Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HÙNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM THU HÀ

Quảng Ninh - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Quảng Ninh, ngày 05 tháng 9 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Đức Hùng


i


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
MỤC LỤC.............................................................................................................. ii
GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG ..................................................................... 4
1.1. VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG HỆ
THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ QUỐC DÂN ............................................... 4

1.1.1. Các khái niệm .................................................................................... 4
1.1.2. Vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội.................................. 4
1.1.3.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ................. 7
1.1.3.2. Quy hoạch phát triển ngành ........................................................ 7
1.2. CĂN CỨ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI .................................................... 8

1.2.1. Căn cứ ............................................................................................... 8
1.2.2. Mục đích quy hoạch .......................................................................... 9
1.2.3. Nguyên tắc lập quy hoạch và yêu cầu của quy hoạch tổng thể kinh tế
- xã hội ........................................................................................................ 9
1.2.3.1. Nguyên tắc .................................................................................. 9
1.2.3.2. Yêu cầu ..................................................................................... 10
1.2.4. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. .................... 11

1.3. NỘI DUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KT-XH ĐỊA
PHƯƠNG...............................................................................................................14
1.4. TRÌNH TỰ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI ĐỊA PHƯƠNG ...............................................................................................15
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG17
1.6. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA ĐỊA PHƯƠNG..............................................................................................20

ii


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2007-2012 ...............23
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG NINH ..............................................23
2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ ........................................................................................24

2.2.1. Bối cảnh quổc tế .............................................................................. 24
2.2.2. Bổi cảnh vùng và quốc gia ............................................................... 25
2.2.3. Những lợi thế phát triển ................................................................... 25
2.2.3.1. Vị trí địa lý ................................................................................ 25
2.2.3.2.Tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực ................................. 26
2.2.3.3.Các điều kiện kinh tế - xã hội khác ............................................ 27
2.2.4. Khó khăn và thách thức ................................................................... 27
2.2.4.1.Khó khăn và thách thức từ điều kiện tự nhiên ............................ 27
2.2.4.2.Khó khăn và thách thức do điều kiện kinh tế .............................. 27
2.2.4.3. Khó khăn và thách thức do hạn chế nguồn nhân lực ................. 28
2.2.4.4. Những khó khăn và thách thức khác ......................................... 28
2.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2007-2012. ..............................................................29


2.3.1. Về sản xuất công nghiệp .................................................................. 29
2.3.1.1. Khai thác than .......................................................................... 29
2.3.1.2. Sản xuất điện ............................................................................ 30
2.3.1.3. Sản xuất chế biến ...................................................................... 33
2.3.2. Du lịch, Dịch vụ sản phẩm dịch vụ, vận tải và tài chính................... 34
2.3.2.1. Du lịch ...................................................................................... 34
2.3.2.2. Thương mại............................................................................... 36
2.3.2.3. Dịch vụ vận tải.......................................................................... 39
2.3.2.4. Dịch vụ tài chính ....................................................................... 39
2.3.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................... 39
2.3.3.1. Đường bộ .................................................................................. 39
2.3.3.2. Đường sắt ................................................................................. 40
2.3.3.3. Đường biển ............................................................................... 40
iii


2.3.3.4. Hàng không .............................................................................. 41
2.3.3.5. Đường thủy nội địa ................................................................... 42
2.3.3.6. Cung cấp điện, nước ................................................................. 42
2.3.3.7. Khu công nghiệp và khu kinh tế ................................................ 43
2.3.4. Nông Lâm Ngư nghiệp .................................................................... 45
2.3.4.1. Trồng trọt ................................................................................. 45
2.3.4.2. Chăn nuôi ................................................................................. 47
2.3.4.3. Lâm nghiệp ............................................................................... 47
2.3.4.4. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ............................................... 48
2.3.5. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội (các ngành văn hoá, giáo dục, khoa
học và công nghệ, y tế, thể dục thể thao, phát thanh - truyền hình, lao đôngTB&XH ....) .............................................................................................. 49
2.3.5.1. Dân số ...................................................................................... 49
2.3.5.2. Nguồn nhân lực ........................................................................ 51

