Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Quản lý hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.66 KB, 37 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
"Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư
nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh."
Đó là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra cho nghề luật sư, là niềm tin mà xã
hội đặt vào nghề luật sư, là trách nhiệm mà mỗi người luật sư đều tự hào được gánh
vác. Thước đo cho mức độ hoàn thành các nhiệm vụ, vai trò của nghề luật sư chính là
chất lượng hành nghề của luật sư.
1. Lý do lựa chọn đề tài:

Cùng với sự phát triển của xã hội, các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp
hơn, việc xảy ra xung đột và tranh chấp là không thể tránh khỏi. Nghề luật sư ra đời
như một lẽ tự nhiên.
Khi các giao dịch trong phạm vi lãnh thổ nhất định không còn đáp ứng đủ cho
nhu cầu phát triển của con người, hội nhập quốc tế trở thành xu thế tất yếu. Cơ hội mở
ra và những thách thức cũng nhiều hơn, rủi ro cũng thường trực hơn. Nhu cầu về dịch
vụ pháp lý của cá nhân, tổ chức ngày càng tăng. Pháp luật có thể đặt ra những cơ chế
bảo vệ và hạn chế rủi ro nhưng suy cho cùng pháp luật cũng chỉ có thể coi là một
“công cụ”. Mà thực tế không phải ai cũng có đủ khả năng sử dụng công cụ đó để tự
bảo vệ chính mình. Người luật sư chính là những người có đủ năng lực để nắm vững
“công cụ” pháp luật đó, có kỹ năng và khả năng để sử dụng “công cụ” đó một cách
hiệu quả để bảo vệ cho những quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức
trong các mối quan hệ xã hội. Vai trò của người luật sư và nghề luật sư do đó mà trở
nên vô cùng quan trọng và không thể thay thế.
Ở Việt Nam, một hệ thống các văn bản pháp luật quy định và điều chỉnh về


nghề luật sư và hành nghề luật sư đã được xây dựng tương đối đầy đủ nhưng với sự
thay đổi không ngừng của thời đại, các văn bản pháp luật này cũng không tránh khỏi
2


những thiếu sót, khiếm khuyết, gây ra những trở ngại cho quá trình hành nghề luật sư.
Thực trạng hành nghề luật sư bộc lộ ra những hạn chế cần khắc phục. Trước thực
trạng đó, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách để đổi mới và cải cách nền tư
pháp nói chung và phát triển nghề luật sư nói riêng. Nhận thức được tính cấp thiết của
đề tài, trong phạm vi nghiên cứu, bài Tiều luận này tập trung phân tích các thực trạng
để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hành nghề của luật sư Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng thể của bài Tiều luận này là làm rõ được thực trạng của nghề luật
sư và thực trạng hành nghề luật sư tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp và biện
pháp cụ thể để nâng cao chất lượng hành nghề luật sư tại Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu tổng thể trên, bài Tiểu luận sẽ tập trung hoàn thành các
mục tiêu cụ thể sau:
-

Khái quát một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về nghề luật sư và hành

-

nghề luật sư trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói chung.
Phân tích chi tiết thực trạng hành nghề luật sư tại Việt Nam.
Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng để chỉ ra những điểm mạnh cần
phát huy và những điểm yếu, điểm hạn chế cần khắc phục.

-


Đưa ra các giải pháp để kiện toàn và nâng cao chất lượng hành nghề luật sư tại
Việt Nam, đề xuất các biện pháp cụ thể để hiện thực hóa các giải pháp đó.

3. Kết cấu bài Tiều luận:

Ngoài phần Lời mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của bài Tiều luận gồm 03 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về nghề luật sư và hành nghề luật sư
Chương II: Thực trạng nghề luật sư và chất lượng hành nghề luật sư tại Việt Nam
Chương III: Các giải pháp và biện pháp để nâng cao chất lượng hành nghề luật sư tại
Việt Nam.
3


CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHỀ LUẬT SƯ VÀ HÀNH
NGHỀ LUẬT SƯ
1. Khái niệm nghề luật sư và hành nghề luật sư

Một trong các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp của
hầu hết các quốc gia trên thế giới là quyền được bảo vệ những quyền và lợi ích hợp
pháp. Trong các vụ việc pháp lý, công dân có thể tự mình bào chữa, bảo vệ quyền và
lợi ích của mình hoặc nhờ người khác bào chữa, bảo vệ cho quyền và lợi ích của
mình. Xuất phát từ nền tảng là quyền cơ bản của công dân, cùng với sự phát triển của
xã hội và nhu cầu được bảo vệ trong các vấn đề pháp lý, "luật sư" đã ra đời, "nghề luật
sư" được hình thành và các hoạt động "hành nghề luật sư" ngày một hoàn thiện.
Để xác nhận sự ra đời và tồn tại của "luật sư" cũng như "nghề luật sư", xã hội
trước hết đặt ra câu hỏi "luật sư là ai?" để pháp luật đưa ra câu trả lời. Nếu hiểu theo
nghĩa rộng và khái quát thì "luật sư" là những người am hiểu về pháp luật và được cấp

phép để hoạt động nghề luật.1 Tuy nhiên, cách hiểu này lại quá rộng và chưa phân biệt
rõ ràng giữa "luật sư" và những người cũng hành nghề luật khác như thẩm phán hay
công tố viên… Chính vì vậy mà luật pháp các quốc gia thường không đưa ra khái
niệm "luật sư" mà quy định những tiêu chuẩn để được công nhận là luật sư và được
cấp phép hoạt động nghề luật sư. Các tiêu chuẩn để được công nhận "luật sư" tại các
quốc gia có thể rất khác nhau2 nhưng nhìn chung bao gồm những tiêu chuẩn phổ biến
sau: (i) là công dân ở nước sở tại; (ii) có bằng cử nhân luật; và (iii) có phẩm chất, đạo
đức tốt. Các tiêu chuẩn này là điều kiện "cần", điều kiện "đủ" để chính thức trở thành
luật sư là phải qua đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư hoặc
vượt qua kỳ thi quốc gia công nhận luật sư.

