Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Bai 1 binh tay dai nguyen soai truong dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.03 KB, 55 trang )

HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ ( 1858 – 1945 )
Tuần 1
Lịch sử

Bài 1:“BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
I. MỤC TIÊU::
Học xong bài này, học sinh biết:
- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống
thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.
- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng
nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trong SGK phóng to.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- Kiểm tra bài cũ:
- Chuẩn bị tập vở, dụng cụ học tập.
B- Bài mới:
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp )
1- Giới thiệu bài:
Giáo viên giới thiệu bài và kết hợp dùng bản
đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng.
- Sáng 1/9/1858, thực dân Pháp chính thúc nổ
súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm
lược nước ta. Tại đây quân Pháp đã vấp phải
sự chống trả quyết liệt của quân dân ta nên
chúng không thực hiện được kế hoạch đánh


nhanh thắng nhanh.
- Năm sau, Pháp phải chuyển hướng đánh vào
Gia Định, nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng
lên chống Pháp xâm lược, đáng chú ý nhất là
phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự
chỉ huy của Trương Định.
2- Nội dung:
Nhiệm vụ học tập của học sinh:
- Băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định
+ Khi nhận được lệnh của triều đình, Trương khi nhận đươc lệnh vua ban xuống: giữa
Định có điều gì phải băn khoăn
lệnh vua và lòng dân, Trương Định không
suy nghĩ ?
biết
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và hành động như thế nào cho phải lẽ.
dân chúng đã làm gì ?
- Nghĩa quân và nhân dân suy tôn Trương
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại tấm lòng Định làm “Bình Tây đại nguyên soái”
tin yêu của nhân dân ?
- Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân
và dân chúng, Trương Định đã không tuân
lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc
Pháp.


* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
Gợi ý trả lời những câu hỏi đã nêu ở phần
nhiệm vụ học tập của học sinh.
+ Nhấn mạnh:
- Năm 1862 giữa lúc phong trào kháng chiến

của nhân dân ta của nhân dân ta đang dâng
cao, thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn lúng
túng thì triều đình nhà Nguyễn vội vã kí hiệp
ước, trong đó có điều khoản: nhường 3 tỉnh
miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường,
Biên Hoà) cho thực dân Pháp. Triều đình nhà
Nguyễn cũng dùng nhiều biện pháp nhằm
chấm dứt phong trào chống Pháp ở 3 tỉnh
miền Đông. Để tách Trương Định ra khỏi
phong trào đấu tranh của nhân dân, triều đình
đã thăng chức cho ông làm Lãnh binh An
Giang (1 trong 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là
Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và yêu cầu
phải đi nhận chức ngay.
- Dưới chế độ phong kiến, không tuân lệnh
vua là phạm tội lớn như tội khi quân, phản
nghịch sẽ bị trừng trị.
* Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
- Đại diện học sinh trình bày kết quả làm
việc của mình.
* Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
- Em có suy nghĩ như thế nào trước việc - Thảo luận chung.
Trương Định không tuân lệnh triều đình quyết
tâm cùng nhân dân ở lại chống Pháp ?
- Em có biết đường phố, trường học nào mang
tên Trương Định?
- Em có biết gì về Trương Định?
C- Củng cố:
- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
D- Nhận xét – Dặn dò:

- Chuẩn bị bài sau.


Tuần 2
Lịch sử

Bài 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN
CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của người đề xướng canh tân đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
B- Bài mới:
* Hoạt động 1: ( Làm việc cả lớp )
Giáo viên giới thiệu bài mới nhằm nêu được:
+ Bối cảnh nước ta nửa sau thế kỷ XIX
+ Một số người có tinh thần yêu nước, muốn
làm cho đất nước giàu mạnh để tránh họa xâm
lăng (trong đó có Nguyễn Trường Tộ)
Nhiệm vụ học tập của học sinh:
+ Những đề nghị canh tân đất nước của
Nguyễn Trường Tộ là gì?
+ Những đề nghị đó có được triều đình thực

hiện không?
+ Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường
Tộ?
* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- Thảo luận trả lời các câu hỏi trên.
Gợi ý:
- Ý 1:
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với
nhiều nước.
+ Thuê chuyên gia nươc ngoài giúp ta phát
triển kinh tế.
+ Xây dựng quân đội hùng mạnh.
+ Mở trường dạy cách sử dụng máy móc,
đóng tàu, đúc súng...
- Ý 2:
+ Triều đình bàn luận không thống nhất, vua
Tự Đức cho rằng không cần nghe theo
Nguyễn Trường Tộ.
+ Có điều đó là vì vua quan nhà Nguyễn bảo
thủ.
- Ý 3:
+ Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước, muốn


