Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Xuất khẩu xi măng sang thị trường Campuchia tại Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.59 KB, 58 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của chuyên đề
Phát triển thương mại quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu khách quan của
lịch sử và ngày nay nó đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế toàn
cầu nói chung và từng quốc gia nói riêng. Đặc biệt hoạt động xuất khẩu được xem
là điều kiện làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế quốc dân.Tuy nhiên, trong những
năm qua khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế thị trường thì hoạt động xuất khẩu ban đầu đạt được nhiều thành công
nhưng chưa thật sự khai thác được hết tiềm năng của đất nước ta và đồng thời
nước ta bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 vừa qua đã làm hạn
chế quá trình xuất siêu tại Việt Nam. Do đó để phát triển kinh tế của đất nước
trong những năm tới đảng và nhà nước phải chú trọng xây dựng các chiến lược để
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu .Chiến lược marketing xuất khẩu trong các doanh
nghiệp sẽ là một chiến lược mang lại hiệu quả kinh tế cao vì nó phù hợp với điều
kiện kinh tế nước ta hiện nay đồng thời nó cũng là xu hướng chung của các nước
trên thế giới. Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế
Quốc tế, sau sự kiện Việt Nam gia nhập vào WTO; sự kiện này đã đánh dấu một
mốc quan trọng trong quá trình hội nhập, mở ra cả cơ hội và thách thức đối với
nền kinh tế cả nước nói chung và các doanh nghiệp ngành Xây dựng nói riêng.
Việc Việt Nam gia nhập WTO đem lại cho doanh nghiệp ngành xây dựng cơ hội
mở rộng thị trường, thu hút, tiếp nhận và chuyển dịch các nguồn lực đầu tư, tài
chính; tiếp cận nhanh chóng Công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và học tập
những kinh nghiệm, kỹ năng quản lý tiên tiến từ các nền kinh tế trên thế giới.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã trở thành thành viên
thứ 150 của WTO thì kỹ năng về marketing xuất khẩu đã trở thành một vấn đề vô
cùng cần thiết đối với doanh nghiệp.Giúp cho doanh nghiệp cập nhật và nâng cao
khả năng tiếp cận với môi trường cạnh tranh khốc liệt để tạo một thương hiệu hàng
Việt Nam chất lượng cao trên thị trường thế giới.

-1-



Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, các
doanh nghiệp ngành Xây dựng đã và đang chủ động, tích cực tham gia vào tiến
trình chung của cả nước trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
2. Mục đích của chuyên đề
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng các lý thuyết về marketing hiện
đại tìm hiểu công tác marketing xuất khẩu của công ty CPXMHT1. Đồng thời đưa
ra một số giải pháp xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu cho sản phẩm xi
măng của công ty CPXMHT1.
Trong phạm vi đề tài những vấn đề nghiên cứu đặt ra như sau:
 Tóm tắt các kiến thức cơ bản về marketing xuất khẩu, vị trí của ngành xi
măng trong nền kinh tế.
 Phân tích, đánh giá thực trạng marketing xuất khẩu xi măng của công ty
HT1.
 Đinh hướng chiến lược cho hoạt động marketing sản phẩm xi măng của
công ty CPXM HT 1.
 Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng chiến lược marketing
xuẩt khẩu cho sản phẩm xi măng.
3. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề
Đối tượng nghiên cứu là tình hình marketing xuất khẩu sản phẩm xi măng
của tổng công ty xi măng Việt Nam nói chung và thực trạng marketing xuất khẩu
tại công ty cổ phần XMHT1 nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm: một số nội dung chủ yếu nhất của lý luận
marketing; nghiên cứu tài liệu và xem xét thực trạng marketing xuất khẩu sản
phẩm xi măng của công ty cổ phần XMHT1.
5. Phương pháp nghiên cứu

-2-



Dùng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích kết hợp với những kết quả
thống kê, vận dụng lý luận để làm sáng tỏ vấn đề.
6. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, bảng các chữ cái viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,
mục lục kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp Gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU XI MĂNG VÀ THỊ TRƯỜNG
TIÊU THỤ XI MĂNG CAMPUCHIA.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU XI MĂNG SANG
THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA CỦA CÔNG TY CPXMHT1.
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SẢN
LƯỢNG XI MĂNG XUẤT SANG CAMPUCHIA CỦA HT1.
Để làm cơ sở cho việc phân tích, đề tài sử dụng số liệu tổng hợp chủ yếu từ
công ty CPXMHT1,… Ngoài ra còn tham khảo thêm một số dữ liệu của các
Website chuyên ngành xi măng và số liệu của Tổng cục thống kê, bộ thương mại,


-3-


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU XI MĂNG VÀ THỊ TRƯỜNG
TIÊU THỤ XI MĂNG CAMPUCHIA.
1.1.Tổng quan về xuất khẩu
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán
hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc
tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. (theo điều 28, mục 1, chương 2
luật thương mại việt nam 2005) xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
Các nhân tố tác động đến xuất khẩu



Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước
không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và
vào tỷ giá hối đoái
o

Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng
kinh tế của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng
lên.

o

Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại
tệ, thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng
ngoại tệ trở nên thấp đi.

1.2. Marketing xuất khẩu
1.2.1. Marketing là gì?

Có nhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau. Marketing là quá trình tổ
chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra.
Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm hiểu và
thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Hay Marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị
trường để thỏa mãn nó

-4-


Chúng ta cũng có thể hiểu rằng Marketing là các cơ chế kinh tế và xã hội

mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của
mình thông qua quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường.
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá
trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì
họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm
có giá trị với những người khác.
Khái niêm này của marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu,
mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao
dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing
Có hai cách định nghĩa cụ thể hơn về Marketing :
* “Marketing là một hoạt động hướng tới sự thỏa mãn những thứ mà khách
hàng cần (need) và muốn (want) thông qua hoạt động trao đổi trên thị
trường”
* “Marketing là tiến trình quản trị có nhiệm vụ phát hiện, dự đoán và thỏa mãn
các yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận”
1.2.2. Marketing xuất khẩu là gì?
Marketing xuất khẩu là hoạt đông marketing nhằm giúp các doanh nghiệp
xuất khẩu sản phẩm ra thị trường bên ngoài. Như vậy, marketing xuất khẩu khác
marketing nội địa bởi nhà marketing xuất khẩu phải nghiên cứu các nền kinh tế
mới, kể cả chính trị, luật pháp, môi trường văn hóa xã hội đều khác với điều kiện,
môi trường trong nước.
1.3. Chiến lược marketing xuất khẩu
1.3.1. Khái niệm về chiến lược marketing
Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối lượng
sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing. Con đường mà doanh nghiệp
dự định đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược Marketing.

