Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Bài giảng giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh PTTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.9 KB, 28 trang )

GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
CHO HỌC SINH PTTH

Ths-Bs Hoàng Thị Tâm
Phó Giám đốc Sở Y tế
Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
1. Mục đích, mục tiêu của việc GDSKSS cho học sinh
- Cung cấp thông tin và giáo dục về sức khỏe sinh sản để
giúp VTN tự khám phá những tính cách, các tiêu chuẩn
và những chọn lựa của riêng mình, đồng thời cũng
nâng cao kiến thức và hiểu biết của các em về các vấn
đề SKSS.
- Cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân
số, SKSS cho VTN, đồng thời hình thành và phát triển
thái độ và hành vi giúp học sinh có đợc những quyết
định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực này cho
cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
- Giải quyết những vấn đề
SKSS và tình dục của VTN,
bao gồm: mang thai ngoài ý
muốn, nạo phá thai không
an toàn và các BLTQĐTD
kể cả HIV/AIDS thông qua


việc nâng cao trách nhiệm
về lối sống tình dục và sinh
sản lành mạnh cùng với việc
cung cấp các dịch vụ, tư vấn
thích hợp cho lứa tuổi này


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
2. Nội dung của việc GDSKSS VTN cho học sinh
 Hiện nay giáo dục SKSS chưa phải là một môn học độc lập
nên việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác nhau là rất
phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Tại các trường THPT, việc
tích hợp các nội dung giáo dục SKSS chủ yếu qua một số môn
học chiếm ưu thế như: Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý,
Văn học
 Ở môn sinh SKSS được lồng ghép nhiều nhất, cung cấp được
nhiều thông tin, dễ dạy và có nhiều giáo cụ trực quan tốt. Nội
dung các chủ đề giáo dục thường tập trung trang bị kiến thức
cho HS về những biến đổi thể chất của tuổi dậy thì, các cơ
quan sinh dục, sinh sản, các biện pháp tránh thai, phòng bệnh
lây truyền qua đường tình dục


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
2. Nội dung của việc GDSKSS VTN cho học sinh
 Môn Giáo dục công dân tập trung giáo dục các chủ đề: Tình
yêu, hôn nhân, gia đình, luật hôn nhân - gia đình, chính sách
dân số, quyền sinh sản, bình đẳng giới, những đặc trưng của

VTN, quyền của VTN, phát triển con người.
 Môn Ngữ văn hướng HS vào việc thảo luận, nói và viết về các
chủ đề quan hệ gia đình và xã hội, bình đẳng giới.
 Môn Địa lý tập trung giảng dạy các nội dung dân số và phát
triển, địa lý dân số và rất phù hợp để cung cấp kiến thức về các
vấn đề vĩ mô phát triển dân số.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
2. Nội dung của việc GDSKSS VTN cho học sinh
 Tuy nhiên các nội dung giáo dục SKSS cũng cần được
tích hợp vào một số môn khác nhằm tạo sức mạnh tổng
hợp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu các kiến thức về SKSS
cho HS. Cách tiến hành lồng ghép có thể thực hiện theo 3
cách:
- Lồng ghép toàn bộ nội dung giáo dục SKSS VTN với
toàn bộ nội dung bài học.
- Lồng ghép một phần nội dung của bài học với nội dung
giáo dục SKSS VTN.
- Lồng ghép nội dung giáo dục SKSS VTN vào phần kết
luận được rút ra từ ý nghĩa của bài học.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
2. Nội dung của việc GDSKSS VTN cho học sinh
 Để các em có nhận thức đúng, chủ động tháo gỡ những khó
khăn thường gặp về SKSS trong lứa tuổi VTN, khi tiến
hành giáo dục cần phải nắm vững những nội dung cụ thể và

