chiến tranh chống khủng bố. Từ đó cuộc Chiến tranh
thế giới mới mà mọi người cho rằng đó là Cuộc chiến tranh thế giới thứ ba sẽ có hồi kết.

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ TƯ
Có thể gọi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc cách đây chưa lâu là chiến tranh thế giới
thứ ba. Còn cuộc chiến thứ tư là đang manh nha và nó đúng là một cuộc thế chiến xét về
quy mô và mức độ khốc liệt. Vì cuộc chiến tranh này mà cả loài người có thể bị tiêu diệt.

Nhiều người đánh giá sự kết thúc của nó như là sự chấm dứt của lịch sử vì thật khó mà
hình dung ra một nguồn gốc nào khác của cuộc đấu sức trên toàn hành tinh giữa hai cực
mạnh như thế
của loài người .
Trong cuốn”Soljaris”, Stanislav Lem đã chỉ ra một cách hùng hồn rằng cái có thể trở
thành nguồn gốc bất ngờ của những vấn đề gay cấn nhất đối với con người, Trái Đất có
thể không phải là môi trường bên ngoài mà chính là thế giới bên trong của họ. Bởi lẽ Đại
dương Tư duy đã phá vỡ kết cấu tổ chức hoạt động của trạm vũ trụ mà không tiến công
các cư dân của nó bằng một cái gì đó nguy hiểm cho sự sống của họ, mà đưa vào sinh hoạt
các tội lỗi vật chất hoá của họ. Đại dương đã đánh thức từ đáy sâu tâm hồn họ cứ cắn rứt


lương tâm, cái mà họ theo quan niệm của nó, bất kỳ người sống nào cũng có. Con
người không đủ sức đối mặt với hiện thân cái xấu của mình.
Có một cái gì đó giống như thế đang thay thế cho sự cáo chung của lịch sử mà
Toynbee A đã nói tới. Việc chuyển sang một thời kỳ lịch sử cận đại mà không xảy ra các
cuộc thế chiến rõ ràng là đang lùi lại đến một tương lai rất bất định.
Tính chất không đồng bộ của phát triển.
Sự phát triển của loài người luôn mang tính chất không đồng bộ. Trong các giai đoạn
lịch sử khác nhau thường xuất hiện các nền văn minh thành công, nếu có thể gọi như vậy:
Ai Cập, thế giới cổ đại, thế giới Arập,... Trong suốt mấy thế kỷ, nền văn minh thành công
ấy là văn minh châu Âu. Các đại diện của nó không chỉ rải ra khắp (chỉ tính riêng các
nước gốc Anh hiện nay đã có tới năm nước, trước đây chỉ có một) mà còn quảng bá khắp
thế giới hình mẫu văn hoá của mình; Có hàng chục nước cư dân nói tiếng Anh; Một thứ
ngôn ngữ tiện lợi và thực dụng hơn như tiếng quốc tế ngữ (esperanto) đã không loại bỏ
được tiếng Anh với tính cách là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Thậm chí các quan chức nhà
nước ở Iran cũng mặc âu phục, mặc dù không đeo cà vạt. Giờ đây không thể nói rằng tình
trạng đó có kéo dài lâu không. Cả châu Á và châu Phi đều mang tiếp thu văn minh châu
Âu. Chớ nên cho rằng sự tiếp thu đó chỉ có tính chất bề ngoài, mặt ngoài hay bị bức đặt.
Chẳng hạn như nước Nhật, khi quyết định áp dụng hệ thống luật pháp của Pháp ngay từ

năm 1872 đã mời luật gia người Pháp Bosker để giúp ông ta biên soạn một bộ luật mới
của Nhật Bản. Cũng chỉ cần nói rằng những cách diễn đạt thông thường như “cách tiếp
cận hiện nay” hay “hiện đại hoá“ thường hàm nghĩa một sự đối sánh với các giá trị và
thành tựu của châu Âu ngày nay đúng là người ta hay lấy Hoa Kỳ làm mẫu để bắt chước.
Nếu trước đây các nền văn minh thành công khởi đầu các cuộc hành quân chinh phạt
bằng vũ khí và chỉ sau đó mới đưa luật pháp, nhà thờ, giáo dục, y tế của mình vào thì nay
các nước láng giềng kém thành công hơn trên hành tinh đã chủ động “ngốn” một cách
say sưa và rộng rãi những sản phẩm cả giá trị lẫn có hại của nước bá chủ thế giới. Hơn thế
nữa “đặc chất phuơng Đông” như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đã khá thành công
trong phát triển kinh tế của mình tỷ lệ với mức độ tiếp thu những thành tựu của châu Âu
trong các lĩnh vực chế độ nhà nước, quản lý, kỹ thuật. Thực tế, thậm chí cả những nước thù
ghét Mỹ cũng đang sử dụng đồng tiền của nó, mạng Internet do nó đẻ ra, đó là chưa nói đến
các loại “stinger” (rượu pha kiểu Mỹ-ND), thẻ ngân hàng,v.v...


Vậy cái gì đang đi ngược lại làn sóng đó? Ngược chiều với nó là làn sóng của các
giá trị đối lập. Trước hết là các giá trị. Nền văn minh châu Âu đo đếm những thành tựu
phát triển của mình bằng sự phát triển cá nhân con người và cố gắng đặt các bản chất trên
cá nhân như gia đình, cộng đồng, dân tộc, quốc gia phụ thuộc vào các thành tựu cá nhân.
Mặt đối lập với nền văn minh châu Âu buộc đời sống trần tục của cá nhân phải tuân thủ
theo các cộng đồng, các quy tắc cổ xưa, những cám dỗ ma quỷ dưới địa ngục. Điều quan
trọng muốn nói ở đây là cơ sở quần chúng của các giá trị đó tập trung vào chính những nơi có
trình độ học vấn, tuổi thọ và chất lượng đời sống trần tục thấp nhất, nhưng mức độ xung đột
trong nội bộ xã hội lại cao nhất, nhanh chóng biến thành những cuộc chiến tranh cục bộ giữa các
cộng đồng láng giềng làm tiêu hao sức lực của họ. Tâm lý hiếu chiến lợi dụng mọi điểm khác
biệt ở đó để thể hiện. Ẩn sâu trong lòng thế giới Hồi giáo đang hình thành một sức mạnh vật chất
và tinh thần đi theo hướng đối
đầu với thế giới châu Âu.
Sự phát triển mang tính chất không đồng bộ của loài người biểu hiện không chỉ ở sự
tương phản về mức sống và chất lượng sống. Ở đây cũng thể hiện rõ tính chất bất đối

xứng về lập trường của các bên về mức độ mở ngỏ: Trong thế giới hồi giáo có những
nước và khu vực mà việc mang các biểu tượng Kito giáo, mà nhất là việc theo đức tin
Kito đều bị khép tội chết. Ở đó đã xác lập quyền nô dịch tuyệt đối của nam giới đối với nữ
giới. Một sự đối đầu mạnh không kém cũng đang diễn ra theo tuyến giá trị nền tảng của nền
văn minh châu Âu như dân chủ: “Đó là quyền lực của những người do mọi người bầu ra.
Nhưng một thứ quyền lực như vậy quá ư nghèo nàn và tồi tệ. Trên Trái Đất cần xác lập nên
quyền lực của Chúa Trời; Đó mới là quyền lực tuyệt đối xét về tính hoàn thiện của mình.
Nguyên lý của nó đã được trình bày trong Kinh Thánh”.
Sự phát triển mang tính không đồng bộ thường gây nên sự di cư lớn của các dân tộc.
Cuộc di dân trước đây diễn ra vào thời thực dân hoá đại trà đối với các lục địa và các dân
tộc “lạc hậu” (theo góc nhìn của nền văn minh châu Âu). Ngày nay lại có một cuộc di dân
lớn theo hướng ngược hẳn lại: Sức hút kinh tế của các nước phát triển lớn và khó cưỡng
lại đến mức khó đảo ngược được đợt di cư mới của dân Hồi giáo và sự cải biến nói chung
về mặt dân số của các cộng đồng gốc Âu và Canada đến Đức và New Zeland. Ngày càng
có nhiều chính khách, chuyên gia và đơn giản là công dân của cả hai phía đối đầu đi tới
kết luận rằng các cải biến dân số này là không thể đảo ngược được