1 Bryan A. Garner, 2004. Black's Law Dictionary. 8th ed. St.Paul: West Publishing Co., 'lawyer'.
2 Geoffrey C. Hazard, Jr. & Angelo Dondi, 2004. Legal Ethics: A Comparative Study. Stanford: Stanford
University Press, p.22–23.

4


Đối với Việt Nam, Điều 2 Luật Luật sư 2006 3 định nghĩa “Luật sư là người có
đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ
pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức."
Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 như sau:
“Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có
phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua
thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể
trở thành Luật sư." Người có đủ các tiêu chuẩn này muốn hành nghề luật sư phải có
Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư, được cấp Thẻ luật sư.
Chứng chỉ hành nghề luật sư có ý nghĩa xác nhận khả năng hành nghề luật sư trong
khi Thẻ luật sư là giấy tờ chứng nhận tư cách thành viên của Đoàn luật sư và có ý
nghĩa công nhận luật sư.4

Nếu hiểu luật sư là danh từ chỉ người được công nhận là luật sư 5 khi đáp ứng
đủ các tiêu chuẩn do pháp luật quy định thì nghề luật sư chính là nghề của những luật
sư – là một nghề nghiệp trong xã hội mà trong đó luật sư dùng chính những kiến thức
chuyên môn và kỹ năng của mình để độc lập thực hiện các hoạt động trong phạm vi
hành nghề theo quy định pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp. Mục tiêu cao
nhất của nghề luật sư là bảo vệ quyền con người, góp phần bảo vệ công lý và công
bằng xã hội. Cũng chính bởi bản chất nhân văn gắn liền với số phận con người và sự
phát triển của xã hội mà bên cạnh các yêu cầu về kiến thức pháp luật, người luật sư
còn phải tuân thủ theo các quy tắc về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Đây chính là
đặc thù tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề của luật sư, phân biệt nghề luật sư
khác với các nghề khác trong xã hội.
3 Luật Luật sư số 65/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp
thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006; đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 20/2012/QH13 ngày
20/11/2012 (sau đây gọi chung là "Luật Luật sư 2006").

4 Nguyễn Văn Thảo. Tìm một quy trình hợp lý cho việc công nhận luật sư, cấp phép hành nghề luật sư khi sửa
đổi Luật Luật sư. < > [Ngày truy cập: 20/06/2016].

5 Nguyễn Văn Tuân. Bàn về khái niệm luật sư và thẩm quyền công nhận luật sư. <
[Ngày truy cập: 18/06/2016].

5


2. Quá trình hình thành và phát triển nghề luật sư tại Việt Nam
2.1. Sơ lược lịch sử nghề luật sư trên thế giới

Những "người hùng biện" (Orator) tại thành Athens, Hy Lạp cổ đại có thể được
coi là những người đầu tiên thực hiện một số hoạt động gần giống nhất với hoạt động
của luật sư. Từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, tại Hy Lạp cổ đại, tổ chức toà án đã

được hình thành và người dân có quyền tham gia vào việc xét xử. Tại phiên xét xử,
nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình bày ý kiến, lý lẽ của mình hoặc nhờ "người
hùng biện" – thường là bạn bè hoặc người thân – trình bày hộ lý lẽ bảo vệ. Tuy nhiên,
các điều luật của nhà nước Hy Lạp cổ lại đặt ra khá nhiều trở ngại cho "người hùng
biện", dẫn đến các hoạt động của “người hùng biện” giảm sút rõ rệt vào thế kỷ thứ IV
trước Công nguyên.6
Còn ở La Mã cổ đại, chế độ bào chữa lại bước đầu phát triển. Xã hội đã bắt đầu
hình thành một nhóm người am hiểu pháp luật, có khả năng giải thích pháp luật và
vận dụng pháp luật vào một số công việc cụ thể. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ
I trước Công nguyên đến thế kỷ thứ II sau Công nguyên, bắt đầu từ việc Hoàng đế
Claudius xoá bỏ một số trở ngại và công nhận hoạt động nhóm người có kiến thức
pháp luật, cùng với sự phát triển của pháp luật, xã hội dưới Đế chế La Mã đã xuất hiện
một đội ngũ những chuyên gia về pháp luật với các hoạt động nghề nghiệp thường
xuyên hơn và được gọi là "người biện hộ" (Advocatus). 7 Với việc bênh vực những
người yếu thế bị áp bức, ngược đãi, hoạt động của những người biện hộ dần được xã
hội công nhận và uy tín của họ ngày càng một nâng lên.
Tuy nhiên, khi châu Âu chuyển sang thời kỳ Trung cổ với các triều đại phong
kiến phân quyền cát cứ, các hoạt động hành nghề luật sư cùng với xã hội châu Âu bị
chìm trong Đêm trường Trung cổ. Hệ thống Toà án và chế độ luật sư được thiết lập
phức tạp theo nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn hướng tới phục vụ tôn giáo và chế
6 Robert J. Bonner, 1927. Lawyers and Litigants in Ancient Athens: The Genesis of the Legal Profession. New
York: Benjamin Blom, p.202-204.

7 John A. Crook, 1967. Law and Life of Ancient Rome. Ithaca: Cornell University Press, p.90-91.
6


độ phong kiến. Hoạt động của những người hành nghề luật bị hạn chế bởi chế độ
phong kiến hà khắc và không ai trong số họ thể hiện được rõ ràng và đầy đủ vai trò
của một người hành nghề luật.8

Bước sang chế độ tư bản, nghề luật sư được tổ chức với những điều kiện khắt
khe nhằm bảo vệ quyền lợi riêng biệt cho một bộ phận người thuộc giai cấp tư sản.
Các cuộc đấu tranh vì dân chủ, bình đẳng diễn ra thường xuyên đã buộc chính quyền
phải mở rộng quyền dân chủ cho giai cấp bị bóc lột, dẫn đến việc tăng cao nhu cầu
của người dân được đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Hệ thống xét xử và hoạt động
luật sư đúng bản chất cũng dần hoàn thiện.
Ngày nay, nghề luật sư ngày càng phát triển, dần trở thành một nghề tự do với
vai trò quan trọng không thể thiếu trong xã hội.
2.2. Quá trình hình thành và phát triển nghề luật sư tại Việt Nam
(i)