canh tân để đất nước phát triển.
+ Khâm phục tinh thần yêu nước của Nguyễn
Trường Tộ.
* Hoạt động 3: ( Làm việc cả lớp )
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lí do triều đình không muốn canh tân đất - Vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không

nước ?
hiểu được những đổi thay của các nước
trên thế giới. Ngay cả những sự việc như
đèn treo ngược, không có dầu vẫn sáng
(đèn điện) ; xe đạp hai bánh chuyển động
rất nhanh mà không bị đổ... vua quan nhà
Nguyễn vẫn không tin điều đó là sự
thật.Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ không
muốn có sự thay đổi. Vua Tự Đức cho
rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường
Tộ, những phương pháp cũ đã đủ để điều
khiển quốc gia rồi.
* Hoạt động 4: ( Làm việc cả lớp )
- Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người - Trước họa xâm lăng, bên cạnh hững
đời kính trọng ?
người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí lên
chống Pháp như: Trương Định, Nguyễn
Công Trực, Nguyễn Hữu Huân... còn có
những người đề nghị canh tân đất nước,
mong muốn dân giàu, nước mạnh như
Nguyễn Trường Tộ.
C- Củng cố:
- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
D- Nhận xét – Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.


Tuần 3
Lịch sử


Bài 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh biết:
- Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại tổ
chức đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885- 1896)
- Trân trọng tự hào về truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình trong SGK.
- Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
B- Bài mới:
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
Giáo viên trình bày một số nét chính về tình
hình nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí
với Pháp Hiệp ước Pa- tơ- nốt (1884) công
nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn
đất nước ta. Tuy triều đình đầu hàng nhưng
nhân dân ta không chịu khuất phục. Lúc này,
các quan lại trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá
thành hai phái: phái chủ chiến và phái chủ
hòa.
Nhiệm vụ học tập của học sinh:
+ Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ - Thảo luận các nhiệm vụ học tập.
chiến và phái chủ hoà trong triều đình

Nguyễn.
+ Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị
chống Pháp?
+ Tường thuật lại cuộc phản công kinh thành
Huế.
+ Ý nghĩa cuộc phản công kinh thành Huế.
* Hoạt động2: ( làm việc theo nhóm )
Gợi ý trả lời:
1) Phái chủ hoà chủ trương hòa với Pháp.
- SGK/8
+ Phái chủ chiến chủ trương chống Pháp.
2) Tôn Thất Thuyết bí mật lập căn cứ kháng
chiến.
3) Tường thuật lại diễn biến theo các ý: thời
gian hành động của Pháp, tinh thần quyết tâm
chống Pháp của phái chủ chiến; điều thể hiện
lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong


triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu
tranh chống Pháp.
* Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp )
Nhấn mạnh: Tôn Thất Thuyết quyết định đưa - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng
rừng núi Quảng Trị (trong xã hội phong kiến,
việc đưa vua và đoàn tùy tùng ra khỏi kinh
thành là một sự kiện hết sức quan trọng).
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết
lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “
Cần Vương” kêu gọi nhân dân cả nước đứng

lên giúp vua đánh Pháp.
+ Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: giới thiệu
hình ảnh một số nhân vật lịch sử (kết hợp sử
dụng bản đồ )
* Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
- Em biết gì thêm về phong trào Cần Vương ?
C- Củng cố:
D- Nhận xét – Dặn dò:

- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
- Chuẩn bị bài sau.


Tuần 4
Lịch sử

Bài 4: XÃ HỘI VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nền kinh tế, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính
sách khai thác thuộc địa của Pháp.
- Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi đồng thời xã
hội cũng thay đổi theo).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trong SGK phóng to.
- Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để giới thiệu các vùng kinh tế )
- Tranh ảnh, tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam thời bấy giờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY

HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
B- Bài mới:
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
Giới thiệu bài theo hướng: Sau khi dập tắt
phong trào đấu tranh vũ tranh của nhân dân
ta, thực dân Pháp đã làm gì? Việc làm đó có
tác động như thế nào đến tình hình kinh tế, xã
hội nước ta?
Nhiệm vụ học tập của học sinh:
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền
kinh tế ở nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ
XX.
+ Đời sống của công nhân, nông dân thời kì
này.
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
Gợi ý:
- Thảo luận các nhiệm vụ học tập.
+ Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền
kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ - SGK/10,11
yếu ? Những ngành kinh tế nào mới ra đời ?
Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát
triển kinh tế?
+ Trước đây xã hội Việt Nam có những giai
cấp nào? Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện thêm
những giai cấp nào, tầng lớp mới nào? Đời
sống của công nhân và nông dân Việt Nam ra
sao?
* Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn
thiện phần trình bày.
* Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)


Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh,
nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội
ở nước ta đầu thế kỉ XX.
C- Củng cố:
- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
D- Nhận xét – Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.