2.3.5.3. Tiêu chuẩn sống ........................................................................ 52
2.3.5.4. Giáo dục và đào tạo .................................................................. 52
2.3.5.5. Y tế............................................................................................ 54
2.3.5.6. Thông tin và truyền thông ......................................................... 55
2.3.5.7. Văn hóa và thể thao .................................................................. 55
2.3.5.8. Xây dựng nông thôn mới ........................................................... 56
2.3.5.9. An ninh quốc phòng .................................................................. 57
2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH KINH
TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2007 -2012 ..............................................58

2.4.1. Công tác lập và triển khai quy hoạch tổng thể tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2007-2012. ........................................................................................ 58
2.4.1.1. Công tác lập quy hoạch. ........................................................... 58
2.4.1.2. Công tác triển khai hiện quy hoạch ........................................... 59
2.4.2. Về kinh tế ........................................................................................ 59
2.4.3. Thành tựu xã hội .............................................................................. 61
2.4.5. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện quy hoạch
giai đoạn 2007-2013 .................................................................................. 61
iv


2.4.5.1. Tồn tại hạn chế Công tác thu hút nguồn vốn đầu tư .................. 61
2.4.5.2. Tồn tại hạn chế trong công tác thu hút nguồn nhân lực: .......... 62
2.4.5.3. Tồn tại hạn chế khác:................................................................ 63
2.5. ĐÁNH GIÁ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ......................................................64

2.5.1. Thực trạng ....................................................................................... 64
2.5.1.1. Không khí ................................................................................. 64
2.5.1.2. Nguồn nước. ............................................................................. 65
2.5.1.3. Môi trường đất.......................................................................... 65

2.5.2. Khó khăn và hạn chế........................................................................ 66
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC
HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG
NINH ĐẾN NĂM 2020 ........................................................................................69
3.1. QUANG ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG NINH GIAI
ĐOẠN 2013-2020 ..................................................................................................69

3.1.1. Quan điểm phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của
đất nước, chuyển dịch các hoạt động từ "Nâu" sang "Xanh" và bền vững.. 69
3.1.2. Mục tiêu phát triển chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp ... 70
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG
THỂ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020. .......................71

3.2.1. Giải pháp về Vốn đầu tư .................................................................. 71
3.2.2. Giải pháp về Nguồn nhân lực........................................................... 72
3.2.2.1. Thu hút lao động có tay nghề .................................................... 73
3.2.2.2. Thu hút lao động phổ thông ...................................................... 74
3.2.2.3. Cung cấp các khóa học ngắn để thu hẹp khoảng cách về kỹ năng
cho lao động tìm việc có tay nghề .......................................................... 75
3.2.2.4. Khuyển khích đào tạo tại nơi làm việc ...................................... 76
3.2.2.5. Nâng cao tay nghề của lao động ở các vị trí hiện tại để tăng
năng suất lao động ................................................................................ 77
3.2.2.6. Nâng cao hệ thống giáo dục...................................................... 77
3.2.3. Giải pháp Sử dụng đất ..................................................................... 77
3.2.3.1. Đất nông nghiệp ....................................................................... 78
3.2.3.2. Đất phi nông nghiệp ................................................................. 79
v


3.2.3.3. Đất chưa sử dụng ...................................................................... 81

3.2.4. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ..................................... 81
3.2.5. Giải pháp về hợp tác Quốc tế và hợp tác vùng ................................. 84
3.2.5.1. Hợp tác vùng và quốc gia ......................................................... 84
3.2.5.2. Hơp tác với Hải Phòng, Hà Nội và các vùng lân cận ................ 84
3.2.5.3. Hợp tác với Quảng Tây và các tỉnh khác của Trung Quổc ........ 85
3.2.5.4. Hợp tác với các nước ASEAN ................................................... 86
3.2.5.5. Quảng bá du lịch trên các thị trường nước ngoài ..................... 86
3.2.6. Xây dựng mô hình Đặc khu Hành chính-Kinh tế tại huyện đảo Vân
Đồn ........................................................................................................... 86
3.2.7. Đề xuất lên chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành ................................. 87
3.2.7.1. Du lịch ...................................................................................... 87
3.2.7.2. Thương mại............................................................................... 87
3.2.7.3. Sản xuất .................................................................................... 88
3.2.7.4. Nông nghiệp.............................................................................. 88
3.2.7.5. Môi trường ................................................................................ 88
3.2.7.6. Cơ sở hạ tầng - Giao thông vân tải, cấp điện, nước .................. 89
KẾT LUẬN ...........................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................91
PHỤ LỤC..............................................................................................................94

vi


GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, viết tắt của "Association