Giai đoạn trước năm 1945

Sau khi xâm lược Nam kỳ, ngày 26/11/1876, toàn quyền Pháp ban hành Nghị
định về việc biện hộ tại toà án cho người Pháp hoặc người Việt mang quốc tịch Pháp.
Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở nước ta và toàn Đông dương, thực dân Pháp chia ra 5
xứ để cai trị: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Ai Lao, Cao miên. Toàn quyền Pháp ký Sắc
lệnh thành lập Đoàn luật sư Sài Gòn và Hà Nội, gồm các luật sư đã tốt nghiệp trường
Luật ở Pháp có quốc tịch Pháp. Tiếp đến sắc lệnh ngày 30/01/1911, nhà cầm quyền
Pháp đã mở rộng nghề luật sư không hạn chế chỉ người Pháp và người Việt mang
quốc tịch Pháp, mà còn có cả người Việt mang quốc tịch Việt.
Ngày 25/5/1930, toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh tổ chức Luật sư đoàn ở Hà Nội,
Sài Gòn và Đà Nẵng. Sắc lệnh này lại mở rộng thêm cho các luật sư không chỉ biện hộ
cho thân chủ có quốc tịch Pháp mà cho cả thân chủ không phải là quốc tịch Pháp;
không chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà cả toà Nam án. Người Việt Nam đầu tiên làm luật

8 James A. Brundage, 1994. The Rise of the Professional Jurist in the Thirteenth Century. Syracuse: J. Int'l L. &
Com., p.185.

7



sư là ông Phan Văn Trường, tốt nghiệp trường Đại học Luật ở Pháp và làm luật sư tại
Paris.
(ii)

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1987

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời; Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp. Ngày
10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức các Đoàn luật
sư trong nước. Điều thứ 1 của Sắc lệnh ghi nhận: “Các tổ chức các đoàn thể luật sư
trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn tạm giữ như cũ. Sắc lệnh ngày 25 tháng 5
năm 1930 quy định những tổ chức ấy vẫn tạm thi hành với các điều sửa đổi sau này”.
Điều 3 của Sắc lệnh 46/SL quy định chặt chẽ tiêu chuẩn để được liệt danh vào bảng
luật sư tại Tòa Thượng thẩm Hà Nội hay Sài Gòn, đó là: có quốc tịch Việt Nam,
không phân biệt nam, nữ; có bằng cử nhân luật; đã làm tập sự trong ba năm (kể từ
ngày tuyên thệ) ở một Văn phòng luật sư thực thụ trong nước; có hạnh kiểm tốt; được
bằng chứng nhận đã hết hạn tập sự và đủ tư cách làm luật sư thực thụ.
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được Quốc hội
thông qua ngày 9/11/1946, Điều 67 có viết: “Các phiên tòa đều xét xử công khai, trừ
trường hợp đặc biệt, người bị cáo có quyền bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Tuy
nhiên, Hiến pháp vừa được thông qua, ngày 19/12/1946, cuộc Kháng chiến toàn quốc
bùng nổ, chiến tranh kéo dài cho đến ngày 30/4/1975. Vì vậy, một thời gian dài người
vai trò, vị trí của người Luật sư trong xã hội Việt Nam dường như bị quên lãng.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, Việt Nam bị chia cắt hai miền với hai chế độ
khác nhau: miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam còn trong vòng kiềm tỏa
của đế quốc Mỹ. Ở miền Bắc, ngày 31/12/1958, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp thứ hai), trong đó điều 101 quy định: “Việc
xét xử tại các Tòa án nhân dân đều công khai, trừ trường hợp đặc biệt do luật định.

Quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo”. Ở miền Nam, trường Đại học Luật khoa
Huế, Đà Lạt, Sài Gòn đào tạo nhiều cử nhân Luật, một số sinh viên tốt nghiệp cử nhân
Luật được đào tạo để trở thành Luật sư và đã hành nghề. Trong các tòa Vi cảnh, tòa
Sơ thẩm, tòa Đại hình, tòa Thượng thẩm đều có công tố viện và có luật sư tranh luận,
8


bào chữa bảo vệ thân chủ. Luật sư có quyền tham gia trong giai đoạn điều tra, giai
đoạn tranh tụng trước tòa.
Ngày 18/12/1980, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Quyền tự do, dân chủ của công dân được quy định tại nhiều điều,
trong đó có Điều 133: ''Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp đo luật định.
Quyền bào chữa được bảo đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị can, bị cáo
và các đương sự khác về mặt pháp lý.''
(iii) Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2006

Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Tổ chức Luật sư.
Pháp lệnh này là một bước ngoặt quan trọng trong việc tổ chức luật sư phù hợp giai
đoạn phát triển kinh tế nhiều thành phần, đổi mới đất nước.
Ngày 15/04/1992, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; quyền bào chữa của luật sư được khẳng định. Điều 132: “...Bị cáo có
thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành
lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Ngày 25/07/2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số
37/2001/PL-UBTVQH10. Nội dung Pháp lệnh nổi bật một số điểm quan trọng, trong
đó có điều 8, điểm d quy định: không phải là cán bộ, công chức theo quy định pháp
luật về cán bộ công chức. Điểm nổi bật khác: luật sư là người có trình độ đại học Luật
và tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc nước ngoài được pháp luật
Việt Nam công nhận; xác định Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư,

còn tổ chức hành nghề luật sư là Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh; trong
phạm vi toàn quốc sẽ có một tổ chức luật sư do Chính phủ quy định, kết hợp chặt chẽ
việc quản lý của nhà nước với việc tư quản của tổ chức luật sư.
Đến đến kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
khoá XI ngày 29/06/2006, Quốc hội ban hành Luật luật sư, đánh dấu bước phát triển
mới trong lịch sử phát triển nghề luật sư. Luật luật sư đã thống nhất điều chỉnh thị
9


trường dịch vụ pháp lý, đã thừa nhận nghề luật sư là một nghề luật mang tính chất
dịch vụ trong và ngoài tòa án; nó gắn liền với số phận con người, có tính nhân bản sâu
sắc và có tính quốc tế.
(iv) Giai đoạn từ năm 2006 đến nay

