Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đánh giá chất lượng cảm nhận của độc giả về báo in tại thành phố nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN BÌNH KHÁNH NGHĨA

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CẢM NHẬN CỦA ĐỘC GIẢ
VỀ BÁO IN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN BÌNH KHÁNH NGHĨA

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CẢM NHẬN CỦA ĐỘC GIẢ
VỀ BÁO IN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Mã số:
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:

Quản trị kinh doanh
60 34 01 02


382/QĐ-ĐHNT ngày 16/4/2015
1080/QĐ-ĐHNTngày 19/11/2015

2/12/2015

TS. HỒ HUY TỰU
Chủ tịch hội đồng:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá chất lượng cảm nhận của
độc giả về báo in tại Thành phố Nha Trang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời
điểm này.
Nha Trang, ngày 08 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

NGUYỄN BÌNH KHÁNH NGHĨA

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý
phòng ban trường Đại học Nha Trang, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn
thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Hồ Huy Tựu đã giúp tôi hoàn

thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến một số các anh chị đang công
tác tại các đơn vị báo chí tại địa bàn Khánh Hoà, các anh chị tổ thành phẩm và in ấn
công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hoà, cùng các chủ đại lý báo trên địa bàn
thành phố Nha Trang đã hỗ trợ những thông tin cực kỳ quí giá cho tôi hoàn thành đề
tài nghiên cứu này.
Tôi cũng không quên cảm ơn các anh chị em lớp Cao học Quản trị kinh doanh
2013 đã cùng sát cánh, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như
thực hiện đề tài tốt nghiệp. Và đặc biệt xin cảm ơn quí bạn đọc báo in đã bớt chút ít
thời gian quí báu của mình để trả lời và hoàn thành các bảng câu hỏi, giúp tôi có căn
cứ và dữ liệu để thực hiện đề tài này với các số liệu xác thực.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 08 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

NGUYỄN BÌNH KHÁNH NGHĨA

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................xi

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................10
1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................10
1.1.1. Khái niệm chất lượng .........................................................................................10
1.1.2. Khái niệm chất lượng sản phẩm .........................................................................11
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm ........................................................12
1.1.4. Tầm quan trọng của các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm ......................................17
1.1.5. Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm..........................................................18
1.1.6. Chất lượng cảm nhận trong chiến lược sản phẩm ..............................................18
1.2. Mô hình nghiên cứu liên quan...............................................................................19
1.2.1. Mô hình nghiên cứu nước ngoài.........................................................................19
1.2.2. Mô hình nghiên cứu trong nước .........................................................................21
1.2.3. Mô hình đề xuất và giả thiết nghiên cứu ............................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................29
2.1. Đặc điểm báo in.....................................................................................................29
2.1.1. Quan niệm về báo in...........................................................................................29
2.1.2. Phân loại báo in ..................................................................................................29
2.1.3. Đặc điểm của loại hình báo in ............................................................................31
2.1.4. Đặc điểm độc giả báo in .....................................................................................33
2.1.5. Các báo in tại thành phố Nha Trang...................................................................34
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................34
2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính ................................................................................35
v


2.2.2. Xây dựng thang đo .............................................................................................36
2.2.3. Các bước phân tích dữ liệu.................................................................................43
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ ..............................................................45
3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ...........................................................................................45

3.2. Phân tích độ tin cậy và sự phù hợp của thang đo ..................................................47
3.2.1. Phân tích độ tin cậy của thang do bằng Cronbach’s Alpha................................47
3.2.2. Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis).......................................51
3.2.3. Mô hình điều chỉnh.............................................................................................55
3.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến (nhân tố) từng loại báo in......................56
3.3.1. Ma trận tương quan báo in Tuổi Trẻ ..................................................................56
3.3.2. Ma trận tương quan báo in Thanh Niên .............................................................58
3.3.3. Ma trận tương quan báo in Người Lao Động .....................................................59
3.3.4. So sánh ma trận tương quan 3 loại báo in ..........................................................60
3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ..................................................................................61
3.4.1. Hồi quy tuyến tính đối với báo in Tuổi Trẻ........................................................61
3.4.2. Hồi quy tuyến tính đối với báo in Thanh Niên...................................................63
3.4.3. Hồi quy tuyến tính đối với báo in Người Lao Động ..........................................65
3.4.4. So sánh kết quả hồi quy tuyến tính 3 loại báo in................................................67
3.5. So sánh sự khác biệt về chất lượng cảm nhận báo in của bạn đọc đối với 3 loại báo
in Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Người Lao Động..............................................................68
3.6. Kết luận về mô hình nghiên cứu............................................................................69
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT .............................................71
4.1. Tóm lượt kết quả ...................................................................................................71
4.2. So sánh kết quả với các nghiên cứu trước .............................................................73
4.3. Một số hàm ý ứng dụng.........................................................................................74
KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................79
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA


: Analysis of Variance (Phân tích phương sai)

ĐH

: Đại học

EFA

: Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

KMO

: Kaiser-Meyer-Olkin (là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố).

SD

: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

Sig.