ĐBSH
DNNN

of Southeast Asian Nations"
Đồng bằng sông Hồng
Doanh nghiệp nhà nước

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; viết tắt của "Foreign

GDP

Direct Investment"
Tổng sản phẩm quốc nội, viết tắt của "Gross Domestic

GTVT

Product"
Giao thông vận tải

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông; viết tắt của

JICA

"Information and Communication Technology"

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản; viết tắt của "Japan

KCN
KKT
KTTĐ

International Cooperation Agency"
Khu công nghiệp
Khu kinh tế
Kinh tế trọng điểm

KT-XH
PPP

Kinh tế - xã hội
Hợp tác đầu tư nhà nước - tư nhân; viết tắt của "Public-

REDD

Private Partnership"
Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất
rừng và suy thoái rừng; viết tắt của "Reducing Emissions

SME

from Deforestation and forest Degradation"
Doanh nghiệp vừa và nhỏ; viết tắt của "Small and Medium
Enterprise"

SWOT


Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; viết tắt của
"Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats"

UNDP

Chương trình phát triển Liên hợp quốc; viết tắt của "United
Nations Development Programme"

WHO

Tổ chức Y tế thế giới; viết tắt của "World Health
Organization"

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1- Công suất điện hiện tại và theo kế hoạch ............................................................. 31
Bảng 2.2 - Dự báo nhu cầu điện đến 2020 ............................................................. 32
Bảng 2.3 - Giá trị gia tăng của ngành vân tải và kho vận 2006-2012...................... 36
Bảng 2.4 - Hiện trạng của các KCN đang hoạt động ở Quảng Ninh ....................... 43
Bảng 2.5 - Tỷ trọng Nông Lâm, ngư nghiêp năm 2012 (Tính thao giá cố định 2010) .... 45
Bảng 2.6 - Giá trị sản lượng trồng trọt 2006 - 2012 ............................................... 46
Bảng 2.7 - Số trường học và học sinh tại Quảng Ninh giai đoan 2006-2012 .......... 53
Bảng 2.8 - Cơ sở y tế của Quảng Ninh giai đoạn 2006-2012 .................................. 54
Bảng P.1 - Hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh quảng ninh giai đoạn
2006 – 2012 .................................................................................. 94
Bảng P.2 - Hiện trạng dân số Quảng ninh so với cả nước, Đồng bằng sông hồng .. 95

Bảng P.3 - Tốc độ tăng trưởng Tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2006-2012 ............ 96
Bảng P.4 - Tăng trưởng của các ngành kinh tế giai đoạn 2006-2012 ...................... 96
Bảng P.5 - Cơ cấu theo thành phần kinh tế ............................................................ 97
Bảng P.6 - Lĩnh vực vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực ................................... 98
Bảng P.7 - Phân bổ lao động theo ngành kinh tế tại Quảng Ninh .......................... 99
Bảng P.8 - Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tỉnh Quảng Ninh.... 100
Bảng P.9 - Hiện trạng phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2005-2012 ............. 101

viii


DANH MỤC, HÌNH

HÌNH 2.1 - Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh ................................................... 24
HÌNH 2.2 - Dự báo tình hình dân số tỉnh Quảng Ninh đến 2030 ............................ 51
HÌNH 2.3 - Thực trạng và định hướng phát triển nhân lực Quảng Ninh đến 2020 .. 52
HÌNH 2.4 - Bộ tiêu chí Nông thôn thới ................................................................. 56
HÌNH 2.5 - Cơ cấu kinh tế Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2011 .............................. 60

ix


MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Quảng Ninh là tỉnh có vị trí nằm ở địa đầu phía Đông-Bắc tổ quốc, có biên
giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Phía bắc
của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng
Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía
Đông là vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương;