Từ ngày 10-12/5/2009 tại Hà Nội, lần đầu tiên trong lịch sử đã triệu tập được
Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc, tại đây đại hội đã nhất chí bầu Luật sư Lê Thúc
Anh làm Chủ tịch liên đoàn luật sư Việt Nam, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Luật sư
Nguyễn Văn Chiến được đại hội tín nhiệm bầu vào chức danh Tổng thư ký và phó
Tổng thư ký. Ngày 12/5/2009, Đại hội chính thức thông qua việc thành lập Liên đoàn
luật sư Việt Nam.
Sau 05 năm thi hành, Luật luật sư 2006 đã đi vào cuộc sống và mang lại nhiều
kết quả nhưng cũng dần thể hiện một số điểm chưa phù hợp với sự phát triển của đât
nước. Vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư đã được ban hành
vào ngày 20/11/2012 để khắc phục các điểm còn hạn chế và chưa phù hợp đó.
3. Pháp luật về hành nghề luật sư tại Việt Nam
3.1. Điều kiện hành nghề luật sư

Điều kiện hành nghề luật sư được quy định tại Điều 11 của Luật Luật sư 2006:
“Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật
sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư”.

Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ
quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân
luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức
khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.”
Như vậy, một người muốn hành nghề luật sư thì không những phải đáp ứng đủ
các tiêu chuẩn để trở thành luật sư (quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư 2006) mà
còn phải đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề luật sư, trong đó việc gia nhập Đoàn luật
sư là một điều kiện bắt buộc. Chứng chỉ hành nghề luật sư được cấp cho người đã
10


hoàn thành khóa đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề và quy kỳ thi
kết thúc tập sự. Người gia nhập Đoàn luật sư sẽ được cấp Thẻ luật sư – đây vừa là
giấy tờ chứng minh tư cách thành viên Đoàn luật sư, vừa xác nhận tư cách luật sư và
đủ điều kiện hành nghề của luật sư.
Quy định này nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp của nghề luật sư, phòng tránh
tình trạng những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện vẫn thực hiện dịch vụ pháp lý
làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ pháp lý; đồng thời quy định này cũng nhằm
tăng cường quản lý hành nghề luật sư.
Nghề luật sư mang trên mình trách nhiệm với xã hội, với công lý; là nghề gắn
liền với số phận con người nên pháp luật đặt ra cho luật sư những điều kiện hành nghề
nghiêm ngặt. Quá trình hành nghề của luật sư cũng được quản lý, giám sát, kiểm tra
để đảm bảo việc tuân thủ theo pháp luật và các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư. Luật sư có hành vi vi phạm pháp luật hay quy tắc đạo đức sẽ bị xử lý
kỷ luật tùy từ mức cảnh cáo đến mức đình chỉ hành nghề, tùy theo mức độ vi phạm và
hậu quả của hành vi vi phạm gây ra.
3.2. Phạm vi hành nghề luật sư

Hoạt động hành nghề của luật sư chính là việc luật sư cung cấp các dịch vụ
pháp lý cho khách hàng. Theo quy định tại Điều 4 và Điều 22 của Luật Luật sư 2006

thì có thể hiểu nội hàm “dịch vụ pháp lý” của luật sư và “phạm vi hành nghề luật sư”
có sự đồng nhất với nhau.
Phạm vi hành nghề luật sư được xác định bao gồm: (i) Dịch vụ tư vấn pháp
luật; (ii) Dịch vụ đại diện pháp lý và (iii) các hoạt động dịch vụ pháp lý khác. Trong
đó, dịch vụ tư vấn pháp luật được hiểu là hoạt động cung cấp các ý kiến pháp lý, giải
pháp cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Dịch vụ đại diện pháp lý được hiểu là luật
sư sẽ là người đại diện cho khách hàng, thay mặt cho khách hàng trước các cơ quan, tổ
chức hoặc trước các đối tác của khách hàng để thực hiện các công việc liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của khách hàng theo đúng phạm vi đại diện và quy định của pháp
luật. Các cơ quan, tổ chức có thể là các cơ quan tư pháp, các cơ quan hành chính nhà
11


nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội… Theo đó, dịch vụ đại diện pháp
lý sẽ bao gồm cả việc tham gia tranh tụng trước Tòa như bào chữa cho bị can, bị cáo
trong các vụ án hình sự; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong vụ
án hình sự, nguyên đơn, bị đơn trong trong các vụ án dân sự, hành chính, lao động,
kinh tế; tham gia bảo vệ quyền lợi cho các đương sự trong tố tụng trọng tài. Ngoài ra,
dịch vụ pháp lý còn có thể là những hoạt động khác như soạn thảo hợp đồng, các giấy
tờ pháp lý, đại diện theo ủy quyền thực hiện các công việc cụ thể…
3.3. Hình thức hành nghề luật sư

Điều 23 Luật Luật sư 2006 quy định về hình thức hành nghề luật sư như sau:
“Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:
1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành
lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao
động cho tổ chức hành nghề luật sư;
2. Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật này.”
(i)


Tổ chức hành nghề luật sư

Điều 32 Luật Luật sư 2006 quy định hình thức tổ chức hành nghề luật sư bao
gồm (i) văn phòng luật sư và (ii) công ty luật.
Văn phòng luật sư là hình thức tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư thành
lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập
văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng, là người đại diện theo pháp luật và phải chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.
Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu
hạn. So với Pháp lệnh luật sư năm 2001, điểm mới của Luật Luật sư 2006 là quy định
thêm hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Và để phù hợp với quy định tại Luật
Doanh nghiệp, công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
12


Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập và không có thành viên
góp vốn. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư
góp vốn thành lập. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một thành
viên thành lập và là chủ sở hữu công ty. Các thành viên công ty luật hợp danh.
(ii)

Hành nghề với tư cách cá nhân

Theo Điều 49 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 thì:
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao
động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
2. Trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư
cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo
quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

3. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý
cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao
động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ
án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý
theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.