-5-



Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra
doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận
Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục
tiêu Marketing và thường liên quan đến 4P.Cụ thể là:
Product: các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy bỏ, sữa chửa,
bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì,...
Place: chính sách chung về kênh và các dịch vụ khách hàng.
Price: chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm
cho từng phân khúc thị trường.
Promotion: chính sách chung về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách
hàng như là: quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội
chợ triễn lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng, internet,...
1.3.2. Kế hoạch và chiến lược marketing xuất khẩu
Đối với một kế hoạch xuất khẩu lớn, các doanh nghiệp nên quan tâm đến cả
chiến lược và chiến thuật trong quá trình ra quyết định marketing. Các quyết định
về mặt chiến lược liên quan đến những việc như: lựa chọn quốc gia, chủng loại sản
phẩm, phân khúc thị trường mục tiêu,… Ngược lại, các quyết định về mặt chiến
thuật liên quan đến những việc như: định vị sản phẩm trên thị trường, xác định
những yêu cầu mà thị trường đòi hỏi đối với sản phẩm,… Ở một mức độ thật đơn
giản, kế hoạch marketing xuất khẩu bao gồm ba phần riêng biệt:
 Mục tiêu: một doanh nghiệp xuất khẩu luôn đặt ra cho mình các mục tiêu
cần đạt được dựa trên việc xác định và đo lường các cơ hội thị trường.
 Chương trình: đây là phần công việc liên quan đến việc lập các chiến lược
marketing hỗn hợp.
 Tổ chức: phát triển một cơ cấu tổ chức để làm sao có thể tận dụng được
những nguồn lực của công ty một cách tốt nhất, triệt để nhất nhằm tới ưu
hóa các hoạt động marketing.
1.4. Môi trường marketing quốc tế

-6-



Trước tiên, khi nghiên cứu về một quốc gia để hoạch định chiến lược thâm
nhập, các công ty quốc tế cần tìm hiểu thông tin đại cương về quốc gia đó. Đó là
các thông tin về diện tích, dân số, ngôn ngữ, điều kiện địa lý và khí hậu, các vùng
và các trung tâm công nghiệp thương mại quan trọng. Bởi vì đó là những yếu tố
ảnh hưởng đến chương trình marketing của công ty khi thâm nhập thị trường ở
nước ngoài.
Môi trường marketing quốc tế bao gồm môi trường kinh tế - tài chính, môi
trường văn hóa xã hội, môi trường chính trị pháp luật, môi trường cạnh tranh và
môi trường công nghệ.
 Môi trường kinh tế - tài chính:
 Dân số: mối quan tâm đầu tiên của các công ty quốc tế khi xem xét
một quốc gia nước ngoài đó là quy mô thị trường. Vì thế nghiên cứu
quy mô thị trường bắt đầu bằng cách xem xét dân số. Bên cạnh
những con số cho được thống kê hằng năm, có hai khía cạnh khác về
dân số đáng chú ý như sự phân bố về lứa tuổi và phân bố về địa lý
hoặc mật độ dân số. Khách hàng luôn có những nhu cầu và sức mua
khác nhau đối với cuộc sống của họ. Vì vậy, các nhà marketing quốc
tế cần phải phân tích sự phân bố về lứa tuổi của dân số khi nghiên
cứu thị trường tiềm năng.
 Thu nhập: các nhà marketing quốc tế về hàng tiêu dùng đặc biệt
quan tâm đến mức thu nhập bình quân đầu người vì đó là chỉ tiêu
phản ánh nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng.
 Một khía cạnh thứ hai của thu nhập chỉ ra quy mô của thị trường là
chỉ tiêu GDP. Chỉ tiêu này là một sự chỉ dẫn tiềm năng đối với hàng
hóa công nghiệp.
 Tình hình sản xuất và sản lượng của quốc gia đó về từng mặt hàng
cụ thể có liên quan đến sản phẩm kinh doanh của công ty. Chính
điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm,

xu hướng xuất nhập khẩu của quốc gia.
-7-


 Tỷ giá hối đoái và sự biến động của nó, tình hình lạm phát.
 Cơ sở hạ tầng: bao gồm các phương tiện thông tin, năng lượng và
giao thông vận tải ở một quốc gia. Nghiên cứu marketing và hoạt
động xúc tiến hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng thông tin của một
quốc gia. Phương tiện truyền thông đại chúng là hệ thống các dịch
vụ, điện thoại, radio và tivi, internet,… sự sẵn có của phương tiện
này thay đổi từ quốc gia này tới các quốc gia khác. Mỗi quốc gia có
hệ thống dịch vụ nhưng mật độ bao phủ, tính thường xuyên và độ tin
cậy trong phân phát thư tín cũng khác nhau. Nhiều nơi trên thế giới
ở các vùng nông thôn nơi mà dịch vụ thư tín đến không thường
xuyên. Không phải tất cả các quốc gia đều cho phép quảng cáo
thương mại. Sự bao phủ của phương tiện Tivi thay đổi rất lớn giữa
các quốc gia và ngoài ra còn bị giới hạn bởi các chỉ định quảng cáo
thương mại. Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông vận tải,
khả năng giải phóng phương tiện các sân bay, bến cảng, hệ thống
điện nước, hệ thống bán buôn, bán lẻ,…Tất cả đều rất quan trọng
trong việc ra quyết định có nên lựa chọn thị trường quốc gia đó hay
không của một công ty quốc tế.
 Mức độ đô thị hóa: các nhà marketing quốc tế thực hiện nhiệm vụ ở
những nơi có mức đô thị hóa cao sẽ dễ dàng hơn so với những nơi
mà mức độ đô thị hóa thấp.
 Mức độ hội nhập của quốc gia: thường các quốc gia trên thế giới có
các hình thức hội nhập sau đây: khu vực mậu dịch tự do, liên minh
thuế quan, thị trường chung,… Những nhà marketing quốc tế cần
xem xét hình thức hội nhập của quốc gia chủ nhà để có chiến lược
marketing quốc tế phù hợp.