: p-value (probability value – có ý nghĩa thống kê trong khoa học)

SĐH

: Sau đại học

TT


: Thứ tự

THPT

: Trung học phổ thông

TC-CĐ:

: Trung cấp – Cao đẳng

VIF

: Variance Inflation Factor (Hệ số phóng đại phương sai)

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang đo chất lượng thông tin ......................................................................37
Bảng 2.2. Thang đo nội dung báo in .............................................................................38
Bảng 2.3. Thang đo hình thức báo in ............................................................................38
Bảng 2.4. Thang đo tốc độ thông tin báo in ..................................................................39
Bảng 2.5. Thang đo chiều sâu thông tin báo in .............................................................39
Bảng 2.6. Thang đo uy tín báo in ..................................................................................40
Bảng 2.7. Thang đo giá cả báo in ..................................................................................40
Bảng 2.8. Thang đo chất lượng cảm nhận báo in ..........................................................41
Bảng 2.9. Thang đo dự kiến ban đầu.............................................................................41
Bảng 3.1. Số liệu thống kê mẫu bạn đọc báo in ............................................................45
Bảng 3.2. Độ tin cậy thang đo chất lượng thông tin báo in...........................................49
Bảng 3.3. Độ tin cậy thang đo nội dung báo in .............................................................49

Bảng 3.4. Độ tin cậy thang đo hình thức báo in ............................................................49
Bảng 3.5. Độ tin cậy thang đo tốc độ thông tin báo in ..................................................50
Bảng 3.6. Độ tin cậy thang đo chiều sâu thông tin báo in.............................................50
Bảng 3.7. Độ tin cậy thang đo giá cả báo in..................................................................50
Bảng 3.8. Độ tin cậy thang đo uy tín báo in ..................................................................51
Bảng 3.9. Độ tin cậy thang đo chất lượng cảm nhận báo in..........................................51
Bảng 3.10. KMO-Bartlett các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cảm nhận báo in ....52
Bảng 3.11. Kết quả EFA các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cảm nhận báo in ......53
Bảng 3.12. KMO-Bartlett thang đo chất lượng cảm nhận báo in..................................55
Bảng 3.13. Kết quả EFA thang đo chất lượng cảm nhận báo in ...................................55
Bảng 3.14. Ma trận tương quan báo in Tuổi Trẻ...........................................................56
Bảng 3.15. Ma trận tương quan báo in Thanh Niên ......................................................58
viii


Bảng 3.16. Ma trận tương quan báo in Người Lao Động..............................................59
Bảng 3.17. Bảng so sánh mức độ tương quan 3 loại báo in ..........................................60
Bảng 3.18. Hệ số hồi quy báo in Tuổi Trẻ ....................................................................61
Bảng 3.19. Hệ số hồi quy báo in Thanh Niên ...............................................................63
Bảng 3.20. Hệ số hồi quy báo in Người Lao Động .......................................................65
Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy 3 loại báo in.......................................67
Bảng 3.22. Kiểm định sự đồng nhất phương sai các nhóm báo ....................................68
Bảng 3.23. ANOVA chất lượng cảm nhận báo in với 3 loại báo in..............................68
Bảng 4.1. Kết quả thang đo trước và sau điều chỉnh.....................................................72
Bảng 4.2. Mức độ tương quan các nhân tố đến chất lượng cảm nhận báo in ...............72

ix


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình 10 chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm trong chiến lược phát
triển kinh tế của Đỗ Đức Phú (2012).............................................................................13
Hình 1.2. Mô hình 4 nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh
doanh của Đỗ Đức Phú (2012) ......................................................................................13
Hình 1.3. Mô hình 8 chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của David A.Garvin (1984) ..........14
Hình 1.4. Mô hình 5 chỉ tiêu đánh giá chất lượng báo in của John Merrill (1986).......20
Hình 1.5. Mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài đánh giá chất lượng báo in của
Merrill và Lowenstein (1971)........................................................................................20
Hình 1.6. Mô hình chất lượng báo in của Philip Meyer và Koang-Hyub Kim (2003)........21
Hình 1.7. Mô hình nghiên cứu: “Một số nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đặt mua Tuổi
Trẻ nhật báo của bạn đọc tại Nha Trang” của Phạm Phú Hùng (2013) ........................21
Hình 1.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất đánh giá chất lượng cảm nhận của độc giả về
báo in tại Thành phố Nha Trang....................................................................................22
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................35
Hình 2.2. Quy trình xây dựng và đánh giá thang đo (xem Nguyễn Đình Thọ, 2011) .......36
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh.....................................................................55
Hình 3.2. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư (báo in Tuổi Trẻ) .........................62
Hình 3.3. Kiểm định giả thiết liên hệ tuyến tính (báo in Tuổi Trẻ) ..............................63
Hình 3.4. Kiểm định hiện tượng phương sai không đều (báo in Tuổi Trẻ) ..................63
Hình 3.5. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư (báo in Thanh Niên) ....................64
Hình 3.6. Kiểm định giả thiết liên hệ tuyến tính (báo in Thanh Niên) .........................65
Hình 3.7. Kiểm định hiện tượng phương sai không đều (báo in Thanh Niên)..............65
Hình 3.8. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư (báo in Người Lao Động) ............66
Hình 3.9. Kiểm định giả thiết liên hệ tuyến tính (báo in Người Lao Động) .................67
Hình 3.10. Kiểm định hiện tượng phương sai không đều (báo in Người Lao Động).........67
Hình 3.11. Biểu đồ mức độ cảm nhận chất lượng báo in với 3 loại báo in...................69
x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Ngày nay, Báo chí càng ngày càng chứng tỏ tiếng nói của người dân, là phương
thức truyền tải những ý kiến của người dân. Trong rất nhiều trường hợp, báo chí góp
phần phản biện chính sách rất tốt, góp phần tích cực cho hoạch định chính sách. Tuy
nhiên, trong cơ chế kinh tế thị trường đang gặp khó khăn, ngành Báo in cũng không
tránh khỏi tình trạng đó. Mặt khác, không tránh khỏi tình trạng do sự đua tranh trên
mạng về mặt tốc độ nên đã xảy ra những trường hợp đưa thông tin sai lệch do vội vàng
chưa thẩm định thông tin, nguồn tin. Nó đặt ra thách thức bản lĩnh những thuyền
trưởng trên mỗi con tàu báo in đang chèo chống và tìm mọi cách để vượt qua. Cuốn
vào khó khăn chung, mỗi cơ quan báo in đều cố gắng nắm bắt lợi thế tự tìm kiếm cơ
hội mới cho tờ báo của mình, sàng lọc chắt chiu những tinh túy nhất để làm vừa lòng
độc giả trung thành…
Nhằm tìm ra những tiêu chí, nhân tố cải thiện chất lượng báo in nói riêng và sẽ
hướng đến sâu hơn ngành báo chí nói chung. Tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá chất lượng
cảm nhận của độc giả về báo in tại Thành phố Nha Trang” nghiên cứu cụ thể với 3 loại
báo in gồm Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Người Lao Động để làm luận văn Thạc Sĩ.
Bước đầu, tác giả thực hiện nghiên cứu các lý thuyết về chất lượng sản phẩm
nói chung dựa trên nền các nghiên cứu đi trước. Sau đó, kết hợp với những công trình
nghiên cứu về chất lượng báo in trong và ngoài nước. Cùng với việc thảo luận và hỏi ý
kiến từ các chuyên gia, tác giả đưa ra những giả thuyết ban đầu về các nhân tố tác
động lên chất lượng báo in đứng từ góc độ cảm nhận của bạn đọc.
Kết quả giả thuyết ban đầu, tác giả đã đưa ra 7 nhân tố có tác động trực tiếp đến
chất lượng cảm nhận báo in của bạn đọc bao gồm: chất lượng thông tin, nội dung báo
in, hình thức báo in, tốc độ thông tin báo in, chiều sâu thông tin báo in, uy tín báo in,
giá cả báo in.
Sau khi sàng lọc kết quả, đưa vào thực hiện phân tích và tổng hợp, từ giả thuyết
7 nhân tố ban đầu, kết quả đã thay đổi thành 7 nhân tố có tác động đến chất lượng cảm
nhận báo in của bạn đọc bao gồm: chất lượng thông tin, nội dung báo in, hình thức
báo in, tốc độ và chiều sâu thông tin báo in, uy tín báo in, sức hút báo in, giá cả báo
xi