13


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGHỀ LUẬT SƯ VÀ CHẤT LƯỢNG HÀNH
NGHỀ LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”
Để nâng cao chất lượng hành nghề của luật sư Việt Nam, tiến gần hơn với các
tiêu chuẩn hành nghề quốc tế, sau đó tiến tới cạnh tranh với các hoạt động nghề luật
sư của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thì trước hết nghề luật sư Việt
Nam cần hiểu chính mình.
Việc đánh giá chất lượng hành nghề luật sư tại Việt Nam cần xem xét đánh giá
thực trạng nhiều mặt của nghề luật sư, từ đội ngũ luật sư Việt Nam, hoạt động hành
nghề của các luật sư, đến công tác quản lý hoạt động hành nghề; từ đó xác định được
những điểm mạnh, những điều đã làm được; đồng thời cũng phát hiện những điểm
hạn chế cần khắc phục, cải thiện.
1. Chủ trương và định hướng phát triển nghề luật sư và chất lượng hành nghề

luật sư của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình
phát triển nghề luật sư tại Việt Nam, đưa các chế định luật sư ở nước ta tiến gần hơn
tới các thông lệ quốc tế. Đứng trước các yêu cầu và xu thế hội nhập quốc tế mà bước
đi đầu tiên là gia nhập WTO, Quốc Hội khóa XI đã thông qua Luật Luật sư vào ngày
29/06/2006 mà sau đó được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật sửa đổi ngày

20/11/2012, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn luật sư, điều kiện hành nghề luật
sư, quyền và nghĩa vụ của luật sư. Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển đội
ngũ luật sư Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết
trong đó đề ra những mục tiêu, định hướng và lộ trình phát triển cụ thể.
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2006 về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, bên
cạnh mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có
14


chức danh tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và
cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh
nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ”; Nghị quyết còn đặc biệt đặt ra
nhiệm vụ: “...Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính
trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn”.
Nhằm thực hiện Nghị quyết 49-NQ-TW, ngày 14/5/2008 Thủ tướng Chính Phủ
đã ký quyết định số 544/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án đào tạo chuyên gia pháp
luật, luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hướng tới mục tiêu đào tạo
“một số chuyên gia pháp luật, luật sư am hiểu pháp luật và tập quán thương mại quốc
tế, giỏi kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có khả năng được cấp Chứng chỉ hành
nghề luật sư của nước đang được đào tạo”. Sau khi được đào tạo, các chuyên gia
pháp luật, luật sư sẽ tham gia tư vấn về hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế; soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; giảng dạy tại
các cơ sở đào tạo luật và từng bước hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia pháp
luật, luật sư tiêu chuẩn quốc tế.
Đặc biệt vào ngày 12/05/2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập với
tư cách là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của luật sư toàn quốc.
Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh
nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 là: “Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ luật sư; đa dạng hóa công tác đào tạo nghề luật sư theo Chương trình chuẩn
quốc gia về đào tạo nghề luật sư; thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư của Liên đoàn
Luật sư Việt Nam; mở rộng sự tham gia của các Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật
sư trong việc đào tạo nghề luật sư, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh trong đào tạo
nghề luật sư; thực hiện đào tạo chuyên sâu và đào tạo liên thông; tiếp tục thực hiện
có hiệu quả liên kết với quốc tế và khu vực trong việc đào tạo luật sư phục vụ hội
nhập kinh tế quốc tế; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp
luật, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do tổ chức xã hội - nghề
nghiệp luật sư đảm nhận”.
15


Việt Nam hiện đang đứng trước những cơ hội vàng để đưa nền kinh tế và xã
hội phát triển vượt bậc thông qua hội nhập quốc tế. Để không trở nên “lạc lõng” trên
“trường quốc tế” hay thậm chí “thất thế” trên ngay chính “sân nhà”, nhu cầu hình
thành và phát triển một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế đang trở
nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
2. Thực trạng nghề luật sư và chất lượng hành nghề luật sư tại Việt Nam

Đội ngũ Luật sư Việt Nam

2.1.

Sự hoàn thiện hơn của khuôn khổ pháp luật và sự ra đời của một tổ chức xã hội –
nghề nghiệp toàn quốc cho cộng đồng luật sư đã thúc đẩy đội ngũ luật sư Việt Nam
phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Về số lượng, đến đầu năm 2013, 63 Đoàn luật sư đã được thành lập tại toàn bộ
63 tỉnh thành trên cả nước (tỉnh Lai Châu là tỉnh thành lập đoàn luật sư sau cùng). Nếu
như vào năm 2009 cả nước chỉ có 5.300 luật sư thì đến nay số lượng luật sư đã tăng
trưởng hơn 40% lên con số 9.362 luật sư, đạt tỷ lệ 1 luật sư/ 10.000 người dân.9

Chất lượng của luật sư cũng ngày một nâng cao hơn, bước đầu đáp ứng yêu cầu
chuyên nghiệp hoá và nhu cầu về dịch vụ pháp lý của người dân. Một số luật sư hiện
nay còn được học tập và đào tạo tại nước ngoài, kỹ năng hành nghề cũng được cải thiện
hơn qua kinh nghiệm từng vụ việc.
Tuy nhiên, đội ngũ luật sư Việt Nam vẫn còn một số điểm hạn chế cần được
khắc phục.
Thứ nhất, số lượng luật sư tuy có tăng nhưng tốc độ tăng khá chậm và tỷ lệ luật
sư hiện có so với dân số còn rất thấp. Tỷ lệ luật sư nước ta hiện nay trung bình là 1
luật sư/10.000 người dân, trong khi đó từ mấy năm trước tỷ lệ này ở Thái Lan đã là
1/1526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là 1/4.546, Pháp là 1/1.000, và Mỹ là 1/250.
Mặt khác, sự phân bổ luật sư giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng
9 Liên đoàn Luật sư Việt Nam, 2015. Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp < [Ngày truy cập: 18/06/2016].