 Môi trường văn hóa: các yếu tố thuộc môi trường văn hóa là ngôn ngữ,
phong tục tập quán, tôn giáo, giá trị thái độ, giáo dục, quan niệm về gia
đình và xã hội.
-8-


 Ngôn ngữ: là một phương tiện giao tiếp trong một nền văn hóa. Sự
khác biệt về ngôn ngữ có ảnh hưởng đối với nhiều quyết định thông
tin trong marketing. Biểu hiện về ngôn ngữ, ý nghĩa ngôn ngữ ở
những nước khác nhau sẽ khác nhau.
 Tôn giáo, giá trị và thái độ: tôn giáo là động cơ của hành vi và là cơ
sở cho hầu hết các giá trị và thái độ của khách hàng. Nhà marketing
quốc tế cần một số kiến thức về truyền thống tôn giáo của quốc gia
để hiểu được hành vi của người tiêu dùng ở đó.
 Giáo dục: mặc dù hệ thống giáo dục của một quốc gia phản ánh
truyền thống và văn hóa của quốc gia đó, giáo dục có thể tác động
chính đến việc người tiêu dùng nhận thức ra sao về những kỹ thuật
marketing từ bên ngoài.
 Gia đình: gia đình được coi là nhóm đối chiếu căn bản và được xem
là chỉ số quan trọng cho tính cách tiêu thụ. Vì gia đình đóng vai trò
quan trọng như là một đơn vị tiêu thụ, nhà nghiên cứu marketing cần
hiểu biết về vai trò và cấu trúc của chúng thay đổi theo quốc gia.
 Tổ chức xã hội: có liên quan đến vai trò được thực hiện bởi các cá
nhân và các nhóm trong một xã hội và các mối quan hệ giữa các cá
nhân và các nhóm như là: gia đình, bộ tộc, tầng lớp hoặc giai cấp,
câu lạc bộ, …
 Môi trường chính trị và pháp luật
 Chính trị: các nhà marketing quốc tế cần quan tâm đến sự ổn định
chính trị của quốc gia. Sự bất ổn và thay đổi nhanh chóng về chính
trị sẽ tạo nên một môi trường rủi roc ho việc kinh doanh.

 Pháp luật:trong mỗi quốc gia nước ngoài, nhà marketing quốc tế
phải xem xét đến luật pháp khi thiết kế chương trình marketing.
 Môi trường cạnh tranh: các công ty khi thâm nhập thị trường quốc gia
nào đó cần nghiên cứu về hình thức cạnh tranh về sản phẩm, đối thủ cạnh
tranh chính , chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
-9-


 Môi trường công nghệ: việc áp dụng công nghệ mới giúp các công ty quốc
tế tạo ra sản phẩm mới và làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
1.5. Đặc điểm thị trường tiêu thụ xi măng Campuchia:
1.5.1. Tổng quan về thị trường Campuchia

Hình 1.1. Quốc Kỳ Campuchia
Tên nước: Cambodia
Tên tiếng Việt: Vương quốc Campuchia
Vị trí địa lý: Thuộc Đông Nam Á, giáp với Vịnh Thái Lan, giữa Thái Lan, Việt
Nam và Lào
Diện tích: 181.035 (km2)
Dân số: 13,4 (triệu người) ( thống kê tháng 3/2008 )
Dân tộc: Khmer 90%, Vietnamese 5%, Chinese 1%, khác 4%
Thủ đô: Phnom Penh
Hệ thống luật pháp: Căn bản dựa trên luật của Pháp và ảnh hưởng của các điều
luật của Cơ quan Quá độ Liên hợp quốc ở Campuchia
Tiền tệ: 1 riel mới (CR) = 100 sen
Công nghiệp: Du lịch, may mặc, xay sát gạo, đánh bắt cá, gỗ và các sản phẩm từ
gỗ, cao su, xi măng, khai thác đá quí, dệt
1.5.1.1. Địa lý:
Vị trí địa lý : Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và
Tây Bắc giáp biên giới với Thái Lan dài 805 km ; phía Đông giáp biên giới với


- 10 -


Việt Nam dài 1.270 km ; phía Đông Bắc giáp biên giới với Lào dài 540 km ; phía
Nam giáp Vịnh Thái Lan dào 400 km.
Tài nguyên thiên nhiên : Rừng chiếm khoảng 70 % diện tích ; Khoáng sản có
đá quý ( đá Saphia, Rubi ) quặng sắt, quặng Boxit, dầu mỏ, Măng gan, đá granit,
than, đá vôi, cát …
Campuchia có dòng sông Mê Kông, Tonlesap và Biển bồ là nơi chứa và cung
cấp lượng nước khổng lồ, đảm bảo điều tiết cung cấp nguồn nước cho phát triển
nông nghiệp, thủy sản và thủy điện.
1.5.1.2. Khí hậu :
Khí hậu nhiệt đới hai mùa rõ rệt ( mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 ; Mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ) . Nhiệt độ trung bình giao động từ 21 – 35
độ C . Tháng Ba và tháng Tư là hai tháng nóng nhất trong năm, còn tháng Giêng là
tháng mát nhất trong năm .
1.5.1.3. Xã hội :
- Dân số 13,4 triệu người ( tháng 3/2008 )
- Nam giới : 6,5 triệu người; Nữ giới: 6,9 triệu người.
- Tỷ lệ tăng dân số 1,8 % / năm.
- Dân tộc: Người Khmer chiếm 90 %; dân tộc thiểu số khác chiếm 10 % bao gồm
người Chăm, người Hoa, người Việt .
- Tôn giáo : Đạo phật ( tiểu thừa ) chiếm 95 % được coi là quốc đạo. Đạo Hồi và
đạo Thiên chúa giáo chiếm 5 %.
- Ngôn ngữ chính thức : Tiếng khmer, ngoài ra tiếng Anh, Trung Quốc, Việt Nam,
Pháp cũng được sử dụng trong một số giao dịch .
1.5.1.4. Thể chế và cơ cấu hành chính
- Thể chế nhà nước : Campuchia là quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến, đa
nguyên chính trị và phát triển kinh tế thị trường tự do. Campuchia hiện có 57