Mọi người đều biết rõ rằng, ở ngoại vi rất nhiều thành phố lớn của châu Âu đã xuất
hiện và tiếp tục tăng lên các khu định cư của những người đến từ vùng vịnh Arap, Trung
và Cận Đông, Đông và Đông Nam Á. Ngày nay, số dân di cư cụm lại với nhau đã đông
đến mức họ đang trở thành dân “tự cung tự cấp” về các mặt kinh tế, văn hoá và chính trị.
Thường là số dân này có thể mở các cơ sở kinh doanh nhỏ và vừa ngay trong cộng đồng
của mình, thiết lập cơ quan hành chính riêng, đồng thời hầu như không sử dụng thứ tiếng
của nước đã tiếp nhận họ. Theo luật pháp địa phương, họ có quyền mời người thân, họ
hàng của mình từ đất nước quê hương của họ sang định cư. Còn một nguồn quan trọng
nữa khiến số lượng những người này tăng lên là mức sinh đẻ cao chưa từng biết đối với
nền văn hoá châu Âu. Tự nhiên là trong một môi trường như vậy tâm lý ly khai ngày càng
mạnh lên. Trường hợp tuyên bố “tự trị” của khu Hồi giáo Antverpen không phải là một
biệt lệ. Không nghi ngờ gì nữa - số lượng các tiền tệ như thế sẽ còn tăng lên.

Chính là phải nhìn từ khía cạnh hành chính, chính trị mới thấy được sự khác nhau
căn bản giữa dân tỵ nạn Hồi giáo với dân Trung Quốc hay Nhật Bản. Dân tỵ nạn Trung
Quốc và Nhật Bản không thể sánh được với dân Hồi giáo về số lượng và nhịp độ gia tăng
dân số và không bao giờ có tham vọng về chính quyền tộc người, ngay cả trong các khu
phố mình cư trú. Một thực tế quan trọng không kém là người dân châu Âu không thể đi qua
những khu sinh hoạt đông nghẹt người không phải là công dân nước mình, nhưng gốc Hồi
giáo, là thật sự mạo hiểm đến tính mạng và sức khoẻ. Ngay cả cảnh sát cũng buộc phải đi
thành từng nhóm và trang bị chu đáo. Đặc quyền ngoại giao thực tế của những khu vực
như vậy giống những khu da trắng ở các nước mà các tộc người này đã sinh sống từ một
thế kỷ trước. Lịch sử lặp lại với dấu đảo ngược.
Và còn có một điểm khác biệt nữa của các khu dân cư như vậy: Đó là tầng lớp vô sản
sắc tộc. Mức sống và chất lượng sống tại các vùng lãnh thổ thành thị tương tự tất nhiên là
cao hơn nhiều so với ở quê nhà, nhưng lại thấp hơn nhiều so với mức sống và chất lượng
sống của dân bản địa. Trong dân di cư, số thất nghiệp đông hơn, học vấn và chuyên môn
tay nghề của họ thấp, nên buộc phải làm các công việc không cần tay nghề và tiền công
thấp. Thành thử, các khác biệt giai cấp ở mức độ nào đó đã bắt đầu trùng hợp với các khác
biệt sắc tộc. Điều này khiến cho quan hệ giữa họ với dân bản địa của các nước tiếp nhận
càng trở nên căng thẳng hơn.


Tình trạng căng thẳng đó càng cao hơn nữa do mức sinh cao và tỷ lệ thanh thiếu niên
trong cơ cấu cư dân Hồi giáo lớn hơn nhiều so với con số này trong cơ cấu dân châu Âu.
Lớp trẻ vô công rỗi nghề và đầy mặc cảm trong những điều kiện khách quan và chủ quan
tất trở thành mảnh đất tốt để nảy mầm những tâm lý và tư tưởng cực đoan nhất.
Như chúng ta đã biết, những tư tưởng như vậy được “sản sinh” và được “tôi luyện”
ở ngay trong nền văn minh châu Âu. Tuy nhiên, cùng với sự kết thúc cuộc chiến tranh thế
giới thứ ba (chiến tranh lạnh), các nguồn gốc nói trên đều bắt đầu cạn. Điều đó cũng đã
kích hoạt tư tưởng “sự cáo chung của lịch sử”.
Những đặc điểm và xu thế nói trên đang càng làm cho triển vọng cải biến dân số của
các nước tiếp nhận trở nên hết sức hiện thực. Sau các cải biến dân số có thể giả định tính

quy luật của các chuyển biến văn hoá và chính trị tại các nước này. Nếu điều đó xảy ra thì
bản đồ quân sự - chính trị tương lai sẽ rất khác, không thể nhận ra được nếu nhìn nó bằng
con mắt người cùng thời với chúng ta.
Các cuộc chiến tranh đang manh nha
Cuộc chiến tranh thế giới thứ tư, đó là hệ quả của sự đụng độ giữa thế kỷ XXI và thế kỷ
XIV, giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa nguyên giáo, giữa các giá trị tự thân của cá nhân
và việc phủ nhận nó.
Người lớn tiếng hơn cả “tuyên bố” rằng hai thứ đạo đức này là không thể dung hợp
với nhau là Giáo chủ Khomeini, khi ông ta lên nắm chính quyền ở Iran và kêu gọi đồng đạo
tiêu diệt hai “con quỷ Satan”: Con lớn là Hoa Kỳ và con nhỏ là Liên Xô. Hoa Kỳ đã đe doạ
đạo Hồi bằng nền dân chủ với tất cả những quyền tự do nguy hiểm của nó, còn Liên Xô thì
đe doạ nó bằng chủ nghĩa vô thần, hay nói chính xác hơn, bằng hình thức thế tục của tôn
giáo. Đây thực tế là một lời tuyên chiến hiểu với nghĩa đầy đủ của từ này. Mục đích là tiêu
diệt tín ngưỡng khác dưới các hình thức quốc gia và văn hoá của nó. Phương châm của
cuộc chiến tranh này không phải do chính Khomeini đề ra: Vào thế kỷ VII, nó đã được ghi
trong chương thứ bốn mươi bảy của kinh Koran: “Và khi các người gặp những kẻ không tin
theo thì chém vào cổ, còn khi các người hành hình chúng thì hãy xiết xiềng cho thật chặt”.
Nhiều nhà thần học Hồi giáo đề nghị cách giải thích khoan hoà về luận đề này, tránh
hiểu nó theo nguyên văn từng chữ. Nhưng vị tất đông đảo quần chúng tín đồ Hồi giáo đã
thiên về kiểu nghiền ngẫm những định đề tương tự. Đúng hơn, họ thiên về cách hiểu nó
đúng từng chữ. Hơn thế nữa những lời kêu gọi như vậy còn gặp cả ở những chỗ khác


trong kinh Koran (chẳng hạn, xin xem chương thứ chín “Sám hối”). Cách đọc bám sát
từng chữ dễ hiểu hơn và gần gủi hơn đối với người bình thường.
Truyền thống hiếu chiến tàn bạo từng đặc trưng cho những thời kỳ lịch sử nhất định
của châu Âu vẫn còn vững chắc ở một số dân tộc châu Á và châu Phi. Khi được kết hợp
với các mệnh đề hệ tư tưởng thành văn tương tự, các truyền thống này, được kích động
bởi mặc cảm về tình trạng lạc hậu, càng trở thành sức mạnh động viên to lớn.
Hiểu theo nghĩa quân sự, tình huống đó đẻ ra một nhân tố mới về nguyên tắc trong