16


bằng và miền núi, trung du chưa đồng đều. Đa số luật sư và tổ chức hành nghề luật sư
tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Riêng Đoàn luật sư
TP. Hà Nội hiện có 2.476 luật sư, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh có 3.756 luật sư,
chiếm hơn 2/3 tổng số luật sư của cả nước. 10 Điều này đang tạo ra sự chênh lệch về
phạm vi và chất lượng cung cấp dịch vụ của luật sư, hạn chế khả năng tiếp cận với các
dịch vụ pháp lý của người dân tại các cùng nông thôn, miền núi và khu vực có điều
kiện kinh tế khó khăn. Nguyên nhân của hạn chế này có thể do điều kiện địa lý làm
hạn chế khả năng tiếp cận; dân số tại các khu vực nông thôn, miền núi còn thưa, trình
độ văn hoá, hiểu biết của người dân địa phương về pháp luật và vai trò của luật sư còn
hạn chế; môi trường kinh tế chưa sôi động nên nhu cầu đối với các dịch vụ pháp lý
chưa cao; điều kiện đào tạo, bồi dưỡng luật sư chưa đảm bảo.
Thứ hai, chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế, đặc biệt khi đặt
trong sự so sánh tương quan với các luật sư trong khu vực. Pháp lệnh Tổ chức Luật sư

năm 1987 quy định trình độ về pháp luật đối với người muốn gia nhập Đoàn luật sư
nếu không có bằng cử nhân luật thì phải có trình độ tương đương đại học pháp lý. 11
Đồng thời, Pháp lệnh cũng cho phép cán bộ, công chức được kiêm nhiệm hành nghề
luật sư. Số luật sư chuyên trách thì đa phần là cán bộ nghỉ hưu. Vì vậy mà một số
lượng không nhỏ luật sư hành nghề từ thời điểm ban hành Pháp lệnh Tổ chức Luật sư
năm 1987 đến nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề, đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp. Còn số luật sư trẻ được đào tạo bài bản về kiến thức
chuyên môn và kỹ năng hành nghề thì phần lớn lại có thời gian hành nghề chưa lâu
nên còn thiếu kinh nghiệm.12 Do đó, hiệu quả tham gia tố tụng của luật sư vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu tranh tụng tại phiên toà. Một trong các kỹ năng còn yếu của các
luật sư là kỹ năng và kinh nghiệp trong thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật, tình tiết
10 Như trên.
11 Điều 11, Pháp lệnh Tổ chức Luật sư 1987.
12 Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương. Bộ Tư pháp “bắt bệnh” thực trạng yếu kém của đội ngũ Luật sư.
< />%E2%80%9Cb%E1%BA%AFtb%E1%BB%87nh%E2%80%9Dth%E1%BB%B1ctr%E1%BA%A1ngy
%E1%BA%BFuk%C3%A9mc%E1%BB%A7a%C4%91%E1%BB%99ing%C5%A9Lu%E1%BA%ADts
%C6%B01.aspx> [Ngày truy cập: 25/06/2016].

17


phục vụ cho phần luận cứ, tranh luận, đưa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên toà. Một số
luật sư còn có thái độ ứng xử nghề nghiệp chưa đúng mực trong quan hệ với các cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và luật sư đồng nghiệp, làm ảnh hưởng
đến uy tín của đội ngũ luật sư. Ngoài các kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn, các luật
sư Việt Nam còn yếu về một số kỹ năng mềm như kỹ năng đàm phán, kỹ năng diễn
thuyết và đặc biệt là còn yếu về trình độ ngoại ngữ và kiến thức về pháp luật quốc tế.
Chính điểm hạn chế này đã và đang tạo nên những trở ngại cho luật sư khi tham gia
vào các cuộc đàm phán hay các vụ tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam, các doanh
nghiệp và công dân Việt Nam với nước ngoài.

Thứ ba, mức độ chuyên môn hoá và chuyên sâu trong nghề nghiệp chưa cao.
Đa số luật sư Việt Nam khi hành nghề đều cung cấp mọi loại hình dịch vụ pháp lý bao
gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý
khác. Hai lĩnh vực hành nghề chủ yếu hiện nay của các luật sư là dân sự và hình sự;
còn các lĩnh vực pháp luật khác như hành chính, lao động, kinh doanh thương mại…
thì tỷ lệ tham gia của luật sư còn tương đối thấp. Số lượng luật sư có đủ kinh nghiệm,
kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đàm phán giải quyết
tranh chấp quốc tế chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1,2% trong tổng số luật sư.13
Thứ tư, vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội và trong quá trình tố tụng chưa
thực sự được nhìn nhận đúng và đầy đủ. Nhận thức của các cá nhân, tổ chức trong xã
hội về vai trò của luật sư trong việc tư vấn, giúp đỡ pháp lý chưa toàn diện, sâu sắc;
nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư còn ít. Thực tiễn thời gian qua đã có một
số doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều bất lợi, thiệt hại trong hoạt động kinh doanh,
đặc biệt là khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế xuất phát từ những rủi ro
pháp lý. Doanh nghiệp đã có thể giảm thiểu hoặc không phải chịu cách thiệt hại này
nếu nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ luật sư.

13 Quyết định số 1072 /QĐ-TTg ngày 05/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt ‘‘Chiến lược
phát triển nghề luật sư đến năm 2020’’.

18


2.2. Chất lượng hành nghề luật sư tại Việt Nam

Thực trạng chất lượng hành nghề luật sư tại Việt Nam được đánh gia qua các
phương diện gồm phạm vi hành nghề, hình thức hành nghề và việc đảm bảo các điều
kiện hành nghề của luật sư.
(i)


Về phạm vi hành nghề luật sư:

Theo quy định tại Luật Luật sư 2006 thì dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm
tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động, hành chính; tư vấn pháp luật; đại diện ngoài tố tụng và
các dịch vụ pháp lý khác. Chính vì phạm vi hoạt động hành nghề của luật sư ngày
càng được mở rộng nên số lượng vụ việc, khách hàng của luật sư nhiều hơn, đa dạng
hơn; tỷ lệ khách hàng nước ngoài cũng có xu hướng tăng nhanh.
Từ tháng 05/2009 đến 31/12/2014, các luật sư đã tham gia bào chữa trong
77.129 vụ án hình sự (trong đó có 34.635 vụ án hình sự tham gia theo yêu cầu cung
cấp dịch vụ của khách hàng, 42.494 vụ án hình sự tham gia theo yêu cầu của cơ quan
tiến hành tố tụng); 65.263 vụ án dân sự; 5.486 vụ án kính tế; 5.575 vụ án hành chính;
724 vụ án lao động; 272.365 vụ tư vấn trong các vụ việc khác; 9.133 đại diện ngoài tố
tụng; 89.491 dịch vụ pháp lý khác và 37.827 vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí... 14 Các
hoạt động nghề nghiệp của luật sư trong thời gian qua không những đã từng bước đáp
ứng được nhu cầu ngày càng tang của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài
nước mà còn tích cực góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, là
tiếng nói phản biện nhằm làm rõ sự thật khách quan, tạo lập thế tranh tụng dân chủ tại
phiên tòa, làm cơ sở cho việc hình thành phán quyết của Tòa án đảm bảo các quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân; tham gia tư vấn, hòa giải, làm lành mạnh hóa các quan
hệ tranh chấp trong xã hội; từ đó đóng góp tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

14 Liên đoàn Luật sư Việt Nam, 2015. Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách
tư pháp < [Ngày truy cập: 18/06/2016].