in. Tuy nhiên, sau khi thực hiện phân tích tương quan và hồi quy, kết quả lại cho thấy
rằng 2 nhân tố uy tín báo in, và sức hút báo in là không ảnh hưởng đến chất lượng cảm
nhận báo in từ phía bạn đọc.
Sau khi thực hiện so sánh chất lượng cảm nhận báo in của độc giả giữa 3 tờ báo
in Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Người Lao Động. Kết quả đạt được bạn đọc cảm nhận chất
lượng tờ báo ở mức cao nhất đối với Tuổi Trẻ, tiếp theo là Thanh Niên và sau cùng là
Người Lao Động.
Căn cứ và kết quả phân tích, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
các nhân tố có tác động trực tiếp đến chất lượng báo in. Cải thiện những nhân tố thật
sự chưa tác động. Sau cùng tác giả thực hiện so sánh kết quả thực hiện của đề tài với
một số các công trình nghiên cứu trước đó. Từ đó nói lên những ưu điểm cũng như hạn
chế của đề tài nghiên cứu chưa đạt được.

xii


MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành đề tài
Theo một khảo sát của Nguyễn Thị Hoàng Yến (2014) về “Nhu cầu tiếp nhận
thông tin báo chí của công chúng hiện nay” cho thấy ngoài nhu cầu ăn ở, học tập, đi
làm, vui chơi, giải trí … thì nhu cầu thông tin lại trở nên rất cần thiết và có tác động rất
tích cực đối với xã hội. Thông tin được truyền dẫn từ nhiều nguồn đa dạng khác nhau,
có thể là truyền hình, truyền thanh, hình ảnh, sách vở, báo chí … Trong đó, nhu cầu
thông tin qua báo chí là khá phổ biến. Ở nước ta, báo chí không chỉ là cơ quan ngôn
luận, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, mà còn là kênh thông tin hữu
ích phục vụ mọi nhu cầu thông tin của mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực trong xã hội.
Với sự thâm nhập ngày càng sâu rộng, báo chí có những tác động mạnh mẽ, sâu
sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, bồi đắp tình cảm
nhân văn cho người đọc báo. Báo chí còn cung cấp nhiều nguồn thông tin tươi mới,

hấp dẫn, hữu ích đối với mọi lứa tuổi. Thông qua các trang báo, người đọc báo được
sống trong những nhịp đập nóng hổi của thời đại, quốc gia, cộng đồng. Nhờ báo chí,
người đọc báo quan tâm hơn và có những phản ứng kịp thời, tích cực trước những sự
kiện chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của thế giới, đất nước và địa phương. Báo chí
có sức mạnh tập hợp sự quan tâm của cộng đồng vô cùng to lớn. Nhiều ấn phẩm báo
chí còn là phương tiện học tập hữu hiệu của giới trẻ. Với tính chất đa dạng, phong phú,
đa chiều, cập nhật của thông tin, giới trẻ có thể tìm thấy ở báo chí nguồn cung cấp tri
thức, rèn luyện kĩ năng sống vô tận và quý giá mà không một cuốn sách nào, ông thầy
nào có thể đáp ứng. Một số báo, tạp chí chuyên ngành có vai trò rất quan trọng đối với
hoạt động trao đổi, nghiên cứu thông tin khoa học của giới trẻ (Trần Quang Đại, 2011).
Một trong những tính ưu điểm và đặc sắc riêng của báo in là chất lượng thông
tin được bảo đảm. Việc kiểm duyệt, biên tập được thực hiện chặt chẽ kỹ lưỡng, khiến
các thông tin trên báo in được bảo đảm về tính chính xác, tính chính thống, tính khách
quan. Các vấn đề của đời sống, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, pháp luật ... được
bàn giải chuyên sâu, có chọn lọc với những bài chuyên luận sâu sắc. Tuy báo in vẫn
tồn tại nhưng nó tồn tại và phát triển song song dưới sự cạnh tranh khốc liệt với các
loại hình báo chí mới như báo phát thanh, báo truyền hình và báo mạng điện tử. Báo in
ngày càng mất ưu thế và phải đặt mình vào vị trí cạnh tranh khốc liệt nguyên nhân là
1


