Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TRÒ CHƠI TRUYỀN THỐNG NGÀY tết ở NHẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.88 KB, 4 trang )

TRÒ CHƠI TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT Ở NHẬT
Hanetsuki (羽根つき)
Là trò chơi được các bé gái chơi vào năm mới, nó gần giống như cầu lông. Một chiếc vợt gỗ gọi là
Hagoita (羽子板) trên đó có vẽ một bức tranh đẹp, được dùng để đánh quả cầu đi. Quả cầu nhỏ có
cắm lông ở trên. Quả cầu được hai người đánh đi đánh lại. Một số vợt được trang trí bằng chân dung
các nhân vật và thường kiểu này rất đẹp nên được ưa thích.
Người chơi trò này phải mặc trang phục trang trọng của ngày lễ và cũng có một luật khác được áp
dụng là bé gái người bị bại trong trò chơi phải chịu một nhát vẽ trên mặt bằng bút lông chấm mực tàu.
Các bé gái mặc Kimono chơi trò này đã từng là một trong những nét đặc sắc của năm mới ở
Nhật.Nhưng gần đây hiếm khi người ta nhìn thấy nó nữa bởi nơi để chơi không còn do đô thị hóa và
trò chơi dành cho trẻ em thì thay đổi và càng ngày càng bùng nổ.


Thả diều (凧揚げ-Takoage)

Diều của Nhật thường có hình vuông được làm bằng giấy dán trên khung tre và hình các võ sĩ hoặc
các vũ công Kabuki được vẽ trên đó cùng với các dòng chữ tiếng Nhật. Diều vốn là trò chơi được
dùng để cầu nguyện cho đứa bé trưởng thành và tương lai hạnh phúc nhưng bây giờ nó được coi là
một trong những hoạt động của Tết. Bên cạnh năm mới còn có giải thi đấu diều khu vực nơi người ta
dùng tới cả những chiếc diều lớn tới 10m.
Chơi bài (カルタ-Karuta)
Từ Karuta này bắt nguồn từ từ Carta của tiếng Bồ đào nha. Karuta có hình chữ nhật giống như các
quân bài bình thường trên đó có các bức hình hoặc các dòng chữ Nhật. Khi chơi một người chơi sẽ
đọc to một lá bài (yomi-fuda) và những người khác tranh nhau để giành lấy quân bài tương ứng với bài


thơ ấy( efuda). Người nào giành được nhiều lá bài nhất sẽ thành người chiến thắng.

Như một khía cạnh tiêu biểu cho văn hóa Nhật bản, trong trò chơi này có các iroha-garuta có chứa
các câu cách ngôn Nhật và các bài thơ nhật (uta-garuta) thường là các bài Tanka có 31 âm tiết. Ngày
nay trò chơi này chủ yếu được chơi vào dịp tết.



“Bách nhân nhất thủ” (百人一首).
Nghĩa của cụm từ trên chỉ một trăm bài thơ được viết bởi một trăm tác giả. Nói chung nó có ý chỉ
tuyển tập thơ có nhan đề “小倉百人一首” do Fuji wara no Teika tuyển ch ọn. Nó bao gồm 100 bài tanka
(những bài thơ Nhật cổ điểm có 31 âm tiết). Mỗi bài thơ được sáng tác bởi một nhà thơ nổi tiếng trong
thời Heian(794-1185) và những năm đầu thời Kamakura. Từ thời Edo những bài thơ này được sử
dụng rộng rãi như lá bài thơ (uta-garuta). Chiếm đa số là 43 bài viết về tình yêu và đứng thứ hai là các
bài thơ về mùa (32 bài). Có 79 nam thi sĩ và 21 nữ sĩ. Họ diễn tả cảm xúc của mình về tình yêu, mùa
màng rất tinh thế đậm phong cách Nhật Bản. Nó được biết tới như một trong những tác phẩm tiêu
biểu của văn học cổ đại Nhật Bản. Đây cũng là một trò chơi phổ biến trong dịp năm mới.




×