Tuần 5
Lịch sử

Bài 5: PHAN BỘI CHÂU
VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh trong SGK phóng to.
- Bản đồ thế giới để xác định vị trí Nhật bản.
- Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY

HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
B- Bài mới:
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
Giới thiệu bài: Từ khi thực dân Pháp xâm
lược nước ta nhân dân ta từ Nam chí Bắc đã
đứng lên kháng chiến chống Pháp, nhưng tất
cả các phong trào đấu tranh đều bị thất bại.
- Đến thế kỉ XX xuất hiện hai nhà yêu nước
tiêu biểu là Phan Bội Châu là Phan Châu
Trinh. Hai ông đã đi theo xu hướng cứu nước
mới.
Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học
sinh:
+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du
nhằm mục đích gì ?
+ Kể lại những nét chính về phong trào Đông
du.
+ Ý nghĩa của phong trào Đông du.
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
Gợi ý:
- Thảo luận các ý nêu trên
+ Đào tạo những người yêu nước có kiến thức
về khoa học, kĩ thuật được học ở nước Nhật
tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để
hoạt động cưú nươc.
+ Sự hưởng ứng phong trào Đông du của
nhân dân trong nước, nhất là những thanh
niên yêu nước Việt Nam.

+ Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của
nhân dân ta.
* Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
Bổ sung:
- Trình bày kết quả thảo luận
Phan Bội Châu (1867- 1940) quê ở làng Đan


Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là
xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Oâng lớn lên khi đất nước đã bị thực dân
Pháp đô hộ. Ông là người thông minh, học
rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp
xâm lược. Chủ trương lúc đầu của ông là dựa
vào Nhật để đánh Pháp.
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa
vào Nhật để đánh Pháp ?
- Nhật Bản trước đây là là một nước phong
kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước âm mưu
xâm lược của các nước tư bản phương Tây
và nguy cơ mất nước, Nhật Bản đả tiến
hành cải cách và trở nên cường thịnh. Phan
Bội Châu cho rằng: Nhật cũng là một nước
châu Á “ đồng văn đồng chủng” (tức là
cùng chung nền văn hoá Á Đông, cùng
chủng tộc da vàng) nên hi vọng vào sự
giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp.
* Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
Tìm hiểu về phong trào Đông du: Hoạt động
tiêu biểu của Phan Bội Châu là đưa thanh niên

Việt Nam sang học ở Nhật Bản (một nước ở
phương Đông) nên gọi là phong trào Đông
du. Phong trào bắt đầu từ năm 1905, chấm dứt
vào đầu năm 1909; lúc đầu có 9 người; lúc
cao nhất (1907) có hơn 200 người sang Nhật
học tập.
- Phong trào Đông du kết thúc như thế nào? - Lo ngại trước sự phát triển của phong
- Tại sao chính phủ Nhật bản thỏa thuận vơi trào Đông du, thực dân Pháp đã cấu kết với
Pháp chống lại phong trào Đông du, trục xuất Nhật chống lại phong trào. Năm 1908,
Phan Bội Châu và những người du học?
chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những
người yêu nước Việt Nam và Phan Bội
Châu ra khỏi Nhật Bản.
* Hoạt động 5: (Làm việc cả lớp)
Giáo viên nhắc lại những nội dung chính.
Nêu thêm một số vấn đề:
+ Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh
hưởng như thế nào tới phong trào cách mạng
nước ta đầu thế kỉ XX ?
+ Ở địa phương em có những di tích gì về
Phan Bội Châu hoặc đường phố, trường học
mang tên Phan Bội Châu không?
C- Củng cố:
- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
D- Nhận xét – Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
TUẦN 6
Lịch sử