do những mặt hạn chế, chưa cải thiện được, trong khi đó, mỗi loại hình báo chí mới ra
đời lại khắc phục được những hạn chế đó. Việc nhiều tờ báo in vốn rất hấp dẫn đối với
người đọc nay phải giảm số lượng in ấn phát hành và cũng đang đặt ra một số vấn đề
cần giải quyết. Dưới sức ép đó, loại hình báo in truyền thống này sẽ phải thích nghi
bằng những phương thức kinh doanh, tồn tại và phát triển thích hợp, từ việc viết thế
nào cho hấp dẫn, trình bày, thiết kế, in ấn và quản lí ra sao, rồi kết hợp với các dạng
thức truyền thông khác nhau như thế nào?...
Xuất phát từ thực tế như trên, việc tìm hiểu sâu và kỹ hơn về chất lượng các sản
phẩm báo in hiện nay có thể là hữu ích cho các tòa soạn báo, các cơ quan báo có

những cái nhìn và thay đổi khác hơn với tờ báo của họ. Đề từ đó tìm ra hướng khắc
phục giải quyết chất lượng sản phẩm báo in hiện nay. Vì vậy, đề tài “Đánh giá chất
lượng cảm nhận của độc giả về báo in tại Thành phố Nha Trang” sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn
các vấn đề như trên.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan và định vị nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu trong nước
Đối với lĩnh vực báo chí phần lớn các đề tài nghiên cứu chủ yếu được thực hiện
bởi các học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên đến từ các đơn vị đào tạo như Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Học viện Báo chí Tuyên truyền và một số Cơ quan Báo
chí chẳng hạn: nghiên cứu của Trần Lê Trung Huy (2011) về “Phân tích xu hướng lựa
chọn báo in và báo điện tử của bạn đọc báo Tuổi Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh”.
Nghiên cứu của Phạm Phú Hùng (2013) về “Một số nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi đặt mua Tuổi Trẻ nhật báo của bạn đọc tại Nha Trang”, nghiên cứu của Nguyễn Thị
Trường Giang (2010) về “Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam”.
Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Giang (2014) về “Ảnh hưởng của truyền thông
xã hội đến môi trường báo chí Việt Nam”, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Yến
(2014) về “Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng hiện nay (Khảo sát
công chúng tỉnh Nghệ An)”.
Như vậy nhìn chung các nghiên cứu trong nước chỉ đề cập đến việc lựa chọn
mua báo in hơn là đi sâu vào chất lượng cảm nhận báo in, và nghiên cứu về chất lượng
cảm nhận báo in thì chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào thực hiện tại Việt Nam.
2


2.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Trong một nghiên cứu của John Merrill (1968) The Elite Press: Great
Newspapers of the World đã đề cập đến các khái niệm về chất lượng báo in khi ông
nghiên cứu các tờ báo nổi tiếng trên thế giới. Từ đó ông đã đưa ra được 5 yếu tố cốt lõi
để đánh giá chất lượng báo in.
Và đến năm 1971, John Merrill cùng Lowenstein đã đề xuất mô hình các yếu tố

bên trong và bên ngoài có tác động đến chất lượng báo in. Các yếu tố bên trong gồm:
Kiểu chữ và kỹ thuật trình bày tốt; Đọc và chỉnh sửa cẩn thận trước khi in; Đúng chính
tả, dấu câu, ngữ pháp; Hình ảnh mô phỏng và in ấn rõ ràng; Cân bằng trong việc biên
tập và nguồn tin; Quan tâm tới chất lượng nhân viên; Quan tâm tới chính sách biên
tập; Quan tâm tới việc tự đánh giá và những phê bình bên ngoài. Các yếu tố bên ngoài
gồm: Tần suất của báo giá và những phản ánh; Tần suất đăng ký thư viện; Uy tín các
nhà báo, nhà sử học; Uy tín trong chính trị, chính phủ, ngoại giao; Uy tín trong giới
học thuật. Kết quả nghiên cứu của John Merrill và Lowenstein (1971) thu được phần
lớn ảnh hưởng đến chất lượng báo là đến từ các yếu tố bên ngoài (tần suất phản ánh;
tần suất đăng ký thư viện; uy tín đến từ các nhà báo, chính trị, giới học thuật) chứ
không đến nhiều từ các yếu tố bên trong. Trong một nghiên cứu khác của Stone và các
cộng sự (1981) đã sử dụng các yếu tố bên ngoài từ nghiên cứu của Merrill và
Lowenstein (1971) như hình ảnh, mức độ lưu thông và uy tín của tờ báo trong nghiên
cứu của họ. Họ phát hiện rằng chất lượng tờ báo có liên quan đến tần suất lưu thông
của tờ báo (Stone và các cộng sự, 1981).
Nghiên cứu của Philip Meyer và Koang-Hyub Kim (2003) Quantifying
Newspaper Quality: “I Know It When I See It” đã cho thấy các yếu tố cấu thành nên
chất lượng báo in là tính dễ sử dụng, tính địa phương, sức mạnh biên tập, số lượng tin
tức và sự giải thích tin tức.
Nghiên cứu của Lacy và Fico (1989) Financial Commitment, Newspaper
Quality and Circulation: Testing an Economic Model of Direct Newspaper
Competition cho kết quả rằng chất lượng báo in có sự khác biệt giữa các cơ quan báo
chí độc quyền với các đơn vị báo chí cạnh tranh. Nghiên cứu cũng đưa ra một quy luật
chung rằng sự cạnh tranh làm báo in tốt hơn thông qua việc cam kết tài chính và số
lượng bản in bán nhiều hơn.
3