Đảng chính trị, nhiệm kỳ 4 ( từ năm 2008 – 2013 ) có 11 Đảng ra tranh cử, trong
đó chỉ có 5 đảng có đại biểu trong Quốc hội bao gồm : Đảng nhân dân ( CPP ) 90
đại biểu ; Đảng FUNCINPEC 2 đại biểu ; Đảng Samrainsy ( SRP) có 26 đại biểu ;
- 11 -


Đảng nhân quyền ( HRP ) có 3 đại biểu ; Đảng Norodom Ranarith có 2 đại biểu .
- Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp
- Đứng đầu nhà nước là Vua, Vua là biểu tượng của sự đoàn kết và thống nhất dân
tộc
- Lập pháp : Lưỡng viện
- Hành pháp : Đứng đầu Chính phủ là Samdech Akka Moha Sena Padei Dekcho
Hun Sen làm Thủ tướng ( từ 14/01/1985 – nay ) và một số Phó Thủ tướng, nội các
thành viên Hội đồng Bộ trưởng do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm.
- Tư pháp : Gồm Hội đồng thẩm phán tối cao ( được Hiến pháp quy định thành lập
tháng 12/1997); Tòa án tối cao và các Tòa án địa phương .
1.5.1.5. Văn hóa
- Phong tục tập quán : Người Campuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn, họ
thường chào nhau theo kiểu truyền thống chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện ,
đầu hơi cúi. Họ coi trọng gia đình là hạt nhân, trong đó người phụ nữ đóng vai trò
chính, gia đình bên vợ quan trọng hơn gia đình bên chồng.
- Lễ hội : Người Campuchia thường tổ chức một lễ hội theo một chừng mực nào
đó và tập trung các gia đình, bạn bè đi xa một nơi nào đó hoặc ngoài tỉnh thành là
điều bình thường, lễ hội là thời gian tốt nhất để người Khmer đi chơi và mua sắm .
1.5.1.6. Chính sách đối ngoại :
Theo quy định của Hiến pháp, Vương quốc Campuchia thực hiện chính sách
trung lập, không liên kết vĩnh viễn, duy trì hòa bình với các nước láng giềng và
các nước trên thế giới, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của
các nước khác, giải quyết mọi vấn đề bằng phương pháp hòa bình, không tham gia
liên minh quân đội hoặc hiệp ước quân sự trái với chính sách trung lập.


- 12 -


1.5.1.7. Kinh tế
Kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ những năm 1990 khi Chính phủ
thực hiện nền kinh tế thị trường tự do. Đặc biệt trong những năm gần đây tốc độ
tăng trưởng kinh tế GDP liên tục đạt mức tăng trưởng 2 con số, cụ thể năm 2004 là
10,3 % ; năm 2005 là 13,3 % ; năm 2006 là 10,8 % và năm 2007 là 10,1 % . Mức
tăng trưởng này có được là nhờ sự tăng mạnh của ngành du lịch, xuất khẩu may
mặc và nông nghiệp, trong khi đó tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 10,8 % .
Các ngành kinh tế quan trọng: Công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp may
mặc); Ngành nông nghiệp (chủ yếu sản xuất thóc gạo), Ngành dich vụ (chủ yếu là
du lịch). Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng còn yếu kém, chủ yếu là phải
nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Ngành sản xuất công nghiệp : Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2003
tăng 12,4 % ; năm 2004 tăng 17,0 % ; năm 2005 tăng 12,9 % ; năm 2006 tăng 18,4
% và năm 2007 tăng 8,0 % .
Thương mại:
+ Xuất khẩu : Gần 75 % kim ngạch xuất khẩu của Campuchia là hàng may
mặc, năm 2003 xuất khẩu đạt 2,087 tỷ USD; năm 2004 đạt 2,589 tỷ USD; năm
2005 đạt 2,910 tỷ USD; năm 2006 đạt 3,694 tỷ USD và năm 2007 đạt 4,042 tỷ
USD tăng 9,4 % so với năm 2006 .
+ Nhập khẩu : Năm 2003 nhập khẩu đạt 2,087 tỷ USD; năm 2004 đạt 3,269
tỷ USD; năm 2005 đạt 3,928 tỷ USD; năm 2006 đạt 4,749 tỷ USD và năm 2007
đạt 5,377 tỷ USD tăng 13,2 % so với năm 2006 .
Dự án đầu tư : Năm 2007 Hội đồng phát triển Campuchia cấp phép 130 dự
án đầu tư với tổng số vốn 2,7 tỷ USD, tăng 31,3 % so với năm 2006.
1.5.2. Nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Campuchia