chiến đấu: Không có tổn thất nào là không thể chấp nhận. Trong các cuộc chiến tranh ở
châu Âu, những hạn chế về tiêu chí tổn thất không thể chấp nhận bao giờ cũng có ý nghĩa
to lớn. Ngay cả ban lãnh đạo Xô Viết đã được giáo điều hoá đến mức tối đa. Vào những
thời điểm khủng hoảng gay gắt trong quan hệ với phương Tây, với NATO, đó là cuộc
khủng hoảng ở vùng vịnh Caribe. Trong quan niệm, điều đó đã được thừa nhận qua câu
nói của N.S.Khrushchev: “Trong cuộc chiến tranh thế giới mới không thể có người chiến
thắng”.
Hệ tư tưởng chiến tranh của các tín đồ Hồi giáo lần đầu tiên trong chiến lược các
cuộc chiến tranh thế giới đã bác bỏ hạn chế này. Và đó cũng là một bằng chứng nữa cho
thấy sự phi đối xứng của các bên vì nền văn minh châu Âu không đủ khả năng tránh được
tối đa mức tổn thất không thể chấp nhận. Điều đó có nghĩa gì? Có thể, đứng trước nguy
cơ có những tổn thất không thể chấp nhận, một bên sẽ buộc phải nhượng bộ hoặc thậm
chí đầu hàng. Chúng ta hãy nhớ lại những khẩu hiệu thời chiến tranh thế giới thứ ba
(chiến tranh lạnh). Đôi khi cũng xuất hiện tâm lý lo sợ rằng nó sẽ chuyển sang giai đoạn
“nóng”. Những mối lo ngại đó sẽ trở nên đặc biệt thực tế khi ở Liên Xô, chiếm ưu thế là
công thức sau đây: “Trong cuộc chiến tranh mới, chiến thắng sẽ thuộc về người đánh
đòn hủy diệt trước”. Lúc đó, trong xã hội phương Tây cũng xuất hiện những khẩu hiệu
tương tự: “Thà đỏ còn hơn chết”. Tâm lý đó đã khiến nước Pháp đầu hàng quân Đức,
các nước cận Baltik đầu hàng Liên Xô.
Tuy nhiên, các lãnh tụ Hồi giáo kiểu Khomeini, Bin Laden không đủ khả năng để
thực hiện sự đe doạ của mình bằng vũ khí truyền thống. Về vũ khí có thể là họ có, nhưng
không đủ để giành chiến thắng. Rõ ràng là họ đang khao khát có được vũ khí hạt nhân.
Không thể loại trừ khả năng là họ đã có trong tay loại vũ khí này ở dạng thô sơ, vũ khí
“bẩn”. Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã chỉ ra rằng, một bên xung


đột tuyên truyền nguyên tắc có những tổn thất không thể chấp nhận, mà trong trường hợp
này là Nhật Bản, đã đầu hàng sau khi chứng kiến sự trình diễn sức mạnh thực tế của vũ
khí hạt nhân, khi ngoài tất cả những cái khác, còn tồn tại cả nguy cơ sẽ sử dụng nó nhiều
lần nữa.

Vậy có vũ khí hạt nhân, là thứ vũ khí cho phép đánh đòn trả đũa, đang mất đi ý
nghĩa. Trong trường hợp với quân khủng bố không có địa chỉ cụ thể, bên đe dọa phân tán
rải rác trong dân thường trong một phạm vi lãnh thổ rộng lớn với những điểm nóng cách
xa đến hàng ngàn cây số. Bom hạt nhận loại nhỏ trong trường hợp này có thể hiệu quả
hơn một hệ thống mạnh dùng để tiến hành một cuộc thế chiến với một kẻ địch ngang tầm
với mình. Trong những điều kiện mới của thế cân bằng như vậy, không có sự giống nhau
giữa các địch thủ. Ngày nay, đối phương không phải là một quốc gia, không phải là một
chủ thể đơn lẻ, mà là một tổ chức mạng, bao trùm một nửa châu lục. Nó dần từng bước xâm
nhập vào các lục địa châu Âu và Bắc Mỹ theo các kênh di cư mới của các dân tộc, dựa vào
những người ủng hộ trong các cơ cấu đặc quyền ngoại giao. Những khả năng đánh đòn trả
đũa tập trung ở đây là rất nhỏ. Kết cấu hạ tầng kiểu mạng, nằm rải ra trên phạm vi rộng của
bên tiến công mang tính chất rất bền vững và khó xâm hại.
Ngoài ra, cấu trúc mạng rải rộng đó giúp tăng gấp bội sức mạnh của mình thông qua
việc kết nối với kết cấu hạ tầng của bên bị tiến công. Điều muốn nói tới ở đây không phải
chỉ là mạng Internet, các mạng lưới ngân hàng và giao thông ở các nước thuộc nền văn
minh châu Âu. Đối tượng đang được khai thác là các hệ thống trường lớp đào tạo, các thiết
chế kinh tế và chính trị (các đảng phái, các quỹ, cái được gọi là những vệ sĩ cánh tả và
v.v…). Chẳng hạn như các hệ thống bảo đảm quyền dân sự, trợ cấp, phương tiện thông tin
đại chúng (đặc biệt là truyền hình), diễu hành quần chúng và v.v…cũng đang được bên tiến
công lợi dụng. Việc kết nối mạng của mình với các mạng của bên bị tiến công càng làm
tăng khả năng đánh bại bên bị tiến công lên gấp nhiều lần. Miễn sao tạo ra được một kiểu vũ
khí tương ứng với các đặc thù của các phương tiện không hẳn là của mình, mà chủ yếu là của
đối phương, cái đang được lợi dụng trước hết chính là tiền của, máy bay, cứu trợ nhân đạo, các
trại hè, phòng thí nghiệm, thiết bị, công nghệ của địch. Quan niệm của bên tiến công rất rõ
ràng: Tiến hành chiến tranh bằng các phương tiện của chính đối phương.
Cần phải đánh vào tất cả các kênh đó, cả của riêng mình lẫn thứ “vay mượn”. Loại
vũ khí huỷ diệt hàng loạt mới đã được “công diễn” ngày 11 tháng 9 năm 2001, mục đích


của nó là diệt một lúc cả nghìn người. Loại vũ khí mới này là bom - người. Việc sản xuất

loại vũ khí này không đòi hỏi có các nhà máy, khu mỏ, kho tàng to lớn. Những sự kiện
thời gian gần đây đã cho thấy rằng tài nguyên để sản xuất ra những trái bom- người là vô
hạn và dễ dàng đổi mới.
Đối với những kẻ đánh bom liều chết (Shakhit), điều có ý nghĩa quan trọng không
chỉ là các chương trong Kinh Koran đã được nhắc tới ở phần trên. Những bức thư của các
phần tử liều chết đã được công bố nhiều lần cho ta thấy không chỉ tâm lý, mà chính là
hình ảnh về vai trò của mình và một cách tính toán độc đáo. Phần lớn các Shakhit cho
rằng chết là để đánh đổi sự tồn tại buồn thảm đáng thương của mình lấy: Một là, cuộc
sống thiên đường sau khi chết (đầy những dấu hiệu lạc thú không có nơi trần thế); Hai là,
một khoản tiền đền bù lớn (dành cho những gia đình còn sống để cuộc sống của những
người ruột thịt khá lên). Cuối cùng làm như thế là để đổi lấy tiếng thơm, sự kính trọng của
bạn bè láng giềng sau khi mình lìa bỏ cõi đời v.v...cũng không thể không có các phương
tiện kích mê được dùng để vượt qua bản năng tự vệ bởi đôi khi thường là vào thời điểm
quyết định nhất thì bản năng đó lại trỗi dậy.
Tổng hoà của các nhân tố đó kết hợp với một sự lãnh đạo siêu việt của các lãnh tụ
thần bí sinh ra tâm lý cuồng tử của đám quần chúng gồm những kẻ không thành đạt, dễ
bị kích động và vô học.
Kẻ tiến công còn có một nhiệm vụ nữa - chọn các trung tâm để tập kích. Không phải
ngẫu nhiên mà các đội quân của đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã huỷ diệt
một nửa thành phố Dresden - một trong những thủ đô văn hoá của nước Đức, vì đánh
trúng vào thời điểm này có thể làm chấn động tới ý thức dân tộc, cái rất nhạy cảm trước
những tổn thất về các giá trị văn hoá của mình. Nguyên tắc mức tổn thất không thể chấp
nhận đã cho thấy hiệu lực của nó ngay cả trong trường hợp xảy ra với những nước đứng
ngoài thế giới châu Âu như Serbia: Thậm chí cả các cuộc đánh bom hạn chế cũng đã có
tác dụng buộc Miloshevich thay đổi ngay chính sách của mình. Cần so sánh lập trường
của Dudaev chẳng hạn: “Chiến đấu đến người Chesnia cuối cùng!”, hay với thái độ của
Saddam sẵn sàng hy sinh gần như toàn thể nhân dân Iraq. Các tín đồ đạo Hồi đã chọn đối
tượng đánh bom là các trung tâm, mà nếu phá được, đòn đánh đó có thể gây rối loạn, gây tâm
lý rất tiêu cực (sợ hãi, thờ ơ v.v...). Không còn nghi ngờ gì nữa, các tín đồ Hồi giáo đang chuẩn