Nghiên cứu của Picard (2004) Commercialism and Newspaper Quality tập
trung chính vào nội dung chính về chất lượng báo in được thương mại hoá tin tức và

các tính năng được thiết kế để thu hút rộng lớn hơn các đối tượng, thu hút giải trí, để
đạt hiệu quả về chi phí, và duy trì sự chú ý của độc giả hơn nhằm thu hút các nhà
quảng cáo.
2.3. Đánh giá tài liệu và định vị nghiên cứu của luận văn
Như vậy, nhìn chung các nghiên cứu trước đây cho kết luận rằng các yếu tố tác
động đến chất lượng báo in chủ yếu từ các yếu tố bên ngoài. Trong khi đó các yếu tố
bên trong gần như rất ít tác động đến chất lượng báo in. Xét thấy tại Việt Nam, một
yếu tố có tác động đến thị trường báo in mà các nhà nghiên cứu nước ngoài chưa thật
sự quan tâm là giá cả. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung kế thừa các yếu tố bên trong
và bên ngoài theo mô hình nghiên cứu của John Merrill và Lowenstein (1971), kết hợp
với kết luận của Philip Meyer và Koang-Hyub Kim (2003), đưa thêm yếu tố giá cả vào
nghiên cứu với hy vọng yếu tố giá cả có tác động tích cực đến chất lượng báo in tại thị
trường Nha Trang, và cũng kỳ vọng rằng các yếu tố bên trong theo nghiên cứu của
Merrill và Lowenstein (1971) cũng ảnh hưởng tích cực đến chất lượng báo in.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Đo lường và đánh giá so sánh chất lượng cảm nhận một số tờ báo in tại địa bàn
thành phố Nha Trang. Từ đó có những đề xuất trong việc cải thiện chất lượng báo in
nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của bạn đọc.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
+ Xây dựng khung phân tích đánh giá chất lượng cảm nhận sản phẩm báo in, cũng
như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cảm nhận sản phẩm báo in của bạn đọc.
+ Đo lường và đánh giá chất lượng cảm nhận báo in và kiểm định sự ảnh hưởng
của các nhân tố đến chất lượng cảm nhận báo in.
+ Đề xuất các hàm ý ứng dụng nhằm cải thiện chất lượng báo in, cũng như các
định hướng cho các nghiên cứu về sau.
+ Thông qua mô hình nghiên cứu này, mục tiêu của đề tài còn liên quan đến
việc phát triển các thang đo, đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của chúng nhằm làm cơ
sở cho các nghiên cứu sau này.
4



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng cảm nhận báo in và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cảm
nhận báo in của bạn đọc tại thành phố Nha Trang.
4.2. Đối tượng khảo sát
Đề tài tập trung nghiên cứu 3 loại nhật báo được in ấn và phát hành tại thành
phố Nha Trang gồm: báo in Tuổi Trẻ, báo in Thanh Niên, báo in Người Lao Động.
Đối tượng khảo sát là những bạn đọc thường xuyên đặt mua báo tại các quầy bán báo,
các điểm bán lẻ, các đại lý bưu điện trong thành phố Nha Trang.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài lựa chọn những bạn đọc đủ từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng
lực để trả lời các câu hỏi theo bảng phỏng vấn. Tác giả chủ động phối hợp với các anh
chị cộng tác viên làm nghề giao phát báo buổi sáng (tại thành phố Nha Trang) sẽ trực
tiếp gởi bảng câu hỏi đến tận bạn đọc đã đặt mua báo trước đó và trực tiếp nhận lại từ
bạn đọc. Ngoài ra tác giả sẽ trực tiếp đến các điểm bán báo lẻ để phỏng vấn trực tiếp
bạn đọc mua báo.
- Thời gian: Thời gian nghiên cứu tiến hành (thu mẫu điều tra) diễn ra từ tháng
07.2015 đến 08.2015.
- Nội dung: Đề tài tập trung khai thác các biến của mô hình chất lượng sản
phẩm của Garvin (1984). Kết hợp với các yếu tố tác động đến chất lượng báo in của
John Merrill (1968), Merrill và Lowenstein (1971) và nghiên cứu của Phạm Phú Hùng
(2013) để từ đó đề xuất ra mô hình nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp điều tra khảo sát: khảo sát một nhóm khách hàng trên diện rộng
với dự kiến ban đầu khoảng 400 khách hàng được phỏng vấn gián tiếp thông qua gởi
thư, trong đó có khoảng 50 khách hàng được phỏng vấn trực tiếp, từ đó phát hiện các
quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.