phía Nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km với khoảng hơn 2000 hòn đảo lớn
nhỏ (trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên).
Quảng Ninh có toạ độ địa lý 106o26' đến 108o 31' kinh độ đông và từ 20o40' đến
21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ phía Đông sang phía Tây, nơi rộng nhất là 195 km.
Bề dọc từ phía Bắc xuống phía Nam khoảng 102 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh
Quảng Ninh là 611.081,3 ha. Dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người,
trong đó nữ có 558.793 người (tỷ lệ dân số đứng thứ 3 trên toàn quốc, dân số
thành thị là 575.939 người (chiếm tỷ lệ 50,3%), dân số ở khu vực nông thôn là
568.442 người.
Để phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tỉnh Quảng
Ninh đã xây dựng dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2010, quá trình thực hiện dự án đã đem lại hiệu quả nhất định, với một số thành tựu
cơ bản trong phát triển kinh tế xã hội và đầu tư phát triển trên lãnh thổ; nhiều công
trình lớn đã được triển khai xây dựng như cảng Cái Lân, nâng cấp đường 18A, cầu
Bãi Cháy, phát triển khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, khu du lịch ...
Song, do nhiều yếu tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh, tầm nhìn
về vị thế của Quảng Ninh trong tổng thể vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng
thấy có nhiều yếu tố mang tầm lớn hơn; sự phát triển của từng lãnh thổ huyện, thị
xã, thành phố ngày càng năng động hơn, đòi hỏi phải có tầm nhìn và định hướng
mới để phù hợp với xu thế phát triển trong giai đoạn mới.

1


Với những lý do nêu trên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là: "Một số
giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quang Ninh
đến năm 2020"
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận được nhận thức, kết hợp với thực tiễn quản lý nhà nước về
công tác quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Đề tài cố gắng đưa ra một số vấn đề về

phương hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác quy
hoạch tổng thể kinh tế xã hội.
3. Nhiệm vụ của Đề tài.
Với mục tiêu trên thì đây là một vấn đề rộng lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố
tác động, trong đó có những yếu tố khách quan. Do đó phải có quá trình và bước đi
thích hợp. Ở đây có vận dụng lý luận vào thực tiễn, trên cơ sở đó, đề xuất một số
giải pháp phù hợp và khả thi, chủ yếu về mặt cơ chế chính sách, nhằm tăng cường
công tác quy hoạch trong giai đoạn mới.
4. Mục đích nguyên cứu
Mục đích của chuyên đề này nhằm đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh; Đánh giá, xem xét quá trình huy động các
nguồn lực nội sinh và ngoại sinh của tỉnh trong thời gian gần đây và từ đó kiến nghị
một số giải pháp nhằm thực tốt điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 cho phù hợp với thời kỳ mới.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn này được sử dụng các phương pháp: Các phương pháp hệ thống,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê so sánh, phân tích tổng hợp, điều tra
chọn mẫu, phương pháp diễn giải, quy nạp… trong quá trình thực hiện 5 năm trở
lại đây.
6. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào nghiên cứu giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020.

2


7. Kết cấu của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở phương pháp luận về hoạch phát triển kinh tế xã hội
địa phương
Chương II: Phân tích thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn 2007-2012
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

3


CHƯƠNG I
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG

1.1. VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1.1. Các khái niệm
- Quy hoạch: Có nhiều cách định nghĩa khái niệm quy hoạch, nhưng về nội
hàm cơ bản khái niệm quy hoạch được hiểu như sau:
+ Là môn khoa học, dựa trên cơ sở của nhiều môn khoa học khác nhau và
mang tính sáng tạo về phương pháp tiếp cận, bộ công cụ,.. mục tiêu, kịch bản,
phương hướng phát triển, giải pháp thực hiện không gian xác định theo thời gian,
chú trọng tương lai gần, đặt su thế phát triển chung.
+ Là lộ trình của các hoạt động logic nhằm đạt được mục tiêu rõ ràng, chú
trọng tổ chức không gian trên cơ sở phân tích đánh giá các nguồn lực điều kiện, đặt
trong su thế phát triển bằng bộ công cụ hợp lý nhằm khai thác phát huy, tiềm năng,
lợi thế một phạm vi không gian nhất định và theo thời gian xác định.
+ Là lộ trình các hoạt động chính để đạt được các mục tiêu rõ ràng, chú trọng
tổ chức không gian, trên cơ sở khai thác phát huy tiềm năng, lợi thế tại một phạm vi
không gian nhất định và theo thời gian xác định.
- Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội: Là một hoạt động nhằm cụ thể hóa
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và các vùng lãnh thổ nhằm xác
định một cơ cấu ngành không gian của quá trình tái sản xuất xã hội thông qua việc

xác định các cơ sở sản xuất phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhằm không ngừng
nâng cao mức sống dân cư, hợp lí hóa lãnh thổ và phát triển kinh tế bền vững.
1.1.2. Vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội
Do xã hội có nhiều thành phần kinh tế, nhiều chủ thể kinh tế khác nhau với
mục tiêu hoạt động của chủ thể là theo đuổi lợi ích tối đa về họ, không quan tâm