Bài 6: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.
- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước thương dân, mong muốn tìm
con đường cứu nước mới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh phong cảnh quê hương bác, bến Cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX, tàu Đô đốc La-tusơ Tờ-rê-vin.
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh thành phố Hồ Chí Minh)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
B. Bài mới:
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
+ Cho học sinh nhắc lại những phong trào
chống thực dân Pháp đã diễn ra.
+ Vì sao các phong trào đó thất bại?
+ Vào đầu thế kỉ XX, nước ta chưa có con HS trả lời
đường cứu nước đúng đắn. Bác Hồ kính yêu
của chúng ta đã quyết chí ra đi tìm con đường
cứu nước mới cho dân tội Việt Nam.
Học sinh có nhiệm vụ:
+ Tìm hiểu về gia đình, quê hương của
Nguyễn Tất Thành.
+ Mục đích ra đi nươc ngoài của Nguyễn Tất
Thành là gì ?
+ Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra
nước ngoài để tìm đường cứu nước được biểu

hiện ra sao ?
* Hoạt động 2: (làm việc cá nhân hoặc thảo
luận nhóm)
Gợi ý:
- Thảo luận
+ Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19- 05- 1890
tại xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An. Cha là Nghuyễn Sinh Sắc (một nhà nho
yêu nước, đỗ phó bảng, bị ép ra làm quan, sai
bị cách chức chuyển sang nghề thầy thuốc).
Mẹ là Hoàng Thị Loan, một phụ nữ đảm
đang, chăm lo cho chồng con hết mực.
+ Yêu nước thương dân, có ý chí đánh đuổi
giặc Pháp.
+ Nguyễn Tất Thành không tán thành con
đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền
bối.
- Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành làm - Đọc đoạn “Nguyễn Tất Thành khâm


gì ?
* Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm )
+ Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm
gì ?
+ Anh lường trước những khó khăn gì khi ở
nước ngoài ?
+ Theo Nguyễn Tất Thành làm thế nào để
kiếm sống và đi ra nước ngoài ?
Giáo viên chốt lại.
* Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)

- Xác định vị trí của thành phố Hồ Chí Minh
trên bản đồ ?
- Kết hợp với ảnh bến cảng Nhà Rồng đầu thế
kỉ XX, giáo viên trình bày sự kiện ngày 0506- 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường
cứu nước.
- Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận
là di tích lịch sử ?
* Hoạt động 5: (Làm việc cả lớp)
Nhắc lại các ý chính:
+ Thông qua bài học, em hiểu Bác Hồ là
người như thế nào ?
+ Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường
cứu nước, thì nước ta sẽ như thế nào?
C. Củng cố:
D. Nhận xét – Dặn dò:

phục... rủ lòng thương”.
- Học sinh thảo luận nhiệm vụ 2, 3.
- Quyết định phải đi tìm con đường cưú
nước mới để cứu nước cứu dân.
- Sẽ có nhiều khó khăn và mạo hiểm.
- Nhờ đôi bàn tay của mình.
- Học sinh báo cáo kết quả thảo luận.

- Suy nghĩ và hành động vì đất nước, vì
nhân dân.
- Đất nước không được độc lập, nhân dân
ta vẫn chịu cảnh sống nô lệ.
- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
- Chuẩn bị bài sau.



Tuần 7
Lịch sử
Bài 7: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. MỤC TIÊU::
Học xong bài này, học sinh biết:
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự
lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh trong SGK.
- Tư liệu lịch sử về bối cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò của Nguyễn Ái
Quốc trong việc chủ trì thành lập Đảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
B. Bài mới:
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
Giới thiệu bài: Sau khi tìm ra con đường cứu
nước theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động,
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về nước,
thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách
mạng Việt Nam, dẫn đến sự thành lập Đảng.
Nhiệm vụ học tập của học sinh:
+ Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào
trong việc thành lập Đảng.

+ Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào
?
+ Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
* Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
- Học sinh tìm hiểu về việc thành lập Đảng
Từ những năm 1926 – 1927 trở đi, phong trào
cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ
tháng 6 đến tháng 9 năm 1929, ở Việt Nam
lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Các tổ
chức đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống
thực dân Pháp, giúp đỡ lẫn nhau trong một số
cuộc đấu tranh, nhưng lại công kích tranh
giành ảnh lẫn nhau. Tình hình mất đoàn kết,
thiếu thống nhất trong lãnh đạo không thể kéo
dài.
- Cần phải sớm hợp nhất các tổ chứa cộng
- Tình hình trên đã đặt ra yêu cầu gì ?
sản, thành lập một Đảng duy nhất. Việc
này đòi hỏi phải có một lãnh tụ có đủ uy
tín và năng lực mới làm được.
- Lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc.
- Ai có thể làm được điều đó ?
- Nguyễn Ái Quốc là ngườicó hiểu biết sâu