5


+ Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu sẽ được thu thập thông qua các bảng
câu hỏi được phân phát đi, kèm theo là những bảng câu hỏi được phỏng vấn trực tiếp.
+ Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến, nhận xét, nhận định của những
người làm báo (dự kiến có sự giúp sức của nhà báo Huỳnh Hiếu, nhà báo Phan Sông
Ngân, phóng viên Văn Kỳ, anh Phạm Phú Hùng – phó trưởng đại diện Báo Tuổi Trẻ
văn phòng Nha Trang), in ấn báo (tham khảo ý kiến của 5 người phụ trách trực in 5
loại báo in tại Nha Trang gồm Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Bóng Đá, Khánh Hoà, Người
Lao Động), và những chủ đại lý bán báo (tham khảo ý kiến của 3 chủ đại lý phát hành
báo in cấp 1 tại Nha Trang) về chất lượng báo in, từ đó tìm ra một giải pháp tối ưu.
+ Phương pháp thống kê mô tả, so sánh.
+ Phương pháp phân tích độ tin cậy, phương pháp phân tích nhân tố, phương
pháp tương quan và hồi quy tuyến tính.
Toàn bộ quy trình nghiên cứu được mô tả qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Xây dựng mô hình và giả thuyết (Model and Hypotheses)
Việc xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu xuất phát từ mục tiêu
nghiên cứu của đề tài. Cơ sở để xây dựng mô hình và các giả thuyết là những công
trình nghiên cứu có liên quan đã được các tác giả trên thế giới công bố gần đây.
Giai đoạn 2: Xây dựng thang đo (Item Generation)
Giai đoạn này liên quan chặt chẽ với việc xác định vấn đề nghiên cứu. Để xây
dựng thang đo, công việc đầu tiên là nghiên cứu các tài liệu, bài báo, công trình đã
công bố, cũng như các kết quả điều tra thực nghiệm, các kinh nghiệm trong qua khứ
liên quan đến các khái niệm quan tâm. Vì có sự khác biệt rất nhiều về đối tượng
nghiên cứu trong từng tình huống, cho dù là các thang đo đã được kiểm định bởi các
tác giả trước đi nữa, công việc quan trọng tiếp theo phải làm là thực hiện phỏng vấn
nhóm theo chủ đề nghiên cứu để “thích nghi hóa” các mục hỏi cho phù hợp với đối
tượng nghiên cứu mới. Đề tài cũng thực hiện một nghiên cứu sơ bộ: tác giả thực hiện

thảo luận cùng với các chuyên gia là những người làm báo, các chủ đại lý, quầy bán
báo, những người in ấn báo, và phỏng vấn thử một nhóm nhỏ khách hàng khoảng 20
người để lấy ý kiến. Từ đó điều chỉnh và bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến thang đo
chất lượng cảm nhận báo in.
6


Giai đoạn 3: Điều tra thí điểm (Pilot survey)
Mục tiêu của giai đoạn này là xem các thang đo dự định có làm việc tốt hay
không. Trong cuộc điều tra này, bảng câu hỏi được thu từ 50 người đọc báo. Sau khi
làm sạch, dữ liệu được phân tích thông qua việc tính độ tin cậy của các thang đo bằng
hệ số Alpha của Cronbach, sử dụng phần mềm SPSS 20.0.
Giai đoạn 4: Điều tra nghiên cứu chính thức (Main survey)
Do ước lượng một lượng mẫu cỡ 400 nên bảng câu hỏi được điều tra bằng
phương pháp phỏng vấn qua thư và trực tiếp. Khoảng 400 bì thư và bảng câu hỏi được
gởi đến các đại lý báo, quầy bán báo, ngoài ra tác giả kết hợp cùng một số anh chị giao
phát báo dài hạn trong địa bàn thành phố Nha Trang. Việc gởi bảng câu hỏi đi và nhận
về từ khách hàng được thực hiện thông qua sự giúp sức của các chủ đại lý, chủ quầy
và đội ngũ giao báo dài hạn với hy vọng đạt một mẫu 350 khi thu về. Ngoài ra, tác giả
còn đến tận các điểm bán báo trong thành phố Nha Trang để trực tiếp phỏng vấn 50
người mua báo.
Sau khi phân tích kết quả thu thập được từ mẫu, tác giả kiểm định độ tin cậy
của thang đo bằng “Phân tích độ tin cậy với hệ số Cronbach’s alpha” và “Phân tích
nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)”. Sau đó là “Phân tích tương
quan” và “Hồi quy tuyến tính bội” được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.
Cuối cùng là phân tích ANOVA (Analysis of Variance) với sự hỗ trợ của phần mềm
phân tích thống kê như SPSS 20.0.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần củng cố thêm cơ sở lý thuyết về chất lượng sản

phẩm. Đi sâu vào các yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm. Đề xuất mô hình
nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng báo in, một mô hình nghiên cứu có thể
nói gần như đang bỏ ngõ ở thị trường báo chí khá mới mẻ ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tất cả các ấn phẩm báo chí hiện nay nói chung đều cần có bạn đọc và cần giữ
chân được bạn đọc vì sự tồn tại của chính nó. Muốn vậy, thì các cơ quan báo chí đó
cần có những thay đổi tích cực hơn về chất lượng tờ báo in của họ, phù hợp hơn với
7


đại đa số bạn đọc hoặc chuyên sâu hơn, tập trung hơn về một bộ phận bạn đọc nào đó
trong xã hội. Nghiên cứu này sẽ giúp cho các ban biên tập cơ quan báo chí có những
cái nhìn thiết thực hơn về chất lượng tờ báo của họ nói riêng và của nhiều loại báo
khác. Từ đó sẽ giúp cho họ có sự điều chỉnh, chuyển biến mạnh mẽ hơn trong việc cải
thiện cũng như nâng cao chất lượng báo in, nhằm phục vụ tốt hơn, tích cực hơn để
phục vụ bạn đọc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận
văn gồm 4 chương:
Mở đầu
Nói lên cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu. Giới thiệu tổng quan về một số mô
hình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu. Đưa ra được mục tiêu
nghiên cứu chung và mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài. Xác định được đối tượng
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng cụ thể cần khảo sát để lấy số liệu phục
vụ cho việc phân tích, thống kê. Và từ mục tiêu nghiên cứu tác giả đã đưa ra một số
phương pháp nghiên cứu cho phù hợp với đề tài. Cuối cùng tác giả nêu lên ý nghĩa lý
luận cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.
Phần cơ sở lý luận trình bày một số khái niệm liên quan về chất lượng, chất
lượng sản phẩm. Đưa ra một số các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm dựa theo mô

hình 8 nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm của David A. Garvin (1984). Tác
giả cũng đã nói lên được tầm quan trọng của các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm từ đó
nói lên tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Sau đó căn cứ vào một số mô hình
nghiên cứu đi trước, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu riêng cho đề tài, giải thích
rõ các yếu tố trong mô hình tác động đến chất lượng báo in và đưa ra các giả thiết
nghiên cứu.
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương này trình bày những đặc điểm của báo in về khái niệm, phân loại, đặc
điểm, các loại hình, đặc điểm độc giả báo in, mô hình toà soạn báo in và quy trình sản
xuất báo in. Giới thiệu thực trạng một số báo in tại thành phố Nha Trang hiện tại.
8