19


Trong hoạt động tham gia tố tụng, vai trò của luật sư đang được nhìn nhận

đúng hơn với bản chất và tính chất. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm hơn
đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho các bị can, bị cáo, đương sự. Ý kiến của luật sư tại phiên toà đã được cơ
quan tiến hành tố tụng quan tâm và coi trọng hơn. Việc tham gia tố tụng của các luật
sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, của các đương
sự, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót,
làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đưa ra các
phán quyết công bằng.
Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, ngoài lĩnh vực truyền thống như hình sự, dân
sự, lao động, hôn nhân gia đình, các luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong các
lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ. Với điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, toàn cầu hoá, các luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đang phát
huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết những
hợp đồng thương mại, dự án đầu tư lớn đạt kết quả tốt, được khách hàng trong nước
và nước ngoài hài lòng và tin tưởng, tạo được sự tín nhiệm trên thị trường dịch vụ
pháp lý trong khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, các luật sư cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động trợ giúp pháp
lý miễn phí cho người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người
tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số thường trú ở các vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 15 Việc tham gia vào hoạt động trợ giúp
pháp lý cho những đối tượng yếu thế hơn trong xã hội không chỉ thực hiện một cam
kết của luật sư đối với xã hội, thể hiện tính nhăn văn của nghề luật sư mà còn góp
phần tạo lập sự công bằng cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động hành nghề của luật
sư cũng còn những hạn chế. Dù phạm vi hành nghề đã được mở rộng hơn nhưng hoạt
động hành nghề của các luật sư thời gian qua chủ yếu vẫn là tham gia tố tụng, nhưng
trên thực tế, hơn một nửa số vụ án hình sự trong cả nước vẫn chưa có sự tham gia của
15 Luật trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11
20



luật sư. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tế. Mới chỉ có khoảng 30% các doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư, trong số đó chỉ có gần 20% doanh nghiệp
ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thường xuyên, còn lại là hợp đồng theo vụ việc. Đối
tượng khách hàng của các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư vẫn chủ yếu tập trung
vào khách hàng truyền thống là cá nhân; cụ thể tỷ lệ khách hàng cá nhân chiếm tới
85%, trong khi tỷ lệ khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chỉ khoảng 15%. 16
(ii)

Về hình thức hành nghề của luật sư

Theo Luật Luật sư năm 2006, luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức
hành nghề gồm: hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư
cách cá nhân dưới hình thức hợp đồng lao động cho các cơ quan, tổ chức không phải
là tổ chức hành nghề luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm (i) văn phòng luật sư
do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư
nhân; và (ii) công ty luật gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu
hạn (công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty luật trách
nhiệm hữu hạn một thành viên). Hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo Luật Luật
sư 2006 đã được mở rộng hơn so với Pháp lệnh Luật sư 2001, tạo điều kiện cho các
luật sư lựa chọn mô hình hoạt động nhằm phát huy hết khả năng để hành nghề một
cách thuận lợi nhất.
Thực tế hiện nay, các tổ chức hành nghề luật sư đang tồn tại và hoạt động theo
toàn bộ các loại hình từ văn phòng luật sư, công ty luật hợp danh, đến công ty luật
trách nhiệm hữu hạn; tuy nhiên còn khá manh mún và nhỏ lẻ. Đa phần các tổ chức
hành nghề luật sư chỉ có từ 1-2 luật sư, số lượng tổ chức có từ 10 luật sư trở lên chỉ
đếm trên đầu ngón tay.
(iii) Về đảm bảo quyền và điều kiện hành nghề của luật sư


16 Quyết định số 1072 /QĐ-TTg ngày 05/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt ‘‘Chiến lược
phát triển nghề luật sư đến năm 2020’’.

21


Dù nhận thức của xã hội cũng như của các cơ quan nhà nước về vai trò của luật
sư đã có nhiều thay đổi và chuyển biến theo chiều hướng tích cực, pháp luật cũng quy
định các quyền của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng. Nhưng trên thực tế vẫn
còn hiện tượng tiếng nói của luật sư tại phiên toà chưa thực sự có giá trị, luật sư trong
nhiều trường hợp còn gặp phải những trở ngại khi hành nghề xuất phát từ phía các cơ
quan tiến hành tố tụng.
Thực tế, theo một số luật sư, trong giai đoạn điều tra, luật sư mắc phải nhiều
khó khăn, vướng mắc do chính các chiến thuật nghiệp vụ và thái độ “bất hợp tác” của
điều tra viên. Không kể một số địa phương vẫn còn tồn tại tình trạng “án điểm” với
“đường lối xử lý” được chỉ đạo. Những “góc khuất” của vụ án này thường có sự tác
động, chỉ đạo nên luật sư thường rất khó khi tham gia như trở ngại khi tiếp cận và thu
thập chứng cứ, khó khăn trong việc gặp trực tiếp bị can đang bị tạm giam, tạm giữ.
Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ luật sư cũng cần được thực sự quan tâm khi thời
gian qua đã có nhiều trường hợp luật sư bị hành hung, thậm chí phải đổ máu vì nghề.
Trường hợp luật sư Trần Hồng Lĩnh thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hải Phòng bị tạt
acid vào năm 2012 có thể coi là vụ án lớn liên quan đến luật sư và gây bất bình xã hội,
gây hoang mang cho nhiều luật sư khác. Nếu không có biện pháp khắc phục và hạn
chế thì thực tế tiêu cực không chỉ trở thành mối nguy hiểm cho luật sư mà còn là vật
cản trên con đường hướng tới sự thật khách quan và công lý xã hội.
2.3. Quản lý về luật sư và hành nghề luật sư