- 13 -


1.5.2.1. Sản xuất xi măng hiện tại ở Campuchia
Campuchia có nhà máy sản xuất xi măng lớn nhất nước tại tỉnh Kampot với
công suất 2,7 triệu tấn/năm. Đồng thời, hiện ngành xây dựng Campuchia phụ
thuộc lớn vào nguồn nguyên vật liệu clinker nhập khẩu từ Thái Lan và Trung
Quốc.
Và do cơ sở hạ tầng, cùng với các trang thiết bị, công nghệ sản xuất xi măng,
… không được tiên tiến nên đa phần Campuchia nhập khẩu xi măng từ nước bạn.
Từ lâu, Campuchia chủ yếu nhập khẩu xi măng từ Thái Lan và Trung Quốc.
1.5.2.2. Tiềm năng nhập khẩu xi măng tại Campuchia
Campuchia có nhu cầu đầu tư rất lớn vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ
tầng, phát triển điện, khai khoáng, du lịch, kinh doanh bất động sản. Theo ông Xi
Xa Phan, Bí thư Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam, Campuchia hiện đang có
nhiều lĩnh vực kêu gọi đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư từ các doanh nghiệp
của Việt Nam.
Hiện đã có 200 doanh nghiệp Việt Nam thành lập chi nhánh, mở văn phòng
đại diện, cửa hàng tại Campuchia. “Campuchia là thị trường còn nhu cầu rất lớn
với các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng. Các mặt hàng xăng dầu, xi măng, sắt
thép,... đang có nhu cầu lớn tại Campuchia. Đây lại là các mặt hàng mà doanh
nghiệp Việt Nam có thế mạnh và có khả năng đáp ứng.
Hiện ngành xây dựng Campuchia phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên vật liệu
nhập khẩu và nhiều chuyên gia cho rằng việc phát triển sản xuất nội địa, đặc biệt
là đối với xi măng, đang là ưu tiên lớn của Chính phủ nước này.
Theo báo cáo công bố tháng 5 của Chương trình phát triển Liên hợp quốc,
Campuchia nhập khẩu tới 120 triệu tấn nguyên vật liệu xây dựng trong năm 2007,
tăng gấp đôi so với 60 triệu tấn của năm 2002. Chiếm tỷ trọng lớn trong số nguyên
vật liệu xây dựng nhập khẩu là xi măng và sắt thép xây dựng.
- 14 -



Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính từ tháng 7/1999 đến tháng 11/2008,
tổng số dự án đã cấp phép cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Campuchia là
39 dự án với tổng mức vốn đầu tư gần 211,3 triệu USD. Con số này đang tăng
mạnh trong thời gian qua khi có nhiều doanh nghiệp lớn đã tăng mức đầu tư vào
thị trường này. Do đó, Campuchia có các chính sách ưu đãi hàng xi măng xuất
khẩu của Việt Nam, nhằm đáp ứng cho các công trình xây dựng tại Campuchia.
Đây cũng là lĩnh vực hứa hẹn mở ra các triển vọng thu hút đầu tư vì hiện tại,
cơ sở hạ tầng của Campuchia thiếu thốn và bị hư hỏng nặng do trải qua nhiều thập
kỷ chiến tranh và xung đột chính trị. Hiện Campuchia đang có nhu cầu lớn về xây
dựng đường xá, cầu cống, cảng, hệ thống tưới tiêu, nhà máy thuỷ điện, khách sạn,
nhà ở; mạng lưới viễn thông cũng cần được nâng cấp để đáp ứng các tiêu chuẩn
quốc tế.
Trong khuôn khổ Tiểu vùng Mekong mở rộng, các dự án khổng lồ về cơ sở
hạ tầng trị giá khoảng 2 tỷ USD đã được lãnh đạo 6 nước (Trung Quốc, Lào,
Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia) thông qua. Trong đó, riêng
Campuchia đề nghị và kêu gọi đầu tư cho nhiều dự án nhỏ trong gói dự án này
như xây dựng đường sắt, đường bộ, cầu, viễn thông và năng lượng trị giá khoảng
700 triệu USD.
1.5.2.3. Xuất khẩu xi măng của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia.
Trong năm 2010 đã có thêm 13 dây chuyền xi măng mới (trong đó HT1 có 2
dây chuyền sản xuất) được đưa vào khai thác với công suất thiết kế là 11,7 triệu
tấn, cao hơn nhu cầu trong nước khoảng 2 triệu tấn. Làm cho sản lượng xi măng
của các doanh nghiệp trong nước sản xuất ngày càng nhiều, dẫn đến cung vượt
cầu. Do đó, Vicem đã cùng một số doanh nghiệp thành viên tổ chức đi khảo sát
nhiều thị trường khu vực để chuẩn bị cho công tác xuất khẩu xi măng. Sau những
chuyến khảo sát, một lượng xi măng xuất khẩu đã được ký kết thông qua các hợp
đồng. Tại thị trường Campuchia, Vicem đã làm việc và ký hợp đồng xuất khẩu


- 15 -


trên 30.000 tấn xi măng cho tỉnh Xiêm Riệp và các nước lân cận như Lào, Trung
Quốc.
Vicem ưu tiên thị trường Campuchia cho Hà Tiên 1 xuất khẩu vì lợi thế về vị
trí địa lí cũng như lợi thế về thị phần trong nước cao và có độ phủ rộng khắp cả
nước. Thêm vào đó, là sự sáp nhập giữ hai công ty cổ phần xi măng lớn trong
nước là Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2, đã tạo nên một thương hiệu xi măng Hà Tiên đã
lớn nay càng lớn hơn.
Ngoài ra, nhãn hiệu Ngựa Trắng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu
vật liệu xây dựng (BMT) đã giành được hợp đồng xuất khẩu 5.000 tấn sản phẩm xi
măng trắng cho thị trường Campuchia trong năm 2004.
Và tính đến cuối tháng 5/2009, chi nhánh miền Nam công ty cổ phần xi măng
Thăng Long đã xuất khẩu sang thị trường Campuchia 1.000 tấn xi măng. Đây
chính là bước mở đầu cho việc xuất khẩu Xi măng Thăng Long sang một thị
trường mới và đầy tiềm năng.