Đồng thời trong chương cũng trình bày quy trình nghiên cứu của đề tài, xây dựng
thang đo, phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu và các phương pháp phân tích dữ
liệu: Phân tích hệ Cronbachs Alpha, Phân tích EFA, phân tích tương quan và phân tích
hồi quy.
Chương 3: Phân tích và kết quả.
Chương này trình bày kết quả thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu. Các
thang đo trong nghiên cứu được đánh giá thông qua phương pháp phân tích hệ số tin
cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA, sau đó đưa các nhân tố vào thực hiện
phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Từ đó kiểm định lại các giả thiết đã đặt ra
về các biến trong mô hình tác động như thế nào đến chất lượng báo in.
Chương 4: Bàn luận kết quả và các hàm ý ứng dụng.
Thông qua kết quả chương 3, chương 4 sẽ tập trung nhận định lại các biến trong
mô hình để từ đó đưa ra những nhận xét thiết thực hơn nhằm cải thiện chất lượng báo
in hiệu quả hơn.
Kết luận
Căn cứ vào kết quả phân tích ở chương 3 và bàn luận kết quả ở chương 4, tác
giả nhận xét về những ưu điểm và những đóng góp của đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó

cũng nói lên những hạn chế và khuyết điểm của đề tài chưa thực hiện được.

9


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm chất lượng
Garvin (1984) đã khám phá và mô tả 5 phương pháp tiếp cận mà người ta cảm
nhận khác nhau về chất lượng.
Ở phương pháp tiếp cận siêu việt (the Transcendent Approach) định nghĩa chất
lượng là một cái gì đó không thể xác định nhưng chúng ta có thể nhận ra chúng thông
qua kinh nghiệm.
Trong khi đó, phương pháp tiếp cận dựa theo sản phẩm (the Product-based
Approach) thì chất lượng được xem như một biến chính xác và có thể đo lường được.
Theo phương pháp này thì sự khác biệt trong chất lượng phản ánh sự khác biệt về số
lượng của một số thành phần hoặc đặc tính vốn có của sản phẩm. Một ví dụ điển hình
có thể thấy là kem chất lượng cao có hàm lượng bơ cao, hoặc như một tấm thảm tốt có
số lượng lớn các nút thắt trên mỗi inch vuông. Theo Garvin (1984), có hai hệ quả tất
yếu cho phương pháp tiếp cận này. Thứ nhất, chất lượng cao chỉ có thể thu được với
chi phí cao hơn. Bởi vì chất lượng phản ánh số lượng lớn các thuộc tính có chứa trong
sản phẩm. Và cũng bởi vì các thuộc tính là khá tốn kém để sản xuất ra nó nên hàng hoá
chất lượng cao hơn cũng sẽ đắt hơn. Thứ hai, chất lượng được xem là một đặc tính cố
hữu của hàng hoá, chứ không phải là một cái gì đó được gán cho chúng. Bởi vì chất
lượng phản ánh sự có hoặc không có của các thuộc tính sản phẩm đo lường được, nó
có thể được đánh giá một cách khách quan hơn.
Nhưng khi Garvin (1984) nghiên cứu dưới góc độ người tiêu dùng (the Userbased Approach) thì chất lượng lại là sự phù hợp cho mục đích người dùng. Còn trong
cách tiếp cận dựa trên sản xuất (the Manufacturing-based Approach) thì chất lượng là
sự phù hợp với đặc điểm kỹ thuật. Ngoài ra đứng dưới góc độ giá trị (the Value-based
Approach) Garvin (1984) kết luận rằng chất lượng phụ thuộc vào lượng khách hàng

sẵn sàng trả tiền cho nó.
Cũng ở những cách tiếp cận như trên, đứng dưới góc độ người tiêu dùng, “chất
lượng là thoả mãn mong muốn, nhu cầu của khách hàng” (Edwards, 1968). “Chất
lượng là thích hợp để sử dụng” (Juran, 1988). “Chất lượng trong một sản phẩm hoặc
10


dịch vụ không phải là những gì mà nhà cung cấp đưa vào. Nó là những gì mà khách
hàng nhận ra và sẵn sàng chi trả” (Peter Drucker, 1985). Trong khi đó đứng dưới góc
độ nhà sản xuất “Chất lượng là mức độ mà một sản phẩm cụ thể phù hợp với một thiết
kế hoặc đặc điểm kỹ thuật” (Gilmore, 1974). “Chất lượng là sự kết hợp giữa sức mạnh
con người và quy trình xử lý” (Subir Chowdhury, 2005). Philip B. Crosby (1979) thì
cho rằng “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu khách hàng”.
Những năm gần đây, khái niệm chất lượng được tiếp tục được mở rộng. Theo
Hoàng Mạnh Dũng (2012), chất lượng còn là lao động sạch để sản xuất sản phẩm.
Điều này đồng nghĩa với tính thân thiện với môi trường và tính đạo đức trong kinh
doanh tồn tại từ khâu thiết kế đến tiêu dùng sản phẩm. Như vậy ta có thể thấy được
rằng chất lượng luôn luôn gắn liền với thực thể vật chất nhất định, không có chất
lượng tách biệt khỏi thực thể. Thực thể được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là sản
phẩm mà còn bao hàm cả các hoạt động, quá trình, doanh nghiệp hay con người.
Hoàng Mạnh Dũng (2012) cho rằng, chất lượng còn được đo bằng sự thoả mãn
nhu cầu, mà nhu cầu luôn biến động nên chất lượng cũng luôn biến đổi theo thời gian,
không gian, điều kiện sử dụng. Nhu cầu được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định,
tiêu chuẩn, nhưng cũng có những nhu cầu không thể mô tả rõ ràng. Người sử dụng đôi
khi chỉ cảm nhận hoặc chỉ phát hiện ra trong quá trình sử dụng (Hoàng Mạnh Dũng,
2012). Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải
bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có
thể rất hiện đại (Đỗ Đức Phú, 2012).
1.1.2. Khái niệm chất lượng sản phẩm
Khái niệm về chất lượng sản phẩm đã từ lâu luôn gây ra những tranh cãi phức