bị một cách chu đáo và quyết liệt những đòn tiến công mạnh gấp nhiều lần vụ tiêu diệt toà tháp
đôi ở New York.
Do chỉ có một bên của cuộc xung đột này chủ trương nguyên tắc mức tổn thất không
thể chấp nhận được nên sự không ngang bằng về mặt đạo đức đó giữa các bên hoàn toàn
có thể trở thành ưu thế chiến lược chủ yếu đối với bên kia. Cụ thể là thế nào?
Phân tích đa phương án
Trong lý thuyết cạnh tranh có phương pháp “tiến công bản thân”. Trong lý thuyết
giải các bài toán phát minh (Triz) của Henrich Altshuler. Phương pháp này đã được nâng
lên mức hoàn thiện. Khoa học quân sự cũng sử dụng một phương pháp tương tự. Nhiệm
vụ đặt ra là tìm ra những điểm yếu kém nhất của mình mà cả đối phương cũng có thể thấy
và nhắm vào đó để gây ra thiệt hại đáng kể nhất. Chẳng hạn, câu hỏi được đặt ra là: “Làm
thế nào để phá hoại được công việc kinh doanh của chúng ta?”, từ đó xem xét mọi bước
đi mà các đối thủ cạnh tranh hoặc những kẻ có ác ý có thể áp dụng để phá ta.
Có lẽ việc gây rối loạn sự phòng thủ và đánh mạnh vào tinh thần chống trả ở các
nước châu Âu có thể thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng nguyên tắc mức tổn thất không thể
chấp nhận được mà chỉ một bên chịu tác động. Muốn thế hoàn toàn không nhất thiết phải
đánh vào các trung tâm quản lý nhà nước hoặc quân sự, điều mà người ta thường làm trong
các cuộc chiến tranh thông thường. Nói chung, việc chọn một đối tượng tiến công cụ thể trong
trường hợp này không phải là điều quan trọng lắm. Đối tượng đó chính là dân thường.
Một loạt hành động khủng bố quy mô cực lớn có thể gây nên một cơn choáng tâm lý
trong quần chúng, sau đó mối đe doạ hoạt động đó sẽ còn được lặp lại bất tận, kế tiếp đó,
sự đe doạ này lại bắt đầu được xác nhận bằng những chấn động mới. Trong tình huống
đó, bên bị tiến công sẽ chấp nhận có những nhượng bộ không thể hình dung nổi, gần như
là đầu hàng ngay trong giai đoạn đầu.
Một câu hỏi đặc biệt ở đây muốn nói tới những nhượng bộ như thế nào? Bởi khả
năng bên tiến công định đàm phán là cực kỳ thấp, yêu sách của nó không cụ thể, đơn
giản là nó không thừa nhận quyền tồn tại của nền văn minh châu Âu. Nếu có ý định dịch
những lời de doạ và nguyền rủa của các tín đồ Hồi giáo sang ngôn ngữ yêu sách thực
tiễn thì chúng chỉ có một nghĩa duy nhất, đó là: Tất cả phải thần phục Hồi giáo.

Mặc dù phương án phát triển của các sự kiện có vẽ huyễn tưởng, nhưng không thể
loại bỏ nó, vì khi xuất phát từ điểm cực đoan đó có thể hình dung được các phương án


thực dụng hơn và không phải là quá dị thường khác. Ta cứ giả định rằng có thể từ chối
việc ủng hộ Israel, từ chối hạn chế sự bành trướng của hồi Giáo cực đoan sang các nước
châu Âu.
Về mặt kỷ thuật, việc tạo ra tình huống tổn thất không thể chấp nhận là khó,
nhưng có thể thực hiện được. Trước hết là bằng bom nguyên tử “bẩn”, vũ khí vi
trùng hoặc khí gas. Rõ ràng là họ đang tiến hành chuẩn bị sử dụng các loại vũ khí
này.
Trong tiếng Anh, khái niệm “an ninh” được định nghĩa bằng hai từ có nghĩa khác
nhau. Một trong số đó là safety, có nghĩa là an toàn, được bảo vệ. Từ thứ hai, security, có
nghĩa chủ yếu là phòng vệ tích cực, đề phòng nguy cơ xâm nhập, chống lại các mối đe
doạ. Trong trường hợp nói về các cuộc chiến tranh xâm nhập, safety cũng có nghĩa nhưng
vai trò đặc biệt lại thuộc về security. Khâu bảo vệ có thể bị “chọc thủng”, bị vượt qua, bị
đánh lừa. Không thể chiến thắng nếu không trấn áp, đè bẹp các nguồn gốc xâm lược, không
kết hợp các hoạt động quân sự phản ứng và tiến công.
Cái gì được coi là nguồn gốc những mối đe doạ đối với an ninh? Đó là các căn cứ,
trại huấn luyện, địa điểm bí mật và các băng nhóm bí mật. Đó là những nguồn gốc vật thể
hoá và cụ thể nhất. Nhưng còn có một kiểu nguồn gốc gây hấn khác của các tín đồ Hồi
giáo. Đó là các ban tham mưu, các trường phái hệ tư tưởng, các ấn phẩm văn học và
v.v...Ngoài ra, có một kiểu thứ ba nữa. Đó là điểm chung cao nhất, tức là trạng thái hiện
nay của ý thức quần chúng trong khu vực Hồi giáo. Thế giới Hồi giáo từng có một lịch sử
vĩ đại, trong những thời kỳ nhất định, nó đã vượt cả châu Âu nhờ các thành tựu của mình
trong khoa học, nghệ thuật, quân sự, chế độ nhà nước, triết học. Các giáo chủ Arap và các
quốc vương Thổ, thậm chí đã có thời kỳ bắt phần lớn châu Âu phải quy phục. Song đến
thời Cận đại, tiềm năng trí tuệ và tinh thần đó của thế giới Arap đã cạn kiệt và nó bắt đầu
tụt hậu trong phát triển. Có rất ít người Hồi giáo may mắn phất lên nhờ dầu lửa do người
Âu phát hiện ra. Việc tổ chức sản xuất dựa trên cơ sở khai thác và chế biến dầu cũng là do

các kỹ sư từ châu Âu và Mỹ đảm nhiệm, thiết bị cũng được đưa từ đó sang. Nói cách
khác, số của cải đó có được không hẳn chỉ là do công sức của bản thân các nước này, mà
chủ yếu là nhờ hoàn cảnh tự nhiên và các yếu tố bên ngoài khác. Bản chất của sự phồn
vinh kinh tế tại các nước thuộc “thế giới thứ nhất” và “thế giới thứ ba” khác nhau về
nguyên tắc; điều này càng làm tăng thêm sự mặc cảm từ phía các nước Arap (hay nói