- 16 -


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU XI MĂNG SANG
THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA CỦA CÔNG TY CPXMHT1.
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1
Công Ty Xi Măng Việt Nam tại miền Nam. Hơn 40 năm qua, Công ty đã
cung cấp cho thị trường trên 33.000.000 tấn xi măng các loại với chất lượng cao,
ổn định, phục vụ các công trình trọng điểm cấp quốc gia, các công trình xây dựng
công nghiệp và dân dụng. Công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với
công suất thiết kế 1.500.000 tấn xi măng/năm.
Xí nghiệp TT & DV XMHT1 ra đời và đi vào hoạt động theo quyết định

thành lập số 415/XMVN-HĐQT ngày 22 -09 -1999 đặt tại 360 Bến Chương
Dương, P.Cầu Kho, Q.1, Tp.HCM. Đến 27-02 -2006, xí nghiệp TT & DV
XMHT1 được dời về 9 -19 Hồ Tùng Mậu, Lầu 3, Q.1 –Tp. HCM.
Điện thoại: (08) 38 215 545. Fax: (08) 38 215 540.
2.1.1. Slogan và logo của công ty :
Logo của công ty:

Ý nghĩa thương hiệu:
Kỳ Lân là linh vật thứ hai trong bộ tứ linh theo truyền thuyết Á Đông. Kỳ lân
biểu hiện sức mạnh, đem lại sự vui tươi tốt lành phú quí cho gia chủ. Chọn Kỳ Lân
làm biểu tượng, XMHT, ngay từ đầu 1964, đã đặt cho mình mục tiêu phục vụ
khách hàng là: đem lại hạnh phúc, an khang được tạo dựng nên từ những ngôi nhà
xây bằng xi măng HT 1 với chất lượng tốt nhất. Ý nghĩa nhân bản đậm đà màu sắc
dân tộc đã trở thành nếp văn hóa, lý tưởng xuyên suốt bao thế hệ những người lao
động của HT 1. Chính cái “đạo” trong kinh doanh này đã đem lại thành công cho
XMHT1 trong suốt 43 năm qua, với trên 43.000.000 tấn xi măng các loại, góp
phần xây dựng hàng loạt công trình công nghiệp và hàng triệu căn nhà.
- 17 -


Slogan: “ LỚN MẠNH DO BẠN VÀ VÌ BẠN ”
2.1.2. Lịch sử hình thành & phát triển của công ty
Năm 1960, khởi công xây dựng nhà máy Xi măng Hà Tiên.
Ngày 21-3-1964, khánh thành nhà máy Xi Măng Hà Tiên, bao gồm 2 cơ sở :
Nhà máy Kiên Lương, công suất 240.000T clinker/năm – Thủ Đức, công suất
280.000T xm/năm.
Năm 1993, tách nhà máy xi măng Hà Tiên thành Hà Tiên 1, Hà Tiên 2.
Năm 1994, Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 đổi thành Công ty xi măng HT1
Tháng 10-1999,cải tổ công tác tiêu thụ sản phẩm, thành lập hệ thống các Nhà
phân phối chính.

Tháng 10-2000 Nhận Giấy Chứng Nhận ISO 9002
Và ngày 31-12-2003 chuyển đổi sang ISO 9001 : 2000
Tháng 1-2001, hoàn thành cơ bản dự án Cải Tạo Môi Trường, có thêm dây
chuyền nghiền 500.000T.xm/năm
Ngày 30-12-2003, lễ động thổ dự án nhà máy xi măng Bình Phước, tổng công
suất : 2,2 triệu tấn/năm.
Tháng 08-2004hoàn thành dây chuyền sản xuất vỏ bao dán theo công nghệ
hiện đại.
Tháng 12 – 2004, phòng thí nghiệm Hà Tiên 1 được công nhận đạt chuẩn
quốc gia với số hiệu VILAS 125
Ngày 06 – 02- 2007, chính thức chuyển thể thành công ty cổ phần, kế tục toàn
bộ Công ty Xi Măng Hà Tiên 1.
Ngày 30 – 03 -2007, lễ khởi công xây dựng Trạm Nghiền và Phân phối xi
măng phía Nam tại Phú Hữu, Q.9, TP.HCM
Ngày 31- 03- 2007lễ khởi công xây dựng nhà máy xi măng Bình Phước tại
H.Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Năm 2009, Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2 sát nhập với nhau.
2.1.3. Loại hình doanh nghiệp và quy mô kinh doanh:

- 18 -


Ngày 06/02/2007 Công ty xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố
chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
• Căn cứ Quyết định 1774/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc điều chỉnh
phương án cổ phần và chuyển Công ty Xi măng Hà Tiên 1 thành Công
ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 .
• Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005941 do Sở kế
hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp ngày 18-01-2007
Tên doanh nghiệp:


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1

Tên giao dịch quốc tế: HA TIEN 1 CEMENT JOINT STOCK COMPANY
Vốn điều lệ:

870.000.000.000 đồng

2.1.4. Đặc điểm hoạt động của công ty
Hình thức sở hữu vốn

: Công ty cổ phần

Lĩnh vực hoạt động

: Sản xuất – chế biến

Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất, mua bán xi măng, các sản phẩm từ xi măng,
vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa xây tô, bê tông), clinker, nguyên vật liệu, vật tư
ngành xây dựng.
Công ty thực hiện tăng vốn lên 1.100 tỷ đồng.
Trạm nghiền Phú Hữu chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2009 và
nhà máy Bình Phước đang trong giai đoạn chạy thử.
2.2. Môi trường pháp lý về xuất khẩu xi măng sang thị trường Campuchia.
2.2.1. Chính sách của nhà nước cho thị trường xi măng Việt Nam.
Trong bối cảnh cung vượt cầu, sản lượng xi măng tồn kho lớn, chính phủ đã
có những biện pháp sau :
 Thủ tướng chính phủ đã chấp thuận kiến nghị của bộ Kế hoạch và Đầu tư
điều chỉnh lùi tiến độ xây dựng các công trình nhà máy xi măng.
 Để thâm nhập thị trường Campuchia, Bộ Thương mại khuyến cáo nên sử

dụng một số hình thức có thể áp dụng là xuất nhập khẩu trực tiếp với các
khách hàng Campuchia, xây dựng hệ thống đại lý, gia công quốc tế và sản