- Vì sao chỉ có lãng tụ Nguyễn Ái Quốc mới sắc về lí luận và thực tiễn cách mạng, có
có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế;
Nam ?
được những người yêu nước Việt Nam

ngưỡng mộ...
* Hoạt động 3: (Làm việc cá nhân)
- Tìm hiểu Hội nghị thành lập Đảng.
- Đọc SGK và trình bày lại theo ý mình,
chú ý khắc sâu về thời gian và nơi diễn ra
Hội nghị.
* Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
- Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp
ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt - Thảo luận.
Nam?
- Tương lai của cách mạng Việt Nam sẽ ra
sao?
- Cách mạng Việt Nam vcó một tổ chức
- Liên hệ thực tế.
tiên phong lãng đạo, đưa cuộc đấu tranh
- Ý nghĩa của việc thành lập Đảng ?
của nhân dân ta đi theo con đường đúng
đắn.
C. Củng cố:
- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
D. Nhận xét – Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.


Tuần 8
Lịch sử

Bài 8: XÔ VIẾT NGHỆ – TĨNH
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh biết:

- Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm
1930- 1931.
- Nhân dân một số địa phương ở Nghệ – Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn, xã,
xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện)
- Lược đồ Nghệ An – Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam.
- Phiếu học tập.
- Tư liệu lịch sử liên quan tới thời kì 1930 - 1931 ở Nghệ – Tĩnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
B- Bài mới:
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
Giới thiệu bài: Sử dụng bản đồ.
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng
mạnh mẽ nổ ra trong cả nước (1930- 1931).
Nghệ – Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh) là nơi
phong trào nổi lên mạnh nhất, mà đỉnh cao là
Xô viết Nghệ – Tĩnh.
Nhiệm vụ học tập của học sinh:
- Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ –
Tĩnh trong những năm 1930 –1931(tiêu biểu
qua sự kiện 12- 09- 1930).
- Những chuyển biến mới ở những nơi nhân
dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách
mạng.

- Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh.
* Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp )
- Đọc SGK /18
Giáo viên tường thuật, trình bày lại cuộc biểu
tình ngày 12- 09- 1930. Nhấn mạnh: ngày 1209 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ – Tĩnh.
- Nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong
năm 1930.
* Hoạt động 3: (Làm việc cá nhân hoặc theo - Đọc SGK, ghi kết quả vào phiếu học tập.
nhóm)
- Trình bày ý kiến trước lớp.
- Không hề xảy ra trộm cướp. Chính quyền
- Những năm 1930- 1931, trong các thôn xã ở cách mạng bãi bỏ những tập tục lạc hậu,
Nghệ – Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn mê tín dị đoan, đã phá nạn rượu chè, cờ
ra điều gì mới?
bạc...


Nói thêm: Bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ,
đàn áp phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh hết
sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn áp,
triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng
sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị
giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng
xuống.
* Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
- Thảo luận.
- Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh có ý nghĩa + Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng
gì ?
cách mạng của nhân dân lao động.
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân

ta.
C- Củng cố:
- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
D- Nhận xét – Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.


Tuần 9
Lịch sử

Bài 9: CÁCH MẠNG MÙA THU
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Sự kiện tiêu biểu của Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà
Nội.
- Ngày 19- 08 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám nước ta.
- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám (sơ giản)
- Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
- Phiếu học tập của học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa
giành chiùnh quyền ở địa phương.
- Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
B- Bài mới:
* Hoạt động 1:

Giới thiệu bài: Có thể dùng băng đĩa nhạc cho
học sinh nghe trích đoạn ca khúc “Người Hà
Nội” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi “ Hà Nội
vùng đứng lên ! Hà Nội vùng đứng lên ! Sông
Hồng reo ! Hà Nội vùng đứng lên !”
- Các em biết lời ca ấy klhông ? Lời ca ấy
diễn tả điều gì ?
Nhiệm vụ học tập của học sinh:
- Nêu được diễn biến tiêu biểu của cuộc khởi
nghĩa ngày 19- 08- 1945 ở Hà Nội.
- Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám
Năm 1945.
- Liên hệ với các cuộc nổi dậy ở địa phương.
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
- Việc vùng lên cướp chính quyền ở Hà Nội - Không khí khởi nghĩa ở Hà Nội được
đã diễn ra như thế nào ? Kết quả ra sao ?
miêu tả trong SGK.
- Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và thái
độ của lực lượng phản cách mạng.
- Kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ờ Hà Nội: ta đã giành được chính
quyền, ta đã giành được thắng lợi tại Hà
Nội.
+ Báo cáo kết quả thảo luận.
- Trình bày ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành - Nếu không giành được chính quyền ở Hà
chính quyền ở Hà Nội ?
Nội thì khó có thể gặp cơ hội thuận lợi
- Liên hệ thực tế: Em biết gì về cuộc khởi khác. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà



nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở quê
hương em ?
Giáo viên sử dụng tư liệu lịch sử địa phương
để liên hệ về thời gian, không khí khởi nghĩa
cướp chính quyền ở địa phương.
* Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
+ Khí thế của cách mạng tháng Tám thể hiện
điều gì ?
+ Cuộc vùng lên của nhân dân đạt được kết
quả gì ? kết quả đó sẽ mang lại tương gì cho
nước nhà ?
C- Củng cố:
D- Nhận xét – Dặn dò:

Nội ảnh hưởng lớn đến tinh thần cách
mạng của nhân dân cả nước.
+ Báo cáo kết quả thảo luận.
Học sinh thảo luận.
- Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng.
- Giành độc lập, đưa nhân dân ta thoát khỏi
ách đô hộ.
- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
- Chuẩn bị bài sau.


Tuần 10
Lịch sử

Bài 10: BÁC HỒ ĐỌC “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”
I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, học sinh biết:
- Ngày 2- 9- 1945, tại quảng trường ba Đình ( Hà Nội ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
Tuyên ngôn độc lập.
- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày 2- 9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trong SGK.
- Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
B- Bài mới:
* Hoạt động 1: Giáo viên có thể dùng ảnh tư
liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại
của dân tộc.
Nhiệm vụ học tập của học sinh:
+ Tường thuật lại diễn biến buổi lễ tuyên bố
độc lập.
+ Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn
độc lập được trích trong SGK.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2- 9- 1945.
* Hoạt động 2: Diễn biến của buổi lễ
(Làm việc theo nhóm hoặc cá nhân)
- Thuật lại đọan đầu của buổi lễ Tuyên bố độc
lập ?
- Đọc đoạn Ngày 2- 9- 1945... bắt đầu đọc
- Tìm hiểu 2 nội dung chính của đoạn trích bản Tuyên ngôn đôc lập” trong SGK.
Tuyên ngôn độc lập trong SGK?

- SGK/21
Kết luận:
- SGK/22
- Khẳng định quyền độc lập, tự do, thiêng - Đọc và ghi kết quả vào phiếu học tập.
liêng của dân tộc Việt Nam.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
- Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy.
* Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
- Ý nghĩa lịch sử sự kiện ngày 2- 9 ?
- Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa.
- Sự kiện ngày 2- 9- 1945 có tác động như thế - Khẳng định quyền được lập dân tộc, khai
nào tới lịch sử nước ta ?
sinh chế độ mới.
- Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ
trong lễ tuyên bố độc lập ?
C- Củng cố
- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
D- Nhận xét – Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.


Tuần 11

Lịch sử:

ÔN TẬP
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858- 1945)

I. MỤC TIÊU:
- Học xong bài này, học sinh nhớ lại những mốc thời gian, sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất
từ năm 1858- 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
- Bảng thống kê các niên đại và sự kiện đã học (từ bài 1 đến bài 10)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
B- Bài mới:
* Hoạt động 1: Những sự kiện quan trọng:
- GV phát phiếu học tập, YCHS hoàn thành - HS làm việc theo nhóm
các bài tập
Thời gian
Sự kiện
- 1858
- 1885
- 1911
- 03/02/1930
- 12/9/1930
- 19/8/1945
- 02/9/1945
- Cho HS trình bày

- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác bổ sung
- HS nghe


- GV kết luận
* Hoạt động 2: Các nhân vật quan trọng
(Làm việc theo nhóm)
- HS làm việc theo nhóm
- GV phát phiếu học tập, YCHS hoàn thành
các bài tập
Sự kiện
Nhân vật
- Trương Định
- Nguyễn trường
Tộ
- Phong trào Đông Du
- Ra đi tìm đường cứu
nước
- Chủ trì hội nghị
thành lập Đảng CSVN
- Đọc Tuyên ngôn
Độc lập


- Cho HS trình bày
- GV kết luận

- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác bổ sung
- HS nghe

C- Củng cố
D- Nhận xét – Dặn dò:


- Hỏi đáp lại các câu hỏi.
- Chuẩn bị bài sau.