đúng hơn, họ cảm thấy mình thua kém về giá giá trị). Thậm chí cả ở những khu vực khá
giả.
Làm thế nào để có thể chủ động tác động tới nguồn nguy cơ thứ ba này? Anh không
thể bắt giam hay ném bom nó. Thực ra, trở ngại lớn nhất trên đường tác động tới nguồn
nguy cơ này lại do chính phương Tây dựng lên. Tôi muốn nói tới tính chất lịch duyệt về
chính trị nổi tiếng.
Nó xuất hiện như là sự phản ánh cảm giác hối lỗi của các mẫu quốc trước đây trước
các xứ thuộc địa của mình, cảm thấy hổ thẹn vì sự giàu sang của mình trên nền nghèo khó
của các nước thuộc nền văn minh không phải châu Âu; thành đạt là điều tốt, nhưng đáng
hổ thẹn, có thể diễn đạt một cách vắn tắt tâm lý lịch duyệt chính trị như vậy. Sẽ là bất nhã
nếu nói: “Họ làm việc tồi hơn,” hay: “Họ ít học hơn”. Phải nói: “Họ đơn giản là những
người khác”. Nếu nghèo đói và dốt nát không có nghĩa là lạc hậu thì họ khác là khác đến
mức độ nào? Có thể mức độ khác nhau lớn đến nỗi đơn giản là không thể tiếp xúc với
nhau chăng? Vả chăng, những vấn đề đó chỉ liên quan đến cuộc chiến tranh thế giới thứ tư
nếu nhìn từ góc độ năng lực đàm phán của các bên.
Có thể giả định rằng, những suy nghĩ trình bày trên đây là bịa tạc hoặc phóng đại
lên; Rằng cuộc xung đột đã xuất hiện là cục bộ, cá biệt, rằng tham gia vào cuộc xung đột
đó chỉ có hai bên: Bên này là các nhóm hạn hẹp của thế Hồi giáo, và bên kia là siêu
cường duy nhất của thế giới, còn các nước khác chỉ dính líu, cảm thông hoặc vô can mà
thôi. Nếu vậy, chúng ta sẽ coi cái ý đồ làm cho cộng đồng thế giới rối loạn kia là một việc
không thành.
III. CHIẾN LƯỢC VŨ TRỤ MỚI VÀ KẾ HOẠCH
TIẾN CÔNG TOÀN CẦU CỦA MỸ.

1. Khởi động cuộc chiến tranh mới giữa các vì sao
Khung hình cơ bản về chính sách vũ trụ của Mỹ được ban hành từ thập kỷ 50 của thế
kỷ 20 do Tổng thống Mỹ Eisenhow phê chuẩn. Khi đó Liên Xô phóng vệ tinh và chiếm
ưu thế trên không gian vũ trụ so với Mỹ. Để đảm bảo lợi ích của mình, Tổng thống Mỹ
Eisenhow khi đó đưa ra “Nguyên tắc tự do khoảng không vũ trụ” mà tất cả các quốc gia
trên thế giới đều có quyền lợi dụng như thăm dò, sử dụng vì mục đích hoà bình.


Các đời Tổng thống Mỹ sau đó cho tới Tổng thống Bush hiện nay đều dựa trên cơ sở
nguyên tắc cơ bản này để định ra các chiến lược vũ trụ, trong đó có lợi dụng về mặt quân sự,
như đưa các vệ tinh trinh sát, định vị, dự báo, khí tượng, thông tin lên vũ trụ để phục vụ cho các
hoạt động dưới mặt đất và tăng khả năng “tiêu diệt mềm” đối với đối phương, như gây nhiễu
thông tin, vô hiệu hoá khả năng trinh sát của đối phương...
Có thể nói rằng chính sách vũ trụ của Mỹ nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ ưu thế
của Mỹ trên khoảng không vũ trụ, như kiến nghị vào tháng 1/2001 của Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ Rumsfeld cho rằng chính sách vũ trụ cần phải đảm bảo cho Tổng thống Mỹ có
quyền lựa chọn bố trí các vũ khí và phương tiện tiến công, phòng ngự trên không.
Tiếp đó, đến tháng 6/2002 Tổng thống Bush đưa ra sự đánh giá mới về chính sách
vũ trụ nhằm làm cho Mỹ có khả năng đối phó với những thách thức và mối đe dọa mới từ
trên không. Tháng 4/2005, Mỹ đã phóng một vệ tinh quân sự cỡ nhỏ nhằm gây nhiễu đối
với những vệ tinh trinh sát quân sự và vệ tinh thông tin của các nước khác. Cũng trong
tháng 7, Tư lệnh không quân Mỹ Rans Lord đã đệ trình Quốc hội Mỹ kế hoạch bố trí vũ
khí “quả đấm thép” để tranh giành quyền bá chủ trên vũ trụ, như có thể lắp đặt đầu đạn có
khối thuốc nổ 500 kilôgam vào những vệ tinh bay trên những khoảng không vũ trụ để
thực hiện đòn tiến công chính xác và có thể tiến công tới bất kỳ địa điểm nào trên thế giới
trong vòng 45 phút. Ngoài ra, lực lượng không quân Mỹ còn đưa ra kế hoạch mang tên
“Chiếc gậy Thượng đế” tiến công với tốc độ 11.587 Km/giờ đối với bất kỳ mục tiêu nào
của đối phương trên trái đất hoặc khoảng không vũ trụ.
Cho dù người phát ngôn Nhà Trắng McClellan có thanh minh rằng chính sách vũ trụ
mới của Mỹ không bố trí vũ khí trên vũ trụ để tránh tình trạng chạy đua vũ trang và quân

sự hoá vũ trụ, như McClellan biện minh rằng việc ban hành chính sách vũ trụ của Tổng
thống Bush có thể đảm bảo đầy đủ an ninh cho các nguồn tài nguyên của Mỹ trên vũ trụ,
nhưng các nhà bình luận quân sự cho rằng kế hoạch này của Mỹ rõ ràng nằm trong chiến
lược “đòn đánh phủ đầu” và “ngăn chặn trước” mà Bush đã đưa ra trước đây, tới nay
được thực hiện và quán triệt trong khoảng không vũ trụ nhằm đảm bảo an ninh cho nước
Mỹ.
2. Kế hoạch tiến công toàn cầu.


Tiến công toàn cầu trở thành nhiệm vụ chiến lược
Trên thực tế quân sự Mỹ đã đưa ra và đang thực thi kế hoạch tiến công toàn cầu và
coi không gian vũ trụ là một phương thức tác chiến quan trọng mang tính chiến lược của
Mỹ. Từ trên vũ trụ, Mỹ có thể tiến công đối phương mà không bị đối phương đánh trả.
Bởi vậy, một số nhà quân sự Mỹ hiện coi “Tiến công toàn cầu” là một thành ngữ và thực
tế quân sự dùng cho lực lượng không quân Mỹ. Trong đó bao gồm tiến công thông
thường và tiến công hạt nhân nhằm phục vụ cho chiến lược “đánh đòn phủ đầu” của Bush
đưa ra. Mục tiêu này rõ ràng hoàn toàn trái ngược với “Nguyên tắc tự do vũ trụ” phục vụ
cho mục đích hoà bình mà Mỹ đưa ra từ trước tới nay.
Tiến công toàn cầu đã trở thành một trong những nhiệm vụ trung tâm của Bộ Tư
lệnh chiến lược quân Mỹ ở Omaha. Bộ Tư lệnh này chuyên trách chỉ huy tác chiến hạt
nhân của nước Mỹ, giờ đây được giao thêm một nhiệm vụ nữa là “tiến công toàn cầu” từ
vũ trụ. Thư ký Phủ Tổng thống Bush nói: Định nghĩa về “tiến công toàn cầu” theo cách
toàn diện là một động thái tạo ra tốc độ nhanh, phạm vi rộng, chính xác cao của tiến công
hạt nhân hay vũ khí thông thường hoặc là hành động có hiệu quả trên vũ trụ và thông tin
học để tăng khả năng thực hiện mục tiêu tác chiến khu vực hoặc toàn cầu của Mỹ.
Ba đột phá lớn của kế hoạch tiến công toàn cầu
Các nhà quân sự Mỹ và nước ngoài cho rằng nếu thực hiện kế hoạch tiến công toàn
cầu thì sẽ có ba đột phá lớn như sau:
Một là, sau khi lên nắm quyền, Bush đã điều chỉnh lại chiến lược vũ trụ trước đây đề ra.
Kể từ năm 2004, Cục trinh sát trực thuộc Bộ quốc phòng Mỹ đã thực hiện một phương án có tên

