Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tập tục thăm đền ngày tết của người nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.46 KB, 5 trang )

T ập t ục th ăm đền ngày t ết c ủa ng ười
Nh ật
Như thường lệ vào những ngày đầu năm mới người Việt Nam chúng ta có tập tục đi lễ chùa đầu
năm để cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn và "thuận buồm xuôi gió" trong mọi việc
và tập tục này của chúng ta có những nét tương đồng vô cùng thú vị với đất nước mặt trời mọc.
Tập tục thăm đền đầu năm, tiếng Nhật là Hatsumou, là tập tục được truyền bá rộng rãi từ thời
Edo. Người Nhật đầu năm tới đền để cầu khấn mong một năm mới bình an và tốt đẹp.

Hình ảnh thăm đền Meiji đầu năm
1.Đón các vị thần năm mới.
Ngày Tết của người Nhật cũng là ngày để người trong gia đình làm lễ đón thần Toshigami (vị
thần năm mới). Với những nhà có để Kamidana (ngăn thờ), người trong gia đình đó sẽ tập trung
lại trước Kamidana và cùng nhau chắp tay cầu khấn.


Hình ảnh tủ thờ Kamidana
Đối với những gia đình không có Kamidana, người ta sẽ dùng Kagamimochi, một thứ đồ được
làm từ gạo nếp để dâng lên cho thần. Tuy nhiên, người ta không cầu khấn trước Kagamimochi.


Kagamimochi
2.Các vị thần nhà và các vị thần trong đền.
Sau khi đón và cảm tạ thần Toshigami, người Nhật sẽ tới đền để cầu khấn. Theo quan niệm của
người Nhật, thần nhà và thần ở đền khác nhau, đây chính là lí do người Nhật phải đi làm lễ cầu
khấn tới 2 lần. Người Nhật coi thần Toshigami chính là thần tổ tiên của họ, còn vị thần ở ngôi
đền ở gần đó là vị thần của mảnh đất nơi họ đang sống, và bảo vệ những người khác. Gần đây,
thay vì đi tới những ngôi đền gần nơi sinh sống, rất nhiều người Nhật tìm đến những ngôi đền
nổi tiếng để cầu khấn.


Thần Toshigami được người Nhật xem là thần bảo hộ của người Nhật Bản


3.Mặc Haregi và cầu nguyện.
Nếu người Việt chúng ta thường chọn chiếc áo dài truyền thống để đến đền đền chùa vào những
ngày tết thì người Nhật cũng mặc trang phục truyền thống của họ (haregi) để thăm đền chùa vào
những ngày đầu năm. Để đón Tết, người Nhật có tập tục mặc trang phục truyền thống trong ngày
cuối cùng của năm và cùng nhau tới đền. Không chỉ gói gọn theo gia đình, bạn bè có thể tụ họp
với nhau, cùng mặc trang phục truyền thống để làm lễ. Người Nhật được cho là luôn muốn thay
đổi làm mới bản thân mỗi khi năm mới tới. Do đó, có nhiều người muốn làm mới toàn bộ những
thứ trên người từ chiếc quần trở đi. Khi năm cũ qua, năm mới đến, cảm giác muốn mọi thứ thật
mới mẻ âu cũng là tâm lý chung của mỗi người phải không?


Hinhg ảnh bộ trang phục Heragi truyền thống của người Nhật Bản.



×