cần nhấn mạnh, chuyển tải các thông điệp, định hướng thái
độ, hành vi cho các em. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí
của VTN, nội dung giáo dục SKSS bao gồm:
- Tình bạn và tình bạn khác giới
- Tình yêu và tình dục
- Phòng tránh mang thai, phá thai ở tuổi VTN.
- Phòng tránh các BLTQĐTD.
- Không kết hôn sớm
- Quyền chăm sóc SKSS.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
3. Nguyên tắc của việc GDSKSS cho học sinh
 Vấn đề GDSKSS cho VTN là vấn đề quan trọng, cần
thiết, tuy nhiên cũng là một lĩnh vực phức tạp và tế
nhị. Vì vậy, ngoài việc phải đảm bảo những nguyên
tắc chung như: tính khoa học, tính giáo dục, tính thực
tiễn… như các môn học khác, cần phải chú ý đến
những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Đảm bảo sự tin cậy trong GDSKSS
- Nguyên tắc 2: Đảm bảo tôn trọng sự thật và trong
trắng trong GDSKSS
- Nguyên tắc 3: Đảm bảo chuẩn bị tích cực cho sự
phát triển của VTN.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
- Nguyên tắc 4: Đảm bảo phù

hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của VTN, của lớp học, yêu cầu
giáo dục đặc trưng thích hợp với
đối tượng, phải phù hợp với
phong tục tập quán của từng
vùng, từng địa phương.
- Nguyên tắc 5: Đảm bảo việc
phát huy vai trò và tính tự giáo
dục của VTN dười sự hướng dẫn
của tổ chức thanh niên và sự chỉ
đạo của người lớn.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
4. Các phương pháp GDSKSS VTN
Trong cuộc sống, con người – đặc biệt là VTN luôn
phải đối mặt với những vấn đề có liên quan đến
SKSS. Do vậy, các em cần phải có kỹ năng sống
nhằm đảm bảo tác động tích cực lên cuộc sống của
các em. Khi những kỹ năng này của VTN đƣợc phát
triển thì các em sẽ có đủ tự tin cũng như sẽ có được
những hành vi đúng đắn. Muốn đạt được điều đó
trong công tác GDSKSS phải đổi mới phương pháp
dạy học theo tinh thần nâng cao vai trò tích cực chủ
động của học sinh và phải đảm bảo thông qua các
hoạt động các em có thể tự khám và chiếm lĩnh kiến
thức, kỹ năng mới.



GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
 Có thể kể đến một số phương pháp sau:
* Phương pháp động não
- Mô tả phương pháp:
Động não là phương pháp giúp HS trong một thời
gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả
định về một vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp
có ích để “lôi ra” một danh sách các thông tin.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
Cách tiến hành: Có thể tiến hành theo các bước sau:
- GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần được tìm hiểu trước
cả lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ HS phát biểu, đóng góp ý kiến càng nhiều
càng tốt.
- Liệt kê tất cả các ý kiến lên bảng hoặc giấy Ao không
loại trừ một ý kiến nào trừ trường hợp trùng lặp.
- Phân loại các ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng.
- Tổng hợp ý kiến của HS, hỏi xem có thắc mắc hay bổ
sung gì không


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
* Phương pháp thảo luận nhóm
 Mô tả phương pháp: Là phương pháp đặt học sinh vào

môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo các
nhóm học sinh. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi
nhằm giúp HS tham gia một cách tích cực, tạo cơ hội cho
các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để
giải quyết vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
Cách tiến hành:
- GV nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu
cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo
luận và phân công vị trí ngồi thảo luận cho mỗi
nhóm.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác
lắng nghe, trao đổi, bổ sung ý kiến.
- GV tổng kết các ý kiến


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
* Phương pháp đóng vai
 Mô tả phương pháp: Là phương pháp để HS thực
hành một hoặc một số nhiệm vụ hay cách ứng xử nào
đó trong một môi trường được quan sát bởi nhiều
người khác theo một tình huống nhằm tạo ra những
vấn đề cho thảo luận.



GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
Cách tiến hành:
- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu
đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ
thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận và đưa ra nhận xét.
- GV kết luận.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
* Phương pháp nghiên cứu tình huống.
 Mô tả phương pháp: Nghiên cứu tình huống thường
là nghiên cứu một câu chuyện được viết nhằm tạo ra
một tình huống thật để minh chứng một vấn đề hay
một loạt vấn đề. Đôi khi nghiên cứu tình huống có
thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà
không phải trên dạng chữ viết.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
Các bước tiến hành:
- Đọc (hoặc xem, nghe) tình huống thực tế.
- Suy nghĩ về tình huống.
- Đưa ra một hay nhiều câu hỏi hướng dẫn liên quan đến
tình huống

- Thảo luận tình huống thực tế.
- Thảo luận vấn đề chung hay các vấn đề được minh
chứng bằng thực tế..


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
* Phương pháp giải quyết vấn đề
 Mô tả phương pháp: Giải quyết vấn đề là kỹ năng cơ
bản nhất cần phát triển ở HS. Đó là khả năng xem
xét, phân tích điều đang xảy ra và các bước nhằm cải
thiện tình hình. Khi biết cách sử dụng phương pháp
giải quyết vấn đề, chúng ta có thể tìm ra cách giải
quyết cho từng vấn đề cụ thể gặp phải trong cuộc
sống hàng ngày.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
 Cách tiến hành:
A. Xác định vấn đề:
- Suy nghĩ xem vấn đề gì cần giải quyết?
- Thu thập thông tin có liên quan tới vấn đề và nêu các câu
hỏigiúp giải quyết vấn đề.
B. Giải quyết vấn đề:
- Cân nhắc tới tất cả những tình huống có thể xảy ra khi vận
dụng một giải pháp.
- Thử nghiệm với các giải pháp khác nhau.
- Quyết định chọn giải pháp tốt nhất
- Lặp lại tất cả các bước kể trên nếu kết quả chưa đạt.

- Cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
* Phương pháp thuyết trình
 Mô tả phương pháp: Là phương pháp dạy học phổ
biến nhất thường được GV vận dụng trong quá trình
dạy học. Phương pháp này được hiểu là GV trình bày
bài giảng trên lớp bằng cách giới thiệu khái quát bài,
giải thích các điểm chính của bài và giao bài cho HS.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
Cách tiến hành:
- Thu hút sự chú ý của HS.
- Giới thiệu chủ đề, mục tiêu để học sinh biết được ý
nghĩa nội dung của bài
- Trình bày chủ đề một cách rõ ràng, súc tích.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu
- Soạn ra những câu hỏi gợi ý nhằm chỉ dẫn cho học
sinh cách tiếp thukiến thức mới
- Khuyến khích học sinh đưa ra câu hỏi
- Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho
việc trình bày bài giảng được rõ ràng và sinh động.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT

* Phương pháp trò chơi
 Mô tả phương pháp: Là phương pháp tổ chức cho
học sinh tự tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay
thực hiện hành động, việc làm thông qua trò chơi nào
đó.
 Ưu điểm:
- Qua trò chơi, lớp trẻ không những phát triển về trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ mà còn được hình thành nhiều
phẩm chất và hành vi tích cực.
- Qua trò chơi HS có cơ hội trải nghiệm những thái độ,
hành vi.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
- HS hình thành được năng lực quan sát, được rèn luyện
kỹ năng quan sát, nhận xét và đánh giá hành vi.
- Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách
nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán.
- Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa
HS với HS, giữa GV với HS.
Chính vì những ưu điểm trên, trò chơi được sử dụng như
một phương pháp dạy học quan trọng để GDSKSS cho
HS.


MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯA GIÁO DỤC
SKSS CHO HỌC SINH
Giáo dục nhà trường có ý nghĩa rất lớn đối với các em
học sinh. Thông qua sự dạy dỗ, hướng dẫn của các

thầy cô trên lớp các em được truyền đạt những kiến
thức một cách có hệ thống, đầy đủ và đúng đắn. Thầy
cô là người cha mẹ thứ hai trong đời của các em,
cung cấp cho học sinh nhiều thông tin nhất, dễ hiểu,
dễ nhớ nhất, đặc biệt những kiến thức có liên quan
đến SKSSVTN. Thầy cô luôn đóng vai trò như
những chuyên gia tâm lý đứng bên các em giúp các
em vượt qua những băng khoăn, lo lắng của tuổi mới
lớn.


×