“Kế hoạch kiểm soát vũ trụ”, bao gồm hai nội dung:
Sử dụng hệ thống phản thông tin để phá hoại vệ tinh của các nước trong vũ trụ.
Sử dụng hệ thống giám trinh sát đối
kháng để ngăn chặn việc các nước khác sử dụng, kỷ thuật thu thập tình báo trong vũ trụ
hoặc trong không trung. Kế hoạch này buộc các vệ tinh bay trong quỹ đạo gần trái đất của
các nước phải bay theo quỹ đạo chỉ định của Mỹ để quản lý. Điều này cũng có nghĩa là nếu
không được Mỹ cho phép thì bất kỳ nước nào có vệ tinh bay trong quỹ đạo gần trái đất đều
không được tiến hành thu thập thông tin tình báo.
Hai là, phá bỏ hạn chế mang tính phòng ngự của vũ khí trong không gian. So với kế
hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” do Reagan đưa ra, thì Chính phủ Bush chẳng những


tích cực đẩy mạnh xây dựng hệ thống phòng ngự tên lửa chiến trường (TMD), mà còn
dựa vào hệ thống vũ khí bố trí trong không gian để có khả năng tiến công chính xác từ xa.
Chính sách vũ trụ mà Bush đưa ra là chính sách mang tính tiến công trong vũ trụ, đồng
thời cũng có thể phá huỷ vệ tinh của các nước bay trong vũ trụ.
Ba là, phá bỏ hạn chế chỉ phòng ngự bên trong lãnh thổ Mỹ. Kế hoạch “Chiến tranh
giữa các vì sao” do Reagan đưa ra trước đây chủ yếu phòng ngự và bảo vệ an ninh trong lãnh
thổ nước Mỹ, còn chính sách vũ trụ mới của Bush là giành giật khoảng không vũ trụ với các
nước khác, đồng thời lấy việc bảo vệ an toàn cho những nguồn tài nguyên của Mỹ trong
khoảng không vũ trụ làm mục tiêu quan trọng.
3. Những lợi ích của Mỹ
Mặc dù kế hoạch này của Mỹ sẽ phải tiêu tốn nhiều tiền, nhưng sau khi hoàn thành sẽ đưa
lại cho Mỹ ba lợi ích lớn như sau:
Tăng thêm rất lớn tính cơ động của Mỹ và cũng đáp ứng được yêu cầu của cuộc
chiến chống khủng bố, giảm thiểu được rất nhiều tình trạng phụ thuộc của Mỹ vào căn cứ
nước ngoài, như vậy cũng tức là giảm bớt được rất lớn các nhân tố không xác định cho
những hành động của Mỹ khi phải dựa vào các căn cứ ở nước ngoài, từ đó làm cho Mỹ có thể
chủ động hơn khi xử lý các tình huống xảy ra.
Vũ khí bố trí ở trên không có thể trở thành một biện pháp răn đe chiến lược có hiệu

quả hơn nhiều so với vũ khí giết người hàng loạt. Từ đó có thể thay thế vũ khí giết người
làm công cụ răn đe trong thời gian tới. Vừa qua Mỹ cho ra đời loại vũ khí trên vũ trụ có
tên “Chiếc gậy Thượng đế” được phóng đi từ khoảng không vũ trụ tiến công đối phương.
Loại vũ khí này có hình tròn được làm bằng kim loại như titan, vonfram, urani và được
phóng đi với tốc độ 11.587 km/giờ, sức công phá của nó tương đương với một quả bom
nguyên tử cỡ nhỏ, nên loại vũ khí này
có uy lực răn đe rất lớn.
So với vũ khí giết người hàng loạt, loại vũ khí vũ trụ này có những ưu điểm như tính
sát thương đối với các nhân viên giảm, tác chiến chủ yếu là làm tê liệt hệ thống thông tin
của đối phương, mục tiêu tiến công thường là những thiết bị thông tin, vệ tinh không
người lái bay trên vũ trụ, nên tính tàn khốc của nó giảm thiểu. Ngoài ra loại vũ khí này
cũng loại bỏ được trường hợp ngẫu nhiên, bất cẩn trong thao tác vũ khí thông thường gây ra,
từ đó có thể dẫn tới hiểu lầm và dẫn tới chiến tranh và xung đột vũ trang. Vũ khí vũ trụ chủ


yếu dùng vũ khí thông thường, khi thực hiện tiến công không gây ra những tia phóng xạ như
vũ khí hạt nhân, vì vậy giảm bớt được ô nhiễm môi trường.
Vũ khí này có tác dụng hỗ trợ rất lớn giữa phòng ngự và tiến công, như sau khi bố trí
thì vũ khí vũ trụ sẽ bổ sung thêm tính chính xác, hiệu quả cho hệ thống Phòng ngự tên lửa
chiến trường TMD, bởi hiện nay hệ thống TMD hay MND phụ thuộc rất lớn vào hệ thống
vệ tinh vũ trụ, như thông tin, liên lạc, dự báo, điều khiển, định vị.
Tuy nhiên, các nhà quân sự cho rằng cho dù có rất nhiều ưu điểm, vũ khí vũ trụ này
có những nhược điểm như khi tiến hành chiến tranh vũ trụ và gây ra các vụ nổ thì sẽ tạo ra
một đống rác lớn trên vũ trụ, từ đó gây tổn thất lớn cho các vệ tinh bay trong vũ trụ,
những loại rác này có khi rơi xuống trái đất gây thiệt hại. Chính vì vậy, các nhà khoa học
hiện nay đang nghiên cứu những phương án có lợi nhất trong việc thu hồi rác trong không
trung.


IV. ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG TÁC CHIẾN

TRONG CHIẾN TRANH TƯƠNG LAI
Nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, cũng giống như nghệ thuật quân sự nói
chung, hiện đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng. Điều đó là do nhiều yếu tố
và trước hết là do sự đổi mới mạnh mẽ các phương tiện đấu tranh vũ trang. Quân đội
của các quốc gia phát triển về mặt công nghệ đang được trang bị với số lượng hàng
loạt các loại vũ khí và kỹ thuật quân sự hiện đại nhất (như các phương tiện trinh sát và
dẫn đường vũ trụ), các loại vũ khí tiến công vũ trụ, vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật
lý mới, các loại bom đạn hạt nhân tác động có định hướng, các hệ thống liên kết trinh
sát, tiến công hiện đại hơn, các máy bay lên thẳng đa chức năng thế hệ thứ tư, "Máy
bay muỗi", kỹ thuật tác chiến rôbốt, vũ khí tác động không bay, các loại kỹ thuật thiết
giáp và pháo binh được bảo vệ và cơ động tốt hơn đang được nghiên cứu chế tạo, các
phương tiện bảo đảm công trình, kỹ thuật và hậu cần được hiện đại hóa, việc ứng dụng
các phương tiện máy tính điện tử thế hệ thứ sáu cho hệ thống chỉ huy bộ đội và vũ khí
đang diễn ra mạnh mẽ.
Một đặc điểm đặc trưng là việc đổi mới cơ sở vật chất của quân đội hiện nay
không diễn ra tuần tự và từ từ như trước đây, mà diễn ra đồng thời và ồ ạt trong tất cả
các cấp quân đội. Đồng thời các phương tiện tiến công ngày càng chiếm ưu thế và
khoảng cách của chúng với phương tiện bảo vệ ngày càng tăng lên. Như vậy, trong
tương lai sự "cân bằng" truyền thống giữa vũ khí tiến công và vũ khí phòng thủ có thể
sẽ bị phá vỡ.
Kết quả của việc ứng dụng hàng loại trong quân đội những loại kỹ thuật quân sự
mới sẽ làm tăng khoảng từ 2-3 lần khả năng chiến đấu, khả năng hỏa lực và khả năng
cơ động của các đơn vị bộ đội hợp thành. Dựa trên sự phân tích thay đổi cơ cấu vật
chất trong quân đội có thể dự báo rằng, trong tương lai gần (10-15 năm) các hình thức
và phương pháp hoạt động chiến dịch-chiến thuật có thể sẽ được hoàn thiện. Khi dự
báo, điều quan trọng phải tính đến sự khác biệt của giai đoạn phát triển hiện nay của
nghệ thuật quân sự so với trước đây ở chỗ nội dung và đặc điểm của các chiến dịch hiện
đại được hình thành dưới ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố mới, trong đó các yếu tố
thông tin, hỏa lực điện tử và vũ trụ có một vị trí đặc biệt. Tất cả điều đó làm xuất hiện các
loại hình tác chiến phi truyền thống như: Tác chiến thông tin-tâm lý, tác chiến điện tử-hỏa

lực, tác chiến mặt đất-đường không-vũ trụ, tác chiến đặc biệt chống biệt kích và tác chiến
chống khủng bố.


