Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đặc sắc với nghệ thuật biểu diễn kabuki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.44 KB, 5 trang )

Đặc s ắc v ới ngh ệthu ật bi ểu di ễn
Kabuki
G ươ
n g m ặt xinh đẹp trang đi ểm c ầu k ỳ, ăn v ận s ặc s ỡ
, gi ọng hát trong tr ẻo, đi ệu múa đi êu luy ện…,
ít ai bi ết h ọlà nh ững nam ngh ệnhân gi ảgái. Kabuki là lo ại hình ngh ệthu ật truy ền th ống c ủa Nh ật
B ản, v ới l ịch s ửt ồn t ại khá lâu đời (t ừn ăm 1603), có s ực ầu k ỳ, cách đi ệu trong k ịch ngh ệl ẫn
ph ươ
n g th ức trang đi ểm cho ngh ệs ĩ. Kabuki (theo âm Hán Vi ệt là ca v ũk ỹ) được b ắt ngu ồn t ừ
độn g t ừkabuku. Ngh ệnhân kabuki khi bi ểu di ễn th ườn g th ểhi ện nh ữ
ng độn g tác khá b ất th ườn g,
k ỳ d ị. N ếu xét theo âm Hán Vi ệt, ca bi ểu th ị cho âm nh ạc, v ũbi ểu th ị nh ữ
ng đi ệu múa, k ỹý ch ỉ
nh ững k ỹ thu ật bi ểu di ễn trên sân kh ấu.

Tổ nghề của môn nghệ thuật này là Okuni, một mỹ nữ phục vụ trong đền thờ đạo Shinto tại Izumo
Taisha. Okuni đã sáng tạo ra một phong cách ca vũ mới tại Kyoto với việc nữ nghệ nhân diễn cả vai
nam và nữ trên sân khấu. Ngay lập tức, phong cách này được phổ biến rộng rãi trong xã hội Nhật
Bản xưa. Thậm chí, Okuni còn được triệu vào cung đình để biểu diễn. Tiếng tăm của mỹ n ữ này


cùng phong cách múa hát độc đáo của cô được các đoàn kịch nườm nượp bắt chước, khiến kabuki
nhanh chóng trở thành loại hình ca múa kịch rất được ưa chuộng.

Sức hấp dẫn của kabuki thời bấy giờ có được nhờ phong cách biểu diễn khá khôi hài, có phần tục
tĩu, đặc biệt nữ nghệ nhân của môn nghệ thuật này còn kiêm luôn nghề “buôn thân, bán xác” như
những gái lầu xanh. Mãi tới năm 1629, triều đình ban lệnh cấm phụ nữ biểu diễn kabuki. Đó là th ời
điểm đánh dấu sự chấm hết cho thời đại của các kabuki nữ, nhưng lại mở ra một chương mới cho
các nghệ nhân nam giả gái trong loại hình nghệ thuật này.



Wakashu chính là cách gọi dành cho các nam diễn viên trẻ tuổi tham gia biểu diễn kabuki. Đi ểm n ổi
bật của những nghệ nhân này là có ít nam tính hơn và giọng nói trong, cao h ơn so v ới đàn ông
trưởng thành. Tính hài hước trước đây trong các vở kịch đã dần được thay thế b ởi yếu tố kịch tính,
nhưng nội dung biểu diễn vẫn khá tục tĩu. Đặc biệt, các nghệ nhân nam này ngoài hát múa trên sân
khấu còn hành nghề bán dâm cho các thượng khách. Trong nhiều buổi di ễn, khán giả tranh cãi, xô
xát ầm ĩ vì muốn dành cho mình wakashu xứng đáng để mua vui. Tri ều đình dù si ết chặt quản lý
nhưng vẫn không ngăn nổi cảnh hỗn loạn xảy ra như cơm bữa mỗi khi có buổi diễn kabuki.


Mãi tới năm 1652, các nghệ nhân nam trẻ tuổi của loại hình kabuki mới bị cấm hoạt động. Dù vậy,
sự mong ngóng và khao khát được thưởng thức kabuki của dân chúng vẫn không hề ngu ội lạnh.
Các đoàn kịch nghĩ ra phương án để đối phó với lệnh cấm của triều đình, đó là trưng dụng nh ững
đàn ông trưởng thành thay vì các chàng trai trẻ. Hình thức này khởi nguồn từ năm 1653 và được
phức tạp hóa, cách điệu hóa trong phương thức trình diễn lẫn trang điểm. Các nghệ nhân nam lúc
này được gọi là yarō kabuki (âm Hán Việt là dã lang ca vũ kỹ).


Khán giả không nhận ra giới tính thực sự của họ, bởi những người đàn ông này luôn biết cách hóa
trang như một phụ nữ mỹ miều với lớp phấn son dày, đậm và giọng nói, tiếng ca luôn trong vút. Tới
năm 1879, khi lệnh cấm phụ nữ trình diễn kabuki bị bãi bỏ, thì vai trò của các nghệ nhân nam vẫn
rất được coi trọng. Khán giả Nhật Bản luôn dành cho họ sự mến mộ đặc biệt bởi khả năng trình diễn
điêu luyện và sự tâm huyết cháy bỏng với nghề.



×