Thời gian qua, công tác tự quản của các Đoàn luật sư đối với nghề luật sư đã có
nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện tương đối tốt công tác giám sát, kiểm tra việc
tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Điều lệ

Đoàn luật sư của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; kịp thời nhắc nhở và có biện pháp
xử lý kỷ luật nghiêm minh các trường hợp luật sư vi phạm. Tuy nhiên, hoạt động tự
quản của các Đoàn luật sư còn bộ lộ một số hạn chế cần sớm khắc phục như:
Thứ nhất, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của nhiều Ban Chủ nhiệm
Đoàn luật sư trong cả còn chưa cao.
22


Thứ hai, một số Đoàn luật sư chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho luật sư;
công tác giám sát, quản lý người tập sự hành nghề luật sư còn mang tính hình thức.
Thứ ba, một số Đoàn luật sư phối hợp chưa tốt với cơ quan quản lý nhà nước ở
địa phương trong việc quản lý hành nghề luật sư, việc quản lý hành nghề luật sư ở
những địa phương này kém hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức và hoạt động
luật sư ở địa phương.
Thứ tư, các Đoàn luật sư chưa thực sự thực hiện tốt chức năng đại diện để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư. Đoàn luật sư chưa thực sự là nơi tập hợp
những bức xúc, khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của luật sư liên quan đến
hoạt động hành nghề và đại diện cho luật sư trong việc kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về luật sư còn bất cập, cơ chế quản lý
có phần còn lỏng lẻo chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Sự
quan tâm lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư còn có mặt hạn chế.
3. Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém trong hành nghề luật sư
3.1. Nguyên nhân khách quan
-

Tính chất của nghề luật sư là nghề dịch vụ tự do nên hoạt động luật sư trước
hết phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội. Do điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta
đang phát triển, mức thu nhập của người dân còn thấp, chưa đồng đều, nhận

thức của cơ quan nhà nước, tổ chức, người dân, của cộng đồng doanh nghiệp
về vị trí, vai trò của luật sư chưa đầy đủ, chưa toàn diện nên đã có tác động
không nhỏ đến việc phát triển nghề luật sư nói chung cũng như việc phát triển
số lượng luật sư và nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư nói riêng.

-

Những nội dung cải cách tư pháp liên quan đến cải cách mô hình cơ quan điều
tra, tòa án, viện kiểm sát và cải cách quy trình tố tụng đang trong quá trình

23


hoàn thiện, đã ảnh hưởng đến sự phát triển vị trí, vai trò của luật sư trong quá
trình tham gia tố tụng. Mặc dù các quy định của pháp luật về tố tụng hiện hành
đã mở rộng đáng kể quyền của luật sư khi tham gia tố tụng nhưng chưa thực sự
bảo đảm cho luật sư được tham gia các giai đoạn tố tụng một cách thực chất,
cũng như chưa bảo đảm các phương tiện, biện pháp thực tế để luật sư có thể
thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình. Vẫn còn tình trạng một số cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng gây khó khăn, cản trở cho các luật sư
trong hoạt động hành nghề, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tham gia tố
tụng của luật sư nói riêng và phát triển nghề luật sư nói chung.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
-

Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo, thực tập
hành nghề luật sư còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc
cải cách tư pháp, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Nhiều luật sư do chưa
được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề, ít có cơ hội cọ xát, thực hành nghề
nghiệp nên còn yếu về trình độ, thiếu kinh nghiệm khi tham gia tố tụng, thực

hiện tư vấn pháp luật. Đa số các luật sư hành nghề bằng kinh nghiệm tự đúc
rút, tự học hỏi lẫn nhau, tính chuyên nghiệp chưa cao.

-

Nhận thức của một số cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội - nghề
nghiệp của luật sư tại một số địa phương trong việc quản lý tổ chức, hoạt động
luật sư còn chưa cao. Nhiều cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện đúng
nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức
xã hội - nghề nghiệp của luật sư; một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư thì
lại quá đề cao vai trò tự quản của mình hoặc muốn thoát ly khỏi sự quản lý của
nhà nước.

-

Một bộ phận đội ngũ luật sư còn chưa chủ động, tích cực trong việc tự nâng
cao trình độ, kỹ năng hành nghề cũng như việc trau dồi phẩm chất chính trị,
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Bên cạnh đó, một số tổ chức xã hội - nghề
nghiệp của luật sư chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm tự
quản của mình.

24


-

CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM


1. Mục tiêu phát triển nghề luật sư
-

Các văn kiện của Đảng và Nhà nước cùng các văn bản pháp luật đã vạch

ra những mục tiêu phát triển nghề luật sư tương đối cụ thể.
(i)

Đến năm 2020, phát triển số lượng khoảng 20.000 luật sư, đạt tỷ lệ số luật sư
trên số dân là 1/4.500 đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về dịch vụ pháp lý của
cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; tại mỗi địa phương có khó khăn về
điều kiện kinh tế - xã hội có từ 30 đến 50 luật sư, bảo đảm tham gia 100% số
lượng các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; số luật sư
có khả năng tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là
khoảng 150 người.

(ii)

Nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư
thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội
nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn cho các chức danh tư
pháp và chức danh quản lý nhà nước từ đội ngũ luật sư giỏi, có bản lĩnh chính
trị và phẩm chất đạo đức.

(iii) Đến năm 2020, đảm bảo 100% số lượng luật sư được bồi dưỡng thường xuyên

và nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp theo chuẩn mực nghề nghiệp luật sư; tạo nguồn lựa chọn những
luật sư giỏi để có thể bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp và chức danh quản

lý nhà nước.
(iv) Nâng cao chất lượng hoạt động hành nghề của luật sư trong tham gia tố tụng,

tư vấn pháp luật. Đảm bảo cơ chế để luật sư tham gia đầy đủ vào các giai đoạn
tố tụng, thực hiện có hiệu quả, chất lượng nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa.
Phấn đấu để số lượng các công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng
25


×