Từ lâu sự đối đầu thông tin đã được tiến hành trong các cuộc chiến tranh, nhưng
đến thế kỷ 20 nó mới mang hình thức một loại tác chiến đặc biệt trong đấu tranh vũ
trang và hiện nay đang được hoàn thiện. Trong quân đội nước ngoài tác chiến thông
tin-tâm lý được coi là một trong những phương hướng thực hiện cái gọi là "Chiến lược
hoạt động gián tiếp" hay "Chiến tranh có điều khiển của thời đại hạt nhân". Trên thực
tế có quan điểm "Giải trừ vũ khí không có vũ khí" do nhà chỉ huy và lý luận quân sự Tôn
Tử của Trung Quốc nêu ra. Việc chuẩn bị và tiến hành loại hình tác chiến này là đặc
quyền của ban lãnh đạo chiến lược. Tuy nhiên sự đối đầu thông tin được tiến hành không
chỉ ở quy mô chiến lược, mà cả ở quy mô chiến dịch và thậm chí là quy mô chiến thuật.
Bản chất chủ yếu của hoạt động thông tin-tâm lý là ở chỗ làm cho đối phương
hiểu sai ý đồ, thời gian, vị trí và phương pháp giáng đòn tập kích của quân ta. Trong
điều kiện hiện nay vị trí đặc biệt trong loại hình tác chiến này thuộc về sự bí mật đưa
vào sử dụng các loại vũ khí mới, các phương tiện đấu tranh vô tuyến điện, phương tiện
trinh sát, sử dụng các hình thức và phương pháp chiến thuật bất ngờ đối với địch để giáng
các đòn tập kích thông tin các phương pháp cơ động và phản thông tin mới.
Do vậy cần phải nghiên cứu soạn thảo cơ sở lý luận của đối kháng thông tin-tâm
lý. Việc tổ chức đối kháng này trong lực lượng vũ trang Nga hiện còn lạc hậu so với
quân đội nước ngoài. Chẳng hạn, người ta đang đề xuất thành lập trong Lục quân Nga
các cơ cấu bảo đảm thực hiện có kết quả các nhiệm vụ tương tự. Để giải quyết hiệm vụ
này cần phải đưa vào biên chế các cơ quan chỉ huy của các liên binh đoàn và binh
đoàn các phân đội chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức và phối hợp các biện pháp đối
kháng thông tin. Ngoài ra, điều quan trọng là phải chú ý đến việc xây dựng các lực
lượng và phương tiện đặc biệt bảo đảm cả tác động thông tin lên kẻ thù, lẫn phòng
tránh các hoạt động tương tự của kẻ thù.
Ảnh hưởng của yếu tố thông tin lên đặc điểm hoạt động quân sự có liên quan chặt
chẽ đến yếu tố hỏa lực. Trong tất cả các cuộc chiến tranh trước đây hỏa lực được coi là

"Cỗ máy phát điện" mọi sự mới mẻ trong nghệ thuật quân sự. Trong các cuộc chiến
tranh cục bộ của thế kỷ 20, vai trò của hỏa lực còn tăng lên do sự hòa hợp về tổ chức
của hỏa lực và tác động vô tuyến điện lên các hệ thống chỉ huy bộ đội và vũ khí của
địch. Kết quả của điều này là sự nảy sinh một hình thức đấu tranh vũ trang mới là tác
chiến điện tử-hỏa lực, chẳng hạn, loại hình tác chiến này là cơ sở của các chiến dịch
"Bão táp sa mạc", "Con sáo sa mạc", "Lực lượng quyết định", "Cú xốc và sự kinh
hoàng". Trong các chiến dịch này người ta thấy một xu hướng rất quan trọng trong
phát triển nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật đặc trưng cho một trình độ cao hơn về


hoàn thiện chiến dịch bộ đội hợp thành. Trong 10-15 năm tới, loại chiến dịch như vậy
sẽ là kiểu chiến dịch chủ đạo trong hệ thống đấu tranh vũ trang. Xu hướng rõ ràng của
việc tăng độ dài giai đoạn điện tử-hỏa lực trong các cuộc chiến tranh cục bộ là cơ sở cho
sự kết luận như vậy. Chẳng hạn, nếu như trong cuộc chiến tranh Arập-Ixraen giai đoạn
này là 90 phút thì trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh Pecxich là 38 ngày đêm.
Nội dung của tác chiến điện tử-hỏa lực là các trận chiến và trận đánh điện tửhỏa lực có hiệp đồng, phối hợp lẫn nhau về mục tiêu, vị trí và thời gian, các cuộc
tập kích hỏa lực và vô tuyến điện theo nhóm và riêng lẻ một cách bí mật và tập
trung, các hoạt động tác chiến có hệ thống của bộ đội phòng không, không quân,
còn trên các hướng ven biển có cả lực lượng hải quân, nhằm giành và duy trì ưu thế
hỏa lực trước kẻ thù, gây tổn thất cho các cụm quân địch, phá tan hệ thống tổ chức
chỉ huy bộ đội và hỏa lực của địch, phá hủy hoạt động của hệ thống chống vô tuyến
điện và phòng không, tiêu diệt những bộ phận quan trong nhất của các tổ hợp trinh
sát tiến công của địch.
Trong một chiến dịch như vậy ở mức độ này hay mức độ khác đều có sự tham gia
của tất cả các binh chủng và lực lượng đặc nhiệm của Lục quân trong phối hợp hoạt động
với không quân và các lực lượng Hải quân trong vai trò chi phối của các phương tiện
chống vô tuyến điện, Không quân, bộ đội tên lửa và pháo binh.
Trước chiến dịch phải chỉ ra những mục tiêu quan trọng nhất phải đạt được:
không chỉ các phương tiện vô tuyến điện riêng lẻ mà cả toàn bộ hệ thống chỉ huy tác
chiến của địch. Những nguyên tắc sau là những nguyên tắc cơ bản trong chuẩn bị và

tiến hành tác chiến điện tử-hỏa lực.
Bất ngờ: Đạt được bằng cách tập trung đưa vào hoạt động các phương tiện chống
vô tuyến điện, sử dụng các loại màn vô tuyến mới, thiết lập các mục tiêu vô tuyến điện
giả, phong tỏa rađav.v.
Liên tục: Chiến dịch sẽ đạt được mục đích của nó, nếu trong quá trình chiến dịch
sự tác động điện tử-hỏa lực được thực hiện liên tục vào tát cả những mục tiêu quan
trọng nhất trong đội hình chiến dịch của địch trên toàn bộ chiều sâu của chúng để không
cho đối phương có khả năng phục hồi hệ thống chỉ huy tác chiến của chúng .
Tập trung nỗ lực trên những hướng quan trọng nhất. Việc tập trung điện tử-hỏa
lực dựa trên cơ sở sử dụng hiệu quả tác động vô tuyến điện tử và hỏa lực nhằm chế áp
đồng thời những hệ thống vô tuyến điện quan trọng nhất trong biên chế của cụm quân
địch và nhanh chóng sử dụng kết quả các đòn tập kích gây tổn thất cho địch bằng lực
lượng của thê đội cơ động. Khi không có đủ lực lượng và phương tiện có thể sử dụng


các phương pháp lựa chọn sát thương địch trên hướng chủ yếu. Trong đó các đài chỉ
huy của các binh đoàn, của bộ đội tên lửa và pháo binh, của lực lượng chống vô tuyến
điện và phòng không, các tổ hợp trinh sát-hỏa lực phải là những mục tiêu hàng đầu cần
sát thương. Sự đa dạng và mới lạ của việc sử dụng các phương pháp sát thương điện
tử-hỏa lực đạt được nhờ sự kết hợp đồng bộ các loại nhiễu bị động và chủ động.
Phối hợp hoạt động của các lực lượng và phương tiện tác chiến điện tử và sát
thương hỏa lực theo vị trí, thời gian và nhiệm vụ cũng như thực hiện bằng các phương
tiện trinh sát vũ trụ nhằm giáng các đòn tập kích điện tử-hỏa lực chính xác, có lựa
chọn vào những mục tiêu quan trọng nhất của hệ thống chỉ huy quân địch trong quá
trình chiến dịch. Tiến hành cơ động các đòn tập kích điện tử hỏa lực để chuyển các nỗ
lực tác chiến từ hướng này sang hướng khác.
Bảo đảm mọi mặt cho chiến dịch phát hiện kịp thời các mục tiêu của địch bằng các
phương tiện trinh sát đường không vũ trụ, rađa, bảo đảm công trình, kỹ thuật và hậu cần cho
các hoạt động tác chiến.
Tính hiệu quả của việc tiến hành tác chiến điện tử-hỏa lực sẽ phụ thuộc vào tình