4


đến lợi ích xã hội do đó cần có quy hoạch về: dự kiến bố chí địa điểm, không gian
sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, bảo đảm lợi ích xã hội tốt nhất và tạo điều
kiện tốt cho hoạt động của các thành phần kinh tế
Quy hoạch đánh giá được hiện trạng sử dụng đất và các thu nhập khác dự kiến
được khả năng sử dụng đất làm căn cứ cho nhà quản lý nắm được số lượng đất đai
hiện còn lại và hướng mở rộng không gian sử dụng đất cho tương lai trước mắt và
lâu dài
Bản quy hoạch cũng là căn cứ và thực tiễn, là nguồn cung cấp thông tin về
mặt thực trạng phát triển kinh tế của các ngành, các lĩnh vực và nguồn lực, tài
nguyên lao động, hợp tác trong vùng và quốc tế về dự kiến nhu cầu các ssanr
phẩm chủ yếu và khả năng đáp ứng từng nhu cầu đó trong từng giai đoạn phát
triển để nhà đầu tư nghiên cứu đưa ra quyết định quy mô, vị trí, công nghệ, thời
điểm đầu tư của doanh nghiệp
* Về bản chất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một loại quy
hoạch vùng hành chính:
Nhiều quốc gia có điều kiện phát triển tương đồng với Việt Nam tổ chức lập
và triển khai thực hiện, với hai dạng chủ yếu là quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và quy hoạch không gian (đi sâu hơn về tổ chức không gian, phát triển hệ thống đô
thị, điểm dân cư tập trung và quy hoạch sử dụng đất).
Nhìn chung, nội dung chủ yếu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
bao gồm:

- Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, đánh giá
thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng khai thác lãnh thổ huyện.
- Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã
hội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng.
- Xác định nhiệm vụ để đạt mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển và
phân bố các ngành và lĩnh vực then chốt và các sản phẩm quan trọng và lựa chọn cơ
cấu đầu tư.

5


- Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ huyện.
- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng.
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất.
- Luận chứng danh mục dự án đầu tư ưu tiên.
- Luận chứng bảo vệ môi trường.
- Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu
quy hoạch.
- Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
trên bản đồ quy hoạch.
* Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để lập các quy
hoạch, kế hoạch khác trên địa bàn:
Một trong những căn cứ quan trọng để lập quy hoạch sử dụng đất trên địa
bàn là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Luật Đất đai cũng quy định:
"Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm: chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các
ngành và các địa phương...".
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để lập kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Theo quy trình kế hoạch hóa hiện hành:

chiến lược - quy hoạch - kế hoạch ở cấp quốc gia và quy hoạch - kế hoạch ở cấp địa
phương, cần tiến hành lập trước quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và
triển khai thực hiện quy hoạch thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm và hàng năm. Tuy nhiên, để quy trình kế hoạch hóa thực sự đi vào cuộc sống,
cần thiết phải nâng cao chất lượng, tính khả thi của báo cáo quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội huyện và quy hoạch cần được lập và phê duyệt trước khi tiến
hành lập các kế hoạch.
*Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện là cơ sở để lập các quy
hoạch ở quy mô lãnh thổ nhỏ hơn trên địa bàn huyện:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để lập các quy hoạch
với quy mô lãnh thổ nhỏ hơn trên địa bàn như: quy hoạch xây dựng nông thôn mới

6


(hiện nay tất cả các xã đều lập quy hoạch xã nông thôn mới), quy hoạch phát triển
khu kinh tế (nằm trên địa bàn một tỉnh, huyện), quy hoạch chung thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thị trấn, các đô thị mới...
Để minh chứng cho việc cần thiết phải lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội cấp xin đưa ra thí dụ về lập quy hoạch nông thôn mới. Quy hoạch nông
thôn mới bao gồm: quy hoạch định hướng phát triển không gian; quy hoạch sử dụng
đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi
trường; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện
có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
1.1.3. Các loại quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đang được thiết lập ở
Việt Nam
1.1.3.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ bao gồm:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của cả nước.

- Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế
trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng).
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh).
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố, thị xã và huyện, quận
thuộc tỉnh (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện).
1.1.3.2. Quy hoạch phát triển ngành
Quy hoạch phát triển ngành bao gồm 3 nhóm ngành:
- Quy hoạch các ngành sản xuất và các sản phẩm chủ lực: Đây là loại qui
hoạch “mềm”, phụ thuộc nhiều vào thị trường. Qui hoạch phát triển các ngành này
nên đưa ra những định hướng chính, chưa đi vào chi tiết. Tuy nhiên cần bố trí cụ thể
những công trình lớn có tính đột phá trên các vùng lãnh thổ cụ thể.
- Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế: Các ngành thuộc kết cấu

7


hạ tầng kinh tế là các ngành mang tính chất nền tảng đảm bảo cho sự phát triển. Đây
là những ngành đòi hỏi qui hoạch phải có tầm nhìn xa và rất xa (nhiều năm); cần có
đầu tư lớn và thời gian thực hiện đầu tư dài; là điều kiện đảm bảo cho tất cả các hoạt
động kinh tế xã hội. Để phát triển sản xuất các ngành này cần được đầu tư đi trước
một bước và tuân thủ theo những tiêu chuẩn có tính bắt buộc. Qui hoạch phát triển
KCHTKT được xem là qui hoạch “cứng”.
- Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng xã hội: Các ngành thuộc kết cấu
hạ tầng xã hội tạo ra các điều kiện vật chất, đảm bảo trước hết, trực tiếp cho các
hoạt động xã hội, văn hoá tồn tại và phát triển. Đồng thời góp phần đảm bảo sự phát
triển kinh tế của đất nước. Phát triển các ngành kết cấu hạ tầng xã hội là bắt buộc,
xuất phát từ mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh
thổ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy hoạch phát triển ngành trên phạm vi cả nước

có trước, làm cơ sở cho quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ.
1.2. CĂN CỨ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG LẬP QUY
HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Căn cứ
Giải pháp quy hoạch tổng thể được xây dựng trên cơ sở những yêu cầu của
Nghị định số 92/2006/ND-CP ngày 7/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê
duyệt và quản lý các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, các văn
bản sau là cơ sở nền tảng của bản quy hoạch tổng thể:
Các Văn kiện của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược biển,
đảm bảo an ninh quốc phòng
Các văn bản của Chỉnh phủ chiến lược tăng trưởng xanh, chiến lược phát
triển giáo dục, chiến lược phát triển bền vững, các quy hoạch tổng thể vùng, ngành,
quy hoạch một vành đai hai hành lang kinh tế,...
Các văn bản của Tỉnh về chủ trương phát triển, báo cao quy điều chỉnh hoạch

8


tổng thể, quy hoạch sử dụng đất,..
1.2.2. Mục đích quy hoạch
"Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030" sẽ là căn cứ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm
nâng cao chất lượng sống của người dân trên phương diện kinh tế, xã hội và môi
trường và đảm bảo quốc phòng và an ninh. Sự phát triển bền vững của tỉnh, góp
phần vào việc phát triển kinh tế xã và hiện đại hóa công nghiệp, phù họp với Chiến
lược tăng trưởng xanh của Việt Nam.
Cụ thể, quy hoạch tổng thể được xây dựng trên với 5 mục tiêu sau:
- Làm rõ các ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường quan trọng nhất, phát

triển cơ sở hạ tầng và các chiến lược đầu tư. Quy hoạch tổng thể sẽ tạo điều kiện
phát triển thành một tỉnh công nghiệp và dịch vụ mạnh và hiện đại, đóng góp vào
quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt Nam
- Làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch hàng năm và quy hoạch 5 năm nhằm
hỗ trợ công tác quản lý và điều hành quá trình phát triển kinh tế -xã hội.
- Cung cấp các thông tin cần thiết về định hướng chiến lược, tiềm năng kinh
tế, cơ hội đầu tư và các nhu cầu phát triển của tỉnh tới các nhà đầu tư, nhà tài trợ
cũng như người dân.
- Đóng góp vào việc tăng cường quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội Đảm
bảo công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
1.2.3. Nguyên tắc lập quy hoạch và yêu cầu của quy hoạch tổng thể
kinh tế - xã hội
1.2.3.1. Nguyên tắc
- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai; cụ thể hóa mục tiêu và nhiệm
vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong không gian lãnh thổ cả nước, vùng,
làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy

9


hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy
hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch đất đai; đồng thời, quy hoạch xây dựng, đô thị
và quy hoạch đất đai giai đoạn trước làm căn cứ cho lập quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn sau.
- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội cả nước với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ,
phù hợp giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực. Quy hoạch cả nước phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy

hoạch vùng và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, đồng thời các quy hoạch
vùng và ngành, lĩnh vực giai đoạn trước làm căn cứ để lập quy hoạch cả nước cho
giai đoạn sau. Quy hoạch phát triển ngành phải đi trước một bước làm căn cứ cho
lập quy hoạch vùng và quy hoạch cấp tỉnh, đồng thời quy hoạch cấp tỉnh giai đoạn
trước làm căn cứ cho lập quy hoạch phát triển ngành giai đoạn sau. Quy hoạch phát
triển các lãnh thổ lớn phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch của lãnh
thổ nhỏ hơn; đồng thời, quy hoạch của lãnh thổ nhỏ hơn giai đoạn trước làm căn cứ
cho lập quy hoạch lãnh thổ lớn hơn của giai đoạn sau.
- Kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc
phòng, an ninh; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài; gắn hiệu quả bộ phận với hiệu
quả tổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
- Bảo đảm tính khoa học, tính tiên tiến, liên tục và kế thừa; dựa trên các kết
quả điều tra cơ bản, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chí, chỉ tiêu có liên
quan để xây dựng quy hoạch.
- Phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế.
1.2.3.2. Yêu cầu
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương sẽ tập trung giải
quyết những vấn đề quan trọng nhất, làm căn cứ cho công tác tái cấu trúc kinh tế
theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và đảm bảo phát triển kinh tế - xã

10


hội bền vững của tỉnh. Bản Quy hoạch tổng thể gồm những phần sau:
- Đánh giá khoa học về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
trong 5 năm gần nhất (giai đoạn có đủ dữ liệu chính thức và đồng bộ), bao gồm các
thành tựu chính, các hạn chế và nguyên nhân
- Phân tích các yếu tố chính và các nguồn lực phát triển; dự báo các năng lực
phát triển ương giai đoạn quy hoạch đến năm 2020

- Xác định các mục tiêu phát triển đến năm 2020, bao gồm giai đoạn 2013-2015
- Các phương án phát triển và tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội:
- Tính toán khả năng tạo việc làm, tăng năng suất, và nhu cầu lao động ương
mối liên hệ với các vùng khác
- Xác định các nhóm dân cư và các vùng kém phát triển cần được hỗ trợ
thêm; xác định các vùng và các ngành có tiềm năng nhất cho phát triển kinh tế; các
biện pháp cần có nhằm thu hẹp dần khoảng cách về phát triển giữa các vùng và các
nhóm dân cư.
- Xác định các dự án phát triển theo thứ tự ưu tiên và tổ chức không gian của
các hoạt động kinh tế.
1.2.4. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
* Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu
tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so
sánh của vùng: phân tích, đánh giá thực trạng khai thác lãnh thổ; phân tích, đánh
giá những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát triển của lãnh thổ trong
tổng thể vùng lớn hơn và cả nước, có tính tới mối quan hệ khu vực và quốc tế. Phân
tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng khai thác lãnh thổ
vùng; đánh giá tiềm năng đóng góp vào ngân sách của vùng.
- Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng huy động các yếu tố tự nhiên, kinh
tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của vùng, bao gồm:
+Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho
quy hoạch phát triển;
+Vị trí của vùng trong chiến lược phát triển của quốc gia; Phân tích, đánh giá các

11


điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ chúng;
+ Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn với
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển;

+ Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu
phát triển cao hơn;
+ Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế - xã
hội của vùng và các tiểu vùng lãnh thổ.
- Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đến phát
triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức đối
với phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch.
*. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội
phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Xác định vị trí, vai trò và chức năng của vùng đối với nền kinh tế quốc dân
cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển vùng.
- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuất khẩu và
tỷ trọng đóng góp của vùng đối với cả nước, GDP/người, đóng góp vào ngân sách,
năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
- Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói
nghèo, mức độ phổ cập về giáo dục, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo,
mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.
- Đối với mục tiêu môi trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và mức
bảo đảm các yêu cầu về môi trường trong sạch.
- Đối với mục tiêu quốc phòng, an ninh: ổn định chính trị, trật tự an toàn xã
hội, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng.
* Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng các phương
án phát triển; xác định hướng phát triển ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm chủ
lực, trong đó xác định chức năng, nhiệm vụ và vai trò đối với vùng của các trung

12



tâm đô thị và tiểu vùng trọng điểm.
- Lựa chọn phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng và lựa chọn phương án phát
triển; phương hướng phát triển và phân bố các ngành, các sản phẩm chủ lực và lựa
chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm trong
giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).
- Căn cứ để phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển, đào tạo
nguồn nhân lực.
* Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ
vùng (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ).
- Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị, khu công nghiệp và khu kinh tế.
- Định hướng tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; các vùng sản xuất nông,
lâm ngư nghiệp tập trung.
- Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát triển
và những lãnh thổ có vai trò động lực.
- Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức
sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân
cư.
* Phát triển kết cấu hạ tầng bảo đảm yêu cầu trước mắt và lâu dài của các
hoạt động kinh tế, xã hội của vùng và gắn với vùng khác trong cả nước.
- Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông.
- Lựa chọn phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông.
- Lựa chọn phương án phát triển nguồn và mạng lưới chuyển tải điện.
- Lựa chọn phương án phát triển các công trình thủy lợi, cấp nước.
- Lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi
công cộng.
* Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương án sử dụng đất
căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực).
* Luận chứng Danh mục dự án ưu tiên đầu tư.
* Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm
trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp thích ứng


13


để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này.
* Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy
hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối
nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy hoạch; đề
xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Giải pháp về huy động vốn đầu tư.
- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
- Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường.
- Giải pháp về cơ chế, chính sách.
- Giải pháp về tổ chức thực hiện.
1.3. NỘI DUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KT-XH ĐỊA
PHƯƠNG
Ngoài những nội dung đã nêu trong quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH
vùng, các nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH địa phương cần cụ thể hơn.
* Khi phân tích và dự báo các yếu tố và điều kiện phát triển cần chú trọng
yếu tố thị trường và xác định các lợi thế so sánh so với các tỉnh khác và có tính tới
cạnh tranh quốc tế.
* Trong phần xác định vị trí, vai trò của tỉnh đối với các tỉnh, thành phố kề
cận, vùng lớn và cả nước cần làm rõ:
- Mức độ đóng góp của tỉnh vào GDP và tốc độ tăng GDP của vùng lớn cũng
như của cả nước.
- Vai trò của tỉnh trong việc phát triển các sản phẩm quan trọng, xuất khẩu cho
nền kinh tế quốc gia.
* Đối với nội dung tổ chức KT - XH trên địa bàn tỉnh cần đi sâu nghiên cứu:
- Phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn.
- Phát triển hệ thống khu, cụm công nghiệp; khu kinh tế thương mại, các khu

kinh tế đặc thù.
- Phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hoá.
- Phát triển mạng lưới giáo dục đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống y tế và

14


chăm sóc sức khỏe.
- Phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo.
* Khi xây dựng các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy
hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh cần đặc biệt làm rõ: chương trình, dự án
đầu tư trọng điểm; biện pháp bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện quy hoạch.
* Sản phẩm của quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh
- Báo cáo tổng hợp kèm hệ thống biểu bảng tổng hợp
- Báo cáo tóm tắt
- Báo cáo chuyên đề quy hoạch
- Bản đồ:
+ Bản đồ kèm theo báo cáo thuyết minh
+ Bản đồ báo cáo treo tường.
- Ngân hàng dữ liệu
1.4. TRÌNH TỰ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG
Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh thực hiện
theo quy trình như sơ đồ sau:

15


×