- 19 -


xuất theo đơn đặt hàng, đấu thầu quốc tế cho các dự án mua sắm của Chính
phủ và cung cấp thiết bị cho xây dựng cơ sở hạ tầng...
 Chính phủ khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các thương nhân tìm thị
trường và các đối tác kinh doanh nước ngoài để xuất khẩu xi măng.
 Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, trong đó nông nghiệp hóa nông thôn là điểm
tiên quyết. Phát triển cơ sở hạ tầng từ điện, đường giao thông, hệ thống
thủy lợi, cho đến trường học, bệnh viện, xây dựng các cụm dân cư . Việc bê
tông hóa sẽ làm tăng nhu cầu xi măng. Đẩy mạnh tiến độ và biện pháp giải
ngân cho các công trình xây dựng thuộc chương trình kích cầu được phê
duyệt.
 Khuyến khích xây dựng nhà ở của các tầng lớp dân cư dưới hình thức tín
dụng cho vay lãi suất thấp để dân chúng mua nhà trả góp hay trả chậm. Từ
đó, nhu cầu xi măng sẽ tăng cao nhờ có nhiều dự án xây dựng được hình
thành.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam đã có nhiều quy định
pháp luật và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài. Chính phủ Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại Campuchia.Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng cũng đề nghị Thủ tướng Campuchia Samdech Hunden giao cho
Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt
Nam phối hợp chặt chẽ với nhau và thường xuyên làm việc với Hiệp hội
các nhà đầu tư Việt Nam vào Campuchia để cập nhật tình hình triển khai và
cơ hội đầu tư, kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai đầu tư, kinh doanh giữa hai nước.

 Hiện nay, Cục Xúc tiến đầu tư – Bộ Công thương Việt Nam đang triển khai
nhiều chương trình nhằm trang bị kiến thức, kinh nghiệm và thông tin về
thị trường Campuchia cho các doanh nghiệp khu vực phía Nam. Quan hệ
đối ngoại hai nước cũng được thắt chặt hơn, Chính phủ Campuchia đã có
nhiều ưu đãi và hỗ trợ dành cho nhà đầu tư trực tiếp. Vì vậy, các doanh
- 20 -


nghiệp nên nắm lấy cơ hội thuận lợi này để phát triển kênh phân phối của
mình.
Tóm lại: Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành xi măng
Việt Nam dưới hình thức liên doanh đã làm thay đổi cơ cấu thị trường, biến thị
trường độc quyền thành thị trường thiểu số độc quyền, biến khủng hoảng thiếu
thành khủng hoảng thừa, đổi từ việc tăng giá trở thành việc giảm giá, chấm dứt
hẳn việc nhập khẩu và chuyển sang xuất khẩu trong thời gian tới. Việc cung vượt
cầu trong thị trường thiểu số độc quyền này không chỉ dẫn đến cuộc chiến thật sự
về giá mà còn quảng cáo và khuyến mãi. Sự cạnh tranh quyết liệt này góp phần rất
lớn vào việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, kéo dài thời gian hoàn
vốn, thay đổi phương thức quản lý của các công ty, đặc biệt làm tăng sức cạnh
tranh của ngành, giúp cho ngành xi măng Việt Nam sớm hội nhập vào khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đặc biệt là năm 2009 trở đi khi mà lượng cung xi
măng lại cao hơn lượng cầu xi măng. Về mặt vĩ mô, nhà nước một mặt đã điều
chỉnh lùi tiến độ xây dựng của các công trình nhà máy xi măng; mặt khác, dùng
một số biện pháp kích thích tiêu thụ xi măng và khuyến khích xuất khẩu.
2.2.2. Chính sách của Campuchia cho thị trường xi măng nhập khẩu
Có thể đầu tư 100% vốn trong rất nhiều lĩnh vực mà không bị buộc phải liên
doanh với đối tác Campuchia.
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đánh giá việc đầu tư của
Việt Nam vào Campuchia không chỉ đem đến vốn đầu tư mà còn tạo thêm công ăn
việc làm cho người dân Campuchia, tạo sự chuyển đổi về khoa học công nghệ,

chuyển đổi về nhận thức, kỹ năng làm việc. Vì vậy, chính phủ có các chủ trương
khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và xuất khẩu hàng hóa qua
Campuchia:
• Do đó, thời gian qua, Campuchia đã cố gắng tạo môi trường ưu đãi kinh
doanh, hướng đến giảm thiểu các thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí trong

- 21 -


kinh doanh, kể cả chống tham nhũng để có thể thu hút đầu tư nhiều hơn
nữa. Thủ tướng Campuchia đề ra mục tiêu giao thương giữa hai nước đạt 2
tỉ USD vào năm 2010.
• Ông Sok Chanda Sophea, Bộ trưởng kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Phát
triển Campuchia, đã giới thiệu một số chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi đầu
tư vào Campuchia. Ông cho biết hiện Campuchia có các chính sách khuyến
khích đầu tư như thuế lợi tức chỉ 20% và miễn thuế 6-9 năm, miễn thuế
nhập khẩu hoàn toàn, không can thiệp về giá, không hạn chế quy đổi ngoại
tệ, có thể chuyển tiền về nước mà không bị hạn chế số lượng, có thể đầu tư
100% vốn nước ngoài trong rất nhiều lĩnh vực mà không bị buộc phải liên
doanh với đối tác Campuchia.
• Tất cả hàng xuất nhập khẩu trên thị trường Campuchia, kể cả phục vụ cho
mục đích thương mại hay phi thương mại đều thuộc diện phải chịu thuế
xuất nhập khẩu. Mức thuế phải nộp dựa trên cơ sở giá cả thị trường của
hàng hóa.
• Có hai mức thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ cho mục đích
thương mại; Mức tối thiểu áp dụng cho những hàng hóa nhập khẩu từ
những nước có quan hệ đặc biệt với Nhà nước Campuchia, và những hàng
xuất khẩu ra khỏi Campuchia sang những nước đó theo quyết định của Hội
đồng Bộ trưởng.
• Giảm thuế sẽ được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất hoặc bị

mất mát trong quá trình vận chuyển, với những lý do hợp lý được các cơ
quan có thẩm quyền chứng nhận.
• Thuế áp dụng với hàng xuất nhập khẩu ở thị trường Campuchia sẽ chỉ thu
một lần.