hình cơ sở công nghệ quân sự, chẳng hạn phụ thuộc vào việc triển khai chương trình
trên qui mô rộng lớn hoàn thiện các phương tiện chống vô tuyến điện. Đồng thời phải
chú ý đến việc chế tạo những phương tiện có hiệu quả như các hệ thống tự động hóa
đồng bộ, bao gồm các phương tiện trinh sát và gây nhiễu vô tuyến điện, các hệ thống
mô phỏng tự thích ứng với những thay đổi các thông số của các phương tiện tác động
của địch.
Không quân phải là phương tiện sát thương hỏa lực chủ yếu trong tác chiến điện
tử-hỏa lực. Nhưng tiềm năng tác chiến hiện có của Không quân Nga chưa đủ để giải
quyết có hiệu quả các nhiệm vụ sát thương hỏa lực cả tầm xa lẫn tầm gần. Khâu yếu
nhất hiện nay là Không quân tập đoàn quân. Khả năng hiện nay của nó chưa đáp ứng
yêu cầu giải quyết các nhiệm vụ trinh sát, hỏa lực, đặc nhiệm, vận tải, đổ bộ và các
nhiệm vụ bảo đảm khác cho các binh đoàn bộ đội hợp thành. Trong tương lai Nga cần
phải tập trung vào việc chế tạo các máy bay lên thẳng đa chức năng mới được trang bị
các phương tiện trinh sát và chỉ thị mục tiêu dùng trong mọi thời tiết, tăng khả năng
trang bị và nâng cao sức sống của chúng. Quân đội Nga cũng rất cần có các phương
tiện bay không người lái hạng nhẹ thực hiện những chức năng khác nhau (trinh sát,
chống vô tuyến điện v.v.) cũng như các máy bay hạng nhẹ có thể thực hiện được nhiều
nhiệm vụ khác nhau, chuyên chở được trên các phương tiện vận tải chuyên dụng và nằm
trong trang bị của các binh đoàn bộ đội hợp thành.


Cùng với việc phát triển trang bị, cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức các đơn vị
Không quân tập đoàn quân. Chẳng hạn trong các tập đoàn quân (quân đoàn) cần có
trung đoàn máy bay lên thẳng tiến công độc lập, trung đoàn máy bay lên thẳng đa
chức năng độc lập, trung đoàn độc lập các phương tiện bay có người lái điều khiển từ
xa. Trong biên chế các sư đoàn có các phi đội không quân tương tự, cũng như phi đội
Không quân hỗn hợp độc lập, Theo dự báo, việc thực hiện các đề xuất này sẽ cho
phép nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tác chiến của không quân lên từ 2,5-3
lần.
Để nâng cao hiệu quả tác chiến điện tử hỏa lực cần phải hoàn thiện hệ thống chỉ

huy không quân. Muốn vậy cần phải:
Một là: Sử dụng hệ thống phát hiện, chỉ thị mục tiêu, trinh sát và chỉ huy thống
nhất trên cơ sở các hệ thống tự động hóa đi kèm chỉ huy bộ đội để nâng cao hiệu quả
phối hợp hoạt động của các binh chủng (lực lượng) với Không quân.
Hai là: Đưa các đài chỉ huy Không quân phương diện quân và tập đoàn quân lên
gần các đài chỉ huy bộ đội mặt đất cùng với việc mở rộng hệ thống các cơ quan và đài
hỗn hợp trên cơ sở phòng ngự cơ động (nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động).
Ba là: Xây dựng hệ thống chủ động chỉ thị mục tiêu và điều khiển bằng cách sử
dụng trong hệ thống này các máy bay lên thẳng trinh sát chiến thuật tầm xa, cũng như
các máy bay có người lái điều khiển từ xa để bảo đảm tiến công các mục tiêu mặt đất
từ chế độ "treo" của các máy bay lên thẳng tiến công.
Bốn là: Cùng với việc sử dụng các hệ thống hỏa lực chính xác cao, hoạt động
trong mọi điều kiện thời tiết trên các máy bay và máy bay lên thẳng thế hệ mới nhất,
phải đưa chúng vào biên chế của các tổ hợp trinh sát-tiến công và trinh sát-hỏa lực của
cụm quân.
Năm là: Trong khuôn khổ thế hệ tự động chỉ huy bộ đội phải tự động hóa việc cung cấp
thông tin và mọi tài liệu chiến đấu dưới dạng công thức hóa về các đài chỉ huy của các binh
chủng phối hợp tác chiến.
Sáu là: Tạo lập hệ thống nhận dữ liệu từ các cấp chỉ huy khác nhau của các quân
chủng và binh chủng theo các kênh của hệ thống tự động chỉ huy bộ đội cho phép tích hợp
và phản ánh kịp thời thông tin điều khiển-chiến thuật gần với thực tế.
Tiềm năng chiến đấu hiện có của các các binh đoàn và binh đội tên lửa và pháo
binh chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm tiến hành có hiệu quả tác chiến điện tử hỏa
lực. Theo tính toán hiện nay tỉ trọng của bộ đội tên lửa và pháo binh trong sát thương
hỏa lực địch trong trận đánh hỏa lực tầm gần là 30-40%, tầm xa là 15-20%. Các chỉ số


này đòi hỏi phải nâng cao thêm tối thiểu là 15-20%. Vấn đề có thể sẽ được giải quyết
bằng những phương cách khác nhau và trước hết là tăng biên chế số lượng bộ đội tên
lửa và pháo binh trong thành phần các binh đoàn và liên binh đoàn bộ đội hợp thành,

cũng như bằng cách hoàn thiện chất lượng các hệ thống vũ khí tên lửa pháo binh và
đặc biệt là nâng cao tầm bắn của pháo binh.
Việc có pháo binh tầm xa, sự nâng cao khả năng của các hệ thống phản lực phóng
loạt và các tổ hợp tên lửa chiến dịch chiến thuật mới sẽ cho phếp áp dụng rộng rãi sự
sơ động hỏa lực trong bán kính tới 100km, chuyển các nỗ lực hỏa lực sang những
hướng mới mà không phải thay đổi trận địa hỏa lực và tập trung sức mạnh hỏa lực
nhằm tiêu diệt những cụm quân nguy hiếm nhất của địch ở sâu trong hậu cứ. Chất
lượng mới này của pháo binh sẽ tạo tiền đề để thực hiện sát thương hỏa lực địch ở sâu
trong hậu cứ.
Phương hướng chủ yếu phát triển các phương tiện hỏa lực là chế tạo các hệ thống
chính xác cao sử dụng trong các tên lửa, đầu đạn, bom có điều khiển và tự dẫn, cùng các
phương tiện sát thương khác.
Nhiệm vụ sử dụng đầy đủ nhất tiềm năng chiến đấu của bộ đội tên lửa và pháo binh
trong tác chiến điện tử hỏa lực cũng có thể được giải quyết bằng cách hoàn thiện các phương
pháp sử dụng tác chiến của chúng.
Trong số các phương pháp sát thương hỏa lực địch thì những phương pháp sau là
có triển vọng nhất: Phương pháp sát thương khu vực-mục tiêu, phương pháp cấu trúc,
phương pháp hỏa lực chướng ngại vật, phong tỏa hỏa lực, càn quét hỏa lực, thiết lập
hành lang hỏa lực, bao quanh hỏa lực.
Bản chất của phương pháp khu vực-mục tiêu là phân quyền tối đa cho chỉ huy
pháo binh ở cấp chiến thuật, trao quyền rộng rãi và khả năng cho cán bộ chỉ huy bộ đội
hợp thành (từ đại đội trưởng trở lên) trong tổ chức sát thương hỏa lực. Ở đây một
nguyên tắc cơ bản là "phát hiện-tiêu diệt".


×