TUẦN 12:

Lịch sử

VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã vượt qua tình thế “Nghìn cân treo
sợi tóc” đó như thế nào.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trong SGK phóng to
- Thư của Bác Hồ gởi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói, nạn thất học.
- Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
B- Bài mới:
* Hoạt động 1: Hoàn cảnh VN sau cách mạng - HS chia nhóm nhỏ, cùng đọc sách, thảo
tháng 8.
luận dựa theo các câu hỏi nhỏ gợi ý của
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, cùng đọc GV và rút ra kết luận.
SGK đọan " Từ cuối năm 1945… ở trong tình
thế nghìn cân treo sợi tóc" và trả lời câu hỏi. - Có nghĩa là tình thế vô cùng cấp bách,

Vì sao nói: Ngay sau cách mạng tháng 8,
nguy hiểm vì:
nước ta ở trong tình thế "Nghìn cân treo sợi
+ Cách mạng vừa thành công nhưng đất
tóc"
nước gặp muôn vạn khó khăn tưởng như
- GV nêu thêm các câu hỏi gợi ý.
không vượt qua nổi.
+ Em hiểu thế nào là nghìn cân treo sợi tóc? + Nạn đối năm 1945 làm hơn 2 triêu người
+ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó
chết, nông nghiêp đình đốn, hơn 90%
khăn, nguy hiểm gì?
người mù chữ. Ngoai xâm và nội phản đe
- Cho HS phát biểu ý kiến.
doạ nền độc lâp.
- GV theo dõi, nhận xét ý kiến của HS.
- Đại diện 1 nhóm nêu ý kiến các nhóm
- GV tổ chức cho HS đàm thoại cả lớp để trả khác bổ sung.
lời câu hỏi.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, trả lời câu
hỏi, sau đó 1 HS phát biểu ý kiến trước
+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
thì điều gì có thể xảy ra với đất nước chúng
- Sẽ có càng nhiều đồng bào ta chết đói,
ta?
nhân dân không đủ hiểu biết để tham gia
cách mạng, xây dựng đất nước… và nước
ta còn có thể trở lại cảnh mất nước.
+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là
- Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoai

giặc?
xâm.
- Vì chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu,
mất nước.
- GV giảng thêm cho HS hiểu hơn.
* Hoạt động 2 Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2,3
trang 25,26 SGK và hỏi: Hình chụp cảnh gì? - Nghe.
- 2 HS lần lượt nêu:


H: Em hiểu thế nào là bình dân học vụ?
- GV nêu: Đó là 2 trong các việc mà đảng và
Chính phủ đã lạnh đạo……
- Gv yêu cầu HS nêu ý kiến, sau đó bổ sung
thêm các ý kiến HS chưa nêu được.

* Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc đẩy lùi Giặc
đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- GV yêu cầu HS thảo nhóm để tìm ý nghĩa
của việc nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Bác Hồ đã chống lại được giặc đói,
giặc dốt.
- GV nêu câu hỏi và gơi ý cho HS tìm ý
nghĩa:
+ Chỉ trong một thời gian ngăn, nhân dân ta
đã làm được những công việc đẩy lùi những
khó khăn; việc đó cho thấy sức mạnh của
nhân dân ta như thế nào?
+ Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn

hiêm nghèo, uy tín của Chính Phủ và Bác Hồ
như thế nào?
- GV tóm tắt các ý kiến của HS và kết luận về
ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt,
giặc ngoại xâm.
* Hoạt động 4: Bác Hồ trong những ngày diệt
giặc đòi, giặc dốt, giăc ngoại xâm
- GV gọi 1 HS đọc câu chuyện về Bác Hồ
trong đoạn " Bác Hoàng Văn tí… các chú nói
Bác cứ ăn thì làm gương cho ai được".
H: Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ
qua câu chuyện trên?
- GV tổ chức cho HS kể thêm về câu chuyện
về Bác Hồ trong những ngày cùng toàn dân
diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- GV kết luận: Bác Hồ có một tình yêu sâu
sắc…
C- Củng cố
D- Nhận xét – Dặn dò:

H2: Chụp cảnh nhân dân dang quyên
góp…
H3: Chụp cảnh lớp bình ân học vụ…
- Là lớp dành cho những người lớn tuổi
học ngoài giờ lao động.
- HS làm việc cá nhân, đọc SGK và ghi lại
các việc mà Đảng và Chính phủ đã lãnh
đạo nhân dân làm để đẩy lùi giặc đói, giặc
dốt.
- HS tiếp nối nhau nêu ý kiế trước lớp, mỗi

HS chỉ cần nêu 1 ý kiến cả lớp thống nhất
ý kiến.
- HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4
HS, lần lượt từng em nêu ý kiến của mình
trước nhóm cho các bạn bổ sung ý kiến và
đi đến thống nhất.
- Làm được những việc phi thường là nhờ
tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng cho
thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
- Nhân dân một lòng tin tưởng vào chính
phủ, vào Bác để làm cách mạng.

- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm
SGK.

- Một số HS nêu ý kiến.
- Một số HS kể trước lớp

- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
- Chuẩn bị bài sau.


TUẦN 13:

Lịch sử

“THÀ HY SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH
KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh biết:

- Ngày 12- 9- 1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tính thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày
đầu toàn quốc kháng chiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Húê, Đà Nẵng.
- Băng ghi âm lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Tư liệu về những ngày đầu kháng chiến bùng nổ tại địa phương.
- Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
B- Bài mới:
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
Giới thiệu bài: Có thể sử dụng đoạn băng ghi
âm lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh để
dẫn dắt học sinh vào bài học (hoặc sử dụng
tranh ảnh, tư liệu về cuộc chiến đầu của cảm
tử quân ở Thủ đô Hà Nội).
Nhiệm vụ học tập của học sinh:
+ Tại sao phải tiến hành kháng chiến toàn
quốc ?
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ
tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ?
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân
Thủ đô Hà Nội ?
+ Ở các địa phương, nhân dân ta đã kháng
chiến với tinh thần như thế nào ?
+ Nêu suy nghĩ của em khi học bài này ?

* Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
Đưa bảng thống kê các sự kiện:
+ Ngày 23- 11- 1946, quân Pháp đánh chiếm
Hải Phòng.
+ Ngày 17- 12- 1946, quân Pháp bắn phá vào
một số khu phố ở Hà Nội.
+ Ngày 18- 12- 1946, quân Pháp gởi tối hậu
thư cho chính phủ ta.
- Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn - Ngày 18- 12- 1946, Pháp gởi tối hậu thư
quốc?
dọa, buộc chính phủ ta phải giải tán lực
lượng tự vệ, nếu không chúng sẽ nổ súng
tấn công; bắt đầu từ ngày 20- 12- 1946,
quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở


thành phố Hà Nội.
- Quan sát bảng thống kê và nhận xét thái độ - Quân dân ta đã nhiều lần nhân nhượng
của thực dân Pháp ?
nhưng không ngăn được âm mưu xâm lược
Kết luận: Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân của chúng.
dân ta không còn con đường nào khác là buộc
phải cầm súng đứng lên.
* Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm)
- Những chiến sĩ vệ quốc quân và và tự vệ
- Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của Thủ đô đã giành giật với địch từng góc
của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như phố. Ròng rã 60 ngày đêm, ta đánh hơn
thế nào?
200 trận giam chân địch để bảo vệ cho
đồng bào và Chính phủ rời về căn cứ

kháng chiến.
- Noi gương quân và dân Thủ đô, đồng bào cả - Hàng vạn người dân các huyện lân cận
nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao cũng tham gia kháng chiến, lập vành đai
?
bao vây thành phố, giam chân địch trong
- Suy nghĩ của em về những ngày đầu toàn thời gian dài.
quc kháng chiến? Vì sao quân dân ta lại có - Báo cáo kết quả thảo luận.
tinh thần quyết tâm như vậy?
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn
thiện phần trình bày.
Kết luận: Cả dân tộc Việt Nam đứng lên
kháng chiến với tinh thần “... thà hy sinh tất
cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ”.
* Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
Sử dụng một số hình ảnh tư liệu và trích dẫn
tư liệu tham khảo để học sinh nhận xét về tinh
thần cảm tử của quân và dân Hà Nôị
Lưu ý: sử dụng ảnh tư liệu trong SGK.
Kết luận:
- Viết một đoạn văn nêu lên cảm nghĩ về tinh
thần kháng chiến của nhân dân ta sau lời kêu
gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc
kháng chiến ở quê em.
C- Củng cố
- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
D- Nhận xét – Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.



×