- 22 -


• Các chính sách đầu tư hiện tại của Campuchia đã rõ ràng tạo thuận lợi cho
các nhà đầu tư nước ngoài đến thực hiện dự án tại đất nước Campuchia,
trong đó không có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.
• Ông Sok Chanda Sophea cũng thừa nhận tình trạng yếu kém về hạ tầng
hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam có thể
đầu tư xây cầu đường, thủy điện, viễn thông, vận tải thủy... Do đó, lượng xi
măng nhập khẩu sẽ tăng lên để đáp ứng cho các công trình đó.
2.3. Thực trạng khả năng xuất khẩu xi măng sang thị trường Campuchia của
Hà Tiên 1.
HT1 là một thương hiệu mạnh tại miền Nam, và việc sáp nhập HT2 vào HT1
đã đem lại nhiều thuận lợi về khả năng cung ứng, về tài chính, cũng những thuận
lợi về địa lý.
2.3.1. Tình hình sản xuất xi măng của Hà Tiên.
Số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho thấy, hiện cả nước có
105 nhà máy sản xuất xi măng. Công suất của toàn ngành có thể sản xuất lên tới
61 triệu tấn/năm. Nhưng trong năm 2010, theo kế hoạch các doanh nghiệp chỉ sản
xuất ở mức 53 triệu tấn.
Trong khi đó, ước tính nhu cầu xi măng của cả nước trong năm 2010 này chỉ
vào khoảng 50 triệu tấn. Điều này có nghĩa là lượng xi măng dư thừa trong năm
nay sẽ ở mức 3 triệu tấn.
“Sang năm 2011, lượng xi măng dư thừa sẽ là 4 - 5 triệu tấn. Con số này vào
năm 2012 sẽ xấp xỉ 8 triệu tấn”. Tuy nhiên, lượng dư thừa có thể sẽ giảm khi nhu

cầu xây dựng của nước ta tăng trở lại vào năm 2015, khi nền kinh tế thực sự phục
hồi sau suy giảm kinh tế.

- 23 -


Cũng theo thống kê từ Vụ Vật liệu xây dựng, tháng 5 vừa qua, lượng xi măng
tiêu thụ của cả nước chỉ đạt khoảng 4,3 triệu tấn, giảm 14,17% so với con số 5,01
triệu tấn của tháng trước đó.
Như vậy, trong năm tháng đầu năm 2010, lượng tiêu thụ xi măng mới đạt
khoảng 19,67 triệu tấn, bằng 39% so với kế hoạch năm. Trong khi sản xuất của
toàn ngành đã đạt 20,15 triệu tấn, bằng 40,3% so với kế hoạch.
Còn theo báo cáo mới nhất của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt
Nam (Vicem), lượng hàng tồn kho hiện nay của doanh nghiệp đầu đàn này đã lên
đến gần 1,4 triệu tấn, bao gồm cả xi măng và clinker. Trong đó, sản lượng xi măng
Hà Tiên 1 chiếm tỉ trọng khá cao là 840.000 tấn.
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ dự báo cung cầu xi măng cả nước năm 2007 – 2010.

Bảng 2.1. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế ngành xi măng giai đoạn 2007-2010:
Chỉ tiêu
1 Nhu cầu xi măng

ĐVT

2007

2008

2009


2010

Triệu tấn 36.1

40.1

44.5

49.4

- 24 -


2

Tăng trưởng tiêu thụ
%/năm
xi măng

3

11.0

11.0

11.0

11.0

Năng lực sản xuất

trong nước

Triệu tấn 26.9

34.2

44.8

51.8

4 Thừa (+), thiếu (-)

Triệu tấn -9.2

-5.8

0.4

2.4

(Nguồn: Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/05/2005 của Chính phủ v/v
phê duyệt quy hoạch phát triển ngành xi măng đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020).
Trong hai năm 2009 và năm 2010, công ty đã và đang đầu tư các dây chuyền
sản xuất nhằm nâng cao khả năng cung cấp sản phẩm ra thị trường trong và ngoài
nước. Và những bao xi măng đầu tiên được sản xuất ở nhà máy Bình Phước đã có
mặt trên thị trường. Đây là dự án có tầm quan trọng chiến lược đối với Công ty cổ
phần xi măng Hà Tiên 1, vì nó là mắt xích sau cùng còn thiếu trong dây chuyền
sản xuất của công ty.
Với sự ra đời của Nhà máy Bình Phước; với công suất 1,8 triệu tấn clinker và

1,3 triệu tấn xi măng thành phẩm mỗi năm, đã giúp Hà Tiên 1 nâng cao năng lực
cạnh tranh ở thị trường nội địa, năng lực sản xuất của Hà Tiên 1 đạt hơn 5 triệu tấn
xi măng mỗi năm. Cộng thêm Hà Tiên 2, công ty có tổng công suất 7 triệu tấn.
Hiện nay, Hà Tiên 1 đang đàm phán mua lại một trạm nghiền ở Cam Ranh,
dự kiến sẽ hoàn tất trong vài tháng tới. Với trạm nghiền này, công ty sẽ giảm được
đáng kể phí vận chuyển, nhờ đó sức cạnh tranh tại thị trường khu vực Nam Trung
bộ và Tây Nguyên và xuất khẩu sang các nước lân cận sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, đến nay Hà Tiên 1 mới sản xuất được một nửa nhu cầu clinker của
mình. Vì vậy, Hà Tiên đã quyết định đầu tư tiếp dây chuyền clinker thứ hai ở Bình
Phước, với công suất 12.000 tấn/ngày, để cung cấp đủ nguyên liệu cho các trạm
nghiền hiện có của công ty. Theo kế hoạch của công ty, đến năm thứ ba thì Nhà
máy Bình Phước sẽ đạt công suất thiết kế.
Ngoài ra, sau khi sáp nhập, Hà Tiên 1 có mạng lưới cơ sở sản xuất ở nhiều
địa bàn khác nhau, gồm Bình Phước, TPHCM, Kiên Giang, Long An và sắp tới là
- 25 -


×