tạp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là các khái niệm về chất lượng nói chung
và chất lượng sản phẩm nói riêng được nêu ra dưới các góc độ khác nhau của mỗi cách
tiếp cận, mỗi cách nhìn nhận riêng biệt.
Theo Kotler và Armstrong (2004) “chất lượng sản phẩm là khả năng để chứng
tỏ chức năng của sản phẩm đó, nó tổng thể bao gồm độ bền (durability), độ tin cậy
(reliability), tính chính xác (accuracy), dễ dàng vận hành và sửa chữa sản phẩm”. Độ
bền ở đây là thước đo vòng đời của một sản phẩm. Nó bao gồm cả khía cạnh về kinh
tế và kỹ thuật. Về mặt kỹ thuật, độ bền có thể được xem như là số lượng sử dụng theo
11


một đơn vị nào đó của sản phẩm trước khi nó bị suy giảm về thể trạng (Garvin, 1984).
Chẳng hạn một bóng đèn dây tóc sau nhiều giờ sử dụng, dây tóc bị cháy và bóng đèn
phải được thay thế mới. Garvin (1984) cho biết thêm rằng độ tin cậy của một sản
phẩm là thước đo về xác suất thất bại của sản phẩm đó trong một chu kỳ thời gian nhất
định. Theo Garvin (1984), biện pháp để xác định độ tin cậy phổ biến là thời gian trung
bình để thất bại đầu tiên xảy ra, thời gian trung bình giữa các sự cố và tỷ lệ thất bại
trên mỗi đơn vị thời gian của sản phẩm.
Mowen và Minor (2002) cho rằng “Chất lượng của các sản phẩm được khách
hàng định nghĩa như một đánh giá toàn diện về sự tốt lành của hiệu suất của hàng hoá,
dịch vụ đó.” Trong khi đó Kotler (2002) cho rằng “Chất lượng sản phẩm là đặc trưng
của một sản phẩm hay dịch vụ mà dựa vào khả năng của nó để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng”. Garvin (1984) cho rằng nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian, vì thế,
cần xem xét định kỳ các yêu cầu chất lượng để có thể bảo đảm lúc nào sản phẩm của
doanh nghiệp làm ra cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhu cầu
thường được chuyển thành các đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định. Nhu cầu có thể
bao gồm tính năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tính sẵn sàng, độ tin cậy, tính thuận tiện
và dễ dàng trong sửa chữa, tính an toàn, thẩm mỹ, cũng như các tác động đến môi
trường (Garvin, 1984). Và trong một phân tích thị trường khác, Kuehn và Day (1962)
cho rằng “chất lượng của một sản phẩm phụ thuộc nó phù hợp như thế nào với sở thích

của người tiêu dùng”.
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
Theo giáo trình quản lý chất lượng sản phẩm – Đại học Kinh Tế và Quản trị
Kinh doanh của Đỗ Đức Phú (2012), để thoả mãn nhu cầu của xã hội, sản phẩm hàng hoá
có giá trị sử dụng cao, người ta thường đề ra một số yêu cầu đối với sản phẩm hàng hoá.
Mức độ yêu cầu chất lượng phải xuất phát từ yêu cầu tiêu dùng và khả năng đáp ứng của
sản xuất. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm là đặc tính định lượng của tính chất cấu thành hiện
vật sản phẩm. Có rất nhiều các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. Đỗ Đức Phú
(2012) cho rằng trong hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng sản phẩm
của chiến lược phát triển kinh tế thường có các nhóm chỉ tiêu sau:
12


Chỉ tiêu kích thước

Chỉ tiêu công dụng

Chỉ tiêu sinh thái

Chỉ tiêu công nghệ
Chất lượng
sản phẩm

Chỉ tiêu lao động

Chỉ tiêu thống nhất hoá

Chỉ tiêu thẩm mỹ

Chỉ tiêu độ tin cậy


Chỉ tiêu sáng chế phát
minh

Chỉ tiêu an toàn

Hình 1.1. Mô hình 10 chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm trong chiến lược
phát triển kinh tế của Đỗ Đức Phú (2012)
Tuy nhiên trong sản xuất kinh doanh, Đỗ Đức Phú (2012) đưa ra 4 nhóm chỉ
tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng sản phẩm như sau:
Nhóm chỉ tiêu sử dụng
- Thời gian sử dụng.
- Mức độ an toàn sử dụng.
- Khả năng thay thế sửa chữa.
- Hiệu quả sử dụng
Nhóm chỉ tiêu hình dáng thẩm mỹ
- Hình dáng, kích thước.
- Trang trí.
- Màu sắc
CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM

Nhóm chỉ tiêu kinh tế
- Chi phí sản xuất.
- Giá cả.
- Chi phí quá trình sử dụng.
- Hiệu quả sử dụng.
Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật – công nghệ
- Kích thước.
- Cơ lý.

- Thành phần.
- Tính an toàn.
- Yêu cầu về môi trường sinh thái.

Hình 1.2. Mô hình 4 nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm trong sản xuất
kinh doanh của Đỗ Đức Phú (2012)
13


×